Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến độc lập việt nam...

Tài liệu Khảo sát chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến độc lập việt nam

.PDF
80
1818
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH TÂM KHẢO SÁT CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN ĐỘC LẬP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC NGUYỄN THỊ THANH TÂM KHẢO SÁT CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN ĐỘC LẬP VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số :60.22.040 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG HÀ NỘI 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ 8 1.1 Khái niệm về chính sách ngôn ngữ 8 1.2 Những nội dung cơ bản của chính sách ngôn ngữ 10 1.3 Chính sách ngôn ngữ với kế hoạch hóa ngôn ngữ, lập pháp ngôn ngữ 11 1.3.1 Chính sách ngôn ngữ với kế hoạch hóa ngôn ngữ 11 1.3.2 Chính sách ngôn ngữ với lập pháp ngôn ngữ 12 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN ĐỘC LẬP VIỆT NAM 17 2.1 Vài nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến độc lập 17 2.1.1 Những đặc điểm chung 17 2.1.2 Đôi nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến Nhà Lý (1010 – 1225) 18 2.1.3 Đôi nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến Nhà Trần (1225 - 1440) 19 2.1.4 Đôi nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến Nhà Hồ (1400 - 1407) 20 2.1.5 Đôi nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến thời Lê Sơ (1428 - 1527) 21 2.1.6 Đôi nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến Nhà Mạc (1527 - 1592) 22 2.1.7 Đôi nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến Nhà Tây Sơn (1778 - 1802) 24 2.1.8 Đôi nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến Nhà Nguyễn (1802 - 1945) 25 2.2 Cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam thời kì Nhà nước phong kiến độc lập 2.2.1 Khái niệm về cảnh huống ngôn ngữ 27 27 2.2.2 Một số đặc điểm đáng chú ý về cảnh huống ngôn ngữ thời kỳ phong kiến độc lập 29 2.3 Một số nội dung về chính sách ngôn ngữ của Nhà nước phong kiến độc lập 2.3.1 Đặt vấn đề 2.3.2 Chính sách đối với chữ Hán 34 34 35 2.3.3 Chính sách đối với chữ Nôm 44 2.4 Tiểu kết 54 CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY 3.1 Nhìn lại chính sách ngôn ngữ của Nhà nước phong kiến độc lập 57 57 3.2 Liên hệ với chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay 59 3.3 Tiểu kết 70 KẾT LUẬN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dân tộc và ngôn ngữ là hai mặt gắn liền với nhau. Trong tiến trình đó, ngôn ngữ vừa là cái đặc trưng của dân tộc, vừa là cái phản ánh, bảo tồn, truyền tải các giá trị của nền văn hóa dân tộc, là phương tiện hợp nhất đại đoàn kết dân tộc, củng cố và phát triển xã hội tộc người. Chính sách ngôn ngữ là một vấn đề hết sức phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố chính trị và xã hội. Chính sách ngôn ngữ cũng có thể làm sinh sôi nảy nở ngôn ngữ và cũng có thể làm diệt vong ngôn ngữ. Chính sách ngôn ngữ tác động đến thái độ và việc lựa chọn ngôn ngữ sử dụng của người dân. Vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ là hết sức cần thiết đối với việc phát triển ngôn ngữ. Chính sách ngôn ngữ là một vấn đề quan trọng mà hầu hết các quốc gia có tình trạng đa dân tộc, đa ngôn ngữ phải quan tâm giải quyết. Điều này càng trở nên quan trọng đối với các quốc gia trước đây vốn là những nước phải trải qua các quá trình phong kiến thuộc địa. Điều này cũng có nghĩa là từ sau thế kỷ XX, trên phạm vi thế giới, vấn đề chính sách ngôn ngữ càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Do mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới đều trải qua các cảnh huống khác nhau, có những cái nhìn về chính trị xã hội khác nhau nên dẫn đến những lựa chọn, cách thức giải quyết của từng quốc gia cũng khác nhau. Và điều này tạo thành bức tranh phức tạp, đa dạng về hệ thống chính sách ngôn ngữ của thế giới. Việt Nam do điều kiện lịch sử, điều kiện quốc gia, dân tộc mình, cho nên có thể coi đây là một trong những trường hợp điển hình về chính sách ngôn ngữ. Trước khi có sự ra đời của nhà nước Việt Nam (1945), Việt Nam đã phải trải qua những giai đoạn khó khăn về lịch sử. Vừa dựng nước, người Việt phải liên tiếp 2 đương đầu với sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài. Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam rất lớn. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (TK IV TCN) đến cuối TK XX đã có tới 12 thế kỷ Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc chiến tranh giữ nước, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc và dưới các triều đại phong kiến, thì ngôn ngữ ở vị thế quốc gia của nó là ngôn ngữ ngoại nhập (tiếng Hán) nhưng cũng là thời gian tiếng Việt tỏ rõ sức sống đấu tranh tự bảo tồn và phát triển. Chữ Hán được đọc theo cách của người Việt gọi là cách đọc Hán Việt. Và được Việt hóa bằng nhiều cách để tạo ra nhiều từ tiếng Việt thông dụng. Tiếng Việt phát triển phong phú đi đến ra đời hiện tượng chữ viết ghi lại tiếng Việt trên cơ sở văn tự Hán vào TK XIII là chữ Nôm. Bởi vậy, dù trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ, dân tộc ta, nhân dân ta vẫn luôn quan tâm và cố gắng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình, trong đó thực hiện tốt chính sách ngôn ngữ. Đề tài “Khảo sát chính sách ngôn ngữ của Nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam”” góp phần vào nhìn lại chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến và từ đó có cái nhìn về chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, như là sự tiếp nói của truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục đích của luận văn là, trên cơ sở lí luận về chính sách ngôn ngữ và thông qua khảo sát chính sách ngôn ngữ của Nhà nước phong kiến độc lập, luận văn này góp phần vào một cái nhìn xuyên suốt chính sách ngôn ngữ của Việt Nam, cũng góp phần vào tìm hiểu chính sách ngôn ngữ gắn liền với thể chế nhà nước, với chính trị xã hội. Từ mục đích trên, Luận văn này có các nhiệm vụ như sau: 1/ Tìm hiểu một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài. 3 2/ Khảo sát chính sách ngôn ngữ của Nhà nước phong kiến ở giai đoạn độc lập. 3/ Rút ra một số nhận xét và liên hệ với chính sách ngôn ngữ của Việt Nam hiện nay. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Chính sách ngôn ngữ của Nhà nước phong kiến độc lập thông qua các văn bản thu thập được của quá trình tìm tòi, nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn Nhà nước phong kiến độc lập. 4. PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phương pháp và thủ pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội, cụ thể: -Thu thập tài liệu: Trong đề tài chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau như: các giáo trình, các bản dịch, các tài liệu tham khảo.... -Phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích theo các mục đích nghiên cứu đề tài sau đó tổng hợp lại và rút ra những nhận xét, đánh giá. Như vậy, luận văn khảo sát những chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam qua các tư liệu sau: - Tiến trình lịch sử Việt Nam - Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam - Việt Nam sử lược Ngoài ra trong những trường hợp cần thiết, luận văn cũng có thể sử dụng một số tư liệu của các cơ quan như Viện sử học để làm sáng tỏ những vấn đề về chính sách ngôn ngữ của Nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam. 5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: 4 Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Đặc điểm chính sách ngôn ngữ của Nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam Chương 3: Đánh giá về những quan điểm chính sách ngôn ngữ của Nhà nước phong độc lập và liên hệ với chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ 1.1 Khái niệm về chính sách ngôn ngữ Trong lịch sử loài người, ngôn ngữ được ý thức như một đặc trưng dân tộc, ngôn ngữ can dự tích cực vào mọi hoạt động của con người như văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục và được coi là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Ngôn ngữ phát triển theo quy luật khách quan. Tuy nhiên nhân tố chủ quan của con người cũng góp phần không nhỏ trong sự phát triển của ngôn ngữ. Chính sách ngôn ngữ thể hiện ý chí chủ quan của con người đối với sự phát triển ấy hay nói cách khác chính sách ngôn ngữ thể hiện sự can thiệp của con người vào ngôn ngữ hoặc cảnh huống ngôn ngữ, tác động trước hết đến mặt chức năng của ngôn ngữ và trong một chừng mực nào đó tác động đến mặt kết cấu của ngôn ngữ. Thuật ngữ “chính sách ngôn ngữ” (Languge Policy) xuất hiện trong tác phẩm “Ngôn ngữ học xã hội” (Sociolinguistics) năm 1970 bằng tiếng Anh của J.A. Fishman, trong tác phẩm “Cấu trúc xã hội và chính sách ngôn ngữ” (Estructure social y politica linguista) năm 1975 bằng tiếng Tây Ban Nha của Rafael Ninyoles và trong tác phẩm “ Cờu trúc ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ” (Sprach theorie und Sprachien politik) năm 1981 bằng tiếng Đức, tiếng Pháp của Helmut Gluck. Chính sách ngôn ngữ là một bộ phận hay một nội dung trong hệ thống chính sách chính trị - xã hội của một quốc gia, cụ thể hơn chính sách ngôn ngữ là một trong những bộ phận cấu thành của chính sách dân tộc trong quốc gia đa dân tộc. Chính sách ngôn ngữ phải phản ánh được nội dung của chính sách dân tộc, giải quyết được các vấn đề ngôn ngữ do nhà nước đặt ra và góp phần thực hiện chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác. 6 Chính sách ngôn ngữ gồm có hai mặt: Mặt lý thuyết là những cơ chế của sự giao tiếp về chức năng, bản chất và quy luật phát triển của ngôn ngữ. Mặt hành động thực tiễn là những chủ trương của nhà nước và đồng thời là những chương trình, kế hoạc thực hiện những chủ trương ấy nhằm tác động vào sự phát triển của ngôn ngữ. Vậy chính sách ngôn ngữ được hiểu như thế nào? Từ điển Tiếng Việt định nghĩa chính sách là “Sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”. Và trong cách hiểu chung nhất, chính sách ngôn ngữ là hình thức tác động có định hướng của xã hội lên ngôn ngữ. Nhưng khi luận giải về nội dung và tính chất của khái niệm này, các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau. B.A.Avrorin, M.I.Iseav và một số người khác nói chính sách ngôn ngữ “là một bộ phận hữu cơ trong chính sách dân tộc của một nhà nước, một giai cấp hay một đảng phái nào đó” và định nghĩa nó như là “ bình diện ngôn ngữ trong chính sách (cương lĩnh) của đảng và nhà nước về vấn đề dân tộc”. L.B.Nikolskij cho rằng, nếu quan niệm về chính sách ngôn ngữ như vậy là phiến diện mà ở đây khái niệm chính sách ngôn ngữ phải được đặt vào cả trong các quốc gia đa dân tộc lẫn quốc gia đơn dân tộc, bởi vì “về mặt xã hội, chính sách ngôn ngữ là một bộ phận trong chính sách đối nội của gia cấp thống trị nhà nước trong một quốc gia nhất định”. Hoàng Văn Hành cho rằng “ Chính sách ngôn ngữ là một phạm trù thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội, biểu thị hệ thống những quan điểm, những chủ trương và biện pháp của một nhà nước hay của một tổ chức chính trị - xã hội, nhằm tác động một cách có ý thức theo một định hướng nhất định vào sự hành chức và phát triển của ngôn ngữ, phù hợp với cảnh huống ngôn ngữ và bối cảnh chính trị - xã hội của đất nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nhằm phục vụ cho lợi 7 ích của đất nước, của các giai tầng xã hội mà nhà nước ấy hay tổ chức chính trị xã hội ấy làm người đại diện”. Nguyễn Hàm Dương quan niệm “ Nói đến chính sách ngôn ngữ là nói đến sự can thiệp có ý thức, có tổ chức, có cơ sở khoa học của xã hội vào sự hoạt động và phát triển của ngôn ngữ. Hay nói cách khác, chính sách ngôn ngữ là sự lãnh đạo những yêu cầu ngôn ngữ học của xã hội dựa trên sự hiểu biết khoa học về những quy luật ngôn ngữ, đưa ngôn ngữ vào quỹ đạo phát triển chung của xã hội, làm cho ngôn ngữ phục vụ ăn khớp với sự phát triển của xã hội”. Nguyễn Như Ý đã cho rằng: “ Chính sách ngôn ngữ là các chủ trương chính trị của một nhà nước, chính xác hơn là của các giai cấp thống trị nhà nước, một đảng phái, một nhóm xã hội…về vấn đề ngôn ngữ và các biện pháp thực hiện các chủ trương đó nhằm hướng sự hoạt động của các ngôn ngữ và các hình thức tồn tại của ngôn ngữ theo những mục đích nhất định. Tính quy định chính trị là cơ sở phân biệt và đánh giá tính chất tiến bộ và phản tiến bộ của chính sách ngôn ngữ trong các nước có chế độ xã hội khác nhau. Nó cũng là chỗ dựa để phân biệt các khái niệm chính sách ngôn ngữ, xây dựng ngôn ngữ, kế hoạch hóa ngôn ngữ vốn đang được dùng như là khái niệm đồng nghĩa trong các khuynh hướng ngôn ngữ học xã hội ngày nay”. Tóm lại chính sách ngôn ngữ là một hệ thống các biện pháp (có thể biểu hiện dưới các dạng văn bản pháp luật, các đường lối chủ trương, các kế hoạch…) nhằm tác động vào các quá trình phát triển của cảnh huống ngôn ngữ, tạo phương hướng cho ngôn ngữ phát triển phù hợp với các nhu cầu xã hội. Chính sách ngôn ngữ cũng chính là kế hoạch phát triển ngôn ngữ có liên quan đến kế hoạch phát triển xã hội, tộc người, có liên quan đến chính sách phát triển văn hóa, giáo dục của nhà nước. Kế hoạch phát triển ngôn ngữ thường thể hiện bằng một loạt các biện pháp như: quy định ngôn ngữ quốc gia, xây dựng chữ viết cho các dân tộc 8 chưa có chữ viết, xác định ngôn ngữ chuẩn, giải quyết các mối quan hệ giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ nói, xác định các chuẩn ngữ âm, từ vựng, chính tả… 1.2 Những nội dung cơ bản của chính sách ngôn ngữ Chính sách ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đa dân tộc. Mỗi dân tộc muốn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thì vấn đề đầu tiên cần lưu tâm là phát triển ngôn ngữ. Một chính sách ngôn ngữ phù hợp không chỉ đảm bảo cho sự ổn định xã hội mà còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với tư cách là một phần của chính sách dân tộc, chịu ảnh hưởng trực tiếp của một chính sách chính trị cũng như đường lối phát triển quốc gia, chính sách ngôn ngữ góp phần thực hiện chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác. Chính sách ngôn ngữ phải phản ánh được nội dung chính sách dân tộc, giải quyết được những vấn đề ngôn ngữ do nhà nước đặt ra và góp phần thực hiện chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác. Bất kỳ nhà nước nào muốn duy trì và bảo tồn văn hóa dân tộc thì cũng đồng thời duy trì chính sách ngôn ngữ dân tộc. Đối với quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, đa văn hóa thì việc xây dựng chính sách ngôn ngữ - dân tộc là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong sự phát triển. Ngôn ngữ trên mọi phương diện có vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia, có khi ngôn ngữ còn là nhân tố quyết định và đảm bảo sự ổn định và tiến bộ của quốc gia bằng cách giữ vai trò tác nhân giao tiếp thống nhất dân tộc, pháp luật, quản lý nhà nước, chính trị. Ngôn ngữ là phương tiện đoàn kết dân tộc, thống nhất đất nước nên đất nước có được sự ổn định và phát triển hay không phụ thuộc vào chính sách của nhà nước. Và quốc gia nào cũng phải xây dựng cho mình một chính sách phù hợp trong từng giai đoạn lịch sử. Chính sách ngôn ngữ gồm những nội dung sau: 9 Thứ nhất: chính sách ngôn ngữ là một trong những nhân tố của quá trình phát triển ngôn ngữ. Bởi vì chính sách ngôn ngữ tác động đến sự phân bố chức năng giữa các thực thể ngôn ngữ trong quốc gia bao gồm mối quan hệ giữa các ngôn ngữ, giữa các phương ngữ, giữa các hình thức ngôn ngữ nói, viết…Chính sách ngôn ngữ còn tác động đến sự phát triển của hệ thống một ngôn ngữ. Những tác động này đều diễn ra theo hai hướng là kích thích sự phát triển và kiềm chế sự phát triển. Chẳng hạn trong phạm vi giữa các ngôn ngữ thì có thể kích thích sự phát triển của ngôn ngữ giữ vị trí hàng đầu nhưng đồng thời lại cản trở sự mở rộng và hạn chế phạm vi chức năng của một số ngôn ngữ khác. Có thể thấy chính sách ngôn ngữ liên quan đến việc lựa chọn ngôn ngữ, lựa chọn hình thức tồn tại của ngôn ngữ và lựa chọn các đơn vị ngôn ngữ để đạt được các mục đích giao tiếp nhất định. Thứ hai: Chính sách ngôn ngữ được xây dựng để giải quyết những vấn đề ngôn ngữ nảy sinh trong xã hội. Nói đến những vấn đề nảy sinh trong xã hội là nói đến các vấn đề phức tạp và đa dạng. Nhưng có thể quy về hai dạng. Một là, dạng vĩ mô là những vấn đề liên quan đến sự phân bố các thực thể ngôn ngữ theo phạm vi giao tiếp. Hai là dạng vi mô là những vấn đề nảy sinh trong quá trình giao tiếp của các thực thể ngôn ngữ riêng rẽ. Nhưng dù ở dạng nào thì việc nêu cảnh huống ngôn ngữ bao giờ cũng phải đi trước một bước. Nghiên cứu các vấn đề thuộc vĩ mô và vi mô một mặt giúp cho hiểu rõ hơn nội dung cụ thể của chính sách ngôn ngữ và mặt khác tạo cơ sở khách quan cho chính sách ngôn ngữ. Thứ ba: từ góc độ xã hội học, chính sách ngôn ngữ là một phần chính sách đối nội của một quốc gia nào đó. Điều này thể hiện ở chỗ, cần xem xét chính sách ngôn ngữ được đưa ra thể hiện lợi ích của toàn xã hội hay chỉ thể hiện lợi ích của giai cấp cầm quyền. Như vậy chính sách ngôn ngữ phải phù hợp với cảnh huống ngôn ngữ tức là phải làm cho ngôn ngữ trở thành một biểu tượng của sự thống nhất cộng đồng về mặt chính trị, văn hóa xã hội và dân tộc. Làm cho ngôn ngữ 10 trở thành công cụ đoàn kết chính trị các cộng đồng ngôn ngữ dân tộc khác nhau trong phạm vi quốc gia. Như vậy chính sách ngôn ngữ là tổng thể các biện pháp nhằm phổ dụng hoặc điều chỉnh các ngôn ngữ trong những phạm vi giao tiếp có tổ chức khác nhau (tức phạm vi giao tiếp hành chính nói và viết, giao tiếp đại chúng, phạm vi giáo dục, phạm vi sáng tạo nghệ thuật), hoặc là khởi tạo ra những quy tắc nghi thức lời nói, những lời khuyên về sự trao dồi ngôn ngữ cho các phạm vi giao tiếp không có tổ chức tức là sự giao tiếp tự phát giữa các cá nhân hoặc trong phạm vi gia đình. Vấn đề chính sách ngôn ngữ đòi hỏi phải có sự cân nhắc nhiều mặt và thận trọng dựa trên thực tế đời sống ngôn ngữ của một nước. Theo thuật ngữ chuyên môn thì chính sách ngôn ngữ phải căn cứ cụ thể vào cảnh huống ngôn ngữ của đất nước. Chỉ có chính sách ngôn ngữ nào lưu ý, cân nhắc đến tất cả mọi nhân tố của cảnh huống ngôn ngữ thì mới có khả thi và kết quả tốt. 1.3 Chính sách ngôn ngữ với kế hoạch hóa ngôn ngữ, lập pháp ngôn ngữ Thuật ngữ chính sách ngôn ngữ có thể mới xuất hiện gần đây, nhưng sự can thiệp của con người vào ngôn ngữ và các cảnh huống ngôn ngữ thì đã có từ lâu. Hiện nay bên cạnh thuật ngữ chính sách ngôn ngữ (language policy) người ta còn nói đến kế hoạch hóa ngôn ngữ (language planning), lập pháp về ngôn ngữ (Language legislation) và hai khái niệm này có quan hệ khăng khít với chính sách ngôn ngữ hay nói một cách khác chúng là một phần không thể tách rời của chính sách ngôn ngữ. Theo L. Calvet, thuật ngữ kế hoạch hóa ngôn ngữ “xuất hiện từ những năm 1959 dưới ngòi bút của E. Haughen (1959) khi ông viết về ngôn ngữ ở Na Uy. Kế hoạch hóa ngôn ngữ được trình bày là sự can thiệp của chuẩn (thông qua con đường các quy tắc chính tả…) của Nhà nước nhằm xây dựng một bản sắc dân tộc 11 sau hàng thể kỷ dưới ách đô hộ của Đan Mạch” (L.Calavet, 1996). Đây là ý kiến hầu như không có sự phản đối, tức là tán đồng với L.Calavet về tác giả cũng như thời gian ra đời của thuật ngữ “kế hoạch hóa ngôn ngữ”. Như vậy có thể thấy, ra đời vào những năm cuối thập niên 50 đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, kế hoạch hóa ngôn ngữ chịu tác động rất lớn của bối cảnh ngôn ngữ - xã hội lúc đó. Hay nói cách khác, chính bối cảnh ngôn ngữ xã hội khi đó là những cơ sở xã hội ngôn ngữ cho sự ra đời, hình thành và phát triển của công việc kế hoạch hóa ngôn ngữ. Từ điển Tiếng Việt(1992) đã định nghĩa: Chính sách: “Sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”. Kế hoạch: “Toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống những công việc làm trong một thời gian nhất định, với mục tiêu cách thức, thời gian tiến hành”. Kế hoạch hóa: “Làm cho phát triển một cách có kế hoạch (thường trên quy mô lớn)”. Như vậy, kế hoạch là một bộ phận của chính sách và điều đó cũng có nghĩa rằng chính sách ngôn ngữ và kế hoạch hóa ngôn ngữ có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. Kế hoạch hóa ngôn ngữ chính sự tác động của con người vào ngôn ngữ nhưng không phải là tùy tiện mà có tổ chức và nhà nước thường là cơ quan cao nhất đề ra các kế hoạch về ngôn ngữ. Kế hoạch hóa ngôn ngữ luôn gắn liên với hoàn cảnh xã hội ở từng quốc gia cụ thể.Vì vậy, ở các quốc gia khác nhau và ở các thời kỳ lịch sử khác nhau trong một quốc gia thì sẽ có chương trình kế hoạch hóa ngôn ngữ khác nhau. Công việc kế hoạch hóa ngôn ngữ luôn được coi là một bộ phận của công cuộc xây dựng đất nước: tăng cường ý thức dân tộc, củng cố thống nhất đất nước. Kế hoạch hóa 12 ngôn ngữ có một vai trò vô cùng to lớn đối với việc ổn định về chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của một quốc gia. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về kế hoạch hóa ngôn ngữ, chúng tôi xin dẫn ra đây một vài quan niệm về kế hoạch hóa ngôn ngữ như sau: - “Kế hoạch hóa ngôn ngữ bao gồm các công trình có tính quy chuẩn về ngôn ngữ hàn lâm và ngôn ngữ đời thường cùng tất cả những dạng thức của ngôn ngữ nói chung và những đề xuất đổi mới hay chuẩn hóa ngôn ngữ” (Haughen 1969). - “Kế hoạch hóa ngôn ngữ xuất hiện khi người ta cố tình áp dụng những kiến thức tổng hợp về ngôn ngữ nhằm thay đổi các thói quen sử dụng ngôn ngữ trong một nhóm người”(Thorburn 1971). - “Kế hoạch hóa ngôn ngữ là một tập hợp những hoạt động có chủ ý, được thiết kế một cách có hệ thống nhằm tổ chức và phát triển các nguồn ngôn ngữ của một cộng đồng trong thời gian biểu đã được xếp đặt trước” (Das Gupta 1973). - “Kế hoạch hóa ngôn ngữ là một sự theo đuổi có tổ chức, những giải pháp cho các vấn đề ngôn ngữ, điển hình là ở cấp độ quốc gia” (J.A.Fishman). - “Kế hoạch hóa ngôn ngữ là dựa trên nền tảng của giao tiếp, được sự thừa quyền của nhà nước mà cố gắng một cách không ngừng, có ý thức để làm thay đổi chức năng của ngôn ngữ trong xã hội.” (Weinstein). - “Kế hoạch hóa ngôn ngữ là sự hoạt động điều chỉnh và cải thiện các ngôn ngữ sẵn có hoặc tạo ra những ngôn ngữ mới”. (Tauli 1974). Như vậy kế hoạch hóa ngôn ngữ không chỉ phạm vi quốc gia mà còn hướng tới những phạm vi nhỏ hơn như các dân tộc, các tôn giáo. Kế hoạch hóa ngôn ngữ đề cập tới những quy định về cấu trúc, chức năng trong hệ thống các quy tắc ngôn ngữ nhằm tác động tới sự hoạt động của ngôn ngữ đối với các cộng đồng trong xã hội. 13 Tóm lại, kế hoạch hóa ngôn ngữ có thể được hiểu là các công việc quản lý ngôn ngữ. Hay nói một cách cụ thể, đây là phản ứng điều tiết có chủ động, có tổ chức, có kế hoạch đối với hoạt động của ngôn ngữ bao gồm ba nội dung lớn là kế hoạch hóa địa vị ngôn ngữ, kế hoạch hóa bản thể ngôn ngữ và kế hoạch hóa uy tín ngôn ngữ với hàng loạt các vấn đề như lựa chọn ngôn ngữ, chuẩn hóa ngôn ngữ, sự phân bố chức năng giữa các ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ, hiện đại hóa ngôn gữ, cải cách, chế tác chữ viết…Mục đích cuối cùng của công việc này là giải quyết sự lưu thông về giao lưu tin tức trong mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người. Kế hoạch hóa ngôn ngữ bao gồm ba nội dung lớn: - Kế hoạch hóa địa vị ngôn ngữ hay còn gọi là kế hoạch hóa vị thế ngôn ngữ: Là làm thay đổi chức năng xã hội của một ngôn ngữ hay của một phương ngữ. Đối với quốc gia đa dân tộc và có quá nhiều ngôn ngữ cùng tồn tại thì vấn đề kế hoạch hóa địa vị ngôn ngữ có một vị trí vô cùng quan trọng, bởi vì nó liên quan đến việc lựa chọn ngôn ngữ nào có chức năng cao nhất trong xã hội. Vì vậy, kế hoạch hóa địa vị ngôn ngữ nhằm giải quyết mối quan hệ về địa vị ngôn ngữ trong phạm vi một quốc gia, một khu vực như lựa chọn ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ hành chính, ngôn ngữ giáo dục. Đây là lĩnh vực thuộc phạm vi quan tâm của nhà nước dưới các hình thức chính phủ trực tiếp chỉ đạo hoặc giao cho tổ chức chính quyền. - Kế hoạch bản thể ngôn ngữ hay còn gọi là kế hoạch hóa khối liệu ngôn ngữ: Nhằm chuẩn hóa và phát triển bản thân ngôn ngữ như xác định ngôn ngữ chuẩn, chuẩn hóa về mặt chính tả, ngữ âm, từ vựng, chuẩn hóa các thuật ngữ khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là các thuật ngữ vay mượn hoặc tạo ra các từ mới hoặc bổ sung cho những hình thức ngôn ngữ hiện có. Tuy nhiên kế hoạch hóa bản thể ngôn ngữ ở mỗi quốc gia là khác nhau. Đối với những ngôn ngữ đã có truyền thống, đã ở mức tương đối phát triển thì nhiệm vụ của kế hoạch hóa bản 14 thể ngôn ngữ chủ yếu tập trung vào hai mặt: chuẩn hóa và giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ. Còn đối với ngôn ngữ chưa có truyền thống chữ viết, chưa phát triển thì phải tập trung chủ yếu vào cấu trúc bản thể ngôn ngữ. Vì vậy, một trong những nội dung cơ bản của kế hoạch hóa bản thể ngôn ngữ là biến ngôn ngữ không có truyền thống thành ngôn ngữ có truyền thống chữ viết. - Kế hoạch hóa uy tín ngôn ngữ: Trong quá trình thực hiện kế hoạch hóa ngôn ngữ nếu thiếu kế hoạch hóa uy tín ngôn ngữ thì sự cố gắng của kế hoạch hóa địa vị ngôn ngữ và kế hoạch hóa bản thể ngôn ngữ có thể sẽ không thành công. Giữa ba nội dung này có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời. Điều cuối cùng muốn nhấn mạnh là để thực hiện được kế hoạch hóa ngôn ngữ thì phải có người khởi phát, có nghĩa là phải có một cơ quan nhà nước ủy quyền chuyên trách, hoặc tổ chức kinh tế, tổ chức tôn giáo có ảnh hưởng đến quá trình thực thi. 1.3.2 Chính sách ngôn ngữ với lập pháp ngôn ngữ Vấn đề xung đột ngôn ngữ đã tồn tại từ lâu trong lịch sử, đặc biệt trong thời đại ngày nay. Đối với các quốc gia đa dân tộc, đặc biệt là những nước nghèo, chậm phát triển luôn tiềm ẩn những nguy cơ của sự mất ổn định, thường dẫn tới những xung đột sắc tộc mà nguyên nhân bắt nguồn từ những mối bất hòa về ngôn ngữ, về tôn giáo, về lãnh thổ…Vì vậy quốc gia nào cũng vậy, đặc biệt là đối với các quốc gia tồn tại nhiều ngôn ngữ trên lãnh thổ đã phải đưa ra các đạo luật về ngôn ngữ. Theo từ điển Tiếng Việt (1992): “Lập pháp” là việc định ra pháp luật. Vì vậy thuật ngữ “lập pháp về ngôn ngữ” được hiểu là sự định ra pháp luật về ngôn ngữ. “Mục tiêu cơ bản của lập pháp ngôn ngữ là thông qua pháp luật để xác định địa vị của một ngôn ngữ nào đó và quy định phạm vi sử dụng của chúng” 15 [10, tr. 188]. Bên cạnh đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ ngôn ngữ, ưu tiên và hiện thực hóa một số ngôn ngữ đã được xác định thông qua pháp luật. Luật pháp về ngôn ngữ thường tập chung vào các lĩnh vực: - Xác định vị thế quốc gia của ngôn ngữ quốc gia; - Xác định vị thế pháp lý của các ngôn ngữ còn lại trong quốc gia; - Xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với ngôn ngữ; - Xác định trách nhiệm của nhà nước và các cơ quan pháp luật đối với vấn đề ngôn ngữ; - Quy định cụ thể về sử dụng từng ngôn ngữ ở các phạm vi đối nội (trong hành chính, giáo dục, xuất bản, phương tiện thông tin đại chúng…) và đối ngoại (trong ngoại giao, trong các tổ chức quốc tế); - Quy định về các chuẩn mực ngôn ngữ như cách đọc, cách viết, ngữ pháp (với ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ chính thức; - Việc chế tác chữ viết, điều chỉnh, lựa chọn chữ viết (đối với ngôn ngữ các dân tộc ít người). [10, tr. 187-188] Vì vậy, khi nói đến chính sách ngôn ngữ, người ta không thể không nhắc đến những quy định trong hiến pháp về ngôn ngữ, các pháp lệnh, bộ luật…và rất nhiều các điều khoản, quy định khác. Đó là các quy định mang tính cưỡng chế về quyền lợi, nghĩa vụ và mục tiêu thực hiện. Thông qua pháp luật để quy định quyền lợi và nghĩa vụ của một ngôn ngữ. Có thể thấy rằng, nhờ có một hệ thống lập pháp mà chính sách ngôn ngữ mới có thể thực thi và tiến hành thành công được. Ngôn ngữ dù loại nào cũng đều là nguồn sinh thái của con người. Xét cả mặt lịch sử, hiện tại và tương lai, ngôn ngữ là công cụ tồn tại vĩnh cửu và là tấm gương trung thực của con người. Vì thế, loài người phải bằng mọi giá bảo vệ phát triển ngôn ngữ; kiên quyết phản đối sự bất bình đẳng, sự bất cân bằng và không 16 an toàn một cách cực đoan về ngôn ngữ. Đồng thời, phải coi ngôn ngữ là sản vật của tự nhiên, là tài sản tinh thần, là yếu tố cơ bản trong sự phân biệt về ý thức văn hóa để bảo vệ và phát triển các nền văn hóa nói chung và ngôn ngữ nói riêng. CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN ĐỘC LẬP VIỆT NAM 2.1 Vài nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến độc lập 2.1.1 Những đặc điểm chung Đất nước và cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã có một lịch sử lâu đời. Người Việt cổ - tổ tiên của người Việt ngày nay và một số các dân tộc thiểu số khác đã từng sinh cơ, lập nghiệp ở đây từ thuở bình minh của nhân loại. Họ đã khai phá, chế ngự thiên nhiên và tái tạo môi sinh để tồn tại và phát triển. Và suốt quá trình hàng mấy ngàn năm, để xây dựng một quốc gia độc lập và một cộng đồng dân tộc luôn luôn bảo tồn được bản sắc riêng của mình, họ đã phải chống trả sự xâm lược và đồng hóa của các thế lực ngoại bang. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan