Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương...

Tài liệu Kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương thpt

.PDF
136
179
71

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ THẾ CÔNG KẾT HỢP LỜI GIẢNG BÌNH CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TÁC PHẨM V¨n ch­¬ng ë tr­êng thpt LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái Nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ THẾ CÔNG KẾT HỢP LỜI GIẢNG BÌNH CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TÁC PHẨM V¨n ch­¬ng ë tr­êng thpt Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học văn MÃ SỐ: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THẾ PHIỆT Thái Nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn PGS.TS TRẦN THẾ PHIỆT người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, làm luận văn. Xin cảm ơn quý lãnh đạo, quý thầy cô, các nhà khoa học của trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn theo đúng kế hoạch. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên cùng các em học sinh trường THPT Hồng Quang, trường THPT Hà Bắc và các trường khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cũng như sự ủng hộ của bạn bè đồng nghiệp và gia đình trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Hy vọng được chia sẻ kinh nghiệm cùng với đồng nghiệp và những người quan tâm đến công việc dạy học văn trước xu thế hội nhập, phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Thái Nguyên, tháng 05 năm 2012 Tác giả Vũ Thế Công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Vũ Thế Công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐHSP : Đại học sư phạm HS : Học sinh GV : Giáo viên THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên TS : Tiến sĩ GS : Giáo sư NXB : Nhà xuất bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục từ, cụm từ viết tắt Mục lục ............................................................................................................i PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................. 1 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 12 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢNG BÌNH TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG ............................................................................................... 12 1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................12 1.1.1. Những cơ sở khẳng định sự cần thiết lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT. .......12 1.1.2. Những ưu thế và hạn chế đối với lời giảng bình của giáo viên. ....26 1.2. Thực trạng việc kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương. ....................................................................27 1.2.1. Khảo sát tình hình vận dụng kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ dạy học tác phẩm văn chương...........................27 1.2.2. Đánh giá thực trạng việc vận dụng kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ dạy học tác phẩm văn chương. ..................31 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................35 Chương 2. NHỮNG BIỆN PHÁP KẾT HỢP LỜI GIẢNG BÌNH CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG ..................................................................................................... 36 2.1. Những nguyên tắc kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương. ...........................................................36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 2.1.1. Giảng bình phải được thực hiện dưới ánh sáng của lí thuyết dạy học văn hiện đại - Tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương. ....................36 2.1.2. Giảng bình phải được thực hiện từ hai phía: giáo viên và học sinh, được đặt dưới sự điều khiển, định hướng của giáo viên..................38 2.1.3. Giảng bình chỉ được thực hiện khi cần thiết (đúng thời điểm, phù hợp với đối tượng văn bản và đối tượng tiếp nhận)..........................39 2.1.4. Giảng bình có thể thực hiện ở tất cả các khâu: trước, trong và sau giờ lên lớp. Ở các hình thức nói và viết...với mục đích giúp học sinh bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình. ................................................40 2.1.5. Giảng bình phải được đặt trong mối quan hệ với các phương pháp, biện pháp dạy học khác một cách hài hoà, tinh tế..........................41 2.2. Những biện pháp kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương............................................................42 2.2.1. Chọn yếu tố then chốt để bình.......................................................42 2.2.2. Lời bình phải làm nổi bật cái hay của văn thơ...............................44 2.2.3. Giảng bình phải tính đến tầm đón nhận của học sinh ....................46 2.2.4. Lời bình phải hướng tới việc khơi gợi những liên tưởng tích cực, đưa học sinh nhập thân vào tác phẩm .....................................................48 2.2.5. Lời giảng bình có tác dụng nêu vấn đề, tạo những tình huống để học sinh suy nghĩ, tìm tòi, tranh luận, cắt nghĩa các vấn đề đặt ra trong tác phẩm .................................................................................................49 2.2.6. Tổ chức hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho giảng, bình trước giờ học tác phẩm văn chương. ......................................................................50 2.2.7. Tổ chức hướng dẫn học sinh giảng bình trong giờ học tác phẩm văn chương.............................................................................................51 2.2.8. Tổ chức hướng dẫn học sinh giảng bình sau giờ học tác phẩm văn chương.............................................................................................58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii 2.2.9. Giảng bình trong mối quan hệ với các phương pháp dạy học khác.....60 Tiểu kết chương 2.......................................................................................62 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................. 63 3.1. Mục đích thực nghiệm .........................................................................63 3.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm...........................................................63 3.3. Cách thức, phương pháp thực nghiệm..................................................64 3.4. Quy trình tiến hành thực nghiệm. ........................................................64 3.5. Chọn giáo viên thực nghiệm ................................................................64 3.6. Tiến trình thực nghiệm ........................................................................64 3.7. Kết quả thực nghiệm............................................................................92 3.8. Một số kết luận rút ra từ thực nghiệm ..................................................94 PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 100 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương không chỉ là vấn đề thời sự - khoa học ở nước ta nhiều năm qua mà còn là mối bận tâm chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân sâu xa không chỉ xuất phát từ sứ mệnh lớn lao của môn Ngữ văn trong nhà trường hay từ sự cần thiết phải tăng cường “ chất nhân văn” cho con người trong thời đại công nghệ số mà còn bắt nguồn từ sự phong phú phức tạp của các khuynh hướng hiện đại hoá phương pháp dạy học văn. Bước vào đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng học sinh là bạn đọc sáng tạo, giảng bình lại trở trành vấn đề thời sự. Một số giáo viên đã phủ nhận giảng bình, hoặc hoài nghi, hoặc rụt rè trong việc sử dụng phương pháp này. Một số ý kiến có phần quyết liệt hơn, họ cho rằng: cần phải “khai tử” giảng bình, bởi lẽ sử dụng giảng bình là quay lại lối dạy học cũ: áp đặt, thuyết giảng, “mớm” kiến thức… và như thế là vi phạm nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học văn. Nhưng lại có ý kiến cho rằng: “giờ giảng văn dứt khoát phải có những đoạn diễn giảng làm rung động tâm hồn các em, làm các em say sưa thích thú”… Nhiều người cũng đặt lại vấn đề: nên quan niệm giảng bình là một phương pháp, hay chỉ nên gọi là một biện pháp, một hoạt động trong giờ học tác phẩm văn chương. Những ý kiến về vấn đề này cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Bấy nhiêu vấn đề đặt ra đã cho khó thấy khó khăn, lúng túng mà nhiều giáo viên đang gặp phải trong việc nhận thức, lựa chọn và vận dụng phương pháp giảng bình vào việc dạy học tác phẩm văn chương. Những câu hỏi đặt ra: Có nên dùng giảng bình trong dạy học văn hay không? Nếu dùng, thì ở mức độ nào? Làm thế nào để giờ học tác phẩm văn chương không trở nên khô khan, nặng nề, mất đi “bản chất nghệ thuật kì diệu” của nó? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Vì vậy, việc sử dụng giảng bình như thế nào cho có hiệu quả trong giờ học tác phẩm văn chương hiện nay là một vấn đề rất đáng quan tâm. Từ những lí do cơ bản trên đã thôi thúc chúng tôi lựa chọn, nghiên cứu đề tài : “Kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông” để xác định lại cho đúng giảng bình cần thiết đến mức độ nào, có thể sử dụng như thế nào khi đi vào một tác phẩm cụ thể… với mong muốn góp phần giải quyết thực trạng nêu trên của dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề. 2.1. Bình văn, thơ là một hoạt động tinh thần ra đời từ rất sớm trong đời sống xã hội và là một nhu cầu tất yếu làm phong phú đời sống văn học của dân tộc ta. Lịch sử giảng văn ở nước ta đã có trên 100 năm. Tuy nhiên, cho đến những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ XX khi đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới với công cuộc cải cách giáo dục thì giảng văn trong nhà trường và trong các quan điểm tiêu biểu chủ yếu vẫn chỉ là công việc của thầy. Cũng có ý kiến cho rằng đổi mới phương pháp và cách thức tổ chức giờ giảng văn theo hướng phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh nhưng đó mới chỉ là một vài điểm sáng trong bức tranh chung in đậm vai trò người thầy. 2.1.1. Thời phong kiến, giảng văn là giảng Hán văn, lối giảng văn thời này là lối “bình văn”, “giảng sách” của các nhà Nho. “Bình văn” là phương pháp dạy cho trò thực hành các kiểu bài văn có tính mô phỏng, chế tác theo thể thức, quy cách của các thể loại văn bản Hán văn. Còn “giảng sách” là giảng dạy các bộ Tứ thư, Ngũ kinh- những sách kinh điển của Nho học, nhà trường Hán học. Theo giáo sư Đặng Thai Mai, nguyên tắc ngự trị trong cách dạy đạo lý văn chương thời kỳ này là nguyên tắc quyền uy. Lời nói, sách vở của thánh hiền, của nhà Nho ngày xưa được tôn trọng như là chân lý tuyệt đối. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Khi “đức thánh” đã dạy rằng: “ tiên nho đã giảng rằng” thì “cậu học trò chớ suy nghĩ, bàn bạc, phê phán gì nữa. Chắp tay lạy, cúi đầu xuống và tụng niệm cho kỹ vào để có dịp thì cứ chép lại làm lời của anh”. Với nguyên tắc ấy thì việc giảng dạy văn học đúng là chỉ thuộc về người thầy, còn học trò chỉ có nhiệm vụ “nghe thầy giảng, học thuộc lòng, nhớ suốt đời, nhai vào, nhả ra”. 2.1.2. Đến thời thuộc Pháp, giảng dạy văn chủ yếu là giảng Pháp văn, về sau có thêm Việt văn. Vấn đề giảng văn - giảng quốc văn ở nhà trường Âu học chỉ thực sự bắt đầu khi Quốc văn trích diễm (1925) của Dương Quảng Hàm - cuốn sách giáo khoa đầu tiên của môn Việt văn - xuất hiện. Trong công trình này, lần đầu tiên xuất hiện thuật ngữ giảng văn và khái niệm phương pháp giảng văn. Giảng văn trong quan niệm của Dương Quảng Hàm được gọi là “giảng nghĩa bài” và phương pháp giảng văn Dương Quảng Hàm thực chất là phương pháp giảng nghĩa: phát biểu đại ý và cách bố cục của bài văn, nói rõ các ý tứ có quan hệ thế nào, cắt nghĩa kĩ về sự chọn tiếng, về những chỗ lời văn bóng bẩy, về ý nghĩa các chữ nho để cho các học trò giầu thêm các danh từ về văn chương và khoa học thông thường, cùng am hiểu các phép tắc chính về cú pháp của quốc văn. Nhân sự giảng văn, nói cho học trò biết các điều đại cương về các lối vận văn và tản văn chính của ta và các phép tắc chính về mỗi lỗi ấy, cùng sự trạng và công trước tác của các nhà thi sĩ, văn sĩ có tiếng của ta. Như vậy, phương pháp giảng văn của Dương Quảng Hàm thực chất vẫn chỉ là phương pháp của thầy. Thầy cảm, hiểu tác phẩm rồi truyền thụ, giảng giải cho học sinh. Học trò vẫn chỉ là đối tượng thụ động lắng nghe, ghi chép theo những lời thầy giảng. 2.1.3. Sau Cách mạng tháng Tám, cùng với sự ra đời của nhà trường cách mạng, vấn đề dạy học tác phẩm văn chương đã được chú ý nhiều hơn và được nghiên cứu từ nhiều góc độ. Nhiều công trình, chuyên luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học ra đời: Giảng văn Chinh phụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 ngâm (1950) của Đặng Thai Mai; Một số kinh nghiệm giảng dạy văn học ở cấp III (1963) của Trương Dĩnh – Vũ Ngọc Khánh – Phan Trọng Luận …; Giáo trình phương pháp giảng dạy văn học (1963) của Bùi Hoàng Phổ Hoàng Lân – Quách Hy Dong - Nguyễn Gia Phương ( Đại học Sư phạm Hà Nội); Rèn tư duy qua giảng dạy văn học (1969) của Phan Trọng Luận; Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể (1970) của Trần Thanh Đạm – Hoàng Như Mai – Phan Sĩ Tấn - Huỳnh Lý; Những vấn đề nghiên cứu khoa học về giảng văn (1971) của Trần Thanh Đạm; Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường (1977) ; Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn (1978) của Phan Trọng Luận; Tu từ học với vấn đề giảng dạy ngữ văn (1979) của Đinh Trọng Lạc; Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học (1979) của Đái Xuân Ninh; Mấy vấn đề về quan điểm và phương pháp tìm hiểu phân tích thơ của Hồ Chủ tịch (1981) của Nguyễn Đăng Mạnh; Giảng văn (1982) của ĐHSP Hà Nội; Những bài giảng văn ở đại học (1982) của Lê Trí Viễn; Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy và nghiên cứu văn học dân gian (1983) của Hoàng Tiến Tựu; Mấy vần đề phương pháp dạy thơ văn cổ Việt Nam (1984) của Nguyễn Sĩ Cẩn… Qua các công trình này có thể nhận thấy: việc dạy học văn nói chung và việc giảng bình nói riêng chủ yếu vẫn tập trung vào việc dạy của giáo viên mà ít quan tâm đến học sinh và việc cảm thụ của học sinh. Giáo trình Phương pháp giảng dạy văn học (1963) của Trường ĐHSP Hà Nội I viết: “ Giảng văn là một môn học, trên cơ sở tập đọc của học sinh, giáo viên tiến hành việc giới thiệu, hướng dẫn, phân tích, phê phán để giúp học sinh hiểu kĩ và hiểu sâu một bài văn, từ đó rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng nhất định”. PGS. Trần Thanh Đạm, trong báo cáo Những vấn đề nghiên cứu khoa học về giảng văn trình bày tại Hội nghị khoa học chuyên đề về Giảng văn được tổ chức tại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 ĐHSP Hà Nội I năm 1971, cũng cho rằng: “ Giảng văn là phân tích và giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường…Trong giảng dạy văn, thầy giáo dựa vào việc phân tích tác phẩm để giáo dục học sinh”. P.GS Đái Xuân Ninh, từ việc vận dụng phương pháp hệ thông trong ngôn ngữ học, đã gợi ý giáo viên ba bước khai thác văn bản: 1. Tìm ra mối quan hệ đồng nhất của hệ thống bài văn tức linh hồn của bài văn, cái mà người ta gọi là chủ đề và tư tưởng chủ đề; 2. Dựa vào tính cấp độ, chia hệ thống bài văn thành những hệ thống nhỏ, tức là những đoạn khác nhau mà ta gọi là bố cục; 3. Lựa chọn các yếu tố để phân tích theo mối quan hệ của chúng trong hệ thống bài văn… Như vậy, hầu hết các quan điểm về dạy học văn đều tập trung vào giáo viên, phát huy vai trò, tiềm lực của giáo viên trong giờ dạy học TPVC.. Vấn đề phát huy vai trò cảm nhận của học sinh và lời bình của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương cũng đã bắt đầu đặt ra nhưng còn khá khiêm tốn. Ngay từ năm 1950, trong Giảng văn Chinh phụ ngâm, GS Đặng Thai Mai đã phê phán lối dạy văn “thôi miên vô ý thức” khiến học sinh “ngáp sái cả quai hàm”. Sự phê phán này hàm chứa quan niệm của tác giả về người giáo viên và học sinh trong giờ học văn: giáo viên không nên là một ảo thuật gia dùng kỹ xảo của mình để “thôi miên” học trò. Nghệ thuật giảng bình dù khéo và tài đến mấy cũng chỉ có những tác động nhất định, không đánh thức được các năng lực bên trong của học sinh. Học trò vẫn là đối tượng bị điều khiển, chịu sự điều khiển của ông thầy. Vấn đề càng trở nên tệ hại hơn nếu giáo viên là một nhà ảo thuật tồi, hành xử một cách “vô ý thức” khiến học sinh chẳng những không tích cực mà ngược lại còn “sái quai hàm” sau giờ văn. Tuy vậy, vấn đề vai trò của học sinh trong giờ học TPVC vẫn chưa được giáo sư đề cập đến trong Giảng văn Chinh phụ ngâm. Năm 1973, trong bài Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phê phán gay gắt hiện tượng dạy văn theo điệu “sáo”, bắt học sinh “học nhiều”, “nhớ nhiều” để rồi “bắt chước”, “lặp lại, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 gộp nhiều trích dẫn thành bài văn”. Thủ tướng yêu cầu anh chị em giáo viên phải dạy học sinh “ biết suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo”, khám phá tất cả cái hay, cái đẹp trong văn học” chứ không phải dạy học sinh “múa chữ”, “làmvăn” một cách sáo rỗng. Cái quan trọng nhất trong dạy văn, theo Thủ tướng là “rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến thức”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đặt niềm tin vào thế hệ trẻ, ông đánh giá cao năng lực, phẩm chất của các em: “ lứa tuổi từ 7 đến 17 rất nhạy cảm, thông minh lạ lùng lắm”. Như vậy, tuy rất coi trọng người học và đưa ra nhiều ý kiến hiện đại về đổi mới phương pháp dạy học văn nhưng Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng chưa đặt ra vấn đề phát huy vai trò tích cực của giáo viên và học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương. Những nghiên cứu ban đầu về phát huy vai trò của học sinh trong dạy học TPVC chủ yếu được đề cập đến trong các công trình và bài báo khoa học của GS. Phan Trọng Luận. Từ năm 1969, trong chuyên luận, Rèn tư duy qua giảng dạy văn học, GS. Phan trọng Luận đã đặt vấn đề cảm thụ văn học của học sinh trong giờ giảng văn: Cảm thụ văn học là quá trình tâm lí phức tạp và đầy sáng tạo của học sinh và cho rằng nhiệm vụ của người giáo viên là “ Tiến lên phải làm cho học sinh nhận thức được rằng quá trình cảm thụ văn học là một quá trình lao động sáng tạo”... Đến đầu thập kỷ 70, tư tưởng khoa học về phát huy vai trò sáng tạo của học sinh trong giờ học TPVC được giáo sư đặt ra một cách cụ thể trong bài báo Mối quan hệ giữa học sinh với tác phẩm văn học trong quá trình giảng văn (1972), sau đó là các chuyên luận Phân tích tác phẩm văn chương trong nhà trường (1977), Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn (1978). Song phải đến công trình Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học (1983), vấn đề phát huy vai trò của học sinh mới được GS. Phan Trọng Luận trình bày một cách kỹ lưỡng và toàn diện trên nhiều căn cứ khoa học cụ thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 2.2. Vấn đề phát huy vai trò của học sinh trong cảm thụ TPVC trong nhà trường phổ thông chỉ đặt ra một các thực sự mạnh mẽ, khoa học có tính hệ thống từ hơn hai thập kỉ gần đây. 2.2.1. Đầu những năm 80, vai trò của học sinh trong giờ học TPVC đã bắt đầu được nghiên cứu , đề cập trên cả bình diện khoa học và thực tiễn. Từ góc độ khoa học, các giáo sư, nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Duy Bình, Phan Trọng Luận đã đưa ra những kiến giải sâu sắc về lao động cảm thụ văn học của học sinh. Ở phần cuối bài viết Hãy trả lại bản chất nghệ thuật kỳ diệu cho bộ môn văn trong nhà trường (1982), GS. Nguyễn Đức Nam đã chỉ ra hiện tượng “không trùng khớp” giữa ý nghĩa của văn bản, ý đồ nghệ thuật của nhà văn với sự cảm thụ của bạn đọc. Văn bản tác phẩm của nhà văn chỉ có một nhưng “tác phẩm trong người đọc” thì có nhiều. Từ đặc điểm trên của quá trình cảm thụ, GS. Nguyễn Đức Nam cho rằng việc xử lý một TPVC như một công thức toán học, buộc mọi người phải hiểu như nhau là trái với quy luật cảm thụ nghệ thuật. Bởi vậy, trong dạy học văn phải đặc biệt coi trọng tính chủ động sự sáng tạo của học sinh trong cảm thụ văn chương. Năm 1983, vấn đề phát huy vai trò chủ thể học sinh tiếp tục được khẳng định và làm rõ trong công trình Dạy văn dạy cái hay cái đẹp của PGS. Nguyễn Duy Bình. Trong mục IV (Phần I) – Coi trọng sự cảm thụ của học sinh, PGS Nguyễn Duy Bình đã tập trung là sáng tỏ tính năng động, sáng tạo của người học. Từ bình diện triết học, từ đặc trưng của hình tượng văn chương, tác giả đã phân tích một cách thấu đáo sự cần thiết phải giúp học sinh biến hình tượng tác phẩm thành một “sự kiện trong tâm hồn” , phải vận dụng liên tưởng, tưởng tượng, huy động vốn sống của bản thân để “cùng sáng tạo” với tác giả… Tác giả Phan Trọng Luận viết “Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học”. Trong chuyên luận này, giáo sư đã trình bày những vấn đề lí luận khoa học về tính chủ quan, khách quan trong cảm thụ văn chương, mối quan hệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 thẩm mỹ của bạn đọc đối với tác phẩm, tính sáng tạo trong cảm thụ văn học của học sinh… Từ kinh nghiệm thực tiễn, một số thầy cô ở nhà trường phổ thông cũng đã thể hiện nhận thức mới mẻ của mình về vai trò của học sinh trong dạy học văn. Nhà giáo Vũ Xuân Túc có bài Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy - học văn (1984), Nhà giáo Vũ Dương Quỹ với bài Để giải quyết tốt các mối quan hệ trong giảng văn (1985)…Trong những bài viết này, các thầy cô đã khẳng định vai trò của học sinh là người “đồng hành” với thầy giáo trong quá trình tiếp nhận, là “tri âm”, “tri kỉ” của nhà văn. Tuy nhiên vấn đề này cũng chỉ được xem xét ở một chừng mực nhất định. 2.2.2. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay, vấn đề phát huy tích tích cực, chủ động của học sinh ngày càng được đặt ra một cách mạnh mẽ. Vấn đề phát huy vai trò của học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương đã đươc GS.TS Nguyễn Thanh Hùng xem xét, lí giải từ nhiều góc độ của lý thuyết tiếp nhận như: bản chất của sáng tạo và tiếp nhận văn học, độc giả tiếp nhận, đồng nhất và khoảng cách trong tiếp nhận, các quy luật tiếp nhận, cơ chế tiếp nhận…Từ việc nghiên cứu bản chất của quá trình tiếp nhận văn học, GS.TS Nguyễn Thanh Hùng đã chỉ rõ trong quá trình tiếp nhận “nội dung và kết quả lĩnh hội tri thức phải được tái tạo từ chính bạn đọc học sinh thông qua những hiện tượng văn học cụ thể” và “ hiệu quả giáo dục cuối cùng phụ thuộc chủ yếu vào mức độ hoạt động độc lập, tự giác của bạn đọc học sinh khi tiếp nhận tác phẩm”. PGS.TS Nguyễn Thanh Hương cho rằng: “Tiếp nhận văn học là quá trình biến văn bản văn học thành tác phẩm văn học”. Đây là “một quá trình mang tính thẩm mỹ, làm dấy lên những cảm xúc cá nhân trong người đọc”, là quá trình “chuyển vào trong” của từng chủ thể học sinh. Từ luận điểm này, PGS.TS Nguyễn Thanh Hương khẳng định dạy học tác phẩm văn chương phải là “quá trình vận động bên trong của mỗi chủ thể học sinh, để các em tự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 nhận thức, tự phát triển và tự giáo dục”…Cũng trên tinh thần của lý thuyết tiếp nhân, tác giả sách Đọc văn - Học văn (2001) đã khẳng định vai trò quan trọng của người đọc trong quá trình đọc văn. Người đọc không chỉ phụ thuộc vào văn bản “ như người ca sĩ hát bài hát theo bản nhạc của nhạc sĩ” mà còn chơi “tác phẩm” trên “bản nhạc” của nhà văn. Do vậy, tuỳ theo người “chơi” mà tác phẩm văn học có sự khác nhau. Từ quan niệm này, GS. Trần Đình Sử đề nghị cách thay đổi cách dạy văn mà lâu nay chúng ta quen gọi là “Giảng văn” sang dạy “Đọc văn” tức là dạy cách đọc để học trò tự đọc lấy. Sở dĩ phải thay đổi như vậy, theo GS “giảng văn là việc của thầy” còn “đọc văn là việc của mọi người” và học sinh “phải đọc văn” để “tự phát hiện mình và lớn lên”. 2.3. Nhiều công trình khoa học nghiên cứu về giảng bình như một phương pháp đặc thù trong dạy học tác phẩm văn chương, đặc biệt là dạy học thơ trữ tình: - Luận án tiến sĩ: Nghệ thuật bình thơ Hoài Thanh với phương pháp giảng binhh thơ ở nhà trường phổ thông - Nguyễn Văn Đường (1996). - Luận văn thạc sĩ: Giảng bình trong dạy học thơ trữ tình ở trường THPT – Lê Thị Dung (2005). - Luận văn thạc sĩ: Vận dụng phương pháp giảng bình vào dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trường THPT – Bùi Thị Thu Hà (2006) - Luận văn thạc sĩ: Vai trò của giảng bình trong giờ học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông - Trịnh Thị Hà Giang (2008)... Sau khi khảo sát các công trình nghiên cứu khoa học về giảng bình, các quan điểm về dạy học văn, chúng tôi nhận thấy: Thứ nhất: hầu hết các quan điểm về dạy học văn đều tập trung vào giáo viên, phát huy vai trò, tiềm lực của giáo viên trong giờ giảng bình. Thứ hai: các công trình đều đi vào nghiên cứu việc vận dụng giảng bình vào dạy thơ trữ tình với những biện pháp giảng bình cụ thể mà chưa đề cập hoặc có đề cập đến vai trò chủ thể học sinh trong quá trình lĩnh hội. Tuy nhiên hướng triển khai của các công trình đó khác với đề tài chúng tôi lựa chọn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Qua việc thu thập một số bài nghiên cứu, phê bình về giảng bình trong giờ học tác phẩm văn chương chúng tôi nhận thấy: giảng bình trong giờ học tác phẩm văn chương là phương pháp có truyền thống lâu đời. Những công trình nghiên cứu về phương pháp này không ít. Tuy nhiên, để khẳng định vai trò, tầm quan trọng và việc vận dụng giảng bình vào dạy học tác phẩm văn chương trong đổi mới phương pháp dạy học văn còn là mảnh đất chưa được đào sâu khai phá. Vì thế, chúng tôi - những người đang trực tiếp tham gia giảng dạy ở nhà trường phổ thông mong muốn thông qua công trình nghiên cứu của mình giải quyết một vấn để đang đặt ra một cách bức thiết nhằm góp them một tiếng nói giúp giáo viên và học sinh: kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông nói chung và cụ thể hoá những điều kiện vận dụng giảng bình để phương pháp này thực sự phát huy hiệu quả trong giờ học tác phẩm văn chương cụ thể. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Trên cơ sở khảo sát, tập hợp những quan niệm về giảng bình tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông từ xưa đến nay, đề tài đề xuất một cách hiểu về quan niệm giảng bình, khẳng định hiệu quả lâu bền của giảng bình trong đổi mới phương pháp dạy học văn ở nhà trường THPT hiện nay. Trên cơ sở đề xuất kết hợp lời giảng bình của giáo viên và học sinh như thế nào trong giờ học tác phẩm văn chương để gia tăng hiệu quả giờ dạy học. 4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu. 4.1. Phạm vi. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là kết hợp giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông. 4.2. Đối tượng. - Lí luận về giảng bình, những quan niệm, ý kiến. - Giờ học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông. - Tác phẩm thực nghiệm: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp sau: 5.1. Phương pháp khảo sát, thống kê. 5.2. Phương pháp phân tích, hệ thống hoá. 5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 5.4. Phương pháp điều tra xã hội học 6. Đóng góp của đề tài. 6.1. Về mặt lí luận: Hệ thống hoá phương pháp giảng bình, đồng thời đánh giá thế mạnh và hạn chế của nó trong đổi mới phương pháp dạy học văn. Từ đó khẳng định giảng bình là một phương pháp đặc thù không thể thiếu bên cạnh các phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học tác phẩm văn chương. 6.2. Về mặt thực tiễn: Từ những kết quả nghiên cứu cụ thể, đề tài giúp cho những người quan tâm đến việc dạy văn, các giáo viên, sinh viên có thêm tư liệu làm cơ sở bổ sung cho những hiểu biết cần thiết về giảng bình trong dạy học tác phẩm văn chương và việc kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở nhà trường THPT hiện nay. 7. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận. danh mục tham khảo, phụ lục; luận văn có kết cấu 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của giảng bình trong giờ dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông. Chương 2: Những biện pháp thực hiện việc kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢNG BÌNH TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Những cơ sở khẳng định sự cần thiết lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT. Giảng, bình là hai thao tác có tính đặc thù của hoạt động dạy học văn. Bởi lẽ không có một giờ văn nào thành công mà lại thiếu những lời giảng sát nghĩa và những lời bình hay. Với giáo viên, để giảng được thì phải có sự am hiểu kiến thức nhiều lĩnh vực, muốn bình được và bình hay, đòi hỏi tâm hồn phải thực sự rung động. Những lời bình của giáo viên trong tiết học không chỉ đơn thuần là nội dung kiến thức mà còn là kĩ năng tiếp nhận tác phẩm văn chương, khả năng tuy duy lời nói. Vì thế, năng lực giảng bình của giáo viên là sự kết hợp hài hoà của khả năng am hiểu tác phẩm, sự rung cảm của tâm hồn với khả năng sư phạm đặc biệt. Lời giảng, lời bình phải là lời làm sáng tỏ ý nghĩa trong câu chữ, đánh giá cô đúc nhất về chi tiết, hình ảnh, hay một khía cạnh nào đó của tác phẩm. Nhờ đó mà truyền được vẻ đẹp ngôn từ, cái hay trong xây dựng hình tượng, cái sâu xa trong ý nghĩa, làm học sinh rung cảm. Nhờ đó để lại ấn tượng lâu bền của học sinh về tác phẩm văn chương. Trước đây đã từng quan niệm: “Giảng văn là một môn học, trên cơ sở tập đọc của học sinh, giáo viên tiến hành giới thiệu, hướng dẫn, phân tích phê phán để học sinh hiểu kỹ, hiểu sâu một bài văn”.[46;100]. Chúng tôi quan niệm, một cách giản dị nhất thì giảng, bình là PPDH văn truyền thống, giảng là giảng giải, là cắt nghĩa làm cho người nghe, người đọc hiểu rõ một vấn đề nào đó; Bình là từ chỗ mình cảm thấy hay, làm thế nào cho ngưỡi khác cũng cảm thấy hay. Trong giờ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất