Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát hiện tƣợng gù trên cá lóc (channa striata bloch, 1795) nuôi ở tỉnh trà ...

Tài liệu Khảo sát hiện tƣợng gù trên cá lóc (channa striata bloch, 1795) nuôi ở tỉnh trà vinh

.PDF
55
213
112

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÊ VIỆT TÂN KHẢO SÁT HIỆN TƢỢNG GÙ TRÊN CÁ LÓC (Channa striata Bloch, 1795) NUÔI Ở TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÊ VIỆT TÂN KHẢO SÁT HIỆN TƢỢNG GÙ TRÊN CÁ LÓC (Channa striata Bloch, 1795) NUÔI Ở TỈNH TRÀ VINH CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PGS.TS. TRẦN THỊ THANH HIỀN 2013 i GIẤY XÁC NHẬN Luận văn này với tựa là “Khảo sát hiện tƣợng gù trên cá lóc (Channa striata Bloch, 1795) nuôi ở tỉnh Trà Vinh” do sinh viên Lê Việt Tân thực hiện theo sự hướng dẫn của PGs. Ts Trần Thị Thanh Hiền. Luận văn đã báo cáo vào ngày 4/12/2013 và đã được chỉnh sửa theo đóng góp của hội đồng. Xác nhận của thành viên hội đồng Sinh viên thực hiện Lê Việt Tân ii LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài em luôn nhận sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa thủy sản, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô. Đặc biệt, em gửi lời biết ơn sâu sắc đến Cô Trần Thị Thanh Hiền Và Thầy Huỳnh Văn Hiền đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, giúp em hoàn thành luận văn này. Đồng thời, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo mọi điều kiện vật chất và tinh thần cho em suốt 4 năm học tập. Em cũng chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp hữu ích của bạn bè, nhất là các bạn trong lớp Nuôi Trồng Thủy Sản khóa 36. Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành luận văn một cách hoàn thiện nhất bằng năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa, em xin kính chúc quý thầy cô và các bạn dồi dào sức khỏe, công tác và học tập tốt. Cần Thơ ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Lê Việt Tân iii TÓM TẮT Đề tài này được thực hiện nhằm khảo sát hiện tượng gù trên cá lóc ở tỉnh Trà Vinh để đánh giá được thực trạng nuôi cá lóc và ảnh hưởng của hiện tượng gù trong mô hình nuôi cá lóc từ đó tìm ra giải pháp góp phần hạn chế ảnh hưởng của hiện tượng gù trên cá lóc nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nuôi ở địa bàn khảo sát. Hiện tượng gù ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lợi nhuận của người nuôi chính vì vậy đề tài “khảo sát hiện tượng gù trên cá lóc (Channa Striata Bloch ,1795) ở tỉnh Trà Vinh” được thực hiện với số hộ khảo sát là 60 hộ. Qua phân tích số liệu 60 mẫu được khảo sát ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh cho thấy 100 % số hộ khảo sát mô hình nuôi cá lóc điều có cá bị gù với tỷ lệ cá gù trung bình mỗi hộ là 8,77±3,36%, diện tích trung bình của mỗi ao nuôi là 1793,33±1781,36 m2, thể tích trung bình của mỗi ao nuôi là 5476,67±3431,82 m3/ao, số lượng cá giống trung bình của mỗi hộ là 53381,56 con với mật độ nuôi trung bình là 29,77±4,64 con/m2, quy mô nuôi của các hộ dân tương đối cao nên lượng thức ăn đáp ứng cho nhu cầu nuôi rất lớn trung bình 12,80 tấn/vụ/1000m2 nuôi với hệ số chuyển hóa thức ăn là 1,41 lần, sản lượng thu hoạch cá lóc trung bình là 9,62±1,53 tấn/1000m2/vụ trong đó sản lượng cá lóc bình thường trung bình 8,77±1,91 tấn/1000m2/vụ, cá lóc gù trung bình là 0,92±3,36 tấn/1000m2/vụ và tỉ lệ gù trung bình là 8,77±3,36% trong tổng sản lượng cá nuôi. Thời điểm cá lóc gù đầu tiên là 16,64±8,65 ngày, cá lóc gù xuất hiện nhiều nhất là 94,66±20,11 ngày, với các yếu tố tác động gây khả năng ảnh hưởng đến hiện tượng gù trên cá lóc (1) nguồn con giống, (2) nguồn nước, (3) hóa chất xử lý nước, kháng sinh và thuốc phòng trị bệnh cho cá, (4) các loại thức ăn công nghiệp từ đó đưa ra giải pháp để hạn chế hiện tượng gù trong mô hình nuôi cá lóc trong ao đất bằng thức ăn công nhiệp. iv MỤC LỤC GIẤY XÁC NHẬN .................................................................................................... ii LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii TÓM TẮT .................................................................................................................. iv MỤC LỤC .................................................................................................................. v DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... x CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu đề tài .................................................................................................. 2 1.3 Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 2 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................... 3 2.1 Đặc điểm sinh học cá lóc .................................................................................. 3 2.1.1 Phân loại .................................................................................................... 3 2.1.2 Phân bố ...................................................................................................... 3 2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng................................................................................. 4 2.1.4 Đặc điểm sinh sản ...................................................................................... 4 2.2 Môi trường sống của cá lóc ............................................................................... 4 2.2.1 Nhiệt độ...................................................................................................... 4 2.2.2 Oxy hòa tan ................................................................................................ 5 2.2.3 Độ Ph ......................................................................................................... 5 2.2.4 Hàm lượng amonia .................................................................................... 5 2.3 Tình hình nuôi cá lóc ở Việt Nam và Đồng Bằng Sông Cửu Long................... 5 2.4 Tình hình nuôi cá lóc ở tỉnh Trà Vinh ............................................................... 6 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 8 3.1 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 8 3.2 Thời gian thực hiện ............................................................................................ 8 3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 8 3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 8 3.3.2 Một số thông tin quan trọng khi phỏng vấn .............................................. 9 3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 10 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 11 4.1 Thông tin chung về người nuôi cá lóc ở huyện Trá Cú tỉnh Trà Vinh ............ 11 4.1.1 Mô tả về hiện tượng cá lóc gù lưng trong ao nuôi ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh ............................................................................................................. 11 4.1.2 Thông tin về người nuôi cá lóc .............................................................. 11 4.1.3 Nguồn kiến thức nuôi trồng thủy sản ..................................................... 14 4.1.4 Nguồn vốn cho nuôi cá lóc ..................................................................... 14 v 4.2 Thông tin về kỹ thuật nuôi cá lóc .................................................................... 15 4.2.1 Thiết kề ao nuôi cá lóc ............................................................................ 15 4.2.2 Nguồn cá lóc giống thả nuôi ................................................................... 16 4.2.3 Quản lý nước trong ao nuôi cá lóc .......................................................... 17 4.2.4 Thức ăn cơ cấu loại thức ăn sử dụng thức ăn .......................................... 18 4.2.5 Năng suất và sản lượng cá nuôi............................................................... 19 4.2.6 Tiêu thụ cá lóc nuôi giá bán cá lóc thường và giá bán cá lóc gù ............ 20 4.2.7 Nhận thức của người nuôi cá lóc ở Trà Vinh .......................................... 21 4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gây hiện tượng gù lưng trên cá lóc nuôi ........................................................................................................................... 22 4.3.1 Nguồn con giống thả nuôi ....................................................................... 22 4.3.2 Nguồn nước và chất độc trong nguồn nước ............................................ 22 4.3.3 Nguồn thức ăn nuôi cá lóc ....................................................................... 23 4.3.4 Nhận định của người nuôi về nguyên nhân gây hiện tượng gù của cá lóc nuôi ................................................................................................................. 24 4.4 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ cá lóc gù ........................................ 25 4.5 Thuận lợi và khó khăn và đề xuất giải pháp đối với nghề nuôi cá lóc ............ 26 4.5.1 Thuận lợi và khó khăn ............................................................................. 26 4.5.2 Đề xuất giải pháp hạn chế tỷ lệ cá gù cho mô hình nuôi ........................ 28 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.............................................................. 29 5.1 Kết luận ...................................................................................................... 29 5.2 Đề xuất ....................................................................................................... 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 30 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 32 vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tình hình nuôi cá lóc ở Trà Vinh 2009 – 2012 ......................................... 7 Bảng 3.1: Phân bố mẫu khảo sát ................................................................................. 9 Bảng 4.1: Tuổi, trình độ, giới tính và kinh nghiệm của người nuôi cá lóc............... 12 Bảng 4.2: Lao động tham gia nuôi cá lóc ................................................................. 13 Bảng 4.3: Nguồn kiến thức nuôi trồng thủy sản ....................................................... 14 Bảng 4.4:Nguồn vốn phục vụ cho nuôi cá lóc .......................................................... 15 Bảng 4.5: Thông tin về thiết kế ao nuôi cá lóc ......................................................... 16 Bảng 4.6 Các thông tin về cá lóc giống thả nuôi ...................................................... 17 Bảng 4.7: Quản lý nước trong ao nuôi cá lóc ........................................................... 18 Bảng 4.8: Thông tin về thức ăn nuôi cá lóc .............................................................. 19 Bảng 4.9: Sản lượng cá thu hoạch và tỷ lệ cá lóc bị gù ............................................ 20 Bảng 4.10: Tình hình tiêu thụ và giá cá lóc .............................................................. 21 Bảng 4.11: Thời gian cá lóc bị gù ............................................................................. 22 Bảng 4.12: Tần suất thay nước ảnh hưởng tới tỷ lệ cá gù ........................................ 23 Bảng 4.13: Tỷ lệ và hàm lượng vitanmin & bổ sung vào thức ăn ............................ 24 Bảng 4.14 Giải pháp khắc phục hiện tượng gù........................................................ 25 Bảng 4.15: Mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng của tỷ lệ cá gù bởi các biến độc lập trong mô hình ............................................................................................... 26 Bảng 4.16: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp đối với nghề nuôi cá lóc ................... 27 vii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1: Hình dạng ngoài của cá lóc (Channa striata Bloch, 1795) ........................ 3 Hình 3.1: Bản Đồ tỉnh Trà Vinh ................................................................................. 8 Hình 4.1: Cá lóc bị gù ............................................................................................... 11 Hình 4.2: Phân nhóm tuổi chủ hộ nuôi cá lóc........................................................... 13 Hình 4.3: Thiết kế ao nuôi cá lóc .............................................................................. 15 Hình 4.4: Các loại thức ăn viên dùng trong nuôi cá lóc ........................................... 19 Hình 4.5: Kỹ thuật người nuôi muốn cải thiện ......................................................... 21 Hình 4.6: Nhận thức của người nuôi về hiện tượng gù của cá lóc ........................... 24 viii DANH MỤC VIẾT TẮT FCR : Chỉ số chuyển hóa thức ăn TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh NN&PTNN : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn UBNN : Ủy Ban Nhân Dân NTTS : Nuôi Trồng Thủy Sản TAV: Thức ăn viên ix CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Thủy sản là tặng phẩm của thiên nhiên dành cho con người. Việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên do thiên nhiên ban tặng là rất cần thiết. vì vậy cần phải khai thác và sử dụng nguồn lợi hợp lý. Bên cạnh đó, phải áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào việc sản xuất giống ương, nuôi để phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng cũng như hạn chế việc khai thác quá mức tài nguyên thủy sản. Hằng năm Đồng Bằng Sông Cửu Long đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước như trên 50% sản lượng lúa của cả nước và đóng góp 54% sản lượng thủy sản. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm 68% so với sản lượng cả nước và 66% giá trị sản xuất thủy sản cả nước vào năm 2006 (Tổng Cục Thống Kê, 2007). Trong những năm gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu sản xuất ra nhiều giống loài mới có giá trị kinh tế cao để đưa vào phục vụ sản xuất, cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người. Bên cạnh đó, nghề nuôi trồng thủy sản phát triển cũng góp phần không nhỏ tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân. Cá lóc là đối tượng dể nuôi thích hợp với nhiều loại hình nuôi như ao, vèo, bể lót bạc nên có thể nuôi với quy mô nhỏ để xóa đối giảm nghèo hoặc nuôi thâm canh với mật độ cao để phát triển kinh tế (Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2009). Những năm gần đây các mô hình nuôi cá lóc phát triển nhanh cũng làm phát sinh nhiều loại bệnh như: ký sinh trùng, bệnh do nấm,… Gần đây, hiện tượng gù trên cá lóc xuất hiện làm ảnh hưởng tới năng suất cũng như lợi nhuận của người nuôi mà hiện tại chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây ra. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Huy (2011) thì cá lóc bị dị hình (gù lưng) xuất hiện khi nuôi bằng thức ăn viên chiếm tỷ lệ khá cao (20%) so với tổng sản lượng cá thu hoạch và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nuôi bằng thức ăn cá tạp (1,26%). Để xác định được các yếu gây ra hiện tượng gù của cá lóc cũng như giải pháp góp phần hạn chế hiện tượng này trên cá lóc nuôi nên đề tài “Khảo sát hiện tượng gù trên cá lóc (Channa striata Bloch, 1795) nuôi ở tỉnh Trà Vinh ” được thực hiện là rất cần thiết. 1.2 Mục tiêu đề tài. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm xác định các yếu tố gây nên hiện tượng gù trên cá lóc nuôi tại Trà Vinh. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng gù trên lóc để nâng cao hiệu quả của mô hình nuôi tại địa bàn nghiên cứu. 1.3 Nội dung nghiên cứu 1. Phân tích các yếu tố kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá lóc tại tỉnh Trà Vinh. 1 2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng gù trên cá lóc nuôi tại Trà Vinh. 3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình nuôi cá lóc tại địa bàn nghiên cứu. 2 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học cá lóc 2.1.1 Phân loại Theo kết quả định danh của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), Cá lóc (Channa striata Bloch, 1795) thuộc Ngành: Chordata Lớp: Actinopterygii Bộ: Perciformes Họ: Channidae Giống: Channa Loài:Channa striata Hình 1.1: Hình dạng ngoài của cá lóc (Channa striata Bloch, 1795) Cá lóc là loài cá dữ có kích thước tròn dài hình trụ tròn phần dưới hơi hẹp bên, toàn thân cá và đầu được phủ kính bằng vảy lược. Lược mang dạng hình núm. Thực quản ngắn, vách dầy, bên trong thực quản có nhiều nếp nhăn. Dạ dày to hình chữ Y. Cá là loài cá dữ, ăn động vật điển hình. Quan sát ống tiêu hóa của cá cho thấy cá chiếm 63,01%, tép 35,94 %, ếch nhái 1,03 % và 0,02 % là bọ gạo, côn trùng và mùn bã hữu cơ (Dương Nhựt Long 2004). 2.1.2 Phân bố Cá lóc có vùng phân bố rộng lớn như: Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Philippine,…Ở Việt Nam cá lóc phân bố từ bắc tới nam. Đặc biệt, cá lóc sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, đầm, sông, thích nghi được cả với môi trường nước đục, tù, nước lợ, có thể chịu đựng được ở nhiệt độ trên 300oC. Cá thích ở nơi có rong đuôi chó, cỏ, đám bèo, vì ở nơi đây cá dể ẩn mình rình mồi. Vào mùa hè cá thường hoạt động và bắt mồi ở tầng nước mặt. Mùa đông cá hoạt động ở tầng nước sâu hơn. 3 Việc mở rộng khai thác các vùng đất thấp ngập nước để sản suất nông nghiệp và sử dụng thuốc trừ sâu đã làm ảnh hưởng đến vùng phân bố của chúng (Red Data book of viet nam – voll, animals, trích bởi Nguyễn Văn Hải, 1997). 2.1.3 Đặc điểm dinh dƣỡng Cá lóc là loài cá dữ điển hình. Cấu trúc ống tiêu hóa gồm mõm ngắn, răng bén nhọn, răng hàm dưới và vòm miệng có xen kẻ một số răng chó, răng hàm trên không có, ruột ngắn và có dạ dày. Cá mới nở vẫn còn sử dụng dinh dưỡng khối noãn hoàn. Từ ngày thứ 4 – 5 sau khi hết noãn hoàn, cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài, luân trùng Brachionus plicatilis được xem là thức ăn đầu tiên tốt nhất của cá bột (Ling, 1977). Ngoài ra, có thể cho ăn nấm men, lòng đỏ trứng hay thức ăn tổng hợp dạng bột. Giai đoạn kế tiếp cho ăn trứng nước (Moina), Daphnia hay trùng chỉ, ấu trùng muỗi đỏ. Khi cá đạt chiều dài 5 – 6 cm, chúng có thể bắt các loại cá hay tép nhỏ hơn chúng (Trung tâm khuyến ngư quốc gia 2005). Ở giai đoạn cá giống, sâu gạo và giòi là thức ăn ưa thích của chúng. Thức ăn Moina vẫn là thức ăn tốt nhất của cá trong 3 tuần lễ đầu (Dương Nhựt Long, 2005). Nhìn chung, giai đoạn cá bột lớn và cá giống thức ăn ưa thích nhất của chúng là động vật không xương sống ếch và cá nhỏ (Menon and chacho 1958 trích bởi Mali boonyaratpalin and et al., 1985). Giai đoạn cá lớn thường cho cá ăn cá tạp, phụ phế phẩm từ các nhà máy chế biến đầu tép, tôm hay thức ăn chế biến và thức ăn viên. Sự tiêu hóa diễn ra hoàn toàn trong dạ dày khoảng 12 giờ (Jaiyen 1977, trích bởi Mali boonyaratpalin and et al., 1985). 2.1.4 Đặc điểm sinh sản Cá đẻ ở nơi yên tĩnh, có nhiều cây cỏ thực vật thủy sinh, đẻ vào sáng sớm, sau mỗi trận mưa rào 1 – 2 ngày. Trước lúc đẻ, cá làm tổ hình tròn, đường kính tổ khoảng 40 – 50 cm. Ở nhiệt độ 20 – 350C sau ba ngày nở thành cá con. Trong môi trường tự nhiên, sau 3 ngày cá con tiêu hết noãn hoàng, lớn dài 4 - 5 cm bắt đầu tách khỏi đàn sống độc lập. Ở nước ta, cá lóc thành thục sớm (8 – 12 tháng tuổi). Cá có thể sinh sản quanh năm nhưng thường tập trung vào tháng 4 – 5 (âm lịch) hằng năm. Sức sinh sản của cá lóc tùy thuộc vào trọng lượng cá cái, cá có trọng lượng 1-1,5kg sinh sản khoảng 15000 – 20000 trứng/tổ và 5000 – 10000 trứng/tổ đối với cá cái từ 0,5 -0,8 kg (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). 2.2 Môi trƣờng sống của cá lóc 2.2.1 Nhiệt độ Các loài cá nước ấm sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 25 – 320C. Nhiệt độ nước trong ao hồ tương đối ổn định, nhiệt độ ban ngày nóng hơn ban đêm từ 1 đến 30C. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hóa học và sinh học. Tốc độ 4 phản ứng hóa học và sinh học tăng gấp đôi khi tăng nhiệt độ lên 100C (Trương Quốc Phú, 2006). Nếu nhiệt độ tăng hoặc giảm xuống đột ngột từ 3 – 40C có thể gây sốc hoặc chết cá tôm. Cá lóc có thể chịu được sự biến động nhiệt độ tốt nhiệt độ từ 11- 400C cá vẫn sống. Nhiệt độ nước thích hợp nhất là từ 28 - 320C. 2.2.2 Oxy hòa tan Oxy hòa tan là 1 yếu tố quan trọng. Oxy hòa tan thấp có thể làm tôm, cá chết. Trong nước nồng độ oxy hoà tan cần thiết cho cá hoạt động bình thường từ 3 – 8 mg/l. Nồng độ oxy giảm dần theo độ sâu. Oxy hoà tan sẽ giảm khi nhiệt độ và độ mặn giảm. Cá lóc loài thủy sản có cơ quan hô hấp phụ, có thể sống được trong môi trường có hàm lượng oxy thấp. Cá lóc có tập tính sống thành đàn ở tầng mặt khi còn nhỏ và tập tính mất dần khi trưởng thành, cá trưởng thành sống tầng đáy. Ở tầng mặt (0 – 0,6m) hàm lượng oxy thường từ 7,5 – 8 mg/l, càng xuống sâu hàm lượng oxy càng giảm. Cơ quan hô hấp phụ của cá lóc nằm ở đầu xương cung mang thứ nhất gọi là cơ quan trên mang. Cơ quan trên mang là một lớp biểu bì có nhiều mao mạch giúp cá lóc sống được ở môi trường cạn một khoảng thời gian ngắn (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). 2.2.3 Độ pH Độ pH ảnh hưởng rất lớn đến thủy sinh vật, một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, sinh sản, sinh trưởng và dinh dưỡng của sinh vật. Các loài thủy sản có pH thích hợp khoảng 6,5- 9 (Trương Quốc Phú, 2006). Cá lóc có độ pH thích nghi cao từ 4.5-9.5. 2.2.4 Hàm lƣợng amonia Amonia gây độc cho cá từ 0,6 đến 2mg/l. Nếu hàm lượng Amonia kéo dài sẻ ảnh hưởng đến mô mang ,ở nồng độ 0,06 – 0,34 cá sẽ phát triển chậm, có thể làm có bị dị hình. Nồng độ amonia thích hợp 0.2 – 2 pmm (Boyd, trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2006). 2.3 Tình hình nuôi cá lóc ở Việt Nam và Đồng Bằng Sông Cửu Long Nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) trong lồng bè đã được bắt đầu từ năm 1960 trong khi nuôi cá lóc đen (Channa striatus) được áp dụng từ thập kỷ 90 cùng thế kỷ và hiện trở thành phổ biến ở vùng ảnh hưởng lũ hàng năm của đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, việc nuôi những loài cá này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lợi thủy sản tự nhiên, nhất là thức ăn, trong khi trữ lượng thủy sản tự nhiên ở vùng nước ngọt dần bị cạn kiệt do nhiều nguyên nhân. Cho tới hiện nay, vẫn còn rất thiếu các thông tin có liên quan về nuôi cá 5 lóc và thức ăn. Nghiên cứu này được tài trợ bởi dự án Cá tạp-Aquafish-CRSP, và được thực hiện trong năm 2009, thông qua việc khảo sát 71 hộ nuôi cá lóc bông và 544 hộ nuôi cá lóc đen trên địa bàn 9 tỉnh. Nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin rõ ràng hơn cho việc quản lý và phát triển nghề nuôi cá lóc trong vùng đồng bằng này. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 mô hình nuôi cá lóc phổ biến, đó là: ao đất, vèo/giai trong ao, vèo/giai trên sông, lồng bè, và ao nổi (nylon hoặc xi măng). Các mô hình này có diện tích/thể tích, mật độ thả cá giống và năng suất cá nuôi khác biệt nhau rất lớn. Để thu được 1,0 kg cá lóc cần tiêu tốn 4,04,5 kg cá tạp. Tất cả người nuôi cá lóc đều có sử dụng cá tạp nước ngọt (tập trung nhiều trong mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 37,8% lượng thức ăn hằng năm. Khó khăn chủ yếu mà người nuôi cá lóc gặp phải gồm: (1) thiếu vốn, (2) ô nhiễm khu vực nuôi và khó trị bệnh cá, (3) biến động lớn về giá cá thương phẩm, và (4) giá cá tạp làm thức ăn gia tăng. Những khó khăn này làm cho lợi nhuận từ việc nuôi cá lóc ngày càng giảm và tỷ lệ số hộ nuôi bị lỗ ngày càng tăng. Nếu chi phí tự khai thác cá tạp tự nhiên dùng làm thức ăn nuôi cá lóc không được tính thì tỷ lệ thành công trong nuôi cá lóc bông (chủ yếu nuôi trong lồng bè) năm 2008 khoảng 65% số hộ. Đối với nuôi cá lóc đen, con số này dao động trong khoảng 45 – 66% số hộ tùy theo mô hình. Các tỷ lệ này chỉ còn là 40 – 50% nếu tính cả chi phí cá tạp tự nhiên mà người nuôi tự khai thác. Sử dụng cá tạp tự nhiên làm thức ăn cho nuôi cá lóc lấy đi nguồn cá giá trị thấp là thực phẩm của một bộ phận dân cư địa phương và tạo thêm áp lực đối với nguồn lợi thủy sản tự nhiên không chỉ ở vùng nước ngọt mà cả ở vùng biển. Việc quản lý nghề nuôi cá lóc cần phải được quan tâm hơn, nhất là về cung cấp giống và tiền vốn, thức ăn thay thế cho cá tạp, ô nhiễm nước và quảng bá các sản phẩm cá lóc (Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2009). 2.4 Tình hình nuôi cá lóc ở tỉnh Trà Vinh Những năm gần đây phong trào nuôi cá lóc được hình thành như một hướng đi mới đối với người nuôi trồng thủy sản ở Trà Vinh, nhiều hộ dân ở các huyện: Trà Cú, Tiểu Cần, Châu Thành và Duyên Hải…, thả nuôi cá lóc trên diện tích khoảng 110,9 ha mặt nước. Với lợi thế xuất hiện của thức ăn viên phong trào nuôi cá lóc trong ao đất ở Trà Vinh đã phát triển nhảy vọt. Đến năm 2011, quy mô và diện tích được mở rộng ra ở Tiểu Cần, Châu Thành, Duyên Hải, Cầu Ngang,...diện tích 88,9 ha (tăng 37% diện tích so với năm 2010); số lượng cá giống lên đến 30.400.000 con, sản lượng thu hoạch đạt 3.106,0 tấn, giá bán dao động từ 40.000 – 45.000 đồng/kg (Nguyễn Minh Tâm, 2102). 6 Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Trà Cú (2012), tính từ đầu năm 2012 Trà Cú có 775 hộ dân thuộc 12 xã thả nuôi được hơn 37.300.000 con cá lóc trên diện tích 94,3 ha, sản lượng đạt 8.196,3 tấn. Tuy nhiên vào năm 2012 người nuôi gặp nhiều khó khăn do các lóc bị gù lưng với tỷ lệ khá cao (15 – 40%) gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của người dân (Bộ NN&PTNN, 2012). Nhiều hộ nuôi cá lóc cho biết: Do nhu cầu con giống tăng cao, và địa phương chưa sản xuất được con giống, dẫn đến hiệu quả kém. Thêm một vấn đề nữa là hiện nay giá thức ăn cho cá tăng cao, ngoài ra chất lượng nguồn thức ăn chưa đảm bảo, nên việc tỷ lệ cá bị gù lưng cũng có thể từ nguyên nhân nguồn thức ăn (UBND tỉnh Trà Vinh, 2012). Bảng 2.1: Tình hình nuôi cá lóc ở Trà Vinh từ năm 2009 - 2012 Tình hình nuôi cá lóc Số hộ Diện tích SL giống Sản lượng ở Trà Vinh từ năm (ha) (triệu con) (tấn) 2009 - 2012 Năm 2009 388,0 45,0 9,5 1.834,0 2010 437,0 64,9 18,5 3.072,0 2011 617,0 88,9 30,4 3.106,0 09/2012 897,0 110,9 37,3 8.782,0 (Sở NN&PTNT, 2012) Hiện nay, tỉnh Trà Vinh vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về con giống cho hộ nuôi cá lóc. Phần lớn là nguồn giống cá lóc được mua và vận chuyển từ các tỉnh khác: An Giang, Đồng Tháp,… Ngoài ra trên địa bà tỉnh Trà Vinh còn có trên 20 loại thức ăn cho cá lóc như: Tongwei, Cargill, Heo Vàng, Master, AK,... giá dao động từ 19 – 20 ngàn đồng/kg với hệ số thức ăn (FCR) dao động từ 1,2 – 1,4 giúp cho người nuôi có nhiều điều kiện tốt hơn trong nghề nuôi cá lóc. 7 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phạm vi nghiên cứu Hình 3.1: Bản Đồ tỉnh Trà Vinh Địa bàn phỏng vấn huyện Trà Cú của tỉnh Trà Vinh. 3.2 Thời gian thực hiện Đề tài được thực hiện từ tháng 08 đến tháng 12/2013. 3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 3.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Thông tin thu thập gồm 2 loại : Số liệu thứ cấp: các số liệu thứ cấp được thu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh, Phòng Nông nghiệp Trà Cú, các tạp chí đã được xuất bản và các kết quả nghiên cứu liên quan trước đây như: luận văn đại học, luận văn cao học và các hội nghị, hội thảo. Số liệu sơ cấp: Số mẫu thu được trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là 60 mẫu thông tin được thu ở huyện Trà Cú bằng phương pháp phỏng vấn ngẫu nhiên 8 những hộ nuôi trong huyện. Số liệu khảo sát áp dụng cho các mô hình nuôi cá lóc trong ao như sau: Bảng 3.1:Phân bố mẫu khảo sát Diễn giải Diện tích (ha) Số mẫu (N) Huyện Trà Cú Xã Định An 64,56 36 Xã Đại An 43,04 24 Tổng cộng 107,60 60 3.3.2 Một số thông tin quan trọng khi phỏng vấn Thông tin về ngƣời nuôi cá lóc ở Trà Vinh - Tuổi, giới tính, số năm nuôi cá lóc. Tỷ lệ số vụ thành công 5 năm qua, trình độ học vấn và kinh nghiệm nuôi cá lóc. - Hình thức tham gia ngành hàng cá lóc hiện nay. - Thông tin kỹ thuật. - Lao động sử dụng cho nuôi cá lóc. Thông tin chung về mô hình nuôi - Diện tích, thể tích và thiết kế khu vực nuôi. - Các đặc điểm chung về mô hình nuôi. - Nguồn giống thả nuôi. - Khâu xử lý cấp thoát nước, quản lý nước khi nuôi. - Mật độ thả nuôi. -cỡ thả nuôi. - Các loại thuốc hóa chất sử dụng trị bệnh cho cá lóc cũng như các loại dinh dưỡng bổ sung vào thức ăn. Sử dụng thức ăn cho nuôi cá lóc - Nguồn thức ăn. - Loại thức ăn. - Cách sử dụng. - Thuốc hóa chất và các vitamin trộn vào thức ăn (loại, liều lượng). Tình trạng gù của cá lóc. - Tỷ lệ gù. - Thời gian và giai đoạn xuất hiện gù trên cá. - Cỡ cá gù. Nhận thức của ngƣời nuôi - Tầm quan trọng của cá gù. - Nhận định nguyên nhân gây nên hiện tượng gù. - Giai đoạn xuất hiện nhiều nhất. 9 - Thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi cá lóc. - Thuận lợi và khó khăn nghề nuôi cá lóc. 3.3.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu được thu thập được kiểm tra, bổ sung điều chỉnh và mã hóa trước khi nhập vào máy tính. Tính toán các chỉ tiêu cần thiết thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS, Word và Microsoft Excel. Các phương pháp phân tích số liệu: - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: dùng để tính số trung bình mẫu độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, tần suất, phần trăm của các biến về các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật của nghiên cứu. - Sử dụng phương pháp so sánh thống kê: để xem xét sự khác biệt về giá trị trung bình của các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, cũng như so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng gù của cá lóc. - Phương pháp thống kê nhiều chọn lựa: để phân tích nhận thức của hộ nuôi trong địa bàn khảo sát gồm tầm quan trọng của cá gù, nhận định nguyên nhân gây nên hiện tượng gù, thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi cá lóc. - Phương pháp phân tích tương quan đa biến: nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ cá lóc bị gù lưng trong mô hình nuôi. Mô hình tương quan được viết dưới dạng sau: Y = A + B1X1 + B2X2 + ... + BnXn + µ Trong đó: Y: Tỷ lệ cá lóc bị gù lưng trong mô hình nuôi (kg/ha/vụ) A: Hằng số B1, B2,..., Bn: Hệ số tương quan giữa Xi và Y X1, X2,..., Xn: Các biến độc lập Xi giả định có ảnh hưởng đến Y µ: Sai số ước lượng Các biến độc lập Xi được giả định có liên quan đến tỷ lệ cá lóc gù lưng là: - Kinh nghiệm nuôi (năm). - Loại thuốc, hóa chất sử dụng trong khi nuôi cá lóc. - Loại thức ăn sử dụng (0= Cá tạp; 1= Thức ăn viên). - Bổ sung vitamin và khoáng (0= không; 1= Có)) - Độ sâu ao nuôi (m) 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng