Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khai thác giá trị văn hóa truyền thống của di tích và lễ hội tại chùa khmer ở tỉ...

Tài liệu Khai thác giá trị văn hóa truyền thống của di tích và lễ hội tại chùa khmer ở tỉnh sóc trăng trong phát triển du lịch

.PDF
80
643
127

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ- DU LỊCH TRẦN PHƯƠNG TÂM MSSV: 6106744 KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI TẠI CHÙA KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Người hướng dẫn: TS. ĐÀO NGỌC CẢNH Cần Thơ, tháng 11/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ- DU LỊCH TRẦN PHƯƠNG TÂM KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI TẠI CHÙA KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Cần Thơ, tháng 11/2013 LỜI CẢM ƠN  Trải qua gần bốn năm học tập dưới mái trường Đại học Cần Thơ đã trang bị cho em những vốn kiến thức, những kinh nghiệm, bài học quý báu làm hành trang bước vào tương lai. Đến năm cuối của bậc đại học em chọn đề tài “Khai thác giá trị văn hóa truyền thống của di tích và lễ hội tại chùa của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng trong phát triển du lịch” làm luận văn tốt nghiệp. Để có thể hoàn thành luận văn này trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô trong Khoa Khoa học xã hội và nhân văn – trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy cho em không chỉ những kiến thức chuyên ngành mà còn chia sẽ những kinh nghiệm sống, làm việc để em làm hành trang bước vào xã hội. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Đào Ngọc Cảnh - người thầy đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Ngoài ra, em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến cha, mẹ, bạn bè trong phòng 1 ký túc xá C6 đã ủng hộ và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn. Vì đây là lần đầu tiên nghiên cứu làm luận văn cũng như kiến thức và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô, bạn bè để luận văn được tốt hơn. Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy Cô luôn khỏe mạnh và thành công trong công việc. Xin trân trọng kính chào! Cần Thơ, tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Phương Tâm KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam có 54 dân tộc anh em sinh sống xen lẫn ở khắp mọi miền đất nước. Trãi qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau, chung sức chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc thiêng liêng. Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hóa riêng. Đây chính là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá cho Việt Nam trong tiến trình phát triển du lịch mà đặc biệt là du lịch văn hoá. Đồng bào Khmer Nam Bộ có nền văn hóa truyền thống mang đậm màu sắc bản địa và tôn giáo. Qua quá trình cộng cư lâu đời cùng với các dân tộc khác, đồng bào Khmer đã có sự giao thoa với văn hóa các dân tộc anh em, nhưng cơ bản vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc, những cốt cách, tinh hoa của dân tộc mình và trở thành một yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên sự đa dạng, phong phú cho vùng văn hóa Nam Bộ nói riêng và cho nền văn hóa Việt Nam nói chung. Sóc Trăng là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long và còn là nơi hội tụ của ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa với những nét văn hóa đa dạng, đặc sắc, có nhiều lễ hội, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái nghĩ dưỡng… Khmer là một trong các dân tộc sinh sống ở tỉnh Sóc Trăng, là một dân tộc gắn với Phật giáo Nam tông nên trong các phum, sóc của người Khmer đều có chùa để người dân đến thực hiện các nghi lễ tôn giáo và sinh hoạt cộng đồng. Đối với người Khmer, ngôi chùa mang một tình cảm sâu sắc vì chùa là nơi thờ Phật, nơi lưu giữ hài cốt của tổ tiên và điều mong ước của con người đang sống là khi mất đi được nhập tịch vào chùa để sống cuộc đời Phật pháp. Ngoài ra, ngôi chùa còn là nơi cử hành các cuộc lễ lớn. Vì thế, mỗi khi đến dịp diễn ra các lễ hội thì tỉnh Sóc Trăng thu hút rất đông du khách từ các tỉnh trong khu vực. Với nền văn hóa phong phú và đặc sắc của người Khmer, du lịch văn hóa là một trong những thế mạnh của tỉnh Sóc Trăng. Trong những năm qua, du lịch ở Sóc Trăng đã có nhiều bước tiến vượt bậc bằng việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer. Tuy nhiên, hiện nay du lịch Sóc Trăng vẫn chưa khai thác hết những giá trị văn hóa của người Khmer dù đây chính là tiềm năng của mình TRẦN PHƯƠNG TÂM (6106744) 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH trong phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Đồng thời, với ý muốn tìm hiểu sâu hơn và góp phần phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer trong tiến trình phát triển du lịch ở Sóc Trăng nên người viết quyết định chọn đề tài “Khai thác giá trị văn hóa truyền thống của di tích và lễ hội tại chùa Khmer ở tỉnh Sóc Trăng trong phát triển du lịch” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu những đặc trưng của di tích và lễ hội tại chùa của người Khmer ở Sóc Trăng và những giá trị có thể khai thác trong du lịch của tỉnh Sóc Trăng. Đánh giá thực trạng hoạt động của các di tích và lễ hội tại chùa trong du lịch. Đưa ra định hướng và giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả các di tích và lễ hội góp phần phát triển du lịch Sóc Trăng. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CÚU Đối tượng của đề tài là tập trung nghiên cứu di tích, lễ hội tại chùa của người Khmer Sóc Trăng. Trên cơ sở đó để đánh giá được thực trạng tổ chức, khai thác các lễ hội trong hoạt động bảo tồn và phát triển du lịch. Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào việc tìm hiểu và thu thập thong tin từ đó đưa ra nhận xet, đánh giá khách quan cho vấn đề khai thác các giá trị di tích, lễ hội tại chùa người khmer tỉnh Sóc Trăng. 4. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU Du lịch Sóc Trăng ngoài phát triển loại hình du lịch sinh thái, tỉnh còn rất chú trọng đến khả năng phát triển loại hình du lịch văn hóa. Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu về lễ hội ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng tuy nhiên đề tài nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về di tích, lễ hội tại chùa người Khmer ỏ Sóc Trăng là một đề tài chưa được nghiên cứu sâu và đề cặp nhiều. 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 5.1 Quan điểm lịch sử Khi nghiên cứu một đối tượng nào đó thì người nghiên cứu phải tìm hiểu nguồn góc lịch sử của đối tượng đó để thấy được sự thay đổi của nó về mặt thời gian và TRẦN PHƯƠNG TÂM (6106744) 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH không gian. Dựa trên quan điểm này người nghiên cứu sẽ có cái nhìn bao quát và xuyên suốt hơn về quá trình hình thành và phát triển của đối tượng nghiên cứu. Cụ thể ở đây chính là có thể dự đoán đươc hướng phát triển di tích,lễ hội tại chùa người Khmer Sóc Trăng. 5.2 Quan điểm tổng hợp Văn hóa chùa là sự tổng hợp của nhiều yếu tố: văn hóa tâm linh, tôn giáo, kiến trúc… và các yếu tố này không thể tách rời nhau mà luôn tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Do đó đòi hỏi người nghiên cứu phải đặt các yếu tố trong mối quan hệ tổng hợp. Tham khảo và tra cứu các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau để có cái nhìn tổng hợp vấn đề nghiên cứu. 5.3 Quan điểm lãnh thổ Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng đều có sự phân hóa không gian làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Xác đinh phạm vi lãnh thổ cần nghiên cứu là Sóc Trăng (chủ yếu là thành phố Sóc Trăng). 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1 Phương pháp phân tích tổng hợp thông tin, tư liệu Phương pháp này được sử dụng để phân tích, tổng hợp các tư liệu, thông tin liên quan đến đề tài từ các bài nghiên cứu trước đây, các sách, báo, tạp chí, các website… giúp chủ thể khái quát hóa các vấn đề nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra. 6.2 Phương pháp khảo sát thực tế Sử dụng phương pháp này để lấy số liệu, thông tin phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài, đồng thời để kiểm tra độ chính xác, để kết quả nghiên cứu được thuyết phục hơn. Đây là phương pháp đòi hỏi người làm nghiên cứu phải đi thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra. 6.3 Phương pháp phân tích số liệu thống kê Phương pháp này dựa trên số liệu thống kê từ cơ quan ban nghành, các bài nghiên cứu trước để phân tích đánh giá hiện trạng vấn đề. TRẦN PHƯƠNG TÂM (6106744) 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH 1.1.1 Khái niệm về du lịch Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến một sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên toàn cầu. Du lịch đã trở thành một nghành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và kinh tế du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới. Thực tế hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người. Trong thời kỳ cổ đại Ai Cập và Hy Lạp hoạt động du lịch mang tính tự phát, đó là các cuộc hành hương về đất thánh, các thánh địa, chùa chiền, các nhà thờ KiTô giáo. Tới thế kỷ thứ XVII, khi các cuộc chiến tranh kết thúc thời kỳ phục hưng ở các nước châu Âu bắt đầu, kinh tế xã hội phát triển nhanh, thông tin, bưu điện cũng như giao thông vận tải phát triển và thúc đẩy cho lịch sử phát triển mạnh mẽ. Mặc dù hoạt động du lịch hoạt động đã xuất hiện từ lâu nhưng cho đến ngày nay khái niệm du lịch vẫn chưa có sự thống nhất. Năm 1811 định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện ở Anh. “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lí thuyết và thực hành của cuộc hành trình với mục đích giải trí”. Theo TS. Trần Nhoãn, cho rằng: “Du lịch là một quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ so với quê hương không nhằm mục đích sinh lợi được tín bằng đồng tiền”. (Trích theo quyền “Văn hóa du lịch” xuất bản năm 2006). Theo Luật du lịch Việt Nam (năm 2005) qui định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên có của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoản thời gian nhất định”. TRẦN PHƯƠNG TÂM (6106744) 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1.2 Phân loại du lịch Du lịch là một lĩnh vực hoạt động đa dạng và phức tạp, dựa vào các nhân tố khác nhau có thể chia thành các loại hình riêng biệt. 1.1.3.1 Căn cứ vào mục đích chuyến đi  Du lịch thiên nhiên: hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời, thích thưởng thức phong cảnh đẹp và đời sống động thực vật hoang dã.  Du lịch văn hóa: thu hút những người có mối quan tâm chủ yếu là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật của điểm đến.  Du lịch giải trí: nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giản để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người.  Du lịch thể thao: thu hút những người đam mê thể thao để nâng cao thể chất, sức khỏe.  Du lịch công vụ: liên quan đến một nhóm nhỏ, ít người đi du lịch với cùng một mục đích chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó chỉ đối với riêng họ. Đây là sự kết hợp giữa du lịch với công việc.  Du lịch tôn giáo: thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo phái khác nhau.  Du lịch chữa bệnh: dành cho những người muốn cải thiện thể chất của mình, họ tìm đến các cơ sở chữa bệnh hoặc có điều kiện phục hồi sức khỏe.  Du lịch thăm hỏi: cho những người quay trở về nơi quê cha đất tổ tìm hiểu lịch sử nguồn gốc quê hương, dòng dõi gia đình, thăm người thân, bạn bè, dự lễ cưới, lễ hỏi…. 1.1.3.2 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ  Du lịch quốc tế: bao gồm du lịch quốc tế đến (là chuyến viếng thăm của những người từ các quốc gia khác) và du lịch ra nước ngoài (là chuyến đi của cư dân trong nước đến một nước khác). TRẦN PHƯƠNG TÂM (6106744) 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH  Du lịch trong nước: là chuyến đi của cư dân chỉ trong phạm vi quốc gia 1.1.3.3 Các cách phân loại khác  Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm đến du lịch: bao gồm du lịch biển, du lịch núi, du lịch thành phố, du lịch nông thôn.  Căn cứ vào phương tiện giao thông: bao gồm du lịch xe đạp và các phương tiện thô sơ, du lịch xe máy, du lịch tàu hỏa, du lịch tàu thủy, du lịch máy bay.  Căn cứ vào phương tiện lưu trú: bao gồm du lịch ở khách sạn, nhà trọ, bãi cắm trại và làng du lịch.  Căn cứ vào thời gian du lịch: bao gồm du lịch dài ngày và du lịch ngắn ngày.  Căn cứ vào lứa tuổi: bao gồm du lịch thiếu niên, du lịch thanh niên, du lịch trung niên và du lịch cao niên.  Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: bao gồm du lịch theo đoàn, du lịch gia đình và du lịch cá nhân.  Căn cứ vào phương thức bán sản phẩm: bao gồm du lịch trọn gói và du lịch từng phần. 1.1.3 Chức năng của du lịch 1.1.3.1 Chức năng xã hội Thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và tăng cường sức sống của nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng, nhờ có chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hoá giảm 20% (Crirosep, Dorin, 1981). Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất tốt đẹp như lòng TRẦN PHƯƠNG TÂM (6106744) 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH yêu lao động, tình bạn… Điều đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội. 1.1.3.2 Chức năng kinh tế Chức năng này của du lịch thể hiện ở sự liên quan mật thiết với vai trò của con người như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của xã hội. Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và được tổ chức hợp lý sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp. Một mặt nó góp phần vào việc phục hồi sức khoẻ cũng như khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt. Ngoài ra chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở khía cạnh khác. Đó là dịch vụ du lịch, một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, ngoại thương… và là cơ sở quan trọng, tạo đà cho nền kinh tế phát triển 1.1.3.3 Chức năng sinh thái Tạo môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hoá môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và hoạt động của con người. Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định đòi hỏi phải tối ưu hoá quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Lúc này đòi hỏi con người phải tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí. Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của các dòng khách du lịch và việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối liên quan gần gũi với nhau. TRẦN PHƯƠNG TÂM (6106744) 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1.3.4 Chức năng chính trị Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trò to lớn của nó như một nhân tố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Mỗi năm, hoạt động du lịch có những chủ đề khác nhau, như “Du lịch là giấy thông hành của hoà bình” (1967), “Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi người” (1983)… kêu gọi hàng triệu người quí trọng lịch sử, văn hoá và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc. 1.2 TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1.2.1 Khái niệm về tài nguyên du lịch Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với nhân tố con người và xã hội. Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên du lịch gắn liền với khái niệm du lịch. Theo Bùi Thị Hải Yến (Trong “Tài nguyên du lịch” xuất bản năm 2009) thì: “Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho nghành du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường”. Tài nguyên du lịch theo Pirojnik: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa- lịch sử và những thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế, kỹ thuật cho phép, chúng được dung để trực tiếp gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”. ( “Cơ sở TRẦN PHƯƠNG TÂM (6106744) 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH địa lý dịch vụ và du lịch” do Trần Đức Thanh và Nguyễn Thị Hải Biên dịch năm 1995). Theo Luật du lịch Việt Nam tại Khoản 4 Điều 4 chương 1 qui định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được dung nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là các yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. 1.2.2 Đặc điểm tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch có những đặc điểm chính sau đây:  Sự phân bố, mật độ của nguồn tài nguyên là cơ sở cần thiết để xác định tiềm năng và khả năng khai thác của tài nguyên du lịch đó.  Tài nguyên du lịch thường có tính mùa vụ nên dẫn đến việc khai thác các tài nguyên du lịch đó cũng mang tính mùa vụ.  Tính bất biến về mặt lãnh thổ của đa số các loại tài nguyên du lịch tạo nên sức hút đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng của nơi sở hữu, tập trung nguồn tài nguyên đó.  Vốn đầu tư tương đối thấp và chi phí sản xuất không cao cho phép xây dựng tương đối nhanh chóng cơ sở hạ tầng và mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội cũng như khả năng sử dụng độc lập từng loại tài nguyên.  Tài nguyên du lịch có tính sở hữu chung. 1.2.3 Phân loại tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch có thể chia làm hai nhóm:  Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố, các thành phần tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên, các quá trình biến đổi chung có thể được khai thác và sử dụng vào đời sống và sản xuất của con người. Tài nguyên tự nhiên gồm:  Địa hình TRẦN PHƯƠNG TÂM (6106744) 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH  Khí hậu  Nguồn nước  Sinh vật  Tài nguyên du lịch nhân văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách và có thể khai thác phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm:  Các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc  Các lễ hội  Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học  Các đối tượng văn hóa thể thao và hoạt động nhận thức khác 1.2.4 Vai trò của tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Các loại hình du lịch ra đời đều phải dựa trên cơ sở của tài nguyên du lịch. Tuy nhiên dựa vào nhu cầu hiện nay ngày càng đa dạng và phong phú của du khách mà các nhà hoạch định chiến lược du lịch có thể phát triển nhiều loại hình du lịch hơn tùy vào chiến lược kinh doanh cụ thể. Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành từ nhiều phân hệ nhưng trong đó tài nguyên du lịch giữ vai trò chủ yếu. Chính sự phong phú, đa dạng và đặc sắc của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú, đa dạng và hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng mang tính quyết định để tạo nên quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng mang tính quyết định để tạo quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả hoạt động của nơi tập trung tài nguyên du lịch đó. Tài nguyên du lịch chính là điểm chú ý đầu tiên của du khách khi họ quyết định thực hiện chiến đi nhằm thực mục đích thường thức tìm hiểu, cảm nhận giá trị của tài nguyên du lịch tại điểm đến bên cạnh các hoạt động vui chơi, ăn uống hay mua sắm. TRẦN PHƯƠNG TÂM (6106744) 10 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch. Các phân hệ của hệ thống lãnh thổ du lịch đều có mối quan hệ qua lại với nhau, trong đó tài nguyên du lịch quan trọng bậc nhất mang tính quyết định trong việc tổ chức phát triển du lịch vì các phân hệ khác khi muốn nghiên cứu quy hoạch, phát triển đều phải sao cho phù hợp với tài nguyên du lịch. 1.3 DI TÍCH VÀ LỄ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 1.3.1 Khái quát về di tích lịch sử văn hóa 1.3.1.1 Khái niệm Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học. (Theo luật Di sản văn hóa). Di tích lịch sử văn hóa chứa đựng những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa, kiến trúc của mỗi dân tộc. 1.3.1.2 Phân loại Theo qui định tại Điều 28 của Luật Di sản văn hóa, di tịch được phân loại như sau:  Di tích lịch sử: là di tích lưu niệm các sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân lien quan đến các giai đoạn lịch sử khác nhau.  Di tích kiến trúc nghệ thuật: là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc.  Di tích khảo cổ: là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật, đánh dấu các giai đoạn phát triển của các nền văn hóa cổ của loài người trên thế giới. Thường là các loại hình di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng.  Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học (Luật di sản năm 2003). TRẦN PHƯƠNG TÂM (6106744) 11 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.3.2 Khái quát về lễ hội 1.3.2.1 Khái niệm Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng động của dân cư. Lễ hội là dịp để mọi người thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên, những người có công với địa phương và đất nước, có lien quan đến những nghi lễ tôn giáo và tính ngưỡng. Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống có sức lôi cuốn đông người tham gia và thường bao gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội.  Phần lễ: mang tính lễ nghi thể hiện sự sùng bái, tôn kính. Lễ hay nghi lễ trong thờ cúng là những nghi thức được con người tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định, mang tính biểu trưng nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó với mong muốn sẽ nhận được những điều tốt lành mà con người thờ cúng.  Phần hội: thể hiện tính cộng đồng, là phần tổ chức chủ yếu với các trò chơi dân gian. 1.3.2.2 Nguồn gốc của lễ hội Việt Nam nằm trong vùng văn hóa phương Đông do vậy thuộc loại văn hóa gốc nông nghiệp điển hình. Ở loại hình này, các cư dân nông nghiệp phải sống định cư ở một vùng cụ thể, tiến hành gieo trồng, chăm sóc và chờ cho cây trồng lớn lên ra hoa kết quả rồi thu hoạch. Do nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc lớn vào thiên nhiên, nên họ ao ước được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, được thiên nhiên bảo hộ, cũng có lúc họ thần thánh hóa thiên nhiên. Chính vì lẽ đó trên khắp các miền ở nước ta đi đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp những lễ hội tưởng nhớ công ơn của các vị thần thiên nhiên như: Thần Nước, Thần Sông, Thần Biển….Do vậy cũng có thể nói rằng, phương thức sản xuất nông nghiệp là một trong các nguồn gốc của lễ hội dân gian Việt Nam. Lễ hội dân gian còn là loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần được hình thành và phát triển của dân tộc ta trong quá trình phát triển của lịch sử. Lễ hội là sự kiện để tôn vinh những hình tượng thiêng liêng, được suy tôn là những vị “Thần”những nhân vật được thần thánh hóa từ những anh hung có thật trong lịch sử dân tộc hay từ những người chữa bệnh giúp người, chống chọi với thiên nhiên, thú dữ… Do đó TRẦN PHƯƠNG TÂM (6106744) 12 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH lễ hội là dịp tưởng nhớ, lòng tri ân công đức của các vị Thần đối với cộng đồng, dân tộc. Thời gian tổ chức lễ hội cũng tùy thuộc vào tập quán và phương thức sinh hoạt riêng của từng vùng. Lễ hội ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và số ít vào mùa Thu đây là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông có thời gian nhàn rỗi sau mùa vụ sản xuất. 1.3.2.3 Phân loại lễ hội Lễ hội ở Việt Nam đa dạng, phong phú từ Bắc vào Nam nhưng thường được chia thành các loại chủ yếu sau:  Lễ hội liên quan đến các nhân vật lịch sử, các vị anh hùng dân tộc có công chống giặc ngoại xâm như: Hội Đền Hùng, Hội Đống Đa, Hội Đền An Dương Vương…  Lễ hội liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng: Lễ hội Bà Chúa Xứ, Lễ hội Yên Tử, Hội Phủ Giầy…  Lễ hội liên quan đến sinh hoạt cộng đồng: Lễ Kỳ Yên, Tết Nguyên Đán, Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Ok om boc… 1.3.3 Vai trò của di tích và lễ hội trong du lịch Di tích lịch sử - văn hóa là một yếu tố cơ bản của tài nguyên du lịch nhân văn nói chung và tài nguyên du lịch nói riêng. Chính các yếu tố về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật đã tạo nên một sức hút không nhỏ đối với du khách. Sự phong phú, đặc sắc về số lượng và chất lượng của các di tích đã góp phần tạo nên sự đa dạng về các loại hình trong du lịch, góp phần làm cho các hoạt động du lịch ngày càng phát triển phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội đều mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng. Lễ hội là tài nguyên quý giá, góp phần tạo nên những giá trị văn hóa đa dạng, phong phú và đặc sắc cho mỗi vùng miền. TRẦN PHƯƠNG TÂM (6106744) 13 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Các giá trị văn hóa lịch sử của lễ hội là nguồn tài nguyên quý giá để tổ chức triển khai các lọi hình du lịch tham quan, nghiên cứu chuyên đề lễ hội hoặc kết hợp với các loại hình du lịch khác. 1.4 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI KHMER ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Căn cứ vào điều kiện địa lý, lịch sử cư trú, có thể thấy người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long tập trung cư trú ở 3 vùng chính:  Vùng Trà Vinh hay còn gọi là vùng nội địa, là một trong những vùng cư trú cổ xưa nhất của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long.  Vùng ven biển Sóc Trăng - Bạc Liêu bao gồm một phần tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng và một phần trên của tỉnh Bạc Liêu.  Vùng ven biên giới Châu Đốc, Tri Tôn, Hà Tiên bao gồm vùng tứ giác Long Xuyên, vùng núi cao dọc biên giới Cam-pu-chia thuộc dãy Bảy núi và một số núi nhỏ khác như núi Sập, núi Ba Thê. Dưới tác động của nhiều yếu tố điều kiện địa lý môi sinh, lịch sử tộc người, trình độ phát triển kinh tế- xã hội, các loại hình kinh tế, sự phát triển dân số, sự phân bố dân cư, sự tác động của các tổ chức chính quyền nhà nước và mối quan hệ giữa dân tộc trong lịch sử…vv, nhìn một cách tổng quát, người Khmer đồng bằng sông Cửu Long có 5 hình thái cư trú chủ yếu là cư trú trên đất giồng, cư trú ven theo kênh và các con lạch nhỏ, cư trú dạng vành khăn ven chân núi, cư trú dọc theo trục lộ giao thông. Trước kia, người Khmer đồng bằng sông Cửu Long thường cư trú trong những phum, sóc thuần Khmer, nhưng hiện nay hiện tượng cư trú hỗn hợp các dân tộc là hình thái không còn chiếm ưu thế mà chỉ còn một tỉ lệ nhỏ. Ngày nay,hình thái cư trú hỗn hợp các dân tộc là hình thái chiếm ưu thế. Ở những vùng trọng điểm lúa, những sóc trên giồng xa đường giao thong và những sóc dọc theo các con rạch, hiện tượng cư trú hỗn hợp Khmer – Việt chiếm ưu thế, ít có người Hoa cư trú xen kẽ. Ngược lại, ở những điểm cư trú của người Khmer ven trục lộ giao thông, đặc biệt là ven các thị xã, TRẦN PHƯƠNG TÂM (6106744) 14 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH thị trấn thì hình thái cư trú hỗn hợp ba dân tộc Khmer – Việt – Hoa là phổ biến, trong đó Việt là cư dân chiếm tỷ lệ cao nhất. Tóm lại, tùy theo mỗi vùng môi sinh khác nhau mà mỗi vùng có những hình thái cư trú khác nhau để thích ứng với môi trường. Do đặc điểm của sự phân cư dân tộc, nên tính chất cư trú của người Khmer cũng khác nhau giữa các điểm cư dân với hai hình thái: thuần Khmer và hỗn hợp Khmer. 1.4.1 Đặc điểm sản xuất kinh tế của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long hầu hết là nông dân sống ở nông thôn, canh tác lúa nước (oryza sativa) là loại hình sản xuất chủ yếu. Nhờ làm ruộng từ xa xưa người Khmer đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật và tập quán trong việc sử dụng đất đai, làm thủy lợi, cày bừa đất, gieo mạ cấy lúa….gắn liền với những tàn dư tín ngưỡng và các nghi lễ nông nghiệp, làm cho nó mang sắc thái riêng của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong việc sử dụng các loại ruộng, dựa vào độ cao thấp của mặt đất, khả năng lưu trữ nước mưa trong một kì dài ngắn của lớp đất và tình trạng dễ bị ngập lụt của vị trí ruộng, người Khmer phân thành các ruộng: ruộng gò (sre tuôi), ruộng vừa (sre tùm niếp), ruộng rộc (sre lạt tô), ruộng lúa nổi (sre lơn tuwk) hay ruộng lúa xạ (sre pruơ), ruộng bưng trũng (sre chum rơn), ruộng rẫy (chằm ca). Để có thể lợi dụng những yếu tố tích cực của tự nhiên phục vụ cho sản xuất, người Khmer đã biết kết hợp hài hòa giữa 3 yếu tố quan trọng trong canh tác lúa nước là đất đai, khí hậu (lượng nước mưa) và giống lúa. Từ sự kết hợp của 3 yếu tố đó mà hình thành nên tập quán canh tác các vụ lúa khác nhau: lúa sớm, lúa mùa, lúa muộn và lúa nổi. Trong qui trình canh tác, có một số khâu, một số việc đòi hỏi cùng một lúc phải có sự tham gia của nhiều nguời để đảm bảo tính thời vụ. Từ yêu cầu này, người Khmer đã hình thành tập quán hợp tác lao động vần công đổi công (gio đai) trong một số công việc như: nhổ mạ (gio đai xơtul), cấy lúa (gio đai đôn), gặt lúa (gio đai chơ rút). TRẦN PHƯƠNG TÂM (6106744) 15 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Bên cạnh các tập quán hợp tác lao động, người nông dân Khmer cũng còn bảo lưu nhiều lễ nghi trong nông nghiệp, nhằm cầu nguyện cho mùa mưa mau tới, cho các vụ lúa được bội thu… Những nghi thức này đem lại cho họ niềm phấn khởi tin tưởng, trước khi bắt tay vào sản xuất. 1.4.2 Đặc điểm văn hóa vật chất của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long Cơ cấu cơ bản bữa ăn của người Khmer là cơm- rau- cá. Lương thực chính là gạo. Từ gạo nười Khmer biết chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cơm, cháo, xôi, bánh, rượu…., nhưng cơm và cháo là phổ biến hơn cả. Vào các dịp lễ tết, người Khmer làm nhiều loại bánh, như bánh tét, bánh ú, bánh chuối, bánh in…, đặc biệt bún nước lèo là món ăn ngon miệng được mọi người ưa thích, gồm bún làm từ bột gạo tẻ và nước lèo bằng cá lóc tán nhuyễn. Trong bữa ăn hàng ngày, thức ăn chủ yếu là các loại rau, bầu, bí và tôm cá được chế biến bằng cách nấu, luộc, xào, kho…. Thức ăn thường được nấu với gia vị và nước cốt dừa. Từ cá người Khmer cũng làm ra nhiều loại mắm và phơi khô, trong đó đặc biệt nhất là mắm bò hóc (prahốc) rất được người Khmer ưa dùng. Ngày nay, thường phục của người Khmer giống như thường phục của người Việt trong vùng. Trang phục truyền thống chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội. Ở lớp người lớn tuổi màu đen và màu trắng được ưa dùng, đàn ông thường mặc quần cộc, áo bà ba đen hay ở trần và quần âu, áo sơ mi trong lao động hay sinh hoạt thường ngày. Phụ nữ trong sinh hoạt thường ngày cũng mặc bộ bà ba đen, tóc búi gọn, đôi lúc quấn khăn rằn kẻ ô vuông. Trong các dịp lễ hội, phụ nữ thường mặc quần ống rộng màu đen với áo dài cũng màu đen, kín tà (chỉ xẻ một ít dưới hông) người Việt thường gọi là áo “tầm vông hay áo “cổ Ba Lai”. Cổ quấn khăn trắng vắt qua vai thành hai múi. Trong lễ hội thanh niên Khsát mer thường ưa thích loại áo sơ mi có màu sắc sặc sỡ và những lúc ở nhà họ cũng thường quán xà rông hay chăn dệt bằng tơ với áo sơ mi mỏng, bó sát người. Nhà ở của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long, nhìn chung cũng giống nhà người Việt, hầu hết là nhà nền đất mái lá. Nhà sàn Khmer còn lại rất ít vùng dọc biên TRẦN PHƯƠNG TÂM (6106744) 16 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH giới Cam- pu- chia hoặc lác đác còn lưu lại trong các chùa qua kiến trúc xa-la (nơi hội hợp của tín đồ, sư sãi), kiến trúc cốt (nơi ở của sư sãi) hay qua cách xây dựng các tóp samathi ( chòi tu thiếp). Nhà nền đất mái lá thông dụng của người Khmer có hai loại. Loại nhà cở nhỏ chỉ có hai mái, mái trước ngắn, mái sau dài và loại nhà lớn có hai mái chính, hai mái phụ. Bên trong nhà trang trí đơn giản: nửa phía trước, gian giữa là nơi tiếp khách, trên có bàn thờ Phật và thường có các tủ kính trưng bày những chiếc gối thêu đẹp mắt, hai bên là nơi ngủ của đàn ông; nưa phía sau chia thành hai buồng nhỏ dành cho phụ nữ. Sống ở vùng gần biển, nhiều sông, ngòi, kênh, lạch…, người Khmer sử dụng nhiều các phương tiện đi lại hay vận chuyển trên thủy, như xuồng ba lá, ghe tan bản, thuyền chạy mái gọi là “tắc ráng”, “đuôi tôm”. Đối với người Khmer, đặc biệt nhất là chiếc ghe “Ngo” thường được làm từ gỗ Sao, dài khoảng 30 mét, mũi ghe thường trang trí hình động vật như: ó biển, sư tử, hổ, voi…, có từ 20 đến 40 tay chèo. Ghe “Ngo” được cất giữ cẩn thận trong khuôn viên chùa và chỉ dùng để đua trong dịp lễ hội, đặc biệt là lễ Ok ombóc. Phương tiện vận chuyển trên bộ mang tính cổ truyền của người Khmer là chiếc xe bò mà có nơi (như vùng Bảy núi) thường có hai càng dài cong vút và được trạm trổ đẹp mắt. 1.4.3 Tổ chức xã hội Do những điều kiện riêng của lịch sử tộc người, cấu trúc xã hội nông thôn truyền thống của người Khmer gồm phum là đơn vị cư trú và tổ chức xã hội nhỏ nhất và sóc là đơn vị xã hội hoàn chỉnh nhất, trên phum.  Phum trước hết là đơn vị cộng đồng cư trú (có ít nhất từ một gia đình thường là từ 5- 7 gia đình, có khi đến 9- 10 gia đình) trên một khu đất nhất định. Thành viên của phum là những người có mối quan hệ huyết thống và mối quan hệ hôn nhân với nhau. Phum là đơn vị tự quản của người Khmer, việc quản lý, điều hành các công việc trong phum do các “Mê phum” (Mẹ phum) đứng ra đảm nhiệm, thường mê phum là người lớn tuổi, không nhất định phải là người già nhất. Mê phum cũng là người đại TRẦN PHƯƠNG TÂM (6106744) 17 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan