Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khảo sát dây chuyền xử lý nước thải của công ty tnhh xưởng giấy chánh dương...

Tài liệu Khảo sát dây chuyền xử lý nước thải của công ty tnhh xưởng giấy chánh dương

.PDF
93
631
126

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ANH NGUYÊN KHẢO SÁT DÂY CHUYỀN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY TNHH XƯỞNG GIẤY CHÁNH DƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ANH NGUYÊN KHẢO SÁT DÂY CHUYỀN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY TNHH XƯỞNG GIẤY CHÁNH DƯƠNG Ngành: Công nghệ sản xuất Giấy và Bột giấy LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: Th.S HUỲNH NGỌC HƯNG Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2014 LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, những người đã sinh thành nuôi dưỡng và tạo mọi điều kiện cho tôi phát triển đến ngày hôm nay. Tôi tin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Huỳnh Ngọc Hưng đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian tiến hành thực hiện đề tài này. Tôi xin được cảm ơn anh Bùi Văn Huân cùng các anh chị tại công ty TNHH xưởng giấy Chánh Dương đã tận tình hướng dẫn trong quá trình thực tập tại công ty. Và tôi gửi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã đóng góp những ý kiến và chia sẽ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin cảm ơn tất cả mọi người. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Anh Nguyên TÓM TẮT Đề tài “Khảo sát dây chuyền hệ thống xử lý nước thải của công ty TNHH xưởng giấy Chánh Dương” đã được thực hiện bởi sinh viên Nguyễn Anh Nguyên trong khoảng thời gian từ tháng 03/2014 đến tháng 05/2014. Việc tiến hành được dựa trên các cơ sở khảo sát hệ thống dây chuyền thực tế, thu thập số liệu và xử lý đánh giá kết quả. Việc khảo sát hệ thống dây chuyền được tiến hành bằng hình thức tìm hiểu thực tế và quan sát các hệ thông sơ đồ tại nhà máy để tìm hiểu hoạt động cũng như nguyên lý của từng thiết bị. Các kết quả được lấy tại nhà máy từ quý 1/2014 đến quý II/2014 được kiểm tra theo tiêu chuẩn cho trước. Các giá trị kiểm tra bao gồm: pH, COD, BOD5 , SS, độ màu Pt_Co và Coliform. Dựa trên những số liệu thu thập được để tiến hành đánh giá và đưa ra các biện pháp tối ưu để có thể tăng hiệu suất và giảm được một lượng lớn năng lượng hao phí. ABTRACT Topic “ Survey wastewater treatment lines of An Binh Corporation ” was made by Loc Nguyen Minh student in waste workshop of Cheng Yang paper mill Co.LTD; period of three months from March to May, 2014. Study was carried out based on survey of wastewater treatment systems, collecting data, and evaluating the result achieved. The survey process is based on actual observations, learn the principles of operation structure… and follow the in way of each device in the system. Data was collected through sampling from the first quarter to the second quarter to identify key indicator such as pH, Color, BOD, COD, insoluble content, total Nitrogen, Phosphorus, Coliform. Based on the collected data to assess and provide optimal measures to increase efficiency and reduce a large amount of energy is wasted. MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT 9 Chương 1 MỞ ĐẦU 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài: 1 1.2.Mục đích của đề tài: 2 1.3.Nội dung đề tài: 2 1.4.Giới hạn đề tài: 2 Chương 2 TỔNG QUAN 3 2.1 Hiện trạng và ảnh hưởng của nước thải ngành giấy đến môi trường 3 2.1.1. Hiện trạng nước thải ngành giấy 3 2.1.2. Ảnh hưởng của nước thải đến môi trường: 4 2.1.2.1.Ô nhiễm không khí 4 2.1.2.2. Các loại chất thải rắn phát sinh 6 2.2 Tổng quan về công ty TNHH Xưởng Giấy Chánh Dương 7 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 7 2.2.2 Sơ đồ bộ máy quản trị nhà máy 8 2.2.3 Nguyên liệu, sản phẩm và hệ thống phân phối 9 2.3 Các chỉ số ô nhiễm của nước thải 11 2.3.1. Chỉ số SS 11 2.3.2. Chỉ số pH 11 2.3.3 Chỉ số COD (Chemical Oxigen Demand – nhu cầu oxy hoá học) 11 2.3.4. Chỉ số BOD (Biological Oxigen Demand – nhu cầu oxy sinh học) 11 2.3.5. AOX (Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ) 11 2.4. Đặc tính nước thải của ngành giấy 11 2.5 Đặc điểm nước thải của từng khu trong công ty giấy Chánh Dương 15 2.5.1 Phân xưởng tạo bột 15 2.5.2 Phân xưởng xeo 15 2.5.3 Phân xưởng lò hơi 15 2.5.4 Phân xưởng nước thải 15 2.5.5 Nước thải sinh hoạt 16 2.6 Các phương pháp xử lý nước thải hiện hành 16 2.6.1 Phương pháp cơ học 16 2.6.1.1 Thiết bị chắn rác 17 2.6.1.2 Thiết bị nghiền rác 18 2.6.1.4 Bể điều hòa 18 2.6.1.4 Bể lắng 19 2.6.1.5 Lọc cơ học 21 2.6.2.Các phương pháp hóa lý 22 2.6.2.1Keo tụ 22 2.6.2.2 Tuyển nổi 23 2.6.2.3 Hấp phụ 24 2.6.2.4 Trao đổi ion 25 2.6.3 Các phương pháp hóa học 26 2.6.3.1 Trung hòa 26 2.6.3.2 Phương pháp oxi hóa- khử 27 2.6.3.3 Kết tủa hóa học. 27 2.6.3.4 Phương pháp sinh học 28 2.6.4.1 Phương pháp xử lý kị khí 29 2.6.4.2 Phương pháp hiếu khí 30 2.7 Các biện pháp giảm thiều lượng nước thải cho ngành giấy 30 2.7.1 Sản xuất sạch hơn 30 2.7.1.1 Giảm thiểu tại nguồn 31 2.7.1.2 Tuần hoàn và tái sử dụng 32 2.7.1.3 Cải tiến sản phẩm 32 2.7.2 Các biện pháp khác 32 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 3.1 Nội dung nghiên cứu 34 3.2 Phương pháp nghiên cứu 34 3.3 Xác định các chỉ tiêu nghiên cứu khảo sát 35 3.3.1 Xác định độ pH của nước thải 35 3.3.2 Xác định tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng SS 35 3.3.2.1 Chuẩn bị dụng cụ 35 3.3.2.2 Tiến hành 35 3.3.2.3 Tính toán 36 3.3.3 Xác định chỉ số COD 36 3.3.3.1 Chuẩn bị hóa chất 36 3.3.3.2 Tiến hành 37 3.3.3.3 Tính toán 38 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40 4.1 Dây chuyền hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy Chánh Dương 40 4.1.1 Sơ đồ khối hệ thống 40 4.1.2.Thuyết minh dây chuyền 41 4.1.2.1.Hệ thống thu hồi bột 41 4.1.2.2.Sàng lọc tinh (sàng nghiêng) 42 4.1.2.3Bể trung hòa – keo tụ tạo bông 43 4.1.2.4Bể tuyển nổi 45 4.1.2.5.Tháp giải nhiệt – Bể điều tiết: 50 4.1.2.6.Bồn kị khí IC 53 4.1.2.7.Bể sụt khí 57 4.1.2.8.Bể lắng 61 4.1.2.9.Máy ép bùn 63 4.2.Kết quả xử lý nước thải: 64 4.3 Đề xuất các biện pháp hiện hành 65 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66 5.1 Kết luận 66 5.2 Kiến nghị 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC 69 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam Aerotank Bể sinh học hiếu khí AOX Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ BOD Biological Oxigen Demand (Nhu cầu oxy sinh hóa) COD Chemical Oxigen Demand (Nhu cầu oxy hóa học) DO Nồng độ oxy hòa tan SS Suspendedsolids (Chất rắn lơ lửng) TSS Total Suspendedsolids (Tổng chất rắn lơ lửng) TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam BCN Ban Chủ Nhiệm DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 2.1 Nguyên liệu cung cấp cho 2 chuyền 100T và 300T .................................... 9 Bảng 2.2 Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm ....................................................................... 10 Bảng 2.3: Thông số ô nhiễm theo phương pháp sản xuất ......................................... 13 Bảng 2.4: Giá trị nước thải và COD theo loại giấy .................................................... 14 Bảng 2.5: Đặc tính tuần hoàn của các nhà máy ......................................................... 14 Bảng 3.1: Kết quả đo từ ngày 21/03............................................................................. 39 Bảng 3.2 : Giá trị trung bình của kết quả đo từ ngày 21.03 đến ngày 26.03 .......... 39 Bảng 4.1 Thông số sàng nghiêng.................................................................................. 43 Bảng 4.1 Kết quả xử lý nước thải đã kiểm tra ........................................................... .64 DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 2.1: Công ty TNHH xưởng giấy Chánh Dương .................................................. 7 Hình 2.2 Sơ đổ bộ máy quản lý ...................................................................................... 8 Hình 2.4 Song chắn rác tự đông. .................................................................................. 17 Hình 2.5 Thiết bị nghiền rác.......................................................................................... 18 Hình 2.6 Bể lắng ngang ................................................................................................. 20 Hình 2.7 Bể lắng đứng ................................................................................................... 20 Hình 2.8 Bể lắng ly tâm ................................................................................................. 21 Hình 2.9 Phương pháp keo tụ ....................................................................................... 22 Hình 2.10 Phương pháp tuyển nồi ................................................................................ 23 Hình 2.11 Phương pháp hấp phụ .................................................................................. 24 Hình 2.12. Phương pháp trao đổi ion ........................................................................... 25 Hinh 2.13 Phương pháp xử lý kỵ khí ........................................................................... 29 Hình 3.1 Máy đo độ ph .................................................................................................. 35 Hình 3.2 Máy đo đô màu ............................................................................................... 35 Hình 3.3 Mẫu giấy lọc và mẫu đo ................................................................................ 35 Hình 3.4 Máy hút chân không....................................................................................... 35 Hình 3.5: K2 Cr2O7 .......................................................................................................... 36 Hình 3.6 Mẫu sau khi pha hóa chất và sau khi sấy .................................................... 37 Hình 4.1: Bột thu hồi ...................................................................................................... 41 Hình 4.1: Sàng tinh lọc ( Sàng nghiêng)...................................................................... 42 Hình 4.3 Bể trung hòa .................................................................................................... 44 Hình 4.4 Bể tuyễn nổi .................................................................................................... 45 Hình 4.10 Tháp giải nhiệt .............................................................................................. 50 Hình 4.11: Tháp giải nhiệt............................................................................................. 51 Hình 4.12 Bể điều hòa nước thải .................................................................................. 52 Hình 4.13 Bồn kị khí IC ................................................................................................ 53 Hình 4.14 Cấu tạo bồn IC .............................................................................................. 54 Hình 4.14 Vi khuẩn axetic ............................................................................................. 55 Hình 4.15 Vi khuẩn methane ........................................................................................ 55 Hình 4.16 Vi khuẩn khử sulfat...................................................................................... 56 Hình 4.16 Bể hiếu khí .................................................................................................... 58 Hình 4.17 Bể lắng ........................................................................................................... 62 Hình 4.18 Cấu tạo của bể lắng ...................................................................................... 62 Hình 4.19 máy ép bùn .................................................................................................... 63 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay trước xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, các thiết bị thông minh càng ngày càng đáp ứng được nhu cầu của con người cả trong đời sống, công việc lẫn hoạt động vui chơi giải trí. Nhưng bên cạnh đó việc sử dụng giấy cho nhu cầu hàng ngày là điều không thể thiếu với mọi cá nhân, thu hút được một lượng lớn người lao động làm trong lĩnh vực này. Giấy ngày nay không đơn thuần là sản phẩm được tạo ra nhằm mục đích kinh tế mà còn là giá trị biểu trưng cho một phần phát triển kinh tế của đất nước. Nó liên quan mật thiết đến một số ngành kinh tế quan trọng của nước ta như: in ấn, báo chí truyền thông, xuất nhập khẩu và cả vận tải. Ngành giấy ra đời tại Việt Nam là một ngành mới nhưng hiện nay nó đang thu hút một lượng lớn người lao động tham gia để phát triển được tiềm năng của ngành này trong nước ta. Giấy được tạo ra để giải quyết các nhu cầu thiết thực trong đời sống và sinh hoạt của con người. Tuy nhiên để sản xuất được một lượng giấy cụ thể với một công ty sản xuất với nguồn vốn trung bình cũng đã tiêu hao một lượng lớn năng lượng trong đó thì lượng nước được sử dụng hầu hết trongc ác quá trình sản xuất giấy. Nước thải ngành giấy được xếp vào loại có các chất độc hại cao và lượng nước xả thải ra bên ngoài là rất lớn. Trung bình một ngày 150m3/ngày. Việc xử lý trực tiếp nước thải trước khi đưa ra bên ngoài môi trường là rất cần thiết vì nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường bên ngoài. Đặc tính chính của nước thải ngành giấy là việc phối trộn và xử lý các tác chất trong việc sản xuất kết hợp với các loại hợp chất trích ly trong gỗ làm nên những mảng giấy nổi trên nước. Nếu tích tụ lâu ngày sẽ gây ô nhiễm cục bộ và 1 ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật dưới các sông ao hồ thì nó còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân tại gần các nơi xả thải. Cần đưa ra các biện pháp tối ưu để làm giảm được hàm lượng xả thải bên trong dòng nước và tiết kiệm tối đa về khả năng tài chính nhưng vẫn đảm bảo được nguồi nước loại A khi xả thải ra môi trường. Đây chính là mối trăn trở của nhiều doanh nghiệp khi tiến hành thành lập và hoạt động của bất kì công ty nào. Được sự chấp thuận của nhà máy xưởng giấy Chánh Dương, được sự đồng ý của BCN Khoa, bộ môn Công Nghệ Sản Xuất Giấy-Bột Giấy và giảng viên hướng dẫn, tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy xưởng giấy Chánh Dương” để phân tích và đánh giá khả năng xử lý của hệ thống. 1.2.Mục đích của đề tài: Khảo sát hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy giấy Chánh Dương nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải tại nhà máy thông qua việc kiểm tra mẫu nước thải cuối cùng của hệ thống. Qua đó thống kê số liệu thu được để phân tích, đánh giá hiệu quả và tìm ra phương pháp tăng hiệu suất cho quá trình xử lý nước thải. 1.3.Nội dung đề tài: - Khảo sát các khâu chính trong hệ thống xử lý nước thải. - Xác định các chỉ số nước thải đầu vào và đầu ra tại mỗi khâu. - Đánh giá hiệu quả xử lý của từng khâu. - Đề xuất phương pháp cải tiến.. 1.4.Giới hạn đề tài: - Khảo sát dây chuyền hệ thống xử lý nước thải và các thông số chính của nước thải đặc thù trong ngành giấy. - Các thông số chính là: pH, COD, BOD, TSS, độ màu. 2 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1 Hiện trạng và ảnh hưởng của nước thải ngành giấy đến môi trường 2.1.1. Hiện trạng nước thải ngành giấy Ngày nay xu thế phát triển trong ngành giấy hiện đang nằm trên hướng tích cực. Có hơn 500 nhà máy sản xuất giấy được thành lập nhưng chỉ có khoảng 10% nhà máy là có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn là nước sạch hoàn toàn. Phần lớn các nhà máy chỉ xây dựng hệ thống xả thải nhằm đối phó với các cơ quan chức năng trong lĩnh vực môi trường. Vì thế, việc giải quyết các vấn đề về xử lý nước thải công nghiệp và đặc biệt là nước thải ngành giấy để giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề thật sự đáng quan tâm. So với một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta ngành giấy chỉ đóng vai trò thiết yếu nhưng hậu quả của tác động đến môi trường của nó lại rất đáng quan tâm. Nước thải nếu không xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và môi trường xung quanh nơi xả thải. Việc sản xuất giấy tại Việt Nam còn phát triển rất chậm so với các nước khác. Do đó để có thể cải tiến quá trình sản xuất cần tích cực tìm hiểu cũng như học hỏi các phương pháp của các nước có nền công nghiệp giấy phát triển như các nước Bắc Âu. Hiện tại việc sản xuất ra 1 tấn giấy thì tiêu tốn từ 50-100m3 nước/ngày. Sự lạc hậu này dẫn đến việc tiêu tốn một lượng lớn năng lượng cung cấp cho quá trình đặc biệt là việc sử dụng nước trong việc rửa và tham gia quá trình tiến hành sản xuất. Sự lãng phí này gây lãng phí nguồn nước ngọt và tiêu tốn chi phí xử lý nước trước khi đưa ra sông để xả thải trực tiếp ra môi trường. Phần lớn các tác chất được sử dụng trong ngành giấy với nồng độ khá cao nên nước sau khi được sử dụng thường có chứa phần lớn các tác chất này. Nước 3 thải thường có độ pH trung bình từ 9-11, nồng độ BOD và COD đều cao, có thể nằm ở mức 700mg/l đến 2.500 mg/l. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn rất nhiều lần so với quy định cho phép. Trong thành phần nước còn chứa các vật thể rắn cũng như kim loại nặng, lignin (dịch đen), phẩm màu và các tác chất benzen. Nhưng tác chất tẩy trắng được sử dụng trong quá trình tẩy còn lưu lại sẽ theo dòng nước thải ra ngoài, đây là những tác chất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, những chất này có khả năng gây ung thư và các bệnh ngầm, rất khó phân hủy trong môi trường. Một vài nhà máy vì muốn giảm chi phí sản xuất nên đã trực tiếp xả thải ra môi trường trong khi hàm lượng các chất cao hơn từ 10-18 lần so với nước thải đạt chuẩn. Hiện nay vấn đề đáng quan tâm là vấn đề môi trường tại các nhà máy. Để sản xuất ra 1 tấn bột giấy phải thải ra ít nhất 10 tấn dịch đen. Việc tiến hành xử lý nguồn nước thải triệt để và giảm chi phí sản xuất vẫn đang là vấn đề nhức nhói đối với nhiều nhà máy. 2.1.2. Ảnh hưởng của nước thải đến môi trường: 2.1.2.1.Ô nhiễm không khí - Quá trình tạo bột: Tại đây thì những tác nhân có hại sẽ được sinh ra như bụi và tiếng ồn: + Bụi chủ yếu phát sinh từ bãi chứa giấy phế liệu, khu vực nhập liệu, khu vực xeo. Ngoài ra trong quá trình hoạt động của nhà máy, bụi còn phát sinh khi xuất nhập nguyên liệu sản phẩm do các phương tiện vận tải gây ra. + Ô nhiễm không khí tại công ty chủ yếu phát sinh từ lò hơi đốt bằng than của công ty và hệ thống khí thải từ các phương tiện vận tải chủ yếu là các khí như: NO2, SO2, CO2, THC… + Trong quá trình hoạt động của nhà máy, tiếng ồn chủ yếu phát sinh từ các khu vực sản xuất bột giấy và khu vực xeo giấy. Ngoài ra tiếng ồn còn phát sinh từ các loại phương tiện vận chuyển ra vào công ty. 4 + Nhiệt thừa từ quá trình xeo giấy, xử lý giấy nguyên liệu cũng làm tăng nhiệt độ trong nhà xưởng. Ngoài ra nhà xưởng của công ty có kết cấu kèo sắt, mái lợp tole nên bức xạ nhiệt mặt trời qua mái nhà xưởng dễ dàng làm tăng nhiệt độ trong xưởng đặc biệt là mùa khô. Thông thường ở nhà máy nhiệt độ trong xưởng thường cao hơn 2-3o C. - Biện pháp xử lý: + Đối với ô nhiễm bụi công ty xử lý như sau:  Bố trí các khu vực phát sinh bụi thành từng cụm riêng biệt đồng thời thường xuyên nhắc nhở công nhân quét dọn vệ sinh nhằm làm giảm lượng bụi đến mức thấp nhất.  Quy định cho công nhân vận hành và tất cả những người ra vào xưởng phải mang khẩu trang dây, có độ thông thoáng tốt nhất để hít thở.  Phun nước, làm ẩm đường nội bộ, sân bãi vào những ngày khô nóng để tránh bụi bay từ mặt đường vào không khí.  Thường xuyên làm vệ sinh, quét dọn, thu gom rác trong khuôn viên công ty.  Trồng cây xanh bao bọc xung quanh công ty để ngăn cản bụi phát sinh ra môi trường bên ngoài.  Các phương tiện vận chuyển khi di chuyển trong nhà máy phải di chuyển chậm và che chắn cẩn thận. + Đối với xử lý khí thải: Đối với khí thải từ lò hơi đốt than: Công ty đã trang bị hệ thống xử lý như sơ đồ công nghệ sau: Hệ thống xử lý khí thải từ lò hơi đốt than Khí thải lò đốt lò hơi Dung dịch xút loãng Thiết bị hấp thụ (rửa khí) 5 Ống khói cao 30m + Đối với tiếng ồn:  Thường xuyên kiểm tra máy móc, độ mài mòn các chi tiết luôn tra dầu mỡ bôi trơn các máy và thay thế các chi tiết bị mài mòn.  Trang bị bảo hộ lao động (nút chống ồn) đối với những khâu công nhân làm việc có độ ồn tương đối lớn. 2.1.2.2. Các loại chất thải rắn phát sinh  Tổng quan - Rác thải sinh hoạt phát sinh trong đợt 1 năm 2014 là 1.650 kg. - Các loại rác thải phát sinh trong quá trình sản xuất khu vực bột giấy, cặn lắng, các tạp chất thô trong nhiên liệu giấy tạp, thùng carton cũ, bao bì đựng hóa chất, bùn thải. Khối lượng phát sinh trong đợt 1 là 2,735 tấn. - Các loại rác thải nguy hại như các loại bao bì chứa các hóa chất, giẻ lau dính dầu nhớt, dầu nhớt cặn thải, bóng đèn huỳnh quang… Khối lượng phát sinh trong đợt 1 là 430 kg.  Biện pháp xử lý - Đối với rác thải sinh hoạt: Công ty đã cho người thu gom và tập trung lại bỏ vào thùng rác đặt đúng nơi quy định, hợp đồng với công ty TNHH MTV Cấp thoát nước- môi trường Bình Dương hàng ngày tới thu gom lượng rác thải này. Do vậy, vấn đề rác thải sinh hoạt đã được công ty giải quyết tốt, đảm bảo vệ sinh môi trường. - Đồi với rác thải công nghiệp: + Bột giấy có trong nước thải thu hồi được từ các công đoạn xử lý được thu gom và tái sử dụng lại trong quá trình sản xuất. + Bùn từ hệ thống xử lý nước thải không thể tái chế, các bao bì đựng hóa chất và các chất nguy hại khác được lưu trữ và hợp đồng với công ty TNHH MTV cấp thoát nước- môi trường Bình Dương đến thu gom, định kì xử lý. 6 + Do vậy vấn đề giải quyết chất thải rắn của công ty đã được giải quyết tốt và đảm bảo vệ sinh môi trường the yếu cầu. - Đối với rác thải nguy hại: + Hiện công ty đã thu gom và lưu trử đúng nơi quy định. + Công ty đã kí hợp đồng với Xí Nghiệp xử lý chất thải thuộc Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước môi trường Bình Dương để thu gom và xử lý. 2.2 Tổng quan về công ty TNHH Xưởng Giấy Chánh Dương 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Xưởng giấy Chánh Dương được đặt tại đường D15 khu công nghiệp Mỹ Phước 1 huyện Bến Cát Tỉnh Bình Dương. Công ty với sử đầu tư 100% vốn của Đài Loan đã chính thức đi vào sản xuất những tấn giấy đầu tiên vào tháng 6/2004. Được thiết kế với dây chuyền 80 nghìn tấn/năm và đã hoạt động rất hiệu quả. Tháng 9/2006 công ty chuyển giao công nghệ cho tập đoàn công ty giấy Cửu Long (Trung Quốc) và đã lấy tên là Công ty TNHH xưởng giấy Chánh Dương. Hình 2.1: Công ty TNHH xưởng giấy Chánh Dương Hiện tại công ty đang hoạt động trên tổng diện tích là 302,500 m2. Tổng vốn đầu tư hiện tại là 61,800,000 USD. Tổng số nhân viên hiện tại là 280 người và 7 đang tuyển thêm nguồn nhân lực có tay nghề lẫn chuyên môn. Công ty đang sản xuất với công suất lên đến 120 nghìn tấn/năm. Tương lai hướng đến là xây dựng dây chuyền 2 trên mặt bằng hiện có để đáp ứng nguồn hàng đưa ra thị trường tiêu thụ và công suất dự kiến có thể đạt đến 460 nghìn tấn/năm. Các sản phẩm của công ty hiện nay là: giấy carton và giấy ruột gợn sóng dùng cho các ngành bao bì và đóng thùng giấy carton. Lượng giấy sau khi được sản xuất ra sẽ được xe nâng đưa vào kho thành phẩm và sẽ được xuất ra thị trường tiêu thụ. Phần lớn giấy được tiêu thụ bởi các công ty nước ngoài đề làm thùng chứa đồ như các công ty điện tử: SAMSUNG, SONY, HITACHI… Lượng sản phẩm này vẫn chưa đáp ứng đủ so với yếu cầu chung của thị trường và vẫn là công ty tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ giấy. 2.2.2 Sơ đồ bộ máy quản trị nhà máy Hình 2.2 Sơ đổ bộ máy quản lý 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan