Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khai thác khoáng sản trong chiến lược tăng trưởng xanh ở việt nam ...

Tài liệu Khai thác khoáng sản trong chiến lược tăng trưởng xanh ở việt nam

.PDF
205
679
51

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Nguyễn Đình Hòa KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRONG CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI i– 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Nguyễn Đình Hòa KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRONG CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 62 31 01 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Vũ Tuấn Anh 2. PGS. TS. Nguyễn Cảnh Nam HÀ NỘI – 2016 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Đình Hòa iii MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ ..................................................................................vii MỞ ĐẦU..................................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................................................. 10 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................... 10 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 21 1.3. Nhận xét chung về các công trình hiện có và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 29 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 30 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRONG TĂNG TRƯỞNG XANH........................................................................................ 32 2.1. Cơ sở lý luận về khai thác khoáng sản trong tăng trưởng xanh ...................... 32 2.2. Kinh nghiệm quốc tế về khai thác khoáng sản trong việc phát triển bền vững, tăng trưởng xanh đối với nền kinh tế ..................................................................... 59 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 66 Chương 3: THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRONG CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM .......................................................... 67 3.1. Thực trạng khai thác khoáng sản từ góc nhìn của tăng trưởng xanh .............. 67 3.2. Đánh giá kết quả của khai thác khoáng sản theo tiêu chí tăng trưởng xanh ... 74 3.3. Những vấn đề đặt ra đối với khai thác khoáng sản trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh ............................................................................................ 95 3.4. Đánh giá chung về khai thác khoáng sản trong chiến lược tăng trưởng xanh. 102 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 115 Chương 4: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN, ĐỔI MỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRONG CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM.................................116 4.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước thời gian tới và những vấn đề đặt ra đối với khai thác khoáng sản trong chiến lược tăng trưởng xanh ............................................ 116 4.2. Quan điểm, định hướng về khai thác khoáng sản trong chiến lược tăng trưởng xanh ...................................................................................................................... 125 4.3. Các giải pháp về khai thác khoáng sản trong chiến lược tăng trưởng xanh.. 135 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................. 149 iv KẾT LUẬN.............................................................................................................................150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....153 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................154 Phụ lục 1: Các bảng số liệu, hình vẽ ......................................................................................172 Phụ lục 2: Danh mục các hình ảnh từ khảo sát thực tiễn minh họa về thực trạng khai thác khoáng sản ...............................................................................................................................195 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển châu Á BĐKH Biến đổi khí hậu BVMT Bảo vệ môi trường CIEM Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐTM Đánh giá tác động môi trường KHCN Khoa học công nghệ NSNN Ngân sách nhà nước OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ONMT Ô nhiễm môi trường PTBV Phát triển bền vững SERI Viện Nghiên cứu phát triển bền vững Châu Âu TCCP Tiêu chuẩn cho phép TNKS Tài nguyên khoáng sản TNMT Tài nguyên và môi trường TTX Tăng trưởng xanh UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc UNESCAP Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên hợp quốc UNIDO Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VLXD Vật liệu xây dựng WB Ngân hàng Thế giới vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá khai thác khoáng sản trên quan điểm tăng trưởng xanh .....53 Bảng 3.1: Đóng góp của ngành công nghiệp khai khoáng vào GDP ........................74 Bảng 3.2: Đóng góp của khai thác khoáng sản vào ngân sách nhà nước .................76 Bảng 3.3: Tỷ lệ giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp khai khoáng ..........................................................................78 Bảng 3.4: Tình hình tổn thất trong khai thác than tại các mỏ trong Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam ................................................................79 Bảng 3.5: Chỉ số HHI và EG của ngành công nghiệp khai khoáng ..........................81 Bảng 3.6: Tình hình thực hiện chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường .................86 vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Tách rời tài nguyên và tác động môi trường trong tăng trưởng kinh tế ...50 Hình 3.1: Xu hướng về khai thác khoáng sản trong giai đoạn 1980 – 2013.............71 Hình 3.2: Số lao động làm việc trong ngành công nghiệp khai khoáng ...................78 Hình 3.3: Xu hướng về năng suất tài nguyên từ khai thác khoáng sản ................82 Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng khai thác than và phát thải CO2 .................................84 Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng khai thác và tốc độ tăng tiền lương ở các doanh nghiệp khai khoáng...................................................................................90 Hình 3.6: Các chỉ số thành phần và chỉ số SDI ngành công nghiệp khai khoáng..............94 Hình 3.7: Xu hướng về tăng trưởng kinh tế, khai thác khoáng sản và phát thải CO2 tại Việt Nam .............................................................................................97 Hình 3.8: Quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng khai thác và tăng trưởng TFP...............99 viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên khoáng sản nói riêng là một trong những đầu vào của sản xuất. Không những vậy, nhiều loại khoáng sản còn gắn liền với lợi thế so sánh và vị thế của quốc gia. Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng về khoáng sản với khoảng hơn 5000 mỏ và điểm mỏ của hơn 60 loại khoáng sản [10]. Trong thời gian qua, ngành công nghiệp khai khoáng đã có những đóng góp nhất định vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách và giải quyết việc làm. Tuy nhiên, ngành này hiện đang bộc lộ không ít hạn chế, thách thức đối với tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Tình trạng khai thác ồ ạt tài nguyên khoáng sản, hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp, tỷ lệ tổn thất cao, nhiều loại tài nguyên khoáng sản có nguy cơ bước vào thời kỳ bị cạn kiệt. Việc cấp phép khai thác thiếu hợp lý, thậm chí có tình trạng chia nhỏ khu vực khai thác để cấp phép. Các doanh nghiệp khai khoáng chủ yếu là quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật lạc hậu và trình độ tay nghề của người lao động còn hạn chế [18]. Sự lãng phí, tổn thất khoáng sản trong hoạt động khai thác cao [78]. Hoạt động khai thác khoáng sản tác động tiêu cực tới môi trường, sinh kế, hệ thống đường sá phục vụ dân sinh [59], [64], [68]. Việc khai thác khoáng sản cũng thải ra một khối lượng lớn đất đá thải, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh [48], [50]. Khoáng sản đã khai thác chủ yếu được xuất khẩu ở dạng thô, thay vì lấy nguồn tài nguyên khoáng sản làm “mồi” để thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, khiến cho Việt Nam có nguy cơ mất dần cơ hội để phát triển những ngành công nghiệp quan trọng, những lĩnh vực phụ trợ có sức lan tỏa lớn. Việc khai thác tài nguyên mà không gắn với phát triển công nghiệp chế biến có nguy cơ đẩy nhanh tốc độ “chảy máu tài nguyên”, khi các ngành công nghiệp nội địa phát triển thì tài nguyên cũng không còn. 1 Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi ích từ khai thác khoáng sản có xu hướng nghiêng về các doanh nghiệp khai khoáng [20], [21]. Xu hướng này có nguy cơ tạo ra các lợi ích nhóm trong khai thác khoáng sản và hệ quả là thiếu bền vững về xã hội. Việc hình thành nhóm lợi ích có nguy cơ gây ra “méo mó” trong các chính sách. Thực trạng đã nêu cho thấy nếu không có chiến lược quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý đối với tài nguyên khoáng sản, Việt Nam có nguy cơ rơi vào bẫy “lời nguyền tài nguyên” như nhiều quốc gia đã và đang gặp phải. Hiện nay, Chính phủ đang thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo đó, việc khai thác khoáng sản cần những thay đổi nhằm nâng cao khả năng đóng góp, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến dựa trên cơ sở nguyên liệu trong nước và công nghệ cao để đạt mục tiêu tăng tỷ phần giá trị gia tăng – quốc gia trong sản phẩm. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu tác động tới các hoạt động kinh tế, trong đó có khai thác khoáng sản. Nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới với các yêu cầu cao về môi trường và an toàn vệ sinh lao động. Đây là yêu cầu và thách thức đối với nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp khai khoáng nói riêng để có thể tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu hay những ràng buộc để tài trợ vốn. Nhằm thích ứng với các thách thức vừa đề cập, trong những năm gần đây, Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên và về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, trong đó quan trọng nhất là “Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020” (Quyết định số 432/TTg ngày 12/4/2012) và “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến 2050” (Quyết định số 1393/QĐ–TTg ngày 25/9/2012). Chiến lược tăng trưởng xanh đề ra các nhiệm vụ: (i) giảm thiểu cường độ phát thải khí nhà kính và khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (ii) xanh hóa sản xuất và (iii) xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Tăng trưởng xanh là một nội dung của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế theo hướng nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời góp phần giảm nhẹ 2 và phòng chống tác động của biến đổi khí hậu. Chiến lược tăng trưởng xanh là chiến lược phát triển kinh tế theo hướng bền vững, là bộ phận cấu thành của Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững của Việt Nam đã được Chính phủ Việt Nam ban hành năm 2004. Theo đó, để đóng góp vào việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và thích ứng với bối cảnh mới, việc khai thác khoáng sản cần có cách tiếp cận và phương thức mới. Các nghiên cứu hiện có về khai thác khoáng sản tại Việt Nam cho đến nay tập trung chủ yếu vào giải quyết những vấn đề mang tính kỹ thuật, hiệu quả kinh tế đơn thuần. Thậm chí khai thác khoáng sản thường được đánh giá qua đóng góp cho sự tăng trưởng sản lượng và giá trị xuất khẩu, chứ chưa được đánh giá đầy đủ tác động nhiều mặt về giá trị quý hiếm lâu dài của tài nguyên, về tổng chi phí – lợi ích (bao gồm cả chi phí cơ hội và chi phí bồi hoàn tài nguyên). Nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững “tiêu dùng hiện tại không làm tổn hại tới tiêu dùng của các thế hệ mai sau” hầu như chưa được vận dụng trong hoạch định các chiến lược dài hạn và chính sách khai thác khoáng sản. Các nghiên cứu hiện có của các tác giả trong nước đề cập đến tăng trưởng xanh, song chưa đưa ra được các chỉ tiêu áp dụng vào ngành công nghiệp khai khoáng. Hơn nữa, công trình nghiên cứu vẫn chưa đề xuất phương pháp và tính toán chỉ số tổng hợp các chỉ tiêu thành phần theo các trụ cột phát triển bền vững để theo dõi xu hướng phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam. Từ những vấn đề trên cho thấy nghiên cứu nhằm đưa ra luận cứ khoa học xác đáng cho việc hoạch định chính sách thích hợp để khai thác khoáng sản đáp ứng được nhu cầu phát triển đất nước trong khuôn khổ chiến lược tăng trưởng xanh là có ý nghĩa về khoa học và có khả năng đóng góp vào thực tiễn hoạch định chính sách và đưa ra những giải pháp cho những vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa sắp tới. Vì tính cấp thiết và ý nghĩa như trên, đề tài “Khai thác khoáng sản trong chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam” được tác giả luận án lựa chọn để nghiên cứu. 3 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận về khai thác khoáng sản trong tăng trưởng xanh; đánh giá thực trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam trong chiến lược tăng trưởng xanh và đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp về khai thác khoáng sản trong quá trình thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam. 2.2. Các nhiệm vụ nghiên cứu 1) Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về khai thác khoáng sản trong tăng trưởng xanh. 2) Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác khoáng sản trong chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam. 3) Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp về khai thác khoáng sản trong quá trình thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Nhằm góp phần đạt các mục tiêu và nhiệm vụ vừa nêu, luận án tập trung giải đáp các câu hỏi nghiên cứu chính: 1) Khai thác khoáng sản ở Việt Nam đã theo hướng tăng trưởng xanh chưa? Câu hỏi nghiên cứu này hướng tới việc tìm hiểu xem khai thác khoáng sản diễn ra theo xu hướng tốt lên hay xấu hơn, chứ không trả lời khai thác khoáng sản đã xanh hay chưa (bởi giữa kinh tế, xã hội, môi trường có luôn sự đánh đổi và việc đưa ra ngưỡng/ chỉ tiêu định lượng cụ thể để đánh giá là nhiệm vụ không khả thi). 2) Việc khai thác khoáng sản (duy trì theo phương thức khai thác như hiện nay) ảnh hưởng gì và như thế nào tới việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, tác động đến xã hội và môi trường của khai thác khoáng sản trong quá trình thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: – Khai thác khoáng sản trong chiến lược tăng trưởng xanh bao gồm hai mặt: (a) khai thác khoáng sản theo hướng tăng trưởng xanh, tức là tăng trưởng xanh đối với ngành công nghiệp khai khoáng; và (b) khai thác khoáng sản cần có những đóng góp vào việc thực hiện và đạt được các kết quả của chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Luận án chủ yếu nghiên cứu về khai thác khoáng sản theo hướng tăng trưởng xanh. – Khi nghiên cứu về khai thác khoáng sản theo hướng tăng trưởng xanh, luận án tập trung vào các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường. Luận án chỉ đề cập ở mức độ nhất định về xanh hóa khai thác khoáng sản, bởi chủ đề này chủ yếu đặt vấn đề đưa các công nghệ xanh và sạch, phương thức sản xuất/khai thác xanh vào trong quá trình khai thác khoáng sản, cách thức xử lý môi trường,... các nội dung này thiên về khía cạnh kỹ thuật của khai thác mỏ và xử lý vấn đề môi trường. – Luận án tập trung phân tích, đánh giá và đề xuất ở mức cần thiết đối với một số khía cạnh của khai thác, chứ không đi sâu nghiên cứu về sử dụng khoáng sản. Về không gian: Luận án nghiên cứu về khai thác khoáng sản ở Việt Nam. Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu Luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống và phát triển bền vững trong nghiên cứu. Khai thác khoáng sản và tác động kinh tế, xã hội, môi trường được phân tích theo chuỗi, được phân loại theo các cách khác nhau: – Khai thác khoáng sản phân theo tiến trình thực hiện và các chính sách quản lý nhà nước: quy hoạch → trao hợp đồng và giấy phép khai thác → giám sát quá trình khai thác (bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động về xã hội) → thu ngân sách và sử dụng nguồn thu → các chính sách và dự án phục vụ phát triển bền vững. Cách tiếp cận này để đánh giá thực trạng chính sách ở các công đoạn của khai thác khoáng sản. 5 – Phân theo vai trò hay tác động lan tỏa của khai thác khoáng sản đối với các ngành kinh tế: từ sản phẩm khoáng sản và phát triển các ngành công nghiệp theo sau sản phẩm khoáng sản. – Phân theo vai trò của khai thác khoáng sản trong hội nhập kinh tế quốc tế: đề xuất các chính sách sản phẩm khoáng sản tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. – Phân theo tác động kinh tế, xã hội và môi trường của khai thác khoáng sản: phân tích chuỗi, đầu vào – đầu ra của khoáng sản nhằm làm rõ tác động của khai thác khoáng sản đối với môi trường và mô hình tiêu dùng của xã hội, đề xuất yêu cầu phát triển các sản phẩm thay thế để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án bao gồm: a) Phương pháp định tính – Phương pháp so sánh, bao gồm so sánh theo chuỗi thời gian và so sánh chéo được đề tài sử dụng để đối chiếu giữa các chỉ tiêu có liên quan trên các khía cạnh của tăng trưởng xanh: + So sánh về thay đổi, chuyển biến các chính sách liên quan tới khai thác khoáng sản theo thời gian. + So sánh theo thời gian các kết quả, hệ quả của chính sách đối với khai thác khoáng sản trên quan điểm tăng trưởng xanh. – Phương pháp phân tích + Phân tích thống kê: Phương pháp này được sử dụng để phân tích: 1) số liệu thống kê về tình hình kinh tế – xã hội; 2) phân tích số liệu thống kê từ kết quả điều tra doanh nghiệp trong giai đoạn từ 2000 – đến nay để làm rõ thực trạng và xu hướng phát triển của các doanh nghiệp khai khoáng; 3) các số liệu về tài nguyên và môi trường, hiệu quả sử dụng tài nguyên;... + Phân tích các chính sách: Tính đồng bộ, phù hợp pháp luật của các văn bản đã ban hành. Tính khả thi (phù hợp với thực tiễn) của các quy định: việc ban hành các chính sách có phù hợp với tính đặc thù của khai thác khoáng sản, ví dụ đặc thù của ngành 6 khai khoáng là càng ngày càng phải khai thác xuống sâu (đối với khai thác hầm lò), điều này đồng nghĩa với chi phí sản xuất phải cao hơn, so các quy định tài chính (thuế tài nguyên) có xu hướng ngày càng tăng. Việc phân cấp quản lý tài nguyên khoáng sản liệu có phù hợp điều kiện thực tế của cấp địa phương (đặc biệt cấp huyện) về số lượng và năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ. Tính phù hợp của các cộng cụ kinh tế được áp dụng trong hoạt động khoáng sản (thuế, phí, ký quỹ….), tính ổn định về chính sách trong lĩnh vực khoáng sản. Phân tích, đánh giá các nội dung và việc tổ chức triển khai các chính sách về khai thác khoáng sản. Phân tích tác động (từ một số ví dụ) về các tác động của chính sách và của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường, đời sống và kinh tế của người dân địa phương tại vùng khai thác. – Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn Nghiên cứu sinh đã tiến hành khảo sát thực tiễn về khai thác titan tại tỉnh Bình Định, khai thác quặng sắt và volfram tại tỉnh Thái Nguyên, khai thác bôxit tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông). Phương pháp khảo sát bao gồm phỏng vấn sâu, thảo luận với đại diện các cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã), các doanh nghiệp khai khoáng và người dân nơi khai thác mỏ. Nội dung khảo sát tập trung vào những vấn đề: những bất cập của các chính sách khai thác khoáng sản, tác động (tiêu cực, tích cực) của khai thác khoáng sản đối với phát triển kinh tế – xã hội, tài nguyên – môi trường. – Phương pháp tổng hợp Phương pháp tổng hợp được sử dụng để rút ra các nhận xét, khái quát, kết luận từ các kết quả, nội dung được hiện thông qua phân tích, so sánh,... b) Phương pháp định lượng – Tính chỉ số HHI (Herfindahl–Hirschmann Index): tính toán và phân tích chỉ số tập trung và thu hút của ngành công nghiệp khai khoáng đối với những nơi khai thác mỏ (chi tiết phương pháp tính toán tại Bảng 9 - Phụ lục). – Tính chỉ số SDI (Sustainable Development Index): xây dựng và tính toán chỉ số phát triển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam. Việc tính toán chỉ số 7 này theo chuỗi thời gian nhằm nghiên cứu xu hướng liệu ngành công nghiệp khai khoáng đã phát triển theo hướng tăng trưởng xanh. – Sử dụng kinh tế lượng: luận án dùng mô hình kinh tế lượng ước lượng và phân tích mối quan hệ giữa khai thác khoáng sản và TFP (chi tiết về phương pháp: Bảng 11 – Phụ lục). 4.3. Nguồn số liệu, tài liệu Các loại số liệu, tài liệu thứ cấp: thu thập các văn bản, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; thông tin và dữ liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học đã có; các báo cáo có liên quan... Các số liệu, tài liệu sơ cấp: kết quả điều tra và phỏng vấn sâu các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp khai khoáng và người dân tại các điểm khảo sát. 4.4. Khung phân tích Luận án tiến hành phân tích các nội dung theo khung phân tích như sau: 8 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án góp phần làm sáng tỏ lý luận về khai thác khoáng sản trong tăng trưởng xanh: – Việc khai thác khoáng sản hướng tới việc tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn, sử dụng ít hơn các nguồn tài nguyên và gây ra ít hơn các tác động tới tài nguyên, môi trường. – Làm rõ và cung cấp luận cứ khoa học cho việc đề ra các chính sách sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản, tách rời sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế đối với khai thác ngày càng nhiều tài nguyên khoáng sản và chuyển hướng tới mô hình tăng trưởng xanh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án – Góp phần bổ sung vào các lý luận về khai thác khoáng sản trong tăng trưởng xanh. – Góp phần nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh, qua đó, đóng góp vào xây dựng và thực thi các chính sách. – Góp phần làm sáng tỏ và cung cấp những luận cứ khoa học về thực tiễn khai thác khoáng sản ở nước ta trên quan điểm tăng trưởng xanh phục vụ cho công tác nghiên cứu và quản lý ở các cơ quan hoạch định chính sách, các doanh nghiệp. 7. Kết cấu nội dung của luận án Ngoài phần nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục có liên quan, luận án được kết cấu thành 04 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về khai thác khoáng sản trong tăng trưởng xanh Chương 3: Thực trạng khai thác khoáng sản trong chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam Chương 4: Ðề xuất hoàn thiện, đổi mới khai thác khoáng sản trong chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Ở cấp độ quốc tế, cho đến nay, có nhiều nghiên cứu về thực trạng khai thác và phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, trong đó đáng chú ý là các nghiên cứu có giá trị khoa học dưới góc độ bổ sung, hoàn thiện lý luận về tăng trưởng xanh. 1.1.1. Các nghiên cứu bàn về khai thác khoáng và quan hệ của nó với tăng trưởng kinh tế 1.1.1.1. Các nghiên cứu bàn về vốn tài nguyên, tài nguyên khoáng sản trong tăng trưởng kinh tế Các nhà kinh tế học theo trường phái tân cổ điển khi xem xét tới tăng trưởng kinh tế thường chỉ đề cập đến vốn vật chất và lao động. Robert Solow, năm 1956, đã bổ sung yếu tố công nghệ cùng với các yếu tố như vốn vật chất, lao động là những đầu vào của tăng trưởng kinh tế. Các cách tiếp cận này chủ yếu đề cập tới về số lượng của tăng trưởng kinh tế. Với cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970, các nhà kinh tế học đã nhận ra “Sự giới hạn của tăng trưởng” (The limits to growth), đó là: tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận và môi trường đang bị ô nhiễm có nguy cơ tới hạn khả năng chịu đựng của hệ sinh thái. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng trong tương lai và chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy, đầu những năm 1970, các nhà kinh tế học đã mở rộng mô hình tăng trưởng tân cổ điển bằng việc xem vốn tài nguyên với tư cách là đầu vào sản xuất nhằm đánh giá đầy đủ hơn vai trò và ảnh hưởng của việc sử dụng loại vốn này. Stiglitz (1974) [151] đã ước lượng độ co giãn giữa các đầu vào sản xuất, bao gồm: vốn vật chất, lao động và năng lượng. Dasgupta và Heal (1979) [101] ước lượng sự thay thế lẫn nhau giữa các đầu vào sản xuất và nhấn mạnh rằng đầu ra của nền kinh tế liệu có đầy đủ khi không có tài nguyên, trong trường hợp việc thiếu tài nguyên sẽ không xảy ra quá trình sản xuất. Điểm chung trong các nghiên cứu này là 10 đều khẳng định rằng tài nguyên không tái tạo là đầu vào quan trọng của sản xuất. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã bỏ qua sự thay thế của đầu tư vào các công nghệ mới và cải thiện các kỹ năng lao động. Hơn nữa, các nguyên cứu chưa xem xét tới thương mại quốc tế – bắt đầu phát triển mạnh trong những năm 1990 và hiện đã trở thành xu thế chủ đạo trong kinh tế thế giới – để bổ sung cho nguồn năng lượng ở trong nước khi cạn kiệt. Mặc dù vậy, các nghiên cứu này cũng đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của vốn tài nguyên trong tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu đã áp dụng hàm sản xuất Cobb–Douglas với việc bổ sung vốn tài nguyên để đưa ra các giải thích đối với tăng trưởng kinh tế (vốn tài nguyên là đầu vào sản xuất, mặt trái của khai thác và sự cần thiết đầu tư vào vốn tài nguyên): – Gylfason và Zoega (2001) [114] áp dụng hàm sản xuất Cobb–Douglas với các biến đầu vào là lao động, vốn vật chất và vốn tài nguyên; và qua các bước biến đổi để ước lượng việc gia tăng khối lượng vốn tài nguyên ảnh hưởng như thế nào đến đầu tư. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng vốn tài nguyên có tác động tới tăng trưởng kinh tế. Loại vốn này cũng có thể cản trở tới quy mô vốn đầu tư, nếu chúng chậm quá trình phát triển tài chính và ảnh hưởng gián tiếp tới chất lượng của đầu tư. – Sturgill và Zuleta (2013) [145] áp dụng hàm Cobb–Douglass với 4 biến gồm vốn vật chất (tổng tích lũy tài sản), vốn con người (tỷ lệ lao động qua đào tạo), vốn tài nguyên (tỷ trọng khu vực khai thác tài nguyên trong cơ cấu kinh tế) và quy mô lao động (số lượng lao động đang làm việc). Nghiên cứu tập trung tính toán đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng và ảnh hưởng của các nhân tố này vào TFP (năng suất nhân tố tổng hợp), năng suất cận biên của các yếu tố khác. – Trong nghiên cứu về vốn tài nguyên và tăng trưởng trong dài hạn, Cai và cộng sự (2011) [92] nghiên cứu mô hình tăng trưởng nội sinh dựa trên hàm sản xuất Cobb–Douglass với các biến giải thích gồm vốn vật chất, lao động và vốn tài nguyên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hệ kinh tế – môi trường sẽ tăng trưởng ổn định trong dài hạn nếu có sự đầu tư thỏa đáng cho tái tạo tài nguyên và môi trường. Các nghiên cứu vừa đề cập chưa bàn đến sự thay thế và độ co giãn thay thế giữa các loại vốn khác nhau (một đầu vào này có thể thay thế được bao nhiêu các yếu tố 11 đầu vào khác). Hơn nữa, các nghiên cứu này đã bỏ qua sự thay thế của năng lượng tái tạo đối với tài nguyên không tái tạo. Ngân hàng Thế giới (2008) [39], trong báo cáo với tựa đề “Của cải của các quốc gia ở đâu? Đo lường nguồn của cải Thế kỷ 21”, khi hạch toán tài sản của các quốc gia đã xây dựng các biến số đầu vào là vốn vật chất, vốn con người, nguồn năng lượng không tái tạo (dầu, khí tự nhiên, than đá) và tài nguyên đất đai. Kết quả nghiên cứu này khẳng định vốn tài nguyên là một trong các cấu thành quan trọng nhất trong tổng giá trị của hầu hết các quốc gia. Nghiên cứu đề xuất cách tiếp cận mới trong việc đo lường sự biến động của cải và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của vốn tài nguyên, song việc quản lý tốt hơn hệ sinh thái và nguồn lực tự nhiên như thế nào chưa được đề cập tới. 1.1.1.2. Các nghiên cứu về luận điểm “lời nguyền tài nguyên” và các mối quan hệ đối với tăng trưởng kinh tế “Lời nguyền tài nguyên” là thuật ngữ bắt nguồn từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, được khởi xưởng bởi Sachs và Warner (1995) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa khai thác tài nguyên và tăng trưởng kinh tế. Thuật ngữ này dùng để nói lên một nghịch lý rằng các quốc gia giàu có tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo (khoáng sản, dầu mỏ và khí đốt), nhưng lại không thể biến được lợi thế đó để phát triển đất nước, ngược lại, thường là các quốc gia kém phát triển. – Sachs và Warner (1999) [139] nghiên cứu về các nguy hại tiềm ẩn của việc khai thác khoáng sản tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Các tác giả nghiên cứu đối với 85 quốc gia về tăng trưởng kinh tế (được đo lường bằng thu nhập bình quân đầu người) trong giai đoạn 1965 – 1998 và vốn tài nguyên (được tính bằng tỷ trọng vốn tài nguyên trong tổng vốn – bao gồm vốn vật chất, vốn con người và vốn tài nguyên). Tuy nhiên, nghiên cứu này chủ yếu để so sánh giữa các nhóm quốc gia giàu tài nguyên và nghèo tài nguyên, kết quả nghiên cứu chưa giải thích được cho quốc gia trong các giai đoạn phát triển như thế nào, nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. – Crowson (2009) [100] nghiên cứu về mối liên hệ giữa đóng góp từ xuất khẩu khoáng sản và tăng trưởng GDP, qua đó chứng minh về hiện tượng “lời nguyền tài 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan