Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng,...

Tài liệu Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn huyện đức linh, tỉnh bình thuận

.PDF
106
1
142

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU ***** PHAN VĂN THU KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG, DUY TU NÂNG CẤP CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀ RỊA - VŨNG TÀU, NĂM 2022 -i- ***** BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU ***** PHAN VĂN THU KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG, DUY TU NÂNG CẤP CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ VĂN ĐÔNG BÀ RỊA - VŨNG TÀU, NĂM 2022 -ii- LỜI CAM ĐOAN Đề tài “KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG, DUY TU NÂNG CẤP CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN” là công trình nghiên cứu khoa học của bản than tôi. Nội dung nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trước đó. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp l u ậ t . Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 30 tháng 6 năm 2022 Học viên Phan Văn Thu -iii- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến TS. Vũ Văn Đông đã hỗ trợ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt và chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm. Tôi xin cảm ơn Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu đã hỗ trợ, hướng dẫn giúp tôi có môi trường học tập tốt ở bậc cao học. Tôi xin cảm ơn qúy cấp lãnh đạo, Thủ trưởng cơ quan và anh chị em đồng nghiệp trong cơ quan – Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Linh đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học cũng như luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn! Học viên Phan Văn Thu -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... 3 LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... 3 MỤC LỤC ................................................................................................................. 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................ii DANH MỤC HÌNH VẼ ...........................................................................................iv TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... v CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ......................................... 3 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 3 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 4 1.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 5 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................. 5 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .............................................. 5 1.4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ............................................................... 7 1.4.1. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ................................................................. 7 1.4.2. Ý nghĩa về mặt lý thuyết ................................................................. 7 1.5. Kết cấu của luận văn Chương 1. Giới thiệu .......................................... 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNHNGHIÊN CỨU ....................... 9 2.1. Khái niệm nghiên cứu ........................................................................... 9 -v- 2.1.1. Khái niệm nghiên cứu về sự tham gia ............................................. 9 2.1.2. Sự tham gia của xã hội ....................................................................... 9 2.2.2. 2.2. Cơ sở hạ tầng giao thông nội bộ ................................................... 10 Lý thuyết nền nghiên cứu .................................................................... 10 2.3. Một số nghiên cứu có liên quan .............................................................. 14 2.3.1. Nghiên cứu ngoài nước .................................................................... 14 2.3.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước ........................................ 16 2.4. Mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu ........................................... 19 2.4.1. Mô hình nghiên cứu ......................................................................... 22 2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... 19 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................... 23 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 24 3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 24 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ......................................................... 26 3.2.1. Quy trình nghiên cứu định tính ........................................................ 26 3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ........................................................... 27 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ...................................................... 33 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................... 33 3.3.2. Phương pháp chọn mẫu .................................................................... 33 3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 33 3.3.4. Phương pháp phân tích AMOS-SEM ............................................... 34 3.4. Đánh giá sơ bộ thang đo ......................................................................... 36 3.4.1. Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ........................................ 37 3.4.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA ....................................................... 42 -vi- 3.5. Mẫu nghiên cứu chính thức .................................................................... 45 Tóm tắt chương 3 ........................................................................................... 46 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 47 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................... 47 4.2. Kiểm định thang đo ............................................................................. 49 4.2.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .......... 49 4.2.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA ................................................... 52 4.3. Phân tích mô hình đo lường tới hạn (CFA) ............................................ 56 4.3.1. Giá trị hội tụ của thang đo ................................................................ 57 4.3.2. Mức độ phù hợp của dữ liệu khảo sát .............................................. 58 4.3.3. Giá trị phân biệt của các khái niệm nghiên cứu ............................... 58 4.3.4. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ................................................... 59 4.4. Kiểm định mô hình lý thuyết .................................................................. 60 4.4.1. Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức bằng ML .......................... 60 4.4.2. Kiểm định mô hình lý thuyết bằng Bootstrap .................................. 62 4.4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................... 62 Tóm tắt chương 4 ........................................................................................... 64 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................. 65 5.1. Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu ............................................ 65 5.1.1. Mô hình đo lường ............................................................................. 65 5.1.2. Mô hình lý thuyết ............................................................................. 66 5.2. Hàm ý quản trị ....................................................................................... 66 5.2.1. Cải thiện yếu tố thái độ..................................................................... 67 5.2.2. Cải thiện yếu tố nhận thức ................................................................ 69 -vii- 5.2.3. Cải thiện yếu tố áp lực xã hội ........................................................... 70 5.2.4. Cải thiện yếu tố niềm tin .................................................................. 72 5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 74 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ............................................................................... 75 KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU ................................................................................. 78 i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Thuật ngữ Tiếng Anh Tiếng Việt AVE Average Variance Extracted Tổng phương sai trích ALXH Social pressure Áp lực xã hội CR Composite Reliability Độ tin cậy tổng hợp EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá NT Faith Niềm tin NHAN THUC Awareness Nhận thức SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính TD Attitude Thái độ ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3. 1 .Tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu......................................................... 26 Bảng 3. 2. Kết quả hiệu chỉnh mô hình ..................................................................... 28 Bảng 3. 3. Nội dung thang đo thái độ ....................................................................... 29 Bảng 3. 4. Nội dung thang đo niềm tin ..................................................................... 30 Bảng 3. 5. Nội dung thang đo áp lực xã hội .............................................................. 31 Bảng 3. 6. Nội dung thang đo nhận thức................................................................... 32 Bảng 3. 7. Nội dung thang đo ý định tham gia của người dân.................................. 33 Bảng 3. 8. Tiêu chí đánh giá kiểm định thang đo...................................................... 34 Bảng 3. 9. Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ.............................................................. 37 Bảng 3. 10. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thái độ ................... 38 Bảng 3. 11. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của niềm tin ................. 38 Bảng 3. 12. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của áp lực xã hội (lần 1) ................................................................................................................................... 39 Bảng 3. 13. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của áp lực xã hội (lần 2) ................................................................................................................................... 39 Bảng 3. 14. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của nhận thức xã hội (lần 1)................................................................................................................................ 40 Bảng 3. 15. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha nhận thức xã hội (lần 2) ................................................................................................................................... 41 Bảng 3. 16. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của sự tham gia ........... 41 Bảng 3. 17. Giá trị KMO và kiểm định Bartlett ........................................................ 42 iii Bảng 3. 18. Kết quả EFA của các yếu tố là biến độc lập .......................................... 43 Bảng 4. 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ....................................................................... 47 Bảng 4. 2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thái độ ............................... 50 Bảng 4. 3. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của niềm tin ............................ 50 Bảng 4. 4. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của áp lực xã hội ..................... 51 Bảng 4. 5. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha nhận thức xã hội ..................... 51 Bảng 4. 6 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của sự tham gia của người dân 52 Bảng 4. 7. Giá trị KMO và kiểm định Bartlett .......................................................... 53 Bảng 4. 8 Giá trị Eigen và tổng phương sai trích...................................................... 53 Bảng 4. 9. Kết quả EFA của thang đo là biến độc lập .............................................. 54 Bảng 4. 10 Kết quả EFA của thang đo sự tham gia của người ................................. 55 Bảng 4. 11 Các chỉ số thống kê cơ bản của thang đo thành phần ............................. 57 Bảng 4. 12. Hệ số tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu trong mô hình ......... 59 Bảng 4. 13. Bảng tóm tắt kết quả kiểm định thang đo .............................................. 59 Bảng 4. 14. Kết quả ước lượng SEM ........................................................................ 61 Bảng 4. 15. Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 1000 .................................. 62 Bảng 4. 16. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................ 64 Bảng 5. 1. Thống kê mô tả yếu tố thái độ ................................................................. 68 Bảng 5. 2. Thống kê mô tả yếu tố nhận thức ............................................................ 69 Bảng 5. 3. Thống kê mô tả áp lực xã hội .................................................................. 71 Bảng 5. 4. Thống kê mô tả yếu tố niềm tin ............................................................... 72 iv DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. 1. Khung nghiên cứu tổng quát ...................................................................... 7 Hình 2. 1. Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen (1991) .......................... 12 Hình 2. 2. Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen (2006) .......................... 13 Hình 2. 3. Mô hình nghiên cứu của Cameron và cộng sự (2012) ............................ 15 Hình 2. 4. Mô hình nghiên cứu của Huang và cộng sự (2014) ................................ 16 Hình 2. 5. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường và cộng sự (2014) ........ 17 Hình 2. 6. Mô hình nghiên cứu của Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Đô (2016) 18 Hình 2. 7. Mô hình nghiên cứu của Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018) ........................................................................................................................ 19 Hình 2. 8. Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................... 22 Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu định tính ................................................................ 27 Hình 4. 1. Cơ cấu giới tính ........................................................................................ 48 Hình 4. 2. Cơ cấu nghề nghiệp .................................................................................. 48 Hình 4. 3. Cơ cấu nghề nghiệp .................................................................................. 49 Hình 4. 4. Kết quả CFA (chuẩn hóa) của mô hình nghiên cứu ................................ 56 Hình 4. 5. Kết quả SEM của mô hình lý thuyết (chuẩn hóa) .................................... 61 Hình 5. 1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia của người dân trong việc đầu tư xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường .......................................... 67 v TÓM TẮT LUẬN VĂN Mục tiêu nghiên cứu: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu, nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Căn cứ kết quả đạt được, nghiên cứu đưa ra các hàm ý quản trị để cải thiện các yếu tố ảnh hưởng nhằm gia tăng sự tham gia của người dân trong việc đầu tư xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định để điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát của các thang đo sao cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Đồng thời đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình và kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (AMOS -SEM). Kết quả nghiên cứu: Qua nghiên cứu, kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng ý định tham gia của người dân bao gồm: niềm tin (β=0,232); thái độ (β= 0,365); nhận thức (β=0,325); áp lực xã hội (β=0,238). Mức độ giải thích của 4 yếu tố giải thích 65,9% sự biến thiên phương sai ý định tham gia của người dân. Kết luận và hàm ý chính sách: Kết quả nghiên cứu của Luận văn này sẽ đem lại ý nghĩa cho lãnh đạo các cấp chính quyền tỉnh Bình Thuận nói chung và Huyện Đức Linh nói riêng trong việc cải thiện các yếu tố nhằm gia tăng ý định tham gia của người dân trong việc đầu tư xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường giao thông trên địa bàn. Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. Từ khóa: Nhận thức của người dân về ý định tham gia, đồng thuận đóng góp tài lực, vật lực vào đầu tư xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường giao thông trên địa bàn. -1- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Từ năm 2010 đến nay, thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm trong đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là trong việc triển khai những dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông huyết mạch và duy tu bão dưỡng cứng hóa đường giao thông nông thôn, ngõ hẻm thị trấn trên địa bàn huyện Đức Linh, đã mang đến những kết quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới, góp phần chỉnh trang phát triển văn minh đô thị, đảm bảo giao thông, vệ sinh môi trường... góp phần vào sự phát triển trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa của huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Kết quả thành công của các dự án là nhờ sự phối hợp chặt chẽ, hợp tác và hỗ trợ giữa các bên liên quan như chính quyền địa phương, nhà tài trợ, nhà cung ứng, người thụ hưởng… mỗi bên có một vai trò nhất định. Trong những dự án xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường, người dân đóng vai trò là nhà tài trợ, nhà cung ứng, người thụ hưởng, vai trò của người dân là rất quan trọng, họ tham gia tự nguyện có thể bằng tiền, bằng hiện vật (đất, tài sản trên đất để mở rộng đường, hẻm), vật liệu, công lao động, giám sát các hoạt động của quá trình đầu tư... Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn chế, sự tham gia đóng góp bằng tài lực, vật lực của người dân vào phát triển các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường giao thông là cần thiết và phù hợp với Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ban hành ngày 16/04/1999 của Chính phủ về việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn. Để huy động nguồn lực góp phần cùng ngân sách nhà nước thực hiện cứng hóa hệ thống giao thông -2- trên địa bàn huyện Đức Linh nhằm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 16/3/2011 của Tỉnh uỷ Bình Thuận về đẩy mạnh phát triển Giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Thực hiện Quyết định số 931/QĐ-UBND ngày 19/4/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Đề án phát triển giao thông nông thôn. Qua 10 năm triển khai thực hiện toàn huyện Đức Linh có 846,238km đường giao thông do huyện quản lý được cứng hóa, có 10/10 xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 về giao thông và hoàn thành tiêu chí giao thông huyện nông thôn mới vào năm 2020. Sự tham gia là nguồn vốn đảm bảo chi phí cho những hoạt động xây dựng; là diện tích đất thuộc quyền quản lý, sử dụng để chỉnh trang, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, ngõ hẻm đô thị; là sự tham gia công sức lao động trực tiếp trong việc khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công, nghiệm thu, quản lý trong quá trình xây dựng và duy tu bảo dưỡng trong quá trình sử dụng..., và chính những cư dân này là những người hưởng lợi trực tiếp hiệu quả của các công trình, dự án. Nhất là trong năm 2021, mặc dù trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và công tác đầu tư xây dựng giao thông nói riêng, nhưng UBND huyện đã giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư với tổng kinh phí hơn 235 tỷ đồng với 18 dự án hạ tầng giao thông (hầu hết các dự án không có kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, tất cả các tuyến đường đều vận động nhân dân hiến đất mở rộng, nâng cấp). Một số dự án trọng điểm đang triển khai đầu tư xây dựng trong năm 2021 như: Nâng cấp, mở rộng đường trung tâm xã MêPu; Cải tạo, nâng cấp ĐT.766 – Cầu Bến Thuyền (xã Đức Hạnh và Đức Tín); Nâng cấp đường Đông Hà – Gia Huynh (xã Đông Hà); Nâng cấp đường -3- cứu hộ, cứu nạn xã Tân Hà (xã Tân Hà và Trà Tân); ... Đặc biệt, dự án có sự tham gia và được nhân dân đồng thuận cũng như phát huy được dân chủ trong nhân dân là việc phát triển giao thông nông thôn theo Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy. Nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn thực hiện theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, được huy động từ sự đóng góp của nhân dân, cộng với sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước tỉnh, huyện và tăng cường huy động mọi nguồn lực trong xã hội, lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác. Trong những năm qua, kết quả thực hiện đề án đã góp phần cho 11 xã đạt xây dựng đạt chuẩn tiêu chí giao thông xã nông thôn mới, đạt chuẩn tiêu chí giao thông theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao và giúp huyện Đức Linh đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Riêng năm 2021, UBND huyện Đức Linh đã giao các xã, thị trấn làm chủ đầu tư xây dựng cứng hóa (bê tông xi măng) đường giao thông theo Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, theo Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy Bình Thuận được 39 tuyến đường theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Từ vấn đề thực tiễn trên, đề tài “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc đầu tư xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận” là cần thiết được thực hiện. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu kiểm định mức độ tác động của các yếu tố đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn huyện Đức Linh. Từ kết quả đạt được, nghiên cứu đưa ra các hàm ý quản trị để cải thiện các yếu tố ảnh hưởng nhằm gia tăng sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn huyện Đức Linh. -4- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Mục tiêu 1: Khám phá các yếu tố tác động đến sự tham gia của người dân trong việc đầu tư xây dựng, duy tu và nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn huyện Đức Linh; Mục tiêu 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia của người dân trong việc đầu tư xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn huyện Đức Linh; Mục tiêu 3: Đề ra hàm ý quản trị để cải thiện các yếu tố ảnh hưởng nhằm gia tăng sự tham gia của người dân trong việc đầu tư xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn huyện Đức Linh. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, nghiên cứu trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Các yếu tố nào tác động đến sự tham gia của người dân trong việc đầu tư xây dựng và duy tu nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn huyện Đức Linh? Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sự tham gia của người dân trong việc đầu tư xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn huyện Đức Linh được đánh giá như thế nào? Câu hỏi 3: Hàm ý quản trị nào để cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc đầu tư xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn huyện Đức Linh? 1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng (tiền tố) và sự tham gia của người dân trong việc đầu tư xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường trên -5- địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Đối tượng khảo sát: Cư dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn huyện Đức Linh. Không gian nghiên cứu: tại địa bàn huyện Đức Linh. Giới hạn vấn đề nghiên cứu: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc đầu tư xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận là chủ đề rất rộng. Luận văn chỉ xem xét tác động của các yếu tố: Thái độ (Attitude), Niềm tin (Faith), Áp lực xã hội (Social pressure) và Nhận thức (Awareness), ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc đầu tư xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Đưa ra mẫu nghiên cứu sẽ được phân chia thành các nhóm theo độ tuổi, trình độ học vấn, giới tính và nghề nghiệp. Luận văn được thực hiện thông qua hai bước. Bước 1 là nghiên cứu sơ bộ và bước 2 là nghiên cứu chính thức. Trong từng bước, phương pháp định tính và định lượng sẽ được vận dụng. 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp phỏng vấn nhóm sẽ được thực hiện trong nghiên cứu định tính. Luận văn tiến hành thu thập ý kiến của người dân đang sinh sống và làm việc tại huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Phương pháp nghiên cứu định tính tiến hành với mục tiêu kiểm định mô hình lý thuyết cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu, bổ sung và chỉnh sửa thang đo cho phù hợp. Phương pháp thực hiện theo kết cấu dàn bài. Kết quả thảo luận sẽ được ghi nhận và từ đó hình thành ra nháp dùng để khảo sát sơ bộ và khảo sát chính thức. 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng 1) Phương pháp thống kê -6- Nghiên cứu áp dụng phương pháp thống kê mô tả và suy diễn. Thống kê mô tả được sủ dụng để trình bày thống kê các thang đo và đặc điểm mẫu nghiên cứu. Thống kê suy diễn dùng để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu ban đầu nhằm khám phá hoặc khẳng định lại mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình. 2) Phương pháp xử lý dữ liệu Nghiên cứu sơ bộ (n =105): Đánh giá sơ bộ thang đo thông qua kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích EFA. Các biến quan sát (BQS) không đạt trong bước này sẽ không sử dụng nữa và các BQS còn lại sẽ được dùng ở giai đoạn định lượng chính thức. Nghiên cứu chính thức (N =205): Các thang đo sẽ được kiểm định với cỡ mẫu là 205 thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích CFA. Và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Khung nghiên cứu tổng quát của luận văn: Các yếu tố đến sự quyết định của người dân trong việc duy tu, nâng cấp các tuyến đường được thể hiện trong khung nghiên cứu tổng quát (Hình 1.1). Biến độc lập: là các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu, nâng cấp các tuyến đường được khám phá thông qua cơ sở lý thuyết và nghiên cứu định tính. Biến phụ thuộc: Sự tham gia của người dân trong việc đầu tư xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. -7- Ý định của người dân trong việc tham gia xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường Các yếu tố ảnh hưởng X1X2 …Xn Hình 1. 1. Khung nghiên cứu tổng quát Nguồn: Đề xuất của tác giả 1.4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1.4.1. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu đem lại giá trị thực tiễn trong việc cải thiện ý định, nâng cao ý thức sự tham gia của người dân trong việc đầu tư xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Các lãnh đạo của cơ quan có liên quan của huyện Đức Linh nhận thấy được tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng quyết định sự tham gia của người dân trong việc đầu tư xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường giao thông và đề ra giải pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện việc đầu tư xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện Đức Linh. 1.4.2. Ý nghĩa về mặt lý thuyết Luận văn đã tổng hợp một số lý thuyết về hành vi. Ngoài ra, luận văn đã hệ thống hóa mối quan hệ giữa các yếu tố đo ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường tại huyện Đức Linh. Nghiên cứu kế thừa từ lý thuyết hành vi hoạch định. Các nhà nghiên cứu có thể tiến hành lặp lại mô hình nghiên cứu ở không gian nghiên cứu và ở
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan