Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khả năng sử dụng bột huyết trong ương nuôi luân trùng nước lợ brachionus plicati...

Tài liệu Khả năng sử dụng bột huyết trong ương nuôi luân trùng nước lợ brachionus plicatilis

.PDF
50
199
93

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÊ TRƯỜNG GIANG KHẢ NĂNG SỬ DỤNG BỘT HUYẾT TRONG ƯƠNG NUÔI LUÂN TRÙNG NƯỚC LỢ Brachionus plicatilis LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÊ TRƯỜNG GIANG KHẢ NĂNG SỬ DỤNG BỘT HUYẾT TRONG ƯƠNG NUÔI LUÂN TRÙNG NƯỚC LỢ Brachionus plicatilis LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. TRẦN SƯƠNG NGỌC 2013 LỜI CẢM TẠ  Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể quý Thầy, Cô bộ môn Thủy Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành tốt đề tài này. Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS. Trần Sương Ngọc và cô Huỳnh Thị Ngọc Hiền đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng như hoàn thành tốt bài luận văn này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến gia đình và toàn thể các bạn đã động viên và hổ trợ trong suốt quá trình học tập. Xin chân thành cám ơn! i TÓM TẮT Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát khả năng sử dung bột huyết trong ương nuôi luân trùng nước mặn Brachionus plicatilis. Từ đó ứng dụng vào việc nuôi sinh khối luân trùng, nhằm giảm chi phí nuôi và đạt hiệu quả. Nghiên cứu dựa trên thí nghiệm sử dụng 100% bột huyết, 100% tảo chlorella và 100% men bánh mì; được bố trí trong phòng thí nghiệm nhiệt độ là 280C, thể tích nuôi 1000ml với mật độ bố trí ban đầu 200 ct/ml; cho ăn với lượng tảo là 100000 tb/ct, men bánh mì và bột huyết. Kết quả thí nghiệm này thu được mật độ cao nhất ở nghiệm thức sử dụng tảo với mật độ 3745.0±366.6 ct/ml. Thấp nhất là nghiệm thức sử dụng bột huyết với mật độ cao nhất 228.9±9.5 ct/ml. Nhằm khẳng định ảnh hưởng của bột huyết đến mật độ luân trùng, tiến hành bố trí với các nghiệm thức với thức ăn là kết hợp MBM và BH với các tỉ lệ % MBM:BH lần lượt là: 25:75%; 50:50%; 70:30%; 100% BH. Thu được kết quả rất khác biệt giữa nghiệm thức 25:75% với các nghiệm thức còn lại, mật độ cao nhất 453.9±35.21 ct/ml. Nghiệm thức 100% bột huyết có mật độ cực đại vào ngày 2 mật độ 294.4±21.17 ct/ml ở điều kiện nhiệt độ dao động từ 23.7 – 24.9 và trong khoảng pH 8.0 – 8.5 là thấp nhất. ii MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................... i TÓM TẮT ............................................................................................................... ii DANH SÁCH BẢNG ...............................................................................................v DANH SÁCH HÌNH ...............................................................................................vi DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... vii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài .........................................................................................1 1.3. Nội dung của đề tài.........................................................................................2 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU....................................................................3 2.1. Đặc điểm sinh học của luân trùng nước lợ Brachionus plicatilis .....................3 2.1.1. Đặc điểm phân loại..................................................................................3 2.1.2. Đặc điểm phân bố....................................................................................3 2.1.3. Cấu tạo ....................................................................................................4 2.1.4. Vòng đời của luân trùng ..........................................................................5 2.1.5. Môi trường sống ......................................................................................6 2.2. Các hình nuôi luân trùng ................................................................................8 2.3. Thức ăn và cách cho ăn ..................................................................................9 2.3.1. Sử dụng vi tảo làm thức ăn cho luân trùng. ..............................................9 2.3.2. Sử dụng men bánh mì ............................................................................10 2.3.3. Thức ăn nhân tạo ...................................................................................10 2.3.4. Bột huyết...............................................................................................10 CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................11 3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện ...................................................................11 3.2. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................11 3.2.1. Dụng cụ và trang thiết bị thí nghiệm ......................................................11 3.2.2. Hóa chất: ...............................................................................................11 3.2.3. Nguồn nước sử dụng..............................................................................11 3.2.4. Nguồn luân trùng...................................................................................11 3.2.5. Nguồn thức ăn .......................................................................................12 3.3. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................12 3.3.1. Bố trí thí nghiệm....................................................................................12 3.3.1.1. Thí nghiệm 1: Khả năng sử dụng bột huyết trong ương nuôi luân trùng nước ngọt B. plicatilis. .......................................................................12 3.3.1.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của hàm lượng bột huyết lên sự phát triển của quần thể luân trùng B. plicatilis.............................................................13 3.3.2. Các yếu tố theo dõi và quản lý ...............................................................13 3.3.2.1. Chỉ tiêu thủy lý ...............................................................................13 3.3.2.2. Chỉ tiêu thủy hóa.............................................................................13 3.3.2.3. Chỉ tiêu sinh học .............................................................................13 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................14 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................15 4.1. Thí nghiệm 1: Khả năng sử dụng bột huyết trong ương nuôi luân trùng nước mặn Brachionus plicatilis....................................................................................15 4.1.1. Các chỉ tiêu môi trường .........................................................................15 4.1.1.1 Nhiệt độ...........................................................................................15 4.1.1.2. PH ..................................................................................................15 4.1.1.3. Độ mặn (‰)....................................................................................15 iii 4.1.1.4. Hàm lượng TAN (mg/l) ..................................................................16 4.1.1.5. Hàm lượng NO2- (mg/l) ...................................................................17 4.1.2. Sự phát triển của luân trùng ...............................................................18 4.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của hàm lượng bột huyết lên sự phát triển của quần thể luân trùng B. plicatilis. ..................................................................................22 4.2.1. Các chỉ tiêu môi trường .........................................................................22 4.2.1.1. Nhiệt độ, pH và độ mặn ..................................................................22 4.2.1.2. Hàm lượng TAN.............................................................................23 4.2.1.3. Hàm lượng NO2- .............................................................................24 4.2.2. Sự phát triển của luân trùng ...............................................................24 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..............................................................29 5.1. KẾT LUẬN..................................................................................................29 5.2. ĐỀ XUẤT....................................................................................................29 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................30 PHỤ LỤC...............................................................................................................31 iv DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1: Môi trường sống của luân trùng (Fulks và Main, 1991) ..................6 Bảng 4.1: Hàm lượng TAN qua 2 đợt thu mẫu ở thí nghiệm 1 (mg/l) ............16 Bảng 4.2: Hàm lượng NO2- các nghiệm thức ở thí nghiệm 1(mg/l) ................17 Bảng 4.3: Mật độ luân trùng B. plicatilis trong thí nghiệm 1 (cá thể/ml)........18 Bảng 4.4: Tỉ lệ mang trứng của luân trùng B. plicatilis trong thí nghiệm 1 (%) ......................................................................................................................20 Bảng 4.5. Tốc độ tăng trưởng của luân trùng B. plicatilis trong thí nghiệm 1.21 Bảng 4.6: Nhiệt độ của các nghiệm thức trong thí nghiệm 2 (0C)...................22 Bảng 4.7: Giá trị pH của các nghiệm thức trong thí nghiệm 2........................23 Bảng 4.8: Độ mặn (S‰) ở các nghiệm thức của thí nghiệm 2........................23 Bảng 4.9. Hàm lượng TAN (mg/l).................................................................23 Bảng 4.10. Hàm lượng NO2- (mg/l) của các nghiệm thức trong thí nghiệm 2.24 Bảng 4.11. Mật độ luân trùng(ct/ml)..............................................................25 Bảng 4.12. Tỉ lệ luân trùng mang trứng trong thí nghiệm 2 (%).....................26 Bảng 4.13. Tốc độ tăng trưởng của luân trùng trong thí nghiệm 2 .................27 v DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1. Luân trùng Brachionus plicatilis ......................................................3 Hình 2.2: Đặc điểm cấu tạo của Brachionus plicatilis (Dhert, 1996)................4 Hình 2.3: Vòng đời của luân trùng (Dhert, 1996).............................................5 Hình 4.1 Biến động mật độ luân trùng Brachionus plicatilis trong thí nghiệm 1 ......................................................................................................................18 Hình 4.2 Biến động tỉ lệ mang trứng của luân trùng trong thí nghiệm 1.........20 Hình 4.3: Tốc độ tăng trưởng của luân trùng trong thí nghiệm 1 (%/ngày) ....21 Hình 4.4 Biến động mật độ luân trùng Brachionus plicatilis trong thí nghiệm 2 ......................................................................................................................25 Hình 4.5 Biến động tỉ lệ mang trứng của luân trùng trong thí nghiệm 2.........26 Hình 4.6 Tốc độ tăng trưởng của luân trùng trong thí nghiệm 2 (%/ngày) .....27 vi DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT B. plicatilis: Brachionus plicatilis M, MBM: Men bánh mì NT: Nghiệm thức BH: Bột huyết vii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Với sản luợng cá tự nhiên ngày càng cạn kiệt, thì ngành nuôi trồng thủy sản phải phát triển mạnh mẽ để cung ứng cho nhu cầu về nguồn giống và sản luợng thủy sản của nhân loại. Tuy nhiên, việc sản xuất một số loài cá nước ngọt cũng như lợ mặn còn hạn chế do thiếu loại thức ăn tươi sống thích hợp cho giai đoạn đầu phát triển của cá, đặc biệt các loài cá bột có kích thước nhỏ. Cho nên, luân trùng đã trở thành nguồn thức ăn tươi sống không thể thiếu ở giai đoạn đầu trong sản xuất giống của nhiều loài giáp xác và cá biển.Vì thế luân trùng nước mặn (Brachionus plicatilis), các loại phiêu sinh động vật khác được nuôi và sử dụng trong sản xuất giống của nhiều loài cá nước nngọt và lợ mặn. Luân trùng Brachionus plicatilis là loài luân trùng nước mặn có kích thước nhỏ (100-300µm), bơi lội chậm chạp, sống lơ lửng trong nước nuôi làm cho luân trùng trở thành con mồi thích hợp cho ấu trùng các loài cá và giáp xác biển có kích thước miệng nhỏ (Snell và Carrillo, 1984).. Hơn nữa, do đặc điểm ăn lọc không chọn lọc nên luân trùng có thể được giàu hoá bằng các chất dinh dưỡng cần thiết hay kháng sinh để đưa vào cơ thể ấu trùng, làm tăng giá trị dinh duỡng cung cấp cho ấu trùng động vật thủy sản, có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp thức ăn cho cá bột góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất giống các loài cá nước ngọt và nước mặn. Với tiềm năng ứng dụng cao trong nghề nuôi thuỷ sản, việc nghiên cứu đặc điểm sinh học cũng như các loại thức ăn thích hợp và hiệu quả là rất cần thiết. Luân trùng Brachionus plicatilis có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như: tảo, men bánh mì, thức ăn nhân tạo v.v. Trong đó tảo là loại có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng giá thành cao. Nhằm tìm kiếm thêm loại thức ăn mới thích hợp có thể thay thế các loài tảo về giá trị dinh duỡng nhưng lại có giá thành thấp, đề tài nghiên cứu: “Khả năng sử dụng bột huyết trong ương nuôi luân trùng nước ngọt Brachionus plicatilis” để giải quyết vấn đề đặc ra. 1.2. Mục tiêu của đề tài Nhằm khảo sát xem bột huyết là loại thức ăn rẽ tiền, có giá trị dinh duỡng cao có thích hợp cho sự phát triển của luân trùng Brachionus plicatilis để thay thế cho tảo và men bánh mì. 1 1.3. Nội dung của đề tài Khả năng sử dụng bột huyết trong ương nuôi luân trùng nước mặn Brachionus plicatilis. Ảnh hưởng của hàm lượng bột huyết lên sự phát triển của quần thể luân trùng B.plicatilis. 2 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm sinh học của luân trùng nước mặn Brachionus plicatilis 2.1.1. Đặc điểm phân loại Theo Pechenik (2000), hệ thống phân loại của luân trùng Brachionus plicatilis được phân loại như sau: Ngành: Rotifera Lớp: Eurotatoria Lớp phụ: Monogononta Bộ: Ploima Họ: Brachionidae Giống: Brachionus Loài: Brachionus plicatilis (Muller) Hình 2.1. Luân trùng Brachionus plicatilis 2.1.2. Đặc điểm phân bố Luân trùng phân bố rộng nhiều nơi trên thế giới, ở nước ta phân bố ở ao, đầm… với mật độ cao. B. plicatilis là bọn động vật ăn lọc thụ động, thức ăn có kích thước từ 20-25 µm, thường sử dụng vi tảo, vi khuẩn, mùn xác hữu cơ, vật thể lơ lửng trong nước (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). 3 2.1.3. Cấu tạo Kích thước của luân trùng Brachionus plicatilis từ 100-340µm (Dhert, 1996), dạng hình trứng dài, hơi dẹp theo hướng lưng bụng. Bờ bụng trước có 4 gai u dạng lồi. Cấu tạo và hình thái của luân trùng được Ruttner-Kolisko mô tả năm 1994 (Rombaut, 2001). Luân trùng gồm có 3 phần: đầu, thân và chân. Đầu có vòng tiêm mao như bánh xe giúp di chuyển, thân có ống tiêu hóa: Nhờ vòng tiêm mao mà luân trùng thu được thức ăn sau đó vào trong miệng và đến hàm nghiền. Có nhiều con đường khác nhau hàm nghiền sẽ nghiền các hạt thức ăn (cắt, nghiền..) rồi đi vào thực quản, dạ dày, ruột và hậu môn (Nogrady, 1993), hệ bài tiết: Luân trùng bài tiết chủ yếu là chất thải có nguồn gốc đạm (phần lớn là ammonia). Tiêm mao chuyển động ở các tế bào ngọn lửa (flame cells) tạo nên dòng chảy nhỏ các chất lỏng bài tiết vào trong các túi và chảy vào bàng quang sau đó được bài tiết ra ngoài thường xuyên và đều đặn (Nogrady, 1993), và hệ sinh dục: Cơ quan sinh dục của con cái bao gồm 3 phần: buồng trứng, chất noãn hoàng và lớp nang. Từ khi mới sinh ra, số lượng trứng đã có sẳn trong buồng trứng. trùng có bộ phận nghiền thức ăn, chân có dạng vòng đàn hồi, không đốt, có 1 hay 4 ngón. Có khoảng 1000 tế bào. Do nguyên sinh chất tăng lên mà cơ thể lớn lên, không phải do sự phân chia của tế bào. Con đực không có cơ quan tiêu hóa và có kích thước nhỏ hơn con cái. Ở con đực cơ quan dao cấu chứa đầy tinh dịch. Con cái gồm hai dạng là con cái đơn tính và con cái hữu tính. Hình 2.2: Đặc điểm cấu tạo của Brachionus plicatilis (Dhert, 1996) 4 Luân trùng gồm có hai dòng được sử dụng phổ biến là Brachionus plicatilis (L – type) kích cở 130 – 340 µm và Brachionus plicatilis (S – type) có kích cỡ 100 – 210 µm. 2.1.4. Vòng đời của luân trùng Luân trùng có tuổi thọ ngắn, trung bình 3,4 – 4,4 ngày ở điều kiện nhiệt độ 25°C. Chúng có thể đạt đến giai đoạn trưởng thành chỉ 0.5 - 1.5 ngày sau khi nở hay đẻ. Sau đó, con cái có thể đẻ liên tục, mỗi lần cách nhau khoảng 4 giờ. Suốt đời sống, con cái có thể tham gia đẻ 10 lứa. Với tốc độ sinh sản nhanh và có thể nuôi đạt mật độ rất cao 20.000 con/ml (Suantika, 2001, trích dẫn theo Ngô Thị Huyền, 2011). Tuy nhiên, khả năng sinh sản của con cái còn tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, đặc biệt là nhiệt độ. Luân trùng kiểu S – type và L – type sinh trưởng với tốc độ khác nhau, có khả năng chịu đựng nhiệt độ khác nhau và có nhiệt độ sinh trưởng tối ưu khác nhau. Kiểu S – type và L – type sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ lần lượt từ 28 – 35 0C và 18 – 25 0C (Dhert, 1996, trích dẫn theo Nguyễn Văn Hạnh, 2007). Hình 2.3: Vòng đời của luân trùng (Dhert, 1996) Có sự luân phiên giữa hai hình thức sinh sản của vòng đời luân trùng: đơn tính và lưỡng tính. Ở điều kiện thích hợp, con cái lưỡng tính (2n) sinh sản chủ yếu đơn tính và đẻ trứng nhiều đợt, mỗi lần cho 1 – 2 trứng 2n có kích cỡ (80 – 100) × (110 – 130) µm. Sau này các trứng sẽ nở thành con cái 2n. Con cái này lại tiếp tục vòng đời sinh sản bằng hình thức đơn tính như trên. Ở điều kiện môi trường trở nên bất lợi chúng sẽ hình thành trứng nghĩ bằng hình thức sinh sản hữu tính để chịu đựng qua điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Do 5 đó, trong thực tế, người ta có thể chủ động tạo điều kiện cho luân trùng sinh sản đơn tính hay hữu tính tùy nhu cầu (Dhert, 1996). 2.1.5. Môi trường sống Theo Fulks và Main (1991), trích dẫn theo Nguyễn Văn Hạnh, 2007, thì luân trùng có môi trường sống rất rộng, thể hiện ở Bảng 2.1 Bảng 2.1: Môi trường sống của luân trùng (Fulks và Main, 1991) Chỉ tiêu Nhiệt độ (0C) Oxy hòa tan (ppm) NH3-NH4+ (ppm) NH3 (ppm) Nồng độ muối (ppt) Cường độ ánh sáng (lux) pH Chu kỳ sáng: tối Khoảng cho phép 20 - 30 2-7 6 -10 <1 1 – 60 5 - 10 18:6 Khoảng thích hợp 21 - 25 20 (S-type), 30 (L-type) 2000 7.5 – 8.5 a. Nhiệt độ Ở nhiệt độ 18-25°C luân trùng dòng L sẽ phát triển tốt nhất, dòng S lại thích hợp với nhiệt độ là 28-35°C, nhưng nhiệt độ dao động thích hợp cho luân trùng là 20-30°C (Fulks và Main, 1991). Nhiệt độ thấp dưới 100C luân trùng sẽ hình thành trứng nghỉ và quần thể tàn lụi (Fukusho, 1989a; trích từ Fulks và Main, 1991). Khả năng tiêu thụ thức ăn của luân trùng và thành phần sinh hóa cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Luân trùng tiêu hóa carbohydrate vầ chất béo dự trữ rất nhanh ở nhiệt độ cao (Dhert, 1996). b. Độ mặn Luân trùng Brachionus plicatilis là loài rất rộng muối, độ mặn mà chúng có thể chịu đựng được dao động trong khoảng 1 – 67 ppt (Hoff và Snell, 1989), tuy nhiên ở độ mặn dưới 35‰ chúng có thể sinh sản tối ưu (Lubzen, 1987). Sự tăng trưởng của luân trùng ở độ mặn tốt nhất từ 10 – 20 ppt (Hoff và Snell, 1989). Luân trùng loại nhỏ (S-type) sinh trưởng tốt nhất ở độ mặn 20‰ và loại lớn (L-type) tốt nhất là 30‰. Dù luân trùng rất rộng muối, nhưng để nuôi luân trùng với độ mặn thích hợp cần chú ý đến độ mặn nước ương ấu trùng tôm cá, không để độ mặn có sự chênh lệch quá lớn (trên 5ppt) giữa nước nuôi luân trùng và nước ương ấu trùng tôm cá vì nó có thể gây sốc, giảm bơi lội hay hoạt động của luân trùng (Dhert, 1996). 6 c. pH Luân trùng có thể sống ở pH từ 5-10 trong tự nhiên, thích hợp nhất ở 7,5-8,5 (Hoff và Snell, 2004). pH từ 6,5-8,5 thì hoạt dộng bơi lội và hô hấp của luân trùng không thay đổi và suy giảm khi pH dưới 5,6 hoặc trên 8,7 (Nogrady 1993). Tùy theo dòng luân trùng mà có phạm vi pH tối ưu cũng khác nhau, hoạt động bơi lội của luân trùng trong môi trường kiềm giảm nhanh hơn trong môi trường acid, pH có ảnh hưởng gián tiếp đến luân trùng qua nồng độ ion amonia. Khoảng pH thích hợp có thể phụ thuộc vào thức ăn (Furukawa và Hidaka, 1973 trích bởi Fulks, 1991). d. Oxy Oxy dưới 2 ppm luân trùng có khả năng chịu đựng được. Tùy vào nhiệt độ, độ mặn, loại thức ăn, mật độ thức ăn và mật độ luân trùng mà nồng độ oxy trong bể nuô sẽ thay đổi rất lớn. Nhu cầu tiêu thụ oxy sẽ phụ thuộc vào từng loại thức ăn và nhiệt độ (Fulks và Main, 1991). Để đảm bảo đủ oxy cho luân trùng trong quá trình nuôi cần sục khí với tốc độ 60 – 100 lít/phút/m3. e. Ánh sáng Khi so sánh hệ thống nuôi ngoài trời với ánh sáng mặt trời đầy đủ và nuôi trong điều kiện tối, Fukusho (1989) nhận thấy luân trùng Brachionus plicatilis phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng đầy đủ. Theo Fulks và Main (1991), ánh sáng kích thích sự phát triển của luân trùng nhờ vào sự gia tăng phát triển của vi khuẩn quang hợp và tảo trong bể nuôi. f. NH3 NH3 là chất gây độc đối với động vật thủy sinh. pH và nhiệt độ có ảnh hưởng đến hàm lượng N-NH3 trong hàm lượng tổng cộng N-NH4+ (TAN). Fulks và Main (1991) đã nêu ra mối quan hệ giữa hàm lượng NH3 và mật độ luân trùng thấp trong bể nuôi luân trùng. Họ cũng đã điều tra về ảnh hưởng tức thời và lâu dài của NH3 đến tốc độ phát triển và sinh sản của luân trùng và đi đến kết luận “NH3 là một trong những yếu tố hạn chế sự phát triển quần thể trong hệ thống nuôi luân trùng”. Hoff và Snell (2004) đề nghị hàm lượng NH3 không nên vượt quá 1 ppm trong bể nuôi luân trùng. Sức sinh sản và tốc độ tăng trưởng của quần thể sẽ giảm 50% khi NH3 ở nồng độ 8 – 13 ppm (Fulks và Main, 1991). 7 g. N-NO2 Theo Groeneweg and Schluter (1981) đối với luân trùng Brachionus plicatilis thì hàm lượng N-NO2- từ 10-20ppm sẽ không gây độc. Lubzens (1987) Nồng độ N-NO2- gây độc đối với luân trùng từ 90-140 ppm . 2.2. Các hình nuôi luân trùng Trần Sương Ngọc và Nguyễn Hữu Lộc, (2006) với hệ thống nuôi kết hợp luân trùng Brachionus plicatilis với tảo cá Rô phi với bể có thể tích 28 lít mật độ luân trùng ban đầu là 200 ct/ml cho ăn bằng tảo liều lượng 100.000 tb/luân trùng/ngày đạt mật độ 2.309 luân trùng/mL sau 5 ngày nuôi. Khả năng sản xuất sinh khối cực đại thu được ở nghiệm thức 700 là 76,22 triệu luân trùng/28 L trong vòng 6 ngày nuôi. Dương Thị Hoàng Oanh và ctv, (2006) nuôi luân trùng trong hệ thống bể 25 lít với độ thả luân trùng ban đầu 250 ct/mL, cho ăn bằng MBM đạt mật độ cao nhất là 5.130±2.062 ct/ml. Fu và ctv, (1997) nuôi luân trùng trong bể 100 lít bằng tảo Chlorella cô đặc với mật độ ban đầu là 3.800 ct/ml và khi mật độ vượt quá 5.000 ct/ml sẽ tiến hành thu hoạch một phần nhằm duy trì mật độ ổn định là 5.000 ct/ml và chu kỳ nuôi kéo dài trong 38 ngày. Nguyễn Thị Kim Liên và ctv, (2008) đã nuôi luân trùng siêu nhỏ (Brachionus rotundiformis) với mật độ luân trùng ban đầu 200 ct/ ml trong bể composite (100 lít) bằng tảo chlorella và men bánh mì với liều lượng 40.000 tế bào/luân trùng/ngày và men bánh mì 0,3 g/triệu luân trùng/ngày. Mật độ luân trùng đạt được sau khi kết thúc thí nghiệm là 893±50 cá thể/mL và 873±50 cá thể/mL với tốc độ tăng trưởng đặc biệt bình quân 0,2±0,16 và 0,1±0,15 và tỉ lệ mang trứng trung bình 25,5±7,32% và 26,0±6,91% lần lượt cho hai nghiệm thức Men và nghiệm thức Chlorella sau 8 ngày nuôi. Trần Công Bình và ctv, (2006) phát triển hệ thống nuôi luân trùng thâm canh tuần hoàn kết hợp với bể nước xanh với mật độ ban đầu và duy trì trong suốt quá trình nuôi là 2000 ct/ml. Hệ thống có thể sản xuất luân trùng ổn định trong khoảng thời gian từ 21 ngày trở lên với mức thu hoạch hàng ngày khoảng 22% quần thể luân trùng duy trì, tương đương sức sản xuất là 440 ± 15 ct/ml/ngày. 8 2.3. Thức ăn và cách cho ăn Luân trùng thuộc nhóm ăn lọc không chọn lọc. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn sẽ quyết định giá trị dinh dưỡng cũng như năng suất nuôi luân trùng. Thức ăn sử dụng cho nuôi luân trùng chủ yếu là tảo, men bánh mì (yeast) và thức ăn nhân tạo. 2.3.1. Sử dụng vi tảo làm thức ăn cho luân trùng. Tảo là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của thủy vực và là nguồn thức ăn rất quan trọng đối với các giai đoạn đầu của nhiều loài cá, giáp xác và hai mảnh vỏ. Hiện nay có trên 40 loài tảo khác nhau đã được phân lập và gây nuôi trên thế giới, trong đó một số giống loài được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất giống các đối tượng hải sản bao gồm tảo khuê Skeletonema costatum, Thalassiosira pseudonana, Chaetoceros gracilis, C. calcitrans, tảo có roi Isochrysis galbana, Tetraselmis suecica, Monochrysis lutheri và tảo lục Chlorella spp. Luân trùng phát triển tốt khi sử dụng các loài tảo Chlorella, Nannochloropsis oculata, Isochrysis, Tetraselmis…Luân trùng khi sử dụng Chlorella sacchrophila có tốc độ sinh sản và đạt mật độ cao nhất, kế đến là Isochrysis, Tetraselmis suecica, men bánh mì Saccharomyces cereviciae và cuối cùng là Thalassiosira pseudonana thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của luân trùng là Chlorella nước mặn. Chlorella chứa hàm lượng protein 50%, lipid 20%, Carbohydrate 20%, Vitamin B1, B12, chất khoáng… Hơn nữa Chlorella còn sản sinh ra chất kháng sinh Chlorellin kháng lại một số vi khuẩn do đó hạn chế một số mầm bệnh (Sharma, 1998). Một số tảo có chứa hàm lượng các acid béo thiết yếu rất cao như acid eicosapentaenoic (EPA 20:5n-3) và docosahexaenoic acid (DHA 22:6n-3), cho nên chúng được xem là thức ăn tươi sống rất tốt bổ sung hàm lượng acid béo cho luân trùng. Khi luân trùng ăn tảo, nó sẽ thu nhận các acid béo thiết yếu này trong vài giờ và sau đó tiến tới cân bằng giữa tỉ lệ DHA/EPA. Ðối với tảo Isochrysis tỉ lệ này >2 và ở tảo Tetraselmis tỉ lệ này là 0,5. Tảo được dùng làm thức ăn cho luân trùng dưới nhiều dạng khác nhau, dạng tảo sống (tảo tươi), dạng tảo khô và tảo đông lạnh. Tảo tươi được coi là thức ăn tốt nhất cho luân trùng vì ngoài giá trị dinh dưỡng cao tảo còn có thể cải thiện chất lượng nước bằng cách giảm bớt những sản phẩm từ sự chuyển hoá của luân trùng (Orhun và ctv., 1991). 9 2.3.2. Sử dụng men bánh mì Men bánh mì là những tế bào nấm men có kích thước 5-7 μm có hàm lượng protein cao (45-52%) và rẻ tiền. Cho ăn bằng men tươi thì tốt hơn men khô nhưng khó quản lý chất lượng nước và sự phát triển của vi khuẩn trong hệ thống nuôi. Khi nuôi luân trùng bằng men bánh mì cần kết hợp với cho ăn tảo Nanochloropsis với một tỉ lệ nhất định trong khẩu phần ăn nhằm nâng cao chất lượng luân trùng. Luân trùng cho ăn bằng men bánh mì cần được giàu hóa bằng tảo sống hoặc giàu hóa bằng nhũ tương với acid béo omega-3 trước khi cho ấu trùng cá ăn. 2.3.3. Thức ăn nhân tạo Thành phần chủ yếu là men bánh bì được bổ sung dinh dưỡng như các amino acid và các acid béo thiết yếu, các vitamin và khoáng (bổ sung các vitamin và các acid béo như dầu cá hoặc lecithin từ lòng đỏ trứng trực tiếp vào men bánh mì), nhằm cân bằng dinh dưỡng và nâng cao sinh trưởng của luân trùng. Các thành phần bổ sung trong thức ăn nhân tạo này đều nhằm mục đích là nâng cao hoạt tính của men. 2.3.4. Bột huyết Trên thị trường hiện nay hàm lượng dinh dưỡng của bột huyết rất biến động tùy thuộc vào quy tính của các nhà sản xuất. Theo Trần Thị Thanh Hiền, (2009). Bột huyết có hàm lượng protein lớn hơn 80%, rất giàu lysine (9-11 %), thiếu Isoleusine và Methionin, khả năng tiêu hóa của động vật thủy sản thấp, protein và acid amin trong bột huyết dễ bị phân hủy trong quá trình chế biến, rất dễ bị hư trong quá trình tồn trữ. Trong nuôi thủy sản, bột huyết được dùng như một nguyên liệu để gây màu nước do chúng chứa hàm lượng dinh duỡng cao cung cấp cho các phiêu sinh động vật phát triển. Ngoài ra còn phối chế với các nguyên liệu khác làm thức ăn cho động vật thủy sản (thức ăn tự chế và thức ăn viên). Cách cho ăn Do luân trùng có đặc tính ăn lọc và liên tục, nên khi cho ăn phải cung cấp thức ăn với lượng vừa phải với khoảng cách cho ăn ngắn (Trần Sương Ngọc, 2004). 10 CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2013 tại phòng thí nghiệm nuôi thức ăn tự nhiên, thuộc bộ môn Thủy Sinh Học Ứng Dụng Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ. 3.2. Vật liệu nghiên cứu 3.2.1. Dụng cụ và trang thiết bị thí nghiệm + Lưới lọc luân trùng và các lưới có lần lượt kích thước mắc lưới 30 µm, 60 µm và 300 µm. + Kính lúp, kính hiển vi, dụng cụ đếm luân trùng. + Nhiệt kế thủy ngân. + Máy đo pH, máy đo độ mặn, pipette. + Hệ thống sục khí. + Chai nước ngọt nhựa nuôi cấy luân trùng. + Bể combosite. + Túi lọc. + Ống nghiệm. + Máy li tâm.v.v. 3.2.2. Hóa chất: Dung dịch Lugol, KI, Thyosunfate natri, Javel. 3.2.3. Nguồn nước sử dụng Nước được lấy từ ruộng muối Vĩnh Châu và được xử lý bằng Chlorin nồng độ 30 ppm trong thời gian 24 giờ, sục khí liên tục. Sau đó dùng KI để kiểm tra hàm lượng clo còn lại trước khi đưa vào sử dụng. Nếu còn chlorin thì trung hòa bằng Na2SiO3. 3.2.4. Nguồn luân trùng Luân trùng B. plicatilis có nguồn gốc từ trung tâm nghiên cứu Artemia, Đại học Gent, Bỉ và được lưu giữ giống tại phòng thí nghiệm nuôi thức ăn tự nhiên thuộc bộ môn Thủy Sinh Học Ứng Dụng. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan