Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khai thác giá trị văn hóa chăm trong phát triển du lịch tỉnh an giang...

Tài liệu Khai thác giá trị văn hóa chăm trong phát triển du lịch tỉnh an giang

.PDF
95
320
140

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ - DU LỊCH  ***  LÊ BÍCH LY KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Cần Thơ, Tháng 12/2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ - DU LỊCH  ***  LÊ BÍCH LY MSSV: 6106679 KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Ngƣời hƣớng dẫn: CN. CAO MỸ KHANH Cần Thơ, Tháng 12/2013 KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG LỜI CẢM ƠN  Lời đầu tiên cho con xin gửi đến ba, mẹ những bậc sinh thành đã dạy dỗ và nuôi con khôn lớn, các anh chị trong gia đình, đã luôn ủng hộ, tạo đầy đủ điều kiện để con đƣợc học tập, đƣợc bƣớc vào cánh cổng của trƣờng Đại học và hoàn thành khóa học của mình. Xin chân thành cảm ơn cô Cao Mỹ Khanh, giảng viên Bộ môn Lịch sử Địa lý & Du lịch, Khoa Khoa học xã hội & nhân văn, trƣờng Đại học Cần Thơ đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài để em có thể hoàn thành tốt luận văn này. Thành thật biết ơn quý Thầy cô trong trong Bộ môn Lịch sử - Địa lý & Du lịch, cùng toàn thể giảng viên trƣờng Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức cũng nhƣ những kinh nghiệm quý báu cho em trong những năm vừa qua. Nhờ đó em có thể vận dụng những kiến thức đã học đƣợc để thực hiện tốt đề tài luận văn này. Chân thành cảm ơn Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh An Giang đã tận tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin cần thiết để em có thể hoàn thành đề tài. Trong quá trình làm đề tài, em cũng đã tham khảo nhiều tài liệu, kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Em xin chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức và các tác giả đã dẫn trong bài luận văn này. Bên cạnh những nổ lực và phấn đấu của bản thân mình, em còn nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn lớp Du lịch K36 thông qua việc trao đổi thông tin, sƣu tầm, thu thập những tài liệu liên quan đến đề tài luận văn của mình. Do năng lực, trình độ và thời gian còn nhiều hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế cần điều chỉnh. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô cùng các bạn sinh viên để em có thể hoàn thiện bài viết đƣợc tốt hơn. Cuối cùng xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt đến quý Thầy, Cô cùng tất cả các bạn sinh viên lớp Du lịch K36. Chân thành cám ơn! Cần Thơ, ngày 01 tháng 12 năm 2013 Sinh viên thực hiện LÊ BÍCH LY LÊ BÍCH LY (6106679) Trang i LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long SỞ VHTT&DL: Sở văn hóa – thể thao và du lịch TNDLNV: Tài nguyên du lịch nhân văn TNDLVH: Tài nguyên du lịch văn hóa UBND: Ủy ban nhân dân LÊ BÍCH LY (6106679) Trang ii LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2 4. Thực trạng vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 2 5. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................................. 3 5.1 Quan điểm lịch sử, viễn cảnh ................................................................................. 3 5.2 Quan điểm lãnh thổ ................................................................................................ 3 5.3 Quan điểm tổng hợp ............................................................................................... 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................... 4 6.1 Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin ................................................................ 4 6.2 Phƣơng pháp khảo sát thực địa............................................................................... 4 6.3 Phƣơng pháp phỏng vấn ......................................................................................... 4 PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................... 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ VĂN HÓA ...................................... 5 1.1 Một số vấn đề chung về du lịch .............................................................................. 5 1.1.1 Khái niệm du lịch ................................................................................................ 5 1.1.2 Khách du lịch ...................................................................................................... 6 1.1.3 Các loại hình du lịch ........................................................................................... 7 1.1.4 Sản phẩm và thị trƣờng du lịch............................................................................ 7 1.1.5 Tài nguyên du lịch .............................................................................................. 8 1.2 Văn hóa ................................................................................................................. 9 1.2.1 Định nghĩa văn hóa ............................................................................................. 9 1.2.2 Phân loại văn hóa .............................................................................................. 10 1.2.3 Các đặc trƣng của văn hóa ................................................................................ 11 1.2.4 Chức năng của văn hóa ..................................................................................... 12 1.2.5 Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch ................................................................. 13 1.3 Du lịch văn hóa .................................................................................................... 14 1.3.1 Khái niệm du lịch văn hóa................................................................................. 14 1.3.2 Tài nguyên du lich văn hóa ............................................................................... 14 LÊ BÍCH LY (6106679) Trang iii LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG 1.3.3 Một số loại hình du lịch văn hóa ....................................................................... 17 1.4 Thực tiễn khai thác các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch của một số nƣớc trên Thế giới và Việt Nam ......................................................................................... 18 Chƣơng 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM Ở TỈNH AN GIANG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ...................................................... 20 2.1 Khái quát về tỉnh An Giang.................................................................................. 20 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................ 20 2.1.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 20 2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................. 22 2.1.4 Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh An Giang....................................................... 23 2.2 Ngƣời Chăm ở tỉnh An Giang .............................................................................. 23 2.2.1 Tên gọi và tên tự gọi ......................................................................................... 23 2.2.2 Quá trình định cƣ .............................................................................................. 25 2.2.3 Phân bố dân cƣ .................................................................................................. 27 2.2.4 Đặc điểm kinh tế, xã hội.................................................................................... 28 2.2.4.1 Đặc điểm kinh tế ............................................................................................ 28 2.2.4.2 Đặc điểm xã hội ............................................................................................. 29 2.3 Văn hóa của ngƣời Chăm Islam ở An Giang ........................................................ 31 2.3.1 Văn hóa vật chất: .............................................................................................. 31 2.3.1.1 Nhà ở ............................................................................................................. 31 2.3.1.2 Trang phục ..................................................................................................... 32 2.3.1.3 Phƣơng tiện di chuyển .................................................................................... 35 2.3.1.4 Kiến trúc ........................................................................................................ 35 2.3.2 Văn hóa tinh thần .............................................................................................. 37 2.3.2.1 Tôn giáo ......................................................................................................... 37 2.3.2.2 Lễ hội............................................................................................................. 38 2.3.2.3 Ẩm thực ......................................................................................................... 40 2.3.2.4 Nghề truyền thống.......................................................................................... 42 2.3.2.5 Phong tục tập quán ......................................................................................... 43 2.3.2.6 Chữ viết ......................................................................................................... 49 2.3.2.7 Văn hóa, văn nghệ .......................................................................................... 50 2.4 Những nhân tố tác động đến việc khai thác giá trị văn hóa Chăm ......................... 51 2.4.1 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật......................................................................... 51 LÊ BÍCH LY (6106679) Trang iv LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG 2.4.2 Chính sách ........................................................................................................ 52 2.4.3 Nguồn nhân lực................................................................................................. 53 2.4.4 Sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng ............................................................. 54 2.4.5 Công tác đầu tƣ, xúc tiến ................................................................................... 54 2.5 Hiện trạng khai thác giá trị văn hóa Chăm trong hoạt động du lịch tỉnh An Giang .................................................................................................................................. 55 2.5.1 Loại hình du lịch ............................................................................................... 55 2.5.2 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật......................................................................... 57 2.5.3 Nguồn nhân lực................................................................................................. 58 2.5.4 Chính sách địa phƣơng ...................................................................................... 59 2.6 Đánh giá chung hiện trạng khai thác giá trị văn hóa Chăm trong hoạt động du lịch tỉnh An Giang ............................................................................................................ 60 Chƣơng 3: NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG ........ 62 3.1 Định hƣớng bảo tồn và khai thác giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang ................................................................................................................... 62 3.1.1 Định hƣớng bảo tồn .......................................................................................... 62 3.1.2 Định hƣớng khai thác ....................................................................................... 64 3.1.2.1 Định hƣớng về sản phẩm du lịch .................................................................... 64 3.1.2.2 Định hƣớng thị trƣờng khách ......................................................................... 64 3.1.2.3 Định hƣớng về không gian du lịch.................................................................. 65 3.1.2.4 Định hƣớng về khai thác tour, tuyến............................................................... 65 3.2 Các giải pháp ....................................................................................................... 66 3.2.1 Giải pháp bảo tồn .............................................................................................. 66 3.2.2 Giải pháp phát triển sản phẩm đặc trƣng ........................................................... 66 3.2.3 Giải pháp phát triển loại hình du lịch................................................................. 67 3.2.4 Giải pháp phát triển tour, tuyến điểm ................................................................ 68 3.2.5 Giải pháp quy hoạch và đầu tƣ cơ sở hạ tầng..................................................... 69 3.2.6 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ..................................................................... 69 3.2.7 Giải pháp xúc tiến, quảng bá hình ảnh ............................................................... 70 3.2.8 Giải pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng ....................... 70 3.2.9 Một số giải pháp khác ....................................................................................... 71 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73 1. Kết quả đạt đƣợc .................................................................................................... 73 LÊ BÍCH LY (6106679) Trang v LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG 2. Ý kiến đề xuất........................................................................................................ 73 3. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 75 PHẦN PHỤ LỤC ...................................................................................................... 76 Phụ lục 1: Hình ảnh tham khảo .................................................................................. 76 Phụ lục 2: Tham khảo một số tour khai thác văn hóa Chăm trong hoạt động du lịch tỉnh An Giang ............................................................................................................ 82 LÊ BÍCH LY (6106679) Trang vi LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, cuộc sống của con ngƣời ngày càng đƣợc cải thiện và hiện đại hóa hơn thì nhu cầu đƣợc hƣởng thụ của con ngƣời cũng tăng lên đáng kể và xu hƣớng trở về với cội nguồn, tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc là một nhu cầu thiết yếu. Là một nƣớc ở vùng nhiệt đới với nhiều cảnh quan và hệ sinh thái điển hình, với một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, với nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc của 54 dân tộc anh em, Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú và đặc sắc bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn trong đó nhiều tài nguyên có giá trị đặc biệt. Đây là tiền đề có giá trị quan trọng để phát triển du lịch ở nƣớc ta. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và An Giang nói riêng là nơi cƣ trú của nhiều dân tộc, trong đó có ngƣời Chăm. Quá trình hình thành cộng đồng ngƣời Chăm ở An Giang là quá trình ngƣời Chăm cùng chung sống với ngƣời Việt và các dân tộc khác trong nhiều hoàn cảnh lịch sử khác nhau, góp công vào việc khai phá, sản xuất và đấu tranh ở vùng đất này. Trong suốt quá trình sinh sống và phát triển ở vùng đất An Giang, ngƣời Chăm đã tạo cho mình một cuộc sống mới, một sắc thái văn hóa đặc trƣng, nền văn hóa Chăm ấy đã giao hòa, gắn kết với các nền văn hóa khác, góp phần hình thành nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa của ngƣời Chăm đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và đặc sắc vào nét văn hóa dân cƣ của ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh An Giang và là một nguồn tài nguyên quý giá cho phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang. Ngƣời Chăm ở An Giang theo Hồi giáo chính thống nên về văn hóa có phần khác hơn so với ngƣời Chăm ở vùng Ninh Thuận – Bình Thuận. Theo thống kê hiện nay, số lƣợng ngƣời Chăm Hồi giáo ở An Giang khoảng 14 nghìn ngƣời, chủ yếu sống xen kẽ với các làng, xã của ngƣời Kinh và quần tụ thành những plây (làng, xã), nơi đây hiện đã và đang đƣợc các công ty du lịch đƣa vào khai thác và hình thành những điểm tham quan, những tour du lịch homestay để phục vụ du khách trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh đó, với những phong tục tập quán, lễ hội truyền thống nhƣ Ramadam, Hatgi (Roya Hadji), nghi lễ vòng đời của họ, hình ảnh của những Thánh đƣờng Hồi giáo, những làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, văn hóa ẩm thực,... là những giá trị văn hóa vô cùng đặc sắc cần đƣợc giữ gìn, bảo tồn và khai thác. Nhƣng nhìn chung, việc khai thác văn hóa Chăm trong du lịch vẫn chƣa đi vào chiều sâu, các sản phẩm du lịch còn khá đơn điệu, công tác tuyên truyền xúc tiến du lịch vẫn chƣa đƣợc mạnh mẽ, các tƣ liệu nghiên cứu về văn hóa Chăm vẫn còn nhiều hạn chế. Phát triển du lịch văn hóa nói chung và văn hóa Chăm nói riêng không chỉ đơn thuần là khai thác các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà đi kèm theo đó là những dịch vụ phụ trợ khác để tạo nên một sản phẩm du lịch văn hóa hoàn chỉnh sao cho vừa bảo vệ đƣợc giá trị truyền thống đang khai thác, vừa tạo điều kiện thuận lợi, thoải mái cho khách du lịch tham quan. Do đó, em chọn vấn đề "Khai thác giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du LÊ BÍCH LY (6106679) Trang 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG lịch tỉnh An Giang" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. Hy vọng là đề tài này có thể góp phần cung cấp thêm thông tin, từ đó có sự quan tâm, đầu tƣ phát triển xứng đáng với tiềm năng hiện tại. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu giá trị văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho sự phát triển du lịch tỉnh An Giang. Từ đó, tạo ra sản phẩm đa dạng để giới thiệu văn hóa Chăm đến ngƣời dân trong nƣớc cũng nhƣ bạn bè quốc tế. Đồng thời, góp phần vào hoạt động duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của ngƣời Chăm. Cụ thể trong đề tài này là khai thác giá trị văn hóa của ngƣời Chăm để đƣa vào phục vụ và phát triển cho du lịch tỉnh An Giang. Mục tiêu cụ thể là: - Nghiên cứu những giá trị văn hóa tiêu biểu của ngƣời Chăm ở tỉnh An Giang. - Tiềm năng và hiện trạng khai thác giá trị văn hóa Chăm vào hoạt động du lịch. - Đƣa ra những đề xuất và kiến nghị để khai thác các giá trị văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch tỉnh An Giang. 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là văn hóa vật chất và tinh thần của ngƣời Chăm ở tỉnh An Giang và đặc biệt là vấn đề khai thác các giá trị văn hóa ấy vào trong phát triển du lịch của tỉnh nhà. Do đối tƣợng nghiên cứu đã xác định rõ nên không gian trong phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài là ngƣời Chăm ở các làng Chăm tại tỉnh An Giang. Cụ thể là làng Chăm Châu Giang và làng Chăm Phũm Soài thuộc phƣờng Châu Phong, thị xã Tân Châu. Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013. 4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Văn hóa Chăm là một mảng đề tài rộng đã đƣợc nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc nghiên cứu, tìm hiểu và cho ra nhiều tác phẩm. Theo thống kê của Nguyễn Hữu Thông và các tác giả của Phân viện nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung (có thể là chƣa hoàn toàn đầy đủ) thì đã có đến 2.278 công trình nghiên cứu, bài viết khoa học về văn hóa Chăm của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Công trình mang tính chất dân tộc học đầu tiên về ngƣời Chăm đƣợc Alubussiere viết năm 1880 "Ranpportsur Les chám et lé Malais de l'arrondis Semet" đã đề cập đến nếp sống của ngƣời Chăm (và ngƣời Mã Lai) ở Châu Đốc dƣới tác động của đạo Islam. Từ những năm 50 đến năm 1975, các tác giả trong nƣớc nhƣ Bố Thuận, Nghiêm Thầm, Dohamide, Nguyễn văn Luận,... rất quan tâm đến cộng đồng ngƣời Chăm ở Nam Bộ (Châu Đốc, Tây Ninh, Sài Gòn), các bài viết về các mặt phong tục tập quán, tín ngƣỡng tôn giáo đã đƣợc đăng tải trên các tạp chí Bách Khoa, Tập san Sử - Địa, Văn hóa Nguyệt San đƣợc xuất bản tại Sài Gòn trƣớc năm 1975. Mặc dù, những chuyên khảo liên quan đến ngƣời Chăm ở Nam Bộ cụ thể ở An Giang do các tác giả LÊ BÍCH LY (6106679) Trang 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG Việt Nam viết đƣợc xuất bản dƣới dạng sách còn khá hiếm hoi. Tuy nhiên, chúng ta đƣợc biết đến công trình của Nguyễn Văn Luận đã giới thiệu một cách toàn diện về ngƣời Chăm ở Nam Bộ trong nếp sinh hoạt, tập tục gia đình và đời sống tôn giáo của họ qua nghiên cứu "Ngƣời Chăm Hồi giáo miền tây Nam phần Việt Nam". Với bài viết "Ngƣời Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long" của Phan Văn Dốp, Nguyễn Việt Cƣờng đã phần nào giới thiệu sơ lƣợc nét hoạt động buôn bán trao đổi, nghề dệt thủ công, đánh cá nƣớc ngọt và nông nghiệp ngƣời Chăm ở An Giang. Bên cạnh đó, chúng ta phải kể đến công trình nghiên cứu rất có giá trị của Lâm Tâm "Một số tập tục ngƣời Chăm ở An Giang", do chi hội Văn nghệ dân gian và Hội văn nghệ Châu Đốc xuất bản năm 1993. Với tác phẩm này, nguồn gốc, đặc điểm, tập tục, sinh hoạt văn hóa và tín ngƣỡng của ngƣời Chăm ở An Giang đƣợc tác giả khái quát một cách toàn diện. Ngoài ra còn phải kể đến nhiều luận án tốt nghiệp Cao học, Đại học chọn đề tài nghiên cứu về ngƣời Chăm và văn hóa Chăm. Nhìn chung, các tác giả này chỉ nghiên cứu trong phạm trù văn hóa của ngƣời Chăm chứ chƣa đƣa vấn đề nghiên cứu này để khai thác vào trong lĩnh vực du lịch. Vì vậy, việc thực hiện đề tài "Khai thác giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang" để góp phần cung cấp thêm những kiến thức về những giá trị văn hóa của ngƣời Chăm cũng nhƣ việc khai thác và sử dụng những giá trị ấy vào hoạt động du lịch là một đề tài khá lý thú. Trong thời gian tới, tôi hy vọng có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này hơn nữa để tạo ra nhiều tài liệu tham khảo cung cấp cho bạn đọc sau này. 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 5.1 Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Quan điểm lịch sử: Các giá trị văn hóa đƣợc sản sinh luôn gắn liền với quá trình lịch sử lâu dài nên trong quá trình nghiên cứu không thể tách rời với lịch sử hình thành và phát triển của nó. Các quá trình lịch sử bao gồm: nguồn gốc hình thành, quá trình định cƣ, lao động sản xuất, tôn giáo,... Qua đó, cho thấy đƣợc những nét tƣơng đồng và khác biệt với văn hóa giữa ngƣời Chăm ở An Giang với cộng đồng ngƣời Chăm ở những nơi khác với sự tác động của điều kiện kinh tế, xã hội. Trong quá trình định cƣ lâu dài của ngƣời Chăm ở tỉnh An Giang, sự gắn kết sâu sắc của họ đối với những giá trị văn hóa truyền thống nơi quê nhà, cùng những biến động thay đổi của Tỉnh An Giang đều có những tác động trực tiếp hay gián tiếp các yếu tố văn hóa của ngƣời Chăm tại đây. Quan điểm viễn cảnh: Với cách tiếp cận này, nhằm cung cấp thêm thông tin, gia tăng sự hiểu biết về các yếu tố văn hóa đặc sắc của ngƣời Chăm tại An Giang và đề xuất các giải pháp, kinh nghiệm nhằm đƣa các giá trị văn hóa đó vào khai thác trong du lịch tỉnh. Đồng thời, đƣa ra những định hƣớng phát triển, bảo tồn, khái thác hợp lí nguồn tài nguyên du lịch quý giá này góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội địa phƣơng. 5.2 Quan điểm lãnh thổ Do yếu tố lịch sử, điều kiện sống khác nhau mà có dân tộc cƣ trú ở nơi này hay nơi khác, đồng bằng hay miền núi xa xôi,... và ngƣời Chăm An Giang cũng vậy. Vì những yếu tố lịch sử khác nhau đã làm cho ngƣời Chăm phải xa quê hƣơng vào tận LÊ BÍCH LY (6106679) Trang 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG vùng đất phía Nam để định cƣ và lập nghiệp, trong đó có tỉnh An Giang. Dựa vào quan điểm này, giúp chúng ta có thể tìm hiểu về giá trị văn hóa khác nhau của mỗi tộc ngƣời. Xác định rõ phạm vi lãnh thổ cần nghiên cứu là Tỉnh An Giang, chủ yếu là những nơi có đông đảo ngƣời Chăm sinh sống gồm làng Chăm Châu Giang, làng Chăm Phũm Soài thuộc phƣờng Châu Phong, thị xã Tân Châu nhằm khai thác đƣợc hoàn chỉnh và trọn vẹn những điểm tham quan trong nét văn hóa của ngƣời Chăm tỉnh An Giang. 5.3 Quan điểm tổng hợp Văn hóa luôn gắn liền với lễ hội, phong tục tập quán, tín ngƣỡng, tôn giáo,... Vì thế khi nghiên cứu vấn đề "Khai thác giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang" cần chú ý đến quan điểm này. Vận dụng quan điểm này để tìm hiểu các giá trị văn hóa vật chất lẫn tinh thần của cộng đồng ngƣời Chăm nơi đây trong phát triển du lịch. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1 Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin Thu thập và tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: sách, báo, internet, các báo cáo chuyên đề, số liệu thống kê,... để làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Sau đó tiến hành chon lọc, xử lý thông tin cần thiết, phù hợp theo nội dung đề tài nghiên cứu. Từ đó, tiến hành tổng hợp, phân tích nhằm chọn lọc, kiểm nghiệm tính hợp lí và chính xác của thông tin và sắp xếp đƣa thông tin vào bài viết theo một trật tự nhất định nhằm đảm bảo sự hợp lý và tính khoa học của luận văn. Từ các thông tin đƣợc đƣa ra, sau tiến hành phân tích, suy luận, đƣa ra những nguyên nhân, giải pháp cho các vấn đề của đề tài. 6.2 Phƣơng pháp khảo sát thực địa Đây là phƣơng pháp quan trọng, mang tính xác thực, hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Việc trực tiếp có mặt tại các làng Chăm, các điểm văn hóa của ngƣời Chăm giúp cung cấp một cách chính xác giá trị của tài nguyên, hiểu đƣợc các những khía cạnh khác nhau của thực tế. Quá trình nghiên cứu thực tế tạo điều kiện để kiểm chứng, xác minh, đối chiếu, bổ sung nhiều thông tin cần thiết, quan trọng mà các phƣơng pháp khác có thể không cung cấp trọn vẹn. 6.3 Phƣơng pháp phỏng vấn Các đối tƣợng điều tra, tham khảo ý kiến là những cán bộ chuyên trách về vấn đề dân tộc tại tỉnh và chính những ngƣời Chăm tại tỉnh An Giang. Mỗi đối tƣợng đều có những quan điểm, mong muốn, nhu cầu và điều kiện khác nhau đƣa đến những ý kiến đóng góp đa dạng từ nhiều góc độ. Việc điều tra khảo sát sẽ góp phần cung cấp những thông tin hữu ích và xác thực về các mặt đời sống, văn hóa, giáo dục, phong tục tập quán,... Tác giả trực tiếp đến những điểm văn hóa của ngƣời Chăm để khảo sát thực tế, liên hệ trực tiếp ban quản lí những nơi đó, phỏng vấn những ngƣời Chăm lớn tuổi,... nhằm có những thông tin, hƣớng dẫn mang tính chính xác và thực tế. LÊ BÍCH LY (6106679) Trang 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ VĂN HÓA 1.1 MỘT SỐ VẦN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH 1.1.1 Khái niệm du lịch Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì du lịch đã trở thành một hiện tƣợng phổ biến và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thế nào là du lịch xét từ góc độ của ngƣời đi du lịch và bản thân ngƣời làm du lịch thì cho đến nay giữa những nhà nghiên cứu hoặc những ngƣời hoạt động trên lĩnh vực này ở Việt Nam và các nƣớc trên thế giới đều chƣa có một khái niệm thống nhất nào về du lịch. Và đã có rất nhiều các khái niệm khác nhau về vấn đề này. Thuật ngữ "du lịch" đƣợc bắt nguồn từ tiếng Pháp "le tour" là đi vòng quanh, đi dạo chơi. Theo Tổ Chức Du lịch Thế Giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những ngƣời du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn cũng nhƣ mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhƣng không quá một năm, ở bên ngoài môi trƣờng sống định cƣ; nhƣng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trƣờng sống khác hẳn nơi định cƣ. Tuyên bố La Hay (Hà Lan) về du lịch cũng đã nêu: “Du lịch là một hoạt động cốt yếu của con ngƣời và xã hội hiện đại. Bởi lẽ du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con ngƣời, đồng thời là phƣơng tiện giao lƣu trong mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời”. Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch tại Canada (1991) đã đƣa ra định nghĩa: "Du lịch là các hoạt động của con ngƣời đi tới một nơi ngoài nơi ở thƣờng xuyên của mình trong một khoảng thời gian ít hơn thời gian đƣợc các tổ chức du lịch quy định trƣớc, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm". Bên cạnh đó theo điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam đƣợc Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI thì “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Nhƣ vậy, có thể thấy du lịch là một hoạt động đa dạng có liên quan đến hoạt động của cá nhân hoặc một nhóm ngƣời. Du lịch có liên quan đến sự di chuyển, tham quan, lƣu trú, vui chơi, giải trí và không nhằm mục đích để kiếm tiền tại nơi đến. Ngày nay, ngƣời ta cũng đã thống nhất rằng về cơ bản tất cả các hoạt động di chuyển của LÊ BÍCH LY (6106679) Trang 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG con ngƣời ở trong hay ngoài nƣớc, ngoại trừ việc đi cƣ trú chính trị, đi tìm việc làm và đi xâm lƣợc đều mang ý nghĩa du lịch. 1.1.2 Khách du lịch Trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, thì đối tƣợng "khách du lịch" là nhân tố quyết định đến mọi hoạt động và phát triển của ngành du lịch. Khách du lịch đƣợc coi là yếu tố trung tâm trong hoạt động du lịch. Nếu không có khách du lịch thì các nhà kinh doanh du lịch không thể kinh doanh đƣợc, không có khách du lịch thì hoạt động của các nhà kinh doanh du lịch sẽ trở nên vô nghĩa. Nếu xét theo góc độ của thị trƣờng thì "khách du lịch" chính là yếu tố "cầu thị trƣờng" và ngƣợc lại thì các nhà kinh doanh du lịch chính là yếu tố "cung thị trƣờng". Có thể hiểu đơn giản rằng: khách du lịch (du khách) là ngƣời đi du lịch. Tuy nhiên, để hiểu rõ khách du lịch với những đối tƣợng khác, một số tác giả đã đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: Lozep Stander (nhà kinh tế học ngƣời Áo) cho rằng: khách du lịch là hành khách xa hoa, ở lại theo ý thích ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên để thõa mãn nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế. Odgilvi (nhà kinh tế học ngƣời Anh) cũng nêu: Để trở thành khách du lịch phải có hai điều kiện: (1) Đi xa nhà trong thời gian dƣới 1 năm; (2) Phải chi tiêu tại nơi nghỉ lại bằng tiền kiếm đƣợc ở nơi khác. Hội nghị của Tổ chức du lịch quốc tế họp tại Roma (1968) cũng đã xác định: "Bất cứ ai ngủ một đêm tại nơi không phải nhà của mình và mục đích chính của cuộc hành trình không nhằm kiếm tiền đều đƣợc coi là khách du lịch". Trong Pháp lệnh du lịch của Việt Nam ban hành năm 1999 có nói: "Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm viêc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến". Sau khi đã nhận thức về định nghĩa khách du lịch thì việc phân loại khách du lịch có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là điều kiện cho việc nghiên cứu, thống kê các chỉ tiêu về du lịch. Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam ban hành năm 1999 thì khách du lịch bao gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. + Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài thƣờng trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. + Khách du lịch quốc tế: là ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam ra nƣớc ngoài du lịch. Ngoài ra còn có cách phân loại khác nhƣ: phân loại theo nguồn gốc dân tộc, phân loại theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, phân loại khách theo khả năng thanh toán,... Việc phân loại khách du lịch một cách đầy đủ, chính xác sẽ tạo tiền đề cho việc hoạch định các chiến lƣợc, chính sách kinh doanh từ đó việc kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. LÊ BÍCH LY (6106679) Trang 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG 1.1.3 Các loại hình du lịch Dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành nhiều loại hình khác nhau. Khi phân loại các loại hình du lịch, thƣờng dựa vào các tiêu chí nhƣ: căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi, căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi, căn cứ vào đối tƣợng khách du lịch, căn cứ vào phƣơng tiện giao thông sử dụng, căn cứ vào thời gian du lịch, căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến và căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch. Nhƣng vì đề tài chỉ tập trung vào du lịch văn hóa nên tôi xin làm rõ tiêu chí căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch. Với tiêu chí này, ngƣời ta phân du lịch thành những loại sau: + Du lịch tham quan: Nhằm thỏa mãn nhu cầu đi xem những phong cảnh đẹp, hƣởng niềm vui đƣợc hiểu về đất nƣớc, con ngƣời, sản vật tại nơi tham quan. Tham quan thƣờng đi đôi với giải trí, làm cho đầu óc thêm thoải mái, yêu đời,... Đây là hình thức du lịch chủ yếu hiện nay. + Du lịch nghỉ nghơi, giải trí: nhằm thay đổi môi trƣờng sống, thoát khỏi công việc hàng ngày để nghỉ ngơi, thƣ giãn, phục hồi thể lực và tinh thần. + Du lịch chữa bệnh: khách đi du lịch nhằm mục đích chữa bệnh về thể xác lẫn tinh thần, gắn liền với các cơ sở chữa bệnh, phục hồi sức khỏe nhƣ suối nƣớc khoáng, nƣớc nóng, nơi có khí hậu mát mẻ, khung cảnh thiên nhiên,.... + Du lịch thể thao: khách đi du lịch tham gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao (leo núi, săn bắn, trƣợt tuyến,....) hoặc để xem các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, thế vận hội. + Du lịch công vụ: mục đích của loại hình này nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó. Khách đi du lịch kết hợp giữa du lịch và công việc nhƣ đàm phán, giao dịch, tìm hiểu thị trƣờng, nghiên cứu cơ hội đầu tƣ, dự hội nghị,... + Du lịch tôn giáo: khách du lịch thực hiện các chuyến du lịch chủ yếu để hành lễ về nơi linh thiêng nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngƣỡng đặc biệt của những ngƣời theo những đạo giáo khác nhau. + Du lịch thăm hỏi (thăm viếng ngƣời thân): loại hình du lịch này phần lớn nảy sinh do nhu cầu của những ngƣời xa quê hƣơng đi thăm hỏi ngƣời thân, bạn bè, dự lễ cƣới, lễ tang,... Chẳng hạn, hàng năm thì ở nƣớc ta số lƣợt khách Việt kiều về thăm gia đình, ngƣời thân rất đông. + Du lịch văn hóa: mục đích đi du lịch của họ nhằm nâng cao hiểu biết cá nhân về mọi lĩnh vực: lịch sử, kiến trúc, phong tục tập quán, lễ hội,... thƣờng khách đi du lịch loại hình này là những nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh và những ngƣời ham học hỏi, thích mở mang kiến thức về thế giới và thỏa mãn sự tò mò của mình. Việc phân loại du lịch nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng, sẽ giúp cho ta khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch, xác định đƣợc thế mạnh của cơ sở kinh doanh du lịch, từ đó có thể xác định đƣợc cơ cấu khách hàng, mục tiêu của điểm du lịch, tạo điều kiện đƣa hoạt động ngành du lịch ngày càng phát triển tốt hơn. 1.1.4 Sản phẩm và thị trƣờng du lịch - Sản phẩm du lịch LÊ BÍCH LY (6106679) Trang 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG Theo M.MColtman: "Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất, hữu hình và vô hình. Sản phẩm du lịch là một món hàng cụ thể nhƣ thức ăn, đồ lƣu niệm hoặc một món hàng không cụ thể nhƣ chất lƣợng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát". Sản phẩm du lịch bao gồm toàn bộ các giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu du lịch nhất định. Theo Luật Du lịch Việt Nam "Sản phẩm du lịch là tập hợp những dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch". Sản phẩm du lịch chính là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch và các dịch vụ du lịch. Có thể biểu diễn theo công thức sau: Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + dịch vụ và hàng hóa du lịch. Nhìn chung, sản phẩm du lịch đƣợc hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa hẹp, đó là những đối tƣợng mà du khách bỏ tiền ra mua. Ví dụ nhƣ một suất ăn tại nhà hàng, một phòng nghĩ khách sạn, một chổ ngồi trên máy bay, một món hàng lƣu niệm,... Theo nghĩa rộng, sản phẩm du lịch là tổng hợp tất cả những gì khách du lịch đƣợc hƣởng thụ. Hiểu theo nghĩa này, sản phẩm du lịch là toàn bộ các yếu tố liên quan đến ngƣời tiêu dùng (du khách), là tổng thể các yếu tố thấy đƣợc và không nhìn thấy đƣợc mà du khách hƣởng thụ, đặc biệt là các yếu tố tâm lý nhƣ cảm giác mới lạ, thái độ ân cần, bầu không khí dễ chịu,... Một sản phẩm du lịch có các đặc điểm sau: sản phẩm du lịch không hiện hữu trƣớc ngƣời mua, không thể di chuyển và không thể dự trữ đƣợc, quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, chỉ sử dụng tạm thời và không có tính sở hữu, sản phẩm du lịch không thể lƣu kho hay tích trữ đƣợc, sản phẩm du lịch có những yếu tố đặc thù không mất đi giá trị sử dụng và có tính thời vụ. - Thị trƣờng du lịch Ở góc độ ngƣời bán thì "Thị trƣờng du lịch là các nhóm khách hàng đang có nhu cầu mong muốn về sức mua sản phẩm du lịch nhƣng chƣa đƣợc đáp ứng". Đứng ở góc độ ngƣời mua thì "Thị trƣờng du lịch là tổng số các nhu cầu về một loại hình du lịch nào đó (nhu cầu du lịch biển, du lịch núi, du lịch chữa bệnh,...)". Theo nghĩa hẹp, thị trƣờng du lịch là thị trƣờng gồm nguồn khách, tức là trong một khoảng thời gian nhất định, ở khu vực nào đó tồn tại ngƣời mua hiện thực và tiềm tàng có khả năng mua hàng hóa du lịch. Theo nghĩa rộng, thị trƣờng du lịch là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Nhìn chung, thị trƣờng du lịch là nơi diễn ra các hoạt động mua bán sản phẩm du lịch. 1.1.5 Tài nguyên du lịch Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lƣợng và thông tin trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con ngƣời có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên đƣợc phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con ngƣời và xã hội. Du lịch là một trong những ngành có định hƣớng tài nguyên rõ rệt và tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Tại điều 10 của Pháp lệnh Du LÊ BÍCH LY (6106679) Trang 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG lịch Việt Nam, 1999: "Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời có thể đƣợc sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch". Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): "Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch". Theo Luật Du Lịch Việt Nam (2005), tài nguyên du lịch có thể đƣợc chia thành hai loại: - Tài nguyên du lịch tự nhiên: gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang đƣợc khai thác hoặc có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch. - Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng: tài nguyên du lịch là các yếu tố tự nhiên hoặc nhân tạo có khả năng khai thác và sử dụng để thỏa mãn nhu cầu du lịch của khách du lịch. Tài nguyên du lịch đƣợc xem nhƣ tiền đề để phát triển du lịch, ảnh hƣởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu; ngƣợc lại nếu không có tài nguyên du lịch hoặc tài nguyên du lịch quá nghèo nàn thì hoạt động du lịch không thể nào phát triển mạnh mẽ đƣợc. 1.2 VĂN HÓA 1.2.1 Định nghĩa văn hóa Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời. Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó ngƣời khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với ngƣời khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lƣợng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên. Theo ngôn ngữ của phƣơng Tây, từ tƣơng ứng với văn hóa của tiếng Việt (Culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, Kultur trong tiếng Đức,...) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là Colo, Colui, Cultus với hai nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; cầu cúng. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thƣờng đƣợc hiểu là văn học, nghệ thuật nhƣ thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh,... Do đó, các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thƣờng khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cƣ xử và cả đức tin, tri thức đƣợc tiếp LÊ BÍCH LY (6106679) Trang 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG nhận... Vì thế chúng ta nói một ngƣời nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa. Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa đƣợc đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con ngƣời. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất. Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội, là một hệ thống các giá trị, các cơ cấu, kỹ thuật, thể chế các tƣ tƣởng,... đƣợc hình thành trong quá trình hoạt động sáng tạo của con ngƣời, đƣợc bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ sau. Hệ thống văn hóa có chức năng nhƣ là một khuôn mẫu chuẩn mực các hành vi xã hội. Năm 1871, E.B. Tylor đƣa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc ngƣời học, nói chung gồm có tri thức, tín ngƣỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác đƣợc con ngƣời chiếm lĩnh với tƣ cách một thành viên của xã hội”. Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con ngƣời, từ tri thức, tín ngƣỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật,… Có ngƣời ví định nghĩa này mang tính “bách khoa toàn thƣ” vì đã liệt kê hết mọi lĩnh vực sáng tạo của con ngƣời. Ở Việt Nam, văn hóa cũng đƣợc định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con ngƣời sáng tạo và phát minh ra. Cũng giống nhƣ định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thƣ” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con ngƣời. Theo Trần Ngọc Thêm thì "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình". Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của con ngƣời, là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có văn hóa mà con ngƣời trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và sự độc đáo này không có ở bất kỳ sinh vật nào khác "tiếng nói có âm tiết, năng lực tƣợng trƣng, sự hiểu biết". Văn hóa là trình độ phát triển của con ngƣời và của xã hội đƣợc biểu hiện trong các kiểu, hình thức tổ chức đời sống và hành động của con ngƣời cũng nhƣ trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con ngƣời tạo ra. 1.2.2 Phân loại văn hóa Con ngƣời có hai loại nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, do vậy, con ngƣời cũng có hai loại hoạt động cơ bản là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Từ đó, văn hóa nhƣ một hệ thống thƣờng đƣợc chia làm hai dạng: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. - Văn hóa vật chất: còn đƣợc gọi là văn hóa vật thể. Văn hóa vật chất bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất vật chất của con ngƣời tạo ra: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất, phƣơng tiện đi lại,... LÊ BÍCH LY (6106679) Trang 10 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG - Văn hóa tinh thần: còn gọi là văn hóa phi vật chất hay văn hóa phi vật thể. Văn hóa tinh thần bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con ngƣời tạo ra: tƣ tƣởng, tín ngƣỡng, tôn giáo, nghệ thuật, lễ hội, phong tục, đạo đức, ngôn ngữ, văn chƣơng,... Trong thực tế, văn hóa vật chất và tinh thần luôn gắn bó mật thiết với nhau và có thể chuyển hóa cho nhau. Khảo sát một nền văn hóa có thể thấy văn hóa vật chất phản ánh những giá trị văn hóa mà nền văn hóa đó coi là quan trọng. Ở các nƣớc Hồi giáo, công trình kiến trúc đẹp nhất và hoành tráng nhất thƣờng là Thánh đƣờng trong khi ở Mỹ, nó lại là Trung tâm thƣơng mại. Văn hóa vật chất còn phản ánh công nghệ hiểu theo khái niệm xã hội học là sự áp dụng kiến thức văn hóa vào sinh hoạt trong môi trƣờng tự nhiên. Tháp Eiffel phản ánh công nghệ cao hơn tháp truyền hình Hà Nội. Ngƣợc lại, văn hóa vật chất cũng làm thay đổi những thành phần văn hóa phi vật chất. 1.2.3 Các đặc trƣng của văn hóa - Tính hệ thống Văn hóa trƣớc hết phải có tính hệ thống, nó giúp phát hiện mối quan hệ mật thiết giữa các hiện tƣợng, sự kiện thuộc một nền văn hóa. Nhờ có tính hệ thống, mà văn hóa với tƣ cách là một đối tƣợng bao trùm mọi hoạt động của xã hội thực hiện đƣợc một trong bốn chức năng cơ bản của mình là chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hóa thƣờng xuyên làm tăng độ ổn định xã hội, cung cấp cho xã hội một phƣơng tiện cần thiết để ứng phó với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình. Văn hóa là nền tảng của xã hội. - Tính giá trị Hiểu theo nghĩa đen thì Văn có nghĩa là "vẻ đẹp" (giá trị), Hóa có nghĩa là "trở thành". Vậy, văn hóa là trở thành đẹp, trở thành có giá giá trị. Các giá trị của văn hóa gồm: theo chất liệu có thể chia làm hai loại là giá trị vật chất và giá trị tinh thần; theo ý nghĩa có thể chia thành: giá trị sử dụng, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ (chân, thiện, mỹ); theo thời gian chia thành hai loại: giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Sự phân biệt các loại giá trị theo thời gian cho phép ta có đƣợc cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh giá giá trị của sự vật, tránh đƣợc những xu hƣớng cực đoan - phủ nhận sạch trơn hoặc tán dƣơng hết lời. Nhờ thƣờng xuyên xem xét, phân loại các giá trị mà văn hóa thực hiện đƣợc chức năng thứ hai của mình là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì đƣợc trạng thái cân bằng, không ngừng tự điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi của môi trƣờng nhằm tự bảo vệ để tồn tại và phát triển. - Tính nhân sinh Văn hóa có tính nhân sinh vì nó do con ngƣời sáng tạo. Văn hóa là một hiện tƣợng xã hội, là sản phẩm thực tiển của con ngƣời. Nói một cách khác, văn hóa là tự nhiên đƣợc biến đổi bởi con ngƣời. Đặc trƣng này cho phép phân biệt văn hóa với các giá trị tự nhiên chƣa mang dấu ấn sáng tạo của con ngƣời. Sự tác động của con ngƣời đối với tự nhiên có thể LÊ BÍCH LY (6106679) Trang 11 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG mang tính vật chất (nhƣ việc đục đá để tạc tƣợng, luyện quặng để tạo ra đồ dùng,...) hoặc mang tính tinh thần (nhƣ việc đặt tên, tạo truyền thuyết cho các cảnh quan thiên nhiên: hòn Vọng Phu, núi Ngũ Hành Sơn, Vịnh Hạ Long,...) Do gắn liền với con ngƣời và hoạt động của con ngƣời trong xã hội mà văn hóa trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng. Đây là chức năng thứ ba của văn hóa. Nếu ngôn ngữ là phƣơng thức giao tiếp thì văn hóa là nội dung của giao tiếp. - Tính lịch sử Văn hóa bao giờ cũng đƣợc hình thành trong một quá trình và đƣợc tích lũy qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu, và chính nó làm cho văn hóa thƣờng xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử của văn hóa đƣợc duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa là những giá trị tƣơng đối ổn định thể hiện với những khuôn mẫu xã hội đƣợc tích lũy và tái tạo trong cộng đồng ngƣời qua không gian và thời gian và đƣợc cố định qua ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dƣ luận,... Truyền thống văn hóa là cơ sở để thực hiện chức năng giáo dục và đây là chức năng thứ tƣ của văn hóa. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách ở con ngƣời. 1.2.4 Chức năng của văn hóa Tùy theo cách tiếp cận của mỗi tác giả mà văn hóa có nhiều chức năng khác nhau, tuy nhiên thì đó vẫn là một chức năng với nhiều cách nói khác nhau của chúng. - Chức năng giáo dục Đây là chức năng đầu tiên và cũng là chức năng bao trùm nhất của văn hóa. Giáo dục là để nâng cao nhận thức và là phƣơng tiện để phát huy tiềm năng của con ngƣời. Giáo dục ở đây không phải là chỉ học vấn mà còn có những yếu tố văn hóa theo nghĩa rộng bao gồm giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục nhân cách, bồi dƣỡng con ngƣời, hƣớng lý tƣởng, đạo đức và hành vi của con ngƣời vào "điều hay lẽ phải, điều khôn, lẽ thiện", theo những khuôn mẫu, chuẩn mực mà xã hội quy định. Nhờ đó, văn hóa đóng vai trò nhất định trong việc hình thành nên tính cách của con ngƣời, trồng ngƣời, dƣỡng dục nhân cách con ngƣời. Bằng chức năng giáo dục thì văn hóa tạo cho lịch sử nhân loại và lịch sử của mỗi dân tộc một sự phát triển liên tục; văn hóa có chức năng điều chỉnh xã hội, định hƣớng các chuẩn mực, cách ứng xử của con ngƣời. - Chức năng nhận thức Chức năng giáo dục của văn hóa phải đƣợc thực hiện bằng chức năng nhận thức. Bởi lẽ, con ngƣời không có nhận thức thì không thể có bất kỳ một hoạt động văn hóa nào. Nhƣng quá trình nhận thức của con ngƣời trong các hoạt động văn hóa lại đƣợc thông qua đặc trƣng, đặc thù vủa văn hóa. Nâng cao trình độ nhận thức của con ngƣời chính là phát huy tiềm năng của con ngƣời. - Chức năng thẩm mỹ LÊ BÍCH LY (6106679) Trang 12 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan