Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát hành động ngôn từ đe dọa trong vài tác phẩm hiện thực phê phán giai đoạ...

Tài liệu Khảo sát hành động ngôn từ đe dọa trong vài tác phẩm hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 và vài tác phẩm của nguyễn huy thiệp

.PDF
123
1673
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- * * *---------------------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN KHẢO SÁT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ ĐE DỌA TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM HIỆN THỰC PHÊ PHÁN GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 VÀ MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN HUY THIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- * * *---------------------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN KHẢO SÁT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ ĐE DỌA TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM HIỆN THỰC PHÊ PHÁN GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 VÀ MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN HUY THIỆP Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602201 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thanh Lan HÀ NỘI 2009 KÍ HIỆU VIẾT TẮT HĐNT: hành động ngôn từ HĐNTĐD: hành động ngôn từ đe dọa ĐTNH: động từ ngôn hành Tttt : tiểu từ tình thái ĐTNX: đại từ nhân xƣng Câu ĐK: câu diều kiện TGĐ: tiền giả định MỤC LỤC MỞĐẦU………………………………………………………... 1 1 Lý do chọn đề tài……………………………………………... 1 2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu……………………………. 2 3 Mục đích và nội dung của luận văn…………………………... 2 4 Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………... 2 5 Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………... 2 6 Đóng góp của luận văn……………………………………….. 3 7 Bố cục luận văn………………………………………………. 3 NỘI DUNG. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1. Khái niệm về hành động ngôn từ 4 1.1 Khái niệm chung 4 1.2 Hành động ngôn từ………………………………………… 6 1.3 Phân biệt phát ngôn ngôn hành tƣờng minh và phát ngôn ngôn hành nguyên cấp ………………………………………… 9 1.3.1 Phát ngôn ngôn hành tƣờng minh ……………………….. 9 1.3.2 Phát ngôn ngôn hành nguyên cấp ………………………. 10 2 Điều kiện sử dụng của hành động ngôntừ…………………… 11 2.1 Điều kiện sử dụng hành động tại lời theo 11 Austin…………… 12 2.2 Điều kiện sử dụng hành động tại lời theo 14 Searle…………… 14 3 Phân loại các hành động ngôn từ…………………………… 15 3.1 Phân loại hành động ngôn từ theo J.Austin………………… 3.2 Phân loại hành động ngôn từ theo Searle 18 3.3 Hành động ngôn từ tại lời trực tiếp và hành động ngôn từ 18 tại lời gián tiếp………………… 18 3.3.1 Hành động tại lời trực tiếp……………………………….. 21 3.3.2 Hành động tại lời gián tiếp……………………………….. 21 4 Các lý thuyết liên quan đến hành động ngôn từ…………… 21 4.1 Lý thuyết hội thoại……………………………………….. 22 4.1.1 Cặp 22 thoại………………………………………………….. 23 4.1.2 Các nguyên lý hội thoại…………………………………... 4.1.2.1 Nguyên lý cộng tác……………………………………... 25 4.1.2.2 Nguyên lý lịch sự…………………………………….. 25 4.2 Phân biệt hành động ngôn từ đe dọa với một số hành động 26 khác…………………………………………………………… 25 4.2.1 Hành động ngôn từ cảnh báo……………………………... 33 4.2.2 Hành động ngôn từ cầu khiến…………………………….. 34 4.2.3 Hành động ngôn từ đe dọa……………………………….. 34 5 Tiểu kết chƣơng 1…………………………………………….. 34 CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ ĐE 35 DỌA TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC………………… 36 1 Hành động ngôn từ đe dọa có dấu hiệu ngôn hành 39 1.1. Kết cấu cụm từ “ truyền đời báo danh” …… 40 1.2 Cụm từ “ liệu thần hồn, liệu thần xác” ……………………. 42 1.3 Hành động chửi…………………………………………….. 43 1.4 Kết cấu nếu A thì B (hễ A thì B) …………………………… 44 1.4.1 Đe dọa về trách nhiệm của ngƣời nghe ………………….. 45 1.4.2 Đe dọa đến thể xác ngƣời nghe ………………………….. 46 1.4.3 Đe dọa ngƣời nghe về tinh thần………… 47 2 Hành động ngôn từ đe dọa kèm theo nhóm điều khiển… 49 2.1 Đe dọa kèm theo cấm………………… 50 2.2 Đe dọa kèm theo ra lệnh…………………………………… 51 2.2.1 Ngƣời nói ra lệnh cho ngƣời nghe. ………………………. 2.2.2 Ngƣời nói ra lệnh cho ngƣời nghe hƣớng đến ngƣời thứba 51 2.3 Đe dọa kèm theo yêu cầu……………… 2.3.1 Đe dọa kèm theo yêu cầu trực tiếp……………………….. 52 2.3.1.1 Ngƣời nói muốn mình làm một việc gì đó cho ngƣời nghe…………………………………… 56 2.3.1.2 Ngƣời nói muốn ngƣời nghe làm một việc gì đó cho ngƣời nói………………………………… 60 2.3.1.3 Ngƣời nói yêu cầu ngƣời nghe lựa chọn hành động 62 (mang tính tiêu cực, một chiều) ………… 66 2.3.1.4 Ngƣời nói yêu cầu ngƣời nghe chọn lựa hành động mang tính tích cực cho mình…………… 66 2.4 Đe dọa kèm theo thỉnh cầu…………………………………. 68 2.5 Đe dọa kèm theo động hỏi………………………………….. 69 2.5.1 Câu hỏi với trợ từ tình thái : P + đấy hở/ đấy phỏng / đấy 72 à?... …………………………………... 77 2.5.2 Câu hỏi: P + thì bảo ? ………………………………….. 77 2.5.3 Câu hỏi: P + phải không ? ……………………………….. 81 2.5.4 Kết cấu: …có + V + không? …………………………….. 83 3 Hành động ngôn từ đe dọa kèm theo nhóm kết ƣớc…………. 87 3.1 Đe dọa kèm theo cam đoan, cam kết………………………. 3.2 Đe dọa nguyên cấp ………………………………………… 88 3.3 Đe dọa kèm theo cảnh báo…………………………………. 88 4 Tiểu kết chƣơng 2……………………………………………. 88 CHƢƠNG 3: TÌM HIỂU HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA 88 HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ ĐE DỌA …………………………. 92 1 HĐNTĐD biểu hiện bằng phƣơng tiện từ vựng…… 95 1.1 Đại từ nhân xƣng………… 96 1.1.1 Cách sử dụng ĐTNX trong giai đoạn 30 - 45 98 1.1.2 Cách sử dụng ĐTNX trong giai đoạn hiện đại…………… 98 1.2 HĐNT đe dọa đƣợc biểu hiện bằng quán ngữ, cụm từ……. 100 2 HĐNT đe dọa đƣợc biểu hiện bằng kết cấu điều kiện ……… 101 3 HĐNT đe dọa đƣợc biểu hiện kèm theo HĐNT khác 105 3.1 HĐNT đe dọa kèm theo hành động cấm…………………… 105 3.2 HĐNT đe dọa kèm theo hành động ra lệnh………………... 106 3.3 HĐNT đe dọa kèm theo hành động yêu cầu………………. 107 3.4 HĐNT đe dọa kèm theo hành động hỏi…………………… 110 3.5 HĐNT đe dọa kèm theo các hành cam đoan, thỉnh cầu, cảnh 113 báo 4 Tiểu kết chƣơng 3…………………………………………….. 107 KẾT LUẬN………… 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………… 113 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trong nhất của con người. Trong khi giao tiếp thì con người cố gắng làm sao để nói cho hay, cho đúng. Con người luôn cố gắng thông qua lời nói, ngôn ngữ để diễn đạt suy nghĩ hay mong muốn của mình. Các nhà ngôn ngữ học truyền thống trước đây thường nghiên cứu về những câu có thể đánh giá đúng/ sai về ngữ nghĩa (xét theo tiêu chuẩn logic). Đó là những câu miêu tả/ trần thuật, khẳng định, phủ định. Trong ngôn ngữ học truyền thống thì đối tượng nghiên cứu chủ yếu là phân tích cấu trúc dựa trên những khái niệm về thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ…Hay nói một cách khác, họ nghiên cứu ngôn ngữ nhưng không đặt chúng vào trong cuộc sống vì vậy họ không thấy được mặt động cuả ngôn ngữ, không thấy được “cuộc sống” của chúng trong đời sống hàng ngày. Khi khảo sát về hành động ngôn từ nói chung và hành động ngôn từ đe dọa thì mong muốn của chúng tôi là có thể thấy được một phần về cuộc sống của ngôn từ trong đời sống hàng ngày, thấy được mặt động của ngôn ngữ. Có thể nói, những nghiên cứu về hành động ngôn từ đã cho thấy, bên cạnh những nét chung, mỗi ngôn ngữ còn có những nét riêng biệt độc đáo, gắn liền với tâm thức, phong tục, văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó. Hành động đe dọa chưa được khảo sát nên chúng tôi chọn nghiên cứu nhằm tìm hiểu hành động đe dọa có những dấu hiệu đặc trưng như thế nào? Đe dọa ai, để làm gì và đe dọa như thế nào? Từ những khảo sát cụ thể chúng tôi muốn thông qua hành động đe dọa để tìm hiểu về những đặc trưng văn hóa trong cách sử dụng ngôn từ 1 trong tiếng Việt và trong văn hóa Việt Nam. 2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các hành động ngôn từ đe dọa trong các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 30 – 45 và các tác phẩm hiện đại của Nguyễn Huy Thiệp. Khi khảo sát các hành động ngôn từ, chúng tôi không xem xét chúng như những phát ngôn riêng lẻ mà phải đặt chúng vào các cuộc thoại. Từ trong cuộc thoại, chúng ta sẽ nhận thấy rõ hơn hiện tượng đa thanh của ngôn ngữ. 3 Mục đích và nội dung của luận văn Mục đích của luận văn khảo sát hành động ngôn từ đe dọa, thông qua việc khảo sát hành động đe dọa để thấy được nét văn hóa của người Việt Nam. Cách sử dụng từ ngữ như thế nào khi một hành động đe dọa được thực hiện.Việc sử dụng từ ngữ trong các phát ngôn mang những đặc trưng văn hóa gì của từng thời kì lịch sử của Việt Nam. 4 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về hành động ngôn từ nói chung và hành động ngôn từ đe dọa nói riêng. - Khảo sát các kết cấu chứa HĐNT đe dọa trong một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán giai đoạn 30 – 40 và một số tác phẩm văn học giai đoạn hiện đại của Nguyễn Huy Thiệp. - Thống kê các phương thức biểu hiện hành động ngôn từ đe dọa, qua đó tìm hiểu những nét văn hóa trong việc sử dụng từ ngữ ở các thời kỳ lịch sử khác nhau 5 Phƣơng pháp nghiên cứu 2 Để thực hiện nhiệm vụ trên, luận văn sử dụng phương pháp miêu tả với các thủ pháp thống kê, phân tích ngữ cảnh và suy luận. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh đồng đại. Lấy hai mốc thời gian là giai đoạn 1930 – 1945 và giai đoạn hiện đại (thông qua tư liệu là một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán giai đoạn 30 – 45 và một số tác phẩm thời kì hiện đại của Nguyễn Huy Thiệp) để tìm ra những nét tương đồng hoặc khác biệt về văn hóa và xã hội giữa hai thời kỳ. 6 Đóng góp của luận văn Trong những năm gần đây việc nghiên cứu và khảo sát về các hành động ngôn từ rất nhiều. Trong luận văn này chúng tôi khảo sát về hành động ngôn từ đe dọa để thông qua đó có thể thấy được những yếu tố văn hóa trong việc sử đụng ngôn từ của người Việt cũng như thấy được hiện tượng đa thanh điệu trong sác thái biểu hiện tình cảm của người Việt. 7 Bố cục của luận văn Phần mở đầu Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Khảo sát hành động ngôn từ đe dọa trong các tác phẩm văn học Chương 3: Tìm hiểu các phương tiện đặc trưng của hành động ngôn từ đe dọa Phần kết luận 3 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 Khái niệm về hành động ngôn từ 1.1 Khái niệm chung Khái niệm về hành động ngôn từ do Austin khởi xướng từ những năm 50. Năm 1955, ở trường đại học tổng hợp Harvard (Mĩ) J.L.Austin, một nhà triết học người Anh đã trình bày 12 chuyên đề. Những chuyên đề này được tập hợp lại thành sách vào năm 1962, hai năm sau ngày ông mất với tựa đề How to do thing with words (Nói là hành động). Trong nghiên cứu ngôn ngữ học truyền thống thì các nhà ngôn ngữ học chỉ quan tâm đến những câu có thể đánh giá được đúng / sai về ngữ nghĩa theo tiêu chuẩn logic. Đó là những câu miêu tả, trần thuật, khẳng định, phủ định…Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều câu về hình thức thì giống các câu trần thuật (constative) nhưng lại không thể xếp chúng vào các loại câu có giá trị đúng/ sai. Ví d ụ: Anh phải làm việc ngay! Bây giờ là mấy giờ rồi? Ôi trời ơi! Các phát ngôn này không biểu thị một phán đoán mang tính miêu tả, mà được dùng để thực hiên một hành vi nào đó như hỏi, yêu cầu hay bộc lộ những cảm xúc của con người…Những phát ngôn này Austin gọi là những phát ngôn ngôn hành (performative).Ở đây, Austin lần đầu tiên đã nêu ra sự phân biệt giữa phát ngôn ngôn hành và phát ngôn tường thuật (constative). Khi phân biệt ra hai loại phát ngôn này thì Austin đã nhìn thấy được trạng thái động của ngôn ngữ hay nói 4 một cách khác ông đã nhìn thấy được cuộc sống của ngôn ngữ trong đời sống thường nhật, điều mà F.D Saussure chưa nhìn ra được. Theo định nghĩa của ông thì phát ngôn tường thuật là phát ngôn nêu ra nhận định còn phát ngôn ngôn hành là khi nói ra chúng thì người nói hay người viết đã làm một điều gì hơn là nói ra một câu Ví dụ: Con ăn cơm đi (1) Con ăn cơm đã (2) Con ăn cơm Ø (3) Con ăn cơm cơ (4) Theo góc độ nghiên cứu của ngữ pháp truyền thống thì cả 4 câu trên đều đồng nhất về cấu trúc và hầu như đồng nhất về từ ngữ. Chúng chỉ khác nhau ở các trợ từ và thán từ … đứng ở cuối câu. Vì vậy trong ngữ pháp truyền thống thì các trợ từ, thán từ, tiểu từ…thường bị xem nhẹ và không được nghiên cứu kỹ. Chúng được gọi tên chúng là các hư từ (empty words). Tuy nhiên, theo lý thuyết của Austin thì 4 câu trên khác nhau căn bản vì chúng có những mục đích khác nhau và chính những hư từ đã làm nên sự khác biệt này. - Câu 1 là lời cầu khiến, tuy nhiên mức độ khiến nhiều hơn cầu.Từ đi thể hiện ý nghĩa này. - Câu 2 cũng là lời cầu khiến nhưng hành động ăn cơm được cầu khiến thực hiên trước một hành động khác. Mức độ khiến nhiều hơn cầu. Từ đã thể hiện ý nghĩa này. - Câu 3 là một lời tường thuật một hành động “ăn cơm” đang xảy ra. Có thể dùng để trả lời một câu hỏi.(Ví dụ: Con làm gì đấy? Con ăn cơm). - Câu 4 được dùng để từ chối một đề nghị. Từ chối một đề nghị và đưa ra một đề nghị khác. Từ cơ thể hiện ý nghĩa này. 5 Dựa vào lý thuyết của Austin chúng ta có thể nhìn thấy mặt động của ngôn ngữ. Chúng không đứng yên tĩnh lặng mà hòa nhập cùng dòng chảy của cuộc sống và thể hiện chức năng của chúng thật hoàn hảo “chức năng giao tiếp”. 1.2 Hành động ngôn từ “Khi chúng ta nói là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ”. ([4], 88). Thuật ngữ “hành động ngôn từ” có thể khiến nhiều người hiều nhầm. Nó bị coi là đồng nghĩa với “hành động phát ngôn ra câu nói” hơn là để biểu thị như nó đã biểu thị, một bộ phận cụ thể nào đó của sản phẩm nói năng. ([12], 246). Tuy nhiên khái niệm “hành động ngôn từ” (speech act) được dùng rất phổ biến trong ngôn ngữ học và triết học theo nghĩa chuyên môn mà Austin và Searle đã dùng. Có nghĩa là khi chúng ta thực hiện một hành động đe dọa, hỏi, ra lệnh… bằng ngôn ngữ là cùng lúc đó chúng ta đã thực hiện một hành động đe dọa, hỏi, ra lệnh…“Nói là làm”. Trong luận văn này chúng tôi sẽ sử dụng thuật ngữ “hành động ngôn từ” theo ý nghĩa này và nó tương đương với thuật ngữ “hành vi ngôn ngữ” mà [4] và [5] đã dùng. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường nghĩ nói và làm là hai việc hoàn toàn khác nhau.Tuy nhiên với lý thuyết hành độngngôn từ (speech acts) thì“nói”cũng chính là “làm” hay nói một cách khác nói là một hành động đặc biệt: hành động bằng lời. Austin đã nhận ra rằng chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ không phải là chức năng miêu tả hay chức năng nhận định, đánh giá đúng/ sai mà theo ông đó là nghĩa liên nhân (interpersonal meaning) – nghĩa tương tác xã hội. 6 Trong lý thuyết hành động ngôn từ của mình Austin đã chỉ ra rằng khi chúng ta thực hiện một phát ngôn thì chúng ta đồng thời cũng đẫ thực hiện cùng một lúc ba hành động: - Hành động tạo lời (locutionary act) - Hành đông tại lời (illocutionary act) - Hành động mượn lời ( perlocutionary act) Sự phân biệt giữa chúng được diễn giải như sau: - Hành động tạo lời là hành động tạo ra câu nói, sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ để tạo ra một chuỗi âm thanh – môt câu nói với một dạng thức cụ thể và với một ý nghĩa ít nhiều xác định. “Như vậy, mỗi một hành động tạo lời đã tạo nên một nội dung mệnh đề và, do đó đã có một ý nghĩa xác định” ([5], 17) - Hành động tại lời là những hành động người nói thực hiện ngay khi phát ngôn câu nói, tạo ra những hiệu quả ngôn ngữ tức thì. Ví dụ như ra lệch, yêu cầu, chào, xin lỗi, hứa hẹn, thông báo… - Hành động mượn lời là thông qua phương tiện ngôn ngữ để tạo ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ, thể hiện những tác động tâm lý mà câu nói đem lại với người nghe. Ví dụ một lời đe dọa khiến người đối thoại lo sợ, một lời chào có thể tạo lập được mối quan hệ thân thiết giữa người nói và người nghe hay một lời yêu cầu, đề nghị khiến người nghe cảm thấy không thoải mái…. Tư tưởng chủ đạo trong lý thuyết hành đông ngôn từ của J.Austin như sau: Trước hết, ông nêu ra sự phân biệt giữa phát ngôn miêu tả/ tường thuật (constative) và phát ngôn ngôn hành (performative). Trong giao 7 tiếp hàng ngày có rất nhiều phát ngôn không thể đánh giá theo tiêu chí đúng/ sai. Ví dụ trong tiếng Việt ta có thể gặp những câu - Nhạc Rock hay hơn nhạc Pop - Cải lương hay hơn chèo Đây là những câu miêu tả hay tường thuật nhưng tùy theo sở thích của từng cá nhân mà giá trị đúng/ sai có thể thay đổi. Tiếp đó là những phát ngôn không thể hiện một miêu tả hay tường thuật nào để có thể đánh giá đúng/ sai. Chẳng hạn khi nói: Tôi hứa mai tôi đến chúng ta không phải đang nói về một điều đúng hay sai mà khi chúng ta“hứa” là chúng ta đã thực hiện một hành động “hứa”, tức là cam kết thực hiện một hành động trong tương lai. Khi nói: Tôi chúc mừng anh chúng ta cũng không nêu bất kỳ một phán đoán nào để đánh giá đúng/ sai mà thực ra chúng ta đang thực hiện hành động“chúc mừng”, một hành động biểu thị thái độ của mình. Từ đây J.Austin đã nêu ra sự phân biệt giữa phát ngôn miêu tả hay tường thuật và phát ngôn ngôn hành. Theo ông phát ngôn miêu tả hay tường thuật là phát ngôn có giá trị đúng /sai. Chẳng hạn như: Hôm nay là thứ tư Nếu phát ngôn này được nói ra vào thứ tư thì nó là phát ngôn đúng, nếu nó được nói ra không phải vào thứ tư thì nó là phát ngôn sai. Vậy giá trị đúng/ sai của một phát ngôn ở đây được xác định thông qua đối chiếu với thực tế. Còn phát ngôn ngôn hành như “tôi hứa mai tôi đến”,“tôi chúc mừng anh” là loại phát ngôn khi chúng ta nói ra chúng, người nói đã làm một điều gì đấy hơn là nói về một điều gì đấy. Đối với phát ngôn ngôn hành thì ta không thể đánh giá nó theo tiêu chí đúng /sai (chuẩn chân lý) mà chỉ có thể đánh giá về tính hợp 8 thức hay điều kiện thành công (felicity condition) mà thôi. Khi chúng ta nói “tôi hứa mai tôi đến” thì người nói có chân thành với lời hứa đấy hay không. Hay khi chúng ta nói “tôi chúc mừng anh” thì người nói có thành tâm chúc mừng hay không? Tiếp đó Austin đi đến bỏ sự đối lập giữa phát ngôn tường thuật và phát ngôn ngôn hành để đưa ra một nhận định là tất cả các phát ngôn đều là ngôn hành.Ông cho rằng một phát ngôn tường thuật (nói một điều gì đó đúng hay sai) cũng là một loại phát ngôn ngôn hành. Một phát ngôn “hôm nay là thứ tư” có thể hiểu “tôi xác nhận hôm nay là thứ tư”. Tất cả phát ngôn miêu tả hay tường thuật đều mang tính ngôn hành theo cách hiểu như vậy. Đến đây nội dung chính của lý thuyết về hành đông ngôn từ có thể được hiểu một cách ngắn gọn “nói là hành động”. Tất nhiên, các hành động ngôn từ bao giờ cũng phải đặt trong các khuôn khổ những thiết chế và những quy ước xã hội mà con người đã đặt ra. 1.3 Phân biệt phát ngôn ngôn hành tƣờng minh và phát ngôn ngôn hành nguyên cấp Tất cả các phát ngôn đều mang tính ngôn hành, có nghĩa là hành động bằng lời. Tuy nhiên cần phân biệt ngôn hành nguyên cấp và ngôn hành tường minh. 1.3.1 Phát ngôn ngôn hành tƣờng minh Phát ngôn ngôn hành tường minh là phát ngôn có chứa những dấu hiệu chỉ ra chính cái hành động được thực hiện khi nói ra phát ngôn đó. Ta có các phát ngôn ngôn hành tường minh sau đây: a) Tôi chào anh b) Tôi mời chị vào nhà c) Tôi hứa sẽ làm xong đúng hẹn d) Tôi chúc mừng chị 9 e) Tôi xin lỗi chị Các phát ngôn này chứa những động từ chỉ rõ loại hành động phát ngôn được thực hiện. Đó là chào,mời,hứa,chúc mừng, xin lỗi . Các động từ như vậy được gọi là các động từ ngôn hành. Để có thể đạm nhiệm chức năng làm dấu hiệu ngôn hành, thì các động từ này thường phải đáp ứng một số điều kiện nhất định như: - Chúng không được đi với các từ chỉ thời - Chủ ngữ phải ở ngôi thứ nhất, số ít - Trong phát ngôn không có các trạng từ chỉ nguyên nhân, mục đích. Tuy nhiên các động từ ngôn hành không phải là dấu hiệu ngôn hành duy nhất. Người nói còn có thể dùng những dấu hiệu ngôn hành khác như ngữ điệu, các tiểu từ đặc biệt (như à, ơi, nhỉ, chăng, chứ… trong tiếng Việt), các cụm từ có giá trị như dấu hiệu ngôn hành. Ví dụ để thề một điều gì đó thì trong tiếng Việt, người ta thường cao thể bắt đầu bằng cụm từ “nói có trời đất” hoặc những kết cấu đặc trưng cho hành động đe dọa“có….không thì bảo!”, “bà truyền đời báo danh cho mà biết”… 1.3.2 Phát ngôn ngôn hành nguyên cấp Phát ngôn ngôn hành nguyên cấp là những phát ngôn không chứa những dấu hiệu chỉ ra chính hành động mà người nói muốn hướng tới. Muốn nhận diện được các phát ngôn ngôn hành nguyên cấp thì chúng ta phải dựa vào ngữ cảnh để biết được đích ngôn trung mà người nói muốn nói tới là gì? Xét ví dụ sau: Hải Vân rút chiếc mùi xoa ở túi cầm tay, vo tròn, lại nói: - Há rộng mồm ra, không ông bắn chết.! ([14], 252) 10 Ví dụ trên là lời cầu khiến với hình thức biều hiện là ra lệnh. Khi chủ ngôn (người nói) ra lệnh cho tiếp ngôn (người nghe) thì hành động chưa được thực hiện. Người nói có cương vị, vị thế cho phép điều khiển, có khả năng chi phối, điều khiển hành động của người nghe . Khi thực hiện hành động ra lệnh “há mồm ra” thì người nói cho rằng người nghe có khả năng thực hiện. Tuy nhiên người nói chắc chắn rằng nếu không ra lệnh thì người nghe không thực hiện hành động “há mồm”. Phát ngôn được người nói thực hiện với mục đích yêu cầu, có hiệu lực tại lời là yêu cầu nhưng không có động từ ngôn hành. Đây là hành động cầu khiến nguyên cấp thông qua ngữ điệu. Các phát ngôn ngôn hành nguyên cấp thiếu những dấu hiệu hình thức để nhận biết. Muốn hiểu được những phát ngôn ngôn hành nguyên cấp thì người nghe buộc phải căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể (ngữ cảnh). Chẳng hạn một phát ngôn “mày có thích không?” có thể tùy theo tình huống mà người nghe có thể hiểu đó là một câu hỏi hay hay là một lời đe dọa. Tóm lại, khi nghiên cứu một hành động ngôn từ thì chúng ta phải xuất phát từ hành động ngôn trung. Hành động ngôn trung được nhận diện bằng dấu hiệu ngôn ngữ hình thức hoặc ý nghĩa (tức là ngôn từ và ý nghĩa mà ngôn từ đó thể hiện). 2 Điều kiện sử dụng của hành động ngôn từ 2.1 Điều kiện sử dụng hành động tại lời theo Austin Theo J. Austin thì khi thực hiện một phát ngôn thì chúng ta đồng thời thực hiện ba hành động trong một câu nói: hành động tạo lời, hành động tại lời, hành động mượn lời (hành vi tạo lời, hành vi ở lời, hành vi mượn lời – cách gọi của [4], [13]. Để thực hiện một hành động ngôn từ, ở đây là hành động tại lời thì người nói cần phải thỏa 11 mãn một số điều kiện nhất định. Được gọi là điều kiện sử dụng của nó. “Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là những điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó”. ([3], 111) J.Austin gọi các điều kiện sử dụng hành động tại lời là những điều kiện thuận lợi (felicity conditions). Nếu chúng được đảm bảo thì một hành động mới có thể “thành công”, còn không thì chúng sẽ thất bại. Những điều kiện thuận lợi của Austin là: - Điều kiện thứ nhất i. Phải có thủ tục có tính quy ước và thủ tục này phải có hiệu quả cũng có tính quy ước ii. Hoàn cảnh và con người phải thích hợp với những điều quy định trong thủ tục -Điều kiện thứ hai: Thủ tục phải được thực hiện (i) một cách đúng đắn và (ii) đầy đủ - Điều kiện thứ ba: Thông thường thì (i) những người thực hiện hành vi ở lời phải có ý nghĩa, tình cảm và đúng như đã đề ra trong tủ tục và (ii) khi hành động diễn ra thì ý nghĩ, tình cảm, ý định đúng như nó đã có 2.2 Điều kiện sử dụng hành động tại lời theo Searle Mỗi hành động tại lời đòi hỏi phải có một hệ những điều kiện mà ông gọi là những quy tắc (rules) để cho việc thực hiện nó đạt hiệu quả đúng với mục đích của nó. Một hành đông ngôn từ nào đó chỉ được coi là có hiệu quả khi thỏa mãn bốn diều kiện thành công (felicyti conditions) sau đây: điều kiện nội dung mệnh đề, điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành và điều kiện căn bản 12 - Điều kiện nội dung mệnh đề: Điều kiện này chỉ ra bản chất nội dung của hành động ngôn từ. Nội đung mệnh đề có thể là đơn giản (chẳng hạn đối với phát ngôn tường thuật), một hàm mệnh đề. Nội dung mệnh đề có thể là một hành động của người nói hay một hoạt động của người nghe. - Điều kiện chuẩn bị: bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các mối quan hệ giữa người nói, người nghe. - Điều kiện chân thành: chỉ ra các trạng thái tâm lý tương ứng của người phát ngôn. - Điều kiện căn bản: Điều kiện này chỉ ra trách nhiệm ràng buộc người nói hoặc người nghe khi phát ngôn nào đó được hiện thực hóa. Các hành động ngôn từ khác nhau sẽ có những điều kiện thành công khác nhau Ví dụ về các điều kiện thành công của hành động cầu khiến và hành động đe dọa Điều kiện thành Cầu khiến Đe dọa công Điều kiện nội đung Một mệnh đề hành động A Một hành động B trong tương lai của trong tương lai của người nghe người nói Điều kiện chuẩn bị a. Người nói tin rằng a. Người nói nêu dự người nghe có thể thực định sẽ thực hiện hành động A hiện hành động B b. Người nói không b. Người nói chắc chắc chắn rằng người chắn rằng người nghe nghe có thực hiện hay sẽ không thực hiện 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan