Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khả năng đáp ứng yêu cầu nghề thông tin thư viện của sinh viên được đào tạo tại ...

Tài liệu Khả năng đáp ứng yêu cầu nghề thông tin thư viện của sinh viên được đào tạo tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội

.PDF
92
341
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG THƯƠNG KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGHỀ THÔNG TIN-THƯ VIỆN CỦA SINH VIÊN ĐƯỢC ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Chuyên ngành Khoa học Thư viện Mã số: 603220 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Quý Hà Nội – 2011 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................... 8 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................... 8 2. Tình hình nghiên cứu .............................................................. 10 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................... 12 4. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 12 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................ 13 5.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................... 13 5.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................... 13 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................... 14 7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài ................................ 15 7.1. Ý nghĩa lý luận ............................................................... 15 7.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................. 15 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu ..................................................... 15 NỘI DUNG: ................................................................................ 17 Chương 1: KHOA THÔNG TIN - THƯ VIỆN VỚI SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN .......................................... 17 1.1. Khái quát về Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn .. 17 1.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Trường ..... 17 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Trường .................................... 18 -1- 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Trường ........................... 20 1.2. Khái quát về Khoa Thông tin - Thư viện ....................... 22 1.2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Khoa 22 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Khoa ............................ 22 1.2.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Khoa ............. 23 1.2.4. Điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của Khoa ...... 23 1.3. Những khái niệm cơ bản và tầm quan trọng của chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thông tin - thư viện ........ 26 1.3.1. Khái niệm nguồn nhân lực và nguồn nhân lực Thông tin - Thư viện ......................................................... 26 1.3.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực ........................ 27 1.3.3. Khái niệm khả năng đáp ứng ................................... 28 1.3.4. Khái niệm yêu cầu nghề nghiệp ............................... 29 1.3.5. Khái niệm chất lượng và chất lượng đào tạo nhân lực ..... 29 1.3.6. Vai trò của chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thông tin - thư viện .......................................................... 30 Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THÔNG TIN THƯ VIỆN ĐÃ TỪNG LÀ SV ĐƯỢC ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ................................................................ 34 2.1. Số lượng và chất lượng sinh viên được đào tạo tại Trường từ năm 1996 tới nay ........................................ 34 2.1.1. Số lượng sinh viên được đào tạo tại Trường từ năm 1996 tới nay .................................................................... 34 -2- 2.1.2. Chất lượng đào tạo của Khoa .................................. 35 2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ đang công tác trong các cơ quan thông tin - thư viện sau khi ra trường .................. 39 2.2.1. Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ ............................ 39 2.2.2. Trình độ của đội ngũ cán bộ .................................... 41 2.2.3. Điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ ..................... 43 2.2.4. Điều kiện sống của đội ngũ cán bộ .......................... 48 2.3. Mức độ đáp ứng yêu cầu thực tế tại các cơ quan thông tin - thư viện ................................................................ 50 2.3.1. Mức độ đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ ..................... 50 2.3.2. Mức độ đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ ..................... 51 2.3.3. Mức độ đáp ứng yêu cầu về công nghệ thông tin ...... 53 2.3.4. Nhận thức về nghề nghiệp của cán bộ ...................... 53 2.4. Một số nhận xét và đánh giá ......................................... 56 2.4.1. Những ưu điểm ...................................................... 56 2.4.2. Những hạn chế ....................................................... 58 2.4.3. Nguyên nhân .......................................................... 60 Chương 3: YÊU CẦU CỦA NGHỀ THÔNG TIN - THƯ VIỆN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐƯỢC ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN .......................................................... 61 3.1. Yêu cầu của nghề thông tin - thư viện nói chung và ở Việt Nam nói riêng ........................................................ 61 -3- 3.1.1. Yêu cầu của nghề thông tin - thư viện trong xã hội hiện đại ................................................................. 61 3.1.2. Yêu cầu của nghề thông tin - thư viện ở Việt Nam hiện nay ................................................................. 62 3.2. Một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu của nghề thông tin - thư viện ....................................... 64 3.2.1. Nhóm giải pháp đối với Khoa Thông tin - Thư viện ... 64 3.2.2. Nhóm kiến nghị giải pháp cho các cơ quan và các cán bộ thông tin - thư viện ....................................... 75 KẾT LUẬN ........................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 83 PHỤ LỤC -4- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CB Cán bộ CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin CQ Chính quy ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội ĐT Đào tạo KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân văn KS Khảo sát NCKH Nghiên cứu khoa học NCS Nghiên cứu sinh NDT Người dùng tin NL Nhân lực SV Sinh viên TC Tại chức TT-TV Thông tin - Thư viện -5- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1. Danh mục các bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Kết quả xét tốt nghiệp của một số Khóa CQ 36 Bảng 2.2: Kết quả xét tốt nghiệp của một số Khóa TC 37 Bảng 2.3: Các kiến thức bổ trợ cho công việc 59 Bảng 2.4: Các kỹ năng bổ trợ cho công việc 59 Bảng 3.1: Mức độ ưu tiên về nội dung nâng cao trình độ 68 2. Danh mục các biểu đồ và sơ đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Thể hiện độ tuổi và giới tính 40 Biểu đồ 2.2: Thể hiện hệ ĐT của CB 41 Biểu đồ 2.3: Thể hiện trình độ học vấn của CB 42 Biểu đồ 2.4: Năm tốt nghiệp của CB 42 Biểu đồ 2.5: Những thuận lợi và khó khăn về kiến thức chuyên môn 43 Biểu đồ 2.6: Những thuận lợi và khó khăn về công cụ làm việc 44 Biểu đồ 2.7: Những thuận lợi và khó khăn về yêu cầu công việc 44 Biểu đồ 2.8: Những thuận lợi và khó khăn về thời gian làm việc 45 Biểu đồ 2.9: Môi trường làm việc 45 Biểu đồ 2.10: Điều kiện học tập nâng cao trình độ 46 Biều đồ 2.11: Sự giúp đỡ của đồng nghiệp và lãnh đạo 47 Biểu đồ 2.12: Thu nhập hàng tháng của CB 48 -6- Biểu đồ 2.13: Thuận lợi và khó khăn trong thu nhập 49 Biểu đồ 2.14: Ý kiến về mức thu nhập tối thiểu 49 Biểu đồ 2.15: Công việc đang đảm nhận chính và mức độ đáp ứng 50 Biểu đồ 2.16: Trình độ ngoại ngữ của CB 51 Biểu đồ 2.17: Mức độ sử dụng ngoại ngữ của CB 52 Biểu đồ 2.18: Trình độ tin học của CB 53 Biểu đồ 2.19: Nhận thức nghề nghiệp của CB 53 Biểu đồ 2.20: Thể hiện sự đánh giá về nghề nghiệp 55 Biểu đồ 2.21: Nguyên nhân đánh giá chưa đúng về ngành TT-TV 55 Biều đồ 3.1: Đánh giá sự phân bổ lý thuyết và thực hành 66 Biểu đồ 3.2: Đánh giá sự phân bổ thời lượng kiến thức cơ sở và chuyên ngành 66 Biểu đồ 3.3: Cập nhật nội dung chương trình ĐT 72 Biểu đồ 3.4: Đánh giá về phương pháp giảng dạy 72 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học KHXH&NV 20 -7- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các hoạt động của xã hội, nguồn nhân lực (NL) luôn nắm giữ vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH), vấn đề phát triển nguồn NL cần phù hợp với các yêu cầu thực tế và công tác tổ chức cán bộ (CB) luôn phải đi trước một bước. Trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định: “Nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững - con người và nguồn NL là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước thời kỳ CNH - HĐH đất nước”.[3, tr. 112] Nguồn NL là một trong những yếu tố quan trọng đặc biệt, có được nguồn NL tốt mới có thể thay đổi cơ chế, nhanh chóng thích ứng, nắm bắt cơ hội và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định phát triển nâng cao chất lượng nguồn NL là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của đất nước. Trong mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 2015, phấn đấu đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn NL đáp ứng yêu cầu của công cuộc CNH - HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ công nghệ thông tin (CNTT), đã dẫn đến yêu cầu của các hoạt động thu thập, xử lý, truyền tải, lưu trữ thông tin ngày càng cao. Hoạt động thông tin có những tác động lớn tới nhiều ngành nghề trong xã hội. Trong đó không thể không nói đến ngành -8- thông tin - thư viện (TT-TV), bởi hoạt động của ngành TT-TV là một trong những hoạt động quan trọng mang tính khoa học, không chỉ đơn thuần là hoạt động quản lý tài liệu, quản lý thông tin mà chính là hoạt động quản lý tri thức mang sứ mệnh làm thay đổi bộ mặt của một xã hội hiện đại. Những thay đổi đã và đang xuất hiện trong thực tế , cụ thể tại các cơ quan TT-TV đặt ra những yêu cầu mới đối với CB TT-TV cần có vai trò chủ động là người cung cấp thông tin, hợp tác với người sử dụng thông tin để bổ sung nền tri thức và phục vụ lợi ích của xã hội. Để thực hiện được điều này cần đòi hỏi những năng lực, trình độ cụ thể của mỗi CB TT-TV. Từ những đòi hỏi trên chúng ta nhận thấy có nhiều yếu tố phụ thuộc chính về mặt chất lượng ĐT, do đó công tác ĐT nguồn NL TT-TV nhằm đáp ứng yêu cầu nghề là thực sự cần thiết và cấp bách. Với vai trò và nhiệm vụ trong ngành giáo dục cụ thể là nhiệm vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguồn NL TT-TV của xã hội. Hiện nay, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được đánh giá là một đơn vị lớn trong ĐT ngành TT-TV tại Việt Nam. Với bề dày trên 30 năm xây dựng và phát triển, khoa TT-TV của nhà trường đã có những sách lược, chiến lược về ĐT nguồn NL để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp ở mỗi giai đoạn khác nhau của xã hội. Tuy nhiên, hiện nay dưới tác động mạnh mẽ của sự phát triển CNTT và viễn thông, ngành TT-TV đã và đang có nhiều biến đổi về chất. Để có cơ sở khoa học nhằm đưa ra các giải pháp mang tính khả thi trong việc đảm bảo chất lượng ĐT đáp ứng tốt nhu cầu xã hội, -9- việc nghiên cứu khả năng đáp ứng yêu cầu nghề TT-TV của đội ngũ CB đã được ĐT tại Khoa TT-TV Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN là điều hết sức cần thiết. Vì vậy tôi đã quyết định chọn vấn đề “Khả năng đáp ứng yêu cầu nghề thông tin - thƣ viện của sinh viên đƣợc đào tạo tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu chất lượng ĐT nguồn NL TT-TV đã có nhiều công trình được công bố trong các tạp chí chuyên ngành khác nhau hay tại các cuộc hội thảo khoa học được tổ chức tại các cơ sở ĐT hay các luận văn đã bảo vệ, cụ thể như: Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Mô hình và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực thư viện - thông tin ở Việt Nam trong điều kiện xã hội thông tin hiện đại” do do ThS. Nguyễn Tiến Hiển, Chủ nhiệm Khoa Thư viện-Thông tin, Trường đại học Văn hoá Hà Nội làm chủ nhiệm đề tài. Bài của tác giả Trần Thị Quý với nhan đề “Đào tạo nguồn nhân lực ngành thông tin - thư viện ở Việt Nam - 50 năm nhìn lại” đăng trong Tạp chí Thư viện số 3/2006; Bài viết với nhan đề “Đào tạo cán bộ thư viện: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Trương Đại Lượng, Chu Vân Khánh, đăng trong Tạp chí Thư viện số 6 tháng 11/2010…. Hội thảo “Chất lượng đào tạo ngành thông tin - thư viện, những đánh giá từ nhà tuyển dụng” tổ chức năm 2006 tại Trường Đại học KHXH&NV; Hội thảo “Nguồn nhân lực ngành thông tin - thư viện ở việt Nam trước yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước” diễn ra ngày 24/4/2009 tại Trường Đại học KHXH&NV. - 10 - Đề tài khóa luận “Kiến thức thông tin và công tác đào tạo nhân lực ngành thông tin - thư viện tại Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Tuyết Mai, năm 2006; Đề tài “Nghiên cứu nguồn nhân lực thông tin thư viện tại một số trung tâm TT-TV trường đại học trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Bùi Thị Phương Anh, năm 2009; Luận văn thạc sĩ “Phát triển nguồn nhân lực thông tin - thư viện của mạng lưới các trường đại học tại Hà Nội” Nguyễn Thanh Trà, năm 2010. Như vậy yêu cầu của nghề TT-TV và khả năng đáp ứng của sinh viên (SV) tại các cơ sở ĐT được đặt ra là vấn đề trọng tâm, đã có rất nhiều các hội thảo, thảo luận, chuyên đề, khóa luận… về vấn đề này. Nội dung về yêu cầu nghề TT-TV tại các hội thảo với nhiều bài tham luận đã chỉ ra được những yêu cầu cơ bản của nghề TT-TV hiện nay cũng như các giải pháp cần tìm ra để đáp ứng chúng. Tuy nhiên nội dung về khả năng đáp ứng yêu cầu nghề TT-TV hiện nay của CB đang công tác tại các cơ quan TT-TV ở Hà Nội đã được ĐT tại Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào. Vì vậy đề tài “Khả năng đáp ứng yêu cầu nghề thông tin - thƣ viện của sinh viên đƣợc đào tạo tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” là đề tài hoàn toàn mới, chưa có một công trình nghiên cứu nào. - 11 - 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng đội ngũ CB đã từng được ĐT ngành TT-TV tại Trường đại học KHXH&NV đang công tác tại cơ quan TT-TV trên địa bàn Hà Nội, tác giả mong muốn đưa ra kiến nghị và đề xuất được một số giải pháp mang tính khoa học và khả thi nhằm nâng cao chất lượng ĐT và khả năng đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay khi CNTT và viễn thông đang tác động mạnh mẽ, làm biến đổi về chất hoạt động TT-TV. Nhiệm vụ - Nghiên cứu khái quát lịch sử hình thành, phát triển và chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Khoa TT-TV và Trường Đại học KHXH&NV. - Khảo sát (KS) hiện trạng trình đội ngũ CB đã được ĐT ngành TT-TV tại Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN từ năm 1996 tới nay và đang công tác tại các cơ quan TT-TV trên địa bàn Hà Nội. - Nghiên cứu các xu hướng và yêu cầu nghề TT-TV trong xã hội hiện đại để từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐT nguồn NL TT-TV tại Trường Đại học KHXH&NV nói riêng và cả nước nói chung. 4. Giả thuyết nghiên cứu Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu nghề TT-TV của SV được ĐT tại Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN sẽ phụ thuộc vào các yêu cầu của xã hội hiện đại và tại Việt Nam. Đồng thời cũng - 12 - phụ thuộc vào tình hình ĐT nguồn NL TT-TV thực tế của Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đội ngũ CB đã được ĐT ngành TT-TV tại Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN hiện đang công tác tại các cơ quan TT-TV trên địa bàn Hà Nội. 5.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi thời gian - KS thực trạng đội ngũ CB được ĐT ngành TT-TV đã được ĐT từ năm 1996 tới nay tại Trường Đại học KHXH & NV ĐHQGHN đang công tác tại các đơn vị TT-TV tại Hà Nội. + Phạm vi không gian - Các cơ quan TT-TV gửi phiếu KS là nơi có CB đã từng là SV của Khoa TT-TV, Trường Đại học KHXH&NV trên địa bàn Hà Nội như: + Thư viện Quốc gia Việt Nam. + Thư viện Hà Nội. + Thư viện của Viện nghiên cứu Hán Nôm + Thư viện của Viện Nhiệt đới Việt Nga + Thư viện của Trung tâm Khoa học Công nghệ Quốc gia + Thư viện của Viện Khoa học Xã hội + Thư viện của Trung tâm Thông tin Bộ Quốc phòng - 13 - + Thư viện của các trường phổ thông như: Thư viện của Trường Trung học cơ sở Phương Liệt, Trung học cơ sở Trung Tự, Trung học cơ sở Khương Thượng. + Thư viện của các trường đại học: Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Đại học Thương Mại, Đại học Kiến trúc, Đại học Công đoàn, Đại học Lao động Xã hội, Đại học Công nghiệp, Đại học Sư phạm, Đại học Giao thông Vận tài, Đại học Thủy lợi, Đại học Y tế Công cộng, Đại học Hà Nội, Đại học Phương Đông, Cao đẳng Giao thông Vận tải, Cao đẳng Nội vụ, Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Sở dĩ tác giả chọn mẫu phiếu điều tra ở các cơ quan TT-TV như trên là có tính khách quan, các cơ quan TT-TV được KS đều có CB từng là SV được ĐT tại Trường Đại học KHXH&NV và tác giả đã lựa chọn đủ các loại hình thư viện (thư viện công cộng và thư viện chuyên ngành, đa ngành) theo sự phân chia của hệ thống thư viện Việt Nam. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu + Phương pháp luận chung: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận, quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và văn bản pháp quy Nhà nước về nguồn NL TT-TV. + Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn là: - Nghiên cứu phân tích, tổng hợp tài liệu. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp quan sát, điều tra thực tế. - 14 - 7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận - Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn NL TT-TV và khả năng đáp ứng yêu cầu nghề TT-TV hiện nay của xã hội Việt Nam trong giai đoạn mới. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đóng góp một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ thích ứng của hoạt động ĐT với thực tiễn hoạt động nghề TT-TV tại Khoa TTTV của Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN nói riêng và hoạt động ĐT ngành TT-TV của Việt Nam nói chung. 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu - Nêu bật được hiện trạng ĐT của Khoa TT-TV và mức độ đáp ứng nghề nghiệp của SV được ĐT tại Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN từ năm 1996 tới nay. - Xác định được các yêu cầu nghề TT-TV của xã hội hội hiện đại và tại Việt Nam. - Đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng ĐT nguồn NL tại Khoa TT-TV Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN. - 15 - 9. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của Luận văn gồm 3 chương sau: Chƣơng 1: Khoa Thông tin - Thư viện với sự nghiệp đào tạo của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Chƣơng 2: Thực trạng đội ngũ cán bộ thông tin - thư viện đã từng là sinh viên được đào tạo tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Chƣơng 3: Yêu cầu của nghề Thông tin - Thư viện và một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng của đội ngũ cán bộ được đào tạo tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. - 16 - NỘI DUNG Chƣơng 1 KHOA THÔNG TIN - THƢ VIỆN VỚI SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 1.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của Trƣờng Trường Đại học KHXH&NV thuộc ĐHQGHN, có tổ chức tiền thân là Trường Đại học Văn khoa Hà Nội (thành lập theo sắc lệnh số 45 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 10/10/1945), tiếp đó là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (thành lập ngày 05/09/1956). Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng trong hoạt động ĐT của Trường, ngày 10/12/1993, Thủ tường Chính phủ ban hành Nghị định 97/CP thành lập ĐHQGHN, trong đó có Trường Đại học KHXH&NV chính thức được thành lập năm 1995 từ các khoa, ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.[24] Một sự kiện đánh dấu mốc lịch sử cho sự phát triển tất yếu của giai đoạn hiện nay và sau này. Ra đời giữa lúc chính quyền dân chủ, nhân dân đang trong giai đoạn trứng nước, Ðại học Văn khoa thật sự là hiện thân tầm nhìn xa, trông rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của khoa học xã hội và nhân văn đối với sự nghiệp kiến quốc và trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc. Tầm cao tư tưởng ấy của Bác là ngọn đuốc soi đường suốt quá trình ĐT và nghiên cứu liên tục 65 năm qua từ Ðại học Văn khoa đến Ðại học Tổng hợp Hà Nội, rồi Trường Đại học KHXH&NV, ÐHQGHN ngày nay. - 17 - Trong 65 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học KHXH&NV luôn được coi là trung tâm ĐT và nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn lớn nhất cả nước, tập thể Nhà trường không ngừng lao động, nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo để xứng đáng với niềm tin về sự nghiệp trồng người của cả nước. Minh chứng cho các các thành tích tiêu biểu đạt được trong lĩnh vực ĐT và nghiên cứu khoa học (NCKH) của Nhà trường với các danh hiệu cao quý được Đảng và Nhà nước trao tặng: Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1981, Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2001, danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới năm 2005; 08 nhà giáo được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 13 nhà giáo được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học, công nghệ; 25 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và 56 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Trải qua nhiều thăng trầm biến động của lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV luôn giữ vững niềm tin cậy về sự nghiệp giáo dục ĐT của nước nhà, không ngừng phát triển, xây dựng nhà trường vững mạnh xứng đáng với danh hiệu đi đầu trong cả nước về nghiên cứu và ĐT khoa học xã hội và nhân văn. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Trƣờng Với sự phát triển và lớn mạnh của Trường ĐHKHXH&NV, hiện tại, quy mô và cơ cấu ĐT của Trường như sau: ĐT đại học với 27 chương trình/18 ngành, ĐT thạc sỹ 26 chuyên ngành, ĐT tiến sĩ 28 chuyên ngành. Các loại hình ĐT hệ chính quy (CQ) là 18/18, ĐT không CQ 11/18 ngành, liên kết quốc tế 06 ngành trong đó có 03 ngành đại học - 18 - và 03 ngành sau đại học. Có 16 đơn vị ĐT, 13 trung tâm nghiên cứu và phục vụ ĐT. Tổng số 486 CB bao gồm: 135 CB hành chính và 351 giảng viên trong đó 133 Tiến sĩ và Tiến sĩ Khoa học 148 Thạc sĩ; 6 Giáo sư và 65 Phó giáo sư. Ngoài đội ngũ CB giảng viên cơ hữu trên còn có 173 giảng viên thỉnh giảng. Tổng số 12.888 SV trong đó: 5.472 SV đại học hệ CQ; 4.571 SV đại học hệ không CQ; 2.122 học viên cao học; 161 nghiên cứu sinh (NCS); 562 SV nước ngoài bao gồm: 26 SV đại học; 21 học viên cao học; 8 NCS và 507 học viên học tiếng Việt. Có thể thấy quy mô ĐT và số lượng SV, học viên của Trường Đại học KHXH&NV là rất lớn, việc lãnh đạo Nhà trường phát triển với cơ cấu bộ máy tổ chức gắn kết là rất cần thiết. Đảng uỷ là tổ chức đứng đầu có vai trò lãnh đạo mọi hoạt động của Nhà trường. Dưới Đảng uỷ là Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể và Hội đồng Khoa học – ĐT của Trường. Tiếp theo là các phòng ban, các Khoa/Bộ môn trực thuộc và các Trung tâm. Dưới các Khoa/Bộ môn trực thuộc là các Công đoàn và Chi đoàn, Ban chủ nhiệm và Hội đồng Khoa học ĐT của các Khoa chịu sự chỉ đạo trực tiếp c ủa Chi uỷ. Sau cùng là các văn phòng, các bộ môn và các phòng tư liệu. - 19 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan