Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát đặc trưng từ, ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng việt liên hệ chu...

Tài liệu Khảo sát đặc trưng từ, ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng việt liên hệ chuyển dịch sang tiếng anh

.PDF
103
1812
62

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- PHẠM THỊ TUYẾT THANH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ KHẢO SÁT ĐẶC TRƯNG TỪ, NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT LIÊN HỆ CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60.22.01 -----------------  Hà Nội 2007  ----------------- TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- PHẠM THỊ TUYẾT THANH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ KHẢO SÁT ĐẶC TRƯNG TỪ, NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT LIÊN HỆ CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60.22.01 Người hướng dẫn khoa học : GS. TS. Lê Quang Thiêm -----------------  Hà Nội 2007  ----------------- MỤC LỤC Nội dung Trang Lời cảm ơn 0 Phần mở đầu 1 0.1. Lý do chọn đề tài 1 0.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 0.3. Tư liệu nghiên cứu 2 0.4. Phương pháp nghiên cứu 3 0.5. Cấu trúc của luận văn 3 Chương 1: Cơ sở lý luận, các nguồn tư liệu và phương thức thực hiện đề tài 5 1.1. Cơ sở lý luận 5 1.1.1. Sự chia cắt thực tế khách quan trong các ngôn ngữ 1.1.2. Cách thức định danh trong ngôn ngữ 5 1.2. Các nguồn tư liệu 5 1.3 . Phương thức thực hiện đề tài 7 1.3.1. Phân tích các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng 12 Việt về cách thức cấu tạo 14 1.3.2. Phân tích biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt về cấu tạo nội dung ngữ nghĩa 14 Tiểu kết Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể 15 người trong tiếng Việt 17 2.1. Dẫn nhập 2.1.1. Từ đơn 19 2.1.2. Từ ghép 19 2.1.2.1. Từ ghép nghĩa 19 2.1.2.2. Từ láy âm 21 2.1.3. Từ ngẫu hợp 21 2.2. Đặc điểm cấu tạo của các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt 2.2.1. Cấu tạo từ đơn 22 2.2.2. Cấu tạo từ ghép 22 2.2.2.1. Từ ghép phụ nghĩa 25 2.2.2.2. Từ ghép láy nghĩa 25 2.2.2.3. Từ ngẫu hợp 29 2.2.3. Đặc điểm về sự phân bố và tỷ lệ giữa từ thuần Việt và từ Hán 30 Việt trong các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt Tiểu kết 31 Chương 3: Đặc điểm nội dung ngữ nghĩa của các biểu thức chỉ bộ phận 33 cơ thể người trong tiếng Việt 3.1. Dẫn nhập 35 3.2. Cấu tạo nội dung ngữ nghĩa của các biểu thức chỉ bộ phận cơ 35 thể người trong tiếng Việt 3.2.1. Nghĩa của từ thể hiện qua từ điển giải thích 35 3.2.2. Hiện tượng đa nghĩa 35 3.2.3. Nghĩa biểu trưng 41 Tiểu kết 49 Chương 4: Liên hệ chuyển dịch các biểu thức chỉ bộ phận chỉ cơ thể 59 người trong tiếng Việt sang tiếng Anh 4.1. Dẫn nhập 60 4.1.1. Bản chất và đặc điểm của quá trình dịch 60 4.1.2. Vấn đề tương đương trong dịch thuật 60 4.2. Liên hệ chuyển dịch các biểu thức chỉ bộ phận chỉ cơ thể người 61 trong tiếng Việt sang tiếng Anh 4.2.1. Liên hệ chuyển dịch các biểu thức đơn nghĩa 63 4.2.2. Liên hệ chuyển dịch các biểu thức đa nghĩa. 64 4.2.3. Đề xuất đối với các nhà biên soạn từ điển Việt - Anh 66 Tiểu kết 72 Kết luận 74 Tài liệu tham khảo 76 Phụ lục 80 85 97 101 PHẦN MỞ ĐẦU 0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện thực trong thế giới thường có những lĩnh vực tồn tại chung và phổ biến cho mọi dân tộc, mọi quốc gia. Tuy nhiên cũng có những tồn tại chỉ có ở dân tộc này, quốc gia này mà lại không có ở quốc gia khác, dân tộc khác. Nhưng cách thức gọi tên, biểu đạt ý nghĩa, hình dung, tưởng tượng về cái tồn tại chung ấy là không giống nhau. Chính cái khác nhau này thể hiện đặc điểm của ngôn ngữ (phương tiện của giao tiếp và tư duy) và văn hoá một cách đậm nét nhất. Một trong những đề tài thể hiện cái chung, cái riêng trong tồn tại liên quan đến ngôn ngữ và tư duy ngôn ngữ chính là những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người. Trong mọi ngôn ngữ đều có những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người, chúng lập thành một trường từ vựng - ngữ nghĩa riêng, gọi là trường bộ phận cơ thể người. Tính chất quan trọng của trường từ vựng - ngữ nghĩa này thể hiện ở chỗ đa số các tên gọi trong trường đều thuộc vốn từ vựng cơ bản của một ngôn ngữ, chúng là lớp từ thuần ngữ nhất, ít bị pha tạp hoặc biến đổi bởi các quá trình ngôn ngữ và văn hoá. Các từ thuộc trường từ vựng này rất hàm súc về ngữ nghĩa, chúng được sử dụng với những biến đổi ngữ nghĩa rất phong phú và linh hoạt trong lời nói. Đề tài mà chúng tôi lựa chọn không chỉ tập trung nghiên cứu đặc trưng của các từ, ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt, mà còn tìm cách liên hệ chuyển dịch các từ, ngữ này sang tiếng Anh. Kết quả của sự chuyển dịch này liên quan đến sự giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ cũng như nền văn hoá xã hội của hai đất nước. Làm được điều này, chúng tôi hy vọng giúp ích ít nhiều cho việc dạy tiếng Việt cho người Anh và việc dạy tiếng Anh cho người Việt. Cung cấp cho người học cơ sở khoa học và có phương pháp hiệu quả hơn trong việc học tiếng và sử dụng tốt hơn văn hoá giao tiếp 1 bằng ngôn từ, cũng như hiểu được một phần nào về đặc điểm văn hoá xã hội bộc lộ qua bộ phận ngôn ngữ này. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của luận văn này là khảo sát, thống kê tương đối đầy đủ các từ, ngữ, hay nói một cách khác là các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người. Biểu thức mà chúng tôi quan niệm ở đây có thể là từ (từ đơn, từ ghép), có thể là ngữ, là cụm từ, là ngữ định danh. Thông qua các cuốn từ điển, điều tra thực tế, vốn hiểu biết ngôn ngữ tiếng Việt của bản thân, chúng tôi lên danh sách tạm gọi là đầy đủ những biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người. Với các dữ liệu thu được, chúng tôi phân tích, thống kê và tổng hợp để tìm ra kết quả. Do đó, luận văn nhằm thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản sau: Phân tích đặc điểm của các biểu thức này về cấu tạo (hình thức) và về ngữ nghĩa (nội dung), để từ đó thấy được đặc trưng của chúng trong tiếng Việt. Chỉ ra các phương thức chuyển dịch các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt sang tiếng Anh. 3. TƢ LIỆU NGHIÊN CỨU Tư liệu nghiên cứu của luận văn này bao gồm các biểu thức chỉ cơ thể người được rút ra từ các cuốn từ điển: từ điển tiếng Việt, từ điển tiếng Anh, từ điển Việt - Anh, từ điển Anh - Việt. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng các tài liệu khác như: thành ngữ, tục ngữ, các bản dịch, các bài báo, tạp chí… được coi là các tài liệu thể hiện rõ nét nhất về các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người và các nét nghĩa của các biểu thức này trong hoạt động hành chức của chúng. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 Các phương pháp mà chúng tôi sử dụng trong luận văn này là các phương pháp thường được dùng trong khoa học ngôn ngữ. Cụ thể là các phương pháp sau: Phương pháp thống kê, định lượng: thông qua các nguồn tài liệu tin cậy, chúng tôi tiến hành điều tra, tập hợp, thống kê các ngữ liệu, tức là các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt. Phương pháp phân tích, nhận diện đặc điểm về mặt cấu tạo và về mặt ngữ nghĩa của các biểu thức này. Tức là phân tích cấu tạo từ, cấu tạo ngữ, phân tích các thành tố nghĩa, kể cả phân tích liên hợp giữa đặc điểm cấu tạo và nội dung nghĩa với cách tư duy, diễn đạt của người Việt để khái quát chỉ ra các đặc trưng của các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt. Phương pháp phân tích thành tố: nói chung phương pháp phân tích thành tố có thể được hiểu là phương pháp nghiên cứu mặt nội dung các đơn vị có nghĩa, được khởi thảo ra trong phạm vi ngữ nghĩa học cấu trúc và có mục đích là phân giải ý nghĩa ra thành các thành phần ngữ nghĩa tối thiểu (hay còn gọi là các nghĩa vị, các ý sơ đẳng, các nhân tử ngữ nghĩa, các đặc trưng ngữ nghĩa, các thành tố). Đối tượng phân tích bằng phương pháp này là một tổng thể các từ liên quan với nhau về ngữ nghĩa.[41,77] Phương pháp đối chiếu chuyển dịch: luận văn tập trung đưa ra các biểu thức chỉ cơ thể người trong tiếng Việt trong sự đối chiếu chuyển dịch để tìm ra các phương thức chuyển dịch các biểu thức này sang tiếng Anh. 5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Nội dung chính của luận văn được sắp xếp theo trình tự như sau: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3. Tư liệu nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Cấu trúc của luận văn PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: Xác định cơ sở lý luận, các nguồn tài liệu và phương thức thực hiện đề tài Chƣơng 2: Đặc điểm cấu tạo của các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt Chƣơng 3: Đặc điểm nội dung ngữ nghĩa của các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt Chƣơng 4: Cách thức chuyển dịch các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt sang tiếng Anh PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, CÁC NGUỒN TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG THỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Sự chia cắt thực tế khách quan trong các ngôn ngữ Nhiều tác giả cho rằng thực tế khách quan là một dải liên tục khi đi vào ngôn ngữ được chia thành những phân đoạn và sự chia cắt này không có đường phân định ranh giới rõ ràng. Nhu cầu nhận thức hiện thực của con người và tiếp đó là sự biểu hiện kết quả nhận thức bằng các phương tiện ngôn ngữ đã đưa con người đến chỗ phải cấu trúc hoá hiện thực theo một kiểu nhất định. Có thể tìm thấy hàng loạt sự kiện chứng tỏ thể liên tục thế giới khách quan trong các ngôn ngữ được phân cắt theo kiểu khác nhau và được biểu hiện một cách khác nhau bằng ngôn ngữ. Cùng một sự vật, hiện tượng có thể được biểu hiện trong ngôn ngữ khác nhau với mức độ phân hoá khác nhau. Một sự vật nào đó trong ngôn ngữ này có thể được thể hiện có tính nhất thể, nghĩa là không được phân chia nhỏ hơn, nhưng trong ngôn ngữ khác lại có thể được thể hiện theo kiểu được phân cắt thành những bộ phận nhỏ hơn có phân biệt. Chẳng hạn, trong tiếng Anh, tiếng Đức ngón tay và ngón chân được thể hiện phân biệt bằng hai từ riêng là finger, toe và finger, zehe còn trong tiếng Việt lại biểu hiện nhất thể hoá hai biểu vật này chỉ bằng một từ ngón. Khi cần cụ thể hoá, người Việt sẽ dùng đến cụm từ hoặc phương tiện cú pháp: ngón tay, ngón chân. Sự khác nhau giữa các ngôn ngữ về vấn đề này được thể hiện ở chỗ cách biểu hiện có phân biệt một nội dung nhất định trong ngôn ngữ này có thể là bắt buộc, còn trong ngôn ngữ kia lại là không bắt buộc. 5 Nguyên nhân của sự phân chia liên tục thế giới khách quan trong các ngôn ngữ theo cách khác nhau có thể là không giống nhau. Trong một số trường hợp, sự thiếu vắng một từ nào đó có thể là do ở dân tộc này không có khái niệm tương ứng. Song, cũng có khi trong tư duy của dân tộc này có phân biệt các khái niệm nhưng lại không có sự phân biệt trong cách thể hiện bằng ngôn ngữ. Ngoài ra, cái có vai trò không kém phần quan trọng làm xuất hiện nét khác biệt trong sự phân chia hiện thực là ảnh hưởng của cấu trúc ngôn ngữ và các phương tiện biểu hiện ngôn ngữ theo truyền thống của một ngôn ngữ nào đó đã được hình thành tới thời điểm tạo ra khái niệm mới.[41,30]. V.F.Humboldt đã từng phát biểu rằng: từ không phải là đại diện của bản thân sự vật… mà là sự biểu hiện quan điểm riêng của chúng ta về sự vật. Đây là nguồn gốc chính của sự đa dạng về những cách biểu hiện cho cùng một sự vật. Như thế, cùng một sự vật, hiện tượng, tư duy của con người khám phá ra các đặc trưng khác nhau, từ đó mà sự vật mang các tên khác nhau. Chính vì sự khám phá hiện thực, chia cắt hiện thực, óc liên tưởng của mỗi dân tộc khác nhau, nên số lượng của các từ biểu thị trong cùng một lĩnh vực thực tế khách quan ở các ngôn ngữ khác nhau là khác nhau. Theo giả thuyết tính tương đối ngôn ngữ học của E. Sapir - B. L. Whorf: trong các ngôn ngữ dân tộc có nhiều trường hợp đã bộc lộ thực sự “cách phân cắt thế giới” khác nhau. Một bộ phận nào đó của từ vựng trong ngôn ngữ này không tương đương với bộ phận tương ứng trong ngôn ngữ kia, vì nó biểu thị những đối tượng chỉ vốn có trong lịch sử, đời sống, văn hoá tinh thần của riêng một dân tộc, hoặc là khác biệt căn bản với những cái tương tự trong văn hoá đời sống của dân tộc kia. Do vậy, trong các ngôn ngữ này không có các tương ứng từ vựng ổn định, đồng nhất một đối một. Song, tuy mỗi dân tộc nhận thức thế giới một cách khác nhau, phân cắt thế giới một cách không giống nhau, nhưng sự tri giác của từng dân tộc về thế giới hiện thực là trùng nhau ở các dân tộc thuộc nền văn hoá và ngôn ngữ khác nhau, vì 6 nếu không, các dân tộc nói bằng ngôn ngữ khác nhau sẽ không hiểu được nhau. Những gì tồn tại trong thế giới gọi chung là thế giới hiện thực đều được biểu hiện bằng vật chất cụ thể, tuy nhiên trong số này có cái là có thực trong thế giới hiện thực, nhưng cũng có cái do con người tưởng tượng ra. Thực tại khách quan bao gồm cả cái cụ thể và cái trừu tượng. Những thực tại gần gũi với đời sống con người thì tương đối giống nhau ở các dân tộc, nhưng cách thức gọi tên, biểu đạt ý nghĩa về những thực tại chung này lại không giống nhau ở mỗi dân tộc. Có thể nói rằng, bộ phận cơ thể người là một thực tại chung tồn tại ở tất cả các dân tộc. Về tín hiệu ngôn ngữ mà nói, mỗi dân tộc đều có cách gọi tên và biểu đạt ý nghĩa riêng về mỗi bộ phận cơ thể người. Cùng một thực tại nhưng cách định danh nó (nói một cách trừu tượng là cách phân chia thực tại) ở mỗi dân tộc là không giống nhau. Mỗi dân tộc phân chia thực tế khách quan theo cách của mình, do đó mà tạo ra cách nhìn của mình đối với thực tế và họ biểu hiện kết quả của quá trình nhận thức thế giới khách quan này qua ngôn ngữ theo cách của riêng mình. Đây chính là quá trình định danh. 1.1.2. Cách thức định danh trong ngôn ngữ Khi nghiên cứu về ngôn ngữ học, người ta không thể không nói đến sự hình thành cách định danh trong hệ thống ngôn ngữ. Vậy định danh là gì? Thuật ngữ này thường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Ở đây, chúng tôi hiểu theo quan niệm của một nhà ngôn ngữ học người Nga, Ã.Â.ấợởứàớủờốộ, định danh là “sự cố định (hay gắn) cho một ký hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm phản ánh những đặc trưng nhất định của một biểu vật - các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó mà các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ”.(Dẫn theo Nguyễn Đức Tồn) [41,33]. 7 Như đã đề cập ở trên, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia có một cách phân cắt thực tại và cách tri nhận thực tại khách quan riêng, cho nên trong cách định danh ở các ngôn ngữ cũng không giống nhau. Trước hết, chúng tôi muốn nói đến việc lựa chọn đặc trưng của đối tượng để làm cơ sở cho tên gọi của nó. Như Lê Nin đã nói: trong quá trình tạo ra các từ, có ý nghĩa lớn lao là vấn đề lựa chọn “đặc trưng nào đó đập vào mắt mà tôi lấy làm đại diện cho đối tượng” để làm cơ sở gọi tên đối tượng. Vai trò của việc lựa chọn này bị quy định bởi một loạt nhân tố, trong đó một phần thuộc về các đặc điểm sinh lý của con người, một phần thuộc về các chức năng và cơ chế của lời nói. Hiển nhiên, các đặc trưng được lựa chọn làm cơ sở cho tên gọi rất khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau và thậm chí ngay trong cùng một ngôn ngữ. Tên gọi của cùng một đối tượng nào đó ngoài thế giới khách quan trong ngôn ngữ này được dựa trên đặc trưng có tính chủ quan, còn trong ngôn ngữ khác lại được dựa trên đặc trưng có tính khách quan. Tư duy ngôn ngữ của mỗi dân tộc một khác, có thể với cùng một đối tượng, dân tộc này phát hiện ra đặc trưng hình thức nhưng dân tộc khác lại phát hiện ra đặc trưng chức năng, do vậy đặc trưng được chọn để đặt tên cho đối tượng sẽ khác nhau, và đối tượng sẽ có tên gọi không như nhau ở các dân tộc.Việc chọn đặc trưng này chứ không phải chọn đặc trưng khác phụ thuộc vào thiên hướng quan sát của chủ thể định danh. Đặc trưng được chọn có thể là đặc trưng cơ bản, thuộc bản chất của sự vật, mà cũng có thể là thuộc tính không căn bản, miễn sao đặc trưng được lựa chọn có giá trị khu biệt sự vật ấy với sự vật khác. Mặc dù các đặc trưng này là hết sức đa dạng, song trong một số trường hợp, mỗi ngôn ngữ có thể biểu lộ thiên hướng lấy những đặc trưng có tính chất nhất định để làm cơ sở gọi tên. Do vậy, giá trị của cùng một đặc trưng trong từng ngôn ngữ là không như nhau.Theo kết quả thống kê của Nguyễn Đức Tồn [40], khi định danh 211 tên gọi bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt, người Việt đã dựa vào sáu đặc trưng cơ bản sau: 8  Đặc trưng hình thức: đặc trưng này chiếm 52%. Ví dụ: nhãn cầu, lá mía, xương chậu, mắt cá...  Đặc trưng vị trí: số lượng tên gọi có đặc trưng vị trí chiếm gần 22%. Ví dụ: tai trong, mang tai, nhân trung, xương sườn...  Đặc trưng công cụ, chức năng: đặc trưng này là dấu hiệu khu biệt 9% số tên gọi. Ví dụ: dây thanh, ruột thừa, bàn toạ...  Đặc trưng vật lý: đặc trưng này được người Việt sử dụng trong 6,6% số trường hợp. Ví dụ: ruột già, ruột non, động mạch, tĩnh mạch...  Đặc trưng kích cỡ, kích thước: 6,1% tên gọi bộ phận cơ thể trong tiếng Việt được dựa trên đặc trưng này. Ví dụ: đại não, tiểu não, đại tràng, ngón cái...  Đặc trưng tản mạn khác (màu sắc, cấu tạo, hành vi...): các đặc trưng này chiếm 3,7%. Ví dụ: tròng trắng, huyết mạch... Có ý kiến cho rằng chính đặc điểm của loại hình ngôn ngữ cũng có ảnh hưởng lớn đến cách thức định danh trong từng ngôn ngữ. Chẳng hạn, trong tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác có các loại từ như: cái, con, chiếc... Khi định danh, gọi tên các sự vật trong lời nói, người Việt sử dụng các loại từ khác nhau tuỳ thuộc vào góc độ nhìn sự vật và hiện tượng. Ví dụ, với một bộ phận cơ thể người "phổi", có người thì gọi là lá phổi, có người thì lại gọi là buồng phổi. Hoặc người Việt có thể gọi "tim" là trái tim, con tim, hoặc quả tim... Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng khi gọi tên các sự vật, người Việt đồng thời nhấn mạnh cả đặc trưng của chúng có thể tri giác bằng mắt được. Thậm chí, một hiện tượng rất trừu tượng như tình cảm của con người vốn được biểu hiện rất tổng thể bằng từ "lòng" cũng được người Việt vật thể hoá, hình dung có một hình thù nhất định như một vật có mặt phẳng, mỏng, dài: 9 tấm lòng. Trong các ngôn ngữ không có loại từ như tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Anh... thì không có đặc điểm như thế khi gọi tên các sự vật. Tham gia vào quá trình định danh có hai nhân tố đó là: chủ thể định danh và khách thể được định danh. Chính việc tách ra đặc trưng này hoặc đặc trưng khác làm cơ sở cho tên gọi có liên quan một cách trực tiếp nhất với đặc tính tri giác đối tượng của chủ thể định danh. Có ý kiến cho rằng: khi tách một đối tượng ra khỏi những đối tượng khác đã diễn ra sự “xoay” các mặt khác nhau của nó về phía chủ thể. Con người nhìn thấy các mặt, các phía này nhưng không phải thấy chúng ở những góc độ rõ ràng như nhau. Chẳng hạn, để gọi tên phần xương của đai hông, trong tiếng Việt chúng ta có hai từ: xương chậu và xương hông. Nếu chủ thể nhìn đối tượng theo hình dáng của nó thì người ta sẽ dùng từ xương chậu, còn từ xương hông sẽ được dùng nếu chủ thể nhìn đối tượng theo vị trí. Vấn đề này có liên quan với việc sử dụng đối tượng nào đó trong thực tiễn và phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích của một cộng đồng ngôn ngữ nhất định. Chẳng hạn, cùng một bộ phận cơ thể người tuỳ theo hình thù cụ thể mà người Việt định danh nó bằng các tên gọi khác nhau đầy hình tượng: mắt - mắt lá răm, mắt bồ câu, mắt lươn, mắt ốc nhồi, mắt dao cau...; mặt - mặt trái xoan, mặt chữ điền, mặt lưỡi cày,... Đó là lý do mà mỗi dân tộc chọn đặc điểm để định danh đối tượng theo cách riêng của mình và cùng một đối tượng trong các ngôn ngữ khác nhau sẽ được gọi tên theo các cách khác nhau. Cùng một đối tượng có thể được gọi tên trong các ngôn ngữ theo cách khác nhau phụ thuộc vào đối lập kiểu nào về tâm lý, lịch sử, dân tộc và xã hội làm cơ sở cho sự định danh. Các thủ pháp định danh là chung cho tất cả mọi ngôn ngữ trên thế giới. Song, đặc điểm của hệ thống ngôn ngữ, đặc điểm của loại hình ngôn ngữ có ảnh hưởng quan trọng đến đặc tính của các thủ pháp định danh. Chính các thủ pháp này làm nên đặc trưng của hành vi ngôn ngữ. Theo 10 Â.À.ẹồðồỏðồớớốờợõ (dthông thường, người ta hay nói đến các cách định danh sau:  Sử dụng tổ hợp ngữ âm biểu thị đặc trưng nào đó trong số các đặc trưng của đối tượng này  Mô phỏng âm thanh (tức là tượng thanh)  Phái sinh  Ghép từ  Cấu tạo các biểu ngữ đặc biệt  Can-ke (hay sao phỏng)  Vay mượn Theo ý kiến của Ã.Â.ấợởứàớủờốộ, một nhà ngôn ngữ học người Nga, cần tách ra ba dạng định danh:  Định danh bằng từ và từ tổ (đây là định danh từ vựng)  Định danh bằng câu (mệnh đề)  Định danh bằng văn bản Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi xem xét dạng định danh thứ nhất, đó là định danh bằng từ và từ tổ. Quan niệm gọi từ, ngữ trong các ngôn ngữ không giống nhau, thậm chí ngay trong một ngôn ngữ cũng khác nhau. Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, có sẵn của ngôn ngữ. Do tính có sẵn và hiển nhiên của từ mà ngôn ngữ của loài người bao giờ cũng được gọi là ngôn ngữ của các từ. Chính tổng thể các từ là vật liệu xây dựng mà thiếu nó thì không thể hình dung được một ngôn ngữ. Chính các từ đã biến đổi và kết hợp ở trong câu theo quy luật ngữ pháp của ngôn ngữ. Mặc dù từ luôn được coi là đơn vị trung tâm trong toàn bộ cơ cấu của một ngôn ngữ, nhưng để định nghĩa được khái niệm này thật không dễ dàng chút nào. F.de. Saussure đã viết: “… từ là một đơn vị luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ, mặc dù khái niệm này thật khó định nghĩa…”[8]. Các tài liệu ngôn ngữ học 11 hiện đại có ba khuynh hướng cơ bản trong việc miêu tả bản chất của từ và những nguyên tắc định nghĩa nó:  Từ chỉ được khảo sát theo quan điểm ngôn ngữ học một phần nào, còn việc giải quyết nó nói chung được chuyển sang các khoa học lân cận như triết học, logic học và tâm lý học.  Từ được xác định một cách phiến diện từ một mặt nào đó của nó, hoặc được xác định một cách rất chung chung, không cụ thể.  Từ được khảo sát từ các mặt khác nhau, nhưng chủ yếu nhấn mạnh những đặc điểm của nó trong mỗi ngôn ngữ riêng biệt. Cái khó nhất trong việc định nghĩa từ là sự khác nhau về cách định hình, về chức năng và các đặc điểm ý nghĩa của từ trong các ngôn ngữ khác nhau cũng như trong một ngôn ngữ do đó không có sự thống nhất trong cách định nghĩa cũng như miêu tả về từ. Hiện nay, theo Nguyễn Thiện Giáp [17], có tới trên 300 định nghĩa về từ. Tuy thế, để có cơ sở tiện lợi cho việc nghiên cứu, người ta thường vẫn chấp nhận một khái niệm nào đó về từ tuy không có sức bao quát toàn thể nhưng cũng chỉ để lọt ra ngoài phạm vi của nó một số lượng không nhiều các trường hợp ngoại lệ. Với tư cách là một định nghĩa sơ bộ, có tính chất giả thuyết để làm việc, chúng tôi chấp nhận quan niệm từ, ngữ trong từ điển gọi là từ - từ điển. Dựa vào các cuốn từ điển chuẩn trong tiếng Việt, chúng tôi sẽ thu thập được các tư liệu về từ, ngữ (gọi chung là các biểu thức) chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt. 1.2. CÁC NGUỒN TƢ LIỆU Theo quan niệm từ, ngữ như đã giới thiệu ở trên, chúng tôi tiến hành khảo sát nguồn tư liệu. Để tránh chủ quan và đảm bảo độ tin cậy nhất định, trước tiên chúng tôi dựa vào các tài liệu tổng hợp, đó là các cuốn từ điển. Về tiếng Việt, chúng tôi tiến hành thu thập các tài liệu cụ thể là các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt trên cơ sở dữ liệu từ các 12 cuốn từ điển. Trong thời điểm hiện nay, chúng tôi thấy cuốn từ điển tiêu biểu nhất là cuốn từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học - Viện Ngôn ngữ do Hoàng Phê làm chủ biên. Cuốn từ điển này hàng năm đều được bổ sung và tái bản, gồm 1130 trang và có bổ sung thêm 2090 mục từ mới. Ngoài ra, chúng tôi có sử dụng thêm cuốn từ điển tiếng Việt của Văn Tân [43] và cuốn Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý. [50] Trong luận văn này, chúng tôi có sử dụng một số thành ngữ và tục ngữ có các thành tố chỉ bộ phận cơ thể người, nên chúng tôi có khảo sát thêm trong cuốn: Từ điển thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt Nam của Nguyễn Lân xuất bản năm 1989 của nhà xuất bản VHHN. Nhiệm vụ của luận văn đã đề ra là nhằm thống kê, tập hợp tương đối đầy đủ các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt nên chúng tôi đã khảo sát thêm trong các sách chuyên môn về giải phẫu sinh lý người để thu thập được các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người chi tiết hơn. Vì tiếng Việt là tiếng bản ngữ cho nên chúng tôi bổ sung thêm các biểu thức bình dân chỉ bộ phận cơ thể người mà chúng tôi thu thập được từ lời ăn tiếng nói hằng ngày của người Việt. Về tiếng Anh, chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu chủ yếu là từ các cuốn từ điển sau: Oxford - Advanced Learner‟s Encyclopedic Dictionary. Đây là cuốn từ điển gồm 1081 trang, xuất bản năm 1993 và được in tại Hồng Kông. English - Vietnamese Dictionary. Từ điển Anh - Việt của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện ngôn ngữ học, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2047 trang, xuất bản năm 1994. Idiom English - Vietnamese Dictionary Từ điển thành ngữ Anh - Việt của Trung tâm biên soạn dịch thuật sách Sài Gòn, nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh gồm 832 trang, xuất bản năm 2004. 13 Tất nhiên, trong quá trình khảo sát, thu thập tài liệu chúng tôi cũng tham khảo các bài báo, tạp chí, các bản dịch Anh - Việt, Việt - Anh được coi là những tài liệu thể hiện rõ nét nhất về các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người và hoạt động hành chức của chúng. Sau khi có đầy đủ nguồn tư liệu trên, chúng tôi tiến hành: Lập bảng danh sách các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt theo thứ tự a,b, c. Tập hợp các thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ bộ phận cơ thể người mang tính chất triết lý, thể hiện ý nghĩa biểu trưng văn hoá. 1.3 . PHƢƠNG THỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Nhằm nêu bật được đặc trưng của các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt, chúng tôi đi vào khảo sát các biểu thức này ở hai bình diện chủ yếu sau:  Về cách thức cấu tạo  Về nội dung ngữ nghĩa 1.3.1. Phân tích các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Việt về cách thức cấu tạo Như đã đề cập ở trên, quan niệm về từ, ngữ trong tiếng Việt của các nhà Việt ngữ học không giống nhau nên quan niệm về cách thức cấu tạo chúng cũng có những khác biệt. Nhìn chung từ xưa đến nay, những tiếng độc lập, có nghĩa ai cũng coi là từ - từ đơn tiết. Còn những tiếng không độc lập thì được xử lý khác nhau. Nguyễn Kim Thản phân biệt từ thuần, từ pha, từ phức, từ chắp; Đỗ Hữu Châu chia ra thành từ láy và từ ghép; Nguyễn Tài Cẩn phân biệt từ ghép nghĩa, từ láy âm và từ ngẫu kết; Nguyễn Văn Tu phân biệt từ ghép bổ nghĩa, từ ghép hợp nghĩa và từ ghép láy âm…Trong luận văn này, chúng tôi tiếp thu cách phân loại từ theo quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn [1], tức là phân các đơn vị ngôn ngữ này thành: tiếng, từ ghép nghĩa, từ láy âm và từ ngẫu kết. 14 1.3.2. Phân tích biểu thức chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Việt về cấu tạo nội dung ngữ nghĩa Khi nghiên cứu về từ tiếng Việt, nghĩa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tính đa dạng về nghĩa của từ đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm từ lâu và họ đã đưa ra khá nhiều cách phân biệt nghĩa của từ. Nguyễn Văn Tu [43] nhấn mạnh nghĩa là phản ánh sự vật, hiện tượng thông qua khái niệm, giá trị ngữ cảnh. Theo ông có các thành tố nghĩa của từ sau:  Nghĩa biểu đạt  Nghĩa chủ quan  Nghĩa ngữ pháp Đỗ Hữu Châu [4] đã phân tích bốn thành tố ngữ nghĩa của từ như sau:  Ý nghĩa biểu vật  Ý nghĩa biểu niệm  Ý nghĩa biểu thái  Ý nghĩa ngữ pháp Nguyễn Thiện Giáp [17] giải thích rõ các thành tố ngữ nghĩa:  Nghĩa sở biểu  Nghĩa sở chỉ  Nghĩa sở dụng  Nghĩa kết cấu Cần nhận thấy rằng ngữ nghĩa của các biểu thức chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt theo phạm vi khảo sát của chúng tôi là nghĩa từ vựng (lexical meaning). Vì vậy, loại “nghĩa kết cấu” hay “ý nghĩa ngữ pháp” của Nguyễn Thiện Giáp và Đỗ Hữu Châu không thuộc đối tượng khảo sát của luận văn. Hơn nữa, tuy tên gọi các loại nghĩa của hai tác giả này có hàm ý khác nhau nhưng về cơ bản đều chỉ rõ các loại nghĩa định danh và nghĩa hệ thống của từ, ngữ. Theo hướng này, gần đây có tác giả đã nghiên cứu sâu hơn 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan