Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kênh VTV4, báo trực tuyến trong nước và công chúng người Việt Nam ở nước ngoài (...

Tài liệu Kênh VTV4, báo trực tuyến trong nước và công chúng người Việt Nam ở nước ngoài (Nghiên cứu thực nghiệm tại Hàn Quốc, Nga và Mỹ năm 2010)

.PDF
110
278
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khoa Báo chí và Truyền thông *** LÝ THỊ HẢI YẾN KÊNH VTV4, BÁO TRỰC TUYẾN TRONG NƯỚC VÀ CÔNG CHÚNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI (Nghiên cứu thực nghiêm ̣ ta ̣i Hàn Quố c, Nga và My ̃ năm 2010) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH BÁO CHÍ HỌC Mã số: 60 32 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Quỳnh Nam Hà Nội tháng 9 năm 2011 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài-........................................................................ 7 2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................. 9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 15 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 16 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................... 16 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................... 18 7. Kết cấu luận văn ..................................................................................... 18 CHƢƠNG 1: VAI TRÒ CỦA KÊNH VTV4 VÀ BÁO TRỰC TUYẾN TRONG NƢỚC VỚI CÔNG CHÚNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI 1.1. Giới thiệu kênh VTV4 và báo trực tuyến Việt Nam ............................ 19 1.1.1. Giới thiệu VTV4 ....................................................................................... 19 1.1.1.1. Vài nét về sự phát triển của truyền hình ...................................... 19 1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của VTV4 ........................................ 20 1.1.2. Giới thiệu báo trực tuyến trong nước ........................................................ 24 1.1.2.1. Khái lược về báo trực tuyến....................................................... 24 1.1.2.2. Sự hình thành và phát triển của báo trực tuyến VN .................... 29 1.2. Công chúng ngƣời VN ở nƣớc ngoài ........................................................ 33 1.2.1. Khái niệm Công chúng truyền thông đại chúng ....................................... 33 1.2.2. Cộng đồng NVNONN và chính sách của Đảng và Nhà nước .................. 34 3 1.3. Vai trò cung cấp thông tin của báo trực tuyến và VTV4 cho công chúng NVNONN ................................................................................................ 39 1.3.1. Báo trực tuyến với công chúng NVNONN ............................................... 39 1.3.1.1 Nguồn thông tin từ trong nước ..................................................... 39 1.3.1.2. Số lượng truy cập nói lên mối quan tâm của công chúng ........... 40 1.3.2. VTV4 hướng tới cộng đồng người Việt trên thế giới ............................... 42 1.3.2.1. Công chúng mục tiêu của VTV4 ................................................. 42 1.3.2.2. Nhịp cầu kết nối thông tin .......................................................... 43 Tiểu kết chương 1................................................................................................ 43 CHƢƠNG 2: QUAN HỆ GIỮA KÊNH VTV4, BÁO TRỰC TUYẾN TRONG NƢỚC VÀ CÔNG CHÚNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở HÀN QUỐC, NGA, MỸ 2.1. Điều kiện tiếp nhận thông tin từ trong nƣớc của công chúng ngƣời Việt Nam tại Hàn Quốc, Nga, Mỹ .................................................................... 45 2.1.1 Những yếu tố chi phối sự tiếp nhận thông tin từ trong nước ..................... 45 2.1.2. Thông tin cơ bản của mẫu điều tra ............................................................ 50 2.2. Nhu cầu, thói quen xem VTV4 và đọc báo trực tuyến của công chúng ngƣời Việt Nam tại Hàn Quốc, Nga, Mỹ ............................................. 52 2.2.1. Thói quen tìm đến nguồn tin khi công chúng có nhu cầu .............. 53 2.2.2. Tần suất đọc báo trực tuyến và xem truyền hình VTV4 ................ 56 2.3. Mục đích, nội dung quan tâm trên VTV4 và báo trực tuyến của công chúng ngƣời Việt Nam tại Hàn Quốc, Nga, Mỹ .................................... 62 4 2.3.1. Mục đích tiếp cận nguồn tin ...................................................................... 62 2.3.2. Nội dung quan tâm ................................................................................... 65 2.4. Công chúng ngƣời Việt Nam ở Hàn Quốc, Nga, Mỹ lựa chọn đọc các trang báo và xem VTV4 nhƣ thế nào?...................................................... 70 2.3.1. Những trang báo được yêu thích .................................................... 70 2.3.2 Máy tính nối mạng là phương tiện chủ yếu để xem VTV4 ........................................................................................... 74 2.5. Tác động của thông điệp báo chí tới công chúng ngƣời Việt tại Hàn Quốc, Nga, Mỹ ................................................................................................... 75 2.5.1. Mức độ công chúng bình luận về thông tin .............................................. 76 2.5.2. Công chúng có hành động cụ thể khi tiếp nhận thông tin trong nước ..... 77 2.6. Về việc phản hồi và sử dụng lại nguồn tin phát hành lại nguồn tin trên kênh VTV4 và báo trực tuyến trong nƣớc............................................. 78 2.6.1.Tác động hai chiều của thông điệp............................................................. 78 2.6.2. Sử dụng lại nguồn tin ................................................................................ 81 Tiểu kết chương 2................................................................................................ 83 Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG DÀNH CHO NVNONN 3.1. Đánh giá về sự thay đổi điều kiện, nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng NVNONN ....................................................................................... 85 3.1.1. TTĐC tác động đến sự thay đổi nhận thức của công chúng........... 85 5 3.1.2. Công chúng tiếp cận thông tin trong nước ngay sau khi tin tức được phát đi .............................................................................................. 86 3.1.3. Nhờ truyền thông để giữ gìn nguồn cội .......................................... 89 3.2. Một số đề xuất để nâng cao hiệu quả truyền thông tới công chúng NVNONN ........................................................................................................... 90 3.2.1. Cải thiện kênh VTV4 và báo trực tuyến ......................................... 90 3.2.1.1 Với VTV4- ......................................................................... 90 3.2.1.2 Với báo trực tuyến .............................................................. 95 3.2.2.Nghiên cứu công chúng NVNONN ................................................ 96 3.2.3. Tăng cường các trang báo, chương trình mang tính chỉ dẫn, tư vấn dành cho NVNONN ........................................................................... 97 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 100 *** DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 105 PHỤ LỤC 1: Phiếu thu thập ý kiến..................................................................... 112 PHỤ LỤC 2: Một vài số liệu cơ bản của mẫu điều tra ....................................... 118 PHỤ LỤC 3: Tóm tắt nội dung chính trong kết quả phỏng vấn sâu các đối tượng nghiên cứu- ............................................................................................... 122 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động giao tiếp đại chúng là một nhu cầu không thể thiếu của con người. Quá trình truyền thông đại chúng (TTĐC) là quá trình bao gồm nhiều yếu tố, mà ở đó, việc tiếp nhận thông điệp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ là điều kiện tố t để thông điệp được giải mã tối ưu nhất. Vì vậy, được hưởng thụ truyề n thông đa ̣i chúng (TTĐC) bằng ngôn ngữ mẹ đẻ luôn là một khao khát của những người sống xa cộng đồng dân tộc của mình. Hiện nay, có khoảng 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập ở nước ngoài. Dù ra đi dưới nhiều hoàn cảnh, thời điểm khác nhau, nhưng “ Đảng và Nhà nước ta luôn coi cộng đồng NVNONN là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” [6]. Từ năm 1992, nhiệm vụ “thông tin cho cộng đồng NVNONN, nhất là ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Liên Xô và Đông Âu [2] đã được Đảng xác định là một trong ba nhóm đối tượng chủ yếu của công tác báo chí và thông tin đối ngoại. Bên cạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các phương tiện TTĐC ở trong nước đã xây dựng nhiều chương trình hướng tới nhóm công chúng này. Không phải ngẫu nhiên mà sự kiện TTĐC Việt Nam hòa mạng world wide web toàn cầu lại được đánh dấu bằng cú “nhấp chuột” (click) hòa mạng của tạp chí Quê Hương – tạp chí dành cho nhóm công chúng chuyên biệt – người Viê ̣t Nam ở nước ngoài (NVNONN), vào một thời điểm đầy ý nghĩa: thời khắc giao thừa của năm Đinh Sửu 1997, thời khắc mà từ trong tâm thức, người Việt Nam nào cũng dành cho sum họp, để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà. Từ đó đến nay, báo trực tuyến đã thực sự là cây cầu xóa nhòa khoảng cách địa lý vốn là một rào cản lớn nhất để thông tin trong nước đến với cộng đồng NVNONN. Nhiều trang báo ở trong nước, ngoài nội dung đưa tin về mọi mặt của đời sống nói chung , còn có những trang mục riêng dành cho đồng bào ở xa tổ quốc. 7 Năm 2002, Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng kênh Truyền hình đối ngoại Trung ương VTV4, mà khán giả mục tiêu chính là NVNONN. VTV4 là kênh truyền hình thông tin tổng hợp đối ngoại chính thức của Việt Nam, phát sóng 24h/ngày. Cho đến nay, VTV4 vẫn là kênh tiếng Việt chiếm ưu thế tuyệt đối trong cộng đồng người Việt trên thế giới. Hướng tới công chúng NVNONN là một trong các mục tiêu của báo chí trong nước. Xem và đọc tin báo chí trong nước cũng là nhu cầu không thể thiếu của NVNONN. Báo chí là kênh giao tiếp đại chúng kết nối công chúng ở ngoài nước với nguồn thông tin trong nước. Kênh giao tiếp ấy không phải là quá trình một chiều, mà cả sự có phản hồi (feedback) từ công chúng tiếp nhận tới nguồn phát. Công chúng tiếp nhận thông tin từ hệ thống TTĐC và các thông tin đó tác động tới định hướng xã hội của công chúng. Hiệu quả của báo chí được ghi nhận bằng mức độ ảnh hưởng của nó tới công chúng. Do đó, để các phương tiê ̣n truyề n thông đa ̣i chúng (PTTTĐC) hoạt động hiệu quả, ngoài các hướng nghiên cứu khác, nghiên cứu về đối tượng tiếp nhận – công chúng là một hướng nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu công chúng NVNONN với việc tiếp nhận thông tin trong nước thông qua kênh truyền hình VTV 4 và báo trực tuyến là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa, xuất phát từ mục đích xây dựng các chương trình TTĐC dành cho đồng bào hiệu quả và thiết thực hơn. Thông qua việc phân tích tần suất, sở thích, thói quen xem TV và truy cập báo trực tuyến trong nước của công chúng NVNONN, người viết mong muốn đưa ra được một đánh giá khách quan về mức độ quan tâm của cộng đồng xa tổ quốc với các nội dung thông tin trong nước; đồng thời với bản thân các PTTTĐC chuyển tải những thông tin ấy. Ở một chừng mực nhất định, mức độ quan tâm đó sẽ thể hiện ra như một trong các chỉ báo về mối liên hệ, gắn kết của cộng đồng với quê hương, trên tất cả các khía cạnh, từ chính trị, kinh tế, đến văn hóa xã hội và 8 truyền thống dân tộc; đồng thời cũng là một trong các chỉ báo về hiệu quả của các PTTTĐC. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu công chúng là một hướng nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực TTĐC. Mỗi một loại hình truyền thông đều hướng tới một hoặc một số nhóm đối tượng nhất định. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa công chúng và tổ chức truyền thông sẽ giúp cho các nhà truyền thông ngày càng hoàn thiện hơn chương trình, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu công chúng. Trên thế giới, nghiên cứu về TTĐC được chia ra làm 4 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất diễn từ đầu thế kỷ cho đến khoảng những năm 30 của thế kỷ 20. Giai đoạn này các nghiên cứu cho rằng, truyền thông có sức mạnh vạn năng, có tác động trực tiếp tới mọi cá nhân. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là trường phái Frankfurt, khi họ đưa ra các quan điểm lo ngại công chúng phục tùng mọi mục đích, thông điệp trên đài phát thanh. Tuy nhiên, nhận xét này chưa dựa trên nghiên cứu thực nghiệm đối với công chúng, mà mới chỉ đưa ra được từ sự quan sát số lượng công chúng và việc sử dụng phương pháp phân tích thông điệp [36-tr.9]. Năm 1929, một Quỹ tại Mỹ có tên Payne đã tài trọ cho công trình nghiên cứu đầu tiên về TTĐC, bao gồm 12 báo cáo khác nhau về tác động của TTĐC tới công chúng. Một trong những nghiên cứu đó là về tác động của truyền thông tới trẻ em. Kết luận nghiên cứu của Blumer và các kết luận khác của Quỹ Payne cũng chính là sự khởi nguồn cho sự ra đời thuyết “viên đạn xuyên thấu” (magic bullet theory). Thuyết này cho rằng, truyền thông tác động trực tiếp tới hành vi con người, và nó có sức mạnh vạn năng [56 –tr. 253]. Giai đoạn thứ hai: Các nghiên cứu chứng minh điều ngược lại: Truyền thông có tác động khác nhau với các nhóm công chúng khác nhau. Vào cuối năm 1939, Hadley Cantril tại Đại học Princeton đã châm ngòi cho một giai đoạn nghiên cứu mới về truyền thông. Ông tiến hành nghiên cứu 9 về tác động của chương trình phát thanh “Chiến tranh giữa các hành tinh” trên đài Mercury Theartre ngày 30/10/1939 đối với khán giả bằng việc phỏng vấn 135 người xem họ có hay không tin vào những thông tin về sự xuất hiện của người ngoài hành tinh trên trái đất. Kết quả nghiên cứu của ông đã mâu thuẫn với kết quả của Quỹ Payne khi ông cho rằng tác động của truyền thông vào mỗi cá thể là khác nhau, mà ở đó khả năng phân tích chính là mấu chốt dẫn đến sự khác biệt này. Cantril đưa ra kết luận, những người có trình độ học vấn cao thường phát hiện ra những thông tin nào là bịa đặt trên phát thanh. Tầm quan trọng của nghiên cứu này là đã khu biệt thính giả: những người có nhân cách khác nhau sẽ diễn giải thông tin nhận được khác nhau [56 – tr. 254]. Cũng trong giai đoạn này (năm 1944), Paul Lazasfeld đã tiến hành các nghiên cứu với quan điểm hiệu quả hạn chế của TTĐC. Ông và các cộng sự (Bernard Berelson và Hazel Gaudet) theo tiến hành nghiên cứu thông qua việc khảo sát mức độ ảnh hưởng của chiến dịch bầu cử đối với quyết định bỏ phiếu của công chúng. Nhóm nghiên cứu quan sát 3000 cư dân ở thị trấn Erie, Ohio từ tháng 5-11/1940 để xác định xem yếu tố tác động đến sự lựa chọn tổng thống của nhóm này. Kết quả khảo sát cho thấy sức thuyết phục của các chiến dịch bầu cử là hết sức hạn chế, ít có khả năng làm thay đổi quyết định của cử tri. Chỉ có 8% số cử tri thực sự bị thay đổi ý kiến, còn lại đa số cử tri (53%) khẳng định dựa vào lựa cho ̣n của bản thân mình, 14% cử tri bị kích thích tham gia bầu cử, 25% còn lại phản ánh tác động tổng hợp hoặc không chịu bất kỳ tác động nào. Nghiên cứu kết luận rằng, thay vì thay đổi niềm tin của mọi người, truyền thông cơ bản kích thích mọi người tham gia bầu cử và củng cố những ý kiến đã định. Nghiên cứu này tiếp tục đưa ra những ý kiến đồng thuận với nghiên cứu của Cantril, rằng phương tiện truyền thông có tác động khác nhau đối với những người khác nhau. 10 Giai đoạn 3: Từ năm 1960 tới những năm 80 của thế kỷ 20. Xuất phát từ nghiên cứu về mô hình truyền thông của Harold D. Lasswell (gồm 5 yếu tố: Ai, nói cái gì? trên kênh nào ? Với ai ? Và nhằ m mu ̣c đić h gì Who says what in which channel to whom with whats effect), H. Lasswell cho rằng quá trình truyền thông bao gồm yếu tố: Nhà truyền thông – thông điệp – kênh phát – công chúng và tác động của nó tới công chúng. Các nhà nghiên cứu truyền thông giai đoạn thứ 3 đều tập trung nghiên cứu các yế u tố trong mô hin ̀ h truyề n thông mà Lasswell là người khởi xướng và đươ ̣c hoàn thiện bởi các nhà nghiên cứu sau này . Trong giai đoạn này, các nhà nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu sự tác động của TTĐC tới công chúng, nghiên cứu thông điệp, quá trình truyền thông. Họ cũng bắt đầu đặt lại vấn đề rằng ảnh hưởng của TT ĐC không phải là yếu ớt và ít ỏi như trên, nhất là trên truyền hình. Có thể kể đến như những nghiên cứu được công bố năm 1971 về Truyền hình và hành vi xã hội của G.Gerbner thuộc Đại học Pennynvania, thừa nhận sự ảnh hưởng to lớn của truyền hình đến hành vi của con người. Giai đoạn thứ tư: Từ những năm cuố i thâ ̣p kỷ 80 của thế kỷ 20 đến nay, đặc biệt là sau khi mạng Internet được đưa vào sử dụng, các quan niệm về truyền thông đã có nhiều thay đổi, ảnh hưởng bởi sự phát triển nhanh chóng của xa lộ thông tin kỹ thuật số. Werner J.Severin và Jame W.Tankard, Jr cho rằng các nghiên cứu về sự tin cậy, rõ ràng, trung thực và thỏa đáng của truyền thông Internet sẽ là các hướng nghiên cứu tiếp theo trong các năm tới đây [ 61 - pg. 39]. Trong tất cả các giai đoạn nghiên cứu về truyền thông kể trên, hướng nghiên cứu về công chúng luôn được coi trọng. Có thể thấy, công chúng là trung tâm của các cuộc nghiên cứu. Bởi vì, truyền thông đại chúng coi công chúng là mục tiêu hướng tới. Thông qua sự tác động tới công chúng, các nhà truyền thông hay những người điều khiển các PTTT ĐC nhằm đạt 11 được một mục đích nhất định. Do đó, để nâng cao hiệu quả của TTĐC, thì cần phải hiểu đối tượng mà nó phục vụ, nói cách khác là cần có các nghiên cứu về công chúng. Dưới góc độ nghiên cứu Xã hội học về TTĐC, theo PGS.TS Mai Quỳnh Nam thì “người mở đầu cho nghiên cứu tác động của các PTTTĐC đối với công chúng là M.Weber. Năm 1910, ông đã luận chứng về mặt phương pháp luận cho sự cần thiết của môn xã hội học báo chí và vạch ra phạm vi các vấn đề nghiên cứu: hướng vào các tâ ̣p đoàn xã hô ̣i khác nhau ; phân tić h các yêu cầ u xã hô ̣i đố i với nhà báo ; coi tro ̣ng phương pháp phân tích báo chí và phân tích hiệu quả của báo chí đối với việc xây dựng con người. Lâp luận của M.Weber đã chỉ rõ tác dụng của báo chí trong việc hình thành ý thức quần chúng và vạch ra mối liên hệ của cá nhân này với hành động xã hội của các cá nhân, các tầng lớp xã hội” [19]. Các giai đoạn từ 1960-1980, từ góc độ xã hội học, các nhà nghiên cứu tiếp cận truyền thông dưới nhiều góc độ như coi truyền thông như là một yếu tố trong tổng thể xã hội rộng lớn. Trường phái Culture studies mà tiêu biểu là Stuart Hall, Đại học Birmingham (UK), trong giai đoạn này tập trung khảo sát về quá trình tiếp nhận các thông điệp truyền thông đại chúng của công chúng [63]. Với thuyết tiếp nhận (Perception theory), Stuart cho rằng, có sự khác nhau giữa nội dung thông điệp được mã hóa và giải mã, trong đó thông điệp được nhà sản xuất mã hóa, còn việc giải mã lại do người đọc. Mô thức mã hóa – giải mã (encoding – decoding model) của ông đi sâu tìm hiểu cách thức các cá nhân tiếp nhận thông điệp và sự tác động của những yếu tố nhân học (như giới tính, học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo...) ảnh hưởng tới hành vi đọc của công chúng. Ông đưa ra kết luận rằng việc thông điệp được giải mã như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi cá thể khác nhau. Tuy nhiên, thông qua việc nghiên cứu những dấu hiệu chung dựa trên nhu cầu của công chúng, nhà truyền thông có thể xác 12 định được nhu cầu công chúng và do đó, có thể tạo ra một “thỏa hiệp” về ý nghĩa thông điệp được giải mã như mong muốn của nhà sản xuất. Điều này cho thấy, việc nghiên cứu công chúng là rất quan trọng nhằm xác định mục đích, hiệu quả của quá trình truyền thông mà nhà truyền thông mong muốn đạt được. Ngoài ra, còn có các hướng nghiên cứu khác chú trọng tới quá trình sản xuất thông điệp và mối liên hệ với nhà truyền thông. Eric Maigret1 nhận xét rằng, trong suốt khoảng từ đầu thế kỷ 20 tới những năm 50, lịch sử quá trình nghiên cứu TTĐC thường trải qua quá trình giao động từ cực này sang cực kia tương tự như chu kỳ của một con lắc, lúc thì phê phán và lên án, lúc ca ngượi và bênh vực [31 – tr.349]. Tóm lại, nghiên cứu trên thế giới về TTĐC diễn ra như một quá trình. Các nghiên cứu tập trung vào các mảng chính như nghiên cứu nhà truyền thông, nghiên cứu thông điệp, nghiên cứu công chúng và hiệu quả của TTĐC, trong đó hướng nghiên cứu công chúng và mối liên hệ giữa nguồn phát với công chúng luôn được nhiều người quan tâm. Tại Việt Nam, nghiên cứu về TTĐC cũng ngày càng được nhiều người quan tâm. Đã có hàng trăm công trình nghiên cứu, sách báo, giáo trình của các Viện và trường Đại học xuất bản trong các năm qua. Dưới hướng nghiên cứu công chúng, có thể kể đến như các công trình, bài báo của PGS.TS Mai Quỳnh Nam: bài Nghiên cứu hiệu quả của TTĐC (Báo chí những vẫn đề lý luận và thực tiễn, tập 6, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội); Báo Thiếu nhi dân tộc và công chúng thiếu nhi dân tộc (Tạp chí Xã hội học, số 4,2002); Dư luận xã hội, mấy vấn đề lý luận và phuơng pháp nghiên cứu (Tạp chí Xã hội học, số 1, 1995). Qua các công trình, PGS.TS Mai Quỳnh Nam đưa ra các định nghĩa về công chúng báo chí, mối quan hệ giữa báo chí và công chúng, tác động của thông tin đại chúng tới định 1 Nhà nghiên cứu xã hội học báo chí, Giáo sư giảng dạy tại Đại học Paris 3 - Sorbonne Nouvelle. 13 hướng xã hội của công chúng. Theo ông, mỗi kênh tin đại chúng thường hướng đến một hoặc một số đối tượng công chúng nhất định. Thông qua hoạt động giao tiếp đại chúng, công chúng tiếp nhận thông tin từ hệ thống TTĐC và các thông tin đó tác động định hướng xã hội của họ. Vì vậy, người ta cần phải thực hiện các nghiên cứu công chúng [26]. Qua các nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra hướng nghiên cứu công chúng báo chí Việt Nam dưới góc độ xã hội học về TTĐC. Tác giả Trần Hữu Quang có một số công trình nghiên cứu công chúng như Chân dung công chúng truyền thông và Xã hội học báo chí. Với giáo trình Xã hội học Báo chí [31], ngoài việc mở ra một hướng mới trong tiếp cận báo chí – tiếp cận dưới góc độ xã hội học một cách có hệ thống, ông còn giúp những nhà nghiên cứu trẻ, các sinh viên chuyên ngành tiếp cận hướng nghiên cứu về công chúng một cách khoa học từ những dữ kiện đầu tiên khi người ta bắt đầu có tiến hành điều tra về công chung, cho tới những nội dung cần quan tâm trong một cuộc điều tra tương tự thông qua nghiên cứu về trường hợp công chúng TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có thể kể đến những nghiên cứu của Học viên cao học, NCS về báo chí và Xã hội học. Đó là Luận văn Thạc sỹ báo chí học Mối quan hệ giữa công chúng với Đài truyền hình Việt Nam hiện nay của Nguyễn Thị Thanh Vân [44], Đại học Khoa học XH & Nhân văn Hà Nội, 2007 đề cập đến những vấn đề chung về công chúng và truyền hình. Tác giả đã phác thảo những nét chung và riêng giữa công chúng báo chí nói chung và công chúng truyền hình nói riêng, từ đó nêu lên những đặc điểm của công chúng truyền hình hiện đại. Nguyễn Thị Thanh Vân cho rằng các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật là những yếu tố chính tác động tới công chúng truyền hình. Từ đó, tác giả đã nêu lên hiện trạng đáp ứng nhu cầu công chúng của Đài truyền hình Việt Nam. 14 Với đề tài Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử [15] trong Luâ ̣n văn tha ̣c sĩ báo chí năm 2007, tác giả Nguyễn Thi ̣Thu Giang đã đi sâu vào nghiên cứu đối tượng công chúng Hà Nội và nhu cầu đọc báo in, báo điện tử của người dân thủ đô Hà Nội, từ đó chỉ ra những nét dị biệt và tương đồng của hai loại hình TTĐC này trong việc đáp ứng nhu cầu đọc báo của người dân thủ đô Hà Nội. Trần Bá Dung trong Luận văn Tiến sĩ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đi vào việc nghiên cứu “Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội” [11] Tác giả đã chỉ ra nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng có sự khác nhau giữa các loại hình báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng. Trần Bá Dung cho rằng, Truyền hình và báo mạng là hai loại hình có sức ảnh hưởng lớn, thu hút đối tượng công chúng đông nhất so với hai loại hình báo chí còn lại (báo in và phát thanh). Tuy vậy, luận văn này cũng mới chỉ giới hạn điều tra về công chúng Hà Nội. Như vậy, đã có một số công trình nghiên cứu công chúng của TTĐC trong nước với các PTTTĐC. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào dành quan tâm tới 4 triệu người Việt Nam ở xa tổ quốc trong mối quan hệ với các loại hình TTĐC trong nước. Trong khi thực tế, đây là nhóm công chung có nhu cầu (thậm chí khát kháo) được đón xem và đọc tin tức về quê hương đất nước. Luận văn này là bước đầu nghiên cứu về công chúng NVNONN. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận văn là nghiên cứu mối quan hệ giữa nguồn phát và công chúng, cụ thể là kênh VTV4 và báo trực tuyến trong nước. Qua đó, tìm hiểu sự đáp ứng của hai kênh này đối với nhu cầu của công chúng NVNONN để đề ra các đánh giá và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin của PTTT ĐC tới công chúng NVNONN. Người viết chỉ lựa chọn 15 hai PTTTĐC này vì đây là hai nguồ n tin mà cộng đồng người Việt có điều kiện được tiếp cận thường xuyên nhất. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nguồn phát (kênh VTV4 và báo trực tuyến trong nước); - Nhận diện hoạt động giao tiếp đại chúng giữa công chúng NVNONN (cụ thể là ở Hàn Quốc, Nga, Mỹ) với kênh VTV4 và báo trực tuyến trong nước; - Chỉ ra sự quan tâm của công chúng NVNONN với các vấn đề trong nước được truyền tải trên hai nguồn phát nêu trên; - Đánh giá hiệu quả của hai kênh TTĐC trên đối với NVNONN. - Đưa ra những đề xuất, kiến nghị để cải thiện chương trình, nội dung thông tin, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc, gắn kết người Việt Nam toàn thế giới và quảng bá cho hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam ra thế giới thông qua truyền thông và sức lan tỏa thông tin của nó trong cộng đồng người Việt hải ngoại. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công chúng NVNONN tại các địa bàn Hàn Quốc, Nga và Mỹ. Luận văn không chọn đối tượng nghiên cứu ở tất cả các địa bàn có người Việt sinh sống mà chỉ tập trung vào 3 quốc gia trên do những đặc trưng của công chúng tại các nơi này có nhiều nét tiêu biểu cho cộng đồng NVNONN nói chung với 3 thành phần chủ yếu: Nhóm ra nước người định cư do hoàn cảnh chiến tranh (chủ yếu tại Mỹ); Nhóm đi học tập và nhóm lao động rồi ở lại nước sở tại (tại Nga); và Nhóm đi lao động có thời hạn (3-5 năm) và cô dâu (cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc). 5. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu 16 Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở kết hợp lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí. Cơ sở lý thuyết là các lý thuyết về TTĐC và xã hội học về TTĐC, xem xét TTĐC như một qúa trình xã hội trong đó quy định bởi sự tương tác giữa TTĐC và công chúng. TTĐC tham gia vào quá trình này thông qua các hoạt động giao tiếp đại chúng. Với đặc điểm nổi bật là giao tiếp gián tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật – các kênh thông tin – giữa công chúng và nguồn phát, TTĐC nhằm mục đích củng cố các quan hệ xã hội, tạo nên các liên kết xã hội. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: kết hợp phương pháp nghiên cứu xã hội học, báo chí học nhằm nêu bật những đặc điểm của việc tiếp cận với TTĐC trong nước của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Gồm có: +Phương pháp điều tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu: Để có thông tin từ công chúng, tác giả đã lập bảng anket điều tra nhu cầu, mức độ theo dõi của công chúng đối với kênh VTV4 và báo trực tuyến trong nước. Số lượng phiếu phát ra là 250 phiếu. Ngoài ra, tác giả luận văn cũng kết hợp phỏng vấn sâu 11 trường hợp là các đối tượng công chúng của báo trực tuyến và VTV4 tại 3 địa bàn. Về nguồn phát, chúng tôi phỏng vấn sâu Giám đốc Kênh VTV4, 01 Phó Tổng biên tập và 01 Thư ký tòa soạn báo trực tuyến. Thời gian thực hiện : Chúng tôi tìm hiểu địa bàn sinh sống của người Việt ở Hàn Quốc, Nga, Mỹ từ tháng 6/2010 – 3/2011, tác giả luận văn đã trực tiếp điều tra thử tại một trong ba địa bàn nghiên cứu (tại Hàn Quốc) và tiến hành điều tra phát bảng hỏi chính thức từ tháng 4/2011 thông qua cộng tác viên. +Phương pháp tra cứu tài liệu: 17 Đọc và tham khảo tài liệu, hồ sơ, sách báo có liên quan đến đề tài của luận văn. +Phương pháp quan sát thực tế: Luận văn sử dụng phương pháp quan sát thực tế bằng cách quan sát việc công chúng xem các chương trình trên VTV4, đọc các báo trực tuyến trong nước để thu thập các dữ liệu thực tế về quan hệ giữa công chúng người Việt tại 3 địa bàn nghiên cứu với các kênh TTĐC nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Luận văn góp phần hệ thống lý thuyết về truyền thông đại chúng, đưa ra những luận giải về mối quan hệ giữa nguồn phát và công chúng tiếp nhận trong bối cảnh của toàn cầu hóa thông tin. Việc đưa ra các khảo sát, đánh giá để lượng hóa sự đáp ứng của các kênh phương tiện này với nhu cầu của công chúng (kiều bào) sẽ là cơ sở cho các điều chỉnh của chủ thể truyền thông (kênh VTV4 và báo trực tuyến trong nước) nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng NVNONN. Ngoài ra, luận văn còn là nguồn tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên những ngành học liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương sau: Chương 1: Vai trò của kênh VTV4 và báo trực tuyến trong nước với Công chúng NVNONN. Chương 2: Quan hệ giữa kênh VTV4, báo trực tuyến và công chúng người Việt Nam ở Hàn Quốc, Nga, Mỹ. Chương 3: Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện các kênh truyền thông dành cho NVNONN. * * * 18 CHƢƠNG 1 VAI TRÒ CỦA KÊNH VTV4 VÀ BÁO TRỰC TUYẾN TRONG NƢỚC VỚI CÔNG CHÚNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI 1.1.Giới thiệu kênh VTV4 và báo trực tuyến Việt Nam 1.1.1. Giới thiệu VTV4 1.1.1.1. Vài nét về sự phát triển của truyền hình Nhà nghiên cứu người Mỹ Daya Kishan Thussu khi nói về vai trò của truyền hình cho rằng nhờ có truyền hình mà con người “thấy cả một thế giới rộng lớn qua một màn hình nhỏ” [60 – pg. 200]. Thật vậy, truyền hình là PTTTĐC phổ biến nhất trên thế giới. Ra đời những năm đầu thế kỷ 20, nhưng loại hình TTĐC này chỉ thực sự trở nên phổ biến từ những năm 50 của thế kỷ 20, đầu tiên là ở Mỹ. Ngày nay truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hoá cũng như các lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng [32 – tr 13]. Truyền hình phản chiếu các vấn đề diễn ra trong xã hội, qua đó, người xem có thể hiểu một xã hội đang diễn ra như thế nào. Nhà nghiên cứu truyền hình Greenfield cho rằng, để hiểu xã hội Mỹ, để tìm ra những điểm chung nhất của một xã hội đa chủng tộc tưởng như không có điểm gì chung này, “chúng ta xem vô tuyến” [56 Pg.133]. 19 Có thể nói, cũng như phát thanh trưởng thành từ phương tiện giải trí rồi mở rộng sang lĩnh vực tin tức, truyền hình mới đầu khẳng định mình bằng giải trí và sau đó tiến tới đưa tin những sự kiện tin tức quan trọng, và trở thành PTTT ĐC có vai trò quan trọng trong xã hội. Thậm chí, ở nhiều quốc gia, truyền hình là phương tiện truyền thông quyền lực nhất xét dưới góc độ tác động của nó tới xã hội. Lịch sử cho thấy, những hình ảnh từ truyền hình có thế góp phần đẩy lùi cả một cuộc chiến. Điều đó đã diễn ra tại Mỹ, quê hương của truyền hình trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam. Các kênh truyền hình Mỹ đã chuyển đến người dân hình ảnh về bộ mặt chiến tranh tàn bạo chưa từng được xuất hiện trước đó. Những thông tin không chút thiên vị về chiến tranh khiến khán giả bàng hoàng, có tác động làm thay đổi nhận thức của họ về cuộc chiế n. Hàng vạn người đã xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh xâm lươ ̣c Viê ̣t Nam. Các cuộc biểu tình t ràn ngập đường phố, không chỉ ở Mỹ mà ở nhiều nước phương Tây thời kỳ đó , góp phần buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán và cam kết rút quân vô điều kiện khỏi Việt Nam năm 1973. Ngày nay, truyền hình hiện hữu trong mỗi gia đình, trở thành một thứ “sản phẩm” được “tiêu thụ” nhiều nhất trong đời sống con người. Một nghiên cứu về truyền hình với trẻ em đã chỉ ra rằng, trung bình một đứa trẻ đến năm 15 tuổi đã tiêu tốn 18.000 giờ để xem TV, trong khi đó, thời gian dùng cho học tập ở trường là 11.000 giờ [62– Pg. 274]. Để phục vụ cho nhu cầu của công chúng, truyền hình ngày càng phát triển mạnh mẽ, đa dạng cả về nội dung và phương thức chuyển tải. Sự thay đổi của công nghệ truyền hình phát triển một cách chóng mặt, từ chỗ những buổi phát hình sơ khai và không có nhiều lựa chọn, thì ngày nay khán giả thậm chí có thể tự sắp xếp các chương trình mình yêu thích bằng công nghệ MyTV với những tính năng vượt trội. Truyền hình đã chuyển từ chỗ bị coi là một thiết bị truyền thông “ngờ nghệch” một chiều [56 – pg.133] để trở 20 thành một thiết bị thông minh, có thể giúp khán giả lựa chọn và lưu trữ các chương trình mà họ yêu thích. 1.1.1.2 Sự hình thành và phát triển của VTV4 Truyền hình Việt Nam ra đời cách đây hơn 40 năm. Vào 19h30 phút, tối 7/9/1970 tại Studio M của Đài Tiếng nói Việt Nam, buổi truyền hình đầu tiên đã phát só ng thành công. Đến tháng 1/1971, truyền hình Việt Nam phát chương trình đầu tiên cho nhân dân Thủ đô xem. Năm 1977, Ban Biên tập Vô tuyến truyền hình được tách ra khỏi Đài tiếng nói Việt Nam để thành lập Đài Truyền hình Trung ương. Năm 1987, Đài lấy tên chính thức là Đài Truyền hình Việt Nam. Cho đến nay VTV phát sóng trong cả nước và có kênh phát qua vệ tinh đi quốc tế. Ngoài Đài Truyền hình Việt Nam, còn có hệ thống truyền hình địa phương trải rộng khắp 64 tỉnh thành trong cả nước, và một số Đài truyền hình thương mại như truyền hình Cáp Việt Nam, Truyền hình kỹ thuật số Việt Nam (VTC), kênh VITV... tổng số kênh phát sóng khoảng 100 kênh. VTV4 là kênh truyền hình đối ngoại chính thức của Việt Nam, chủ yếu làm công tác thông tin đối ngoại, hướng tới đối tượng là công chúng người nước ngoài và NVNONN. Đây là kênh thông tin tổng hợp, phát sóng qua vệ tinh 24h mỗi ngày với 3 vòng phát sóng (mỗi vòng 8 tiếng, vòng 1 bắt đầu vào lúc 0h giờ Hà Nội, phù hợp với 3 múi giờ chính của châu Âu, châu Mỹ và châu Á). Mặc dù phải cạnh tranh với nhiều kênh truyền hình bằng tiếng Việt tư nhân ở nhiều quốc gia như Mỹ, Austraila, đến nay VTV4 vẫn là kênh chiếm ưu thế tuyệt đối trong cộng đồng người Việt trên thế giới. Được phát sóng chính thức từ 27/4/2000 (ban đầu VTV chỉ có một chương trình Dành cho người Việt Nam ở xa tổ quốc phát sóng từ năm 1998 trên kênh VTV1), VTV4 có nhiều ưu thế so với các kênh truyền hình 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan