Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát chất lượng cuộc sống bằng bảng điểm sf36 ở bệnh nhân thận nhân tạo chu ...

Tài liệu Khảo sát chất lượng cuộc sống bằng bảng điểm sf36 ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện quân y 103

.PDF
11
635
123

Mô tả:

Khảo sát chất lượng cuộc sống bằng bảng điểm sf36 ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện quân y 103
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BẰNG BẢNG ĐIỂM SF36 Ở BỆNH NHÂN THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát chất lượng cuộc sống bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ tại Bệnh viện Quân y 103. Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu trên 152 người gồm 112 bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ và 40 người khoẻ làm chứng. Tất cả các đối tượng nghiên cứu được hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân dựa vào bảng điểm SF36. Kết quả: + Điểm SF 36 trung bình nhóm bệnh nhân là 40,78 ± 19,37, thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 (SF 36 nhóm chứng là 90,71 ± 6,39). Bệnh nhân có chất lượng cuộc sống kém là 25%, trung bình kém là 50,9%, trung bình khá là 18,75%, và khá tốt chỉ là 5,35%. + Nhóm bệnh nhân nữ, nằm nội trú có chất lượng cuộc sống thấp hơn bệnh nhân nam, lọc máu ngoại trú sống với gia đình có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tăng huyết áp, thiếu máu và nồng độ ure máu cao ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ. Kết luận: Chất lượng cuộc sống bệnh nhân thận nhân tạo kém, đặc biệt nhóm bệnh nhân nữ, nằm nội trú, tăng huyết áp, thiếu máu, ure máu cao. Từ khoá: Thận nhân tạo chu kỳ, chất lượng cuộc sống, suy thận mạn tính SERVEY QUALITY OF LIFE BY SOFT FORM 36 OF MAINTENANCE HEMODIALYSIS PATIENTS AT 103 MILITARY HOSPITAL SUMMARY Purpose: Survey quality of life of hemodialysis patients at 103 military hospital Methods: The study have done in 152 people, in which 112 maintenance hemodialysis patients and 40 healthy people as control. Blood tests, health examination have done for all patients. Quality of life (QoL) by soft form 36 have done in all people. Results: Average SF36 of pateints is 40.78 ± 19.37, lower significantly than that of control group, p< 0.001 (SF36 of control group is 90.71 ± 6.39). Ratio of patients with bad QoL is 25%, medium is 50.9%, medium-good is 18.75% and good is 5.35%. Patient with female; inpatients have QoL is lower significantly than that of male; outpatients, p< 0.05. Hypertension, anemia and high serum ure negative effect on QoL of maintenance hemodialysis patients. Conclusion: QoL of maintenance hemodialysis patients is poor, specially with female; inpatients, hypertension, anemia, high serum ure patients. Key words: maintenance hemodialysis, quality of life, chronic renal failure ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay vấn đề đánh giá và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân lọc máu bằng phương pháp thận nhân tạo chu kỳ được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bệnh mạn tính nói chung, suy thận mạn tính nói riêng được đánh giá trên rất nhiều lĩnh vực. Bảng điểm đánh giá chất lượng cuộc sống SF36 được nhiều nhà khoa học trên thế giới xây dựng và sử dụng nó. Đây là bảng điểm đánh giá tương đối hoàn thiện các mặt từ sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của bệnh nhân suy thận mạn tính, đặc biệt bệnh nhân suy thận mạn tính được lọc máu chu kỳ. Tại Bệnh viện Quân y 103, chưa có đề tài điều dưỡng nào khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn tính thận nhân tạo chu kỳ. Vì vậy, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “ Khảo sát chất lượng cuộc sống bằng bảng điểm SF36 ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ tại Bệnh viện Quân y 103” với hai mục tiêu sau: 1. 1. Đánh giá chất lượng cuộc sống bằng bảng điểm SF36 ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ tại Bệnh viện Quân y 103. 2. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm 152 người chia 2 nhóm: + Nhóm bệnh là 112 bệnh nhân được lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ (TNTCK) tại khoa Thận và Lọc máu viện Quân y 103. + Nhóm chứng gồm 40 người khoẻ mạnh được chọn ngẫu nhiên, tương đồng về giới và tuổi. * Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: - Bệnh nhân TNTCK tại khoa Thận- Lọc máu viện Quân y 103. - Các bệnh nhân không có rối loạn tâm thần. - Các bệnh nhân đều được áp dụng theo một phác đồ điều trị thống nhất về điều trị thiếu máu, điều trị tăng huyết áp. * Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng: Nhóm chứng chọn ngẫu nhiên trong cộng đồng người hoàn toàn khoẻ mạnh, tương đồng về giới và tuổi. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Thiết kế nghiên cứu - Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, mô tả có so sánh với nhóm chứng. 2.2. Nội dung nghiên cứu + Hỏi và khám bệnh nhân nghiên cứu: + Cận lâm sàng: Xét nghiệm huyết học đánh giá tình trạng có hay không thiếu máu? Xét nghiệm hoá sinh: urê, creatinin, axid uric, glucose, protein, albumin, cholesterol, triglycerid, SGGT, SGPT, SGOT, điện giải đồ. + Phỏng vẫn từng bệnh nhân đánh giá CLCS theo bảng điểm SF36: Bộ câu hỏi CLCS gồm 11 câu hỏi lớn, chứa 36 câu hỏi nhỏ, chia làm 8 phần và hai lĩnh vực chính (sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất). Điểm của mỗi bệnh nhân sẽ là trung bình cộng của sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Cách đánh giá mức độ được qui định như sau: Từ 0 - 25: Chất lượng cuộc sống kém. Từ 26 - 50: Chất lượng cuộc sống trung bình kém. Từ 51 - 75: Chất lượng cuộc sống trung bình khá. Từ 76 - 100: Chất lượng cuộc sống khá, tốt. + Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học bằng chương trình phần mềm SPSS 15.1 và Excel. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nhóm bệnh tuổi trung bình là 47,99 tuổi, 67,86% bệnh nhân thận nhân tạo ngoại trú, tăng huyết áp chiếm 81,25%, thiếu máu chiếm 92,86%. 1. Đặc điểm chất lượng cuộc sống theo bảng điểm SF36 Nhận xét: Bệnh nhân nhóm nghiên cứu có chỉ số FS 36 trung bình thấp có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng với p < 0,001. Nhận xét: Trong tổng số 112 bệnh nhân nghiên cứu, chỉ có 6 bệnh nhân (5,35%) có số điểm FS 36 > 75 điểm, 75,9% số bệnh nhân có số điểm FS 36 ≤ 50 điểm, trong đó có tới 25% bệnh nhân có tổng điểm FS 36 ≤ 25 điểm (chất lượng cuộc sống đánh giá mức kém). Nhận xét: Đánh giá về lĩnh vực sức khỏe thể chất, nhóm bệnh nhân có chỉ số trung bình thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. - Tương tự, về lĩnh vực sức khỏe tinh thần nhóm bệnh nhân cũng thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. - Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa điểm sức khỏe thể chất và điểm sức khỏe tinh thần cả nhóm bệnh và nhóm chứng với p > 0,05. 3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ Nhận xét: - Bệnh nhân nữ có chỉ số CLCS SF36 thấp hơn nhóm bệnh nhân nam có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. - Nhóm bệnh nhân nằm điều trị lọc máu trong viện có chỉ số CLCS cũng thấp hơn nhóm bệnh nhân ngoại trú sống với gia đình, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nhận xét: - Bệnh nhân THA có CLCS kém hơn nhóm bệnh nhân không THA (điểm SF 36 trung bình nhóm THA là 32,43 ± 14,18, nhóm không THA là 49,13 ± 13,42, p < 0,05). - Nhóm bệnh nhân không thiếu máu có điểm SF 36 trung bình cao nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với điểm SF 36 của các nhóm khác có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Nhận xét: Có sự tương quan nghịch mức độ vừa CLCS và nồng độ urê máu bệnh nhân TNTCK ( r= - 0,37 , p < 0,05). BÀN LUẬN 1. Đặc điểm CLCS bệnh nhân TNT chu kỳ CLCS bệnh nhân TNTCK thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Điểm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần nhóm bệnh nhân nghiên cứu cũng thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Điểm SF 36 trung bình trong nghiên cứu này là 40,78 ± 19,37 điểm, mức điểm này của chúng tôi cao hơn của Silveria CB (Brazil, 2010 với số điểm là 36 ± 36), Pakpour AH (Iran, 2010, số điểm là 38,9 ± 23,2), tuy nhiên thấp hơn của Liu WJ (Trung quốc, 2010, số điểm là 52,7 ± 15,6), Fructuoso M (ý, 2010, số điểm là 45,95 ± 21,56), Roumelioti ME (Mỹ, 2010, số điểm là 42,4 ± 6,7…Nhìn vào kết quả các nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy kết quả của chúng tôi tương đồng với các kết quả của các tác giả khác trên thế giới. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điểm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần ở 112 bệnh nhân có khác nhau: sức khỏe thể chất là 41,48 ± 18,43 điểm, sức khỏe tinh thần là 40,08 ± 19,12 điểm, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê. Roumelioti ME (Mỹ, 2010) đánh giá trên 69 bệnh nhân TNTCK cho thấy sức khỏe thể chất nhóm bệnh nhân này thấp hơn điểm sức khỏe tinh thần có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Chúng tôi có thể lý giải cho điều này: có thể người Việt nam hay lo nghĩ hơn, người Mỹ sống lạc quan hơn, nên mặc dù sức khỏe thể chất họ thấp nhưng sức khỏe tinh thần lại cao, còn bệnh nhân của chúng tôi sức khỏe thể chất cao hơn sức khỏe tinh thần. Chúng tôi cũng sử dụng cách chia nhóm theo Silveria CB (Brazil, 2010) để đánh giá mức độ CLCS bệnh nhân TNTCK ở nghiên cứu này. Nghiên cứu của Silveria cho thấy có 58% bệnh nhân có CLCS kém (điểm SF36 ≤ 25), nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này là 25%, tuy nhiên khi cộng lại chúng tôi có 75,9% bệnh nhân có điểm FS 36 từ 0 đến 50 điểm, kết quả này lại tương tự như của các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 5,35% số bệnh nhân có điểm SF 36 > 75 điểm, nghĩa là CLCS đạt được tiêu chuẩn cho một bệnh nhân mắc bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài. Như thế trong cách điều trị bệnh nhân chúng tôi cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng để kiểm soát các yếu tố này, tăng tỷ lệ bệnh nhân có điểm SF 36 > 75 điểm. Rất tiếc chưa có một số liệu nào của Việt nam công bố trên đối tượng này trước đó để chúng tôi so sánh nhận xét kỹ hơn. 2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới CLCS bệnh nhân TNTCK Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh nhân nữ của chúng tôi có điểm SF 36 thấp hơn nhóm bệnh nhân nam có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Chúng tôi nghĩ kết quả nghiên cứu hoàn toàn hợp lý bởi nữ và nam rất khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến sực khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Bệnh nhân nữ có cấu tạo cơ thể nhỏ hơn nam giới, sức đề kháng với bệnh tật kém hơn. Mặt khác phụ nữ chịu nhiều áp lực trong cuộc sống hơn nam giới, suy nghĩ nhiều hơn, trách nhiệm với gia đình và công việc dẫn đến sức khỏe tinh thần thấp hơn nam là điều dễ hiểu. Chúng tôi cũng nhận thấy, điều kiện chờ lọc máu cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhóm bệnh nhân nằm trong viện lọc máu mặc dù có tuổi trung bình thấp hơn nhóm sống với gia đình nhưng điểm trung bình SF 36 lại thấp hơn có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Lý giải cho sự khác biệt này chúng tôi nghĩ: khi sống với gia đình thì sức khỏe tinh thần sẽ cao hơn, chính vì vậy CLCS của nhóm không nằm viện sẽ tốt hơn nhóm nằm viện. CLCS nhóm bệnh nhân THA thấp hơn nhóm không THA có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, (nhóm THA là 32,43 ± 14,18; nhóm không THA là 49,13 ± 13,42 điểm). Chúng tôi cho rằng kết quả này là hợp lý bởi những bệnh nhân THA sẽ gây suy tim, giảm cung cấp máu ở não…gây ra các rối loạn liên quan khác, chính vì thế sức khỏe thể chất cũng giảm hơn, sức khỏe tinh thần cũng vậy. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới. Thiếu máu là một biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân TNTCK. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng lên CLCS của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Nhóm bệnh nhân không thiếu máu có điểm SF 36 cao 69,02 ± 6,38 so với nhóm bệnh nhân thiếu máu nhẹ là 34,18 ± 14,52, thiếu máu vừa là 32,98 ± 17,64, thiếu máu nặng là 30,76 ± 6,28 điểm, sự khác biệt giữa nhóm không thiếu máu và thiếu máu có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Bệnh nhân càng thiếu máu, CLCS càng giảm, điều này rất dễ hiểu bởi máu là loại chất đặc biệt nuôi dưỡng và cung cấp oxy cho cơ thể. Chất lượng cuộc lọc máu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân TNTCK. Chỉ số ure máu xét nghiệm trước lọc máu thể hiện chức năng thận tồn dư và hiệu quả cuộc lọc máu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan nghịch mức độ vừa giữa nồng độ ure máu và điểm SF 36, hệ số tương quan r= - 0,37, p < 0,05. Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. KẾT LUẬN Nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở 112 bệnh nhân TNTCK tại Khoa Thận-Lọc máu, Bệnh viện Quân y103, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Chất lượng cuộc sống bệnh nhân TNT chu kỳ Điểm SF 36 trung bình nhóm bệnh nhân là 40,78 ± 19,37, thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 (SF 36 nhóm chứng là 90,71 ± 6,39). Bệnh nhân có CLCS kém (SF 36: 0-25 điểm) là 25%, trung bình kém (SF 36: 26-50 điểm) là 50,9%, trung bình khá (SF 36: 51-75 điểm) là 18,75%, và khá tốt (SF 36: 76-100 điểm) chỉ là 5,35%. 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến CLCS bệnh nhân TNT chu kỳ Nhóm bệnh nhân nữ, nằm nội trú tại Bệnh viện có CLCS thấp hơn bệnh nhân nam; bệnh nhân ngoại trú có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bệnh nhân tăng huyết áp, thiếu máu có điểm SF 36 thấp hơn nhóm không THA, không thiếu máu có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nồng độ urê máu cao làm giảm CLCS. Có sự tương quan nghịch mức độ vừa giữa điểm SF 36 và sự thay đổi nồng độ urê máu (r = - 0,37, p < 0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Feroze U et al. (2011). “Quality-of-Life and Mortality in Hemodialysis Patients: Roles of Race and Nutritional Status”. Clin J Am Soc Nephrol. 6(5):1100-11. 2. Fructuoso M et al. (2011). “Quality of life in chronic kidney disease”. Nefrologia”. 31(1):91-96. 3. Liu WJ et al. (2010). “Analysis of the influencing factors of life quality in patients undergoing maintaining hemodialysis”. Zhongguo Wei Zhong Bing Ji Jiu Yi Xue. 22(12):713-8. 4. Pakpour AH et al. (2010). “Health-related quality of life in a sample of Iranian patients on hemodialysis”. Iran J Kidney Dis. 4(1):50-9. 5. Roumelioti ME et al. (2010). “Sleep quality, mood, alertness and their variability in CKD and ESRD”. Nephron Clin Pract. 114(4):c277-87. 6. Silveira CB et al. (2010). “Quality of life of hemodialysis patients in a Brazilian Public Hospital in Belộm – Parỏ”. J Bras Nefrol. 32(1):37-42. 7. Yamana E. (2009). “The relationship of clinical laboratory parameters and patient attributes to the quality of life of patients on hemodialysis”. Jpn J Nurs Sci. 6(1):9-20. Nhóm thực hiện: CN Đỗ Thuý Hằng; ĐD Vũ Hồng Hạnh, Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Hữu Ngân Hướng dẫn : PGS.TS Lê Việt Thắng Khoa Thận – Lọc máu, BVQY 103
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan