Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát các định nghĩa của từ loại danh từ, vị từ trong từ điển tiếng việt của ...

Tài liệu Khảo sát các định nghĩa của từ loại danh từ, vị từ trong từ điển tiếng việt của hoàng phê - 2000

.PDF
104
2311
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------*------------ PHẠM THỊ HƯƠNG GIANG KHẢO SÁT CÁC ĐỊNH NGHĨA CỦA TỪ LOẠI DANH TỪ, VỊ TỪ TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA HOÀNG PHÊ - 2000 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Hà Nội – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------*------------ PHẠM THỊ HƯƠNG GIANG KHẢO SÁT CÁC ĐỊNH NGHĨA CỦA TỪ LOẠI DANH TỪ, VỊ TỪ TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA HOÀNG PHÊ - 2000 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Đức Nghiệu Hà Nội - 2012 MỤC LỤC MỤC LỤC....................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3 1. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu của luận văn........................................................3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................5 4. Về phương pháp nghiên cứu, khảo sát ................................................................5 5. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................5 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬN VĂN .... 6 1.1. Lý luận về nghĩa của từ và cơ cấu nghĩa của từ ..........................................6 1.1.1. Nghĩa của từ ..............................................................................................6 1.1.2. Cơ cấu nghĩa của từ ...................................................................................8 1.2. Phương pháp phân tích nghĩa của từ .........................................................11 1.3. Lý luận về định nghĩa và cách nêu định nghĩa ..........................................14 1.3.1. Quan niệm về định nghĩa ........................................................................14 1.3.2. Cấu trúc của định nghĩa ..........................................................................17 1.3.3. Kiểu loại định nghĩa ................................................................................18 1.4. Vấn đề định nghĩa từ trong từ điển ............................................................24 1.4.1. Một số vấn đề về từ điển .........................................................................24 1.4.2. Kiểu loại định nghĩa trong từ điển ..........................................................25 1.4.3. Miêu tả nghĩa trong từ điển .....................................................................27 Chương 2. ĐỊNH NGHĨA DANH TỪ TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT ............. 30 2.1. Danh từ và các tiểu loại danh từ .................................................................30 2.1.1. Khái niệm danh từ ...................................................................................30 2.1.2. Các tiểu loại của danh từ .........................................................................30 2.2. Mô hình miêu tả nghĩa của một số tiểu loại danh từ ................................32 2.2.1. Danh từ chỉ người, động vật....................................................................32 2.2.1.1. Danh từ chỉ người ............................................................................32 1 2.2.1.2. Danh từ chỉ động vật: .......................................................................38 2.2.2. Danh từ chỉ thực vật ................................................................................54 2.2.3. Danh từ chỉ sự vật, hiện tượng ................................................................61 Chương 3. ĐỊNH NGHĨA VỊ TỪ TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT .................... 73 3.1. Vị từ và các tiểu loại vị từ ............................................................................73 3.1.1. Khái niệm vị từ........................................................................................73 3.1.2. Các tiểu loại của vị từ..............................................................................73 3.2. Mô hình miêu tả nghĩa của một số tiểu loại vị từ ......................................74 3.2.1. Vị từ chỉ hành động rời chỗ ....................................................................74 3.2.2. Vị từ chỉ hành động thay đổi tư thế.........................................................77 3.2.3. Vị từ chỉ hành động phát ra âm thanh .....................................................78 3.2.4. Vị từ chỉ hành động tạo tác .....................................................................80 3.2.5. Vị từ chỉ hành động phá hủy ...................................................................87 3.2.6. Vị từ chỉ hành động thay đổi trạng thái vật lý ........................................90 3.2.7. Vị từ chỉ hành động di chuyển có đối tượng ...........................................92 3.2.8. Vị từ chỉ hành động vận chuyển .............................................................94 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 100 2 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu của luận văn Chúng ta đều biết, từ điển là loại sách công cụ giúp tra cứu khi cần thiết, cung cấp những tri thức cho người đang cần nó. Hiện nay, nhu cầu sử dụng từ điển các loại, trong đó có từ điển tường giải (giải thích) của mọi người ngày càng tăng. Điều này đã đặt ra một thách thức lớn với công tác biên soạn từ điển. Muốn xây dựng được một cuốn từ điển tường giải loại vừa và lớn đòi hỏi một cơ sở tư liệu đầy đủ, đội ngũ chuyên gia và đội ngũ kỹ thuật viên làm việc trong nhiều năm. Hiện nay, từ điển học đã trở thành một bộ môn ngôn ngữ học có ứng dụng quan trọng. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những thành tựu rực rỡ về ngữ pháp và ngữ nghĩa đã tạo tiền đề cho việc xây dựng cơ sở lý luận từ điển học hiện đại. Từ điển học Việt Nam ra đời chưa lâu. Tuy nhiên với sự nỗ lực lao động của đội ngũ các nhà nghiên cứu đã cho ra đời những loại từ điển phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau như: từ điển giải thích, từ điển thuật ngữ chuyên ngành,… Sự phong phú của các loại từ điển giúp người tra cứu có thể nhanh chóng tìm được điều họ mong muốn. Đối với một cuốn từ điển, bên cạnh việc thiết kế bảng từ, mục từ thì phần định nghĩa, miêu tả nghĩa của từ là vô cùng quan trọng. Nếu lời định nghĩa, miêu tả chính xác và dễ hiểu sẽ giúp người đọc có cái nhìn đúng và giải quyết vấn đề hiệu quả. Mỗi quyển từ điển có những cách định nghĩa, miêu tả khác nhau thể hiện mục đích của các nhà biên soạn từ điển. Trong luận văn này, chúng tôi tập trung khảo sát và đưa ra những nhận xét về cách nêu định nghĩa, miêu tả nghĩa của một số nhóm các danh từ, vị từ (vị từ “động”) trong cuốn Từ Điển Tiếng Việt – một cuốn từ điển giải thích cỡ vừa được biên soạn trên cơ sở khối tư liệu tương đối đầy đủ; để trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét, lấy đó làm cơ sở xây dựng một số “công thức” “mô hình” định nghĩa thích hợp cho những nhóm từ, kiểu từ hữu quan. 3 Mục đích nghiên cứu là để góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận liên quan đến nghĩa của từ và cách phân tích, giải thích nghĩa của từ. Qua đó cũng góp phần khẳng định, củng cố thêm hoặc bổ sung vào những phương pháp, thao tác phân tích, giải thích, miêu tả nghĩa từ khi làm từ điển tường giải tiếng Việt, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc nghiên cứu về định nghĩa, cách nêu định nghĩa không phải là vấn đề hoàn toàn mới mẻ trong các nghiên cứu. Tác giả Rey – Debove đã có những nghiên cứu và thống kê các kiểu loại định nghĩa trong từ điển, ông cũng phân biệt sự khác nhau giữa định nghĩa trong từ điển với định nghĩa của logic học. Ở Việt Nam, tác giả Hoàng Phê cũng có một chương riêng nghiên cứu về phân tích ngữ nghĩa trong cuốn Lô gic ngôn ngữ học [22]. Trong chương này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu các nét nghĩa và giá trị thông báo của chúng. Ngoài ra, tác giả Chu Bích Thu [27, tr. 75 – 112] cũng có một bài viết nhận xét về cấu trúc vi mô của cuốn Từ điển giải thích tiếng Việt. Ở trong bài viết này có nhắc đến tầm quan trọng của lời định nghĩa và các kiểu định nghĩa thường được sử dụng trong từ điển. Tác giả cũng nêu ra một cách phân loại định nghĩa trong cuốn từ điển giải thích. Bên cạnh đó, luận văn thạc sĩ của tác giả Võ Thanh Hà [9] nghiên cứu về các định nghĩa sách giáo khoa phổ thông hiện nay. Trong đó, tác giả liệt kê các kiểu định nghĩa, thống kê những kiểu định nghĩa được dùng trong sách giáo khoa và đưa ra những nhận xét yêu cầu đối với định nghĩa. Hiện nay, tại các trung tâm từ điển, việc phân loại từ, sau đó xây dựng nên mô hình định nghĩa rất được quan tâm. Đặc biệt người ta còn nghiên cứu các phần mềm định nghĩa để việc miêu tả nghĩa của từ không những chính xác mà còn nhanh gọn, tiện lợi cho người làm từ điển. Do vậy, việc nghiên cứu cách nêu định nghĩa và miêu tả nghĩa là hết sức có ý nghĩa đối với các nhà từ điển học. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng chúng tôi nghiên cứu là lời định nghĩa của danh từ, vị từ (vị từ “động”) trong Từ Điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên năm 2000. Tuy nhiên, số lượng danh từ, vị từ “động” trong cuốn từ điển này rất đồ sộ, bởi vậy, chúng tôi chỉ chọn một số nhóm nổi bật và miêu tả mô hình định nghĩa đặc trưng của chúng. Sau đó, chúng tôi sẽ đưa ra những nhận xét về cách định nghĩa danh từ, vị từ trong từ điển. 4. Về phương pháp nghiên cứu, khảo sát 4.1. Dựa trên cơ sở lý thuyết, chúng tôi phân loại danh từ, vị từ “động” thành các tiểu loại. Mỗi tiểu loại lại được chia thành các nhóm theo chủ đề. Việc phân chia này tạo điều kiện cho việc xây dựng mô hình định nghĩa và miêu tả nghĩa. Sau đó, chúng tôi tiến hành chọn một số mẫu tiêu biểu vào từng nhóm để tìm ra nét đặc trưng của mỗi mô hình định nghĩa. 4.2. Sau khi phân loại, chúng tôi tiến hành phân tích để tìm ra mô hình miêu tả nghĩa của các tiểu loại danh từ, vị từ. Sau đó chúng tôi đưa ra những nhận xét về các cách định nghĩa, sự khác nhau giữa các định nghĩa danh từ và vị từ trong Từ Điển Tiếng Việt. 5. Cấu trúc của luận văn Luận văn này ngoài phần Mở đầu và Kết luận, sẽ gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luân có liên quan của luận văn. Chương 2: Định nghĩa danh từ trong Từ Điển Tiếng Việt. Chương 3: Định nghĩa vị từ trong Từ Điển Tiếng Việt. 5 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬN VĂN Muốn miêu tả nghĩa và xây dựng các “mô hình” định nghĩa, chúng ta cần phải phân tích nghĩa. Tuy nhiên, muốn phân tích được nghĩa từ thì phải hiểu bản chất và cấu trúc nghĩa. Ở chương này, chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề lý luận về nghĩa của từ và phương pháp phân tích nghĩa từ. 1.1. Lý luận về nghĩa của từ và cơ cấu nghĩa của từ 1.1.1. Nghĩa của từ Trước đây, ngữ nghĩa học truyền thống chỉ đóng khung trong việc miêu tả, phân loại nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ. Hiện nay, ngữ nghĩa học hiện đại đã chuyển sang việc phát hiện ra các quy tắc điều khiển các quá trình tạo nghĩa. Do vậy, ngữ nghĩa học bao gồm hai bộ phận: ngữ nghĩa học hệ thống (chủ yếu là ngữ nghĩa học từ vựng) và ngữ nghĩa học hoạt động. Từ là một đơn vị của ngôn ngữ và có nghĩa vì thế nghĩa của từ tất yếu là một đối tượng nghiên cứu của ngữ nghĩa học. Nếu ngữ nghĩa học từ vựng phân tích và miêu tả nghĩa của từ trong hệ thống tức là trong trạng thái tĩnh và ổn định thì ngữ nghĩa học hoạt động lại nghiên cứu nghĩa của từ trong trạng thái hành chức, trạng thái động tức là gắn với phân tích diễn ngôn, trạng thái ngôn ngữ đang hoạt động trong quá trình giao tiếp. Với cách tiếp cận này, ta thấy nghĩa của từ cũng là một đối tượng phức tạp, nó bao gồm những thành tố nghĩa nhỏ hơn. Chúng ta thường bắt gặp các thành phần nghĩa sau: ♦ Sở chỉ và nghĩa sở chỉ: “Một cá thể sự vật mà từ đó chỉ ra, được gọi là (vật) sở chỉ (referent) của từ. Khi đó, quan hệ giữa từ và sở chỉ là: từ quy chiếu (refer) sở chỉ. Quan hệ này là quan hệ quy chiếu, sự quy chiếu (reference)”. 19, tr. 321. Để hiểu một cách sâu sắc hơn, chúng ta xem xét ví dụ sau: - Con mèo nhà Mai rất đẹp. (1) 6 - Con chim kia hót hay quá. (2) Trong hai câu trên, hai từ mèo và chim là hai từ có nghĩa. Câu 1: chỉ ra một con mèo cụ thể, con mèo ấy nhà Mai là chủ sở hữu (Con mèo nhà Mai). Câu 2: chỉ ra một con chim cụ thể (con chim kia). Ngữ nghĩa học gọi con mèo, con chim được chỉ xuất một cách cụ thể trong những trường hợp này là sở chỉ của từ. Mối quan hệ giữa từ với cái sở chỉ gọi là nghĩa sở chỉ. Nghĩa sở chỉ chỉ thể hiện ra khi sử dụng các từ trong lời nói. Mối quan hệ giữa từ với cái sở chỉ có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh nói năng cụ thể, bởi vậy, nó không có tính ổn định. Cái sở chỉ bao gồm các đối tượng nằm ở cả thế giới hiện thực và phi hiện thực. Ví dụ: thần, tiên, ma, quỷ, thiên đường, địa ngục… mặc dù chúng là những sự vật không tồn tại trong thế giới hiện thực nhưng được người Việt nhận thức về mặt văn hóa – xã hội nên vẫn được gọi tên bằng các từ tương ứng. ♦ Sở thị và nghĩa sở thị: Bên cạnh nghĩa sở chỉ, nghĩa sở thị cũng là một thành tố nghĩa rất quan trọng được các nhà ngữ nghĩa học quan tâm. Để hiểu sâu sắc về thành tố nghĩa này, chúng ta quan sát ví dụ sau: - Mèo là loài vật nuôi. - Chim là động vật có lông vũ, có khả năng bay. Ở hai ví dụ trên, ta thấy mèo, chim không phải là tên gọi một cá thể đặc biệt nào mà đó là tên gọi chung cho một lớp sự vật trong thế giới khách quan. Từ mèo là tên gọi chung cho cả loài mèo, bất kể con mèo nào, loại mèo nào: mèo tam thể, mèo mướp, …Từ chim là tên gọi chung cho cả loài chim bất kể thứ chim gì: chim ưng, chim sẻ, chim yến, chìa vôi, sơn ca… Như vậy, nghĩa sở thị của từ là sự biểu thị các lớp sự vật, hiện tượng, quá trình… dưới dạng một tập hợp những đặc điểm, thuộc tính chung nhất, đặc trưng nhất, bản chất nhất đủ để phân biệt sự vật này với sự vật khác. 7 Hay nói cách khác, nghĩa sở thị là mối quan hệ giữa từ với khái niệm, biểu tượng. Còn những khái niệm, biểu tượng có quan hệ với từ gọi là (cái) sở thị. Nghĩa sở thị của từ là thành phần nghĩa rất được các nhà ngôn ngữ học quan tâm. Có nhà nghiên cứu phân biệt nó với nghĩa khái niệm nhưng có nhà nghiên cứu lại coi như nhau. Trong luận văn này, chúng tôi cũng không phân biệt như vậy. Nghĩa khái niệm là thành phần nghĩa cơ bản, cốt lõi. Thông thường, trong những trường hợp không thực sự cần thiết phải phân biệt một cách rõ ràng người ta vẫn gọi nghĩa khái niệm là nghĩa của từ. Tuy nhiên chúng ta vẫn ngầm hiểu rằng đó là nghĩa khái niệm. Trong luận văn này, chúng tôi quan tâm nghiên cứu nghĩa sở thị của từ hay còn gọi là nghĩa của từ. Nghĩa của từ cũng như từ, nó là một tổ chức bao gồm các “thành tố” sắp xếp theo một trật tự nhất định, có quan hệ quy định lẫn nhau. 1.1.2. Cơ cấu nghĩa của từ Mỗi từ có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa. Từ đa nghĩa là từ có hơn một nghĩa trở lên. Mỗi nghĩa của từ đa nghĩa cũng có cơ cấu, tổ chức như nghĩa của từ đơn nghĩa. Người ta có thể phân tách mỗi nghĩa thành các nghĩa tố nhỏ hơn để có thể xác định được quan hệ giữa các thành tố. Mỗi từ có thể đơn nghĩa hoặc đa nghĩa. “Từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại”. [19, tr. 324. Ví dụ: Từ miệng trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa. Các nghĩa của từ miệng được miêu tả là một cơ cấu có tổ chức. Ban đầu, từ miệng có nghĩa: “Bộ phận trên mặt người hay ở phần trước của đầu động vật, dùng để ăn, và (ở người) để nói”. Sau đó, từ miệng chuyển sang gọi tên cho các sự vật khác và biểu thị những nghĩa khác: - Miệng ăn. - (Giao tiếp bằng) lời nói trực tiếp, không phải viết. - Phần trên cùng, chỗ mở ra thông với bên ngoài của vật có chiều sâu. 8 Sự xuất hiện của từ đa nghĩa có hai nguyên nhân chính: - Quá trình nhận thức của cộng đồng bản ngữ, đặc điểm định danh của ngôn ngữ. - Quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ (dùng cái hữu hạn để biểu hiện cái vô hạn), cụ thể hơn là cùng một hình thức ngữ âm có thể diễn đạt nhiều nội dung khác nhau. Nhìn ví dụ về từ miệng ta thấy: Nghĩa ban đầu của từ miệng là nghĩa có trước, nghĩa cơ bản nên được gọi là nghĩa gốc. Những nghĩa sau là những nghĩa được xây dựng trên cơ sở nghĩa ban đầu còn gọi là nghĩa phái sinh. Như vậy, nghĩa của từ được sắp xếp theo một tổ chức nhất định, người ta có thể chia thành: nghĩa gốc và nghĩa phái sinh dựa trên trên tiêu chí nguồn gốc của từ. Nghĩa gốc: là nghĩa đầu tiên (nghĩa có trước), là nghĩa không thể giải thích được lý do, được nhận ra một cách độc lập, không cần thông qua nghĩa khác. Nghĩa phái sinh: là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc, là nghĩa có lý do, được nhận ra qua nghĩa gốc của từ. Một từ có thể có nhiều nghĩa, trong từng nghĩa lại có thể phân ra thành các nét nghĩa nhỏ hơn nữa, ta gọi đó là các nghĩa tố. ♦ Nghĩa tố: Theo U. Weinreich “Điều mong muốn phân tích một nghĩa tổng quát ra những thành tố và xác lập một quan hệ tôn ti giữa các thành tố luôn luôn là một trong những động cơ chủ yếu của nghiên cứu ngữ nghĩa học” [22, tr. 11]. Như vậy, đã từ lâu, các nhà ngữ nghĩa học quan tâm nghiên cứu về cấu tạo của nghĩa từ. Trong quá trình nghiên cứu ấy, họ nhận thấy rằng mỗi nghĩa từ là một tổ hợp đặc biệt những thành tố ngữ nghĩa gọi là các nét nghĩa. Hay nói cách khác: Nghĩa tố (nét nghĩa) là những thành tố tối giản, căn bản, cần yếu khi ta đi sâu vào phân tích từng nghĩa của từ. Ví dụ: 9 - Giáo viên: Người// dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương. - Bộ đội: Người// trong quân đội. So sánh nghĩa của cặp từ trên, ta thấy: [dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương] là nét đặc trưng của từ giáo viên còn [trong quân đội] là nét đặc trưng của từ bộ đội. [Người] là nét đặc trưng chung của hai từ bộ đội và giáo viên. Ta gọi đó là các nét nghĩa hay nghĩa tố. Trong cơ cấu nghĩa của từ, nghĩa tố : “được xem như là sự phản ánh một dấu hiệu đặc trưng, ứng với một thuộc tính chung hoặc riêng của sự vật, hiện tượng, được đưa vào nghĩa sở thị (biểu niệm) của từ và chúng cũng được sắp xếp trong một cơ cấu tổ chức nhất định nào đó”. [19, tr. 328] Nghĩa tố của từ giúp ta phân biệt từ này với từ khác. Tuy nhiên, mỗi nghĩa tố có thể là yếu tố ngữ nghĩa riêng của một từ đối lập với nghĩa của các từ khác trong cùng một nhóm hoặc là yếu tố ngữ nghĩa chung của các từ thuộc cùng một nhóm từ vựng. Ví dụ: tai, mắt, mũi… đều có nét nghĩa chung là: bộ phận cơ thể người, động vật. Nhưng nét nghĩa: để nghe, để nhìn, để ngửi… là những nét nghĩa riêng của các từ này. Nói cách khác, một nét nghĩa có thể được coi là nét nghĩa cụ thể so với nét nghĩa bao trùm nó, cũng có thể là một nét nghĩa khái quát so với các nét nghĩa hẹp hơn mà nó phân chia ra. Ví dụ: nét nghĩa [thay đổi tư thế] là nét nghĩa cụ thể so với nét nghĩa [hành động] nhưng so với nét nghĩa [thay đổi tư thế của thân], [thay đổi tư thế của mặt], [thay đổi tư thế của đầu]…thì lại là nét nghĩa khái quát. Làm thế nào chúng ta có thể phát hiện ra các nét nghĩa (nghĩa tố)? Hiện nay, các nhà ngôn ngữ học thường áp dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa để tìm ra những nét nghĩa chung và riêng của từ. Bước 1: Tìm ra những nét nghĩa chung, đồng nhất trong nhiều từ. 10 Bước 2: Trong nhóm từ chứa nét nghĩa chung đó, đối lập các từ đó với nhau để tìm nét nghĩa cụ thể hơn. Tiếp tục làm như thế cho đến khi gặp những nét nghĩa chỉ có riêng trong một từ. Ví dụ: Xét nhóm từ: đi, chạy, nhảy, lăn, lê, ra, vào, lên, xuống… Nét nghĩa chung, khái quát cho cả nhóm từ: [hoạt động rời chỗ]. Đối lập các từ trong nhóm với nhau ta có thể chia thành hai nhóm với những nét nghĩa khác nhau: - Nhóm 1: [rời chỗ vô đích]: đi, chạy, nhảy, lăn, lê. - Nhóm 2: [rời chỗ có đích]: ra, vào, lên, xuống. Chia nhỏ hơn nữa, ta sẽ tìm được những nét nghĩa riêng cho từng từ mà chỉ từ đó mới có. Tóm lại, nghĩa của từ là một cơ cấu có tổ chức. Nó giúp ta so sánh, đối chiếu các từ trong nhóm với nhau để tìm ra những nét nghĩa chung và những nét nghĩa riêng. Đồng thời mỗi nghĩa của từ là sự tập hợp của nhiều nét nghĩa (nghĩa tố). Như vậy, nghĩa tố đóng vai trò quan trọng. Nó là nền tảng của phương pháp phân tích thành tố nghĩa mà các nhà nghiên cứu đang dùng hiện nay, đặc biệt trong việc nghiên cứu các nhóm từ có quan hệ với nhau về nghĩa (mỗi từ chỉ khác nhau ở một số nét nghĩa). 1.2. Phương pháp phân tích nghĩa của từ Phân tích nghĩa của từ là xác định xem từ đó có bao nhiêu nghĩa, mỗi nghĩa có bao nhiêu thành tố (nghĩa tố); các nét nghĩa này được sắp xếp theo một tổ chức như thế nào và có quan hệ như thế nào với nhau. Mục đích, nhiệm vụ của việc phân tích nghĩa là tìm ra những nét nghĩa chung giữa các nhóm từ và nét nghĩa riêng, đặc trưng của từng từ để phân biệt giữa từ này với từ khác. Để thực hiện được điều này, người ta thường sử dụng phương pháp phân tích phân tích thành tố nghĩa. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, tính độc lập về nghĩa của từ khá yếu, hiện tượng đồng âm và đa nghĩa khá phổ biến, vì vậy ngữ cảnh đóng một vai trò quan trọng trong việc phân tích ngữ nghĩa. 11 Đây cũng là một trong những phương pháp thường gặp nhất trong những phương pháp phân tích nghĩa của từ. “Ngữ cảnh của một từ là chuỗi từ kết hợp với nó hoặc bao xung quanh nó đủ để làm cho nó được cụ thể hoá và hoàn toàn xác định về nghĩa” 3, tr. 178. “Ngữ cảnh hay hoàn cảnh nói năng là cái tình huống, cái bối cảnh phi ngôn ngữ mà từ xuất hiện: “Ai nói, nói bao giờ, nói ở đâu, nói với ai, vì sao nói” 14, tr. 134. “Ngữ cảnh là môi trường sống, môi trường hoạt động của từ, môi trường bộc lộ và tạo sinh nghĩa của từ.” [19, tr. 330]. Định nghĩa chỉ ra rằng từ chỉ bộc lộ nghĩa trong phát ngôn và hoàn cảnh cụ thể. Ngữ cảnh có thể là một từ, hoặc một chuỗi lớn hơn như một câu, một phát ngôn… Ví dụ: khi chúng ta nghe nói đến từ “ăn” trong tiếng Việt, chúng ta không biết người nói muốn nhắc tới nghĩa nào của từ nhưng đặt trong những phát ngôn cụ thể, ta có thể hiểu một cách rõ ràng hơn. Ăn có nhai, nói có nghĩ; Tàu đang ăn hàng ngoài cảng; Cái xe này phanh không ăn; Sương muối ăn bạc trắng cả lá; Một đô la ăn mấy đồng Việt Nam?; Ăn nhau ở tinh thần là chính… Như vậy, ngữ cảnh có một vai trò quan trọng trong việc phân tích nghĩa từ. Phương pháp phân tích theo ngữ cảnh lần lượt được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tập hợp ngữ cảnh: - Xác định được các ngữ cảnh chứa từ cần phân tích trong các loại văn bản thuộc các loại hình phong cách chức năng khác nhau. - Trích các ngữ cảnh ra và tập hợp lại. Bước 2: Phân loại ngữ cảnh: - Sắp xếp những ngữ cảnh mà từ xuất hiện với cùng một nghĩa thành một nhóm gọi là nhóm ngữ cảnh cùng loại. 12 Bước 3: Phân tích nghĩa: - Với từ đơn nghĩa: so sánh với các từ khác cùng nhóm để phát hiện các nghĩa tố cần yếu trong cấu trúc nghĩa của từ. - Với từ đa nghĩa: ngoài công việc như trên, ta phải làm một số công việc trước là: + Xác định nghĩa gốc của từ. Từ nghĩa gốc ta phát hiện ra các nghĩa phái sinh và các quy tắc chuyển nghĩa của chúng. + Xác định nghĩa không thường trực để thu hẹp phạm vi xử lí. + Trong phân loại ngữ cảnh đã bao hàm việc tách nghĩa của từ. Ví dụ: Bước 1: Xét các ngữ cảnh chứa từ “hay”: 1. Ông ấy là người văn hay chữ tốt. 2. Sáng kiến mà cậu đưa ra khá hay. 3. Bài thuốc mà ông thầy dưới huyện bốc cho tớ hay lắm. 4. Nói điều hay, làm việc tốt. 5. Cô ấy không phải ca sĩ nhưng mà hát rất hay. 6. Nhà nó xảy ra chuyện không hay nên trông nó rất buồn. Bước 2: Phân loại ngữ cảnh có từ “hay” Nhóm 1: gồm ngữ cảnh 1, 5. Nhóm 2: gồm ngữ cảnh 2, 3. Nhóm 3: gồm ngữ cảnh 4, 6. Bước 3: Phân tích nghĩa của từ “hay” Sau khi phân loại ngữ cảnh, ta thấy hay là từ đa nghĩa, nó bao gồm 3 nghĩa sau đây: a. Được đánh giá là có tác dụng gây được hứng thú hoặc cảm xúc tốt đẹp, dễ chịu, trái với dở b. Được đánh giá là đạt yêu cầu cao, có tác dụng mang lại hiệu quả mong muốn. c. Có tác dụng đem lại sự tốt lành. 13 Trong đó, nghĩa a. của tính từ hay là nghĩa gốc. Nghĩa b. và nghĩa c. của nó là nghĩa phái sinh ra từ nghĩa a. Tóm lại, với phương pháp phân tích theo ngữ cảnh chúng ta có thể phân loại nghĩa của từ một cách rõ ràng và dễ hiểu. 1.3. Lý luận về định nghĩa và cách nêu định nghĩa Sau khi phân tích được nghĩa từ, người ta tiến hành miêu tả nghĩa của từ. Miêu tả nghĩa của từ là miêu tả cho thấy được các thành tố nghĩa, những đặc điểm, thuộc tính, tính chất cơ bản nhất của nghĩa từ. Từ điển học gọi đó là định nghĩa. 1.3.1. Quan niệm về định nghĩa Định nghĩa ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của con người, giúp con người tri nhận về thế giới một cách rõ ràng và rút ngắn thời gian tìm hiểu về thế giới. Đây cũng chính là mục đích của việc nêu định nghĩa. Có rất nhiều cách quan niệm về định nghĩa. ♦ Theo logic học: Các nhà logic học xem xét định nghĩa như một quá trình, một hoạt động. - Định nghĩa là thao tác logic nhờ đó phát hiện nội hàm các khái niệm hoặc xác lập ý nghĩa của từ (thuật ngữ) biểu thị khái niệm. [7, 12, 13, 25, 28. - Định nghĩa khái niệm là vạch rõ nội hàm của khái niệm tức là vạch rõ những thuộc tính, những mối quan hệ bản chất của sự vật mà khái niệm phản ánh 11, 23], [24, 26, [29. Kết quả của hành động, thao tác định nghĩa là các định nghĩa. Một định nghĩa phải đáp ứng các yêu cầu sau:  Định nghĩa phải cân đối: Khái niệm được định nghĩa và khái niệm dùng để định nghĩa phải có cùng ngoại diên, hay nói cách khác ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa phải đúng bằng ngoại diên của khái niệm được định nghĩa. Ví dụ: Hình vuông là hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp bằng nhau. Định nghĩa trên là một định nghĩa cân đối vì ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa và ngoại diên của khái niệm được định nghĩa bằng nhau. 14 Nếu vi phạm quy tắc này có thể mắc các lỗi sau đây: - Định nghĩa quá hẹp: Ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa hẹp hơn ngoại diên của khái niệm được định nghĩa. Ví dụ: “Thấu kính là một dụng cụ quang học được giới hạn bởi hai mặt lồi”. [5, tr. 38] Định nghĩa trên là không cân đối vì ngoại diên của A rộng hơn của B. - Định nghĩa quá rộng: Ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa rộng hơn ngoại diên của khái niệm được định nghĩa. Ví dụ: Hình bình hành là tứ giác có hai cạnh song song với nhau. Định nghĩa trên được coi là quá rộng vì “tứ giác có hai cạnh song song với nhau” không chỉ là hình bình hành mà có thể là hình thang.  Định nghĩa không vòng vo, luẩn quẩn. Tức là không dùng B để định nghĩa A, sau đó lại dùng A để định nghĩa B. Ví dụ: “Góc vuông là một góc 90 độ”, “Góc 1 độ là góc bằng 1/90 góc vuông”. [5, tr. 38] Định nghĩa trên là định nghĩa vòng quanh, không vạch rõ được nội hàm của khái niệm cần định nghĩa.  Định nghĩa phải ngắn gọn, rõ ràng: Tức là trong định nghĩa không được dài dòng vượt khỏi việc chỉ rõ nội hàm có thể dẫn đến sự miêu tả giản đơn. Trong định nghĩa cũng không nên có nhiều danh từ chứa nhiều cách hiểu gây sự mơ hồ, lầm lẫn về đối tượng. Từ ngữ cần phải được sử dụng chuẩn xác, nội dung của định nghĩa phải được sắp xếp hợp lý. Ví dụ: Nước là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị và trong suốt. Định nghĩa trên được coi là một định nghĩa dài dòng vì: thuộc tính “trong suốt được suy ra từ thuộc tính “không màu”. Bởi vậy, định nghĩa chỉ 15 cần “nước là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị.” là đủ.  Định nghĩa phải chỉ ra được những thuộc tính cơ bản của khái niệm. “Vĩ cầm là nữ hoàng của dàn nhạc” [5, tr. 46] Định nghĩa trên không chỉ ra được thuộc tính bản chất của đối tượng được định nghĩa.  Không được định nghĩa theo kiểu so sánh (so sánh tu từ học). Ví dụ: “Trẻ em là những bông hoa của cuộc sống”. [5, tr. 46] Định nghĩa trên là một phép so sánh ẩn dụ, định nghĩa không vạch ra được thuộc tính bản chất của đối tượng được định nghĩa.  Không nên chỉ dùng các định nghĩa phủ định. Vì định nghĩa phủ định không chỉ ra được nội hàm của khái niệm cần được định nghĩa. Do đó, nó không giúp cho ta hiểu được ý nghĩa của khái niệm đó. Ví dụ: “Cây leo là loại cây không mọc ở xứ lạnh.” [5, tr. 46] Dấu hiệu “không mọc ở xứ lạnh” không phải là dấu hiệu duy nhất của những cây leo, có nhiều loại cây khác cũng không mọc ở xứ lạnh. Những yêu cầu trên giúp chúng ta tạo lập được những định nghĩa chính xác, khoa học. Bên cạnh đó cũng đặt cho chúng ta nhiệm vụ lớn đó là phải xây dựng được các mô hình định nghĩa nhằm đáp ứng các yêu cầu trên. ♦ Theo ngôn ngữ học và từ điển học: Theo IU. V. Rozdextvenxki: “Định nghĩa là phát ngôn của từ hay ngữ” 34, tr. 89 “Từ bình diện nội dung, định nghĩa phải gọi ra được họ và khác nhau về loại” 34; tr 90. “Do đó, định nghĩa là sự giải thích tên gọi thể hiện được bản chất quan trọng cuả sự vật được gọi tên”34, tr. 90. Trong từ điển, các tác giả xem xét định nghĩa dưới cả góc độ danh từ và động từ. 16 Định nghĩa với tư cách là một danh từ, định nghĩa/ lời định nghĩa là lời giải thích miêu tả về nghĩa của từ, định nghĩa từ trong từ điển nêu lên được ý nghĩa khái quát của sự vật, tính chất chủ yếu của sự vật. Với tư cách là một hành động, quá trình, định nghĩa là: - Dùng từ ngữ làm rõ nghĩa của từ hoặc nội dung khái niệm. - Nêu lên những tính chất riêng của một vật, một hiện tượng hay nghĩa của từ. Trong luận văn này, chúng tôi xem xét định nghĩa dưới góc độ danh từ nghĩa là xem xét lời định nghĩa, giải thích về nghĩa của từ. 1.3.2. Cấu trúc của định nghĩa Cấu trúc chung của định nghĩa bao gồm: - Khái niệm được định nghĩa. - Khái niệm dùng để định nghĩa. - Bộ phận nối giữa hai khái niệm này. Tuy nhiên, cách ký hiệu các bộ phận cấu tạo nên định nghĩa có khác nhau giữa các tác giả. Có hai cách ký hiệu như sau: Cách 1: Công thức: A là B Trong đó: A: Khái niệm được định nghĩa. B: Khái niệm dùng để định nghĩa. Hệ từ: là Cách 2: Công thức: Dfd = Dfn Def Trong đó: Dfd: Khái niệm được định nghĩa. Dfn: Khái niệm dùng để định nghĩa dấu “=” có ý nghĩa là “là, bằng, nếu, theo định nghĩa, khi và chỉ khi”. 17 Khi khái niệm dùng để định nghĩa đứng trước khái niệm được định nghĩa thì ta có: B được gọi là A. 1.3.3. Kiểu loại định nghĩa Xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà logic học và ngôn ngữ học đã đưa ra những kiểu định nghĩa và các cách nêu định nghĩa khác nhau. Mặc dù trong từng kiểu định nghĩa, cách gọi tên các định nghĩa có thể khác nhau nhưng nội dung lại giống nhau. 1.3.3.1. Định nghĩa bằng loại và sự khác biệt Trong kiểu định nghĩa này, A được định nghĩa thông qua loại B chứa nó cùng với những đặc điểm riêng của nó. Ví dụ: Định nghĩa khái niệm hình chữ nhật. Khái niệm loại gần nhất với hình chữ nhật là hình bình hành. Thuộc tính bản chất khác biệt giữa hạng này (hình chữ nhật) với các hạng khác (hình thoi) trong loại là một góc vuông. Ta có định nghĩa: Hình chữ nhật là hình bình hành có một góc vuông. Định nghĩa này còn có tên gọi khác như: Định nghĩa thông qua loại và hạng [12], [26]; Định nghĩa theo họ - loại [34];… 1.3.3.2. Định nghĩa bằng tiên đề Trong kiểu định nghĩa này, khái niệm A cần được định nghĩa sẽ nằm trong một vài mệnh đề mà phần còn lại của mệnh đề đã biết, nhờ đó ta xác định được A. Kiểu định nghĩa này được nhắc đến trong các công trình của Nguyễn Đức Dân [5], Vương Tất Đạt [7]. Kiểu định nghĩa này thường sử dụng trong khoa học tự nhiên. Ví dụ: “Khái niệm (/ quan hệ) “nằm trong” trên một đường thẳng được định nghĩa qua 3 tiên đề sau: 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan