Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khác biệt giới trong nhu cầu và thực trạng tham vấn tâm lý với nhóm khách hàng c...

Tài liệu Khác biệt giới trong nhu cầu và thực trạng tham vấn tâm lý với nhóm khách hàng của trung tâm tư vấn linh tâm - csaga

.PDF
116
655
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ LAN KHÁC BIỆT GIỚI TRONG NHU CẦU VÀ THỰC TRẠNG THAM VẤN TÂM LÝ VỚI NHÓM KHÁCH HÀNG CỦA TRUNG TÂM TƯ VẤN LINH TÂM -CSAGA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Xã hội học Hà Nội-2013 0 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------NGUYỄN THỊ LAN KHÁC BIỆT GIỚI TRONG NHU CẦU VÀ THỰC TRẠNG THAM VẤN TÂM LÝ VỚI NHÓM KHÁCH HÀNG CỦA TRUNG TÂM TƯ VẤN LINH TÂM - CSAGA Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học Mã số: 60 31 30 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Vân Hạnh Hà Nội-2013 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MƠ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3 3.Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3 4. Mục đích nghiên cứu 7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 6. Đối tƣợng khách thể phạm vi nghiên cứu 8 7. Câu hỏi nghiên cứu 9 8. Giả thuyết nghiên cứu 9 9.Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin 1.1.Phƣơng pháp phân tích tài liệu thứ cấp 10 1.2. P hƣơng pháp phỏng vấn sâu cá nhân 11 10.Khung phân tích 12 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1.Khái niệm công cụ 13 13 1.1.1.Nhu cầu 13 1.1.2.Giới 15 1.1.3. Vai trò giới 15 1.1.4. Tƣ vấn 16 1.1.5. Sức khỏe sinh sản 16 1.1.6. Kỹ năng sống 17 1.2.Các cách tiếp cận lý thuyết 17 1.2.1.Lý thuyết nhu cầu của Maslow 3 18 1.2.2. Lý luận về tham vấn tâm lý 22 1.2.3. Lý thuyết giá trị 30 CHƢƠNG 2: NHU CẦU VÀ THỰC TRẠNG THAM VẤN TÂM LÝ CỦA NHÓM KHÁCH HÀNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ THAM VẤN TÂM LÝ TẠI TRUNG TÂM TƢ VẤN LINH TÂM 2.1. Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhóm khách hàng tiếp cận dịch vụ tham vấn tâm lý tại trung tâm Linh Tâm 35 35 2.1.1. Các lĩnh vực mong muốn đƣợc tham vấn 36 2.1.2. Khác biệt giới trong nhu cầu tham vấn 40 2.2. Thực trạng tham vấn tâm lý của nhóm khách hàng đã thực hiện tham vấn tâm lý tại trung tâm Linh Tâm 46 2.2.1 Chân dung xã hội 46 2.2.2.1. Giới tính 46 2.2.2.2. Độ tuổi 48 2.2.2.3. Vùng miền cƣ trú 54 2.2.2. Nội dung tham vấn 56 2.2.2.1. Các nội dung trong chủ đề sức khỏe sinh sản 56 2.2.2.2. Các nội dung trong chủ đề tình yêu – hôn nhân – gia đình 64 2.2.2.3. Chủ đề nuôi dạy con cái 69 2.2.2.4. Chủ đề kỹ năng sống 74 2.2.2.5. Các chủ đề khác 77 2.2.3. Thời lƣợng tham vấn 80 2.2.4. Loại hình tham vấn 86 KẾT LUẬN 92 KHUYẾN NGHỊ 95 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHÁO PHỤ LỤC 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Mối liên quan giữa giới tính và chủ đề tham vấn của nhóm khách hàng tiếp cận dịch vụ tham vấn tại trung tâm Bảng 2.2: Mối liên hệ giữa giới tính và độ tuổi của nhóm khách hàng thực hiện tham vấn tâm lý tại trung tâm Linh Tâm Bảng 2.3: Mối liên hệ giữa giới tính và các nội dung tham vấn trong chủ đề sức khỏe sinh sản Bảng 2.4 : Mối liên hệ giữa giới tính và các nội dung trong chủ đề tình yêu – hôn nhân – gia đình Bảng 2.5: Cơ cấu giới tính trong các mốc thời lƣợng tham vấn Bảng 2.6: Mối liên hệ giữa giới tính và loại hình tham vấn Biều đồ 2.1: Các chủ đề tham vấn của nhóm khách hàng tại trung tâm tƣ vấn Linh Tâm Biều đồ 2.2: Cơ cấu giới tính trong nhóm khách hàng thực hiện tham vấn tâm lý tại trung tâm Linh Tâm Biểu đồ 2.3: Cơ cấu độ tuổi của nhóm khách hàng thực hiện tham vấn tâm lý tại trung tâm Linh Tâm Biều đồ 2.4: Cơ cấu vùng miền cƣ trú của đối tƣợng tham vấn Biểu đồ 2.5: Nội dung tham vấn trong chủ đề sức khỏe sinh sản Biểu đồ 2.6: Nội dung tham vấn trong chủ đề tình yêu – hôn nhân – gia đình Biều đồ 2. 7: Cơ cấu giới tính trong chủ đề nuôi dạy con cái Biểu đồ 2.8: Cơ cấu giới tính trong chủ đề kỹ năng sống Biều đồ 2.9: Tần suất thời lƣợng tham vấn của các ca tham vấn tâm lý Biểu đồ 2.10: Mối liên hệ giữa thời lƣợng tham vấn và nội dung tham vấn 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong khoảng mƣơi năm lại đây, tại các thành phố lớn nhiều dịch vụ trợ giúp tâm lý, xã hội phá triển. Một trong các dịch vụ đó là dịch vụ tham vấn tâm lý. Dịch vụ này đƣợc thể hiện qua các hình thức tham vấn trên đài, tham vấn trên báo, tham vấn qua thƣ từ, tham vấn qua điện thoại, tham vấn qua mạng và tham vấn trực tiếp. Phải thấy rằng, các dịch vụ trợ giúp tâm lý đã đáp ứng đƣợc các nhu cầu thông tin, nhu cầu giải toả tinh thần của ngƣời thành phố trƣớc những thách thức của cuộc sống hiện đại. …. Những nhu cầu, mong muốn, ƣớc vọng cũng nhƣ những băn khoăn, bế tắc về tinh thần của con ngƣời giờ đây không chỉ hạn hẹp trong vốn kiến thức, tình cảm của gia đình mới có thể chia sẻ đƣợc mà đã nó đƣợc cộng đồng xã hội cùng chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ thông qua khâu trung gian là hoạt động tham vấn. Có thể nói,đây chính là mảnh đất màu mỡ mà các ngành nghiên cứu khoa học xã hội có thể áp dụng, phát huy đƣợc tính năng của mình. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu về giới thông qua hoạt động tham vấn tâm lý còn ít đƣợc nhiều ngƣời quan tâm đến. "Tham vấn tâm lý là một trào lƣu xã hội và ở những nƣớc công nghiệp có nhịp sống và làm việc căng thẳng dễ gây stress, nghề này luôn đƣợc chú trọng. Đặt trong bối cảnh phát triển xã hội Việt Nam hiện nay, tốc độ phát triển xã hội nhanh nhƣng khôngbền vững, tồn đọng nhiều vấn đề xã hội thì áp lực cuộc sống nhất là ở các thành phố lớn đè nặng lên mỗi cá nhân rất nhiều thì tầm quan trọng của tham vấn tâm lý càng thấy rõ rệt và ngƣời dân đã bắt đầu quen với các hoạt động tham vấn tâm lý". ( PGS.TSTrần Thị Minh Đức ). Xét về góc độ lý thuyết bản chất và vai trò của giới tính trong đời sống con ngƣời thì trong mỗi hoạt động xã hội đều có sự khác biệt giới nhất định do bản chất và vai trò giới tính của mỗi giới quy định. Chính sự khác biệt về các đặc 6 trƣng giới tính mà vai trò giới hình thành ở mỗi giới khác nhau trong tổng thể các mối quan hệ, các hoạt động xã hội có sự có mặt của họ. Tham vấn tâm lýlà một hoạt động xã hội mà ở đó thể hiện rõ nét nhất, thực tế nhất những vấn đề xã hội mà mỗi giới gặp phải. Tuy nhiên những nghiên cứu về giới, nhất là sự khác biệt giớitrong hoạt động này còn ít đƣợc nhiều ngƣời quan tâm đến. Trong hoạt động tham vấn tâm lý, những tâm tƣ, tình cảm, suy nghĩ , tƣ tƣởng, quan điểm … của mỗi giới đƣợc thể hiện sinh động và đa chiều trong những vấn đề xẫ hội mà họ đang phải đối mặt. Do đó mà tìm hiểu có hệ thống và khái quát nhu cầu, thực trạng tham vấn tâm lý giúp nhà nghiên cứu có cái nhìn khái quát hơn về đời sống tinh thần của mỗi cá nhân, nhận thấy rõ hơn vai trò xã hội mà mỗi giới đang đảm nhiệm và sự trông đợi của xã hội đối với mỗi giới nhƣ thế nào? Góp phần mở ra những hƣớng nghiên cứu mới về tham vấn tâm lý và giới nhằm đƣa ra những biện pháp nâng cao nhận thức của thân chủ về nan đề của họ đồng thời cũng góp phần đƣa ra một vài giải pháp cho hoạt động tham vấn tâm lý thực hiện hiệu quả hơn. Tìm hiểu vấn đề giới thông qua hoạt động tham vấn tâm lý giúp đƣa ra cái nhìn khái quát hơn về tƣ tƣởng, quan điểm,… sự tác động của môi trƣờng, hoàn cảnh xã hội tới mỗi giới, từ đó bổ sung, đóng góp những tri thức về giới cho các ngành nghiên cứu về giới nói chung và xã hội học giới nói riêng. Những chủ đề, lĩnh vực đƣợc mỗi giới đề cập đến thông qua hoạt động tham vấn tâm lý đều thể hiện rõ nét những tâm tƣ , tình cảm, những băn khoăn của mỗi giới về các vấn đề mà họ đang gặp phải. Tìm hiểu có hệ thống và khái quát những nhu cầu và thực trạng hoạt động tham vấn tâm lý giúp có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về đời sống tinh thần của bản thân mỗi cá nhân, góp phần giúp các nhà hoặch định chính sách có đƣợc sự đúng đắn và hiệu quả đối với mỗi chính sách xã hội mà họ đƣa ra. 7 Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Khác biệt giới trong nhu cầu và thực trạng tham vấn tâm lý với nhóm khách hàng của trung tâm tƣ vấn Linh Tâm – Csaga” để không chỉ phát hiện sự khác nhau trong nhu cầu và thực trạng của mỗi giới đối với các lĩnh vực mà họ cần tham vấn tâm lý mà đề tài còn nhằm tìm hiều các quan điểm, tâm tƣ, tình cảm của mỗi giới đối với mỗi chủ đề, lĩnh vực mà họ cần tham vấn. 2. - Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu khác biệt giới thông qua hoạt động tham vấn tâm lý góp thêm một cách cái nhìn khái quát hơn về sự khác biệt giới trong nhu cầu tham vấn tâm lý có thể bổ sung thêm tri thức cho khoa học nghiên cứu về giới, tâm lý và một số ngành khoa học xã hội khác. - Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu thực hiện nhằm tìm hiểu một số khía cạnh trong hoạt động tham vấn tâm lý của trung tâm tƣ vấn Linh Tâm: các lĩnh vực tham vấn, thời lƣợng, cách thức tham vấn của đối tƣợng tham vấn để thấy đƣợc sự khác biệt của mỗi giới trong nhu cầu và cách tiếp cận tham vấn tâm lý, thấy đƣợc mối liên hệ giữa giới tính, độ tuổi với những lĩnh vực tham vấn tâm lý mà nhóm khách hàng có nhu cầu tham vấn, từ đó giúp trung tâm tƣ vấn có cái nhìn khái quát về nhu cầu và thực trạng tham vấn tâm lý trong nhóm khách hàng của họ để có những biện pháp trang bị nguồn lực chất lƣợng và các phƣơng tiện thực hiện tham vấn nhằm nâng cao hơn nữa khả năng đáp ứng của trung tâm với khách hàng. 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Vấn đề giới trong xã hội từ lâu đã là mảnh đất màu mỡ để các nhà nghiên cứu khoa học xã hội khai thác. Trong những năm gần đây, nghiên cứu về khác biệt giới trong và ngoài nƣớc đƣợc quan tâm đáng kể, điển hình nhƣ nghiên cứu về sự khác biệt trong khuôn mẫu, định hƣớng hành vi, định kiến của xã hội với mỗi giới, sự khác biệt giới trong hành vi tình dục, sự khác biệt giới trong mua 8 sắm, tiêu dùng … Các nghiên cứu này tập trung làm rõ những khác biệt giới trong hoạt động hàng ngày của mỗi chủ thể để phần nào nhằm là giảm thiểu sự bất bình đẳng giới. Tuy nhiên, nghiên cứu về giới thông qua hoạt động tham vấn tâm lý nhằm khái quát đƣợc sự khác biệt trong quan điểm, tƣ tƣởng, tình cảm cũng nhƣ những băn khoăn, vƣớng mắc, cách thức giải quyết, khắc phục của mỗi giới trƣớc những vấn đề xã hội lại ít đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm đến. Môt số công trình nghiên cứu liên quan đến khác biệt giới có thể kể đến nhƣ: Nghiên cứu về “Sự khác biệt giới trong hành vi tình dục trƣớc hôn nhân của vị thành niên và thanh niên” (Trần Thị Hồng) sử dụng số liệu Điều tra về vị thành niên và thanh niên (SAVY) năm 2003 nhằm phân tích các hành vi tình dục trƣớc hôn nhân nhìn từ góc độ giới. Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ, nhất là các hành vi liên quan đến lần quan hệ tình dục lần đầu tiên. Nữ vị thành niên và thanh niên có quan hệ tình dục lần đầu tiên sớm hơn nam. Nam giới, ngƣợc lại có thành phần bạn tình đa dạng và số lƣợng bạn tình lớn hơn so với nữ. Nữ thƣờng chọn nhà riêng trong khi nam thƣờng chọn nhà nghỉ là nơi gặp gỡ và có quan hệ tình dục lần đầu tiên. Việc sử dụng các biện pháp tránh thai tăng lên cùng lứa tuổi, tuy nhiên, nhìn chung, nữ thành niên và thanh niên ít sử dụng các biện pháp tránh thai hơn so với nam giới. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra một yếu tố tác động đến hành vi tình dục trƣớc hôn nhân nhƣ xem video, chơi với nhóm bạn. [8] Nghiên cứu về “Sự khác biệt giới trong tiêu dùng” của Nguyễn Thị Thanh Nga đã chỉ ra sự khác nhau trong nhu cầu tiêu dùng và mua sắm hàng hóa. Trong việc mua sắm hàng hóa, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, phụ nữ chiếm đa số. Ngƣời tiêu dùng là phụ nữ chẳng những đông mà còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động mua hàng. Họ là ngƣời quyết định mua hàng tiêu 9 dùng cho bản thân, gia đình … Mua sắm đồ điện tử đƣợc coi là lĩnh vực quan tâm của nam giới. Đặc điểm giới tình giữa đàn ông và phụ nữ quy định sự khác nhau về thị hiếu, những sở thích khác nhau về tình thẩm mỹ, về hình dáng, màu sắc, mùi vị của từng loại sản phẩm… Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt giới trong việc lựa chọn các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của các cặp gia đình đƣợc lựa chọn khảo sát. Nếu phụ nữ dành ít thời gian hơn nam giới cho việc đọc sách báo, chơi thể thao thì họ lại dành nhiều thời gian hơn cho việc đi lễ chùa, nhà thờ. Sở dĩ có những sự khác biệt đáng kể này là do có sự khác nhau về đặc điểm vai trò giới. Phụ nữ Việt Nam thƣờng là ngƣời chủ chốt trong sinh hoạt của gia đình cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Nam giới có trách nhiệm chủ đạo là đảm bảo kinh tế gia đình, quan hệ xã hội của họ rộng hơn, thời gian của họ rảnh rỗi hơn nữ giới nên việc tham gia các hoạt động giải trí của họ cũng nhiều hơn. Với những ngƣời chƣa có gia đình riêng thì sự khác biệt giới trong tiêu dùng các giá trị tình thần của nhóm này thể hiện ở việc lựa chọn các loại hình giải trí, trong khi nữ giới thích đi mua sắm, nói chuyện với bạn bè thì nam giới thích chơi điện tử, chát…[20] Nghiên cứu “Xã hội hóa về giới trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 (Kim Văn Chiến) thực hiện cuối năm 2002, chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu đối với hai tập sách giáo khoa Tiếng Việt 2 (Do Trịnh Mạnh, Đình Tấn Kỳ, Đỗ Quang Lƣu biên soạn, NXB Giáo dục Quốc gia, Hà Nội). Nghiên cứu đã chỉ ra những khuôn mẫu về giới – những ý tƣởng và mong đợi của em gái và em trai, đồng thời tác giả cũng chỉ ra sự sự ảnh hƣởng của những khuôn mẫu trong bài học, bài đọc trong sách giáo khoa đối với quá trình xã hội hóa trẻ em, đặc biệt là xã hội hóa về giới ngay từ những năm học đầu tiên của tiểu học.[3] Nghiên cứu “Khác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh Trung học phổ thông miền núi (Nghiên cứu trƣờng hợp tại trƣờng THPT Chuyên Bắc 10 Kan, trƣờng THPT Bắc Kan, trƣờng THPT dân lập Hùng Vƣơng, trƣờng phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Bắc Kan) của Nguyễn Thị Thái Hà (ĐH KHXH &NV) đã chỉ ra sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ trong việc đọc sách. Học sinh nữ có xu hƣớng dành nhiều thời gian cho việc đọc hơn học sinh nam. Các em nữ cũng chú ý tới những thể loại sách, truyện, những tác phẩm đòi hỏi cần thời gian suy ngẫm và sự kiên trì hơn các bạn nam . Ngƣợc lại học sinh nam lại ƣa thích những cuốn sách có tƣ duy cao hơn và mang tính chất phiêu lƣu, phức tạp hơn những cuốn sách mà các bạn nữ chọn. Học sinh nữ thƣờng coi việc đọc sách nhƣ một sở thích và thực hiện việc đọc sách nhƣ một thói quen thƣờng nhật. Nữ sinh thực hiện hành vi tự đọc nhiều hơn nam sinh. Ngoài việc học và đọc trên lớp, học sinh nữ còn thực hiện việc trao đổi về những loại sách minh đọc hơn học sinh nam. Trong khi đó, học sinh nam lại thích xem ti vi, xem các chƣơng trình giải trí, trò chơi trực tuyến hơn là việc đọc sách. Học sinh nam dành ít thời gian cho việc đọc sách hơn học sinh nữ, khả năng tự đọc của họ cũng kém hơn học sinh nữ. Sự chủ động trong hành vi đọc sách của nữ cũng cao hơn học sinh nam.[7] Một nghiên cứu khác của Vƣơng Lan Mai (2005) về “Sự khác biệt về giới trong sẵn sàng chi trả cho mô hình BHYT dựa vào cộng đồng ở một vùng nông thôn Việt Nam” đã chỉ ra sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong việc sẵn sàng chi trả tiền cho BHYT. Nam giới sẵn sàng chi trả cho BHYT nhiều hơn nữ giới. Trong đó các yếu tố về kinh tế - xã hội của nam và nữ ảnh hƣởng trực tiếp đến việc chi trả cho BHYT của họ.[18] Những công trình nghiên cứu khoa học trên đã chỉ ra những sự khác biệt của mỗi giới trong các một loạt các hành vi, hoạt động xã hội nhƣ: hành vi tình dục, hành vi đọc sách, hành vi mua sắm, tiêu dùng, hành vi chi trả cho BHYT… Trong mỗi hành vi, hoạt động cụ thể đều có sự khác biệt của mỗi giới trong 11 nhận thức và cách thức thực hiện. Trên cơ sở đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố xã hội tác động tới việc thực hiện hành vi của mỗi giới. Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung tìm hiểu nhu cầu và thực trạng tham vấn tâm lý của nhóm khác hàng đã thực hiện tham vấn tâm lý tại trung tâm Linh Tâm thông qua các chiều cạnh về nội dung tham vấn, thời lƣợng tham vấn và loại hình tham vấn. Từ đó tìm ra sự khác biệt giới trong các chiều cạnh: chủ đề tham vấn, thời lƣợng tham vấn và loại hình tham vấn trong tham vấn tâm lý nhằm phác họa bức tranh về nhu cầu và hình thức tiếp cận tham vấn tâm lý của mỗi giới trong nhóm khách hàng tham vấn tâm lý tại trung tâm. Từ đó đƣa ra một số khuyến nghị góp phần nâng cao hơn nữa khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của trung tâm. 4. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu hƣớng tới tìm hiểu chân dung xã hội của đối tƣợng có nhu cầu tham vấn tâm lý, tình cảm và tìm hiểu sự khác biệt giới trong nhu cầu và thực trạng tham vấn tâm lý, thông qua sự khác biệt trong nội dung tham vấn, thời lƣợng tham vấn, hình thức tham vấn của mỗi giới, mỗi độ tuổi. Từ đó giúp các nhà tham vấn tâm lý hiểu rõ hơn nhu cầu tham vấn tâm lý và hình thức tiếp cận tham vấn tâm lý ở mỗi giới thực hiện.Trên cơ sở đó đề tài đƣa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng đáp ứng của trung tâm với nhu cầu của khách hàng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu.  Đánh giá nhu cầu của nhóm khách hàng đã thực hiện tham vấn tâm lý tại trung tâm thông qua thực trạng về các chủ đề có mong muốn tham vấn tại trung tâm Linh Tâm.  Mô tả thực trạng tham vấn tâm lý thông qua các chỉ báo: chân dung xã hội của đối tƣợng thực hiện tham vấn; nội dung tham vấn; thời lƣợng tham vấn và loại hình tham vấn. 12  Chỉ rõ sự khác biệt giới trong nội dung, hình thức và thời lƣợng tham vấn  Đƣa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa khả năng đáp ứng của trung tâm với nhu cầu tham vấn tâm lý của khách hàng thực hiện tại trung tâm. 6. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Khác biệt giới trong nhu cầu và thực trạng tham vấn tâm lý với nhóm khách hàng đã thực hiện tham vấn tâm lý tại trung tâm tƣ vấn Linh Tâm – Csaga. - Khách thể nghiên cứu: - Nhân viên tham vấn - Nội dung nhật ký tham vấn Do những quy định bảo mật về danh tính khách hàng tại trung tâm tƣ vấn mà việc tiếp cận trực tiếp các thân chủ/khách hàng của trung tâm rất hạn chế. Vì vậy trong phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu trên khách thể là nhân viên tham vấn tâm lý và nội dung nhật ký tham vấn – tài liệu/phần mềm lƣu trữ thông tin về khách hàng và các ca tham vấn tâm lý của khách hàng tại trung tâm Linh Tâm. - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung nghiên cứu: Chân dung xã hội, nhu cầu tham vấn và thực trạng tham vấn của nhóm khách hàng tiếp cận dịch vụ tham vấn tại trung tâm có thể đƣợc mô tả trên nhiều khía cạnh. Nhƣng do hạn chế trong cách tiếp cận khách thể nghiên cứu và đảm báo danh tính khách hàng của trung tâm nên đề tài chỉ đi sâu tìm hiểu và mô tả: - Chân dung xã hội của nhóm khách hàng tiếp cận dịch vụ tham vấn tâm lý tại trung tâm qua các đặc trƣng về giới tính, độ tuổi, vùng miền. 13 - Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhóm khách hàng tiếp cận dịch vụ tham vấn tại trung tâm qua thực trạng các chủ đề tham vấn và tìm ra sự khác biệt giới trong nhu cầu tham vấn của đối tƣợng. - Thực trạng tham vấn tâm lý của nhóm khách hàng tiếp cận dịch vụ tham vấn tại trung tâm trên các chiều cạnh: nội dung tham vấn, thời lƣợng tham vấn; hình thức tiếp cận dịch vụ tham vấn. Từ đó tìm ra sự khác biệt của mỗi giới trong thực trạng tham vấn của nhóm khách hàng tại trung tâm. + Địa bàn nghiên cứu: Trung tâm tƣ vấn Linh Tâm – CSAGA – Nhà A9 – Đƣờng Cốm Vòng – Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội + Thời gian: 3/2013 – 4/2013 - Mẫu nghiên cứu: 800 ca tham vấn qua điện thoại và 200 ca tham vấn trực tuyến đƣợc ghi từ ngày 1/3/2013 đến ngày 7/4/2013. 7. Câu hỏi nghiên cứu: - Nhóm khách hàng đã tiếp cận dịch vụ tham vấn tâm lý tại trung tâm Linh Tâm có nhu cầu tham vấn tâm lý nhƣ thế nào? - Đối tƣợng thƣờng tham vấn tâm lý với những nội dung gì? Thời lƣợng tham vấn và loại hình tham vấn mà họ thực hiện nhƣ thế nào? - Có sự khác biệt về giới trong nhu cầu và thực trạng tham vấn tâm lý của nhóm khách hàng đã thực hiện tham vấn tâm lý tại trung tâm hay không? 8. Giả thuyết nghiên cứu. - Nhóm khách hàng đã thực hiện tham vấn tâm lý tại trung tâm có nhu cầu mong muốn đƣợc tham vấn tâm lý ở nhiều nội dung tham vấn khác nhau nhƣng tập trung ở chủ để sức khỏe sinh sản và tình yêu – hôn nhân – gia đình. 14 - Nhóm khách hàng tiếp cận dịch vụ tham vấn tâm lý của trung tâm đã thực hiện tham vấn ở nhiều chủ đề khác nhau với những hình thức và thời lƣợng khác nhau. - Trong nhóm khách hàng đã thực hiện tham vấn tâm lý tại trung tâm thì nữ giới có xu hƣớng sử dụng tham vấn tâm lý qua điện thoại còn nam giới có xu hƣớng sử dụng tham vấn trực tuyến. 9. Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin. 9.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp. Tài liệu đƣợc phân tích bao gồm nhật ký tham vấn, các tài liệu liên quan đến trung tâm tƣ vấn Linh Tâm – Csaga và các tài liệu chuyên ngành khoa học xã hội liên quan đến nghiên cứu. Nhật ký tham vấn tâm lý của trung tâm tƣ vấn Linh Tâm là tài liệu chính đƣợc phân tích trong nghiên cứu này. Phần mềm ghi lại đầy đủ thông tin của các ca tham vấn tâm lý tại trung tâm: Các đặc trƣng về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp của đối tƣợng tham vấn, số điện thoại mà đối tƣợng gọi đến tổng đài đối với tham vấn điện thoại và các địa chỉ email của đối tƣợng tham vấn đối với tham vấn trực tuyến, thời gian thực hiện tham vấn, thời lƣợng tham vấn giữa nhân viên tham vấn diễn ra và nội dung tham vấn. Số liệu định lƣợng của các ca tham vấn tâm lý trong nhật ký tham vấn của trung tâm đƣợc thống kê, mã hóa, xử lý và phân tích qua phần mềm SPSS 15.0. Các ca tham vấn tâm lý qua điện thoại và tham vấn trực tuyến đƣợc mã hóa, nhập dữ liệu của các biến về: giới tính, các khoảng tuổi, vùng miền, các chủ đề tham vấn, các mốc thời lƣợng tham vấn, loại hình tham vấn ...và đƣợc xử lý, phân tích theo yêu cầu của đề tài. 15 Các tài liệu khác liên quan đến quá trình xây dựng trung tâm tƣ vấn Linh Tâm và các tài liệu chuyên ngành khoa học xã hội khác cũng đƣợc phân tích phục vụ cho nghiên cứu. 9.2. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân. Mục đích phỏng vấn sâu: Tìm kiếm thêm những thông tin định tính liên quan đến những khác biệt trong nhu cầu và thực trạng tham vấn tâm lý với nhóm khách hàng thực hiện tham vấn tâm lý tại trung tâm Linh Tâm mà nội dung trong nhật ký tham vấn của trung tâm chƣa thể hiện đƣợc. Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn: Nhân viên tham vấn tại trung tâm Nội dung phỏng vấn liên quan đến các vấn đề nhu cầu tham vấn tâm lý của mỗi giới, các chủ đề mà mối giới có nhu cầu tham vấn, thời lƣợng tham vấn và hình thức tham vấn của nhóm khách hàng đã thực hiện tham vấn tâm lý tại trung tâm. Số lƣợng phỏng vấn: Do số lƣợng nhân viên tham vấn của trung tâm không nhiều nên đề tài chỉ thực hiên 3 phỏng vấn sâu đối với 3 nhân viên tham vấn phụ trách tham vấn các lĩnh vực: sức khỏe sinh sản – giới tính và tâm lý – tình cảm. 16 10. Khung phân tích. Điều kiện kinh tế xã hội Nhu cầu tham vấn tâm lý của mỗi giới Thực trạng tham vấn tâm lý của mỗi giới Chân dung XH đối tƣợng TV XHĐT tham vấn Độ tuổi Vùng miền Chủ đề tham vấn Giới tính Sức khỏe sinh sản Tình yêu hôn nhân gia đình Kỹ năng sống Thời lƣợng tham vấn Nuôi dạy con cái Chủ đề khác Định hƣớng hành vi mỗi giới 17 Loại hình tham vấn Điên thoại Trực tuyến CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái niệm công cụ. 1.1.1. Nhu cầu. Theo Tƣ̀ điể n Tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện thì nhu cầu là “Điều cầ n thiế t để bảo đảm tồ n ta ̣i và phát triể n . Đƣợc thỏa mãn thì dễ chịu , thiế u hu ̣t thì khó chịu, căng thẳ ng, ấm ức. Có nhu cầu của cá nhân , có nhu cầu chung của tâ ̣p thể , khi hòa hơ ̣p khi mâu thuẫn ; có nhu cầu cơ bản, thiế t yế u , có thứ yếu, giả tạo. Nhu cầ u do trìn h đô ̣ phát triể n của XH mà biến đổi” [33]. Theo Henry Murray (1893 – 1988) thì nhu cầu đƣợc hiểu là một tổ chức đô ̣ng cơ, nó tổ chức và hƣớng dẫn các quá trình nhận thức , tƣởng tƣơ ̣ng, hành vi. Nhờ nhu cầ u mà hoa ̣t đô ̣ng của con ngƣời mang tính chấ t có mu ̣c đích . Do đó hoă ̣c là đa ̣t đƣơ ̣c sƣ̣ thỏa mañ nhu cầ u , hoă ̣c là ngăn ngƣ̀a sƣ̣ đu ̣ng đô ̣ khó chịu với môi trƣờng. Murray cho rằ ng: sƣ̣ xuấ t hiê ̣n nhu cầ u dẫn đế n nhƣ̃ng thay đổ i hóa ho ̣c trong naõ và do tác đô ̣ ng của chúng mà diễn ra hoa ̣t đô ̣ng tƣ duy và tình cảm. Bấ t kỳ nhu cầ u nào cũng gây ra trong cơ thể sƣ̣ căng thẳ ng nhấ t đinh ̣ , mà việc giải tỏa nó chỉ bằng cách thỏa mãn nhu cầu . Nhƣ vâ ̣y nhu cầ u phóng ra các kiểu hành vi nhất đinh, ̣ mang la ̣i sƣ̣ thỏa mañ cầ n tim ̀ [21]. A.G. Covaliop tiế p câ ̣n khái niê ̣m nhu cầ u với tƣ cách là nhu cầ u của nhóm xã hội. Ông cho rằ ng : “Nhu cầ u là sƣ̣ đòi hỏi của các cá nhân và của nhóm xã hội khác nhau muốn có những đ iề u kiê ̣n nhấ t đinh ̣ để số ng và để phát triể n. Nhu cầ u quy đinh ̣ sƣ̣ h oạt động xã hội của cá nhân , các giai cấp và tập thể ”. Nhƣ vâ ̣y, dù là nhu cầu cá nhân hay nhu cầ u xã hội , nó vẫn là sự biểu hiện mố i quan hê ̣ tích cƣ̣c củ a con ngƣời đố i với hoàn cảnh số ng. Theo A.N. Leonchiev (1903 – 1979) thì nhu cầu là một trạng thái của con ngƣời, cầ n mô ̣t cái gì đó cho cơ thể nói riêng , con ngƣời nói chung số ng và hoa ̣t đô ̣ng. Nhu cầ u luôn có đố i tƣơ ̣ng , đố i tƣơ ̣ng của nhu cầ u là vâ ̣t chấ t hoă ̣c tinh 18 thầ n, chƣ́a đƣ̣ng khả năng thỏa mañ nhu cầ u . Nhu cầ u có vai trò đinh ̣ hƣớng đồ ng thời là đô ̣ng lƣ̣c bên trong kić h thić h hoa ̣t đô ̣ng của con ngƣời. Theo Giáo sƣ – Viê ̣n si ̃ Pha ̣m Minh Ha ̣c : “Nhu cầ u bao giờ cũng là nhu cầ u về mô ̣t cái gì đó . Nhu cầ u chỉ có đƣơ ̣c chƣ́c năng hƣớng dẫn khi có sƣ̣ gă ̣p gỡ giƣ̃a chủ thể và khách thể ” . Nhu cầ u là thành tố quan tro ̣ng ta ̣o nên xu hƣớng nhân cách của cá nhân , cùng với các thành tố khác nhƣ hứng thú , niề m tin, thế giới quan, lý tƣởng thì nhu cầu là sự bộc lộ ra bên ngoài của xu hƣớng. Nhìn chung , các quan niệm về nhu cầu đã trình bày ở trên đều có sự tƣơng đồ ng ở nhiề u điể m: - Khẳ ng đinh ̣ nhu cầ u của con ngƣời và xã hội là một hệ thống đa dạng, bao gồ m nhu cầ u tồ n ta ̣i (ăn uố ng , duy trì nòi giố ng , tƣ̣ vê ̣… ), nhu cầ u phát triển (học tập, giáo dục, văn hóa…), nhu cầ u chin ́ h tri ̣, tôn giáo… Nhu cầ u của con ng ƣời xuất hiện nhƣ những đòi hỏi khách quan của xã hội, do xã hội quy đinh, ̣ đồ ng thời nhu cầ u mang tính cá nhân với nhƣ̃ng biể u hiê ̣n phong phú và phức tạp. - Nhu cầ u là hình thƣ́c tồ n ta ̣i của mố i quan hê ̣ giƣ̃a cơ thể số ng và thế giới xung quanh , là nguồn gốc của tính tích cực , mọi hoạt động của con ngƣời đề u là quá triǹ h tác đô ̣ng vào đố i tƣơ ̣ng nhằ m thỏa mañ nhu cầ u nào đó Do vâ ̣y , nhu cầ u đƣơ ̣c hiể u là tra ̣ng thái cảm nhâ ̣n đƣơ ̣c sƣ̣ cầ n thiế . t của đố i tƣơ ̣ng đố i với sƣ̣ tồ n ta ̣i và phát triể n của min ̀ h . Nhu cầ u khi đƣơ ̣c thỏa mañ sẽ tạo ra những nhu cầu mới ở mức độ cao hơn , con ngƣời sau khi hoa ̣t đô ̣ng để thỏa mãn nhu cầu thì phát triển , và nảy sinh ra nhu cầu cao hơn nƣ̃a . Và nhƣ vậy, nhu cầ u vƣ̀a đƣơ ̣c coi là tiề n đề , vƣ̀a đƣơ ̣c coi là kế t quả của hoa ̣t đô ̣ng . Nhu cầ u là tiền đề của sự phát triển. Trên cơ sở tim ̀ hiể u , phân tić h các khái niê ̣m khác nhau về nhu cầ u và trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi sử dụng định nghĩa của GS .TS. Nguyễn Quang Uẩ n : “Nhu cầ u là sƣ̣ biể u hiê ̣n mố i quan hê ̣ tích cƣ̣c của cá nhân đố i với 19 hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà con ngƣời thấy cần đƣợc thỏa mãn để tồn t ại và phát triển” [31]. 1.1.2. Giới. “Giới là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn Nhân loại học nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn và lợi ích. Giới đề cập đến các quy tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ không theo thực tế cá nhân, vai trò giới đƣợc xác định theo nhiệm vụ, không theo khía cạnh sinh vật học và có thể biến đổi theo thời gian, theo các xã hội và các vùng địa lý khác nhau. Khi sinh ra chúng ta không mang theo các đặc điểm giới mà chúng ta học đƣợc các đặc tính giới từ gia đình, xã hội và nền văn hóa của chúng ta” [10] 1.1.3 Vai trò giới. 1.1.3.1. Khái niệm. Vai trò giới là tập hợp những hoạt động và hành vi ứng xử mà nam giới và phụ nữ học đƣợc và thể hiện trong thực tế, dựa trên mong đợi từ phía xã hội ở một ngƣời, tùy thuộc ngƣời đó là phụ nữ hay nam giới. Các vai trò giới đa dạng (tùy thuộc vào vị trí và bối cảnh), thay đổi theo thời gian (tƣơng ứng với sự thay đổi của các điều kiện và hoàn cảnh) và thay đổi theo sự thay đổi trong quan niệm xã hội (tƣơng ứng với việc chấp nhận hoặc không chấp nhận một hành vi ứng xử vai trò nào đó). [28] 1.1.3.2. Loại hình.  Vai trò sản xuất: Là những công việc do phụ nữ và nam giới thực hiện nhằm tạo ra thu nhập hoặc để tự tiêu dùng. Chúng bao gồm các hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần hoặc tạo ra những dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan