Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khả năng bảo toàn không gian của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non hoa p...

Tài liệu Khả năng bảo toàn không gian của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non hoa phượng thành phố sơn la

.PDF
82
206
71

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHẢ NĂNG BẢO TOÀN KHÔNG GIAN CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TẠI TRƢỜNG MẦM NON HOA PHƢỢNG THÀNH PHỐ SƠN LA Thuộc nhóm ngành khoa học: Tâm lý học Sơn La, tháng 05 năm 2017 TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHẢ NĂNG BẢO TOÀN KHÔNG GIAN CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TẠI TRƢỜNG MẦM NON HOA PHƢỢNG THÀNH PHỐ SƠN LA Thuộc nhóm ngành khoa học: Tâm lý học Sinh viên thực hiện: Lò Thị Thắm Giới tính: Nữ Cầm Thị Thanh Giới tính: Nữ Nguyễn Thị Thƣơng Giới tính: Nữ Lớp: K56 ĐHGD Mầm non Năm thứ 2/ Số năm đào tạo: 4 Dân tộc: Thái Dân tộc: Thái Dân tộc: Kinh Khoa: Tiểu học – Mầm non Ngành học: Giáo dục Mầm non Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Lò Thị Thắm Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Đoàn Anh Chung Sơn La, tháng 05 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Đoàn Anh Chung, người đã trực tiếp hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài này. Chúng em xin cảm ơn tới: Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo khoa Tiểu học-Mầm non, Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác Quốc tế, Trung tâm Thông tin- Thư viện Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện để chúng em hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu và giáo viên Trường mầm non Hoa Phượng, thành phố Sơn La đã giúp đỡ chúng em thực hiện đề tài này. Sơn La, tháng 5-2017 Nhóm sinh viên Lò Thị Thắm Cầm Thị Thanh Nguyễn Thị Thƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ...........................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................2 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu..............................................................................2 3.1. Đối tƣợng ...................................................................................................................2 3.2. Khách thể ...................................................................................................................2 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................................2 5. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu ...............................................................................2 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: .............................................................................................3 7. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................................6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THAO TÁC BẢO TOÀN CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI............................................................................................................7 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về sự phát triển trí tuệ của trẻ em........................7 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới .................................................................7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam..................................................................8 1.2. Khái niệm trí tuệ và sự phát triển trí tuệ....................................................................8 1.2.1. Khái niệm trí tuệ .....................................................................................................8 1.2.2. Sự phát triển trí tuệ của trẻ em .............................................................................10 1.2.3. Thao tác trí tuệ ......................................................................................................11 1.2.3.1. Khái niệm thao tác trí tuệ ..................................................................................11 1.2.3.2. Tính chất của thao tác ........................................................................................12 1.2.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thao tác trí tuệ .........................................................12 1.3. Khả năng bảo toàn (bảo tồn) ..................................................................................13 1.3.1. Khái niệm bảo toàn ...............................................................................................13 1.3.2. Các mức độ bảo toàn ............................................................................................16 1.3.3. Đặc điểm phát triển tâm lý, trí tuệ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ảnh hƣởng đến khả năng bảo toàn không gian của trẻ ............................................................................16 1.3.3.1. Sự phát triển khả năng tri giác ...........................................................................16 1.3.3.2. Sự phát triển tƣ duy ...........................................................................................17 1.3.3.3 Sự hình thành các biểu tƣợng .............................................................................17 1.3.3.4. Sự phát triển trí nhớ, chú ý của trẻ mẫu giáo ....................................................18 TIỂU KẾT .......................................................................................................................19 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ BẢO TOÀN KHÔNG GIAN CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI................................................................................................20 2.1. Một vài nét về khách thể nghiên cứu ......................................................................20 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ................................................................................21 2.2.1 Đánh giá chung về mức độ bảo toàn của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trắc nhiệm quan sát và trắc nhiệm hành động ..................................................................................21 2.2.1.1. Mức độ bảo toàn của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trên cơ sở quan sát hành động của nghiệm viên .....................................................................................................................21 2.3.1.2. Mức độ bảo toàn của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi dựa trên kết quả trẻ tham gia trắc nghiệm hành động ...........................................................................................................23 2.3.2. Phân tích khả năng bảo toàn không gian của trẻ mẫu giáo lớn qua trắc nghiệm ........26 2.3.2.1. Phân tích khả năng bảo toàn không gian của trẻ mẫu giáo qua trắc nghiệm quan sát............................................................................................................................26 2.2.2.2. Phân tích khả năng bảo toàn không gian của trẻ mẫu giáo qua trắc nghiệm hành động ........................................................................................................................38 2.2.3. Phân tích mức độ bảo toàn không gian của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo yếu tố tác động .................................................................................................................................44 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .................................................................................................55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................56 1. Kết luận .......................................................................................................................56 2. Kiến nghị ..................................................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu thực trạng khả năng bảo toàn không gian của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .........................................................................................................20 Bảng 2.2. Mức độ bảo toàn không gian của các nghiệm thể dựa trên kết quả quan sát nghiệm viên .....................................................................................................................22 Bảng 2.3. Mức độ bảo toàn của các nghiệm thể dựa trên kết quả trắc nghiệm hành động .................................................................................................................................24 Bảng 2.4. Mức độ bảo toàn của các nghiệm thể sau khi tiến hành cả trắc nghiệm quan sát và trắc nghiệm hành động .........................................................................................25 Bảng 2.5 Mức độ bảo toàn không gian với mô hình quả núi của các nghiệm thể dựa trên kết quả trắc nghiệm hành động ...............................................................................39 Bảng 2.6. Mức độ bảo toàn không gian với ảnh (ảnh tƣơng ứng với vị trí của trẻ) của các nghiệm thể dựa trên kết quả trắc nghiệm hành động ...............................................39 Bảng 2.7. Mức độ bảo toàn không gian với ảnh (ảnh tƣơng ứng với vị trí đối diện trẻ) của các nghiệm thể dựa trên kết quả trắc nghiệm hành động ........................................39 Bảng 2.8. Mức độ bảo toàn không gian với ảnh (ảnh tƣơng ứng với vị trí bên cạnh trẻ) của các nghiệm thể dựa trên kết quả trắc nghiệm hành động ........................................40 Bảng 2.9. Mức độ bảo toàn không gian với mô hình quả núi của các nghiệm thể dựa trên kết quả trắc nghiệm quan sát theo dân tộc ..............................................................44 Bảng 2.10. Mức độ bảo toàn không gian với mô hình quả núi của các nghiệm thể dựa trên kết quả trắc nghiệm hành động theo dân tộc...........................................................44 Bảng 2.11. Mức độ bảo toàn không gian với mô hình quả núi của các nghiệm thể sau cả hai lần trắc nghiệm quan sát và hành động theo dân tộc ...........................................45 Bảng 2.13. Mức độ bảo toàn không gian với ảnh của nghiệm thể dựa trên kết quả trắc nghiệm hành động theo dân tộc ......................................................................................45 Bảng 2.14. Mức độ bảo toàn không gian với ảnh của các nghiệm thể sau cả hai lần trắc nghiệm quan sát và hành động theo dân tộc...................................................................46 Bảng 2.15. mức độ bảo toàn không gian với mô hình quả núi của các nghiệm thể dựa trên kết quả trắc nghiệm quan sát và trắc nghiệm hành động theo giới tính .................48 Bảng 2.16. Mức độ bảo toàn không gian với ảnh (ảnh tƣơng ứng với vị trí của trẻ) dựa trên kết quả trắc nghiệm quan sát và trắc nghiệm hành dộng theo giới tính .................48 Bảng 2.17. Mức độ bảo toàn không gian với ảnh (ảnh tƣơng ứng với vị trí đối diện trẻ) dựa trên kết quả trắc nghiệm quan sát và trắc nghiệm hành dộng theo giới tính ..........48 Bảng 2.18. Mức độ bảo toàn không gian với ảnh (ảnh tƣơng ứng với vị trí bên cạnh trẻ) dựa trên kết quả trắc nghiệm quan sát và trắc nghiệm hành dộng theo giới tính ...49 Bảng 2.19. Mức độ bảo toàn không gian với mô hình quả núi của các nghiệm thể dựa trên kết quả trắc nghiệm quan sát theo yếu tố tâm lý ....................................................49 Bảng 2.20. Mức độ bảo toàn không gian với ảnh (ảnh tƣơng ứng với vị trí của trẻ) của các nghiệm thể dựa trên kết quả trắc nghiệm quan sát theo yếu tố tâm lý ....................50 Bảng 2.21. Mức độ bảo toàn không gian với ảnh (ảnh tƣơng ứng với vị trí đối diện trẻ) của các nghiệm thể dựa trên kết quả trắc nghiệm quan sát theo yếu tố tâm lý .......50 Bảng 2.22. Mức độ bảo toàn không gian với ảnh (ảnh tƣơng ứng với vị trí bên cạnh trẻ) của các nghiệm thể dựa trên kết quả trắc nghiệm quan sát theo yếu tố tâm lý .......51 Bảng 2.23. Mức độ bảo toàn không gian với mô hình quả núi của các nghiệm thể dựa trên kết quả trắc nghiệm hành động theo yếu tố tâm lý ................................................51 Bảng 2.24. Mức độ bảo toàn không gian với ảnh (ảnh tƣơng ứng với vị trí của trẻ) của các nghiệm thể dựa trên kết quả trắc nghiệm hành động theo yếu tố tâm lý ...............52 Bảng 2.25. Mức độ bảo toàn không gian với ảnh (ảnh tƣơng ứng với vị trí đối diện trẻ) của các nghiệm thể dựa trên kết quả trắc nghiệm hành động theo yếu tố tâm lý ..52 Bảng 2.26. Mức độ bảo toàn không gian với ảnh (ảnh tƣơng ứng với vị trí bên cạnh trẻ) của các nghiệm thể dựa trên kết quả trắc nghiệm hành động theo yếu tố tâm lý ..52 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Đọc là NV Nghiệm viên BTKG Bảo toàn không gian SL Số lƣợng TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Khoa Tiểu học – Mầm non THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: KHẢ NĂNG BẢO TOÀN KHÔNG GIAN CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI TRƢỜNG MẦM NON HOA PHƢỢNG, THÀNH PHỐ SƠN LA - Sinh viên thực hiện: 1) Lò Thị Thắm 2) Cầm Thị Thanh 3) Nguyễn Thị Thƣơng - Lớp: K56 ĐHGD mầm non Khoa: Tiểu học – Mầm non Năm thứ: 2 Số năm đào tạo: 4 - Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Đoàn Anh Chung 2. Mục tiêu đề tài: Đề tài nghiên cứu này nhằm xác định khả năng bảo toàn không gian của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trƣờng Mầm non Hoa Phƣợng, thành phố Sơn La. 3. Tính mới và sáng tạo: Đánh giá đƣợc mức độ bảo toàn không gian của trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi tại trƣờng Mầm non Hoa Phƣợng, thành phố Sơn La. Khẳng định vai trò của hành động với khả năng bảo toàn không gian ở trẻ và chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng trong đó tập trung yếu tố tâm lý nhƣ ngôn ngữ, biểu tƣợng về không gian, khả năng xác định vị trí trong không gian. 4. Kết quả nghiên cứu: Báo cáo của đề tài 5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: - Là tài liệu cho sinh viên trong khoa nghiên cứu và tham khảo. - Dùng cho giáo viên Mầm non và các cá nhân quan tâm học tập. 6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Ngày tháng năm 201.. Sinh viên chịu trách nhiệm chính (Ký và ghi rõ họ, tên) Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Ngày Xác nhận của Khoa tháng năm 201.. Người hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ, tên) TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Khoa: Tiểu học- Mầm non THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN: Ảnh 4x6 Họ và tên: Lò Thị Thắm Sinh ngày: 10 tháng 11 năm 1997 Nơi sinh: Điện Biên- Lai Châu Lớp: K56 ĐHGD Mầm non Khóa: 2015- 2019 Khoa: Tiểu học- Mầm non Địa chỉ liên hệ: Đội 17- xã Noong Luống- Huyện Điện Biên-Tỉnh Điện Biên Điện thoại: 01689922139 Email: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học): * Năm thứ 1: Ngành học: Giáo dục Mầm non Khoa: Tiểu học- Mầm non Kết quả xếp loại học tập: Khá Sơ lƣợc thành tích: Tham gia các hoạt động thể thao cấp lớp, cấp khoa. Ngày tháng năm 201.. Xác nhận của trƣờng đại học Sinh viên chịu trách nhiệm chính (ký tên và đóng dấu) thực hiện đề tài (ký, họ và tên) MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trẻ 5 – 6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi mầm non – tức là thời điểm quan trọng để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Đối với trẻ, việc đến trƣờng phổ thông là một bƣớc ngoặt quan trọng bởi vì trẻ phải chuyển qua một môi trƣờng mới với lối sống mới; trẻ phải thích ứng với hoạt động chủ đạo mới - hoạt động học tập. Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 đƣợc các bậc phụ huynh và các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm. Trong công tác chuẩn bị đó thì việc chuẩn bị về mặt trí tuệ cho trẻ giúp trẻ học tập tốt ở phổ thông có vai trò quan trọng và cần thiết, bởi trí tuệ là cơ sở giúp trẻ có thái độ và hành động phù hợp. Có rất nhiều nghiên cứu về trí tuệ và thao tác trí tuệ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều thống nhất với những mô tả về việc hình thành thao tác trí tuệ đƣợc rút ra từ các công trình nghiên cứu của J.Piaget. Ông cho rằng, bảo toàn là yếu tố then chốt, là cái lõi quyết định việc có hay chƣa có thao tác trí tuệ ở trẻ, đồng thời cũng là chỉ số tâm lí của quá trình hoàn thành một cấu trúc thao tác trí tuệ. Bảo toàn đƣợc J.Piaget định nghĩa là, đối tƣợng hay tập hợp các đối tƣợng đƣợc thừa nhận không bị thay đổi về các yếu tố thành phần hay các thông số vật lý bất kỳ, mặc dù có sự biến đổi về hình thức hay vị trí bên ngoài của chúng. Nói cách khác, bảo toàn chính là khả năng duy trì cái bất biến của sự vật trong sự biến đổi của các hình ảnh tri giác về sự vật đó. Theo đó, bảo toàn không gian là khả năng duy trì hình ảnh sự vật trong không gian khác nhau. Bảo toàn không gian có nghĩa là trẻ có khả năng điều chỉnh tri giác của mình để nhìn nhận sự vật khi đặt mình ở những vị trí khác nhau, điểm nhìn khác nhau trong không gian. Bảo toàn không gian có vai trò quan trọng trong nhận thức sự vật hiện tƣợng và hình thành khái niệm cho trẻ ở gia đoạn chuẩn bị vào tiểu học. Bởi để có khái niệm về sự vật hiện tƣợng, đòi hỏi trẻ không chỉ phải phối hợp đƣợc tất cả các điểm nhìn mà còn cần nắm bắt đƣợc sự biến đối của sự vật từ điểm nhìn này sang điểm nhìn khác. Khả năng bảo toàn đƣợc J.Piaget nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỉ XX, qua các thực nghiệm đã cho thấy, khi trẻ 5-6 tuổi trẻ chƣa có khả năng này. Vấn đề đặt ra là ngày nay, khi gia tốc phát triển của trẻ nhanh hơn, thì khả năng bảo toàn cuả trẻ có đến sớm hơn? Khả năng đó có biến đổi không và biến đổi theo chiều hƣớng, mức độ nhƣ thế nào? Thực tế, có nhiều phụ huynh và một số giáo viên, đặc biệt ở nông 1 thôn và miền núi đã có những phƣơng pháp giáo dục chƣa hiệu quả do thiếu hiểu biết về đặc điểm phát triển trí tuệ của trẻ. Vì vậy, việc xác định mức độ bảo toàn không gian ở trẻ trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết để có những biện pháp và nội dung giáo dục mang lại hiệu quả tối ƣu. Mặt khác, các nhà tâm lý học Liên Xô đã khẳng định vai trò to lớn của hành động đối với sự hình thành phát triển tâm lý của trẻ em nói chung. Tuy nhiên, ảnh hƣởng của hành động tới khả năng bảo toàn không gian (BTKG) của trẻ nhƣ thế nào chƣa đƣợc đề cập và nghiên cứu thấu đáo. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hƣởng của hoạt động tới khả năng bảo toàn không gian của trẻ sẽ giúp cho giáo viên có biện pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả trong việc phát triển khả năng bảo toàn không gian ở trẻ hiệu quả hơn. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài tìm hiểu “ Khả năng bảo toàn không gian của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Hoa Phượng, Thành phố Sơn La”, với nguyện vọng góp phần vào việc hình thành thao tác trí tuệ cho trẻ ở giai đoạn sau, từ đó giúp trẻ học tập tốt ở phổ thông. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này nhằm xác định khả năng bảo toàn không gian của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trƣờng Mầm non Hoa Phƣợng, Thành phố Sơn La. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng Khả năng bảo toàn không gian của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 3.2. Khách thể 40 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở Trƣờng Mầm non Hoa Phƣợng, Thành phố Sơn La 4. Giả thuyết khoa học - Mức độ bảo toàn không gian của trẻ 5 – 6 tuổi tại địa bàn nghiên cứu không đồng đều, bƣớc đầu trẻ có khả năng bảo toàn không gian, có sự khác biệt về mức độ bảo toàn không gian giữa các trẻ. - Có thể giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hình thành thao tác bảo toàn không gian bằng việc tăng cƣờng tổ chức cho trẻ hành động. 5. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về sự phát triển trí tuệ trẻ mầm non đặc biệt là lý luận về sự bảo toàn. 2 - Tiến hành các trắc nghiệm nhằm phát hiện mức độ khả năng bảo toàn không gian ở trẻ 5 – 6 tuổi tại Trƣờng Mầm non Hoa Phƣợng và một số yếu tố liên quan đến việc hình thành khả năng bảo toàn của trẻ nhƣ:giới tính, dân tộc, tâm lí. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong đề tài chúng tôi tiến hành một số biện pháp cơ bản sau: 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu * Mục đích: Nhằm thu thập, tập hợp và phân tích các tài liệu lí luận thuộc lĩnh vực tâm lí học, giáo dục học và các khoa học khác nhằm hình thành bộ khung lí luận về khả năng bảo toàn ở trẻ từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn. * Cách tiến hành: Quy trình tiến hành phƣơng pháp đƣợc thực hiện qua các bƣớc: Thứ nhất: Tập hợp những công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhƣ những công trình nghiên cứu về trí tuệ của J.Piaget; những công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học hoạt động và tâm lí học Gestalt; các công trình của những nhà tâm lí học hành vi; Thứ 2: đọc và phân tích, tổng hợp tài liệu. 2. Phương pháp trò chuyện * Mục đích: Trò chuyện với trẻ trong quá trình thực nghiệm để tìm hiểu thêm thông tin về đặc điểm của trẻ, cách hiểu, cách giải thích của trẻ. Đồng thời trò chuyện, trao đổi với phụ huynh giáo viên để biết thêm về hoàn cảnh gia đình, môi trƣờng giáo dục, sự quan tâm của giáo viên về việc dạy trẻ khả năng bảo toàn… Từ đó, chúng tôi có thêm căn cứ cho việc đƣa ra kết luận. * Cách tiến hành: Trò chuyện với trẻ trƣớc khi tiến hành thực nghiệm làm xóa đi khoảng cách và căng thẳng về mặt tâm lý giúp quá trình làm thực nghiệm đảm bảo tính khách quan và không sai lệch. Trong khi thực nghiệm chúng tôi cũng sử dụng một hệ thống câu hỏi nhằm khai thác mức độ hiểu vấn đề của trẻ. Trò chuyện với phụ huynh và giáo viên để tìm hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình, môi trƣờng sống và học tập của trẻ. Từ đó có căn cứ xác thực hơn về các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình phát triển nhân cách nói chung và khả năng bảo toàn nói riêng. Xuất phát từ tình hình khảo sát thực tiễn, cho thấy tỉ lệ những trẻ có khả năng bảo toàn về không gian ở mức I và II thấp hơn nhiều so với bảo toàn về không gian. Vì vậy, chúng tôi chọn thực nghiệm. 3 3. Phương pháp quan sát: *Mục đích: Quan sát thái độ cách trả lời và biểu hiện tâm lý của trẻ trong quá trình thực hiện tiến hành những bài tập trắc nghiệm và thực nghiệm để có thể mô tả và thêm căn cứ cho việc xác định mức độ khả năng bảo toàn ở trẻ mẫu giáo. *Cách tiến hành: - Tìm hiểu thông tin về đặc điểm của trẻ, cách hiểu, cách giải thích của trẻ. - Chúng tôi tiến hành quan sát có ghi chép trong khi làm thực nghiệm nhằm thu thập thông tin về những biểu hiện tâm lý khác ảnh hƣởng đến khả năng của trẻ. - Để hiệu quả hơn cho việc quan sát chúng tôi cũng sử dụng máy ghi hình quá trình thực nghiệm và thƣ kí để ghi chép biên bản thực nghiệm kèm theo kết quả trắc nghiệm và thực nghiệm. 4. Phương pháp trắc nghiệm Đây là phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong đề tài nhằm phát hiện và xác định mức độ bảo toàn của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Các trắc nghiệm này chính là những trắc nghiệm của J.Piaget sử dụng khi nghiên cứu khả năng bảo toàn ở trẻ. Chúng tôi chọn hai trắc nghiệm trong số đó để nghiên cứu khả năng bảo toàn không gian ở trẻ. Đồng thời thực hiện chúng theo một quy trình và hai cấp độ khác nhau: Cấp độ quan sát và hành động. Để ghi chép và quan sát một cách chính xác những biểu hiện tâm lí của trẻ và câu trả lời của trẻ quá trình tiến hành trắc nghiệm chúng tôi gồm có 3 thành viên: Nghiệm viên, có nhiệm vụ tổ chức những bài tập trắc nghiệm và đặt câu hỏi; Thƣ kí, có nhiệm vụ ghi chép biên bản quá trình tiến hành bài tập trắc nghiệm; Ngƣời quay phim, có nhiệm vụ ghi lại bằng hình ảnh tiến trình thực nghiệm. 4.1. Trắc nghiệm quan sát: Chọn mẫu khách thể nghiên cứu: Mẫu khách thể nghiên cứu là 40 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của trƣờng mầm non Hoa Phƣợng, Thành phố Sơn La. Tính chất và quy mô mẫu nghiệm thể đƣợc chọn nhƣ sau: Nam: 20 nghiệm thể, nữ: 20 nghiệm thể; Dân tộc Kinh: 20, dân tộc thiểu số: 20. Mục đích: Nhằm phát hiện và xác định mức độ bảo toàn không gian của trẻ khi trẻ thay đổi vị trí nhìn của trẻ. Tiến trình làm trắc nghiệm: a. Trắc nghiệm với mô hình quả núi: 4 Cách tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị: Mô hình quả núi, phía bên này quả núi có các sự vật: con thỏ, hai bông hoa. Phía còn lại có: con chó, com hổ (những sự vật này đƣợc thiết kế rời để có thể đặt vào mô hình) Bước 2: Tiến hành trắc nghiệm. Cô đặt mô hình quả núi lên bàn và ngồi đối diện trẻ. cô hỏi trẻ: “Con nhìn thấy gì nào?”. Trẻ nói những gì trẻ nhìn thấy. Sau đó cô yêu cầu trẻ đổi chỗ lại hỏi trẻ xem trẻ nhìn thấy gì. Tiếp đó cô hỏi trẻ: “Theo con cô nhìn thấy gì? ”. Chúng tôi tiến hành hỏi lại nhiều lần để xem mức độ chắc chắn của câu trả lời của trẻ. Đồng thời, quá trình thực nghiệm chúng tôi cũng hỏi trẻ những câu hỏi khác nhằm xác định các yếu tố tâm lí can thiệp vào sự xuất hiện khả năng bảo toàn nhƣ: khả năng đảo ngƣợc, xác định vị trí không gian nhƣ tay phải trái của con, của cô. b. Trắc nghiệm với ảnh: Mục đích: Trắc nghiệm này nhằm mục đích đánh giá khả năng bảo toàn không gian của trẻ khi lấy mình hoặc ngƣời khác, đối tƣợng khác làm chuẩn. Cách tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị: Mô hình có ba quả núi, một chú gấu bông, 4 bức ảnh chụp mô hình quả núi ở 4 phía khác nhau. Bước 2: Tiến hành. Cô đặt mô hình quả núi trƣớc mặt trẻ, một chú gấu bông đối diện trẻ ở phía bên kia quả núi. Cô ngồi cạnh, ở giữa trẻ và gấu, cô yêu cầu trẻ quan sát và hỏi trẻ đã thấy gì? Bạn gấu có thể thấy gì? Cô thấy gì?. Sau đó cô đƣa những bức ảnh chụp bốn phía của mô hình và lần lƣợt hỏi trẻ xem bức ảnh nào giống với những gì trẻ thấy nhất? Bức nào giống với những gì bạn gấu thấy? Bức nào giống với những gì cô thấy? Qua những câu hỏi này nhằm tìm hiểu khả năng điều chỉnh điểm nhìn này hay điểm nhìn khác trong không gian của trẻ. 4.2. Trắc nghiệm hành động: - Chọn mẫu khách thể nghiên cứu: Mẫu nghiệm thể cho trắc nghiệm hành động là những trẻ có khả năng bảo toàn khối lƣợng ở mức II và III trong lần trắc nghiệm quan sát. Mục đích: Trẻ tự làm trắc nghiệm và thay đổi vị trí ngồi giúp trẻ ghi nhớ quá trình làm hay ghi nhớ những gì trẻ thấy, đồng thời trẻ đƣợc hành động trực tiếp với đối tƣợng sẽ giúp quá trình nội hiện hành động đó nhanh hơn ở trong óc. Trắc nghiệm này nhằm mục đích đánh giá ảnh hƣởng của việc hành động tới khả năng bảo toàn không gian của trẻ khi lấy mình hoặc ngƣời khác, đối tƣợng khác làm chuẩn. 5 a. Trắc nghiệm với mô hình quả núi: Mục đích: Tìm hiểu vai trò của hành động với khả năng bảo toàn không gian khi trẻ thay đổi vị trí nhìn của trẻ. Cách tiến hành: Cô ngồi đối diện trẻ, mô hình quả núi đặt ở giữa. Sau đó yêu cầu trẻ tự chọn con vật và cây gắn vào mô hình. Cô hỏi trẻ nhìn thấy gì? Tiếp theo yêu cầu trẻ đổi vị trí cho Cô, ở vị trí mới cô cho trẻ gắn tiếp những sự vật đã chuẩn bị vào mô hình (những sự vật này không trùng với trắc nghiệm hành động). Sau đó Cô hỏi trẻ nhìn thấy gì? b. Trắc nghiệm với ảnh: Mục đích: Tìm hiểu vai trò của hành động với khả năng bảo toàn không gian của trẻ khi trẻ lấy đối tƣợng khác làm chuẩn. Vì vậy trong trắc nghiệm này chúng tôi chỉ hỏi trẻ ảnh tƣơng ứng vị trí đối diện và bên cạnh. Cách tiến hành: Cô cho trẻ thay đổi vị trí nhìn mô hình quả núi, hỏi trẻ mỗi vị trí nhìn thấy những gì. Sau đó chọn lại ảnh quả núi phù hợp với từng góc nhìn. 5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích: Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi chúng tôi sử dụng cho giáo viên nhằm thu thập những thông tin khảo sát sơ bộ về đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ trƣớc khi tiến hành các bài tập trắc nghiệm và thực nghiệm. Nội dung của bảng hỏi đề cập đến những vấn đề sau: - Nghe hiểu và thực hiện đƣợc chỉ dẫn liên quan đến 2,3 hành động. - Sử dụng lời nói để bày tỏ ý kiến, suy nghĩ. - Biểu tƣợng về không gian - Xác định vị trí không gian. - Sự phối hợp vận động, khéo léo của tay. Tiến hành: Những nội dung trên đƣợc giáo viên ở trƣờng mầm non Hoa Phƣợng, Thành phố Sơn La đánh giá thông qua quan sát trẻ trong các hoạt động hàng ngày và thông qua các bài tập đánh giá do giáo viên tự xây dựng. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài đƣợc kết cấu thành 2 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về thao tác bảo toàn không gian của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Chƣơng 2: Thực trạng mức độ bảo toàn không gian của trẻ 5 – 6 tuổi tại Trƣờng Mầm non Hoa Phƣợng, Thành phố Sơn La. 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THAO TÁC BẢO TOÀN CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về sự phát triển trí tuệ của trẻ em Trí tuệ có một ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống, hoạt động của con ngƣời. Vì vậy, vẫn đề phát sinh, phát triển trí tuệ và hình thành trí tuệ ở trẻ em đƣợc rất nhiều nhà tâm lý học quan tâm và nghiên cứu ở những khía cạnh, góc độ khác nhau. Kết quả đã thu đƣợc nhiều thành tựu lớn lao cả về mặt lý luận và phƣơng pháp . 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới Có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự phát triển trí tuệ của trẻ em của các nhà tâm lý học trong và ngoài nƣớc về vấn đề trí tuệ của trẻ em theo những góc độ và xu hƣớng khác nhau. Nhƣng chúng tôi chỉ nêu lên những điểm nổi bật có liên quan trực tiếp đến sự bảo toàn ở trẻ. Để nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển trí tuệ qua các giai đoạn lứa tuổi, khi quan tâm đến xu hƣớng này chúng ta không thể không nhắc đến các công trình nghiên cứu của J.Piaget, B.Inhelder và các cộng sự. Trong các công trình nghiên cứu này thì ông và các cộng sự đã phân tích và mô tả đƣợc quá trình hình thành các thao tác trí tuệ, các đặc trƣng của sự hình thành và phát triển cấu trúc đó qua từng lứa tuổi dƣới ảnh hƣởng tự phát. Những công trình của ông đã nghiên cứu rất kỹ sự hình thành các thao tác trí tuệ và ông cho rằng thời điểm xuất hiện các thao tác trí tuệ chính là sự xuất hiện khả năng bảo tồn ở trẻ. Ngoài ra, một số nhà tâm lý học khác nhƣ: M.Werthiemer và một số nhà tâm lý học theo trƣờng phái Gestallt cũng đã có những công trình nghiên cứu vè sự phát sinh các cấu trúc nhận thức hoàn chỉnh có sẵn trong đầu trẻ. Các sơ đồ đó hình thành theo nguyên tắc tức thì trong một trƣờng tâm lý nhất định. J.Waston; A.Bandura; B.F.Skiner và các nhà tâm lý học theo thuyết hành vi cũng nghiên cứu về sự phát triển trí tuệ nhận thức của trẻ theo hƣớng phát triển hệ thống hành vi, hệ thống kinh nghiệm bằng việc học tập qua môi trƣờng bên ngoài. Không thể kể hết những công trình nghiên cứu về trí tuệ ở trẻ em. Nhờ những công trình này cho chúng ta một cách nhìn toàn cảnh các khía cạnh, các góc độ khác nhau về trí tuệ trẻ em. Đặc biệt, giúp chúng ta hiểu quá trình hình thành trí tuệ ở trẻ em và cơ chế để hình thành các thao tác trí tuệ qua các giai đoạn lứa tuổi khác nhau nhƣ thế nào để áp dụng một cách hiệu quả trong dạy học và giáo dục. 7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, vấn đề trí tuệ và các vấn đề có liên quan cũng đã đƣợc các nhà tâm lý học nghiên cứu từ rất lâu. Chúng ta có thể kể đến một số nhà tâm lý học tiêu biểu nhƣ: Trần Trọng Thủ, Phan Trọng Ngọ, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Kế Hào…Những nghiên cứu của nhà khoa học Nguyễn Ánh Tuyết đã phân tích sự phát triển trí tuệ theo lứa tuổi, phát hiện những đặc trƣng về sự phát triển của các quá trình nhận thức ở trẻ. Các công trình nghiên cứu của PGS.TS.Phan Trọng Ngọ nghiên cứu sự phát triển tâm lý trẻ em và tâm lý học trí tuệ. Tác giả Nguyễn Kế Hào với công trình nghiên cứu về sự phát triển trí tuệ ở trẻ em trƣớc tuổi học. Có nhiều công trình nghiên cứu về sự phát triển trí tuệ ở trẻ em. Tuy nhiên, chƣa có nhiều nghiên cứu về khả năng bảo toàn không gian ở trẻ một cách kĩ lƣỡng, cụ thể mà chỉ có nghiên cứu coi bảo toàn nhƣ một khía cạnh trong quá trình hình thành và phát triển các thao tác trí tuệ hoặc nghiên cứu nhƣ một thao tác bổ trợ, yếu tố có liên quan đến sự hình thành và phát triển trí tuệ nhận thức cho trẻ. Hơn nữa, việc nghiên cứu xác định mức độ phát triển thao tác bảo toàn không gian của trẻ 5 – 6 tuổi ở các vùng miền khác nhau để có biện pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển trí tuệ cho trẻ còn ít, đặc biệt là địa bàn tỉnh Sơn La. Vì vậy, việc nghiên cứu xác định mức độ phát triển thao tác bảo toàn của trẻ mẫu giáo trong giai đoạn hiện nay là cần thiết góp phần chuẩn bị tốt về mặt trí tuệ cho trẻ mẫu giáo bƣớc vào lớp một. 1.2. Khái niệm trí tuệ và sự phát triển trí tuệ 1.2.1. Khái niệm trí tuệ Trong tiếng La tinh, trí tuệ có nghĩa là hiểu biết, thông tuệ. Còn từ điển Tiếng Việt giải thích: Trí khôn: khả năng suy nghĩ và hiểu biết. Trí tuệ: khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định (trí tuệ minh mẫn). Trí năng: năng lực hiểu biết. Trí lực: năng lực trí tuệ. Trí óc: óc của con ngƣời, đƣợc coi là biểu trƣng của khả năng nhận thức, tƣ duy. Còn các thuật ngữ khác nhƣ: trí năng, trí lực thuộc bình diện năng lực hoạt động trí tuệ của cá nhân. Trong giới hạn đề tài, thuật ngữ đƣợc sử dụng nhiều nhất là trí tuệ [2. Tr40]. Có rất nhiều cách để định nghĩa đƣợc khái niệm về trí tuệ. Song một cách chung nhất, có thể thấy rõ ba nhóm quan niệm khác nhau về trí tuệ. Nhóm thứ nhất: coi trí tuệ là năng lực học tập của cá nhân; nhóm thứ hai; đồng nhất trí tuệ với năng 8 lực tƣ duy trừu tƣợng của cá nhân; nhóm thứ 3: coi trí tuệ là năng lực thích ứng của cá nhân. Theo nhóm quan niệm thứ nhất, thì trí tuệ là đặc diểm tâm lý phức tạp của con ngƣời mà kết quả học tập và lao động chịu sự chi phối của nó. Tiêu biểu cho quan niệm này là nhà tâm lý học ngƣời Nga B.G. Ananhev. Theo nhóm quan niệm thứ hai, trí tuệ là năng lực tƣ duy của bản thân. Đại diện cho nhóm này là các nhà tâm lý học nhƣ: X.L.Rubinstein, L.Terman, họ đã chỉ ra đƣợc mối quan hệ của trí tuệ với năng lực tƣ duy. Tuy nhiên, khái niệm trí tuệ trong nhóm quan niệm này đã bị thu hẹp về nội hàm và phạm vi. Nhóm quan niệm thứ ba, coi trí tuệ là khả năng thích ứng cá nhân. Đây là nhóm quan niệm phổ biến và có sức thu hút rất nhiều các nhà tâm lý học tham gia nghiên cứu với nhiều công trình lớn nhƣ: U.Sterner, G.Piaget, Đ.Wechsler... theo G.Piaget thì bất cứ trí tuệ nào cũng đều là sự thích ứng và sự thích ứng đó gồm hai mặt đối lập, vừa bổ sung cho nhau. Theo Đ.Wechsler : trí tuệ là khả năng tổng thể để hoạt động một cách có suy nghĩ, tƣ duy hợp lý, chế ngự đƣợc môi trƣờng xung quanh. Ngoài các quan niệm trên còn có rất nhiều cách hiểu về khái niệm trí tuệ, điều đó còn phụ thuộc vào cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu. Mỗi quan điểm chỉ lấy một mặt trọng tâm nào đó để đi sâu vào nghiên cứu. Vì thế, để hiểu đƣợc bao quát cần tính đến các đặc trƣng sau: + Trí tuệ là yếu tố tâm lý có tính độc lập tƣơng đối với các yếu tố tâm lý khác của cá nhân + Trí tuệ có chức năng đáp ứng mối quan hê tác động qua lại giữa chủ thể môi trƣờng sống, tạo ra sự thích ứng tích cực của cá nhân. + Trí tuệ đƣợc hình thành và biểu hiện trong hoạt động của chủ thể. + Sự phát triển trí tuệ chịu ảnh hƣởng của yếu tố sinh học của cơ thể và chịu sự chi phối của yếu tố văn hóa – xã hội. Trong thực tiễn, khi nghiên cứu trí tuệ, khái niệm của V.M.Blaykhe và L.Ph.Burolachuc: “trí tuệ - đó là một cấu trúc động, tƣơng đối độc lập của các thuộc tính nhận thức của nhân cách, đƣợc hình thành và thể hiện trong hoạt động, do điều kiện văn hóa - lịch sử quy định và chủ yếu bảo đảm cho sự tác động qua lại phù hợp với hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo có mục đích hiện thực ấy”. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi cũng sử dụng khái niệm trên. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan