Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khái niệm chung về thừa kế thừa kế theo di chúc...

Tài liệu Khái niệm chung về thừa kế thừa kế theo di chúc

.DOCX
36
166
111

Mô tả:

Bài tập Nhóm Dân sự 2 Giảng viên: Th.S. Bùi Thị Thanh Hằng Chủ đề : Khái niệm chung về thừa kế - Thừa kế theo di chúc 1 I. Mục lục Trang Phần 1: Những quy định chung về thừa kế 1.1. Khái niệm thừa kế ..................... 1.2. Khái niệm quyền thừa kế ................. 1.3. Người để lại di sản ............... 1.4. Người thừa kế ................. 1.5. Di sản thừa kế ..................... 1.6. Địa điểm mở thừa kế .................... 1.7. Phân loại thừa kế ........................ Phần 2. Thừa kế theo di chúc 2.1. Khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc 2.2. Các điều kiện có hiệu lực của di chúc 2.3. Hiệu lực pháp luật của di chúc ............... 2.4. Quyền của người lập di chúc ................ 2.5. Người được hưởng di sản không phụ thuộc 3 3 3 4 4 6 7 7 13 20 23 vào nội dung cuả di chúc ............................ 2.6. Di sản dành cho việc thờ cúng ................ 28 29 2.7 Di tặng 35 .......................... 2 II. Nội dung Phần 1:Những quy định chung về thừa kế 1.1. Khái niệm thừa kế Thừa kế là một loại quan hệ xã hội, xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu , tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người. Vì thế, thừa kế là một phạm trù kinh tế tồn tại vĩnh viễn ở bất kỳ xã hội nào, kể cả khi xã hội chưa có Nhà nước và pháp luật. Thừa kế là một quan hệ xã hội tất yếu, mà nội dung kinh tế của nó là sự phản ánh quá trình dịch chuyển tài sản của người đã chết sang cho những người còn sống khác. 1.2. Khái niệm quyền thừa kế Theo nghĩa khách quan: Quyền thừa kế là một chế định của pháp luật dân sự, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra và thừa nhận điều chỉnh quá trình dịch chuyển tài sản từ người chết cho người khác còn sống theo di trúc hoặc theo quy định của pháp luật. Theo nghĩa chủ quan: Quyền thừa kế là những quyền dân sự cụ thể của người để lại di sản và những người nhận di sản thừa kế. Các quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật về thừa kế. 1.3. Người để lại di sản Quyền thừa kế của cá nhân được định rõ tại điều 631 BLHS:”cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật”.Theo quy định này quyền định đoạt của cá nhân với tư cách là chủ sở hữu của tài sản được tôn trọng. Việc để lại di sản(thực hiện quyền thừa kế) do cá nhân định đoạt bằng ý chí thông qua việc lập di chúc. Nếu người đó không thể hiện ý chí để định đoạt tài sản thông qua di chúc hoặc sự định đoạt của họ thông qua việc lập di chúc không phù hợp với yêu cầu của pháp luật thì di sản mà họ để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Vì thế, người để lại di sản là người mà sau khi chết có tài sản để lại cho người khác theo trình tự thừa kế: theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. 3 Người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân mà không bao giờ là pháp nhân hay một tổ chức nào khác. Người để lại di sản thừa kế là cá nhân không phụ thuộc vào điều kiện hay yếu tố xã hội của cá nhân đó. Họ có thể là người chưa thành niên , người đã thành niên, người mất năng lực hành vi, người đang bị giam giữ hoặc đang thi hành án hình sự, người đó cũng không phụ thuộc vào trình độ học vấn, địa vị xã hội, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tình trạng tài sản... 1.4. Người thừa kế Người thừa kế là cá nhân hay tổ chức, cơ quan muốn là người được hưởng thừa kế phải đảm bảo những điều kiện sau đây: +) Đối với cá nhân: Thứ nhất, cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Thứ hai, nếu là thai nhi đòi hỏi nó được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế. Thứ ba, không rơi vào trường hợp “không được quyền hưởng di sản”. +) Đối với người thừa kế là cơ quan tổ chức: Điều kiện bắt buộc là cơ quan tổ chức đó phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp cơ quan , tổ chức được người để lại di sản chỉ định trong di chúc là người thừa kế mà không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì sẽ không được hưởng di sản. Ví dụ: pháp nhân bị giải thể hoặc tuyên bố phá sản theo quy định của luật doanh nghiệp. +) Đối với người thừa kế là cơ quan tổ chức thì cơ quan, tổ chức đó phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Nếu vào thời điểm mở thừa kế mà cơ quan, tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không còn tồn tại ( như bị giải thể, bị phá sản...) thì phần di sản mà người lập di chúc định đoạt cho các cơ quan, tổ chức đó sẽ được áp dụng chia theo quy định của pháp luật. 1.5. Di sản thừa kế a.Khái niệm 4 Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. b.Phân loại Điều 634 BLDS năm 2005 qui định: “Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung của người khác”. Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết ,quyền tài sản của người đó. * Tài sản riêng của người chết Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp ( như tiền lương, tiền được trả công lao động,tiền thưởng,tiền nhuận bút,tiền trúng thưởng xổ số…) tài sản được tặng cho,được thừa kế,từ tư liệu sinh hoạt riêng ( như quần áo,giường tủ,xe máy,ô tô…) nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh. -Tiền, vàng bạc, kim khí quí, đá quí được dùng làm đồ trang sức hoặc được dùng làm của cải để dành. -Nhà ở, diện tích mà người có nhà bị cải tạo XHCN, được nhà nước để lại cho để ở và xác định là thuộc quyền sở hữu của người đó. Nhà do được thừa kế, tặng cho, mua, trao đổi hoặc tự xây dựng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và đã làm thủ tục sang tên, trước bạ. -Vốn, cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của những người sản xuất cá thể, hoặc của các tư nhân được sản xuất kinh doanh hợp pháp. -Cây cối mà người được giao sử dụng đất trồng và được hưởng lợi trên đất đó. * Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác Trong thực tế có nhiều trường hợp do nhiều người cùng góp vốn để cùng sản xuất kinh doanh, nên có khối tài sản thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người ( đồng sở hữu chủ với 1 khối tài sản nhất định). Nếu 1 trong đồng sở hữu chủ chết thì di sản thừa kế của người chết là phần tài sản thuộc sở hữu của người đó đã đóng góp trong khối tài sản chung. 5 Khác với hình thức sở hữu chung theo phần, tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Theo Đ 219 BLDS, sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Vợ, chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người, có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản chung. Vì vậy khi 1 bên chết trước, 1 nửa khối tài sản chung đó là tài sản của người chết và được quyền chuyển cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo qui định của pháp luật về thừa kế. *Quyền về tài sản do người chết để lại Đó là các quyền dân sự được phát sinh từ các quan hệ hợp đồng hoặc do việc bồi thường thiệt hại mà trước khi chết họ đã tham gia vào những quan hệ này ( như quyền đòi nợ, đòi lại tài sản cho thuê hoặc cho mượn, chuộc lại tài sản đã thế chấp, cầm cố, yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…) Ngoài những tài sản nói trên quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp cũng là di sản thừa kế. Việc qui định quyền về tài sản do người chết để lại là di sản thừa kế góp phần bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường tinh thần trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, các quyền về tài sản gắn liền với nhân thân của người chết. VD: quyền hưởng trợ cấp, tiền lương hưu… không là di sản thừa kế. 1.6. Địa điểm mở thừa kế Khoản 2 Đ 633 BLDS qui định:” Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản”. Địa điểm mở thừa kế được xác định theo đơn vị hành chính cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn) BLDS quy định địa điểm mở thừa kế, vì ở nơi đó thường phải tiến hành những công việc như: kiểm kê tài sản của người đã chết, xác định những ai là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, người từ chối nhận di sản…Ngoài ra, nếu có người trong diện thừa kế từ chối nhận di sản thì phải thông báo cho cơ quan công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn nơi mở thừa kế về việc 6 từ chối nhận di sản. Hơn nữa, trong trường hợp có tranh chấp thì tòa án nhân dân nơi thừa kế có thẩm quyền giải quyết. Trong thực tế, 1 người trước khi chết có thể ở nhiều nơi khác nhau, do đó BLDS qui định địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản. 1.7. Phân loại thừa kế Bao gồm 2 loại : thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật a.Thừa kế theo di chúc Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc. b.Thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Phần 2: Thừa kế theo di chúc 2.1 Khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc 2.1.1 Khái niệm di chúc  Điều 646 BLDS 2005 “ Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Di chúc chính là phương tiện để phản ánh ý chí của người có tài sản trong việc định đoạt tài sản của họ cho người khác hưởng sau khi người lập di chúc chết. Một người có thể có nhiều bản di chúc định đoạt một loại tài sản mà những bản di chúc này đều thể hiện ý chí tự nguyện của họ, phù hợp với những quy định của pháp luật nhưng không phải tất cả các di chúc trên đều phát sinh hiệu lực mà di chúc có hiệu lực pháp luật là di chúc thể hiện ý chí 7 sau cùng của người lập di chúc  Đặc điểm của di chúc Di chúc có những đặc điểm riêng biệt so với các giao dịch dân sự khác ở những đặc điểm sau: • Di chúc chính là sự thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc: Ý chí đơn phương này thể hiện qua việc người lập di chúc toàn quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc không có nghĩa vụ phải trao đổi với người thừa kế về nội dung di chúc. Người lập di chúc phải tự nguyện , không bị đe dọa, cưỡng ép trong việc lập di chúc. Di chúc thể hiện ý chí của người lập di chúc, không bị sự chi phối nào của người khác. Bằng việc lập di chúc, người để lại di sản đã xác lập một giao dịch dân sự về thừa kế theo di chúc. Ý chí đơn phương của người lập di chúc còn được thể hiện người lập di chúc toàn quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình cho bất kỳ ai và có quyền cho ai bao nhiêu phần trăm tài sản thuộc sở hữu của mình mà không phụ thuộc vào việc người được hưởng thừa kế theo di chúc có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hay thân thích với người lập di chúc. Đối với những di chúc do vợ chồng lập chung, trong đó mặc dù thể hiện ý chung của hai người, nhưng thực chất vẫn thể hiện ý chí đơn phương của từng người trong việc định đoạt tài sản chung ( ý chí đơn phương của chồng và vợ trùng nhau trong việc định đoạt tài sản chung vợ chồng). Mặt khác, di chúc chung của vợ chồng vẫn chỉ thể hiện ý chí của một bên - bên chuyển giao tài sản.  Di chúc nhằm chuyển dịch tài sản cho người khác sau khi người lập di chúc chết. Nếu như các hợp đồng dân sự đều thể hiện ý chí thỏa thuận của các chủ thể nhằm chuyển dịch tài sản từ người này sang người khác thì di chúc lại nhằm chuyển dịch tài sản của người chết sang cho người còn sống.Người thừa kế theo di chúc phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Thực tế cho thấy, không phải bất cứ ai trước khi chết cũng lập di chúc, mà có người trước khi chết họ chỉ để lại những lời dặn dò, ví dụ: dặn dò các con phải thương yêu nhau, phải cố gắng học tập, tránh xa các thói hư tật xấu,… 8 Với khái niệm di chúc tại điều 646 BLDS 2005 thì di chúc phải thể hiện việc chuyển dịch tài sản của người lập di chúc cho người khác sau khi người lập di chúc chết. Vì vậy, nếu như một tài liệu nào đó của người chết để lại mà không hàm chứa nội dung chuyển tài sản cho người khác, thì không thể coi là di chúc. • Di chúc chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc chết. Khoản 1 Đ 667 BLDS 2005 quy định: “ Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế”. Khi người lập di chúc còn sống di chúc có phù hợp với các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung , thì di chúc cũng chưa phát sinh hiệu lực. Do di chúc chưa phát sinh hiệu lực ( khi người lập di chúc chưa chết) nên những người thừa kế theo di chúc chưa có bất kỳ một quyền nào đối với tài sản mà họ sẽ được hưởng. Quyền đối với tài sản vẫn thuộc về người lập di chúc cho đến khi người lập di chúc chết.  Di chúc phải được thể hiên dưới mô êt hình thức nhất định: ê + Có 2 dạng hình thức nhất định: Di chúc miê êng và di chúc viết. + Hình thức của di chúc phải có tính xác thực + Di chúc đã lâ p mà không tuân thủ các điều kiê ên về hình thức thì sẽ ê vô hiê êu. 2.1.2 Thừa kế theo di chúc Thừa kế theo di chúc: Là việc dịch chuyển di sản thừa kế của người đã chết sang cho những người còn sống theo sự định đoạt của người đó trong di chúc.Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế (cá nhân, tổ chức) và phân định tài sản, quyền tài sản cho họ, giao cho họ nghĩa vụ tài sản. Người lập di chúc: 9 Là người mà theo quy định của pháp luật có quyền lập di chúc để định đoạt khối tài sản của mình cho những người khác sau khi chết với ý chí hoàn toàn tự nguyện. Người lập di chúc chỉ định một hoặc nhiều người trong di chúc và cho họ hưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình. Nếu trong di chúc có nhiều người thì việc phân chia cho mỗi người được hưởng bao nhiêu phụ thuộc vào ý chí của người có tài sản. Người có tài sản thể hiện ý chí của mình nhưng ý chí đó có được thực hiện hay không phụ thuộc vào hình thức biểu lộ ý chí. Người lập di chúc là chủ thể đầu tiên trong quan hệ thừa kế di chúc. Người lập di chúc phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, bởi vì di chúc là giao dịch một bên (hành vi pháp lý đơn phương) ,cho nên năng lực chủ thể của người lập di chúc phải phù hợp với năng lực của người tham gia giao dịch (điểm a, khoản 1,điều 122 BLDS). Trường hợp người lập di chúc có năng lực hành vi một phần (từ 15 đến chưa đủ 18 tuổi) khi lập di chúc phải được cha,mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Người lập di chúc có các quyền sau đây: Điều 631. Quyền thừa kế của cá nhân Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật ;di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Điều 648. Quyền của người lập di chúc Người lập di chúc có các quyền như sau: 1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế 10 2. Phân đinh phần di sản cho từng người thừa kế; 3. Dành một phần tài sản trong khối tài sản để di tặng, thờ cúng 4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế 5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia tài sản. Điều 662. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc . BLDS 2005 Điều 664. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng BLDS2005 Để đảm bảo quyền tự do của người lập di chúc đảm bảo những quy định của pháp luật. BLDS 2005 đã quy định một số hạn chế của người lập di chúc. Điều 669.Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. BLDS 2005 Điều 670 Khoản 2, Điều 671 khoản 2 quy định về việc hạn chế di sản dùng cho việc thờ cúng và di tặng Người thừa kế theo di chúc: Người nhận di sản thừa kế( người được chỉ định trong di chúc) là những người có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc. Người thừa kế theo di chúc là bất kì cá nhân nào. Cá nhân đó có thể nằm trong hoặc ngoài diện thừa kế (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch). Người thừa kế theo di chúc có thể là cơ quan, tổ chức, là nhà nước, những chủ thể này cũng có quyền và nghĩa vụ thừa kế theo di chúc là cá nhân. Tuy nhiên người thừa kế theo di chúc cũng cần phải có những điều kiện như quy định ở Điều 635 BLDS. Cụ thể là: Nếu người được chỉ 11 định làm thừa kế là cá nhân thì người đó phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế, vì chỉ có những người còn sống thì mới có năng lực pháp luật dân sự để hưởng quyền. Tuy nhiên, người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết thì họ vẫn là người thừa kế theo di chúc của người để lại di sản. Do đó, ở đây có thể xảy ra hai trường hợp khác nhau: Nếu người lập di chúc để lại di sản cho người đã thành thai là con của cha mẹ được nói rõ tên thì phải xác định người đó đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế và người đó là con của người cha đã được người để lại di sản xác định rõ trong di chúc. Nếu người để lại di sản không nói rõ trong di chúc tên cha của người đã thành thai thì chỉ cần xác định người đó đã được thành thai khi người để lại di sản chết.Còn cha của người đó là ai không ảnh hưởng đến việc xác định người đó là người thừa kế của người để lại di sản( như trong trường hợp không có chồng mà có con) Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan tổ chức thì cơ quan, tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Người được chỉ định trong di chúc là người thừa kế theo di chúc nếu họ có đủ năng lực để hưởng di sản (không mất quyền hưởng di sản) Người thừa kế theo di chúc được hưởng phần di sản chỉ định trong di chúc, ngoài ra có thể được nhận di sản chia theo pháp luật nếu họ là người thừa kế theo pháp luật. Người thừa kế theo di chúc có các nghĩa vụ được người lập di chúc giao cho và các nghĩa vụ khác như người thừa kế theo pháp luật. Nếu người thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản theo di chúc và theo pháp luật, thì phải thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản trong phạm vi toàn bộ di sản được hưởng. 12 2.2.Các điều kiện có hiệu lực của di chúc Một di chúc chỉ được coi là hợp pháp khi tuân thủ các điều kiện mà pháp luật yêu cầu Di chúc là một giao dịch dân sự đơn phương. Vì vậy để di chúc có hiệu lực pháp luật thì phải đáp ứng bốn điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự nói chung theo quy định tại điều 122 BLDS Điều 652 BLDS quy định về các điều kiện bắt buộc người lập di chúc phải tuân thủ để di chúc được coi là hợp pháp. 2.2.1. Người lập di chúc có năng lực hành vi dân sự. -Người lập di chúc phải là người đã thành niên (tròn 18 tuổi trở lên) - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi chỉ được lập di chúc khi được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. -Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc. - Trường hợp, người lập di chúc bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ di chúc phải lập thành văn bản có người làm chứng và có công chứng hoặc chứng thực. Đây là những trường hợp đặc biệt pháp luật quy định thủ tục lập di chúc chặt chẽ nhằm đảm bảo tính khách quan của di chúc 2.2.2. Điều kiện về ý chí của người lập di chúc Tự nguyện tham giao giao dịch là một điều kiện để giao dịch có hiệu lực pháp luật. Di chúc cũng là một giao dịch dân sự cho nên cần phải có sự tự nguyện của người lập di chúc 13 Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của họ, là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan, mong muốn bên trong và sự thể hiện ra bên ngoài Cưỡng ép người lập di chúc có thể là sự cưỡng ép về thể chất ( đánh đập, giam cầm,..) hoặc về tinh thần ( đe dọa làm hại đến người thân,…) Lừa dối là hành vi làm cho người lập di chúc nhầm lẫn về sự việc khách quan mà lập di chúc có lợi cho người có hành vi lừa dối hoặc người được chỉ định trong di chúc Di chúc sẽ bị coi là vô hiệu khi người lập di chúc ở trong tình trạng không sáng suốt, minh mẫn hay có sự tác động của người khác. Được quy định tại điểm a khoản 1 điều 652 BLDS 2005 : “Người lập di chúc minh mẫn sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối đe dọa hoặc cưỡng ép 2.2.3. Điều kiện về nội dung của di chúc Quy định tại điểm b khoản 1 điều 652 BLDS 2005: “ Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội” Nội dung di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế, phân chia di sản thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế…… Di chúc thể hiện ý chí tự định đoạt của người để lại di chúc trong việc định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời cho những người còn sống nhưng ý chí 14 của người lập di chúc vẫn phải phù hợp với ý chí của nhà nước đạo đức xã hội, tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại điều 8, 10, 11 BLDS về tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp, tôn trọng lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháo của người khác và nguyên tắc tuân thủ pháp luật. Nếu di chúc có nội dung trái với pháp luật và đạo đức xã hội, trái với nguyên tắc nối trên thì có thể coi là vô hiệu Nội dung di chúc còn phải đảm bảo các điều kiện được quy định tại điều 653 BLDS 2005. Nội dung di chúc phải đủ các nội dung cơ bản như: + Ngày, tháng, năm lập di chúc + Họ tên và nơi cư trú của người lập di chúc + Họ tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, tổ chức được hưởng di sản + Di sản để lại và nơi có di sản + Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ Về kĩ thuật di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. 2.2.4. Điều kiện về hình thức của di chúc Được quy định tại điều 649 BLDS 2005. Hình thức của di chúc là phương thức biểu hiện ý chí của người lập di chúc, là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo do chúc, là chứng 15 cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc. Pháp luật quy định di chúc phải được lập dưới những hình thức nhất định Ngôn ngữ của di chúc sử dụng thông thường là tiếng phổ thông (tiếng kinh) tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho người dân tộc thiểu số, pháp luật đã quy định “người dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình” ( Điều 649 BLDS) Di chúc có thể tồn tại ở hình thức là di chúc miệng hoặc di chúc văn bản. - Di chúc miệng là loại di chúc mà toàn bộ ý chí của người lập di chúc miệng thể hiện bằng lời nói - Di chúc bằng văn bản là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết và có thể thể hiện dưới dạng di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực. Di chúc miệng và di chúc bằng văn bản.  Di chúc miệng (di chúc ngôn) Khái niệm: Di chúc miệng là loại di chúc mà toàn bộ ý chí của người lập di chúc miệng được thể hiện bằng lời nói của người còn sống trong việc định đoạt khối tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Trong những trường hợp thông thường, pháp luật chỉ thừa nhận hình thức di chúc bằng văn bản, thể hiện một cách rõ rằng trong ý chí của người để lại di sản, làm cơ sở để phân định di sản thừa kế. Di chúc miệng chỉ được công nhận với những điều kiện vê hình thức và thủ tục rất nghiêm ngặt và chỉ trong trường hợp đặc biệt(Điều 651, Điều 652 BLDS). Cụ thể: 16 + Là người thành niên, tại thời điểm lập di chúc hoàn toàn minh mẫn và sáng suốt.Người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không có quyền lập di chúc miệng. + Người lập di chúc miệng chỉ có thể lập di chúc trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản(bị bệnh nặng sắp chết, hoặc do bị tai nạn giao thông…) + Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Những người làm chứng không thuộc phạm vi cấm của Điều 654 BLDS. Trong thời hạn năm ngày kể , kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc được xác thực. + Sau ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.  Di chúc bằng văn bản (chúc thư thủ tục) Khái niệm: Di chúc bằng văn bản là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết và có thể thể hiện dưới các dạng sau: - Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Điều 655 BLDS). Người lập di chúc phải tự viết tay(không được đánh máy, in...)và ký vào bản di chúc. Nội dung của bản di chúc phải tuân thủ quy định của Điều 653 BLDS. Nếu di chúc có nhiều trang, người lập di chúc phải đánh số thứ tự và ký vào từng trang của di chúc. 17 - Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Điều 656 BLDS) Để đảm bảo tính xác thực của di chúc , người lập di chúc có thể nhờ người làm chứng về việc lập di chúc. Ngoài ra, pháp luật quy định trong từng trường hợp người lâp di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng .Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Theo quy định của BLDS: Người làm chứng phải là người đủ từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự và không thể là người thừa kế theo di chúc hoặc là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. - Di chúc bằng văn bản có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; chứng thực có công chứng Nhà nước (Điều 657 BLDS). Người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng Nhà nước chứng nhận hoặc UBND xã, phường, thị trấn chứng thực và phải tuân theo thủ tục sau đây: + Người lập di chúc tuyên bố nội dung di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn. + Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. + Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. + Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc. Trong trường hợp: Người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm 18 chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng. BLDS cũng quy định những trường hợp công chứng viên, người có thẩm quyền của UBND xã, phường, thị trấn không được công chứng, chứng thực đói với di chúc nếu họ là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc ;người có cha, mẹ, vợ, chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoăc theo pháp luật: người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.(Điều 659 BLDS). Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc đã được chứng nhận, chứng thực bao gồm: + Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng nhà nước chứng nhận hoặc UBND xã, phường, thị trấn chứng thực. + Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó. + Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng có xác nhận của người phụ trách bệnh viên, cơ sở đó. + Di chúc của người đang làm công việc khảo sát tham dò, nghiên cứu ở vùng miền núi hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị . + Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao của Việt Nam ở đó. +Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lí hành chính tại cơ sở giáo dục có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó. 2.3. Hiệu lực pháp luật của di chúc: Hiệu lực pháp luật của di chúc là vấn đề đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực thừa kế. Việc xác định di chúc có hiệu lực hay không, một phần hay toàn bộ có ảnh hưởng 19 cơ bản đến phân định di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của những người thừa kế. di chúc có hiệu lực pháp luật về nguyên tắc phải được thực hiện trên thực tế theo đúng nội dung của di chúc, phù hợp với các quy định. 2.3.1. Thời điểm di a. Thời điểm mở thừa kế: chúc phát sinh hiệu lực pháp luật Khoản 1 Điều 667 BLDS quy định “ Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế”. Điều 633 BLDS quy định “ Thời điểm mở thừa kế là thời điểm mở thừa kế(thường được ghi nhận trên chứng từ). Trường hợp người có tài sản bị tòa tuyên án bố là đã chết thì thời điểm mở thừa kế được xác định theo nội dung của quyết định Tòa án. Như vậy , về nguyên tắc , di chúc phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm người có tài sản chết hoặc khi quyết định tòa án tuyên bố người đó đã chết có hiệu lực pháp luật. Chỉ kể từ thời điểm đó, quan hệ thừa kế mới phát sinh và những người thừa kế mới có những quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Khi người để lại di sản chưa chết, di chúc đã được lập nhưng chưa phát sinh hiệu lực, các định đoạt về tài sản của người đó chưa có hiệu lực thực hiện trên thực tế , chưa phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của cac chủ thể liên quan và người đó có quyền hủy bỏ, thay đổi nội dung di chúc theo ý chí của mình. Ngoài ra, Điều 668 BLDS dữ liệu về hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng theo đó :Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. pháp luật cũng quy định nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi , bổ sung di chúc liên quan đến tài sản của mình. Đây là căn cứ quan trọng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến di chúc của vợ chồng. b. Ý nghĩa của việc xác định thời điểm mở thừa kế: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan