Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát chuỗi giá trị cá kèo (pseudapocryptes elongatus) ở hai tỉnh sóc trăng v...

Tài liệu Khảo sát chuỗi giá trị cá kèo (pseudapocryptes elongatus) ở hai tỉnh sóc trăng và bạc liêu

.PDF
76
208
129

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BÙI THỊ MỸ DUYÊN KHẢO SÁT CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ KÈO (Pseudapocryptes elongatus) Ở HAI TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2010 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BÙI THỊ MỸ DUYÊN KHẢO SÁT CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ KÈO (Pseudapocryptes elongatus) Ở HAI TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. TRƯƠNG HOÀNG MINH Ts. LÊ XUÂN SINH 2010 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trương Hoàng Minh và thầy Lê Xuân Sinh đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy, Cô của Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành đề tài này và đã truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong những năm học tập tại trường. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các Anh, các Chú đang công tác tại Sở Thủy sản, các cơ quan chính quyền địa phương, ủy ban nhân tỉnh, trung tâm khuyến ngư và sự giúp đỡ nhiệt tình của những người dân tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng đã cung cấp thông tin và giúp đỡ cho tôi trong quá trình phỏng vấn và thu thập số liệu. Xin chân thành cảm ơn đến các bạn lớp Quản lý nghề cá K32 đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và thời gian thực hiện đề tài. Bùi Thị Mỹ Duyên i Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) TÓM TẮT Nhằm phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chuỗi giá trị cá kèo tươi sống ở hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 12/2009 đến tháng 5/2010 thông qua phỏng vấn 160 mẫu của các nhóm tác nhân tham gia ngành hàng cá kèo ở địa bàn nghiên cứu. Cá kèo nuôi thương phẩm đến tay người tiêu dùng trải qua một chuỗi dài trong khi cá kèo thương phẩm khai thác từ tự nhiên được phân phối qua một chuỗi ngắn hơn. Chi phí bình quân của hộ khai thác cá kèo là 17.908 đ/kg, chiếm 49,9% tổng giá trị gia tăng (GTGT) của chuỗi cá khai thác. Cá được bán chủ yếu qua thương lái (65,4%) với giá 56.000 đ/kg và qua người bán lẻ ở chợ (34,6%) với giá 60.550 đ/kg. Cá từ thương lái được bán ra chợ (100%). Với chuỗi cá kèo nuôi, cá kèo giống khai thác từ tự nhiên được bán trực tiếp cho thương lái giống (52%, chủ yếu ở Sóc Trăng, với giá 48,2 đ/con), cơ sở ương (37%, chủ yếu ở Bạc Liêu, với giá 48,3 đ/con), và người nuôi (11%, với giá 89,2 đ/con). Hầu hết thương lái giống bán lại cho người nuôi với giá 97,3 đ/con, trong khi cơ sở ương cá (sau 2-7 ngày) bán lại cho người nuôi với giá 100,7 đ/con. Thời gian nuôi khoảng 4 tháng với chi phí bình quân 38.200 đ/kg cá, chiếm 28,1% tổng GTGT của toàn chuỗi giá trị. Người nuôi bán cá cho thương lái cá thương phẩm (100%, với giá 60.900 đ/kg). Cá từ thương lái được đưa đến các vựa thủy sản (75,6% với giá 78.500 đ/kg), người bán lẻ ở chợ (21,7% với giá 67.867 đ/kg), thương lái nhỏ lẻ khác (2,5% với giá 77.000 đ/kg), siêu thị (0,1% với giá 90.000 đ/kg). Người bán lẻ bán lại cho người tiêu dùng với giá 86.000 đ/kg (12,0% tổng GTGT). Nhà hàng thường mua cá từ người bán lẻ ở chợ, trong khi thương lái và vựa tại chợ cung cấp cá cho siêu thị, sau đó bán ra với giá 120.000 đ/kg. Sau khi trừ đi chi phí tăng thêm, người khai thác và người nuôi thu lợi nhuận cao nhất, kế đến là người bán lẻ ở chợ và thương lái. Trong nghiên cứu này không tính được chi phí tăng thêm đối với nhà hàng và siêu thị. Kết quả phân tích kinh tế chuỗi thể hiện: vấn đề thời vụ, GTGT, thu nhập và lợi nhuận chưa được phân bổ hợp lý giữa các tác nhân trong chuỗi. Cần nghiên cứu cải thiện khâu sản xuất giống nhân tạo để chủ động hơn về giống cho nghề nuôi cũng như nghiên cứu rút ngắn và cải thiện hiệu quả kênh phân phối. ii Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) MỤC LỤC Tựa mục Trang LỜI CẢM TẠ ................................................................................................. i TÓM TẮT...................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG .......................................................................................v DANH MỤC HÌNH ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. vii Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................. 1 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3 2.1 Tình hình ngành thủy sản ở các tỉnh ven biển ĐBSCL ......................... 3 2.1.1 Nguồn lợi thủy sản và hoạt động khai thác ..................................... 3 2.1.2 Nuôi trồng thủy sản mặn lợ ............................................................ 3 2.1.3 Sản xuất và tiêu thụ giống thủy sản mặn lợ..................................... 4 2.2 Tổng quan về tỉnh Sóc Trăng ............................................................... 4 2.2.1 Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 4 2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 5 2.2.3 Tổng quan về hiện trạng thủy sản của tỉnh Sóc Trăng..................... 6 2.3 Tổng quan về tỉnh Bạc Liêu ................................................................. 8 2.3.1 Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 8 2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 9 2.3.3 Tình hình ngành thủy sản của tỉnh Bạc Liêu ..................................10 2.4 Đặc điểm sinh học cá kèo .................................................................... 12 2.5 Các nghiên cứu có liên quan ................................................................ 14 2.5.1 Khai thác giống .............................................................................14 2.5.2 Tình hình nuôi cá kèo ....................................................................15 2.5.3 Tình hình tiêu thụ ..........................................................................16 2.5.4 Nghiên cứu thị trường...................................................................16 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................19 3.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 19 3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu................................................ 21 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................22 4.1 Mô tả hoạt động các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá kèo................. 22 4.1.1 Thông tin chung về các nhóm tác nhân...........................................22 4.1.2 Hộ khai thác giống cá kèo tự nhiên .................................................. 24 4.1.3 Nhóm thương lái giống...................................................................27 4.1.4 Cơ sở ương....................................................................................29 4.1.5 Nuôi cá kèo thương phẩm..............................................................32 iii Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 4.1.6 Khai thác cá kèo thương phẩm.......................................................35 4.1.7 Thương lái thương phẩm ...............................................................37 4.1.8 Người bán lẻ..................................................................................40 4.1.9 Nhà hàng - siêu thị.........................................................................41 4.2 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị cá kèo.................................................... 42 4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động của mỗi tác nhân làm ảnh hưởng đến sự phát triển ngành hàng. .............................. 44 4.3.1 Cá kèo giống .................................................................................44 4.3.2 Thương lái giống ...........................................................................44 4.3.3 Hộ nuôi .........................................................................................44 4.3.4 Khai thác thương phẩm .................................................................45 4.3.5 Thương lái thương phẩm ...............................................................45 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.........................................................46 5.1 Kết luận .............................................................................................. 46 5. 2 Đề xuất .............................................................................................. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................49 PHỤ LỤC .....................................................................................................51 iv Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Liên hệ giữa chiến lược 4P và 4C .............................................. 17 Bảng 3.1: Phân bố mẫu ở địa bàn nghiên cứu ............................................ 21 Bảng 4.1:Thông tin chung của nhóm tác nhân tham gia chuỗi cá kèo......... 23 Bảng 4.2: Thông tin về lao động trong chuỗi cá kèo .................................. 24 Bảng 4.3: Hoạt động khai thác và kích thước lưới khai thác cá kèo giống.. 25 Bảng 4.4: Tổng chi phí và sản lượng khai thác giống................................. 26 Bảng 4.5: Chi phí, giá bán và lợi nhuận trên 1 con cá kèo giống ................ 27 Bảng 4.6: Thị trường đầu vào .................................................................... 27 Bảng 4.7: Chi phí, giá bán, lợi nhuận của việc mua cá giống ..................... 28 Bảng 4.8: Số lượng, giá bán, doanh thu cho các tác nhân năm 2009 .......... 29 Bảng 4.9: Thị trường đầu vào .................................................................... 29 Bảng 4.10: Hoạt động ương....................................................................... 30 Bảng 4.11: Chi phí, giá bán, lợi nhuận của việc mua cá giống ................... 30 Bảng 4.12: Số lượng, giá bán, doanh thu cho các nhóm tác nhân ............... 31 Bảng 4.13: Thị trường đầu vào .................................................................. 32 Bảng 4.14: Tổng chi phí và sản lượng năm 2009 ....................................... 34 Bảng 4.15: Chi phí, giá bán, lợi nhuận trên 1 kg cá kèo ............................. 35 Bảng 4.16: Hoạt động khai thác................................................................. 36 Bảng 4.17: Chi phí sản xuất và sản lượng khai thác năm 2009................... 36 Bảng 4.18: Chi phí, giá bán, lợi nhuận trên 1 kg cá kèo ............................. 37 Bảng 4.19: Sản lượng, chi phí và lợi nhuận của thương lái cá kèo ............. 39 Bảng 4.20: Sản lượng, giá bán và doanh thu cho các nhóm tác nhân.......... 39 Bảng 4.21: Thị trường đầu vào ................................................................. 40 Bảng 4.22: Sản lượng, chi phí và lợi nhuận của thương lái cá kèo ............. 40 Bảng 4.23: Thị trường đầu vào ................................................................. 41 Bảng 4.24: Sản lượng, chi phí và lợi nhuận................................................ 41 Bảng 4.25: Chi phí SXKD của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá kèo.. 42 Bảng 4.26: Phân tích kinh tế chuỗi giá trị cá kèo ....................................... 43 v Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Cơ cấu thị trường qua kênh lưu thông sản phẩm thủy sản........... 17 Hình 3.1 Khu vực nghiên cứu ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu .................... 19 Hình 4.1: Kênh phân phối cá kèo giống ..................................................... 26 Hình 4.2: Kênh phân phối cá kèo giống của thương lái.............................. 28 Hình 4.3: Kênh phân phối cá kèo giống của cơ sở ương............................. 31 Hình 4.4: Tỷ lệ các chi phí trong hoạt động nuôi cá kèo............................. 34 Hình 4.5: Kênh phân phối cá kèo thương phẩm của nông dân.................... 34 Hình 4.6: Kênh phân phối cá kèo thương phẩm của ngư dân KTTP........... 37 Hình 4.7: Kênh phân phối cá kèo thương phẩm của thương lái TP............. 38 Hình 4.8: Lượng cá kèo phân phối và chuỗi GTGT thuần.......................... 41 vi Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ÂL BTC BVNLTS ĐBSCL GTGT HTX KT NTTS NN& PTNT ST SXKD TC TP TXBL QCCT : Âm Lịch : Bán Thâm Canh : Bảo vệ nguồn lợi thủy sản : Đồng bằng sông Cửu Long : Giá trị gia tăng : Hợp tác xã : Khai thác : Nuôi trồng thủy sản : Nông nghiệp và phát triển nông thôn : Sóc trăng : Sản xuất kinh doanh : Thâm canh : Thương phẩm : Thị xã Bạc Liêu : Quảng canh cải tiến vii Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Giới thiệu Ngành thủy sản nước ta nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng đang có những bước phát triển đáng kể và đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Bên cạnh đó hoạt động khai thác thủy sản còn là ngành nghề chính của trên 690.000 hộ dân và là nguồn sinh kế cho hàng triệu lao động của vùng (Võ Thị Thanh Lộc, 2008). Nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã và đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều vùng với nhiều cấp độ khác nhau. ĐBSCL chiếm khoảng 55-60% tổng sản lượng NTTS, hơn 60% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước (Bộ Thủy sản 1995 – 2005 trích dẫn bởi Nguyễn Văn Ngô, 2009) và có tiềm năng lớn nhất Việt Nam cả về NTTS cả mặn lợ và nước ngọt. Nghề NTTS ở ĐBSCL phát triển mạnh theo cả hai hướng: thâm canh hóa và đa dạng hóa. Cá kèo (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816) là loài cá nước lợ có nhiều trong tự nhiên ở các tỉnh ven biển ĐBSCL, nhất là Sóc Trăng và Bạc Liêu. Đây cũng là đối tượng có giá trị kinh tế cao được người tiêu dùng ở các tỉnh phía Nam ưa chuộng (Giá tại ao là 55.333 đồng/kg theo nghiên cứu của Lê Thành An, 2008) . Việc nuôi cá kèo được bắt đầu thử nghiệm từ 2002 (Võ Thành Toàn và Trần Trắc Định, 2006) và hiện nay đang được quan tâm phát triển do có thị trường tiêu thụ tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 2000 đến nay ngày càng có nhiều nghiên cứu xung quanh vấn đề đánh giá nguồn lợi, biến động quần thể, khai thác cá kèo giống, đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản, một số mô hình nuôi,… giúp cải thiện nghề nuôi một khi nghề nuôi phát triển. Theo Hà Sơn Đỉnh (2008) “Sóc Trăng và Bạc Liêu là hai tỉnh có diện tích cá kèo lớn nhất khu vực ĐBSCL, đã phát triển được gần 800 ha, năng suất đạt 34 tấn/ha/vụ. Trong đó, tỉnh Sóc Trăng có 400 ha cá kèo tập trung tại các huyện tuyến biển: Cù Lao Dung, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, năng suất đạt từ 6-7 tấn/ha; tỉnh Bạc Liêu có gần 300 ha tập trung tại huyện Đông Hải. Tỉnh bạc Liêu năm 2009 có tổng diện tích nuôi cá kèo là 246,1 ha, ở các huyện: Hòa Bình: 82,5 ha, Vĩnh Lợi: 26,92ha, Đông Hải: 136,7 ha. Mật độ thả nuôi dao động từ 50– 110 con/ m2, với thời gian nuôi 4–6 tháng, cho năng suất thu hoạch 0,5–3 tấn/ha/vụ với mức lãi 20–150 triệu đồng/ha/vụ. Mô hình nuôi cá kèo đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng vẫn còn trên 20% số hộ bị lỗ vốn. Nếu các tỉnh khu vực ĐBSCL chủ động được con giống thì nuôi cá kèo sẽ hiệu quả hơn con tôm sú và chắc chắn sẽ giúp cho những nông dân ít đất thoát nghèo. 1 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) Sự phát triển này còn bị hạn chế bởi một số vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau như phong trào nuôi cá kèo tự phát, không chủ động được con giống, thông tin về ngành hàng chưa đầy đủ và mỗi tác nhân tham gia ngành hàng đều đối diện với những rủi ro nhất định… Xuất phát từ những tình hình trên, đề tài “Khảo sát chuỗi giá trị cá kèo (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816) ở hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu” được thực hiện là rất cần thiết. Mục tiêu tổng quát Phân tích chuỗi giá trị cá kèo nhằm đánh giá thực trạng các khâu kinh doanh mua bán cá kèo. Từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển ngành hàng cá kèo ở hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Mục tiêu cụ thể (1) Mô tả hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá kèo. (2) Phân tích kinh tế chuỗi giá trị gia tăng. (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động của một số tác nhân làm ảnh hưởng đến sự phát triển ngành hàng. Nội dung nghiên cứu (1) Khảo sát các hình thức mua bán của ngư dân khai thác giống, ương giống, khai thác cá kèo TP, nuôi cá kèo TP, thương lái, chợ, nhà hàng, siêu thị ở địa bàn nghiên cứu. (2) Phân tích các chỉ tiêu kinh tế của các nhân tố tham gia ngành hàng cá kèo. (3) Xác định các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến một số tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá kèo. 2 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình ngành thủy sản ở các tỉnh ven biển ĐBSCL 2.1.1 Nguồn lợi thủy sản và hoạt động khai thác Biển Bạc Liêu nằm trong ngư trường Đông Nam Bộ có trên 2.000 loài cá, trong đó có khoảng 130 loài có giá trị kinh tế và phân bố: cá tầng đáy chiếm 80% và cá tầng nổi chiếm 20%, cá sống vùng biển gần bờ chiếm 80% và vùng biển xa bờ chiếm 20%. Các đàn cá phân bố chủ yếu ở vùng biển có độ sâu từ 20 m nước trở ra, số đàn cá nhỏ chiếm tới 84,2%, đàn vừa là 15% và đàn lớn chiếm khoảng 0,8% trong tổng số các đàn cá (Dương Thúy An, 2006). Biển Trà Vinh nguồn cá ven biển có 40 họ, 78 giống và 150 loài gồm cá biển ven bờ, cá nước lợ và cá di cư. Trữ lượng cá vùng cửa sông ven biển trên diện tích lưới quét năm 1994 là 62 tấn, 274 tấn cá nổi và cá tầng giữa; khu nước mặn và lợ là 9.063 tấn, khả năng khai thác (50%) là 36.434 tấn (Lý Thị Mỹ Linh, 2006). Theo Lý Thiên Phú (2007), khả năng khai thác của ĐBSCL khoảng 630.000 tấn/năm, đóng góp khoảng 50% tổng sản lượng thủy sản cả nước, 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu, đặt biệt 80% sản lượng tôm cho xuất khẩu, với 15.974 tàu thuyền khai thác với tổng công suất 572.000 CV. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi thủy sản tự nhiên dần dần bị cạn kiệt do sự khai thác quá mức số lượng tàu khai thác không ngừng tăng lên bên cạnh đó để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người đã tạo áp lực lên nghề khai thác, làm xuất hiện các ngư cụ khai thác có tính chất hủy diệt làm ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường tự nhiên, do đó việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã đặt ra yêu cầu cấp bách đối với ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. 2.1.2 Nuôi trồng thủy sản mặn lợ Khu vực có diện tích NTTS lớn nhất nước là ĐBSCL có tổng diện tích NTTS năm 2005 là 685.250 ha. Trong đó tôm nước lợ là 535.245 ha (bằng 88,53% diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước) với sản lượng ước đạt 263.560 tấn. Tính Cà Mau có diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2005 là 236.255 ha (chiếm 39,1% diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước). Các đối tượng nuôi vùng lợ mặn chủ yếu là tôm sú, nghêu, sò huyết, cua, cá chẽm, rô phi ... Cũng giống như tình hình chung của cả nước hình thức nuôi thâm canh thủy sản ở vùng này còn chiếm tỷ lệ thấp, các đối tượng nuôi chưa được phong phú và còn lệ thuộc con giống tự nhiên ở một số đối tượng (Nguyễn Tấn Nhơn, 2008). 3 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 2.1.3 Sản xuất và tiêu thụ giống thủy sản mặn lợ Đa dạng giống loài thủy sản trong NTTS ngày càng được chú ý, nhất là những vùng khó phát triển nuôi tôm TC/BTC. Tuy nhiên,khả năng sản xuất giống các loài thủy sản có vai trò thay thế hay giúp giảm rủi ro trong nuôi tôm như cá kèo, cá chẻm, cá nâu, sò,… cho tới nay vẫn có rất nhiều hạn chế (Các Sở Thủy sản, 2002-2005). Việc đa dạng giống loài cho NTTS ven biển chỉ được 28,8% số hộ nuôi nhận định là có chuyển biến tốt (Lê Xuân Sinh, 2006). 2.2 Tổng quan về tỉnh Sóc Trăng 2.2.1 Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Sóc Trăng là tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL miền Nam Việt Nam, nằm cuối lưu vực sông Hậu, có phần đất liền nằm trong giới hạn 9 o14’-9o56’ vĩ độ Bắc và 105o34’-106o18’ kinh độ Đông, phía Bắc và Tây - Bắc giáp thành phố Cần Thơ. phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Nam, diện tích tự nhiên 3.223,30 km 2. Hiện nay tỉnh Sóc Trăng có 9 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố: thành phố Sóc Trăng và 8 huyện: Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Vĩnh Châu và Ngã Năm với 105 xã, phường và 8 thị trấn. Địa hình và khí hậu: Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 – 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 – 0,5 m, mùa mưa thường bị ngập úng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi triều cường. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,8oC, cao nhất 31,1oC vào tháng 4, thấp nhất 23,8oC vào tháng 1. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ giữa tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.223,3 km2. Lượng mưa trung bình năm 1.799,5 mm, tháng mưa nhiều lên tới 548,9 mm. Tổng số giờ nắng bình quân trong năm 2.372 giờ; tổng lượng bức xạ trung bình năm đạt 140 – 150 kcal/cm2; độ ẩm trung bình là 86%. Thủy văn: Hệ thống kênh rạch của tỉnh Sóc Trăng chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều ngày lên xuống 02 lần. Mực nước triều dao động trung bình từ 0,4m đến 1,0m... Về mùa mưa một phần các huyện Mỹ Tú, Thạnh Trị bị ngập úng. Về 4 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) mùa khô các huyện Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, một phần huyện Long Phú, Mỹ Tú nguồn nước mặt bị nhiễm mặn gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên là 322.330,36 ha. Có thể chia thành 6 nhóm chính: nhóm đất cát có 8.491 ha; nhóm đất phù sa có 6.372 ha; nhóm đất giây có 1.076 ha; nhóm đất mặn có 158.547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đước (ngập triều) trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn 75.016 ha thích hợp với việc trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn, dài ngày; nhóm đất phèn có 75.823 ha. Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 14.091 ha; đất có rừng là 10.202 ha, trong đó rừng tự nhiên có 116,86 ha, rừng trồng 3.752 ha và 5.378 ha rừng phòng hộ với các loại cây chính là: đước, bần, giá, mắm và lá, phân bố ở 2 huyện Vĩnh Châu và Long Phú. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 4.205 ha rừng sản xuất, chủ yếu là rừng tràm tập trung ở 2 huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị. Tài nguyên biển: Tỉnh Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 2 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 2 con sông lớn Trần Đề, Định An) và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi , tôm và 30.000 ha bãi bồi. 2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Năm 2006: Diện tích lúa 324.4 nghìn ha; Sản lượng lúa: 1600,0 nghìn tấn; Diện tích mía:13,0 nghìn ha; Sản lượng mía: 1000,0 nghìn tấn. Đàn trâu: 2,2 nghìn con; Đàn bò: 25,3 nghìn con; Đàn heo: 303,0 nghìn con; Số lượng gia cầm: 2611 nghìn con. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 3657 tỷ đồng; Diện tích rừng trồng tập trung nghìn ha: 0,1 nghìn ha; Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 44,3 tỷ đồng; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 63,5 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 113950 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác: 30370 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh: 2962,1 tỷ đồng. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 163; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 7018,1 tỷ đồng; Số hợp tác xã: 32; Số trang trại: 6270. Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9: 409 (Báo Cần Thơ, 2008). 5 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 2.2.3 Tổng quan về hiện trạng thủy sản của tỉnh Sóc Trăng Về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tỉnh Sóc Trăng có chiều dài đường bờ biển là 72 km với 2 cửa sông lớn là Sông Hậu và Sông Mỹ Thanh, bờ biển dài là lợi thế so sánh của tỉnh Sóc Trăng so với nhiều tỉnh khác của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành khai thác đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Ngành thủy sản tỉnh Sóc Trăng trong những năm gần đây đã có những bước phát triển không ngừng đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho ngư dân và cải thiện được bộ mặt nông thôn và vùng ven biển. Năm 2004 theo báo cáo của Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Sóc Trăng số lượng tàu khai thác đã tăng lên 1087 chiếc với tổng công suất 60.187 CV. Bên cạnh đó để nâng cao hiệu quả khai thác các tàu thuyền thường sử dụng ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ, tốc độ tàu lớn thường được gọi là cào bay. Với cường độ khai thác cao cơ cấu nghề không hợp lý tập trung từ cửa biển Trần Đề đến Mỹ Thanh và bãi bồi Cù Lao Dung với nhiều nghề khai thác hủy diệt như đăng mé, nò đó, te, xiệp và các loại cào nhỏ, bãi đẻ của các loài cá không còn an toàn dẫn đến các loài cá có giá trị kinh tế giảm đáng kể. Do nguồn lợi bị suy giảm nên sản lượng khai thác của tỉnh Sóc Trăng không ngừng giảm xuống, mặc dù số lượng tàu khai thác ngày một tăng (Nguyễn Hoàng Anh, 2008). Theo báo cáo của Sở NN và PTNT Sóc Trăng (2008) đã thống kê được số tàu thuyền toàn tỉnh, hiện có 1.162 chiếc, tổng công suất 92.320 CV, trong đó tàu khai thác biển 785 chiếc, 85.836 CV, tàu khai thác nội địa 179 chiếc, 4.681 CV. Ngành nghề chủ yếu là nghề cào và lưới kéo, tổng sản lượng khai thác khai thác biển và nội địa 34.600 tấn kế hoạch, tăng 0,67 % so năm 2007. Công tác quản lý khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã phối hợp tích cực với ban chỉ đạo BVNL-TS các huyện, thành phố, các cơ quan hữu quan như Bộ đội biên phòng, Đài phát thanh truyền hình, Chi cục Kiểm lâm, Hội Phụ nữ triển khai công tác Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường nuôi thủy sản và an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển, đã cấp phát 1.178 tài liệu bướm, 20 áp phích, tổ chức 23 cuộc họp dân tuyên truyền kiến thức BVNL-TS có 1.180 lượt nguời dự. Vận động giao nộp và thiêu huỷ 69 bộ kích điện và 11 giàn đăng mé trên các tuyến sông nhằm tạo môi trường thông thoáng và bảo về nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Phối hợp với địa phương, Bộ đội biên phòng thành lập Ban chỉ đạo xây dựng tổ đội an toàn, đến nay có 17 tổ an toàn tàu thuyền trên biển với 209 tàu tham gia. 6 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) Nuôi trồng thủy sản Trong những năm gần đây, ngành thủy sản tỉnh Sóc Trăng phát triển không ngừng, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động. Năm 2008 theo báo cáo của Sở NN và PTNT Sóc Trăng đã thống kê tổng diện tích nuôi thủy sản đạt 66.939 ha. Trong đó: Diện tích nuôi tôm nước lợ 47.648 ha (trong đó có 145 ha nuôi Tôm thẻ chân trắng), giảm 2,1 % ha so với năm 2007; diện tích nuôi tôm càng xanh 304 ha, tăng gấp 3,6 lần so năm 2007; diện tích nuôi cá các loại và thủy sản khác 18.741 ha, tăng 17,42 % so với năm 2007; diện tích nuôi cá tra 246 ha, tăng 33,41 % so năm 2007. Tổng sản lượng thủy hải sản năm 2008: 166.851 tấn, tăng 19,68 % so với năm 2007, trong đó sản lượng nuôi trồng 132.251 tấn, tăng 25,9 % so năm 2007, khai thác biển và nội địa 34.600 tấn, tăng 0,67 % so năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu: Đến hết tháng 11 đạt 311 triệu USD, ước cả năm 340 triệu USD, giảm 4,5 % so năm 2007. Năm 2008 mặc dù diện tích và sản lượng đều đạt và vượt kế hoạch và tăng so năm 2007, nhưng với con tôm sú là sản phẩm chủ lực và luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong nuôi trồng thủy sản thì năm nay rủi ro cao (31,2 % tổng diện tích thả nuôi), nên sản lượng chỉ đạt 52.213 tấn, giảm 6.700 tấn so năm 2007, trong khi đó chi phí đầu vào tăng khoảng 30%, giá bán giảm khoảng 20% so năm 2007, cá Tra cũng là sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nhiều tiềm năng, năm nay năng suất và sản lượng đều tăng cao, nhưng chi phí cao, giá bán thấp, khó tiêu thụ… Từ đó cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản và tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2008 đều đạt thấp, có khoảng 60 % hộ nuôi tôm huề vốn hoặc thua lỗ, rất khó khăn trong vụ nuôi tôm sú và cá Tra năm 2009. Tiêu thụ và chế biến Khi mới tập lái (04/1992), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Sóc Trăng chỉ đạt 25,3 triệu USD/năm. Xuất phát điểm chỉ có 2 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu với công suất khiêm tốn, thiết bị máy móc lạc hậu thì sau 15 năm, đã có 07 nhà máy chế biến thủy sản, tổng công suất 100.000 tấn/năm. Chuyên chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu, hiện nay các công ty tập trung xây dựng nhà xưởng và tập trung trang thiết bị, công nghệ hiện đại để đáp ứng yêu cầu thị trường ngày càng cao và trong 07 công ty chế biến thủy sản của tỉnh đều có tiêu chuẩn đề xuất hàng hóa thủy sản sang thị trường các nước Nhật, EU, Mỹ,... Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2006 đạt 327,39 triệu USD và năm 2007 là 373,8 triệu USD với 6 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu có dây chuyền sản xuất hiện đại. Nhiều nhà máy được chứng 7 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) nhận HACCP và CODE của Châu Âu. Thị trường xuất khẩu ngày càng ổn định và mở rộng, sản phẩm hàng thủy sản của Sóc Trăng đã có mặt trên thị trường 1160 nước (chủ yếu là Nhật Bản, Mỹ và các nước EU) (Phương Nghi, 2008). Sản phẩm thủy sản khai thác biển của tỉnh hơn một nữa được tiêu thụ tại các chợ ngoài tỉnh, các chợ trong tỉnh chiếm lượng tiêu thụ 15% tổng sản lượng thu mua, lượng tiêu thụ trong gia đình là rất thấp (chỉ khoảng 0,07% tổng sản lượng) (Nguyễn Khắc Huy, 2008). Đến năm 2008 thành phẩm chế biến đạt 49.246 tấn, giảm 13,48 % so với năm 2007, trong đó tôm đông 36.335 tấn, giảm 19,9 % so năm 2007 (Sở NN và PTNT Sóc Trăng, 2008). Các dịch vụ khác cho thủy sản Khi NTTS phát triển thì các ngành dịch vụ cho thủy sản cũng phát triển, theo UBND tỉnh Sóc Trăng Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trong năm 2008 có 14 cơ sở sản xuất nước đá, 445 cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản , 129 đại lý thu mua và sơ chế nguyên liệu thuỷ sản đã kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (Sở NN và PTNT Sóc Trăng, 2008). Dẫn đến việc kiểm soát chất lượng sản phẩm thức ăn, thuốc thú y,... ngày càng trở nên phức tạp, nhất là tình trạng bán hàng quá hạn sử dụng, hàng cấm ngoài danh mục. 2.3 Tổng quan về tỉnh Bạc Liêu 2.3.1 Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Bạc Liêu thuộc bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Tổ quốc. Bạc Liêu nằm về phía Nam, Đông Nam của đồng bằng Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Cần Thơ, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông Nam giáp với biển Đông, phía Tây-Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau, phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Kiên Giang. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 248.268,6 ha, tổng chiều dài bờ biển khoảng 56 km, chiếm 7,2% bờ biển ĐBSCL (780 km) và chiếm 1,7% chiều dài bờ biển cả nước. Bạc Liêu có 5 huyện: Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Phước Long, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu- trung tâm hành chính của tỉnh. Địa hình và khí hậu: Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu nằm ở độ cao trên dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như: kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, 8 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) kênh Giá Rai. Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300 mm. Nhiệt độ trung bình 260C, cao nhất 31,50C, thấp nhất 22,50C. Ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới; không chịu ảnh hưởng trực tiếp lũ lụt của hệ thống sông Cửu Long, nhưng lại chịu tác động mạnh của thủy triều biển Đông và một phần chế độ nhật triều biển Tây. Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 258.247ha. Đất đai của tỉnh được chia thành nhiều nhóm: nhóm đất mặn chiếm 32,6% quỹ đất; nhóm đất phèn chiếm 59,9%; nhóm đất cát chiếm 0,18%; bãi bồi và đất khác chiếm 4,4%, sông rạch chiếm 2,9% quỹ đất. Trong đó, đất nông nghiệp: 98.309 ha; đất nuôi trồng thủy sản và đất muối: 120.714 ha; đất lâm nghiệp có rừng: 4.832 ha; đất chuyên dùng: 11.323 ha; đất ơ: 4.176 ha, còn lại là đất chưa sử dụng. Đất có khả năng trồng lúa, cây lâu năm, màu và cây công nghiệp hàng năm là 98.295 ha; đất có khả năng trồng rừng, nuôi tôm, làm muối: 125.546 ha. Tài nguyên rừng: Diện tích rừng và đất rừng chiếm 1,87% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là rừng phòng hộ. Rừng Bạc Liêu là rừng ngập mặn, úng phèn có năng suất sinh học cao, có giá trị lớn về phòng hộ và môi trường. Tập đoàn cây gồm chủ yếu là cây tràm, cây đước. Tài nguyên biển: Bờ biển dài 56km, diện tích vùng biển 4 vạn km2. Động vật biển bao gồm 661 loài cá, 319 giống thuộc 138 họ, trong đó nhiều loại có trữ lượng và giá trị cao. Tôm biển có 33 loài khác nhau, có thể đánh bắt hơn 10.000 tấn/năm. Trữ lượng cá đáy và cá nổi hơn 100.000 tấn/năm. 2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Năm 2006: Diện tích lúa 145,3 nghìn ha; Sản lượng lúa: 677,2 nghìn tấn; Diện tích mía: 0,7 nghìn ha; Sản lượng mía; 50,3 nghìn tấn; Số lượng gia cầm: 1235 nghìn con; Đàn bò: 1,5 nghìn con; đàn trâu: 1,6 nghìn con; Đàn heo: 253,8 nghìn con. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 3919,7 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 1466,7 tỷ đồng. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 120,2 nghìn ha. Sản lượng thủy sản: 181050 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác: 6125 tấn. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 17,4 tỷ đồng. Diện tích rừng trồng tập trung: 6,2 nghìn ha. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 344. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 5840,0 tỷ đồng. Số trang trại: 13252; Số hợp tác xã: 52. Số thuê bao điện thoại có đến 31/12: 60839 (Báo Cần Thơ, 2008). 9 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 2.3.3 Tình hình ngành thủy sản của tỉnh Bạc Liêu Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Với những lợi thế về thiên nhiên, Bạc Liêu có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển, bao gồm: đánh bắt hải sản, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến, dịch vụ tổng hợp, du lịch và giao thông, có ý nghĩa quan trọng tác động vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. Toàn tỉnh Bạc Liêu hiện có trên dưới 1.043 tàu thuyền khai thác biển các loại, trong đó chỉ có 368 chiếc có khả năng đánh bắt xa bờ, chiếm 35,28%. Trong tổng số tàu thuyền này chỉ có 394 chiếc là làm nghề lưới kéo, còn lại làm lưới rê, câu mực, te, xiệp. Nguyên nhân chính là do ngư cụ khai thác biển của ngư dân đa số còn đơn nghề, thiết kế ngư cụ còn mang tính truyền thống, nhiều nhược điểm và chậm được cải tiến. Hầu hết ngư dân thiếu thông tin, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiết kế ngư cụ kém, chưa phù hợp (Admax, 2007). Tình hình thời tiết trong năm 2007 tương đối ổn định, cùng với việc tăng cường đầu tư sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, nhất là hoạt động đánh bắt xa bờ, nên năng suất và hiệu quả phần lớn số tàu ra khơi khai thác thuỷ sản đạt khác. Tổng sản lượng khai thác 70.000 tấn (Sở NN và PTNN Bạc Liêu, 2008). Đến năm 2008 toàn tỉnh có 1.083 phương tiện khai thác hải sản, thực hiện đăng ký, đăng kiểm 1.029 phương tiện với tổng công suất 113.117 CV trong đó có 351 tàu đánh bắt xa bờ (tổng công suất 96.031 CV), phương tiện không đăng ký đăng kiểm 54 phương tiện (chủ yếu phương tiện nhỏ từ 6-40 CV) do hành nghề cấm khai thác. Tổng sản lượng khai thác đạt 73.880 tấn trong đó tôm 12.110 tấn, cá và thủy sản khác 61.770 tấn, năm nay hiệu quả của đội tàu khai thác giảm rõ rệt, đặc biệt là với đội tàu lưới kéo do nhiều đợt tăng giá xăng dầu, cùng với sự xuất hiện của 08 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông,cũng làm cho lợi nhuận giảm tới 60%, có tới 20-30% tàu cá phải nằm bờ do hiệu quả hoạt động thấp và thiếu lao động tấn (Sở NN và PTNN Bạc Liêu, 2008). Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra ngăn chặn việc thu mua nghêu giống trái phép hợp tác xã (HTX) Long Hải (Huyện Đông Hải) thu giữ 55 kg nghêu giống bàn giao cho HTX ương nuôi; kiểm tra, kiểm soát việc dữ trữ mua bán vận chuyển nghêu, sò giống trên địa bàn thị xã Bạc Liêu đã tịch thu 58 kg sò giống, lập biên bảng phạt 10 triệu đồng và thả về thiên nhiên. Giải tỏa 23 hàng đáy và tuyên truyền giáo dục cho ngư dân về công tác BVNLTS trong mùa vụ cấm khai thác. Vận động các cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh thả hơn 5,8 triệu con sú giống ra biển nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Phát 585 tờ rơi, 209 áp phích tuyên truyền 10 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) các văn bản qui phạm pháp luật về khai thác và BVNLTS Việt Nam. Cấp phát tận tay 300 cuốn sách “ Những điều ngư dân cần biết trong hoạt động thủy sản”. Phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra việc thực hiện chỉ thị số 01/CT-TTG tại các huyện vùng ngọt đã xử lý 131 vụ vi phạm trong khai thác thủy sản, tịch thu 12 bình acqui, 131 cục xung điện, 06 vợt cá, 04 bộ kích điện buộc các đối tượng vi phạm làm cam kết không tái phạm tấn (Sở NN và PTNN Bạc Liêu, 2008). Nuôi trồng thủy sản Cũng như một số tỉnh nằm ven biển khác, Bạc Liêu có tiềm năng lớn để phát triển thủy sản. Dựa vào những những lợi và điều kiện tự nhiên, tỉnh đã triển khai phát triển thủy sản trở thành nền kinh tế chủ lực. Do đó, những năm qua ngành thủy sản Bạc Liêu phát triển rất nhanh; mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, diện tích và sản lượng thuỷ sản luôn tăng qua từng năm và góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế -xã hội. Năm 2008 diện tích nuôi trồng thủy sản 125.592 ha, sản lượng NTTS đạt 134.270 tấn trong đó tôm 63.985 tấn, cá và thủy sản khác 70.285 tấn. Nhìn chung các mô hình nuôi trồng thủy sản năm nay đạt hiệu quả không cao do giá cả vật tư, thức ăn… phục vụ cho nuôi tôm tăng cao, chất lượng không ổn định, giá cả tôm sú nguyên liệu liên tục sục giảm. Đối với diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp năng suất trung bình 2,5-3 tấn/ha, trong đó có 25% hộ nuôi lợi nhuận từ 20-100 triệu đồng/ha, 35% hộ nuôi hòa vốn hoặc lãi ít (dưới 20 triệu đồng/ha) và 40% hộ nuôi bị lỗ vốn do năng suất thấp hoặc tôm bị nhiễm bệnh khi 1-3 tháng tuổi. Đối với diện tích nuôi quảng canh cải tiến chuyên tôm khoảng 40% hộ nuôi có hiệu quả năng suất trung bình 0,3-0,7 tấn/ha/vụ, lãi trung bình từ 30-50 triệu/ha/vụ; còn lãi khoảng 60% hộ nuôi có lãi dưới 25 triệu đồng/ha/vụ và hòa vốn. Đối với diện tích nuôi quảng canh cải tiến kết hợp cua, cá… phát triển trên địa bàn tỉnh, trong đó với hình thứa tỉa thưa thả bù khoảng 60% diện tích nuôi có hiệu quả, năng suất tôm dao động 100-350 kg/ha/năm, năng suất cua 80-130 kh/ha/năm, các loại cá từ 150-450 kh/ha/năm, lãi từ 15-35 triệu đồng/ha/năm, còn lại 40% diện tích nuôi hòa vốn và lãi ít (Sở NN và PTNN Bạc Liêu, 2008). Tiêu thụ và chế biến Toàn tỉnh hiện có 12 nhà máy chế biến thủy sản, công suất thiết kế 56.100 tấn/năm, hầu hết các nhà máy được đầu tư đồng bộ. Sản lượng chế biến 25.759 tấn đạt 80,50% so với cùng kỳ, trong đó tôm 24.197 tấn, cá và thủy sản khác 1.562 tấn; sản lượng thủy sản xuất khẩu 24.132 tấn đạt 90,19% cùng kỳ; trong đó tôm 21.711 tấn, cá và thủy sản khác 2.421 tấn. Giá trị hàng hóa thủy 11 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan