Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát chất lượng thuốc ciprofloxacin dạng viên nén...

Tài liệu Khảo sát chất lượng thuốc ciprofloxacin dạng viên nén

.PDF
140
349
106

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN − − − − − − ĐỖ CAO VINH KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THUỐC CIPROFLOXACIN DẠNG VIÊN NÉN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: HÓA DƯỢC NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN − − − − − − ĐỖ CAO VINH KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THUỐC CIPROFLOXACIN DẠNG VIÊN NÉN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: HÓA DƯỢC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Th.s NGUYỄN THỊ DIỆP CHI DS.CKI LÊ THỊ CẨM THÚY KTV ĐỒNG THỊ MAI CẦM NĂM 2013 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trường Đại Học Cần Thơ Khoa Khoa Học Tự Nhiên Bộ môn: Hóa Học HÓA DƯỢC Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập−Tự do−Hạnh phúc NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Cán bộ hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Diệp Chi Tên đề tài: KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THUỐC CIPROFLOXACIN DẠNG VIÊN NÉN Sinh viên thực hiện: Đỗ Cao Vinh MSSV: 2102500 Lớp: Hóa Dược−Khóa 36 Nội dung nhận xét:  Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ..............................................................................................................................  Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp: Đánh giá nội dung thực hiện đề tài: ..................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Những vấn đề còn hạn chế:.................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài: ........................................................ .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Kết luận, đề nghị và điểm: ................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2013 Cán bộ hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Diệp Chi ĐỖ CAO VINH i LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trường Đại Học Cần Thơ Khoa Khoa Học Tự Nhiên Bộ môn: Hóa Học HÓA DƯỢC Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập−Tự do−Hạnh phúc NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN Cán bộ hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Diệp Chi Tên đề tài: KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THUỐC CIPROFLOXACIN DẠNG VIÊN NÉN Sinh viên thực hiện: Đỗ Cao Vinh MSSV: 2102500 Lớp: Hóa Dược−Khóa 36 Nội dung nhận xét:  Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ..............................................................................................................................  Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp: Đánh giá nội dung thực hiện đề tài: ..................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Những vấn đề còn hạn chế:.................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài: ........................................................ .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Kết luận, đề nghị và điểm: ................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2013 Cán bộ phản biện ĐỖ CAO VINH ii LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HÓA DƯỢC LỜI CÁM ƠN  Để đạt được kết quả nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn đoàn thể quý thầy cô bộ môn Hóa, khoa Khoa Học Tự Nhiên đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi nguồn kiến thức quý báo trong suốt thời gian tôi học tập ở trường. Bên cạnh đó tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Diệp Chi, người đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo cơ hội để tôi được học hỏi kinh nghiệm, tiếp xúc với môi trường làm công tác kiểm nghiệm thuốc ở trung tâm Kiểm Nghiệm Thuốc, Thực Phẩm, Mỹ Phẩm Thành Phố Cần Thơ. Cám ơn Ban Giám Đốc trung tâm Kiểm Kiểm Nghiệm Thuốc, Thực Phẩm, Mỹ Phẩm Thành Phố Cần Thơ, các anh chị phòng Vật Lý−Đo Lường, cô Lê Thị Cẩm Thúy đã truyền đạt kinh nghiệm, tạo môi trường thuận lợi để tôi được học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến chị Đồng Thị Mai Cầm, chị Trần Như Huỳnh và chị Cao Thúy Liễu mặc dù công việc rất bận rộn nhưng vẫn trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy và tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Cảm ơn gia đình, người thân đã yêu thương, lo lắng, chăm sóc và là một chỗ dựa vững chắc trong suốt thời gian tôi học tập cũng như làm luận văn. Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả các bạn lớp Hóa Dược K36 đã cùng tôi học tập và gắn bó trong suốt thời gian qua. Chân thành cảm ơn! Đỗ Cao Vinh ĐỖ CAO VINH iii LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HÓA DƯỢC TÓM TẮT  Đề tài được thực hiện nhằm kiểm tra chất lượng 8 mẫu thuốc ciprofloxacin dạng viên nén trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Các mẫu được khảo sát gồm 3 mẫu thuốc CIFGA của Công ty CP Dược Hậu Giang, 3 mẫu thuốc SCANAX của Công ty TNHH Stada Việt Nam và 2 mẫu thuốc nhập khẩu từ Ấn Độ là ECOFLOX và CIPROFLOXACIN. Các chỉ tiêu khảo sát được tiến hành theo Dược điển Việt Nam IV, BP 2010, USP 33 và TCCS QC−STP−F018 gồm độ đồng đều khối lượng, độ hòa tan, định tính và định lượng. Trong đó, qui trình định lượng được tiến hành bằng phương pháp HPLC, sử dụng máy sắc ký HITACHI L−2000. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tiến hành thẩm định quy trình định lượng theo USP, ISO/IEC 17025; xây dựng phương trình hồi qui tuyến tính, đánh giá độ đúng, độ chính xác. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy tất cả các mẫu khảo sát đều đạt yêu cầu về chất lượng. Khối lượng các viên đều không lệch quá 5% so với khối lượng trung bình, độ hòa tan các mẫu đều có phần trăm phóng thích hoạt chất sau 30 phút đều lớn hơn 80%, hàm lượng hoạt chất ciprofloxacin trong các mẫu đều nằm trong khoảng yêu cầu 95−105%. Ngoài ra, kết quả thẩm định đã xây dựng được phương trình hồi quy tuyến tính (y = 175.669,402x; R2 = 0,9997), độ đúng (tỉ lệ hồi phục = 99,539%), độ chính xác (RSD = 0,271%). ĐỖ CAO VINH iv LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HÓA DƯỢC ABSTRACT  The study is aimed at assessing the quality of eight batches of ciprofloxacin tablets purchased from Can Tho city. These consist of three batches CIFGA from Hau Giang Pharmaceutical Joint Stock Company, three batches SCANAX from Stada Vietnam Joint Venture Company Limited and two batches, ECOFLOX and CIPROFLOXACIN are imported from India. Weight uniformity, dissolution tests, identification and assay were proceeded as directed from Pharmacopoeia Vietnamica 4th edition, BP 2010, USP 33 and TCCS QC−STP−F018. The assay was carried out by HPLC method using HITACHI L−2000 machine. In addition, the assay procedure was also validated about calibration curve, accuracy, precision by USP, ISO/IEC 17025. In this study, the quality of all assessed batches is satisfied with demands. Variability of drug weights are not more than 5%, amount of ciprofloxacin dissolved in 30 minutes is more than 80%, the quantity of ciprofloxacin in each tablet stays in the range of 95−105%. In addition, the results of validation were found the calibration curve (y = 175.669,402x; R2 = 0,9997), accuracy (recovery = 99,539%), precision (RSD = 0,271%). ĐỖ CAO VINH v LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HÓA DƯỢC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN Năm học 2013-2014 Đề tài: “KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THUỐC CIPROFLOXACIN DẠNG VIÊN NÉN” LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Đỗ Cao Vinh, tác giả của Luận văn xin xác nhận Luận văn đã được chỉnh sửa hoàn chỉnh theo ý kiến và góp ý của các thành viên Hội đồng chấm Bảo vệ luận văn. Cần thơ, ngày tháng năm 2013 Đỗ Cao Vinh Luận văn tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Hóa Dược Đã bảo vệ và được duyệt Hiệu trưởng:…………………………. Trưởng Khoa:…………………………. Trưởng Chuyên ngành Cán bộ hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Diệp Chi ĐỖ CAO VINH vi LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HÓA DƯỢC MỤC LỤC  Trang Lời cảm ơn Tóm tắt .............................................................................................................. iv Abstract .............................................................................................................. v Lời cam đoan .................................................................................................... vi Mục lục ............................................................................................................ vii Danh mục bảng .................................................................................................. x Danh mục hình .................................................................................................. xi Danh mục phụ lục ...........................................................................................xiii Danh mục từ viết tắt ........................................................................................ xiv Chương 1 Giới thiệu .......................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 2 Chương 2 Lược khảo tài liệu ............................................................................. 3 2.1 Thuốc và chất lượng ............................................................................... 3 2.1.1 Thuốc ............................................................................................. 3 2.1.2 Chất lượng thuốc............................................................................ 3 2.1.3 Thuốc đảm bảo chất lượng, thuốc kém chất lượng, thuốc giả....... 4 2.1.4 Tình hình thuốc giả, thuốc kém chất lượng hiện nay .................... 5 2.2 Giới thiệu thuốc kháng sinh ciprofloxacin ............................................. 7 2.2.1 Đặc điểm cấu trúc nhóm kháng sinh fluoroquinolone ................... 7 2.2.2 Dược động học ............................................................................... 8 2.2.3 Dược lý, cơ chế tác dụng và sinh khả dụng ................................... 8 2.2.4 Phổ kháng khuẩn ............................................................................ 9 2.2.5 Chỉ định........................................................................................ 10 2.2.6 Tác dụng phụ ............................................................................... 10 2.2.7 Tương tác thuốc ........................................................................... 11 2.2.8 Các chế phẩm ngoài thị trường .................................................... 11 2.3 Tìm hiểu dạng thuốc viên nén .............................................................. 12 2.3.1 Khái niệm.................................................................................... 12 2.3.2 Đặc điểm ...................................................................................... 12 ĐỖ CAO VINH vii LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HÓA DƯỢC 2.3.3 Ưu và nhược điểm của viên nén .................................................. 12 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thuốc viên nén .................................. 13 2.4.1 Tính chất ...................................................................................... 14 2.4.2 Độ đồng đều về khối lượng ......................................................... 14 2.4.3 Độ đồng đều hàm lượng .............................................................. 14 2.4.4 Độ hòa tan .................................................................................... 15 2.4.5 Độ rã ............................................................................................ 18 2.4.6 Độ cứng........................................................................................ 19 2.4.7 Độ mài mòn ................................................................................. 19 2.4.8 Định tính ...................................................................................... 20 2.4.9 Định lượng ................................................................................... 20 2.5 Sơ lược về phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ............................ 20 2.5.1 Sơ đồ hệ thống ............................................................................. 21 2.5.2 Hệ thống HPLC pha đảo với đầu dò DAD .................................. 23 2.5.3 Phương pháp định lượng bằng HPLC ......................................... 26 Chương 3 Thực nghiệm ................................................................................... 33 3.1 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 33 3.2 Phương tiện nghiên cứu ........................................................................ 33 3.3 Hoạch định thí nghiệm.......................................................................... 35 3.4 Đánh giá các yêu cầu chất lượng của dạng thuốc ................................. 36 3.4.1 Đánh giá cảm quan ...................................................................... 36 3.4.2 Xác định độ đồng đều về khối lượng ........................................... 36 3.4.3 Đánh giá độ hòa tan ..................................................................... 37 3.5 Thẩm định quy trình định lượng ........................................................... 39 3.5.1 Khảo sát tính tuyến tính ............................................................... 39 3.5.2 Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng .................................. 40 3.5.3 Khảo sát độ đúng ......................................................................... 41 3.5.4 Độ chính xác ................................................................................ 43 3.6 Định tính và định lượng trên mẫu ......................................................... 44 3.6.1 Định tính ...................................................................................... 44 3.6.2 Định lượng ................................................................................... 44 Chương 4 Kết quả và thảo luận ....................................................................... 51 4.1 Các yêu cầu của dạng thuốc .................................................................. 51 4.1.1 Đánh giá cảm quan ...................................................................... 51 4.1.2 Độ đồng đều khối lượng .............................................................. 51 4.1.3 Độ hòa tan .................................................................................... 53 ĐỖ CAO VINH viii LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HÓA DƯỢC 4.2 Thẩm định qui trình định lượng ............................................................ 54 4.2.1 Khoảng tuyến tính ........................................................................ 54 4.2.2 Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng .................................. 56 4.2.3 Độ đúng........................................................................................ 56 4.2.4 Độ chính xác ................................................................................ 58 4.3 Định tính và kết quả định lượng ........................................................... 59 4.3.1 Định tính ...................................................................................... 59 4.3.2 Định lượng ................................................................................... 64 Chương 5 Kết luận và kiến nghị ...................................................................... 67 5.1 Kết luận ................................................................................................. 67 5.2 Kiến nghị............................................................................................... 68 Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 69 Phụ lục ............................................................................................................. 71 ĐỖ CAO VINH ix LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HÓA DƯỢC DANH MỤC BẢNG  Trang Bảng 2.1: Quy định nhãn thuốc lưu hành trên thị trường .................................. 4 Bảng 2.2: Số liệu tỷ lệ phần trăm thuốc giả được phát hiện qua các năm 2003−2012. ........................................................................................................ 6 Bảng 2.3: Số liệu về tỷ lệ mẫu thuốc không đạt chất lượng .............................. 6 Bảng 2.4: Quy định độ đồng đều khối lượng .................................................. 14 Bảng 2.5: Yêu cầu thời gian rã của thuốc viên ................................................ 18 Bảng 2.6: Giới hạn cho phép về hàm lượng của viên nén ............................... 20 Bảng 3.1: Số lô và nơi sản xuất các mẫu khảo sát ........................................... 35 Bảng 3.2: Các dung dịch chuẩn xây dựng đường chuẩn ................................. 39 Bảng 3.3: Thể tích dung dịch chuẩn thêm vào 3 mẫu thử ............................... 42 Bảng 3.4 Điều kiện sắc ký của quy trình định lượng ...................................... 49 Bảng 4.1: Kết quả đánh giá cảm quan ............................................................. 51 Bảng 4.2: Kết quả độ đồng đều khối lượng ..................................................... 52 Bảng 4.3: Kết quả độ hòa tan ........................................................................... 53 Bảng 4.4: Nồng độ và diện tích peak của dung dịch chuẩn............................. 54 Bảng 4.5: Thống kê đánh giá phương trình đường chuẩn ............................... 55 Bảng 4.6: Kết quả độ thu hồi ở ba nồng độ 30−40−50 ppm ........................... 57 Bảng 4.7: Kết quả đánh giá độ chính xác của phương pháp định lượng ......... 58 Bảng 4.8: Thời gian lưu peak chuẩn và thử của mẫu 1, 2, 3 ........................... 59 Bảng 4.9: Thời gian lưu peak chuẩn và thử của mẫu 4, 5, 6 ........................... 60 Bảng 4.10: Thời gian lưu peak chuẩn và thử của mẫu 7, 8 ............................. 62 Bảng 4.11: Kết quả định lượng theo Dược điển Việt Nam IV ........................ 64 Bảng 4.12: Kết quả định lượng theo TCCS QC−STP−F018........................... 64 Bảng 4.13: Kết quả định lượng theo BP 2010 ................................................. 65 Bảng 4.14: Kết quả định lượng theo USP 33 .................................................. 65 ĐỖ CAO VINH x LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HÓA DƯỢC DANH MỤC HÌNH  Trang Hình 2.1: Cấu trúc hóa học của ciprofloxacin (1-cyclopropyl-6-fluoro-4-oxo7-(piperazin-1-yl)-quinoline-3-carboxylic acid) ................................................ 7 Hình 2.2: Cấu trúc của nalidixic acid và ciprofloxacin ..................................... 7 Hình 2.3: Các dạng biệt dược của thuốc ciprofloxacin ................................... 11 Hình 2.4: Máy thử độ hòa tan (MODEL: RD8RS) ....................................... 12 Hình 2.5: Sơ đồ hệ thống máy HPLC .............................................................. 21 Hình 2.6: Sự tạo thành base Schiff của hợp chất carbonyl với pha tĩnh aminoalkyl ....................................................................................................... 25 Hình 2.7: Hệ thống đầu dò DAD ..................................................................... 25 Hình 2.8: Đồ thị phương pháp chuẩn ngoại ..................................................... 27 Hình 2.9: Phương pháp đường chuẩn sử dụng chuẩn nội ................................ 29 Hình 2.10: Đồ thị phương pháp thêm đường chuẩn ........................................ 31 Hình 3.1: Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm ........................................................ 34 Hình 3.2: Sơ đồ chuẩn bị dung dịch chuẩn cho độ hòa tan ............................. 37 Hình 3.3: Sơ đồ chuẩn bị dung dịch thử cho độ hòa tan.................................. 38 Hình 3.4: Sơ đồ chuẩn bị dung dịch chuẩn gốc để khảo sát khoảng tuyến tính .......................................................................................................................... 39 Hình 3.5: Sơ đồ chuẩn bị dung dịch chuẩn gốc để đánh giá độ đúng ............. 42 Hình 3.6: Sơ đồ chuẩn bị dung dịch thử gốc để đánh giá độ đúng .................. 42 Hình 3.7: Sơ đồ chuẩn bị dung dịch thử để đánh giá độ chính xác ................. 43 Hình 3.8: Sơ đồ chuẩn bị mẫu chuẩn theo Dược điển Việt Nam IV ............... 45 Hình 3.9: Sơ đồ chuẩn bị mẫu thử theo Dược điển Việt Nam IV ................... 45 Hình 3.10: Sơ đồ chuẩn bị mẫu chuẩn theo TCCS QC−STP−F018 ................ 46 Hình 3.11: Sơ đồ chuẩn bị mẫu thử theo TCCS QC−STP−F018 .................... 46 Hình 3.12: Sơ đồ chuẩn bị mẫu chuẩn theo BP 2010 ...................................... 47 Hình 3.13: Sơ đồ chuẩn bị mẫu thử theo BP 2010 .......................................... 47 Hình 3.14: Sơ đồ chuẩn bị mẫu chuẩn theo USP 33 ....................................... 48 Hình 3.15: Sơ đồ chuẩn bị mẫu thử theo USP 33 ............................................ 48 Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn khối lượng của viên nhỏ nhất và lớn nhất so với khoảng giới hạn qui định ................................................................................. 52 Hình 4.2: Biểu đồ hàm lượng viên phóng thích cực đại và cực tiểu so với yêu cầu hàm lượng phóng thích.............................................................................. 53 Hình 4.3: Phương hồi qui tuyến tính giữa nồng độ và diện tích peak ............. 54 ĐỖ CAO VINH xi LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HÓA DƯỢC Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ hồi phục trung bình so với khoảng giới hạn . 57 Hình 4.5: Sắc ký đồ chuẩn mẫu 1, 2, 3 ............................................................ 59 Hình 4.6: Sắc ký đồ mẫu 1 ............................................................................... 59 Hình 4.7: Sắc ký đồ mẫu 2............................................................................... 60 Hình 4.8: Sắc ký đồ mẫu 3............................................................................... 60 Hình 4.9: Sắc ký đồ chuẩn mẫu 4, 5, 6 ............................................................ 61 Hình 4.10: Sắc ký đồ mẫu 4 ............................................................................. 61 Hình 4.11: Sắc ký đồ mẫu 5 ............................................................................. 61 Hình 4.12: Sắc ký đồ mẫu 6 ............................................................................. 62 Hình 4.13: Sắc ký đồ chuẩn mẫu 7 ................................................................. 62 Hình 4.14: Sắc ký đồ mẫu 7 ............................................................................. 63 Hình 4.15: Sắc ký đồ chuẩn mẫu 8 .................................................................. 63 Hình 4.16: Sắc ký đồ mẫu 8 ............................................................................. 63 Hình 4.17: Biểu đồ thể hiện kết quả định lượng so với khoảng giới hạn ........ 65 ĐỖ CAO VINH xii LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HÓA DƯỢC DANH MỤC PHỤ LỤC  Trang Phụ lục A: Kết quả độ đồng đều khối lượng ................................................... 71 Phụ lục B: Kết quả độ hòa tan ......................................................................... 74 Phụ lục C: Sắc ký đồ độ tuyến tính.................................................................. 77 Phụ lục D: Sắc ký đồ độ đúng ......................................................................... 86 Phụ lục E: Sắc ký đồ kết quả độ đúng ............................................................. 95 Phụ lục F: Sắc ký đồ định lượng mẫu 1, 2, 3 (theo Dược điển Việt Nam IV) ........................................................................................................................ 102 Phụ lục G: Sắc ký đồ định lượng mẫu 4, 5, 6 (theo TCCS QC−STP−F018) 109 Phụ lục H: Sắc ký đồ định lượng mẫu 7 (theo BP 2010)............................... 117 Phụ lục I: Sắc ký đồ định lượng mẫu 8 (theo USP 33) .................................. 121 ĐỖ CAO VINH xiii LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HÓA DƯỢC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  Abs Absorbance: Độ hấp thụ. HPLC High Performance Liquid Chromatography: Sắc ký lỏng hiệu năng cao. RP−HPLC Reversed Phase−High Performance Liquid Chromatography: Sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo. DAD Diode Array Detector: Đầu dò mạng diode quang. ppm Part per milion: Một phần triệu. LOD Limit of Detection: Giới hạn phát hiện. LOQ Limit of Quantitation: Giới hạn định lượng. RT Retention time: Thời gian lưu. BP 2010 British Pharmarcopoeia 2010: Dược điển Anh 2010. USP 33 United States Pharmacopeia 33: Dược điển Mĩ 33. ISO/IEC International Organization for Standardization /International Electrotechnical Commission: Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa/Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế. ĐỖ CAO VINH xiv LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HÓA DƯỢC Chương 1 GIỚI THIỆU  1.1 Đặt vấn đề Thuốc là một sản phẩm có vai trò quan trọng trong công tác phòng và chữa bệnh. Nhu cầu sử dụng thuốc là không thể thiếu khi cơ thể có những vấn đề về sức khỏe và bệnh tật. Ngoài ra, với đặc điểm là một hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh mệnh con người, nên thuốc phải được kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt và chặt chẽ để chắc chắn rằng thuốc đảm bảo chất lượng trước khi đưa cho người sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay do lợi dụng nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân và lợi nhuận nên nhiều công ty đã cố tình sản xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng gây ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe người tiêu dùng. Tại hội thảo Quốc tế “Thuốc giả−từ thực tiễn đến hành động” trong hai ngày 29−30/10/2012 tại Trường Đại học Dược Hà Nội đã đề cập rằng: “Hiện nay thuốc giả đã bùng nổ trên phạm vi toàn cầu, nhất là khi kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển thì tình trạng thuốc nhái nhãn hiệu ngày càng phổ biến. Tình hình thuốc giả, thuốc kém chất lượng diễn biến phức tạp, thuốc kém chất lượng ngày càng được làm giả một cách tinh vi, nếu nhìn bằng mắt thường rất khó có thể phát hiện được”. Đáng lo ngại hơn, các loại thuốc giả, kém chất lượng không chỉ tập trung vào một số loại mà rất đa dạng, phức tạp, với số lượng rất lớn, từ thuốc nhập ngoại cho tới thuốc được sản xuất trong nước. Các loại thuốc thường bị nhái và kém chất lượng như kháng sinh, kháng viêm, thuốc tiêu hóa... Khi bệnh nhân vô tình sử dụng thuốc giả cho việc điều trị thì bệnh tật sẽ không được giải quyết, tốn kém chi phí, nguy hiểm hơn sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn, và có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt, khi sử dụng những loại thuốc kháng sinh kém chất lượng, không đạt khả năng hòa tan, độ rã, cũng như hàm lượng thì không những không có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn tăng khả năng kháng thuốc. Trước những vấn đề đó, đề tài “KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THUỐC CIPROFLOXACIN DẠNG VIÊN NÉN” được tiến hành nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng thuốc kháng sinh ciprofloxacin, góp phần đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cũng như hạn chế tình trạng kháng thuốc do sử dụng thuốc không đúng hàm lượng. ĐỖ CAO VINH 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HÓA DƯỢC 1.2 Mục tiêu của đề tài Trong khuôn khổ đề tài luận văn tốt nghiệp đại học, đề tài được thực hiện với các mục tiêu chính sau: − Xác định các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng thuốc viên nén ciprofloxacin dựa trên Dược Điển Việt Nam IV, BP 2010, USP 33, TCCS. − Thẩm định quy trình định lượng ciprofloxacin ở dạng viên nén. − Tiến hành đánh giá chất lượng thuốc viên nén ciprofloxacin trên địa bàn thành phố Cần Thơ. ĐỖ CAO VINH 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HÓA DƯỢC Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU  2.1 Thuốc và chất lượng 2.1.1 Thuốc Theo Luật Dược của Việt nam: − Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng. [1, 2] Theo WHO, thuốc có thể định nghĩa theo một trong ba cách sau: [1] − Là chất hóa học có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh thần hoặc thể chất. − Là bất kỳ chất hóa học nào sử dụng cho người hay động vật nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị hay phòng bệnh (hoặc trong điều kiện bất thường khác), để làm nhẹ cơn đau hay làm tăng sức chịu đựng, hay để kiểm tra hoặc cải thiện trạng thái bệnh lý hay trạng thái sinh lý. − Là chất sử dụng không thường xuyên do ảnh hưởng của nó trên hệ thần kinh trung ương. 2.1.2 Chất lượng thuốc Chất lượng thuốc là tổng hợp các tính chất đặc trưng của thuốc được thể hiện, mức độ phù hợp với những yêu cầu đã định trước những điều kiện xác định về kinh tế, kỹ thuật xã hội được thể hiện bởi các yêu cầu: [1] − Có hiệu lực phòng bệnh và chữa bệnh; − Không có hoặc ít có tác dụng có hại; − Ổn định về chất lượng trong thời hạn đã xác định; − Tiện dụng và dễ bảo quản. Thuốc phải được đảm bảo chất lượng trong toàn bộ quá trình từ lúc còn là nguyên liệu đến khi chế tạo ra được sản phẩm, được tồn trữ rồi được đưa vào lưu thông phân phối đến tay người dùng. Để bảo đảm chất lượng thuốc trong sản xuất, nhập khẩu, lưu hành và sử dụng, bảo đảm các quy định tại Luật Dược, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đối với chất lượng thuốc, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về dược, Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất, nhập khẩu, lưu hành và sử dụng tại Việt Nam. [1] ĐỖ CAO VINH 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HÓA DƯỢC 2.1.3 Thuốc đảm bảo chất lượng, thuốc kém chất lượng, thuốc giả 2.1.3.1 Phân biệt Thuốc đạt chất lượng là thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký theo tiêu chuẩn Dược điển hoặc tiêu chuẩn cơ sở của nhà sản xuất. [1] Thuốc kém chất lượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. [1] Thuốc giả là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo, thuộc một trong những trường hợp sau đây: [1, 2] − Không có dược chất; − Có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; − Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn; − Mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác. 2.1.3.2 Các trường hợp thuốc không đảm bảo chất lượng Thuốc không đúng chủng loại do có sự nhầm lẫn trong quá trình cấp phát, giao nhận. [1] Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký. [1] Thuốc không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về ghi nhãn hàng hóa của thuốc theo quy định tại Điều 37 của Luật Dược và các quy định khác của pháp luật có liên quan. [1, 2] Bảng 2.1: Quy định nhãn thuốc lưu hành trên thị trường LUẬT DƯỢC 1. Nhãn thuốc lưu hành trên thị trường phải có đầy đủ các nội dung sau đây: a) Tên thuốc; b) Dạng bào chế; c) Thành phần cấu tạo của thuốc; d) Quy cách đóng gói; Điều 37 e) Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất; f) Số đăng ký, số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng; g) Điều kiện bảo quản thuốc và các thông tin cần thiết khác. Trong trường hợp biệt dược là đơn chất thì phải ghi tên gốc hoặc tên chung quốc tế dưới tên biệt dược. 2. Thuốc phải có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt. ĐỖ CAO VINH 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan