Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khai thác gỗ giảm thiểu tác động...

Tài liệu Khai thác gỗ giảm thiểu tác động

.PDF
49
591
79

Mô tả:

Trường Đại Học Lâm Nghiệp University of Forestry, Vietnam ---------- KHAI THÁC GỖ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG REDUCED IMPACT LOGGING (Bài giảng tham khảo) (The Lectures for reference) By: Phạm văn Lý, Nguyễn Ngọc Lung Hanoi 12 / 2007 1 KHAI THÁC GỖ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG Hồ ngọc Lý và Nguyễn Ngọc Lung Những năm gần đây, FAO xuất bản Quy phạm khai thác rừng vùng Châu Á- Thái Bình Dương năm 1996 và 1999, trong đó chứa nhiều yếu tố giảm thiểu tác động đến môi trường. Tiếp sau đó JOFCA và nhiều quốc gia trong khối Đông Nam Á có nhiều hoạt động tích cực trong việc vận động việc áp dụng các giải pháp hạn chế tác động môi trường của việc khai thác gỗ. Dự án vùng-RAS/192/JPN đang xây dựng và tập huấn kỹ thuật khai thác gỗ giảm thiểu tác động tại Myanma, Lào, Vietnam đã được biên soạn, trong đó Hội khoa học Lâm nghiệp đã khảo sát đánh giá tình hình đào tạo về nhu cầu kế hoạch tập huấn cho Việt nam (Forest Harvesting in Vietnam- current status review report, Nguyễn Ngọc Lung- VIFA, Hanoi, 2004) 19 trang. Như vậy hoàn toàn không có nghĩa là việc khai thác gỗ ở Việt Nam từ trước tới nay chưa quan tâm tới các tác động có hại đối với môi trường và xã hội. Ngay từ quy trình tạm thời về khai thác gỗ, tre nứa của Tổng cục lâm nghiệp, Hà nội 1968, 116 trang, đã từng đề cập. Một loạt nghiên cứu của Viện khoa học lâm nghiệp như: Cơ sở khoa học của việc bổ sung sửa đổi quy phạm khai thác gỗ (Viện KHLN) Hà nội 1982, Quy trình tạm thời khai thác gỗ thông 3 lá, Lâm đồng (Viện KHVN) 1984, Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN 14-92), Bộ Lâm Nghiệp 1993, Giáo trình “Khai thác vận chuyển lâm sản”, ĐHLN, 2001 (267 trang). Hai Quy chế khai thác gỗ và lâm sản, theo QĐ 02/1999 và QĐ 40/2005 của Bộ NN-PTNT, (33 và 30 trang), đều đã quan tâm ở mức độ khác nhau về phương thức chặt sao cho đảm bảo tái sinh, cường độ chặt không gây thay đổi thái quá về lỗ trống, tán cây che phủ, mở đường, làm các công trình bãi gỗ, kéo gỗ ít gây lở đất, xói mòn, dọn rừng sau khai thác để hạn chế nguyên nhân sâu bệnh, cháy rừng... 2 Song nếu nói đã đầy đủ, đã hệ thống hoá các khâu, các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường, đến xã hội chưa thì rõ ràng là chưa và cần bổ sung, sử dụng các tiến bộ kỹ thuật như FAO, JOFCA, các nước ASEAN và các tiêu chí của Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) quy định trong tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững vẫn cần tổng kết bổ sung các kiến thức bản địa, kinh nghiệm truyền thông của các vùng, các địa phương có kỹ thuật chặt hạ, vận xuất tốt. Giáo trình (manual) hoặc bài giảng (lecture) khác với quy trình, quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật, sổ tay , cẩm nang ...... là ở chỗ nó không mô tả chi tiết các thao tác, không cầm tay chỉ việc cho công nhân phải làm gì, không được làm gì. Song nó phải giới thiệu được các lý thuyết khác nhau, tổng kết được các cơ sở khoa học, các kinh nghiệm ngoài nước, trong nước kể cả kiến thức bản địa để sinh viên tiếp nhận, lựa chọn và tạo ra năng lực cho một kỹ sư tương lai có thể sáng tạo vận dụng để chỉ đạo sản xuất, hoặc tham gia soạn thảo quy trình, quy phạm . Trên quan điểm lâm sinh học nhiệt đới thì khai thác gỗ là giải pháp quan trọng để điều khiển, dẫn dắt rừng đi theo chuẩn mực mà mục tiêu điều chế rừng đã đặt ra, đó là các lý thuyết về quần thể rừng, về không gian dinh dưỡng, về sinh trưởng sản lượng. Tài liệu này phục vụ cho việc khai thác chính của một khu RSX tự nhiên phổ biến nhất như một công ty, lâm trường, trang trại rừng quy mô lớn, được cập nhật các kinh nghiệm hạn chế các tác động môi trường xấu trong khai thác gỗ. Phần mở đầu: Khái niệm, mục tiêu + Khái niệm: RIL là từ viết tắt, của nguyên bản tiếng Anh “Reduced Impact Logging”, có nghĩa là “Khai thác gỗ giảm thiểu tác động”, nay đã trở thành thông dụng , nếu hoặc dịch là “khai thác gỗ tác động thấp” tuy không thật chính xác, nhưng vẫn đúng nghĩa. Khai thác giảm thiểu tác động có thể ở dạng tiêu chuẩn như quy trình, quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật, có thể ở dạng giáo trình hoặc bài giảng hàm chứa nội dung khoa học-kỹ thuật, công nghệ về khai thác gỗ. Song đặc biệt lưu ý về các giải pháp giảm nhẹ tác động tổn hại tới môi trường rừng, đất, nước và QLRBV .. + Mục tiêu: 3 Trang bị bổ sung cho sinh viên Lâm nghiệp các kiến thức về khai thác giảm thiểu tác động, được tổng hợp từ các kinh nghiệm quốc tế và trong nước, cho đến khi giáo trình “Khai thác vận chuyển lâm sản, 2001” được viết lại . Trong tài liệu này sẽ dùng các từ viết tắt dưới đây : . ĐCR : Điều chế rừng (lập kế hoạch quản lý rừng). FSC : Hội đồng quản trị rừng quốc tế. QLRBV: Quản lý rừng bền vững . RIL : Khai thác giảm thiểu tác động RSX : Rừng sản xuất . Phần I. Thủ tục khai thác gỗ Ở Việt Nam hiện nay các thành phần kinh tế làm chủ rừng, quy mô và hình thái quản lý rừng đã khá phong phú và khác nhau như lâm trường hoặc công ty lâm nghiệp nhà nước hay liên doanh, tập thể HTX hoặc cộng đồng dân cư cá nhân, hộ gia đình. Quy mô thông thường của một doanh nghiệp kinh doanh rừng là một lâm trường (nay gọi tên là công ty) từ vài nghìn với vài chục nghìn ha rừng, khai thác vài ba nghìn tới vài ba chục nghìn m3 gỗ/năm, còn các quy mô nhỏ của cộng đồng, hộ gia đình không nhất thiết thực hiện mọi thủ tục đầy đủ của lâm trường. 1.1. Các cơ sở pháp lý. - Là doanh nghiệp pháp nhân, có quyền sử dụng đất và sử dụng rừng. - Khu rừng quản lý đã lập “phương án điều chế rừng” (hay kế hoạch quản lý rừng) dài hạn, ít nhất một vòng quay (hay luân kỳ kinh doanh), và kế hoạch quản lý 5 năm, có lượng gỗ chặt hàng năm, đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Trong đó đã lựa chọn và biện luận phương thức khai thác, cường độ chặt, vòng quay, và hệ xử lý lâm sinh (xem 9 nội dung cần thiết của một phương án điều chế rừng trong “Tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV”, Viện QLRBV-2007, dự thảo 9c) đảm bảo tính ổn định của sản lượng khai thác, đồng thời duy trì các chức năng phòng hộ môi trường, bảo tồn đa dạnh sinh học của rừng. 1.2. Kế hoạch khai thác gỗ của năm . 4 Trong kế hoạch đã xác định sản lượng chặt, diện tích từng lô, khoảnh đưa vào khai thác (sẽ trình bày ở phần dưới). Rừng đưa vào khai thác đã đạt độ thành thục tối thiểu thể hiện bằng tỷ lệ sản lượng gỗ có đường kính trên mức được chặt so với tổng trữ lượng, đã đủ thời gian nuôi dưỡng từ kỳ chặt trước. Thiết kế khai thác năm được thẩm định, chủ rừng đã được cấp phép mở rừng khai thác lâm sản của năm từ cấp thẩm quyền . Phần II: Kiểm kê rừng và thiết kế khai thác 2.1. Kiểm kê rừng a) Thu nhập sô liệu từ cơ sở dữ liệu về diện tích các tiểu khu, khoảnh, lô được mở rừng khai thác tại mục 1.3 gồm: địa hình (bản đồ ở diện tích, sản lượng trữ lượng gỗ và lâm sản, phân bố loài, phân bố số cây gỗ theo đường kính và theo thể tích, tình hình vệ sinh nuôi dưỡng từ lần chặt trước, năng lực tại sinh tự nhiên. b) Điều tra khảo sát để xác định, bổ sung các tài liệu đã có hoặc đo đếm mới nếu chưa có, xây dựng bản đồ diện tích thiết kế khai thác đến từng lô, khoảnh với các chi tiết của nội dung thiết kế. 2.2. Bài cây trong diện tích khai thác Bài cây có ý nghĩa rất quan trọng trong RIL vì nó giữ vai trò điều khiển không gian dinh dưỡng, giải toả những đám rừng quá thục, bị ngưng trệ sinh trưởng, giải phóng các cây gỗ dự trữ và tái sinh tầng dưới tiếp cận ánh sáng và phân bố hệ rễ trong đất khi chặt các cây già cỗi khống chế ánh sáng, đồng thời cũng là cơ hội để điều chỉnh tổ thành và nâng cấp vệ sinh rừng, vì vậy người bài cây không chỉ cần kiến thức kinh tế sản xuất lâm sản hàng hoá mà phải am hiểu về sinh thái rừng, tái sinh rừng, sinh trưởng sản lượng rừng, và sự liên quan của chúng với chức năng xã hội và môi trường của rừng khi phải đảm nhiệm việc phòng hộ và điều chỉnh nguồn nước, cải tạo không khí và đất, phòng chống xói mòn, lũ quét, hấp thụ CO2, bảo tồn và bảo vệ nguồn đa dạng sinh học (ĐDSH) , sinh kế cho người dân . - Trước hết khoanh riêng diện tích khai thác và diện tích không khai thác trong lô / khoảnh rừng đưa vào khai thác (thường trong phương án điều chế rừng, đã phân định các khu rừng không tính toán trữ lượng vào vòng quay và sản lượng khai thác), trong đó diện tích không chặt hay loại trừ gồm: diện tích rừng có giá trị bảo tồn cao được khoanh lại để bảo vệ theo 5 hướng dẫn của nguyên tắc 9 Tiêu chuẩn QLRBV của FSC, rừng ven sông suối cần bảo vệ chống xói lở và bảo vệ nguồn nước, hành lang hoạt động của chim thú (nếu có)..... - Bài cây là đánh dấu cây chặt, cây chừa theo tiêu chí khai thác gỗ . - Thông thường người bài cây chỉ đánh dấu cây chặt, các cây gỗ còn lại chính là cây chừa, chỉ chặt khi bị gãy, đổ, chống chàytrong khi khai thác. - Nếu cường độ kinh doanh cao thì bài cây chừa trước, trong đó các loài có nguy cơ tuyệt chủng trong danh mục chính phủ cấm hoặc hạn chế sử dụng ( NĐ 48/NĐ-CP ngày 22-4-2002), các cây để gieo giống, cây cần giữ tạm thời vì xung quanh là khoảng trống lớn. Số còn lại đủ cỡ D khai thác sẽ được bài chặt từ cỡ D lớn nhât trở xuống cho đến khi đủ sản lượng theo cường độ chặt cho phép. - Trong RSX bình thường thì trước hết bài cây chặt thử nghiệm trên một lô nhỏ có trữ lượng sản lượng trung bình nhằm xác định đường kính tối thiểu để đạt sản lượng chỉ định. Căn cứ cường độ khai thác và dãy phân bố số cây theo đường kính (N/D) và theo thể tích (N/V), bài thử từ cây lớn nhất đến cây cỡ D nào đạt cường độ chặt, nghĩa là tỷ lệ gỗ lớn sẽ chặt so với trữ lượng lô thử nghiệm bằng cường độ cho phép. Từ đó xác định được đường kính tối thiểu bài cây. Bình thường cường độ chặt cho phép bao giờ cũng nhỏ hơn mức độ thành thục (Σ gỗ lớn / Σ trữ lượng) của khu rừng đủ tiêu chuẩn khai thác. - Tiến hành bài cây chặt toàn diện trong diện tích chặt theo kế hoạch năm. Đánh dấu cây bài chặt bằng sơn đỏ tại 2 nơi : gốc cây và độ cao trên vị trí chặt theo quy ước trong các quy trình quy phạm. - Dành một tỷ lệ, tuỳ cường độ kinh doanh, bài cây lớn nhưng cụt ngọn, cong queo, rỗng ruột, hai thân, hoặc bất lợi cho vệ sinh rừng, thường gọi là cải thiện rừng, cho dù các thân cây này có tỷ lệ tận dụng gỗ thấp. - Ghi chép, tính toán sản lượng đã bài chặt theo: Loài cây hoặc nhóm gỗ, tổng thể tích, thể tích thương mại, thể tích gỗ tận dụng, củi. Người bài cây tính thể tích gỗ dựa trên biểu thể tích cây đứng rừng hỗn loài toàn quốc (sổ tay điều tra quy hoạch rừng - Viện ĐTR 1995) Biểu lập chuyên đề cho 6 một số vùng về thể tích thân cây, thể tích dưới cành, hoặc các công thức, toán đồ, trong kỹ thuật điều tra rừng. Điều chỉnh tăng giảm sản lượng bài cây. Khi tổng hợp phiếu bài cây theo đơn vị ha, lô, khoảnh sẽ cho thấy chênh lệch so với cường độ khai thác quy định. Thông thường người bài cây bài tổng hợp sản lượng thấp hơn cường độ quy định một chút (± 5%), thì chỉ việc bài thêm một số cây nữa cho đủ. Chỉ bài giảm khi quá sản lượng quy ra cường độ chặt cho phép. Song mọi quy định thường cho phép sản lượng chặt thật được phép sai số tới ± 5%. 2.3 Thiết kế bãi gỗ (được minh hoạ tại mục 3.3 phần chuẩn bị khai thác) - Bãi gỗ là nơi tập trung gỗ đã chặt hạ trong một phạm vi hạn chế diện tích có cùng một mái dốc, một thung lũng, một lô hoặc một phần của lô khai thác nhằm xử lý việc đo tính, đánh số, dán mã, ghi chép để từ đó, bắt đầu giai đoạn vận chuyển bằng đường thuỷ, đường bộ tới thị trường hoặc tới nơi chế biến. Trường hợp cần thiết có thể phân bãi gỗ thành 2 loại: Bãi 1 chỉ tập trung gỗ, đánh số, đo tính, đóng búa, rồi tiếp tục vận chuyến tới bãi 2, bãi 2 là kho gom gỗ tại cửa rừng có bảo quản sơ bộ, có sổ sách xuất nhập và vận chuyển cho người mua hoặc nơi tiêu thụ chế biến. - Bãi cần chọn ở nơi trung tâm chặt hạ để cự ly không quá xa, đầu mối của các đường vận xuất xương cá của lô và thuận lợi khi sử dụng cần cẩu, xe cẩu bốc xếp lên ô tô để vận tải đến nơi tiêu thụ. Nếu có điều kiện vận chuyển đường thuỷ thì chọn bãi 2 tại ven sông, ven hồ, ven suối để dễ đóng bè, bốc xếp lên tàu thuyền, hoặc kéo nổi mặt nước. - Bãi gỗ phải có diện tích đủ rộng hoặc đủ thoáng, ít phải chặt cây chưa được khai thác, phải đảm bảo trên mức lũ cao nhất tràn lên bờ. 2.4 Thiết kế đường vận xuất (được minh hoạ tại mục 3.3 ) + Việc lựa chọn loại hình vận xuất sẽ quyết định thiết kế loại đường nào : 1. Đường vận xuất cho máy kéo bánh bơm, bánh xích, xe REO. 2. Đường đại gia súc (trâu, voi) và xe thô sơ kéo lết. 3. Đường cáp, tời. 4. Đường lao gỗ dọc hoặc máng lao. 7 + Đường loại nào cũng có yêu cầu hiệu quả về kinh tế gom gỗ, rẻ tiền ít phải chặt cây sống, ít công đào đắp đất, ít gây xói mòn bồi lấp, không đọng nước ở mặt, ở rãnh, đặc biệt ở rãnh có ta-luy. - Đường vận xuất bằng xe REO, máy kéo thường ở nơi không dốc cao, chỉ có độ bền vững trong một mùa hoạt động. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên lý xây dựng đường trong lâm nghiệp thước thiết kế theo mạng lông chim (hoặc xương cá) cứ mỗi đường chính có nhiều đường nhánh song song về 2 phía, thường nằm trên cao ít cây để tránh nước đọng, đào đắp lớn. Ở miền nam Việt Nam có loại xe REO được cải tiến từ xe vận tải hạng nặng GMC có lắp thêm hệ thống tời tự thu và xếp gỗ lên thùng xe, với chiều dài cáp tới 50m rất thích hợp kiểu đường xương cá nơi có dốc nói trên. - Các loại đường cho trâu, voi thường không phải đào đắp mà dựa vào đường mòn, đương dọc theo khe cạn. Trên đất dốc thì đường này đi theo bình độ hoặc chéo giữa bình độ và dốc chính. Phía gỗ lăn chỉ cần đóng cọc chống lăn. Khi thao tác vận xuất gỗ, ở miền Bắc người quản trâu, quản tượng thường lợi dụng độ ẩm, ngày mưa, sương sáng để giảm ma sát gỗ với mặt đường. - Thiết kế cáp, tời thường khi phải vượt thung lũng chia cắt hoặc khối lượng gỗ tập trung lớn thì hiệu quả mới cao.Kéo gỗ bằng cáp và tời tay cũng không phát sinh ô nhiễm tiếng ồn, xăng dầu và chất thải ra môi trường. - Các công trình vận xuất vượt dòng . 2.5 Thiết kế lán trại, trạm canh phòng, biển báo Nhằm đảm bảo tiện lợi nơi ăn ở, đi lại cho công nhân khai thác cần có lán trại ở quang đãng, gần hiện trường, có tiện nghi cấp nước, lương thực và dịch vụ, nhưng cũng phải đảm bảo vệ sinh môi trường, chất thải, an toàn cháy nổ khi bố trí và chọn chất liệu xây dựng, tiện nghi sinh hoạt. Cần có biển báo công trường, người gác để người dân biết, tránh tai nạn khi đi qua, hoặc ảnh hưởng tới canh tác tại ao, hồ, ruộng, phía dưới dốc của vùng khai thác gỗ. * 8 Phần III: Chuẩn bị khai thác 3.1. Giao nhận hiện trường khu khai thác. Sau khi có quyết định mở rừng khai thác, chủ rừng được phép tiến hành tổ chức khai thác. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể về điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị... mà chọn một trong các hình thức tổ chức khai thác khác nhau như hợp đồng khai thác hay giao cho một đơn vị thành viên tiến hành khai thác. Chủ rừng có trách nhiệm lập biên bản và bàn giao cho đơn vị khai thác những tài liệu: Quyết định mở rừng khai thác, hồ sơ thiết kế khai thác được duyệt, sơ đồ và số thẻ cây bài chặt, sơ đồ các khu vực loại trừ. Trên cơ sở các hồ sơ chủ yếu, chủ rừng và đơn vị khai thác tiến hành kiểm tra, giao nhận hiện trường khai thác gồm: ranh giới khu khai thác theo lô, khoảnh, tiểu khu, hệ thống cọc mốc, tổng số cây bài chặt, mạng lưới đường vận xuất, vận chuyển, vị trí dự kiến làm kho bãi, ranh giới khu vực loại trừ.... Hồ sơ và biên bản giao nhận gửi cho hạt kiểm lâm sở tại một bộ để kiểm tra và giám sát. 3.2. Luỗng phát rừng. - Công việc luỗng phát rừng nhằm đảm bảo an toàn lao động, tạo thuận lợi cho thao tác chặt hạ, vận xuất, tránh gãy đổ, chống chày, vì vậy cần tiến hành trước để dây leo, bụi rậm được luỗng phát kịp khô mục, ít nhất 1 tháng trước chặt gỗ. - Tùy phụ thuộc vào phương thức khai thác mà lựa chọn hình thức phát luỗng toàn diện hay cục bộ. - Đối với hình thức phát luỗng cục bộ chỉ được phép chặt dây leo, bụi rậm và cây cối nằm trên đường vận xuất, kho bãi, xung quanh cây bài chặt với bán kính 1 m và những dây leo, bụi rậm gây cản trở thao tác khi chặt hạ cây bài. - Không được phát luỗng rừng ở các khu vực loại trừ. - Tùy theo khối lượng công việc và tình hình thực bì có thể sử dụng công cụ thủ công hoặc máy phát quang (hình 1, và 2). - Không được luỗng phát rừng rộng hơn chiều rộng cần thiết cho từng loại đường vận xuất (biểu 1). Biểu 1: Chiều rộng cần luỗng phát 9 Loại đường Máy kéo Kéo trâu Đường cáp Tời Tuyến máng lao Chiều rộng 4m 1,5 ÷ 2 (m) 3m 1,5 m 1,5 ÷ 2 (m) Hình 1. Luỗng phát rừng bằng thủ công 10 Hình 2. Luỗng phát rừng bằng máy phát quang. - Những cây có mục đích nằm ở mép đường vận xuất cần phải chừa lại. - Những cây không mục đích có đường kính nhỏ sau khi luỗng phát xong cắt ngắn, xếp thành đống vào mép đường vận xuất để tận dụng. - Những cây gỗ lớn nằm trên đường vận xuất được chặt sau cùng và cắt khúc theo tiêu chuẩn để kéo ra khi thi công đường. 3.3. Xây dựng các công trình phục vụ khai thác. 3.3.1. Xây dựng bãi gỗ. - Trước khi thi công bãi gỗ, tổ công nhân thi công phải được nghiên cứu kỹ bản thiết kế bãi gỗ, di dời các cây gỗ đã hạ đổ ra khỏi bãi. - Trong quá trình thi công không để bùn đất, rác rưởi rơi vào dòng chảy. - Không được thi công vào lúc trời mưa. - Hệ thống rãnh thoát nước phải được xây dựng đúng kỹ thuật, không để nước bị ứ đọng trên bãi gỗ hoặc nước từ đường vận xuất chảy xuống bãi gỗ (trường hợp đường vận xuất nằm phía trên bãi gỗ). 11 - Phải có hệ thống hố lắng trước khi cho nước vào dòng chảy hoặc hành lang bảo vệ suối. 3.3.2. Xây dựng đường vận xuất gỗ bằng máy kéo hoặc xe REO. - Công nhân thi công phải được nghiên cứu trước bản thiết kế mạng vận xuất. - Việc thi công được bắt đầu từ công việc khôi phục các cọc mốc tim đường, ranh giới mép đường và kéo các khúc gỗ ra khỏi mặt bằng thi công. - Công việc thi công đường cần được tiến hành vào lúc thời tiết khô ráo hoặc tốt nhất là vào mùa khô. - Chiều rộng đường vận xuất máy kéo phải được thi công đúng tiêu chuẩn: 3,5 ÷ 4 (m). - Độ dốc dọc của đường tùy thuộc vào loại máy kéo sử dụng; để cho máy kéo bánh xích tối đa 200; để cho máy kéo bánh hơi tối đa 170. - Độ dốc ngang của đường máy kéo không vượt quá 10% (60). - Bán kính đường cong đủ để tránh phá hoại cây chừa hai bên lề đường (không nhỏ hơn 30 m và mặt đường rộng hơn bình thường 1 – 2 (m). - Không cần san gạt nhiều nếu độ dốc đảm bảo. Phải làm rãnh thoát nước ngang để không tạo ra dòng chảy dọc đường vận xuất. Khoảng cách giữa rãnh thoát nước ngang phụ thuộc vào độ dốc dọc của đường máy kéo(biểu 2), (hình 3). Biểu 2: Khoảng cách giữa các rãnh thoát nước ngang. Khoảng cách giữa các rãnh thoát nước. Độ dốc dọc 0 0 ÷ 4% ( 0 - 4 ) Không cần thiết 0 0 5 ÷ 9% ( 5 - 6 ) 100 m 0 0 10 ÷ 19% ( 6 -11 ) 60 m 0 0 20 ÷ 24% (12 -14 ) 20 m 0 > 25% (> 14 ) 15 m 12 Hình 3: Xây dựng rãnh thoát nước ngang trên đường vận xuất máy kéo. - Đường trục chính nên xây dựng dọc theo đường phân thủy để dễ thoát nước. - Đường trục phụ thì không cần đào đắp mà chỉ cần chặt gốc cây sát đất. - Cố gắng tìm cách không để cho đường vận xuất cắt qua suối. Trường hợp bắt buộc phải cắt qua suối thì phải chọn nơi có độ dốc bờ suối nhỏ hơn 18% (100), lòng suối ổn định, điểm cắt phải vuông góc với dòng chảy. - Nếu đường vận xuất cắt qua dòng suối, nơi lòng suối không ổn định, phải xây dựng công trình vượt dòng với chiều rộng không lớn hơn 4m. - Khi thi công các công trình vượt dòng, không được làm ảnh hưởng đến cây cối, thảm thực vật của hành lang bảo vệ suối; không được đẩy đất vào dòng chảy. Có thể sử dụng cây gỗ giá trị thương phẩm thấp nhưng vẫn đảm bảo độ bền để xây dựng trụ đỡ và lối vào cầu phải xây cao hơn bờ của dòng chảy. Vật liệu xây dựng phải đặt cách bờ dòng chảy với cự ly lớn hơn 10 m. 3.3.3. Xây dựng đường vận xuất bằng súc vật. - Đường kéo lết gỗ bằng súc vật lập với sườn dốc 300 ÷ 400 để khi kéo súc vật đi xuống dốc. - Nên thi công đường bằng thủ công, không cần san gạt nhiều, cố gắng giữ thảm thực bì trên đường vận xuất. - Cự ly vận xuất hợp lý cho năng suất cao 200 ÷ 300 m (cự ly lớn nhất có thể vận xuất đối với trâu 400m; voi 1000 m). 13 - Trên mặt đường kéo gốc cây phải cắt sát đất, cành nhánh phải được dọn sạch. Những chỗ thay đổi độ dốc phải làm rãnh thoát nước ngang. - Các thông số kỹ thuật của từng loại đường ghi ở biểu 3,4. Biểu 3: Các thông số kỹ thuật của đường kéo lết. Bề rộng mặt đường 1,5 ÷ 2,0 (m). Độ dốc dọc: Đoạn lên dốc dài ≤ Đoạn lên dốc ngắn ≤ Đoạn xuống dốc đường khô ráo ≤ Đoạn xuống dốc đường trơn ≤ Bán kính đường vòng nhỏ nhất bằng 1 ÷ 2 lần chiều dài khúc gỗ Độ dốc ngang mặt đường 20 ÷ 40 Biểu 4: Các thông số kỹ thuật của đường kéo kéo xe: Bề rộng mặt đường 2 ÷ 2,5 (m) Độ dốc tối đa cho cả hai chiều 80 ÷ 100 Bán kính đường vòng tối thiểu 5 ÷ 10 (m) Độ dốc ngang mặt đường 20 3.3.4. Lắp đặt đường cáp. - Phải có đội chuyên môn lắp đặt đường cáp và được trang bị đầy đủ các dụng cụ chuyên dùng: tời loại nhỏ, hệ thống ròng rọc, hệ thống cáp phụ.... Công việc lắp đặt đường cáp chỉ được bắt đầu khi tổ lắp đặt đã nghiên cứu kỹ bản thiết kế và lý lịch đường cáp. - Nên chọn đường cáp có động lực đặt phía chân dốc hoặc là tời di động để giảm nhẹ công di chuyển, giảm thiểu phá hoại đất và cây rừng. - Vị trí đặt tời phải bằng phẳng, khoảng cách từ cột ròng rọc đến vị trí đặt tời cần lớn hơn 40 lần chiều dài trống tời hoặc lớn hơn 1,5 lần chiều cao cột ròng rọc. 14 - Các trụ đỡ nên sử dụng cây đứng có đường kính 1,3 từ 30 cm trở lên; khi lắp đặt phải cắt ngọn cây bằng thủ công. - Công việc rải dây cáp phải có sự hỗ trợ của tời thủ công hoặc tời máy công suất nhỏ để tăng năng suất lao động đồng thời giảm thiểu sự phá hoại cây con và thảm thực bì. 3.3.5. Xây dựng máng lao. Ở nước ta, khi rừng nằm trên các sườn dốc lớn, gỗ khai thác nằm phân tán, qui mô sản xuất nhỏ thì nên dùng hình thức lao xeo tự do . Tuy nhiên đây là hình thức vận xuất dễ gây sói mòn đất, phá hoại cây con và làm hư hại gỗ. Vì vậy, cần thiết có những biện pháp làm giảm thiểu tác động. * Tuyến lao gỗ phải được thể hiện trong bản thiết kế khai thác - Các điểm lao gỗ phải có độ dốc lớn, đảm bảo để gỗ có thể tự trượt được, phải có diện tích đủ để chứa gỗ của một ca làm việc. - Độ dốc dọc của máng lao 200 ÷ 300 - Thi công tuyến máng lao bằng thủ công, hạn chế đến mức tối đa đào, xới mặt đất và phá hỏng thảm thực bì. - Những chỗ thay đổi độ dốc phải làm đà kê. - Những chỗ lượn vòng phải có thành chắn gỗ. - Chiều rộng lòng máng cần rộng hơn đường kính cây gỗ lớn nhất 20 ÷ 30 cm - Điểm tập kết gỗ phải có độ dốc nhỏ 50 ÷ 60 . Trường hợp không tìm được vị trí đó, cần thiết phải xây dựng hệ thống phanh hãm gỗ; có diện tích đủ chứa gỗ của một ca làm việc. - Không được cho gỗ lao thẳng vào lòng suối hoặc khu vực loại trừ. - Nên sử dụng máng lao có lòng máng là vật liệu nhân tạo (nhựa, compozit) để giảm sự phá hoại đất. Phần IV: Khai thác gỗ Công việc chặt hạ gỗ chỉ được tiến hành khi công việc chuẩn bị hiện trường đã được hoàn thành, khu khai thác đã được cắm biển báo dãn cách giữa hai nhóm công nhân chặt hạ cùng trên đường đồng mức với cự ly một băng cây xanh lớn hơn hai lần chiều cao của cây cao nhất. 4.1. Chặt hạ. 4.1.1. Chọn hướng cây đổ. 15 ™ Yêu cầu. Hướng cây đổ đã được quy định ở trong bản thiết kế khai thác. Tuy nhiên, công nhân chặt hạ cần phải nắm vững các yêu cầu cơ bản sau: - Giảm thiểu sự phá hoại đến cây con, cây chừa và phá hoại mặt đất. - Không gây ra hiện tượng chống chày (gác lên cây khác), dập vỡ gỗ hoặc làm gỗ bị lao đi xa khi đổ. - Không làm ảnh hưởng tới khu vực loại trừ và hành lang bảo vệ dòng chảy. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các khâu công việc tiếp theo như cắt cành, cắt khúc, vận xuất... - An toàn cho thiết bị và công nhân chặt hạ. ™ ướng đổ cần chọn. - Hướng đổ cần chọn về phía có ít cây con và khe hở giữa hai cây. - Ở những sườn núi có độ dốc lớn hơn 100 (17%) không được đổ xuôi theo sườn dốc mà lập với sườn dốc một góc 300÷ 450 để cây không lao xuống khi đổ.Để tạo điều kiện thuận lợi cho khâu vận xuất những cây mọc phía trên đường vận xuất, hướng đổ mong muốn xuôi về phía dốc lập với đường vận xuất một góc 300÷ 450 khi kéo ngọn đi trước sẽ không phá hoại đất và cây con. Những cây nằm phía dưới đường vận xuất, đổ xuôi xuống phía dưới, kéo gốc đi trước (hình 4). - Ở những nơi bằng phẳng hướng đổ chỉ cần tạo với đường vận xuất một góc từ 300 ÷ 450 và ưu tiên kéo gốc đi trước để ít phá hoại mặt đường. - Những cây nằm sát đường vận xuất, hướng đổ cần chọn dọc theo đường vận xuất để ít phá hoại cây con. 16 Hình 4: Hướng cây đổ cần chọn. - Những cây có độ nghiêng lớn hơn 100 hướng cần chọn trùng với hướng đổ tự nhiên. Cần phải tìm biện pháp hạn chế tốc độ đổ của cây để làm giảm sự phá hoại cây chừa cũng như không làm vỡ gỗ (cắt mở miệng sâu nhưng để bản lề lớn hoặc dùng phương tiện kéo trợ giúp mới được chặt). 4.1.2. Chuẩn bị chỗ làm việc. ™ Yêu cầu. - An toàn cho công nhân khi làm việc. - Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện các thao tác kỹ thuật được chuẩn xác để đạt năng suất lao động cao. ™ Nội dung. - Phát dọn xung quanh gốc cây chặt, dọn những chướng ngại vật (nếu có). - Chặt những dây leo còn sót lại sau khi luỗng phát. - Phát dọn đường tránh (hình 5 và hình 6). Hình 5: Chọn hướng tránh an toàn cho công nhân 17 Hình 6: Kỹ thuật phát dọn đường tránh - Những cây có bạnh vè nhỏ cần bắt bạnh vè (hình 7). - Những cây có bạnh vè quá lớn và cao phải bắc giàn (hình 8). Hình 7: Cắt bạnh vè trước khi hạ cây 18 Hình 8: Làm giàn trước khi chặt 4.1.3. Tiến hành hạ cây. ¾ Yêu cầu - Đảm bảo cho cây đổ đúng hướng đã chọn. - Tiết kiệm gỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng tái sinh chồi sau này. ¾ Kỹ thuật thực hiện ™ Mạch mở miệng - Hướng đổ được chọn về phía nào, cắt mạch mở miệng về hướng đó. Đối với những cây có đường kính d < 20cm mở miệng bằng một nhát cắt (hình 9-a), đối với những cây có đường kính 20cm < d < 50cm miệng mở hai nhát tạo thành hình tam giác (hình 9b), đối với cây có đường kính d > 50cm mở miệng bằng hai nhát song song (hình 9c). - Chiều sâu mạch mở miệng (b) phụ thuộc vào độ nghiêng của thân cây, độ lệch của tán lá. Đối với cây có tán lá cân đối b = (1/5 ÷ 1/4)d. Đối với cây nghiêng 50 ÷ 100 về hướng đã chọn chiều sâu mở miệng sâu b = (1/3 ÷ 1/2)d. Cây nghiêng ngược chiều với hướng chọn cắt mở miệng hình chữ nhật b = 1/5d dùng nêm sào đẩy, dùng thiết bị kéo, kích thủy lực hoặc nêm thủy lực để điều khiển hướng đổ. 19 H−íng ®æ H−íng ®æ a) A 1/3d 2÷4cm A C C 2÷4cm b) B B A A C C 2÷4cm 1/3d B (14÷13)d 1/8d (14÷13)d 4÷6cm (14÷13)d 1/3d 30° ÷4 0° H−íng ®æ c) Hình 9: Các kiểu cắt mở miệng: a – trường hợp cắt mở miệng bằng một nhát cưa; b - trường hợp cắt mở miệng hình tam giác ; c- trường hợp cắt mở miệng hình chữ nhật. ™ Tiến hành mạch cưa cắt gáy - Mạch cắt gáy tiến hành ở phía đối diện với mạch cắt mở miệng. - Để hạn chế tốc độ đổ của cây gỗ cần để lại một phần lõi gỗ giữa mạch cắt mở miệng và mạch cắt gáy gọi là bản lề có chiều rộng 2 ÷ 4 (cm). ™ Chiều cao gốc chặt Khoảng cách từ mặt đất đến mặt cắt gáy (h = 1/3d). Nếu quá khó khăn do địa hình mà có thể điều chỉnh chiều cao (h) cao hơn nhưng không quá 1/2d. Chiều cao gốc chặt càng thấp càng tốt vì nó tạo điều kiện cho việc tái sinh chồi, nhưng cũng phải cao bằng mạch trên của mạch mở miệng. ¾ Điều khiển cây đổ đúng hướng. - Khi cây bị nghiêng hoặc tán bị lệch về phía không trùng với hướng đổ đã chọn dùng nêm hoặc cáp kéo của máy kéo tới để lái cho đổ đúng hướng. - Dùng bản lề xoay có thể điều khiển được. Đây là phương pháp đơn giản thường dùng trong sản xuất (hình 10). - Dùng nêm thủy lực và kích thủy lực để điều khiển hướng đổ (hình 11) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng