Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán vốn bằng tiền tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản k&...

Tài liệu Kế toán vốn bằng tiền tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản k&k

.PDF
143
256
105

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LAI NGỌC MỸ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN K&K LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế toán tổng hợp Mã số ngành: 52340301 8 - 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LAI NGỌC MỸ MSSV: 4114131 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN K&K LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN VÕ THÀNH DANH 8 – 2014 LỜI CẢM TẠ Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh của trường Đại học Cần Thơ đã giảng dạy em suốt khoảng thời gian học tập tại trường. Không chỉ tận tình chỉ dạy các kiến thức liên quan đến chuyên ngành mà còn truyền đạt những bài học trong cuộc sống giúp em hoàn thiện bản thân và có thêm kinh nghiệm, hành trang vững bước trên con đường mai sau. Cảm ơn đơn vị thực tập - công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản K&K, cảm ơn các cô, chú, anh, chị đã giúp đỡ, chỉ bảo tạo điều kiện thuận lợi trong khoảng thời gian thực tập tại công ty để em có thể hoàn thành thành tốt đề tài tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn thầy Võ Thành Danh đã hướng dẫn, giúp đỡ và giải quyết những khó khăn trong quá trình thực tập để em có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp được tốt hơn. Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức chuyên ngành, mặc dù đã cố gắng hết sức mình, không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự nhận xét, đóng góp chân thành từ quý thầy, cô để đề tài tốt nghiệp em được hoàn thiện hơn. Cuối lời, em xin kính chúc quý thầy, cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh của trường Đại học Cần Thơ dồi dào sức khỏe, luôn đạt được thành tích tốt trong công tác giáo dục và đào tạo. Chúc các cô, chú, anh, chị làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản K&K luôn năng động, sáng tạo, thăng tiến trong công việc. Cần Thơ, ngày 07 tháng 11 năm 2014 Lai Ngọc Mỹ i TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 07 tháng 11 năm 2014 Lai Ngọc Mỹ ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ..................................................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Ngày.....tháng.....năm........ iii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU................................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.3.1 Không gian ................................................................................................ 2 1.3.2 Thời gian ................................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3 2.1.1 Kế toán vốn bằng tiền ............................................................................... 3 2.1.2 Kế toán các khoản phải thu ..................................................................... 10 2.1.3 Kế toán các khoản phải trả ...................................................................... 16 2.1.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ...................................................................... 38 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 41 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 41 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 41 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN K&K ................................................................... 46 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH .......................................................................... 46 3.2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ ....................................................................... 46 3.2.1 Chức năng ............................................................................................... 46 3.2.2 Nhiệm vụ................................................................................................. 46 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC .................................................................................. 47 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN .............................................................. 48 3.4.1 Sơ đồ tổ chức .......................................................................................... 48 3.4.2 Chế độ kế toán ........................................................................................ 49 3.4.3 Phương pháp kế toán .............................................................................. 49 3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ....... 49 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ..... 52 3.6.1 Thuận lợi ................................................................................................. 52 3.6.2 Khó khăn ................................................................................................. 52 3.6.3 Phương hướng hoạt động ........................................................................ 52 CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN K&K ................................... 53 4.1 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN .................................................................. 53 4.1.1 Kế toán tiền mặt ...................................................................................... 53 4.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng ..................................................................... 56 4.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU ...................................................... 58 4.2.1 Kế toán phải thu khách hàng .................................................................. 58 4.3 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ ...................................................... 60 4.3.1 Kế toán phải trả người bán...................................................................... 60 4.3.4 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương .................................. 64 iv 4.4 PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIÊN TỆ ............................... 67 4.4.1 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo tỷ trọng ................................ 67 4.4.2 Phân tích lưu chuyển tiền tệ năm 2012, 2013 so với năm 2011 ............. 68 4.4.3 Phân tích báo cáo tiền tệ dạng tóm lược ................................................ 69 4.5 PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH .................................................. 70 4.5.1 Phân tích các khoản phải thu ................................................................. 70 4.5.2 Phân tích các khoản phải trả .................................................................. 72 4.5.3 Phân tích khả năng thanh toán nhanh bằng tiền .................................... 74 4.5.4 Phân tích khả năng thanh toán nhanh .................................................... 74 4.5.5 Phân tích khả năng thanh toán hiện thời ................................................ 75 CHƯƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN .................................................................................................... 75 5.1 NHẬN XÉT CHUNG ................................................................................ 76 5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán .................................................................. 76 5.1.2 Nhận xét về kế toán vốn bằng tiền tại công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản K&K .......................................................................................................... 77 5.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN ........................................ 78 5.3 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÓN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN K&K ........................ 78 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 79 6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 79 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 79 6.2.1 Đối với chính quyền địa phương ............................................................ 79 6.2.2 Đối với cơ quan thuế ............................................................................... 80 6.2.3 Đối với cơ quan thực tập......................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 81 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 82 v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Phân tích hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 ...................... 49 Bảng 3.2 Phân tích hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến năm 2013 .............. 50 Bảng 4.1 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo tỷ trọng 2011-2013 ............ 67 Bảng 4.2 Phân tích lưu chuyển tiền tệ năm 2012, 2013 so với năm 2011 .......... 68 Bảng 4.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm lược 2011-2013 .................. 69 Bảng 4.4 Phân tích các khoản phải thu ................................................................ 71 Bảng 4.5 Phân tích các tỷ số các khoản phải thu ................................................. 71 Bảng 4.6 Phân tích các khoản phải trả ................................................................. 73 Bảng 4.7 Phân tích tỷ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản ngắn hạn ..................... 73 Bảng 4.8 Phân tích khả năng thanh toán nhanh bằng tiền ................................... 74 Bảng 4.9 Phân tích khả năng thanh toán nhanh ................................................... 74 Bảng 4.10 Phân tích khả năng thanh toán hiện thời ............................................ 75 vi DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ tài khoản 111 “Tiền mặt” ......................................................... 5 Hình 2.2 Sơ đồ tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” ........................................ 7 Hình 2.3 Sơ đồ tài khoản 113 “Tiền đang chuyển” ........................................... 8 Hình 2.4 Sơ đồ tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” ........................... 10 Hình 2.5 Sơ đồ tài khoản 131 “Phải thu khách hàng” ..................................... 12 Hình 2.6 Sơ đồ tài khoản 136 “Khoản phải thu nội bộ” .................................. 14 Hình 2.7 Sơ đồ tài khoản 138 “Phải thu khác” ................................................ 15 Hình 2.8 Sơ đồ tài khoản 139 “Dư phòng kế toán phải thu khó đòi” .............. 16 Hình 2.9 Sơ đồ tài khoản 311 “Vay ngắn hạn” ............................................... 19 Hình 2.10 Sơ đồ tài khoản 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” ............................... 19 Hình 2.11 Sơ đồ tài khoản 341 “Vay dài hạn” ................................................ 20 Hình 2.12 Sơ đồ tài khoản 342 “Nợ dài hạn” .................................................. 20 Hình 2.13 Sơ đồ tài khoản 331 “ Phải trả người bán” ..................................... 22 Hình 2.14 Sơ đồ tài khoản 343 “Trái phiếu phát hành” .................................. 24 Hình 2.15 Sơ đồ tài khoản 334 “Phải trả người lao động” .............................. 25 Hình 2.16 Sơ đồ tài khoản 335 “Chi phí phải trả”........................................... 27 Hình 2.17 Sơ đồ tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” ............................................ 28 Hình 2.18 Sơ đồ tài khoản 338 “Phải trả khác” ............................................... 30 Hình 2.19 Sơ đồ tài khoản 344 “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” ................... 31 Hình 2.20 Sơ đồ tài khoản 351 “Quỹ trợ cấp mất việc làm” ........................... 32 Hình 2.21 Sơ đồ tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” ...................................... 35 Hình 2.22 Sơ đồ tài khoản 353 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” ........................ 36 Hình 2.23 Sơ đồ tài khoản 356 “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ” ...... 38 Hình 2.24 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung .................... 40 HÌnh 3.1 Cơ cấu tổ chức công ty ..................................................................... 47 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán........................................................... 48 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHXH BHTN CN DT HH LCTT NSNN GTGT LĐ SXKD TGHĐ TK TNDN TSCĐ XDCB XNK Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm thất nghiệp Công nhân Doanh thu Hàng hóa Lưu chuyển tiền tệ Ngân sách Nhà nước Giá trị gia tăng Lao động Sản xuất kinh doanh Tỷ giá hối đoái Tài khoản Thu nhập doanh nghiệp Tài sản cố định Xây dựng cơ bản Xuất nhập khẩu viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Với sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Để tồn tại, phát triển và duy trì hoạt động trong môi trường như hiện nay - khi Việt Nam đã chính thức gia nhập vào nền kinh tế thế giới - WTO và nhiều tổ chức khác trong khu vực cũng như quốc tế, ngoài thuận lợi về mặt có cơ hội hợp tác, thông thương, tiếp thu kinh nghiệm từ những quốc gia có nền kinh tế phát triển, chúng ta còn phải đối mặt với những khó khăn khi hội nhập kinh tế. Rào cản thuế quan sẽ dần dần dược xóa bỏ, các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng thâm nhập vào thị trường nước ta bởi các chính sách thu hút đầu tư vào Việt Nam nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp bên ngoài không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay cả trên thị trường nội địa về chất lượng sản phẩm, máy móc, thiết bị, công nghệ, nhân lực... Hiện tại tuy có những khó khăn nhất định nhưng với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thông qua những chính sách hỗ trợ được đề ra nhằm khuyến khích, ưu đãi phát triển sản xuất, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tham gia vào các dự án của Chính phủ đã góp phần tạo thêm niềm tin và động lực giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường trong nước và tiến ra thế giới. Quản lý vốn và sử dụng vốn như thế nào thực sự hiệu quả là câu hỏi không hề dễ trả lời đối với các nhà quản lý và điều hành doanh nghiệp, bởi trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay đã không ít doanh nghiệp phải thu hẹp phạm vi sản xuất kinh doanh, ngừng hoạt động, giải thể và rút lui khỏi thị trường do thiếu hụt vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, chưa tự xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp, chưa nắm bắt được cơ hội, đầu tư không đúng mục đích dẫn đến các khoản nợ vay bên ngoài ngày càng lớn không thể thanh toán khi đến hạn gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vốn bằng tiền là loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất trong các loại tài sản, khó quản lý bởi tính nhạy cảm cao, làm thế nào để doanh nghiệp có thể sử dụng thật sự hiệu quả và đem lại nguồn thu nhập cao cho doanh nghiệp? Doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư thay đổi trang thiết bị, cải tiến máy móc, nâng cao năng lực quản trị nhằm tiếp cận được những điều kiện tốt và phù hợp để có thể thích ứng với sự thay đổi liên tục và không theo quy luật của thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung và kế toán vốn bằng tiền nói riêng, với mong muốn nghiên cứu, hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và cung cấp thông tin đến doanh nghiệp một cách nhanh chóng, kịp thời về tình hình quản lý và sử dụng vốn để giúp cho các nhà quản trị bắt kịp cơ hội và đưa ra những quyết định chính xác khi sử dụng vốn của mình đầu tư vào hoạt động sản xuất hay lĩnh vực đang hướng đến một cách hiệu quả nên tôi chọn đề tài “Kế toán vốn bằng tiền tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản K&K” để làm luận văn tốt nghiệp. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản K&K từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản K&K được hiệu quả hơn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Thực trạng tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản K&K. - Phân tích tình hình kế toán vốn bằng tiền tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản K&K. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản K&K. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Luận văn được thực hiện tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản K&K. 1.3.2 Thời gian - Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 11/08/2014 đến ngày 17/11/2014. - Số liệu thực hiện kế toán vốn bằng tiền được thu thập vào tháng 05/2014. - Số liệu sử dụng trong phân tích vốn bằng tiền được thu thập từ năm 2011 đến năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Chế độ kế toán và tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản K&K tháng 5 năm 2014. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp) 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Kế toán vốn bằng tiền a) Khái niệm Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm: tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi ở các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các khoản tiền đang chuyển. Với tính lưu hoạt cao - vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí. Vốn bằng tiền được phản ánh ở tài khoản nhóm 11 gồm: - Tiền tại quỹ. - Tiền gửi ngân hàng. - Tiền đang chuyển b) Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc té là VND). Trường hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ phải đồng thời theo dõi chi tiết theo nguyên tệ và quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch. Ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại”. Doanh nghiệp có thể sử dụng ngoại tệ để ghi sổ (phải xin phép), nhưng khi lập báo cáo tài chính sử dụng ở Việt Nam phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch. Cuối niên độ kế toán, số dư cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Đối với vàng, bạc, đá quý phản ánh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các đơn vị không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Khi tính giá xuất của vàng, bạc, đá quý có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá hàng xuất kho như: giá thực tế đích danh, giá bình quân gia quyền, giá nhập trước xuất trước, giá nhập sau xuất trước. c) Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi bằng tiền tại doanh nghiệp, khóa sổ kế toán tiền mặt cuối mỗi ngày để có số liệu đối chiếu với thủ quỹ. Tổ chức thực hiện đầy đủ, thống nhất các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng tiền nhằm thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện kịp thời các trường hợp chi tiêu lãng phí... So sánh, đối chiếu, kịp thời, thường xuyên số liệu giữa sổ quỹ tiền mặt, sổ kế toán tiền mặt với sổ kiểm kê thực tế nhằm kiểm tra, phát hiện kịp thời các trường hợp sai lệch để kiến nghị các biện pháp xử lý. 3 2.1.1.1 Kế toán tiền tại quỹ a) Khái niệm Tiền tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu), ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Mọi nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt và việc bảo quản tiền mặt tại quỹ do thủ quỹ của doanh nghiệp thực hiện. b) Chứng từ hạch toán - Phiếu thu, phiếu chi. - Phiếu xuất, phiếu nhập kho vàng, bạc, đá quý. - Biên lai thu tiền, bảng kê vàng, bạc, đá quý. - Biên bản kiểm kê quỹ. c) Tài khoản sử dụng Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 111 “Tiền mặt” để phản ánh số hiện có và tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ. Tài khoản 111 có 3 tiểu khoản cấp 2: - TK 1111: Tiền Việt Nam. - TK 1112: Ngoại tệ. - TK 1113: Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Tài khoản 111 “Tiền mặt” Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý tồn quỹ Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý nhập quỹ tệ, vàng, bạc...xuất quỹ Số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi Số tiền mặt thiếu ở quỹ phát hiện khi kiểm kê kiểm kê Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư đánh giá lại số dư Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý tồn quỹ d) Nguyên tắc hạch toán Kế toán phản ánh vào tài khoản 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được chuyển ngay vào ngân hàng thì không ghi vào bên nợ tài khoản 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên nợ tài khoản 113 “Tiền đang chuyển”. Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị. 4 e) Sơ đồ tài khoản 111 112 112 Gửi tiền vào tài khoản NH Rút TGNH về quỹ tiền mặt 131, 136, 138 141, 144, 244 Thu hồi các khoản nợ phải thu Chi tạm ứng, ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt 121, 128, 221, 222, 223, 228 141, 144, 244 Thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt Đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng tiền mặt 152, 153, 156, 157, 611, 211, 213, 217 Mua VT, HH, CC, TSCĐ... bằng tiền mặt 133 121, 128, 221, 222, 223,228 Thu hồi các khoản đầu tư 515 635 Lãi Lỗ 311, 315, 331, 333, 334, 336, 338 311, 341 Vay ngắn hạn, dài hạn Thanh toán nợ bằng tiền mặt 411, 441 627, 641, 642, 635, 811 Nhận vốn góp, vốn cấp bằng tiền mặt Chi phí phát sinh bằng tiền mặt 511, 512, 515, 711 Doanh thu, thu nhập khác bằng tiền mặt 133 Nguồn: Phòng kế toán Hình 2.1 Sơ đồ tài khoản 111 “Tiền mặt” 5 2.1.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng a) Khái niệm Tiền của doanh nghiệp phần lớn được gửi ở ngân hàng, Kho bạc, công ty tài chính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt. Lãi từ khoản tiền gửi ngân hàng (TGNH) được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp. b) Chứng từ hạch toán Chứng từ sử dụng để hạch toán các khoản tiền gửi là giấy báo có, giấy báo nợ hoặc bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi...)... c) Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” để theo dõi số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tiền gửi ngân hàng (Kho bạc Nhà nước hay công ty tài chính). Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” Số tiền hiện gửi tại ngân hàng Các khoản tiền gửi vào ngân hàng Các khoản tiền gửi được rút ra (Kho bạc, công ty tài chính) Chênh lệch tăng tỷ giá do đánh giá lại Chênh lệch giảm tỷ giá do đánh giá số dư ngoại tệ cuối kỳ lại số dư ngoại tệ cuối kỳ Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Số tiền hiện gửi tại ngân hàng TK 112 có 3 tài khoản cấp 2: - TK 1121 - Tiền Việt Nam: phản ánh các khoản tiền Việt Nam đang gửi tại ngân hàng. - TK 1122 - Ngoại tệ: phản ánh các khoản ngoại tệ đang gửi tại ngân hàng đã quy đổi ra đồng Việt Nam. - TK 1123 - Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý gửi tại ngân hàng. d) Nguyên tắc hạch toán Trường hợp gửi tiền vào ngân hàng bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh. Trường hợp mua ngoại tệ gửi vào ngân hàng thì được phản ánh theo tỷ giá mua thực tế phải trả. Trường hợp rút tiền gửi từ ngân hàng bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán tài khoản 1122 theo một trong các phương pháp tính giá xuất: bình quân gia quyền, nhập trước xuât trước, nhập sau xuất trước. Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi ngân hàng để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. 6 e) Sơ đồ tài khoản 112 111 111 Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt Gửi tiền mặt vào ngân hàng 131, 136, 138 141, 144, 244 Chi tạm ứng, ký cược, ký quỹ bằng tiền gửi ngân hàng Thu hồi các khoản nợ phải thu 121, 128, 221, 222, 223, 228 141, 144, 244 Thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ bằng tiền gửi ngân hàng Đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng tiền gửi ngân hàng 121, 128, 221, 222, 223, 228 152, 153, 156, 157, 611, 211, 213, 217 Mua VT, HH, CC, TSCĐ,... bằng tiền gửi ngân hàng 133 311, 315, 331, 333, 334, 336, 338 Thu hồi các khoàn đầu tư 515 311, 341 635 Lãi Lỗ Vay ngắn hạn, dài hạn Thanh toán nợ bằng TGNH 627, 641, 642, 635, 811 411, 441 Nhận vốn góp, vốn cấp bằng tiền gửi ngân hàng Chi phí phát sinh bằng TGNH 133 511, 512, 515, 711 Doanh thu, thu nhập khác bằng tiền gửi ngân hàng Nguồn: Phòng kế toán Hình 2.2 Sơ đồ tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” 2.1.1.3 Kế toán tiền đang chuyển a) Khái niệm Tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, Kho bạc nhưng chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng, Kho bạc hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền qua bưu điện để thanh toán nhưng chưa nhận được giấy báo của đơn vị được thụ hưởng. 7 b) Chứng từ hạch toán Chứng từ sử dụng làm căn cứ hạch toán tiền đang chuyển gồm: phiếu chi, giấy nộp tiền, biên lai thu tiền, phiếu chuyển tiền... c) Tài khoản sử dụng Tài khoản 113 “Tiền đang chuyển” Khoản tiền đang chuyển đầu kỳ Các khoản tiền đã nộp vào ngân hàng, Kết chuyển vào các tài khoản có liên Kho bạc hoặc chuyển vào bưu điện quan nhưng chưa nhận được giấy báo của ngân hàng hoặc đơn vị thụ hưởng Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Khoản tiền đang chuyển cuối kỳ Tài khoản 113 có 2 tài khoản cấp 2: - TK 1131: Tiền Việt Nam. - TK 1132: Ngoại tệ. d) Nguyên tắc hạch toán Kế toán phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, dã gửi bưu điện chuyển trả cho các đơn vị khác, hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng để chuyển trả cho các đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo nợ, giấy báo có hay bản sao kê của ngân hàng. Tiền đang chuyển xảy ra trong các trường hợp cụ thể sau: - Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng. - Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác. - Thu tiền bán hàng nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước. e) Sơ đồ tài khoản 113 111, 112 112 Xuất tiền mặt gửi vào NH, chuyển TGNH trả nợ chưa nhận GBN 131 Nhận GBC về số TGNH 331 Thu nợ nộp thẳng vào NH Nhận được GBN của NH chưa nhận GBC về số tiền đã trả nợ 511, 512, 413 515, 711 Thu tiền nộp thẳng vào NH CL tỷ giá giảm do đánh giá lại chưa nhận GBC số dư ngoại tệ cuối năm 333 Thuế GTGT 413 CL tỷ giá tăng do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm Nguồn: Phòng Kế toán Hình 2.3 Sơ đồ tài khoản 113 “Tiền đang chuyển” 8 2.1.1.4 Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái a) Khái niệm Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ kế toán và tỷ giá quy đổi tại thời điểm điều chỉnh của cùng một ngoại tệ. Hay nói cách khác, chênh lệch tỷ giá là chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. b) Tài khoản sử dụng Tài khoản “chênh lệch tỷ giá hối đoái” dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phât sinh trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động); chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái đó. Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá” Khoản chênh lệch làm giảm nguồn Khoản chênh lệch làm tăng nguồn vốn đầu kỳ vốn đầu kỳ Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ Xử lý chênh lệch tỷ giá khi có quyết Xử lý chênh lệch tỷ giá khi có quyết định xử lý định xử lý Kết chuyển chênh lệch tỷ giá Kết chuyển chênh lệch tỷ giá Tổng số phất sinh nợ Tổng số phát sinh có Khoản chênh lệch làm giảm nguồn vốn đầu kỳ Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” có 2 tài khoản cấp 3: - Tài khoản 4131 “Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính”. - Tài khoản 4132 “Chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn đầu tư XDCB”. c) Nguyên tắc hạch toán Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh hạch toán vào tài khoản “Chênh lệch tỷ giá hội đoái”, sau khi bù trừ kết chuyển ngay vào “Doanh thu hoạt động tài chính” hoặc “Chi phí tài chính” trong năm báo cáo. Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của hoạt động đầu tư XDCB phản ánh lũy kế trên bảng cân đối kế toán, khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng được tính ngay hoặc phân bổ tối đa là 5 năm vào “Doanh thu hoạt động tài chính” hoặc “Chi phí tài chính”. 9 d) Sơ đồ tài khoản Chênh lệch tỷ giá giảm nếu tỷ giá giao dịch BQLNH nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán (đối với các TK vốn bằng tiền, tương đương tiền và nợ phải thu có gốc ngoại tệ) 1112, 1122, 113, 413 (4131, 4132) 121, 131, 136, 138... Chênh lệch tỷ giá tăng nếu tỷ giá giao dịch BQLNH lớn hơn tỷ giá ghi sổ kế toán (đối với các TK vốn bằng tiền, tương đương tiền và nợ phải thu có gốc ngoại tệ) 311, 331, 315, 341, 342,... Chênh lệch tỷ giá tăng nếu tỷ giá giao dịch BQLNH nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán (đối với các TK nợ phải trả có gốc ngoại tệ) Chênh lệch tỷ giá giảm nếu tỷ giá giao dịch BQLNH lớn hơn tỷ giá ghi sổ kế toán (đối với các TK nợ phải trả có gốc ngoại tệ) Nguồn: Phòng kế toán Hình 2.4 Sơ đồ tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” 2.1.2 Kế toán các khoản phải thu a) Khái niệm Nhóm các khoản phải thu dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. b) Nguyên tắc hạch toán các khoản phải thu Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng khoản nợ phải thu, từng khoản nợ và từng lần thanh toán. Kế toán phải theo dõi từng khoản nợ và thường xuyên kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc nợ dây dưa. Những đối tượng có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối tháng kế toán cần tiền hành kiểm tra, đối chiếu từng khoản nợ có thể yêu cầu đối tượng xác nhận số nợ phải thu bằng văn bản. Trường hợp hàng đổi hàng hoặc bù trừ giữa nợ phải thu và nợ phải trả, hoặc phải xử lý khoản nợ khó đòi cần có những chứng từ hợp pháp, hợp lệ liên quan như biên bản đối chiếu công nợ, biên bản bù trừ công nợ, biên bản xóa nợ... Các khoản nợ phải thu phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, các khoản nợ phải thu được phân thành ngắn hạn (trong vòng 12 tháng) và dài hạn (sau 12 tháng). Ngược lại, nếu chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, các khoản nợ phải thu được phân thành ngắn hạn 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng