Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát hiện trạng và thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii...

Tài liệu Khảo sát hiện trạng và thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) xen canh trong ruộng lúa tại huyện giá rai tỉnh bạc liêu

.PDF
11
220
101

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHAN NGUYỄN HOÀI CHIÊU KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) XEN CANH TRONG RUỘNG LÚA TẠI HUYỆN GIÁ RAI TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. LAM MỸ LAN Ths. TRẦN VĂN HẬN 2014 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH XEN CANH TRONG RUỘNG LÚA TẠI HUYỆN GIÁ RAI TỈNH BẠC LIÊU Phan Nguyễn Hoài Chiêu Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, Email: [email protected], điện thoại 0949592693 ABSTRACT A survey on the status and trial on integrated rice - freshwater giant prawn (Macrobrachium rosenbergii) culture in Gia Rai District, Bac Lieu Province was carried out for developing system and increasing the economic efficiency to improve the income of farmers. The results showed that there was 27 farmers (in 30 households) who integrated giant tiger prawn. The productivity fluctuated was 61 ± 34 kg/ha/crop. The mean profit was 7.0 millions VND/ha/crop and the benefit-cost ratio was 228%. The faming giant prawn farmers got productivity fluctuated was 82 ± 41 kg/ha/crop. The mean profit was 3.6 milions VND/ha/crop and the benefit-cost ratio was 41%. The trial on integrated giant prawn in the rice field was carried out in 3 rice fields. Firstly, nussing in pond with the area about 500 m2 for 1.5 months. Then prawns were collected and stocked into the rice frield. Water quality parametters were in the suitable ranges for prawn growth. The final mean weight of prawns after 5 months was 21.4 – 33.1 g/prawn, survival rate was 12.7 ± 6.1% and field was 115 ± 72 kg/ha. The profit from rice – prawn was 7.2 ± 1.0 millions VND/ha and the benefit-cost ratio was 28 ± 40% with 1 deficit household. This system increased the field and income of farmers. Key words: freshwater prawn, productivity, benefit cost ratio, water quality Tittle: A survey on the status and trial on integrated rice - giant prawn farming in Gia Rai District, Bac Lieu Province. TÓM TẮT Khảo sát hiện trạng và thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) xen canh trong ruộng lúa tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu được thực hiện nhằm làm cơ sở phát triển mô hình nuôi và nâng cao năng suất, lợi nhuận làm tăng hiệu quả kinh tế của vùng góp phần cải thiện tình hình kinh tế của người dân. Kết quả điều tra 30 hộ nuôi cho thấy có 27 hộ nuôi tôm sú năng suất dao động từ 61 ± 34 kg/ha/vụ, lợi nhuận đạt 7,0 triệu đồng/ha/vụ, tỷ suất lợi nhuận đạt 228%. Có 3 hộ nuôi tôm càng xanh năng suất trung bình 82 ± 23 kg/ha/vụ, lợi nhuận trung bình 3,6 triệu đồng/ha/vụ và tỷ suất lợi nhuận đạt 41%. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa được thực hiện trên 3 hộ nuôi. Tôm càng xanh được ương trong ao có diện tích 500 m2 thời gian 1,5 tháng, sau đó đưa lên ruộng có diện tích 1 ha . Các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi nằm trong khoảng thích hợp cho tôm. Sau 5 tháng nuôi khối lượng trung bình 21,4 – 33,1 g/con, tỷ lệ sống đạt 12,1 ± 8,6%, năng suất trung bình đạt 115 ± 72 kg/ha. Lợi nhuận từ mô hình lúa – tôm càng xanh đạt 7,2 ± 1,0 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận 28 ± 40% và có 1 hộ nuôi bị lỗ vốn. Mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa làm tăng năng suất tôm nuôi và thu nhập của người nuôi. 1 I GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Tôm càng xanh là một trong những đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Sản lượng tôm càng xanh của Việt Nam đạt khoảng 3.000 tấn vào những năm 90, tăng lên khoảng 10.000 tấn vào năm 2002 (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003). Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu (2013) diện tích thả nuôi tôm càng xanh của tỉnh Bạc Liêu là 5.705 ha, chủ yếu tập trung nhiều nhất trên địa bàn huyện Phước Long 5.500 ha, Hồng Dân 202 ha và Giá Rai 3 ha. Sau thời gian nuôi 5 – 6 tháng, năng suất tôm bình quân 80 – 100 kg/ha/vụ, lợi nhuận khoảng 10 – 12 triệu/ha. Nhiều năm qua mô hình tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện tự nhiên các địa bàn huyện Phước Long và Hồng Dân. Tuy nhiên, ở Giá Rai mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa là một mô hình mới đang phát triển nên còn gặp nhiều khó khăn về khâu chăm sóc, quản lý chất lượng nước. Từ thực tiễn trên, đề tài: “Khảo sát hiện trạng và thực nghiệm nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa tại huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu đề tài Khảo sát hiện trạng mô hình nuôi tôm sú, mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa và thực nghiệm nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa làm cơ sở cho việc phát triển mô hình ở huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu. 1.3 Nội dung nghiên cứu Điều tra hiện trạng mô hình nuôi tôm sú và mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa ở huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật cho người nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa đạt hiệu quả cao hơn. II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm và thời gian thực hiện Đề tài được thực hiện tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Thời gian thực hiện từ 9/2013 đến 5/2014. 2.2 Vật liệu nghiên cứu Tôm giống có kích cỡ Postlarve 15 (PL15), 3 ao ương của 3 hộ nuôi diện tích 500 m2/ao, 3 ruộng nuôi của 3 hộ có diện tích 1 ha/ruộng. Thức ăn tươi sống (cá tạp, khoai mì), thức ăn công nghiệp (Tomboy). Bộ test Sera (pH, Oxy hòa tan, N-NH4+, P-PO43-), nhiệt kế, đĩa secchi. Vôi, dây thuốc cá, lưới kéo, chài, thau nhựa, sàn cho ăn, cân điện tử. 2 2.3 Khảo sát hiện trạng mô hình nuôi tôm sú và tôm càng xanh Thông tin được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp từ 30 hộ có mô hình nuôi tôm sú (27 hộ) và nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa (3 hộ) ở huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu theo phiếu điều tra đã soạn sẵn có một số nội dung chính như mô hình canh tác hiện tại, diện tích canh tác, năng suất, lợi nhuận và hiệu quả của mô hình. 2.4 Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa được thực hiện trên 3 hộ nuôi có diện tích 1 ha và diện tích ao ương là 500 m2, mật độ nuôi là 3 con/m2, mật độ ương là 60 con/m2, thời gian nuôi 5 tháng. Ao ương được thiết kế liền kề với ruộng, con giống mua từ trại sản xuất giống Bình Thủy II ở Cần Thơ. Giai đoạn 1: Tôm được ương trong ao cùng với thời điểm sạ lúa trên ruộng nuôi. Ở giai đoạn này cho tôm ăn 100% thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm 40%. Cho tôm ăn 4 lần/ngày vào lúc 6, 11, 17 và 21 giờ. Tôm ương được 1,5 tháng thì tiến hành đưa lên ruộng nuôi bằng cách kéo lưới. Giai đoạn 2: Sau khi đưa lên ruộng nuôi thì tháng đầu không cho ăn, tháng sau bổ sung bằng thức ăn tươi sống: cá tạp được cắt nhỏ cho tôm ăn với liều lượng 5% trọng lượng thân/ngày và bổ sung thêm khoai mì được xay nhuyễn cho ăn 2 ngày/lần. Sau 5 tháng nuôi, tiến hành rút nước cho tôm xuống mương bao rồi dùng chài và lưới kéo thu hoạch cho đến khi thu hết tôm trong ruộng. 2.5 Phương pháp thu và phân tích mẫu Các yếu tố về môi trường nước được kiểm tra mỗi tháng 1 lần vào sáng sớm, nhiệt độ đo bằng nhiệt kế, độ trong đo bằng đĩa secchi, oxy hòa tan, pH, N-NH4+, P-PO43được kiểm tra bằng bộ Test Sera. Tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi được thu định kỳ (30 con/ruộng) mỗi tháng 1 lần để tiến hành cân khối lượng, thu tôm nuôi bằng cách chài nhiều điểm ở ruộng nuôi. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Daily weight gain – g/ngày) DWG  W2  W1 t2  t1 Trong đó: DWG: tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/ngày) W1: khối lượng tại thời điểm t1 (g) W2: khối lượng tại thời điểm t2 (g) Tỷ lệ sống (%) = (số tôm thu hoạch x 100)/số tôm thả nuôi Năng suất tôm (kg/ha) = tổng khối lượng tôm thu được/diện tích ruộng nuôi Hiệu quả mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa được tính từ tổng chi phí lúa và tôm, tổng thu từ lúa và tổng thu từ tôm bao gồm các chi phí cải tạo, giống, phân bón, thức ăn, hóa chất sử dụng và các chi phí khác. 3 Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi Tỷ suất lợi nhuận (%) = (Lợi nhuận/ Vốn đầu tư) x 100 2.6 Xử lý số liệu Tất cả số liệu được thu thập, phân tích và xử lý bằng chương trình Excel để đánh giá kết quả của mô hình nuôi. III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả điều tra hiện trạng mô hình nuôi tôm sú và tôm càng xanh Kết quả điều tra 30 nuôi tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu cho thấy có 27 hộ nuôi tôm sú và có 3 hộ nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa thời vụ từ tháng 8 đến tháng 1 hằng năm. Diện tích đất canh tác của các hộ dao động từ 0,3 – 5,0 ha. Đa số các hộ ít có ao ương dưỡng con giống trước khi thả nuôi, diện tích ao ương dao động từ 300 – 1.500 m2. Mật độ thả nuôi dao động từ 1 – 4 con/m2. Nguồn giống cung cấp cho các hộ nuôi chủ yếu mua từ các trại sản xuất giống nhân tạo ở tỉnh Bạc Liêu. Hầu hết các hộ nuôi thủy sản đều ít thay nước mà chỉ cấp thêm nước mới. Nguồn nước cấp được lấy trực tiếp từ sông, kênh, rạch, không sử dụng ao lắng để xử lý nước. Thông qua Bảng 3.1 cho thấy kích cỡ thu hoạch tôm sú trung bình 34 ± 8 con/kg, tôm cành xanh là 32 ± 3 con/kg. Sản lượng tôm sú thu hoạch trung bình 206 kg, tôm càng xanh là 82 kg. Đa số các hộ thu hoạch tôm ở kích cỡ 30 – 40 con/kg, đây là kích cỡ thu hoạch đảm bảo người nuôi có lợi nhuận và an toàn. Năng suất tôm sú bình quân 61 ± 34 kg/ha/vụ, tôm càng xanh là 82 ± 23 kg/ha/vụ. Kết quả khảo sát cho thấy năng suất nuôi trung bình của tôm sú thấp hơn tôm càng xanh, nguyên nhân do diện tích nuôi tôm càng xanh nhỏ hơn tôm sú nên sản lượng thu hoạch thấp hơn dẫn đến năng suất nuôi của tôm sú thấp hơn tôm càng xanh trên cùng 1 hộ nuôi. Hiệu quả kinh tế của mô hình tôm sú qua khảo sát cho thấy với tổng chi phí bình quân là 3,2 triệu đồng/ha/vụ. Chi phí này chủ yếu là con giống, dầu bơm nước và vôi. Nhân công lao động chủ yếu là người nhà nên tiết kiệm thêm được một phần chi phí. Tổng thu nhập bình quân 10,2 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận đạt trung bình 7,0 triệu đồng/ha/vụ. Tỷ suất lợi nhuận của mô hình là 228%. Mô hình nuôi tôm sú mang lại lợi nhuận chưa cao, do hiện nay việc nuôi tôm sú gặp rất nhiều khó khăn, dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều, người dân không thể kiểm soát được bệnh. Hơn nữa chất lượng con giống thả nuôi không ổn định, đa số các hộ nuôi không chọn được con giống có chất lượng tốt và qua kiểm dịch. Tuy nhiên, so với mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa có lợi nhuận trung bình 3,6 triệu đồng/ha/vụ, tỷ suất lợi nhuận đạt 41 ± 19% cho thấy hiệu quả đạt không cao, chi phí đầu tư cao nhưng lợi nhuận thấp. Mặt khác, người dân còn gặp khó khăn về mặt kỹ thuật nuôi, chưa có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, môi trường nước bị ô nhiễm, người nuôi bơm nước trực tiếp vào ruộng nuôi không xử lý nước làm ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình. Hơn nữa, giá bán tôm sú cao hơn tôm càng xanh nên hầu hết người dân nơi đây chỉ nuôi tôm sú và chỉ có 3 hộ nuôi tôm càng xanh. 4 Bảng 3.1 Năng suất và hiệu quả mô hình nuôi tôm sú và mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa (Đơn vị tính: 1.000 đồng) Các thống số kỹ thuật Diện tích canh tác (ha) Ao ương (m2 ) Mật độ (con/m2) Kích cỡ thu hoạch (con/kg) Sản lượng thu hoạch (kg) Năng suất (kg/ha/vụ) Tổng thu (ha/vụ) Tổng chi (ha/vụ) Lợi nhuận (ha/vụ) Tỷ suất lợi nhuận (%) Tôm sú Tôm càng xanh 2±1,2 654±336 2,4±0,9 34±8 206±131 61±34 10.241±5.084 3.203±1.690 7.037±3.965 228±98 1±0 500±0 2±0 32±3 82±23 82±23 12.117±3.405 8.500±1.323 3.617±2.125 41±19 3.2 Thực nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa 3.2.1 Các yếu tố thủy lý - hóa Bảng 3.2 Giá trị trung bình các yếu tố thủy lý ở các ruộng nuôi Nhiệt độ (0C) 29,6±0,7 29,4±1,1 29,5±1,1 Ruộng nuôi Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 Độ trong (cm) 36,4±4,3 35,4±4,3 36,2±6,4 Nhiệt độ bình quân dao động từ 29,4 – 29,6 0C, độ trong của các ruộng nuôi trung bình dao động từ 35,4 – 36,4 cm (Bảng 3.2). Giữa 3 ruộng nuôi cũng không có sự khác biệt lớn về các yếu tố thủy lý và tất cả các giá trị điều thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi độ mặn dao động từ 5 - 15‰ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của tôm nuôi. Nhiệt độ thích hợp cho tôm là từ 26 – 31 0C nếu nhiệt độ cao sẽ làm cho tôm thành thục sớm, kích thước nhỏ. Ngoài ra, khi nhiệt độ tăng cao sẽ kéo theo hàm lượng NH3 tăng gây bất lợi cho tôm nuôi. Độ trong tốt nhất cho tôm càng xanh là 25 - 35 cm (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Bảng 3.3 Giá trị trung bình các yếu tố thủy hóa ở các ruộng nuôi Ruộng nuôi Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 pH 7,6±0,4 8,0±0,5 7,5±0,4 Oxy hòa tan (ppm) 3,6±0,7 3,8±0,6 3,6±0,4 P-PO43- (ppm) 0,09±0,08 0,08±0,08 0,09±0,06 N-NH4+ (ppm) 0,38±0,40 0,32±0,22 0,40±0,34 Qua kết quả khảo sát các yếu tố thủy hóa từ 3 ruộng nuôi cho thấy các chỉ tiêu nằm trong khoảng thích hợp để nuôi tôm càng xanh. pH Kết quả kiểm tra cho thấy giá trị pH trung bình ở 3 ruộng dao động từ 7,5 – 8,0. Nhìn chung, pH qua các tháng nuôi biến động không lớn. Hoạt động bón vôi thường xuyên khi trời mưa xuống và khi pH xuống thấp của các hộ nuôi là làm cho sự biến 5 động pH không nhiều. Khoảng pH thích hợp cho sự sinh trưởng của tôm là 7,0 – 8,5 (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003). Oxy hòa tan (ppm) Hàm lượng oxy hòa tan qua kết quả khảo sát dao động trung bình từ 3,6 – 3,8 ppm ở các ruộng nuôi. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) cho rằng hàm lượng oxy hòa tan tốt cho tôm từ 3 – 7 ppm. Do thu hoạch lúa trước 1 tháng khi thu hoạch tôm vì ảnh hưởng của nước mặn nên hàm lượng oxy hòa tan ở tháng thứ 5 giảm so với trước khi thu hoạch lúa, sự phân hủy vật chất hữu cơ từ gốc rạ khi bơm nước vào ruộng nuôi và lượng thức ăn dư thừa càng nhiều về cuối vụ làm hàm lượng oxy hòa tan trong ruộng giảm nhưng không làm ảnh hưởng nhiều tới tôm nuôi. P-PO43- (ppm) Kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng P-PO43- dao động từ 0,08 – 0,09 ppm ở 3 ruộng nuôi. Kết quả nằm trong nhận định của Trương Quốc Phú và ctv. (2006) cho rằng trong thủy vực hàm lượng các muối phosphate hòa tan không vượt quá 1 ppm thì hàm lượng dinh dưỡng trong ao nuôi khá phong phú, thuận lợi cho phiêu sinh vật trong nước phát triển. N-NH4+ (ppm) Từ kết quả khảo sát cho thấy vào tháng đầu tiên ở giai đoạn ương tôm có hàm lượng NH4 + trong ao ở mức 0,00 ppm do tôm còn ở giai đoạn nhỏ lượng chất thải từ tôm không cao không làm tăng hàm lượng NH4+ trong ao và tăng dần theo các tháng nuôi. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) cho rằng nên duy trì hàm lượng NH4 + nhỏ hơn 1 ppm. NH4+ tăng cao về cuối vụ là do chất thải của tôm (một phần của cá tạp) và sự phân hủy xác hữu cơ (thức ăn tươi sống, gốc lúa). 3.2.2 Tăng trưởng của tôm càng xanh trong ruộng nuôi Kết quả khảo sát ở 3 ruộng nuôi cho thấy tốc độ tăng trưởng tăng dần qua các tháng nuôi. Từ tháng nuôi thứ 2 trở đi tôm tăng trưởng nhanh hơn do gian đoạn này tôm đã được chuyển lên ruộng lượng thức ăn trong ruộng nhiều và mật độ nuôi thấp hơn tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển tốt. Sau 5 tháng nuôi khối lượng của tôm dao động từ 21,4 – 33,1 g/con. Khối lượng (g/con) 35 Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 30 25 20 15 10 5 Tháng nuôi 0 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Hình 3.1 Tăng trưởng của tôm qua các tháng nuôi 6 Tôm càng xanh nuôi ở ruộng 3 tăng trưởng chậm hơn ở ruộng 1 và ruộng 2 nguyên nhân do lượng cá tạp trong ruộng 3 nhiều, cá cạnh tranh thức ăn với tôm, cho tôm ăn ít, chế độ chăm sóc, quản lý chưa tốt. Kết quả thực nghiệm nuôi của Huỳnh Thị Mộng Cầm (2012) tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu và của Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long lần lượt là 24,3 – 32,2 g/con và 29,3 – 33,3 g/con so sánh với kết quả thực nghiệm gần bằng nhau cho thấy tôm càng xanh tăng trưởng tốt trong điều kiện môi trường ở huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. 3.2.3 Tỷ lệ sống và năng suất tôm càng xanh trong ruộng nuôi Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối qua khảo sát ở 3 ruộng nuôi dao động trung bình từ 0,14 – 0,22 g/ngày. Từ Bảng 3.4 cho thấy tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn từ 0 - 90 ngày tuổi nhanh hơn so với giai đoạn nuôi từ 90 – 150 ngày. Kết quả này gần bằng với kết quả nghiên cứu của Lam Mỹ Lan (2006), tốc độ tăng trưởng của tôm càng xanh từ lúc thả giống đến 90 ngày tuổi dao động từ 0,05 – 0,50 g/ngày ở mật độ 2 con/m2, 4 con/m2 là 0,04 – 0,27 g/ngày và ở mật độ 6 con/m2 là 0,04 – 0,17 g/ngày. So với kết quả khác từ mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp với lúa của Nguyễn Thị Hậu Phương (2012) tốc độ tăng trưởng từ 0,14 – 0,27 g/ngày gần giống với kết quả thực nghiệm nhưng có phần chậm hơn. Nguyên nhân do môi trường nước bị ngập mặn, khoảng thời gian nuôi 120 – 150 độ mặn tăng lên đến 15‰ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi. Điều này cho thấy tôm càng xanh có khả năng tăng trưởng trong điều kiện nước ngập mặn ở huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Bảng 3.4 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của tôm nuôi (g/ngày) Ruộng Ngày nuôi 30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày 150 ngày Trung bình Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 0,05 0,13 0,33 0,34 0,22 0,21±0,13 0,04 0,13 0,19 0,18 0,17 0,14±0,06 0,05 0,14 0,40 0,24 0,28 0,22±0,13 Qua 5 tháng nuôi năng suất đạt trung bình là 36 - 176 kg/ha với tỷ lệ sống 2,6 – 19,4%. So với năng suất tôm nuôi của Huỳnh Thị Mộng Cầm (2012) tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu là 133 – 205 kg/ha, tỷ lệ sống từ 16,4 – 31,7 % năng suất tôm thực nghiệm thấp hơn không nhiều. Kết quả của Nguyễn Thị Hậu Phương (2012) thực nhiệm mô hình tôm – lúa ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu năng suất tôm dao động từ 146 - 179 kg/ha và tỷ lệ sống là 18,7 – 28,2 % kết quả này cao hơn do mô hình thực nghiệm có 1 hộ bị lỗ vốn. Ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liệu có điều kiện nuôi tôm càng xanh thuận lợi hơn, người dân cũng có kinh nghiệm hơn còn ở huyện Giá Rai mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa là mô hình mới còn gặp nhiều khó khăn về khâu chăm sóc và quản lý do đó năng suất nuôi và tỷ lệ sống thấp hơn. 7 Bảng 3.5 Tỷ lệ sống, năng suất của tôm nuôi trong các ruộng nuôi Ruộng nuôi Tỉ lệ sống (%) Năng suất (kg/ha) Ruộng 1 14,3 134 Ruộng 2 19,4 176 Ruộng 3 2,6 36 12,1±8,6 115±72 Trung bình 3.2.4 Hiệu quả kinh tế nuôi tôm càng xanh trong ruộng nuôi Bảng 3.6 Hiệu quả kinh tế nuôi tôm càng xanh (Đơn vị tính: 1.000 đồng) Ruộng nuôi Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 Trung bình Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận/ha 19.430 26.400 3.960 16.597±11.485 12.200 14.320 11.330 12.617±1.538 7.230 12.080 -7.370 3.980±10.124 Tỷ suất lợi nhuận(%) 59 84 -65 26±80 Qua kết quả phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa cho thấy năng suất tôm ở ruộng 1 và ruộng 2 thu được lợi nhuận 7,2 và 12,1 triệu đồng/ha,đạt tỷ suất lợi nhuận từ 59 – 84%, ruộng của hộ còn lại bị lỗ 7,4 triệu đồng/ha từ nuôi tôm, nguyên nhân do cải tạo ao chưa kỹ, ít chăm sóc tôm nuôi. Kết quả thực nghiệm nuôi tôm – lúa xen canh của Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long lợi nhuận 12,5 – 20,7 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận dao động từ 90 – 130% cao hơn hơn với kết quả thực nghiệm do tôm thu hoạch sớm so với kế hoạch, khi thu hoạch lúa vật chất hữu cơ từ gốc rạ quá nhiều khi bơm nước vào sẽ làm dơ nước và lượng dư thừa thức ăn về cuối vụ dẫn đến tôm bị thiếu oxy và bị chết làm khối lượng tôm thu hoạch thấp nên lợi nhuận từ tôm thấp so với mô hình trên. So với kết quả khảo sát mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa thì kết quả thực nghiệm có hiệu quả kinh tế hơn. Bảng 3.7 Hiệu quả kinh tế nuôi tôm càng xanh xen canh với lúa ( Đơn vị tính: 1.000 đồng) Ruộng nuôi Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 Trung bình Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận/ha 33.510 41.965 18.700 31.391±11.776 24.230 25.920 22.280 24.143±1.822 9.280 16.045 -3.580 7.248±9.969 Tỷ suất lợi nhuận (%) 38 62 -16 28±40 Lợi nhuận từ tôm và lúa của ruộng 1 và ruộng 2 đạt từ 9,3 – 16,0 triệu đồng/ha, và lợi nhuận ruộng 3 là – 3,6 triệu đồng/ha (Bảng 3.7). So sánh kết quả này với kết quả thực nghiệm mô hình nuôi tôm – lúa xen canh ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu của Sơn Hồng Hoa (2013) có lợi nhuận từ 21,2 – 46,4 triệu đồng/ha thấp hơn nhưng chênh lệch không cao là do điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn. Từ kết quả thực nghiệm cho thấy tôm càng xanh có khả năng phát triển trong điều kiện nuôi xen canh với trồng lúa huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu làm tiền đề để triển khai rộng rãi mô hình 8 nuôi tôm càng xanh xen với trồng lúa góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho những người dân. 3.3 Đề xuất các biện pháp kỹ thuật cho người nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa ở huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đạt hiệu quả cao hơn. Người nuôi nên bắt đầu nuôi tôm càng xanh từ tháng 8 đến tháng 1 hằng năm để tránh nguồn nước bị ngập mặn ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm nuôi. Khi bơm nước vào ao phải diệt khuẩn và bón vôi xung quanh ao để tránh mầm bệnh từ môi trường nước bên ngoài. Dùng dây thuốc cá với liều lượng cao để diệt hết cá tạp khi cải tạo ao nuôi tránh cá tạp ăn thức ăn của tôm. Thường xuyên theo dõi về lượng thức ăn, cho tôm ăn vừa đủ không cho ăn dư thừa giữ môi trường nước ổn định. Theo dõi hàm lượng oxy hòa tan trong ruộng nuôi sau khi thu hoạch lúa để kịp thời khắc phục tình trạng tôm bị nổi đầu. IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1 Kết luận Kết quả điều tra 30 hộ nuôi cho thấy có 27 hộ nuôi tôm sú năng suất đạt 61 ± 34 kg/ha/vụ, lợi nhuận đạt 7,0 triệu đồng/ha/vụ, tỷ suất lợi nhuận đạt 228% và có 3 hộ nuôi tôm càng xanh năng suất trung bình 82 ± 23 kg/ha/vụ, lợi nhuận trung bình 3,6 triệu đồng/ha/vụ và tỷ suất lợi nhuận là 41%. Khối lượng tôm trung bình sau 5 tháng nuôi ở 3 ruộng dao động từ 21,4 – 33,1 g, tỷ lệ sống dao động từ 2,6 – 19,4%, năng suất trung bình đạt 115 ± 72 kg/ha. Trong 3 hộ tham gia mô hình nuôi có 2 hộ có lãi và hộ còn lại bị lỗ vốn. Lợi nhuận từ tôm trung bình 3 hộ nuôi đạt 4,0 triệu đồng/ha, lợi nhuận từ mô hình lúa – tôm càng xanh đạt 7,2 triệu đồng/ha. 4.2 Đề xuất Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa nhằm nâng cao hiệu quả mô hình và cải thiện thu nhập. LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt – Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài. Xin cảm ơn PGs.TS Dương Nhựt Long, TS. Lam Mỹ Lan, Ths. Trần Văn Hận và anh Phan Hải Đăng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn đến các hộ nuôi và các cô chú anh chị ở huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đã tạo điều kiện và cùng nhau hợp tác để tôi thực hiện được đề tài. Xin chân thành cảm ơn! 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Thị Mộng Cầm, 2012. Hiện trạng mô hình nuôi và thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ruộng lúa kết hợp tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Luận văn tốt ngiệp đại học. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ, 57 trang. 2. Lam My Lan, 2006. Freshwater prawn – rice culture: the development of a sustainable system in the Mekong delta, VietNam. PhD Thesis. 159p. 3. Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền và M.N.Wilder, 2003. Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ, 126 trang. 4. Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004. Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. 162 trang. 5. Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2013. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) xen canh trong ruộng lúa ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ, 56 trang 6. Nguyễn Thị Hậu Phương, 2012. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) xen canh trong ruộng lúa tại xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ, 52 trang. 7. Sơn Hồng Hoa, 2013. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) xen canh trong ruộng lúa tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Luận văn tốt ngiệp đại học. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ, 39 trang. 8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, 2013. Báo cáo tình hình sản xuất thủy sản 6 tháng đầu năm 2013. 9. Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê Hoàng Yến và Huỳnh Trường Giang, 2006. Giáo trình Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ, 201 trang. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng