Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát đặc trưng các diễn ngôn tin trên vài trang web tiếng anh năm 2010...

Tài liệu Khảo sát đặc trưng các diễn ngôn tin trên vài trang web tiếng anh năm 2010

.PDF
123
1997
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ==================== HOÀNG THỊ MẾN KHẢO SÁT ĐẶC TRƢNG CÁC DIỄN NGÔN TIN TRÊN MỘT SỐ TRANG WEB TIẾNG ANH NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC HàNội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ==================== HOÀNG THỊ MẾN KHẢO SÁT ĐẶC TRƢNG CÁC DIỄN NGÔN TIN TRÊN MỘT SỐ TRANG WEB TIẾNG ANH NĂM 2010 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ VIỆT THANH HàNội - 2014 Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Thanh, người đã giao đề tài, hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã bồi dưỡng cho tôi những kiến thức quý báu cũng như sự động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Khoa Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại, các đồng nghiệp cũng như sinh viên khoa Ngoại ngữ đã tạo điều kiện, động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình tôi đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian hoàn thành luận văn. Hà Nội, tháng 3 năm 2014 Hoàng Thị Mến MỤC LỤC Trang Mở đầu 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 5 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài 5 4. Phương pháp nghiên cứu 6 5. Ý nghĩa của đề tài 6 6. Cấu trúc của luận văn 6 Chƣơng 1: Một số cơ sở lý thuyết 7 1.1. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn 7 1.1.1. Diễn ngôn 7 1.1.2. Phân tích diễn ngôn 8 1.1.3. Phân loại diễn ngôn 10 1.1.4. Diễn ngôn thuộc phong cách báo chí 12 1.2. Diễn ngôn bản tin 12 1.2.1. Diễn ngôn bản tin với tư cách là một loại hình báo chí 12 1.2.2. Các yếu tố đặc trưng của diễn ngôn bản tin 15 1.2.2.1. Yếu tố nội dung 15 1.2.2.2. Yếu tố cấu trúc 17 1.2.2.3. Yếu tố chỉ lượng 20 1.2.2.4. Mạch lạc và liên kết 21 1.2.2.5. Yếu tố định biên 22 1.3. Diễn ngôn tin trên báo điện tử 22 1.3.1. Cho phép cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên và 23 liên tục 1.3.2. Có tính tương tác cao 23 1.3.3. Tính đa phương tiện 24 1 1.3.4. Khả năng liên kết lớn 24 1.3.5. Khả năng lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng 24 1.3.6. Tính xã hội hoá cao, khả năng cá thể hoá tốt 24 Tiểu kết 25 Chƣơng 2: Tổ chức nội dung của bản tin trên trang Web 26 2.1. Một số yếu tố hỗ trợ truyền tải nội dung 26 2.1.1. Hyperlinks (siêu liên kết) 26 2.1.2. Hình ảnh và chú thích ảnh 28 2.1.3. Ngày và tháng trên bản tin (date and time of releasing the 38 news) 2.1.4. Nguồn tin (source of information) 2.2. Đặc điểm tổ chức các phƣơng tiện ngôn ngữ 39 44 2.2.1. Sự lựa chọn về từ vựng 44 2.2.2. Câu trực tiếp, gián tiếp (Directness and indirectness) 50 2.2.3. Tiêu đề 55 2.2.3.1. Vai trò và chức năng của tiêu đề 56 2.2.3.2. Cấu trúc của tiêu đề 58 2.2.3.3. Sự lựa chọn thời (tense) của tiêu đề 62 2.2.4. Sapo (the lead) trong bản tin web 2.3. Phần văn bản tin (the body) 63 66 2.3.1. Những biểu hiện của mạch lạc trong bản tin trên Web 68 2.3.2. Phép liên kết và việc sử dụng phương tiện liên kết trong 77 các văn bản tin 2.3.2.1. Phép qui chiếu 78 2.3.2.2. Phép liên kết từ vựng 79 2.3.2.3. Phép nối 81 Tiểu kết 83 Chƣơng 3: Mô hình cấu trúc thông tin của văn bản tin 84 3.1. Vai trò vị trí của câu chủ đề 85 2 3.1.1. Vai trò của câu chủ đề 85 3.1.2. Vị trí của câu chủ đề 86 3.2. Phân loại văn bản tin về mặt dung lƣợng 93 3.2.1. Loại văn bản tin một câu 93 3.2.2. Văn bản tin gồm hai câu trở lên 95 Tiểu kết 113 Kết luận 114 Tài liệu tham khảo 118 3 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Báo chí ra đời trước hết là do nhu cầu thông tin. Càng ngày, báo chí càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong xã hội, được coi là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Bên cạnh chức năng thông tin, sự phát triển của các loại hình báo chí cũng trở nên ngày càng đa dạng để đáp ứng ngày càng tốt hơn chức năng của báo chí trong thời đại thông tin và thời đại khoa học công nghệ ngày nay. Bên cạnh báo viết - một loại hình báo chí mang tính truyền thống, một số loại hình báo chí hiện đại như báo hình, báo ảnh, báo tiếng ngày càng phổ biến, trong đó đặc biệt phải kể đến một loại hình rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay là báo điện tử với khối lượng thông tin khổng lồ, cập nhật liên tục hàng giờ với các nội dung thuộc nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, đời sống... và dưới những hình thức đặc thù riêng. Trong báo điện tử, có thể nói phần Tin tức (news) là thể loại sớm nhất và cũng quan trọng, cơ bản nhất của báo. Do đặc thù của báo điện tử, phần tin tức luôn là những thông tin được cập nhật thường xuyên từng giờ từng phút, phản ánh thường xuyên các sự kiện nóng hổi của đời sống thực tiễn, được cấu tạo theo những phương thức riêng, mang những khác biệt nhất định so với tin tức trong báo viết và một số loại hình báo chí khác. Ở Việt Nam, nghiên cứu đặc trưng của các diễn ngôn tin tức đã bắt đầu được chú ý trong thời gian gần đây từ các góc độ ngôn ngữ học, báo chí, xuất bản và đã thu được những kết quả nhất định qua nghiên cứu tại một số công trình cấp độ đại học, thạc sĩ. Năm 1996, trong khuôn khổ luận án tiến sĩ, Nguyễn Hòa đã lấy diễn ngôn tin trên một số tờ báo tiếng Anh làm đối tượng nghiên cứu. Tuy vậy, trong quá trình hội nhập quốc tế, việc tìm hiểu nghiên cứu đặc trưng của các diễn ngôn tin tức trong một số trang Web tiếng Anh là một nhu cầu cần thiết, xuất phát từ chính nhu cầu của người Việt khi muốn tiếp thu thông tin một cách hiệu quả nhất qua các trang Web tiếng Anh, khi muốn nâng cao trình độ học và thực hành 4 cấu tạo văn bản tin bằng tiếng Anh của những người Việt Nam học tiếng Anh, và cả khi muốn so sánh đặc trưng của bản tin tiếng Anh với bản tin tiếng Việt nhằm học hỏi kinh nghiệm phục vụ công tác xuất bản, biên tập. Đặc biệt, từ cương vị của một giảng viên tiếng Anh, chúng tôi nhận thức rằng đọc và hiểu văn bản tin là một việc rất cần thiết cho mọi người nói chung và cho sinh viên nói riêng. Đối với sinh viên ngoại ngữ, việc đọc bản tin bằng ngôn ngữ mình đang học là một việc làm cần thiết và hữu ích trong quá trình học tập. Bản tin không những cung cấp cho họ những tin tức thời sự trong nước và quốc tế cập nhật về các sự kiện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa… mà qua bản tin, sinh viên còn được rèn luyện, mở rộng về vốn từ, về cấu trúc chuyên dùng trong các văn bản tin. Bên cạnh đó, họ còn được rèn luyện các kỹ năng thực hành tiếng, từ đó nâng cao trình độ ngoại ngữ một cách nhanh chóng. Đây chính là lý do chúng tôi chọn khảo sát bản tin tiếng Anh trong một số trang web làm đối tượng nghiên cứu của mình. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Mục đích của đề tài là tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của bản tin trên trang web tiếng Anh khá nổi tiếng, có uy tín xã hội cao và cũng tương đối quen thuộc với các độc giả Việt Nam và thế giới là BBC News từ góc độ phân tích diễn ngôn. 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi đã lựa chọn được 340 diễn ngôn bản tin được xuất bản trong năm 2010 với nội dung đề cập về ba lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, tập trung khảo sát một số vấn đề sau: - Đặc trưng của chức năng thông tin (liên giao) và chức năng liên nhân của bản tin trên trang web tiếng Anh. - Đặc điểm tổ chức diễn ngôn. - Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ. - Đặc điểm sử dụng các phương thức và phương tiện liên kết và mạch lạc. - Vai trò của các yếu tố phi ngôn ngữ trong việc tạo hiệu quả giao tiếp của bản tin trong trang Web. 5 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dựa trên nguồn tư liệu thu thập được, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 1. Phương pháp của phân tích diễn ngôn. 2. Phương pháp phân tích miêu tả. 3. Phương pháp so sánh đối chiếu. 4. Thủ pháp thống kê. 5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Đề tài khảo sát diễn ngôn bản tin trên một số trang web tiếng Anh nhằm một số ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Về phương diện lý luận, đề tài góp một tiếng nói vào lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ báo chí, cụ thể là một thể loại của báo chí từ góc độ phân tích diễn ngôn. Về phương diện thực tiễn, đề tài góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh của người Việt Nam thông qua việc nắm vững và sử dụng thành thạo một kiểu loại văn bản báo chí cụ thể, qua đó mở rộng vốn từ, vốn cấu trúc và cả những thông tin thực tế từ các vản bản này. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương I: Một số cơ sở lý thuyết Chương II: Tổ chức nội dung của văn bản tin Chương III: Mô hình cấu trúc thông tin của văn bản tin 6 Chƣơng 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. DIỄN NGÔN VÀ PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN 1.1.1. Diễn ngôn Được Z.Harris sử dụng lần đầu tiên trong một bài báo mang tên “Discourse Analysis – Phân tích diễn ngôn” vào năm 1952, song cho đến nay thựa tế vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất và hoàn chỉnh về diễn ngôn. Việc xác định “diễn ngôn là gì?” luôn được các nhà nghiên cứu đặt trong mối quan hệ với khái niệm “văn bản” – một khái niệm khá quen thuộc đối với ngôn ngữ học truyền thống. Harris với việc đưa ra cách hiểu diễn ngôn là văn bản liên kết ở bậc cao hơn câu bước đầu đã góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học văn bản từ câu sang diễn ngôn, giúp ngành học này xác định được định hướng phát triển của mình là tập trung vào nghiên cứu chức năng của ngôn ngữ. Hai tác giả Brown & Yule trong cuốn sách tựa đề “Discourse analysis – phân tích diễn ngôn”, cố gắng phân biệt diễn ngôn với văn bản khi xác định “văn bản là sự thể hiện ngôn từ của một hành động giao tiếp”. Tuy nhiên, quan điểm này đôi khi không thống nhất bởi sau đó hai tác giả lại khẳng định “văn bản là sự thể hiện của diễn ngôn”. David Nunan cũng là người có khuynh hướng phân biệt rạch ròi hai khái niệm nhưng cách diễn đạt của ông theo hướng cụ thể hơn. Ông dùng thuật ngữ “văn bản” để chỉ “sự ghi lại (thể hiện) bằng ngôn ngữ viết một sự kiện giao tiếp”, sự kiện đó có thể sử dụng ngôn ngữ nói (một cuộc hội thoại, một bài thuyết giảng) hoặc sử dụng ngôn ngữ viết (một bài thơ, một quyển sách). Còn thuật ngữ “diễn ngôn” dùng để chỉ “một sự kiện giao tiếp trong ngữ cảnh”. Ở Việt Nam cũng có khá nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề này và lẽ dĩ nhiên cũng tồn tại những quan điểm không thống nhất, thậm chí ở mỗi giai đoạn, quan điểm về mối quan hệ giữa hai khái niệm có sự biến đổi. Theo tác giả Diệp 7 Quang Ban, các khái niệm “diễn ngôn” và “văn bản” đã từng được sử dụng qua ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất, văn bản được dùng để chỉ chung các sản phẩm của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói có mạch lạc và liên kết; giai đoạn thứ hai có sự đối lập giữa diễn ngôn và văn bản: sử dụng văn bản để chỉ sản phẩm ngôn ngữ viết và diễn ngôn chỉ ngôn ngữ nói; và trong giai đoạn ba, diễn ngôn được hiểu như văn bản ở ý nghĩa thứ nhất [16, tr.31]. Trong khi đó, tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong công trình “Dụng học Việt ngữ” (2004) đã bày tỏ quan điểm của mình rằng - “thuật ngữ diễn ngôn (discourse) và văn bản (text) thường được coi là đồng nghĩa với nhau để chỉ các sản phẩm của ngôn ngữ, viết hay nói, dài hay ngắn, tạo nên một tổng thể hợp nhất, trong đó diễn ngôn thường được hiểu là bao hàm văn bản, còn văn bản thiên về sản phẩm viết nhiều hơn”. Một trong số các tác giả cũng dành nhiều sự quan tâm tới vấn đề này là tác giả Nguyễn Hòa. Trong các công trình nghiên cứu của mình, ông nhấn mạnh sự phân biệt hai khái niệm “diễn ngôn” và “văn bản”. Theo Nguyễn Hòa, “văn bản là sản phẩm ngôn ngữ ghi nhận lại quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp nói và viết”, trong khi đó “diễn ngôn là sự kiện hay quá trình giao tiếp hoàn chỉnh thống nhất có mục đích được sử dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể”. Mặc dù đã chỉ ra được sự khác biệt giữa hai khái niệm, song bản thân tác giả cũng thừa nhận sự phân biệt này trên thực tế chỉ mang tính tương đối tùy theo quan điểm của người nghiên cứu, sẽ được coi là “văn bản” khi được xem xét dưới góc độ hình thức, hoặc được coi là “diễn ngôn” khi xem xét dưới góc độ hành chức. 1.1.2. Phân tích diễn ngôn Sự phân biệt giữa hai khái niệm “diễn ngôn” và “văn bản” tất yếu dẫn đến hệ quả là sự phân biệt giữa hai khái niệm “phân tích diễn ngôn” (discourse analysis) và “phân tích văn bản” (text analysis). Trước tiên, với quan điểm cho rằng “diễn ngôn như một tiến trình”, hai tác giả Brown và Yule khẳng định, nhà phân tích diễn ngôn phải nghiên cứu từng từ, ngữ, và câu xuất hiện trong dữ liệu thành văn của diễn ngôn để tìm cho được bằng 8 chứng về sự nỗ lực của người phát (người nói/người viết) trong việc chuyển giao thông điệp đến người nhận (người nghe/người đọc). Bên cạnh đó, các nhà phân tích diễn ngôn cũng cần tìm hiểu bằng cơ chế nào và lý do tại sao mà người nhận có thể hiểu được chính xác thông điệp của người phát trong một tình huống nào đó, và làm thế nào mà các yêu cầu của người nhận, trong một hoàn cảnh có thể xác định được, ảnh hưởng đến kết cấu diễn ngôn của người phát. Như vậy, có thể thấy rằng phương hướng nghiên cứu này chủ trương lấy chức năng giao tiếp của ngôn ngữ làm đối tượng nghiên cứu chính, và vì thế nó mô tả các hình thức ngôn ngữ không ở dạng tĩnh mà như là phương tiện động nhằm thể hiện ý nghĩa [tr.48]. Có một sự tương đồng tương đối giữa quan điểm của hai tác giả trên với quan điểm của tác giả David Nunan khi ông cũng cho rằng, “phân tích diễn ngôn” liên quan đến việc nghiên cứu ngôn ngữ trong quá trình sử dụng (ngôn ngữ hành chức) – khác với “phân tích văn bản” thiên về nghiên cứu các thuộc tính cấu trúc của ngôn ngữ vốn bị tách khỏi các chức năng giao tiếp của chúng. David Nunan nhấn mạnh, giống như các nhà ngữ âm học, ngữ pháp học và tất cả các nhà ngôn ngữ học nói chung, nhà phân tích diễn ngôn cũng cần quan tâm đến việc nhận diện những cái đều đặn và những khuôn mẫu trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, nhà phân tích diễn ngôn còn phải thực hiện một nhiệm vụ quan trọng hơn, đó là vừa chỉ ra, vừa giải thích mối quan hệ giữa những cái đều đặn đó với những ý nghĩa và những mục đích được diễn đạt qua diễn ngôn. Như vậy, ở đây tác giả đã căn cứ vào đối tượng nghiên cứu của nhà phân tích diễn ngôn là ngôn ngữ xét về mặt cấu trúc hình thức (phân tích văn bản) hay phân tích ngôn ngữ trong quá trình sử dụng (phân tích diễn ngôn) để phân biệt hai khái niệm [tr.21]. Trên cơ sở phân tích quan điểm của David Nunan, tác giả Nguyễn Hòa cũng đồng thuận cho rằng, mối quan hệ giữa phân tích diễn ngôn và phân tích văn bản có sự tương đồng như mối quan hệ giữa hai khái niệm diễn ngôn và văn bản bởi theo ông, không nên nhìn nhận đây là hai bộ môn riêng biệt mà thực chất chỉ nên xem đó là hai mặt của quá trình phân tích ngôn ngữ hành chức trong hoàn cảnh giao tiếp xã hội. Với định hướng như vậy, tác giả chủ trương quy các yếu tố như 9 liên kết, cấu trúc đề thuyết, cấu trúc thông tin, cấu trúc diễn ngôn... thuộc về địa hạt phân tích văn bản, trong khi đó các khía cạnh của diễn ngôn sẽ bao gồm mạch lạc, các hành động nói, sử dụng tri thức nền trong quá trình sản sinh và hiểu diễn ngôn [tr. 34]. 1.1.3. Phân loại diễn ngôn Có nhiều quan điểm khác nhau về phân loại diễn ngôn. Nếu dựa vào phương thức biểu đạt, có thể phân chia thành diễn ngôn nói và diễn ngôn viết. Sự phân biệt này đã được nêu lên từ lâu và có tầm quan trọng nhất định đối với quan điểm sư phạm như việc dạy đọc, dạy viết, dạy nói. Một hướng phân loại khái quát khác là phân biệt diễn ngôn đối thoại với diễn ngôn đơn thoại. Cách phân loại này liên quan đến việc nghiên cứu ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày và cả ngôn ngữ trong văn học. Tuy nhiên theo Hausenblas [dẫn theo Diệp Quang Ban] thì muốn có sự phân loại có hệ thống và thoả đáng thì phải cần đến sự hợp tác của cả hai bộ phận cùng quan tâm đến việc miêu tả ngôn ngữ. Đó là ngữ pháp và phong cách học. Từ đó, tác giả đưa ra các cách phân loại diễn ngôn như sau: a. Cách thứ nhất: Phân loại diễn ngôn theo cấu trúc * Phân loại diễn ngôn trên cơ sở cấu trúc nội tại: Dựa vào những tiêu chuẩn: tính đơn giản/tính phức tạp trong cấu trúc văn bản của diễn ngôn, tính độc lập/tính lệ thuộc của các diễn ngôn, tính liên tục/tính gián đoạn của các diễn ngôn, tác giả tiến hành phân loại các diễn ngôn: - Các diễn ngôn có độ phức tạp khác nhau trong cấu trúc; - Các diễn ngôn tự do và các diễn ngôn lệ thuộc; - Diễn ngôn liên tục và diễn ngôn gián đoạn. Cách phân loại này đến nay vẫn còn giá trị thực tiễn đối với việc dạy học ở nhà trường. * Phân loại dựa trên khuôn hình văn bản: Do tính chất quá phức tạp của diễn ngôn và tính quá đa dạng của các diễn ngôn cụ thể, cho nên để khái quát được người ta chỉ có thể chia tất cả các diễn ngôn thành hai nhóm lớn: - Thuộc nhóm thứ nhất là các diễn ngôn xây dựng theo những khuôn hình 10 cứng nhắc, đã được định sẵn: các văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ và một số văn bản pháp lý thuộc lĩnh vực khoa học - kỹ thuật. - Thuộc nhóm thứ hai là các diễn ngôn xây dựng theo những khuôn hình mềm dẻo, bao gồm: + Nhóm nhỏ có những khuôn hình thông dụng: các văn bản khoa học (bài báo, luận án khoa học) và một số văn bản báo chí. + Nhóm nhỏ có khuôn hình tự do: các tác phẩm văn học nghệ thuật... b. Cách thứ hai: Phân loại diễn ngôn theo phong cách Một lĩnh vực chú ý nhiều đến sự khác biệt trong các kiểu loại diễn ngôn khác nhau là phong cách học nhất là phong cách chức năng. Ngay từ năm 1984, tác giả Morohovski [dẫn theo Diệp Quang Ban] đã đưa ra bảng phân loại diễn ngôn với các tiêu chí riêng. Trước hết, tác giả phân định phong cách học thành ba bậc lớn từ trừu tượng đến cụ thể: - Phong cách học ngôn ngữ; - Phong cách học hoạt động lời nói (tức là có quan hệ với các lĩnh vực hoạt động của ngôn ngữ trong đời sống xã hội); - Phong cách học lời nói (tức là có quan hệ với các loại hình văn bản và các thể loại văn bản bên trong mỗi loại hình nếu có); Ở bậc phong cách học hoạt động lời nói: hoạt động lời nói được xem xét trong các khu vực ít nhiều có tính chất chuyên môn trong đời sống xã hội và nhờ đó đưa ra 5 phong cách chức năng: + Chính thức - công vụ; + Khoa học; + Công luận; + Hội thoại văn học; + Hội thoại đời thường; Ở bậc phong các học lời nói: liên quan trực tiếp đến các văn bản cụ thể, có sự phân định các lớp văn bản từ chung đến riêng theo trình tự sau: 11 + Phong cách chính thức công vụ có các kiểu loại văn bản: chỉ đạo, pháp lý, quân sự, ngoại giao, thương mại, kinh tế; + Phong cách khoa học: khoa học xã hội, khoa học kĩ thuật; + Phong cách công luận: chính trị, kinh tế, luật, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo; Theo cách quan niệm trên, Hữu Đạt cho rằng trong tiếng Việt có 6 phong cách chức năng khác nhau, đó là: - Phong cách sinh hoạt hằng ngày; - Phong cách hành chính công vụ; - Phong cách khoa học; - Phong cách chính luận; - Phong cách báo chí; - Phong cách văn học nghệ thuật. Tương ứng, mỗi loại phong cách có các kiểu loại diễn ngôn khác nhau. 1.1.4. Diễn ngôn thuộc phong cách báo chí Xuất phát từ đặc thù của các thể loại diễn ngôn thuộc phong cách báo chí, các nhà phong cách học thường chia thành ba thể loại: - Loại thể chính luận báo chí gồm: Bình luận, Xã luận, Chuyên luận có mục tiêu là thông tin sự kiện nhưng thông qua đó diễn đạt thông tin lý lẽ; - Loại thể Ký báo chí gồm: Phóng sự, Ký chân dung, Ký chính luận, Ghi nhanh, mục tiêu là dựa trên thông tin sự kiện, thông tin lý lẽ bộc lộ thông tin thẩm mỹ (nhưng không nhằm đạt đến hình tượng thẩm mỹ); - Loại thể Thông tấn gồm: Tin, Phỏng vấn, Tường thuật, Điều tra, Thông tấn có mục tiêu là thông tin sự kiện. 1.2. DIỄN NGÔN BẢN TIN 1.2.1. Diễn ngôn bản tin với tƣ cách là một loại hình báo chí Trong báo chí, bản tin (hoặc văn bản tin) là một thể loại xuất hiện sớm nhất và luôn giữ vị trí hàng đầu trong số các thể loại báo chí cho đến ngày nay. Sở dĩ như vậy vì bản tin có khả năng thông tin nhanh nhất, sớm nhất dưới một hình thức 12 chặt chẽ nhất về những sự việc, sự kiện vừa mới xảy ra, đang xảy ra hoặc chắc chắn sẽ xảy ra dưới một hình thức ngắn gọn nhất. Trong lý luận báo chí, các tác phẩm báo chí được xem xét kỹ lưỡng trong hệ thống những mối quan hệ giữa báo chí và quần chúng: nhà báo - tác phẩm công chúng. Các văn bản tin được chuyển tới người đọc là thông tin về một sự kiện nào đó, thông qua đó xác lập mối quan hệ giữa nhà báo và quần chúng, người đọc. Viết báo là việc sử dụng những chữ viết để thể hiện bản chất của hiện thực khách quan đã được chọn lọc và đánh giá, để thông tin đến bạn đọc những tin và bài báo theo ý đồ thông tin của người viết phù hợp với đường lối thông tin của một tổ chức (có thể là một đảng phái, hoặc một tờ báo nhất định) và tâm lý người đọc. Nghĩa là một sản phẩm báo chí tuy có nguồn gốc từ hiện thực khách quan nhưng đã là sự thống nhất giữa khách thể (đối tượng thông tin) và chủ thể (người viết). Trần Ngọc Thêm đã trình bày khái niệm hành vi giao tiếp như một sự tác động hoàn chỉnh, có tính chất cơ sở của người phát tin đối với người nhận tin, thông qua sản phẩm ngôn ngữ (ngôn phẩm), và đã khái quát sơ đồ giao tiếp như sau: VSp VSn Người Phát tin Ngôn phẩm VNp VNn Trong đó các thành tố sau:1. Người phát tin 2. Người nhận tin 3. Ngôn phẩm 13 Người Nhận tin 4. Vốn ngôn ngữ của người phát VNp 5. Vốn sống của người phát VSp 6. Vốn sống của người nhận VNn 7. Vốn sống của người nhận VSn Khi ngôn phẩm là các văn bản tin, mối quan hệ: “Người phát tin - Ngôn phẩm - Người nhận tin” chính là mối quan hệ: “Nhà báo - văn bản tin - công chúng” Trong các thành tố của quá trình giao tiếp, vai trò của nhà báo được xem là trung tâm cao nhất để thực hiện truyền tin. Tuy nhiên “Trong giao tiếp không phải người phát muốn phát đi cái gì thì phát, phát theo cách nào cũng được”. Bởi người nhận là chủ thể tích cực có “thiết kế” riêng, có ý chí riêng, có thể từ chối không nhận thông tin nếu không được chứa đựng cái gì đó khiến anh ta không hài lòng. Một thông điệp bị quy định không chỉ một chiều từ người viết (nhà báo) mà bị quy định cả hai chiều (người đọc). Văn bản tin tham gia vào quá trình giao tiếp với tư cách là một ngôn phẩm không có tính chất khép kín, bởi nó phụ thuộc khá nhiều vào bối cảnh “phi ngôn ngữ” bên ngoài. Điều này phân biệt các văn bản thuộc phong cách báo chí với một số kiểu loại văn bản khác như văn học nghệ thuật, khoa học… Văn bản tin cũng tuân thủ những đặc điểm cơ bản nhất, quan trọng nhất của văn bản nói chung. Ngoài ra, nó còn có những đặc điểm riêng. Việc lựa chọn các phương tiện, cách thức tổ chức sắp xếp ngôn ngữ như thế nào là tùy thuộc ở vai trò của nhà báo, dựa trên chủ ý của nhà báo. Nhà báo dựa trên mục đích của mình mà sắp xếp tin tức trong văn bản tin. Ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản tin thể hiện rất rõ điều đó. Nhà báo là người có vai trò chủ động trong việc lựa chọn thông tin, trong việc tổ chức sắp xếp các phương tiện ngôn ngữ thành một văn bản cụ thể. Tuy nhiên nhà báo phải xây dựng văn bản dựa trên nhu cầu tin tức, trình độ, khả năng thích ứng... của người đọc, phải quan tâm đến việc văn bản này chuyển tới công chúng là để xác lập quan hệ giữa giao tiếp nhà báo và công chúng. Vì thông tin không chỉ đơn giản là tác phẩm báo chí mà còn là sự tương tác giữa tác phẩm và 14 người tiêu thụ nó. Vậy việc xem xét và đảm bảo sự ổn định trong mối quan hệ lẫn nhau giữa nhà báo và công chúng là hết sức cần thiết. Việc đưa thông tin, lựa chọn thông tin và tổ chức một văn bản tin như thế nào thể hiện vốn sống, vốn ngôn ngữ của người phát tin. Còn việc tri nhận thông tin, hiểu thông tin như thế nào dựa trên vốn sống, vốn ngôn ngữ của người nhận tin (công chúng). Đây là mối quan hệ rất chặt chẽ, nó quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình giao tiếp văn bản. Để người đọc có thể tiếp nhận một cách đầy đủ và chính xác thông tin trong văn bản tin, người viết tin phải lựa chọn vốn ngôn ngữ chung của toàn dân và vốn sống là những thông tin cũ làm tri thức nền cho văn bản... Như vậy sự trùng nhau giữa vốn sống, vốn ngôn ngữ giữa nhà báo và công chúng càng lớn thì nội dung thông tin càng được người đọc tiếp nhận chính xác hơn. Hơn ai hết, nhà báo người chủ động trong mối quan hệ này cần phải ý thức rõ phải tổ chức một văn bản tin như thế nào để có thể đem lại hiệu quả lớn nhất. Mục đích giao tiếp hay mục đích thông tin là một vấn đề mà diễn ngôn bản tin với tư cách là một tác phẩm báo chí phải hết sức quan tâm. Chính mục đích giao tiếp của văn bản tin sẽ quy định việc lựa chọn các chất liệu, từ ngữ, cách tổ chức văn bản theo những cách thức nhất định. Mục đích của văn bản tin là thông tin một cách nhanh nhất những sự kiện thông tin thời sự đến với công chúng nhằm thỏa mãn nhu cầu, yêu cầu mong muốn của công chúng. Để đảm bảo lòng tin của công chúng với báo chí, các thông tin này phải trung thực chính xác. 1.2.2. Các yếu tố đặc trƣng của diễn ngôn bản tin Với tư cách là một thể loại rất điển hình của phong cách báo chí, diễn ngôn bản tin có thể được xem xét từ 5 yếu tố mang tính chất đặc trưng, đó là các yếu tố: về nội dung, yếu tố về cấu trúc, yếu tố chỉ lượng, yếu tố mạch lạc và liên kết và yếu tố định biên. 1.2.2.1. Yếu tố nội dung Một bản tin phải có một đề tài hoặc một chủ đề xuyên suốt được xác định. Yếu tố này là yêu cầu tất yếu đối với mọi diễn ngôn, phân biệt một diễn ngôn hoàn chỉnh với chuỗi hỗn độn các câu đứng cạnh nhau một cách ngẫu nhiên. Tuy vậy, 15 yêu cầu về nội dung của một bản tin cũng có những đặc điểm riêng. Một diễn ngôn tin là phải có nội dung đề cập hoặc thông tin về một sự kiện thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa… mang tính thời sự, cô đọng, khiến người đọc tập trung vào sự tồn tại của sự kiện. Các sự kiện được đề cập phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, khách quan. Lý lẽ hay bình luận mang tính cá nhân về sự kiện được ẩn giấu hoặc có khi không cần thiết. Có thể nói tính thời sự của bản tin là yếu tố quan trọng nhất, phân biệt bản tin với các thể loại báo chí khác. Tính thời sự ở đây bao gồm hai ý nghĩa: - Thứ nhất: thời sự nghĩa là cái mới. Thông tin phải truyền tải những sự kiện mới xảy ra, và là “mới” đối với hầu hết mọi người. Thông tin chỉ còn giá trị, chỉ được thừa nhận là mới khi nó là những cái mà trước đó người nhận chưa biết tới hoặc biết tới rất ít. Đó chính là lý do từ “tin” hay “tin tức” trong tiếng Anh được định hình bằng từ “News” cùng gốc với từ “New” (mới). - Thứ hai: Thông tin phải được phản ánh một cách kịp thời, nhanh nhạy đúng nhu cầu thông tin của người đọc và sự quan tâm của họ trong một thời điểm nào đó. Và cũng chỉ khi tin tức được truyền đi một cách kịp thời thì nó mới được xem là “mới”. Yếu tố nhanh nhạy về mặt thời gian bao giờ cũng đi đôi với yếu tố thời sự về mặt nội dung, đáp ứng nhu cầu tâm lý của độc giả về thông tin. Tính trọn vẹn về mặt nội dung trong diễn ngôn bản tin thể hiện ở sự nhất quán về mặt chủ đề được đưa ra trong văn bản. Chủ đề đó, hoặc được người viết khái quát trong một câu chủ đề bao chứa nội dung chủ đề văn bản một cách chung nhất, còn các câu khác đảm nhận chức năng giải thích, thuyết minh, luận giải thêm cho vấn đề được thể hiện ở câu chủ đề. Hoặc là nhà báo không sử dụng câu chủ đề mà nội dung chủ đề của văn bản tin được thể hiện trải đều ở tất cả các câu trong văn bản, trong đó, giá trị thông tin giữa các câu là như nhau. Nội dung được thể hiện trong bản tin thường dưới dạng hiển ngôn, với các từ đơn nghĩa, rõ nghĩa, kết cấu ngắn gọn và khi tiếp cận người đọc dễ tiếp nhận 16 được nội dung chính của tin mà không mất thời gian suy diễn, sắp đặt, không sợ bị nhầm lẫn. 1.2.2.2. Yếu tố cấu trúc Mỗi văn bản tin thể hiện được một chủ đề thống nhất bằng một hình thức hoàn chỉnh. Dù nói về chủ đề gì, một bản tin luôn nhằm tập trung thông báo về các thông số cơ bản sau: 1. Chuyện gì? (what?) 2. Ở đâu? (where?) 3. Bao giờ? (when?) 4. Ai? (who?) 5. Với những ai? (which?) 6. Như thế nào? (How?) 7. Tại sao? (why?) Một diễn ngôn bản tin cần phải có cấu trúc rõ ràng, đơn giản giúp người đọc có thể tiếp cận, hiểu và nhớ những nội dung cơ bản một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, cấu trúc của bản tin luôn là một nội dung mà người viết cần cân nhắc, lựa chọn để sao có thể giúp cho người đọc tiếp cận được thông tin thuộc tất cả các lĩnh vực một cách trực tiếp nhất, nhanh nhất nhưng tuân thủ theo ý đồ của người viết. Dựa trên ý đồ chính trị, thái độ chính trị, lập trường hoặc quyền lợi của cả “nguồn” và “đích” (nghĩa là cả người viết và người đọc) người viết sẽ lựa chọn thông tin được xem là quan trọng nhất, từ đó lựa chọn trọng tâm vào một trong số những câu hỏi trên (6WH + 1H) và sắp xếp vị trí câu hỏi như thế nào cho hiệu quả cao nhất. Cấu trúc thông tin trong một văn bản tin không phải luôn được bố trí theo một trật tự như nhau. Các câu trong một văn bản tin cũng không phải luôn có giá trị ngang nhau trong việc thể hiện nội dung chung của cả đoạn văn. Trong lý thuyết báo chí, tin thường được mô hình hóa như sau: 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan