Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khai thác văn hóa chăm islam ở an giang trong phát triển du lịch...

Tài liệu Khai thác văn hóa chăm islam ở an giang trong phát triển du lịch

.PDF
303
1
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------- VŨ THU HIỀN KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM ISLAM Ở AN GIANG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------- VŨ THU HIỀN KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM ISLAM Ở AN GIANG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 9229040 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN QUỐC LỘC TS. PHÚ VĂN HẲN PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP: PGS. TS. TRẦN VĂN ÁNH PGS. TS. PHẠM HỒNG LONG PHẢN BIỆN: TS. NGÔ THANH LOAN PGS. TS. PHAN AN PGS. TS. LÂM NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có sự trùng lắp, sao chép của bất kỳ đề tài luận án hay công trình nghiên cứu khoa học nào của các tác giả khác. Tác giả luận án ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn Khoa Văn hoá học, Trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, các thầy cô giáo tham gia giảng dạy chương trình đào tạo nghiên cứu sinh và tham gia chấm các chuyên đề, tiểu luận và luận án. Chính những kiến thức và phương pháp tiếp thu được trong quá trình học tập và qua các buổi bảo vệ đã giúp tác giả hoàn thành luận án của mình. Tác giả xin trân trọng cám ơn trường đại học Tài chính – Marketing đã giúp đỡ và tạo điều kiện công tác, hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Quốc Lộc và TS. Phú Văn Hẳn đã hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, khích lệ và bao dung tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Tác giả chân thành cám ơn tới chị Tuyết Minh, Mohamad Aly Khang đã hỗ trợ tác giả trong việc điều tra, khảo sát dữ liệu cho luận án. Tác giả xin gửi tới đồng nghiệp, đặc biệt TS. Đoàn Liêng Diễm, bạn bè, đồng môn lời biết ơn sâu sắc đã luôn tạo mọi điều kiện, khích lệ, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Cuối cùng, tác giả xin gửi kết quả luận án này đến bố mẹ, chồng, con trai và những người thân trong gia đình. Tình yêu thương và sự quan tâm của gia đình là động lực để tác giả hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2020 Tác giả VŨ THU HIỀN iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. I LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. II MỤC LỤC ..................................................................................................... III DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... VII DANH MỤC BẢNG, BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................... VIII DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ IX MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2.Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................. 3 3.Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .............................................. 4 4.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5 5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 20 6.Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ................................................ 21 7.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................... 25 8.Bố cục luận án ............................................................................................. 26 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................... 28 1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 28 1.1.1. Một số khái niệm liên quan của đề tài .......................................... 28 1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch ........................................... 37 1.1.3. Lý thuyết tiếp cận .......................................................................... 40 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 51 1.2.1. Không gian văn hóa Chăm Islam ở An Giang ............................. 51 1.2.2. Chủ thể văn hóa Chăm Islam ở An Giang ................................... 54 1.2.3. Thời gian văn hóa Chăm Islam ở An Giang................................. 56 1.3. Văn hóa Chăm Islam ở An Giang so sánh với văn hóa Chăm ở Ninh Thuận được khai thác trong phát triển du lịch ............................................ 58 iv 1.3.1. Đặc điểm văn hóa Chăm Islam ở An Giang ................................. 59 1.3.2. Văn hóa Chăm ở Ninh Thuận được khai thác trong phát triển du lịch ....................................................................................................... 63 1.3.3. Văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong so sánh với văn hóa Chăm ở Ninh Thuận trong khai thác phát triển du lịch ..................................... 67 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 69 CHƯƠNG 2: VĂN HÓA CHĂM ISLAM Ở AN GIANG TRONG VIỆC KHAI THÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH ........................................................ 71 2.1. Tài nguyên du lịch văn hóa Chăm Islam ở An Giang ......................... 71 2.1.1 Tổ chức cộng đồng ........................................................................ 71 2.1.2 Hoạt động kinh tế.......................................................................... 72 2.1.3 Kiến trúc thánh đường .................................................................. 76 2.1.4 Nhà sàn ......................................................................................... 79 2.1.5 Văn hóa ẩm thực ........................................................................... 81 2.1.6 Trang phục .................................................................................... 85 2.1.7 Lễ hội ............................................................................................ 89 2.1.8 Lễ cưới .......................................................................................... 91 2.1.9 Nghệ thuật diễn xướng ................................................................. 94 2.2. Sản phẩm và loại hình du lịch văn hóa Chăm Islam ở An Giang ....... 96 2.2.1 Du lịch cộng đồng Chăm Islam .................................................... 96 2.2.2 Tham quan và mua sắm tại làng nghề dệt .................................. 100 2.2.3 Tham quan kiến trúc thánh đường ............................................. 104 2.2.4 Tham quan nhà sàn .................................................................... 108 2.2.5 Ẩm thực trong hoạt động du lịch ................................................ 110 2.2.6 Du lịch lễ hội ............................................................................... 114 2.2.7 Du lịch gắn với môi trường sông nước ....................................... 116 2.2.8 Các sản phẩm du lịch văn hóa khác ........................................... 118 2.3. Đánh giá việc khai thác văn hóa Chăm Islam trong phát triển du lịch.. .............................................................................................................. 119 v 2.3.1 Điểm mạnh (Strength) ................................................................ 120 2.3.2 Điểm yếu (Weakness) .................................................................. 122 2.3.3 Cơ hội (Opportunity) ................................................................... 123 2.3.4 Thách thức (Threatness) ............................................................. 125 2.3.5 Xây dựng ma trận SWOT trong khai thác văn hoá Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch ........................................................... 127 Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 129 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM ISLAM Ở AN GIANG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ..................................... 131 3.1 Một số chính sách và quan điểm khai thác văn hóa Chăm Islam trong phát triển du lịch .......................................................................................... 131 3.1.1 Một số chính sách về văn hóa Chăm Islam và phát triển du lịch ..... ..................................................................................................... 131 3.1.2 Một số quan điểm về khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch ........................................................................... 135 3.2 Một số cách thức khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch ................................................................................................... 141 3.2.1. Duy trì và triển khai một số loại hình du lịch trong cộng đồng Chăm Islam ..................................................................................................... 141 3.2.2. Xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa Chăm Islam ...................... 149 3.3 Một số kiến nghị .................................................................................. 168 3.3.1. Đối với chính quyền tỉnh An Giang ............................................ 169 3.3.2. Đối với nhà cung ứng dịch vụ du lịch ........................................ 171 3.3.3. Đối với cộng đồng Chăm Islam .................................................. 173 Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 174 KẾT LUẬN ................................................................................................... 175 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN ........................................................... 180 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 181 vi PHỤ LỤC.......................................................................................................... 1 Phụ lục 1: Một số hình ảnh văn hóa Chăm Islam ở An Giang và du khách đến tham quan làng Chăm ............................................................................... 1 Phụ lục 2: Bản đồ du lịch An Giang ................................................................ 7 Phụ lục 3: Biên bản phỏng vấn sâu ................................................................. 8 Phụ lục 4: Bảng danh sách cá nhân được phỏng vấn ................................... 35 Phụ lục 5: Mẫu phiếu khảo sát ...................................................................... 36 Phụ lục 6: Thông tin chung về các đối tượng khảo sát ................................. 49 Phụ lục 7: Kết quả thống kê khảo sát ............................................................ 58 Phụ lục 8: Một số bảng thống kê tình hình hoạt động du lịch ở An Giang . 88 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chú thích đầy đủ 1. ADB Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển Châu Á) 2. APA American Psychological Association (Hội Tâm lý học Hoa Kỳ) 3. HDV hướng dẫn viên 4. HĐND Hội đồng Nhân dân 5. KHKT Khoa học Kỹ thuật 6. NSND nghệ sĩ nhân dân 7. Nxb nhà xuất bản 8. OECD Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) 9. TNDL tài nguyên du lịch 10. Tp. HCM thành phố Hồ Chí Minh 11. tr. trang 12. TTĐT thông tin điện tử 13. SPDL sản phẩm du lịch 14. UBND Ủy ban Nhân dân 15. UBNDTAG Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang 16. UNCTAD United Nation Conference on Trade and Development (Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển) 17. VHTT và DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch 18. WTO World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới) viii DANH MỤC BẢNG, BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG Nội dung Bảng 1.1. Phân bố các làng Chăm ở An Giang Bảng 2.1. Thánh đường phân bố tại các xã ở An Giang Trang 51 79 DANH MỤC BẢN ĐỒ Nội dung Bản đồ 1.1. Phân bố các làng Chăm ở An Giang Trang 54 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Nội dung Trang Biểu đồ 2.1. Quan điểm về mức độ thu hút của làng nghề trong du 101 lịch Biểu đồ 2.2. Quan điểm về mức độ thu hút của thánh đường trong 107 du lịch Biểu đồ 2.3. Mức độ quan tâm về du lịch ẩm thực 114 Biểu đồ 2.4. Mức độ quan tâm về du lịch lễ hội 116 Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ hấp dẫn khách du lịch từ tài nguyên văn hóa 121 Chăm Islam Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ ưu tiên khai thác tài nguyên văn hóa Chăm Islam 125 DANH MỤC SƠ ĐỒ Nội dung Trang Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu khai thác văn hóa trong phát triển 49 du lịch dựa vào lý thuyết vốn văn hóa Sơ đồ 2.1. Quy trình tạo ra sản phẩm dệt 74 ix DANH MỤC HÌNH Nội dung Hình 1.1. Kết cấu SPDL Hình 2.1. Thuyền đưa rước khách du lịch tham quan làng Chăm Đa Phước Hình 2. 2. Hậu tẩm thánh đường Jamiul Azhar Hình 2.3. Thánh đường Jamiul Azhar Hình 2.4. Nhà sàn của người Chăm Islam ở An Giang Hình 2.5. Cơm và cháo bò của người Chăm Islam ở An Giang Hình 2.6. Người Chăm Islam ăn phở bò tại quán ở An Giang Hình 2.7. Trang phục nữ giới Chăm Islam Hình 2.8. Trang phục nam giới Chăm Islam Hình 2.9. Trình diễn văn nghệ Chăm Islam trong Ngày hội VHTT và DL Hình 3.1. Chị Ro Phi Á giới thiệu các món bánh dân tộc Chăm tại Lễ hội bánh dân gian Nam bộ - Cần Thơ năm 2019 Trang 36 73 78 78 80 82 83 86 86 96 155 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu hướng toàn cầu hóa, văn hóa dân tộc tạo nên sự khác biệt, trở thành nguồn tài nguyên đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Tài nguyên văn hóa được con người khai thác, sử dụng để tạo ra SPDL phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Nguồn tài nguyên văn hóa làm tăng thêm sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch và là nguồn lực cho phát triển du lịch. Văn hóa từng tộc người có những đặc điểm riêng và khác biệt tạo cho khách du lịch nhu cầu muốn tìm hiểu, nghiên cứu, tham quan, khám phá và trải nghiệm trong khi đi du lịch. Việt Nam có nền văn hóa đa dạng và độc đáo. Sức hút của văn hóa Việt Nam đến từ vẻ đẹp của văn hóa truyền thống và văn hóa của 54 dân tộc sinh sống trên dải đất Việt Nam. Trong đó, mỗi dân tộc với những sắc thái văn hóa riêng, đã góp vào nền văn hóa Việt Nam những mảng màu đặc sắc, tạo ra bức tranh văn hóa Việt Nam có sự đa dạng. Phát triển du lịch gắn với văn hóa là thế mạnh của Việt Nam, song nó cũng đặt ra những thách thức trong việc giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu phát triển kinh tế với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Vì vậy, khai thác văn hóa dân tộc như thế nào trong phát triển du lịch? Làm sao để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch? ... Đây là những vấn đề được quan tâm đối với nhiều địa phương ở Việt Nam. Đặc biệt, đối với những địa phương có mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và xác định tài nguyên văn hóa của các tộc người là thế mạnh trong phát triển du lịch của địa phương mình. An Giang là một tỉnh miền tây Nam bộ Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, bao gồm cả TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa. Đặc biệt, TNDL văn 2 hóa ở An Giang rất phong phú và đa dạng thông qua sự đa dạng văn hóa của các dân tộc như Việt, Chăm, Hoa, Khmer cùng sinh sống tại tỉnh. Trong đó, dân tộc Chăm Islam ở An Giang có đặc trưng văn hóa “khép kín”, còn lưu giữ tốt những giá trị văn hóa truyền thống. Nó thể hiện rõ trong cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của người Chăm Islam, tạo nên nét văn hóa rất khác biệt và độc đáo. Văn hóa Chăm Islam đáp ứng nhu cầu tìm hiểu điều khác lạ, đặc sắc trong văn hóa địa phương khi đi du lịch đối với khách du lịch. Văn hóa Chăm Islam cũng là nét văn hóa đặc trưng ở An Giang, có khả năng đóng góp cho sự phát triển du lịch văn hóa của An Giang. Tuy nhiên, việc khai thác TNDL văn hóa Chăm ở An Giang chưa được tập trung đầu tư nghiên cứu. Làm thế nào để khai thác sự độc đáo và khác lạ của văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch, tạo điều kiện để cộng đồng Chăm Islam phát huy văn hóa trong phát triển du lịch? Đó là điều trăn trở của nhiều nhà khoa học, của chính quyền ở An Giang và là mảng đề tài có ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, khai thác văn hoá các tộc người thiểu số trong phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều nghiên cứu. Song việc khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch chưa được nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa học. Nó được đề cập dưới góc nhìn du lịch học hay địa lý học lại chưa toát lên được hệ thống các giá trị văn hóa độc đáo của người Chăm Islam ở An Giang. Khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch trên cơ sở khoa học nào để khai thác vừa tạo ra giá trị kinh tế vừa không làm mất đi bản sắc văn hoá tộc người, đồng thời tạo ra sự phát triển du lịch? Đây là câu hỏi chưa được các nghiên cứu trước giải quyết dựa trên các luận cứ về mặt lý luận cụ thể. Đó là những lý do NCS chọn “Khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. Đây là đề tài theo hướng nghiên cứu văn hóa ứng dụng trong du lịch. Nó có ý nghĩa và phù hợp với 3 xu hướng bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người trong phát triển du lịch giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Thực hiện luận án này, NCS hướng tới mục tiêu đó là: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch; Phân tích, đánh giá thực trạng về TNDL văn hóa và SPDL văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch; Đưa ra phương hướng khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch đạt hiệu quả. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống cơ sở lý thuyết và thực tiễn liên quan đến luận án. Trình bày các khái niệm liên quan như văn hóa tộc người, văn hóa tôn giáo, văn hóa vùng, du lịch, mối quan hệ giữa văn hóa với du lịch và lý thuyết tiếp cận; Không gian, chủ thể, thời gian văn hoá Chăm Islam ở An Giang; Và văn hóa Chăm Islam ở An Giang so sánh với văn hóa Chăm ở Ninh Thuận được khai thác trong phát triển du lịch; - Phân tích văn hóa Chăm Islam ở An Giang và việc khai thác phát triển du lịch, thông qua trình bày TNDL văn hóa Chăm Islam ở An Giang, cùng với SPDL văn hóa Chăm Islam hiện có và hướng tới SPDL văn hóa Chăm Islam mới ở An Giang; Trình bày những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đối với việc khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch; - Đưa ra phương hướng khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch. Đó là dựa vào một số chính sách và quan điểm khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch; Một số 4 cách thức khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch; Và có kiến nghị với các bên liên quan. 3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 3.1. Câu hỏi nghiên cứu Người Chăm Islam ở An Giang có những đặc điểm văn hóa độc đáo là gì? Thực tiễn văn hóa Chăm Islam ở An Giang được khai thác trong phát triển du lịch ra sao? Phương hướng khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch như thế nào? 3.2. Giả thuyết nghiên cứu Văn hóa Chăm Islam ở An Giang là nguồn tài nguyên văn hóa hấp dẫn trong phát triển du lịch. Người Chăm Islam là một trong những dân tộc thiểu số tại An Giang tạo cho văn hóa An Giang thêm đa dạng và phong phú. Bản thân văn hóa Chăm Islam chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tôn giáo Islam, đã tạo ra sự khác biệt văn hóa ngay chính với văn hóa Chăm Hroi và Chăm Panduranga. Văn hóa Chăm Islam bên cạnh việc lưu giữ một số nét truyền thống của văn hóa Chăm, họ cũng chịu ảnh hưởng quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, đặc biệt là sự chi phối của tôn giáo Islam. Văn hóa Chăm Islam ở An Giang đã được đưa vào khai thác trong du lịch. Đó là những TNDL văn hoá được khai thác phổ biến trong các cộng đồng như tổ chức cộng đồng, ẩm thực, nhà ở, lễ hội, nghệ thuật trình diễn, phong tục, cùng TNDL văn hóa Chăm Islam ở An Giang có những đặc trưng riêng như thánh đường, buôn bán bằng đường thuỷ. Việc khai thác này chưa thực sự mang lại hiệu quả trong phát triển du lịch. Khai thác văn hóa Chăm Islam trong phát triển du lịch ở An Giang cần tạo ra sản phẩm du lịch văn hoá độc đáo, thu hút khách du lịch. Nó cần dựa trên cơ sở khoa học, dựa trên những đánh giá thực tiễn, dựa vào chính sách và quan điểm 5 đối với việc khai thác văn hóa Chăm Islam trong phát triển du lịch. Dưới góc nhìn văn hoá học, văn hóa Chăm Islam được khai thác trong phát triển du lịch, trở thành SPDL văn hóa thu hút khách du lịch. Như vậy, việc khai thác đặc trưng riêng có trong văn hoá Chăm Islam so với văn hoá các dân tộc khác cần được tập trung trong phát triển du lịch; phát huy những SPDL văn hóa Chăm Islam ở An Giang, đồng thời sáng tạo thêm những SPDL văn hóa Chăm Islam ở An Giang dựa vào nguồn TNDL văn hóa Chăm Islam. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình tập hợp tài liệu, phân tích và đánh giá những công trình có liên quan đến đề tài, NCS đã nhóm các công trình nghiên cứu theo các nhóm vấn đề như sau: 1/ Nhóm công trình nghiên cứu về người Chăm và văn hóa Chăm Islam; 2/ Nhóm công trình nghiên cứu về văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch và du lịch văn hóa; 3/ Nhóm công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch. 4.1. Nhóm công trình nghiên cứu về người Chăm và văn hóa Chăm Islam Nghiên cứu về người Chăm và văn hóa Chăm ở Việt Nam được quan tâm khá nhiều và khá sớm. Chính sự đa dạng, sinh động của văn hóa Chăm tạo cho các nhà nghiên cứu thêm động lực nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Hữu Thông và các cộng sự trong nhóm biên soạn tác phẩm “Champa tổng mục lục các công trình nghiên cứu” (2002), đã thống kê có 2.278 tư liệu về cộng đồng Chăm của các tác giả trong nước, ngoài nước đã được công bố và xuất bản (tr.414). Trong đó, số lượng công trình, bài viết khoa học viết về người Chăm ở Nam Bộ và văn hóa Chăm Nam Bộ là gần 90 bài (NCS thống kê). Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu về người Chăm ở Nam Bộ và văn hóa Chăm ở Nam Bộ còn khá khiêm tốn so với tình hình nghiên cứu về dân tộc Chăm nói chung ở Việt Nam. Và trong số các nghiên cứu về văn hóa Chăm ở Nam Bộ, 6 thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh An Giang là hai địa phương có người Chăm Islam được nghiên cứu nhiều hơn cả so với các địa phương khác ở Nam Bộ. 4.1.1. Tình hình nghiên cứu về người Chăm và văn hóa Chăm Islam ở An Giang trước năm 1975 Trước năm 1975, ngoài sử sách Trung Quốc, đề cập về người Chăm ở Việt Nam sớm nhất phải kể đến các nhà nghiên cứu phương Tây, đặc biệt là những người Pháp ở Việt Nam khoảng giữa thế kỷ XIX. Trong đó các nhà nghiên cứu của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp có nhiều công trình đã được công bố. Các tư liệu của người Pháp chủ yếu là những ghi chép viết về lịch sử và nghệ thuật Chăm thời kỳ vương quốc Champa. Các tác phẩm viết về văn hóa Chăm ở Nam Bộ nói chung và ở An Giang nói riêng chủ yếu của các tác giả người Pháp như A. Cabaton, M.Ner. Các tác phẩm này đề cập một cách khái quát về người Chăm Islam và mang tính ghi chép, chưa đi sâu phân tích các thành tố văn hóa Chăm Islam. Trước năm 1975, các tài liệu của các nhà nghiên cứu trong nước viết về người Chăm nói chung và Chăm Islam nói riêng có số lượng chưa nhiều. Bên cạnh các tác giả như Nguyễn Văn Hầu viết bài “Bước phiêu lưu của người Chàm Châu Đốc” đăng trên Tạp chí Bách khoa số 153, tháng 5/1963; Toan Ánh với các bài viết về “Người Chàm” (1967) và “Hôn lễ của đồng bào Chàm” (1971); Nguyễn Trắc Dĩ trình bày “Đồng bào Chàm” trong “Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt Nam” (1970); Bình Nguyên Lộc viết bài “Về người Châu Giang” đăng trên Tạp chí Bách khoa số 389, tháng 10/1973; … Tác giả Dohamide đã viết 14 bài đăng trên Tạp chí Bách khoa từ năm 1963 đến năm 1974. Các bài viết liên quan đến người Chăm của Dohamide như “Cuộc sống tại gia đình người Chàm”; “Giới lãnh đạo thôn ấp Chàm tại Việt Nam”; “Một vài nhận xét về người Chàm tại Việt Nam ngày nay”; “Những hiện tượng huyền bí trong tập tục Chăm”; “Sự trưởng thành của thanh thiếu nữ người Chàm”; “Tang lễ và hôn nhân Chàm”; 7 hay viết về người Chăm Islam cụ thể với những bài như “Đời sống người Chàm Châu Đốc”; “Người Chàm Châu Đốc”; “Tang lễ và tín ngưỡng của người Chàm Châu Đốc”; “Xã hội người Chàm Châu Đốc”; “Hồi giáo tại Việt Nam”; “Nguyên tắc hành đạo Hồi giáo”; “Những tập tục của người Hồi giáo”. Những bài viết của tác giả Dohamide cung cấp nhiều thành tố văn hóa đặc trưng của người Chăm ở Châu Đốc, đặc biệt là trình bày về tôn giáo Islam tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây là những bài viết ngắn, mang tính chất một bài báo. Trước năm 1975, một tác phẩm được coi là tài liệu nghiên cứu quan trọng, có sức sống và tầm ảnh hưởng lớn đối với nhiều nghiên cứu sau này về người Chăm Islam ở Việt Nam cần nhắc tới đó là tác phẩm “Người Chàm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Luận được xuất bản năm 1974. Đây là tác phẩm được xuất bản với đóng góp của tác giả “vào việc tìm hiểu những nét đặc thù” của người Chăm Islam ở khu vực miền Nam nói chung và miền Tây nói riêng rất có ý nghĩa cả trong khoa học và thực tiễn. Tác phẩm đã giới thiệu từ quá trình lịch sử đến tổ chức xã hội, nề nếp sinh hoạt và tập tục gia đình, tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng Chăm Islam trước năm 1974 theo phương pháp điều tra tại chỗ, thông qua quan sát và phỏng vấn. Giá trị của tác phẩm là mô tả trực quan sinh động đời sống của cộng đồng Chăm Islam trước năm 1975. Trong quá trình tồn tại và phát triển, văn hóa Chăm Islam đã có những thay đổi cần tiếp tục nghiên cứu. 4.1.2. Tình hình nghiên cứu về người Chăm và văn hóa Chăm Islam ở An Giang sau năm 1975 Sau năm 1975, có rất nhiều công trình viết về người Chăm từ các nhà nghiên cứu, các giảng viên công tác tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VHTT và DL), Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến các Viện nghiên cứu. Đặc biệt với sự đóng góp các công trình khoa học có giá trị về người Chăm từ các nhà nghiên cứu của Viện Khoa 8 học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh (nay là Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ). Các công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm thực sự khởi sắc, trên nhiều lĩnh vực, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Các công trình nghiên cứu tổng quan về người Chăm từ sinh hoạt kinh tế, tổ chức xã hội, ẩm thực, trang phục, tôn giáo, tín ngưỡng đến phong tục, làng nghề truyền thống,…có thể kể đến là các tác phẩm như: “Người Chăm ở Thuận Hải” xuất bản năm 1989 do Phan Xuân Biên chủ biên; “Văn hóa Chăm” xuất bản năm 1991 của nhóm tác giả Phan Xuân Biên, Phan An và Phan Văn Dốp. “Văn hóa Chăm” là tác phẩm có nhiều đóng góp có ý nghĩa quan trọng. Công trình đã giới thiệu về phong tục tập quán, lối sống, tôn giáo, tín ngưỡng đến kiến trúc nghệ thuật của người Chăm. Công trình phác thảo một bức tranh toàn cảnh về các loại hình và các dạng thức văn hóa Chăm với những đặc trưng phong phú, đa dạng trong suốt tiến trình lịch sử của nó. Công trình giúp cho NCS có cái nhìn tổng quan và khái quát việc so sánh văn hóa Chăm cư trú ở các địa bàn khác nhau với những sắc thái văn hóa đặc trưng; Tác phẩm “40 năm nghiên cứu văn hóa Chăm” (Bùi Đức Hùng, Phan Quốc Anh, Võ Công Nguyện, và Phú Văn Hẳn, 2015) với 40 bài viết nghiên cứu người Chăm ở Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng, thể hiện tính mới, có giá trị cho NCS bao quát các lĩnh vực liên quan đến văn hóa Chăm. Các công trình nghiên cứu quan tâm đến từng lĩnh vực cụ thể của dân tộc Chăm như Đền tháp (Ngô Văn Doanh, 1994); Ngôn ngữ và văn học (Inrasara, 1994; Phú Văn Hẳn, 2003); Làng nghề truyền thống (Võ Công Nguyện, 1996; Tôn Nữ Quỳnh Trân, 2003; Trần Ngọc Khánh, 2003); Gia đình và hôn nhân của người Chăm ở Việt Nam (Bá Trung Phụ, 2001); Giao lưu và tiếp biến văn hóa (Trương Văn Món, 2012);…. Các công trình thông qua nghiên cứu về một đối tượng cụ thể để hiểu biết thêm về đời sống của tộc người Chăm, về quá trình phát triển văn hóa của người Chăm và thể hiện mối quan hệ thích ứng giữa tộc người 9 và môi trường địa lý nhân văn; đồng thời, bên cạnh yếu tố bản địa, văn hóa Chăm cũng chịu ảnh hưởng của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa. Vì vậy khi nghiên cứu văn hóa Chăm Islam, NCS được chỉ báo cần chú ý đến quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa của tộc người Chăm Islam, nhất là quá trình người Chăm di cư đến vùng đất Nam Bộ. Hầu hết các tác phẩm nghiên cứu văn hóa Chăm thường phác thảo khái quát một số đặc điểm về văn hóa – xã hội Chăm, từ tiến trình lịch sử, những di tích, kiến trúc, nghệ thuật đền tháp, tín ngưỡng, tôn giáo, điêu khắc, về ngôn ngữ, văn học nghệ thuật, âm nhạc, lễ hội của vương quốc Chămpa. Các tài liệu tập trung nghiên cứu chủ yếu về cộng đồng Chăm ở khu vực miền Trung, hay nghiên cứu cộng đồng Chăm Bàlamôn và Chăm Bàni. Các nghiên cứu về khía cạnh phong tục tập quán, lễ hội, làng nghề, kiến trúc, nghệ thuật, hôn nhân và gia đình từ các giá trị vật chất cho đến các giá trị tinh thần,…. đã cung cấp những kiến thức bổ ích, góp phần nâng cao sự hiểu biết về dân tộc Chăm và làm tài liệu đối chiếu, so sánh với văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong luận án này. Nghiên cứu về người Chăm Islam và văn hóa Chăm Islam, có thể kể các bài viết và tác phẩm như: “Nghề đánh cá của đồng bào Chàm Châu Đốc” của tác giả Mah Mod đăng trên tạp chí Dân tộc học, số 04/1981; “Đặc điểm văn hóa vật chất của người Chăm theo đạo Islam ở đồng bằng sông Cửu Long qua một số dạng nhận thức cơ bản” của tác giả Phan Thị Yến Tuyết đăng trên Thông tin Khoa học Lịch sử số tháng 8/1990; “Thánh đường Hồi giáo Islam với đời sống của người Chăm ở An Giang” của tác giả Kim Duyên đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật số 05/1992;… “Một số tập tục người Chàm An Giang” của tác giả Lâm Tâm do Chi hội Văn nghệ Dân gian An Giang xuất bản năm 1994; Đề tài “Cộng đồng Hồi giáo (Islam) ở thành phố Hồ Chí Minh và mối quan hệ với khu vực Đông Nam Á” (Sở Khoa học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh chủ trì) hoàn thành năm 2000 do các nhà khoa học gồm Tôn Nữ Quỳnh Trân và Nguyễn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất