Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cp bia hà...

Tài liệu Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cp bia hà nội quảng bình

.PDF
90
127
134

Mô tả:

Lôøi caûm ôn Sau boán naêm hoïc taäp taïi tröôøng Ñaïi hoïc Quaûng Bình vôùi nhöõng kieán thöùc, söï chæ daãn nhieät tình cuûa quyù Thaày coâ cuûa tröôøng noùi chung vaø cuûa quyù Thaày coâ khoa Kinh teá - Du lòch noùi rieâng ñaõ truyeàn ñaït nhöõng kieán thöùc voâ cuøng quyù giaù, nhöõng kieán thöùc ñoù seõ laø haønh trang giuùp em vöôït qua nhöõng thöû thaùch vaø khoù khaên trong coâng vieäc cuõng nhö cuoäc soáng sau naøy. Thôøi gian thöïc taäp vöøa qua taïi Coâng ty Coå phaàn bia Haø Noäi - Quaûng Bình ñaõ cuûng coá ñöôïc phaàn naøo kieán thöùc ñaõ hoïc vaø ruùt ra ñöôïc nhöõng kinh nghieäm thöïc tieãn, ñeán nay em ñaõ hoaøn thaønh baøi baùo caùo thöïc taäp toát nghieäp cuûa mình. Ñeå hoaøn thaønh baøi baùo caùo naøy, beân caïnh söï hieåu bieát cuûa baûn thaân khoâng theå thieáu söï hoã trôï töø caùc thaày coâ vaø caùc anh chò taïi ñôn vò thöïc taäp. Qua ñaây, em xin chaân thaønh caûm ôn söï giaûng daïy nhieät tình cuûa caùc thaày coâ ñaõ trang bò cho em neàn taûng kieán thöùc vöõng chaéc veà chuyeân ngaønh keá toaùn vaø nhieàu lónh vöïc lieân quan khaùc. Vôùi loøng toân kính, em xin göûi ñeán quyù thaày coâ Tröôøng Ñaïi hoïc Quaûng Bình noùi chung, khoa Kinh teá - Du lòch noùi rieâng loøng bieát ôn saâu saéc, ñaëc bieät laø coâ Traàn Thò Thu Thuyû ñaõ taän tình höôùng daãn giuùp em hoaøn thaønh baøi baùo thöïc taäp toát nghieäp naøy. Em cuõng xin chaân thaønh caûm ôn Ban laõnh ñaïo, caùc anh chò trong Coâng ty Bia Haø Noäi – Quaûng Bình ñaõ taïo ñeàu kieän, giuùp ñôõ, höôùng daãn nhieät tình cho em suoát trong thôøi gian kieán taäp, ñaëc bieät laø caùc anh chò thuoäc phoøng Keá toaùn ñaõ aân caàn quan taâm, nhieät tình höôùng daãn vaø giaûi ñaùp nhöõng thaéc maéc, chæ baûo cho em nhöõng kinh nghieäm, truyeàn ñaït nhöõng kieán thöùc boå ích cho em hoaøn thaønh baøi baùo caùo naøy. Em xin kính chuùc quyù thaày, coâ cuøng vôùi ban laõnh ñaïo, caùc anh chò trong Coâng ty Coå phaàn bia Haø Noäi - Quaûng Bình doài daøo söùc khoûe, vui töôi, haïnh phuùc vaø thaønh coâng trong coâng vieäc cuõng nhö trong cuoäc soáng. Em xin chaân thaønh caûm ôn! Quaûng Bình, thaùng 5 naêm 2017 Sinh vieân Leâ Khaùnh Nhö MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu..................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 2 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2 6. Kết cấu nội dung chính của chuyên đề ............................................................. 3 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH .............................................................. 4 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH........................................................ 4 1.1.1. Những khái niệm sử dụng trong đề tài ........................................................ 4 1.1.2. Nhiệm vụ của công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh ............................................................................................................. 5 1.1.3. Ý nghĩa công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh ............ 5 1.2. ĐẶC ĐIỂM CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP . 6 1.2.1. Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng trong công tác tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh ...................................................................................................... 6 1.2.2. Đặc điểm hình thức sổ kế toán .................................................................... 6 1.3. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM ........................................................................... 8 1.3.2 Đánh giá theo hoạch toán ............................................................................. 9 1.3.3 Quy trình thực hiện kế toán chi tiết thành phẩm .......................................... 9 1.3.4 Hoạch toán thành phẩm .............................................................................. 11 1.4. NỘI DUNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH............................................................................................................... 15 1.4.1 Kế toán tiêu thụ thành phẩm ...................................................................... 15 1.4.2. Kế toán doanh thu tiêu thụ ........................................................................ 15 1.4.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu...................................................... 19 1.4.4. Kế toán giá vốn hàng bán .......................................................................... 20 1.4.5. Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp .......................... 21 1.4.6. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính ..................................................... 23 1.4.7. Kế toán chi phí tài chính ........................................................................... 23 1.4.8. Kế toán thu nhập khác ............................................................................... 24 1.4.9. Kế toán chi phí khác .................................................................................. 25 1.4.10. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ....................................................... 26 1.4.11. Kế toán xác định kết quả kinh doanh ...................................................... 26 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – QUẢNG BÌNH ................................................................................................................... 28 2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY THỰC TẬP ......................................................... 28 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ......................................... 28 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty ........................................................ 29 2.2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ............................ 29 2.2.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn .................................................................. 29 2.2.2 Tình hình về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ........................... 31 2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ....................................................... 34 2.2.4. Tổ chức công tác kế toán........................................................................... 36 2.2.4.1.Tổ chức bộ máy kế toán .......................................................................... 36 2.2.4.2.Các chính sách kế toán áp dụng .............................................................. 37 2.3. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – QUẢNG BÌNH ........... 40 2.3.1.Đặc điểm hàng hóa kinh doanh và quản lý hàng hóa tại Công ty.............. 40 2.3.2. Chứng từ .................................................................................................... 41 2.3.3. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản giảm trừ doanh thu .............. 50 2.3.3.1. Thuế tiêu thụ đặc biệt ............................................................................. 50 2.3.3.2. Các khoản giảm trừ doanh thu (TK 5211, 5212, 5213) ......................... 51 2.3.4. Kế toán giá vốn hàng bán .......................................................................... 52 2.3.5. Kế toán chi phí bán hàng ........................................................................... 54 2.3.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp....................................................... 61 2.3.7. Doanh thu hoạt động tài chính .................................................................. 67 2.3.8. Chi phí tài chính ........................................................................................ 68 2.3.9. Thu nhập khác ........................................................................................... 68 2.3.10. Chi phí khác ............................................................................................ 69 2.3.11. Xác định kết quả kinh doanh ................................................................... 69 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – QUẢNG BÌNH .. 74 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ..................................................... 74 3.1.1. Ưu điểm ..................................................................................................... 74 3.1.2. Nhược điểm ............................................................................................... 76 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – QUẢNG BÌNH .................................................................................................... 77 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 82 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp CKTM Chiết khấu thương mại DTBH&CCDV Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ GVHB Giá vốn hàng bán GTGT Giá trị gia tăng GGHB Giảm giá hàng bán HBBTL Hàng bán bị trả lại HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh HTK Hàng tồn kho KQKD Kết quả kinh doanh LNTT Lợi nhuận trước thuế LNST Lợi nhuận sau thuế NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu PPKT Phương pháp khấu trừ PPTT Phương pháp trực tiếp SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTĐB Tiêu thụ đặc biệt XĐKQKD Xác định kết quả kinh doanh XNTM-DV Xí nghiệp thương mại - dịch vụ DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ chi tiết thành phẩm theo phương pháp ghi thẻ song song .................10 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ chi tiết thành phẩm theo phương pháp đối chiếu luân chuyển ..........10 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ chi tiết thành phẩm theo phương pháp sổ số dư ................................ 11 Sơ đồ 1.3: Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ .............14 Sơ đồ 1.4: Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên ....14 Sơ đồ 1.6: Trình tự hoạch toán các khoản giảm trừ doanh thu .....................................20 Sơ đồ1.7: Trình tự hoạch toán GVHB theo phương pháp KKTX ................................ 21 Sơ đồ 1.8: Trình tự hoạch toán CPBH, CPQLDN.........................................................22 Sơ đồ 1.9: Trình tự hoạch toán doanh thu hoạt động tài chính .....................................23 Sơ đồ 1.10: Trình tự hạch toán chi phí tài chính ...........................................................24 Sơ đồ 1.11: Trình tự hạch toán thu nhập khác...............................................................25 Sơ đồ 1.12.Trình tự hạch toán chi phí khác...................................................................25 Sơ đồ 1.13: Trình tự hạch toán xác định kết quả kinh doanh. .......................................27 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty CP Bia Hà Nội - Quảng Bình ........34 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Bia Hà Nội - Quảng Bình ............36 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung ....................38 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ mô tả quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiêu thụ thành phẩm .41 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ kế toán tổng hợp xác định kết quả hoạt động kinh doanh .................71 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty ........................30 Bảng 2.2. Bảng phân tích kết quả kinh doanh của Công ty ..........................................32 DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1: Bảng kê xuất bia Hà Nội ................................................................................42 Biểu 2.2: Hoá đơn giá trị gia tăng .................................................................................43 Biểu 2.3: Bảng báo cáo chi tiết bán hàng bia chai Hà Nội 450ml tháng 7....................45 Biểu 2.4: Sổ chi tiết tài khoản 131 ................................................................................46 Biểu 2.5: Sổ nhật ký chung quý III/2016 ......................................................................47 Biểu 2.6: Sổ nhật ký chung quý III/2016 ......................................................................48 Biểu 2.7: Sổ cái tài khoản 5112 .....................................................................................49 Biểu 2.8: Sổ cái tài khoản 3332 .....................................................................................51 Biểu 2.9: Sổ cái tài khoản 632 .......................................................................................53 Biểu 2.10: Phiếu Chi ......................................................................................................55 Biểu 2.11: Sổ nhật ký chung quý III/2016 ....................................................................56 Biểu 2.12: Sổ cái tài khoản 6411 ...................................................................................57 Biểu 2.13: Sổ cái tài khoản 6413 ...................................................................................58 Biểu 2.14: Sổ cái tài khoản 6414 ...................................................................................59 Biểu 2.15: Sổ cái tài khoản 6418 ...................................................................................60 Biểu 2.16: Sổ cái tài khoản 6421 ...................................................................................63 Biểu 2.17: Sổ cái tài khoản 6424 ...................................................................................64 Biểu 2.18: Sổ cái tài khoản 6425 ...................................................................................65 Biểu 2.19: Sổ cái tài khoản 6428 ...................................................................................66 Biểu 2.20: Sổ chi tiết tài khoản 515 ..............................................................................67 Biểu 2.21: Sổ chi tiết tài khoản 635 ..............................................................................68 Biểu 2.22: Sổ chi tiết tài khoản 711 ..............................................................................69 Biểu 2.23: Sổ cái tài khoản 9111 ...................................................................................72 Biểu 2.24: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ...............................................73 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thành phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra là để tiêu thụ trên thị trường, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội.Chính vì vậy, tiêu thụ thành phẩm là một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong quá trình liên tục: sản xuất - trao đổi - phân phối - tiêu dùng. Môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng biến động, nhu cầu thị trường thay đổi liên tục và mức cạnh tranh thì ngày càng gay gắt. Nhiều doanh nghiệp đang vươn mình lớn mạnh để góp phần tạo ra của cải vật chất làm cho Đất nước ngày càng giàu mạnh. Do đó điều quan trọng mà mỗi doanh nghiệp quan tâm là kết quả kinh doanh của mình và mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào trên thị trường cũng là tối đa hóa lợi nhuận, mà điều này chỉ có thể đạt được khi kết thúc giai đoạn tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm của doanh nghiệp. Nó không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp mà còn là sự tồn tại của họ. Điều này phụ thuộc vào những yếu tố quan trọng nhất là thị trường tiêu tụ, tiêu thụ sản phẩm để có thể bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi để tái sản xuất kinh doanh. Kế toán có vai trò như một công cụ quản lý đắc lực, có nhiệm vụ thu thập xử lý và cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời giúp cho người điều hành doanh nghiệp có quyết định đúng đắn. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm đạt kết quả tốt đòi hỏi công tác kế toán tiêu thụ phải phản ánh đúng, giám sát chặt chẽ các chi phí và thu nhập, các vấn đề liên quan đến hoạt động tiêu thụ nhằm xác định kết quả kinh doanh đúng đắn. Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ Phần Bia Hà Nội-Quảng Bình có nhiều thay đổi. Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ còn nhiều hạn chế và chưa mang lại kết quả cao. Trong đó công tác tiêu thụ chưa thực kết nối được với thị trường và người tiêu dùng, đặc biệt là thị trường Quảng Bình chưa có nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty. Vì vậy hoạt động sản xuất chưa mang lại kết quả cao, còn mang tính hình thức. Công tác tiêu thụ chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường miền Trung và miền Nam. Do đó công tác tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh càng trở nên quan trọng. Nhận thức rõ điều này, em đã chọn đề tài "Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty CP Bia Hà Nội - Quảng Bình". 1 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng Công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiên công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công ty cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình. - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm + Đánh giá thực trạng công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình + Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài đánh giá thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần bia Hà Nội – Quảng Bình. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Tại Công ty cổ phần bia Hà Nội – Quảng Bình. - Phạm vi thời gian: Đề tài sẽ nghiên cứu số liệu được sử dụng để đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ và XĐKQKD của công ty cổ phần bia Hà Nội – Quảng Bình. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện chuyên đề này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: * Phương pháp kinh tế cơ bản - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: được áp dụng để thu thập số liệu thô của công ty, sau đó số liệu thô được xử lý và chọn lọc để đưa vào chuyên đề sao cho thông tin đến với người đọc một cách hiệu quả nhất. - Phương pháp phân tích: Từ số liệu thu thập được, dựa trên kiến thức đã được học đến tiến hành so sánh, phân tích và đưa ra những nhận định. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu. Dựa vào việc tìm hiểu tài liệu trên sách, mạng internet để trau dồi thêm kiến thức về kế toán và liên hệ giữa lý thuyết được học với thực tế đang sử dụng. Từ đó thấy được mặt mạnh và mặt chưa được trong công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. 2 - Phương pháp thống kê: Dựa trên những số liệu đã được thống kê để phân tích, so sánh, đối chiếu từ đó nêu lên những ưu điểm, nhược điểm trong công tác kế toán tiêu thụ và XĐKQKD nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho doanh nghiệp. * Phương pháp kế toán: Là phương pháp được sử dụng trong công tác kế toán tuân theo các chuẩn mực, thông tư do Bộ Tài Chính ban hành. + Phương pháp chứng từ: là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế. Để phản ánh và có thể kiểm chứng được các nghiệp vụ kinh tế, kế toán có một phương pháp là: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập các chứng từ là giấy tờ hoặc vật chứa đựng thông tin (vật mang tin), làm bằng chứng xác nhận sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế. + Phương pháp tính giá: là phương pháp thông tin và kiểm tra về chi phí trực tiếp và gián tiếp cho từng loại hoạt động, từng loại tài sản như: tài sản cố định, hàng hoá, vật tư, sản phẩm và lao vụ… Phương pháp tính giá sử dụng thước đo tiền tệ để tính toán, xác định giá trị của từng loại tài sản của đơn vị thông qua việc mua vào, nhận góp vốn, được cấp, được tài trợ hoặc sản xuất ra theo những nguyên tắc nhất định. + Phương pháp đối ứng tài khoản: là phương pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận động của mỗi loại tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh theo mối quan hệ biện chứng được phản ánh vào trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phương pháp đối ứng tài khoản được hình thành bởi cặp phương pháp tài khoản và ghi sổ kép. + Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán. là phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hạch toán qua từng thời kỳ nhất định bằng cách lập các báo cáo có tính tổng hợp và cân đối như: bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ... 6. Kết cấu nội dung chính của chuyên đề Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì chuyên đề được chia thành 3 chương: CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp. CHƯƠNG II: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần bia Hà Nội – Quảng Bình. CHƯƠNG III: Một số giải pháp đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần bia Hà Nội – Quảng Bình 3 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1.1. Những khái niệm sử dụng trong đề tài Thành phẩm: là những sản phẩm đã kết thúc quá trình sản xuất, chế biến theo quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của mỗi doanh nghiệp và đã được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật theo quy định có thể nhập kho hoặc mang bán trên thị trường. Tiêu thụ là quá trình tiêu thụ thành phẩm, là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ thành phẩm hay chính là hoạt động bán hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hồi được vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo Tiêu thụ thành phẩm: là việc đưa các loại sản phẩm của doanh nghiệp đã sản xuất vào lĩnh vực lưu thông để thực hiện giá trị của nó thông qua việc bán hàng, được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các HĐSXKD thông thường của DN góp phần làm tăng vốn chủ sở hửu. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV: là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và các khoản CKTM, GGHB, HBBTL, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu. Kết quả kinh doanh: là kết quả cuối cùng của các hoạt động trong doanh nghiệp trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm). KQKD là kết quả cuối cùng của mọi doanh nghiệp và nó phụ thuộc vào quy mô, chất lượng của quá trình SXKD. Có thể nói đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp rất quan trọng để đánh giá KQKD của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là chênh lệch tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần với GVHB, CPBH, CPQLDN 4 1.1.2. Nhiệm vụ của công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh - Theo dõi, phản ánh kịp thời và đầy đủ, trung thực các khoản chi phí và thu nhập trong kỳ, từ đó xác định đúng kết quả HĐSXKD trong một kỳ để có chiến lược đúng đắn trong tương lai. - Tham gia kiểm kê và hoạch toán kết quả kiểm kê thành phẩm. - Phát hiện kịp thời thành phẩm ứ động, chất lượng sản phẩm để có biện pháp kịp thời xử lý. - Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện các hợp đồng bán hàng, tình hình thanh toán tiền hàng và phản ánh trung thực các khoản phải thu. - Theo dõi, phản ánh đầy đủ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại để xác định chính xác kết quả kinh doanh trong kỳ. - Để thực hiện các nhiệm vụ trên đòi hỏi công tác tổ chức kế toán trong doanh nghiệp nói chung và kế toán tiêu thụ nói riêng phải logic, khoa học, đồng thời nhân viên kế toán phải có chuyên môn vững vàng, nắm vững nội dung và phương pháp hạch toán tiêu thụ và XĐKQKD trong doanh nghiệp. 1.1.3. Ý nghĩa công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh - Đối với doanh nghiệp: Thông qua quá trình tiêu thụ thì doanh nghiệp có thể thu hồi được vốn bỏ ra ban đầu và tiếp tục thực hiện quá trình luân chuyển vốn. Tổ chức công tác tiêu thụ giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận, đây là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sản xuất. Đồng thời thông qua công tác tiêu thụ, doanh nghiệp có thể có các quyết định tối ưu với sản xuất, nhu cầu hàng tồn kho, lao động... để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. XĐKQKD giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó xây dựng các mục tiêu, chiến lược kinh doanh phù hợp. XĐKQKD cũng giúp cho doanh nghiệp xác định được nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, đối với nhà đầu tư, với quyền lợi người lao động và là nền tảng để tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp. - Đối với quốc gia, xã hội: Hoạt động tiêu thụ góp phần khuyến khích tiêu dùng, cân đối tiền hàng trong lưu thông cũng như cân đối giữa các ngành, các khu vực trong nền kinh tế. 5 Hạch toán tiêu thụ giúp Nhà nước thu đủ thuế và các nguồn lợi khác. Ngoài ra, tiêu thụ giúp Nhà nước nắm bắt được tình hình sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của từng loại hàng hóa, từng ngành, từng địa phương để có chính sách khuyến khích hay hạn chế tiêu dùng. Đó là cơ sở để Nhà nước đánh giá thực trạng kinh tế và đưa ra các chính sách và biện pháp thích hợp. 1.2. ĐẶC ĐIỂM CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1. Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng trong công tác tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán. Trong doanh nghiệp, hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa thường sử dụng các loại chứng từ: Hóa đơn GTGT (01GTKT-3LL) Hóa đơn bán hàng thông thường (02GTGT-3LL) Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý (04 HDL - 3LL) Phiếu nhập kho ( Mẫu 01 -VT), Phiếu xuất kho ( Mẫu 02- VT), Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03 PXK-3LL) Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 05-VT) Các chứng từ về CPBH: Chứng từ lao động tiền lương, chứng từ về hàng tồn kho (theo dõi vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa), các chứng từ liên quan đến tiền tệ... 1.2.2. Đặc điểm hình thức sổ kế toán Hình thức sổ kế toán là việc tổ chức hệ thống sổ kế toán áp dụng trong đơn vị nhằm thực hiện việc phân loại, xử lý và hệ thống hóa thông tin thu thập từ các chứng từ kế toán để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của từng đối tượng kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo kế toán theo yêu cầu quản lý. Hiện nay, theo thông tư 200/2015-TT/BTC ngày 22/12/2014 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp thì có 5 hình thức ghi sổ kế toán: Hình thức sổ kế toán nhật ký chung Hình thức sổ kế toán nhật ký - chứng từ Hình thức sổ kế toán nhật ký - sổ cái Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ 6 Hình thức kế toán trên máy vi tính Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm HĐSXKD, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải thuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó. 1.2.3 Các phương pháp tiêu thụ - Phương thức tiêu thụ trực tiếp: theo phương pháp này bên khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ để nhận hàng tại kho của doanh nghiệp bán. người nhận hàng sau khi ký vào chứng từ bán hàng của doanh nghiệp thì hàng hoá được xác định là tiêu thụ( hàng đã chuyển quyền sở hữu). - Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi: theo phương pháp này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên cơ sở đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm đã qui ước trong hợp đồng. Khi xuất kho gửi đi hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào khách hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì khi ấy hàng mới chuyển quyền sở hữu và được ghi nhận là doanh thu bán hàng. - Phương thức bán hàng trả góp, trả chậm: Theo phương thức này, người mua thanh toán cho doanh nghiệp thành nhiều lần với tổng giá trị là một khoản tiền lớn hơn giá bán sản phẩm trong trường hợp trả tiền ngay. Phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp là lãi mà người mua phải trả cho doanh nghiệp do chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Phần lãi này doanh nghiệp thu được sau thời gian bán trả chậm, trả góp. Doanh nghiệp ghi nhận phần chênh lệch này là doanh thu chưa thực hiện, sau đó kết chuyển dần số lãi này vào doanh thu hoạt động tài chính từng kỳ tương ứng với số lãi mà doanh nghiệp được hưởng kỳ đó. - Phương thức tiêu thụ nội bộ: Là việc mua hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ g..iữa đơn vị chính với đơn vị phụ thuộc hay giữa các đơn vị thực thuộc với nhau hay trong cùng một tập đoàn, tổng công ty, liên hiệp… Ngoài ra tiêu thụ nội bộ còn bao gồm giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ xuất trả lương, biếu tặng, quảng cáo, tiếp thị, xuất dùng cho sản xuất kinh doanh. 1.2.4 Phương pháp tính giá trị thực tế xuất kho Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của hàng hóa, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. GVHB có thể là giá thành công xưởng thực tế của sản phẩm xuất bán 7 hay giá thành thực tế của lao vụ dịch vụ cung cấp hoặc trị giá mua thực tế của hàng hóa tiêu thụ. Theo TT 200 /2014/TT-BTC. Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX thường có 3 phương pháp xác định giá trị thực tế xuất kho: Phương pháp đích danh: Giá trị hàng xuất ra thuộc lần nhập kho nào thì lấy đích danh giá nhập kho của lần nhập kho đó làm giá xuất kho. Phương pháp đơn giá bình quân: Đơn giá bình quân Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + SL nhập trong kỳ = sau mỗi lần nhập Số lượng HTK tồn trong kỳ + SL nhập trong kỳ Đơn giá Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + SL nhập bình quân = tháng Số lượng HTK tồn trong kỳ + SL nhập Đơn giá Trị giá hàng tồn kho kỳ trước bình quân cuối kỳ trước = Số lượng HTK tồn cuối lỳ trước Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO):đơn giá của lô hàng nào được nhập trước thì lấy ra trước, nếu không đủ về mặt số lượng thì lấy tiếp giá của lô hàng nhập vào tiếp theo theo thứ tự từ trước đến sau. 1.3. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM Đánh giá thành phẩm về nguyên tắc, thành phẩm được đánh giá theo giá trị vốn gốc. Tuy nhuên trong quá trình hoạch toán, kế toán có thể sử dụng 2 cách đánh giá: đánh giá theo giá gốc và đánh giá theo hoạch toán. 1.3.1 Đánh giá thành phẩm theo giá gốc Trị giá thành phẩm phản ánh trên sổ tổng hợp phải là giá gốc ( trị giá vốn thực tế). Trị giá vốn thành phẩm nhập kho tuỳ thuộc vào nguồn nhập. Thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra được đánh giá theo giá thành sản xuất bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phú nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. 8 Thành phẩm thuê ngoài gia công được đánh giá theo giá thực tế gia công bao gồm: chi phí NVL trực tiếp ( xuất đem gia công), chi phí thuê gia công và chi phí khác liên quan đến thành phẩm thuê gia công ( chi phí vận chuyển cả đi và về). Trường hợp mua ngoài được tính theo trị giá mua cộng các chi phí mua. Đối với thành phẩm xuất kho cũng phải được phản ánh theo giá thực tế xuất. 1.3.2 Đánh giá theo hoạch toán Kế toán cũng có thể sử dụng giá hoạch toán trong quá trình kế toán thành phẩm nếu thấy có sự biến động lớn về giá thực tế cũng như có quá nhiều nghiệp vụ phát sinh trong kỳ liên quan tới việc nhập xuất kho thành phẩm. Gía thực tế TP xuất kho = giá hạch toán * hệ số giá thành phẩm Trong đó: giá trị TTTP tồn đầu kỳ + giá trị TTTP nhập trong kỳ Hệ số giá TP = giá trị HTTP tồn đầu kỳ + giá trị HTTP nhập trong kỳ 1.3.3 Quy trình thực hiện kế toán chi tiết thành phẩm Hoạch toán chi tiết thành phẩm được thực hiện tại kho và phòng kế toán. Nội dung hoạch toán chi tiết thành phẩm là theo dõi chi tiết thành phẩm theo từng loại, từng nhóm theo chỉ tiêu giá trị và hiện vật. Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp hoạch toán sau:  Phương pháp ghi thẻ (sổ) song song - Ở kho: thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hằng ngày tình hình nhập xuất tồn kho theo đúng số lượng. Đồng thời kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ. Cuối ngày tính ra số tồn kho và ghi vào thẻ kho. Định kỳ thủ kho gửi các chứng từ và thẻ đã phân loại cho phòng kế toán. - Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết thành phẩm để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn cho thành phẩm theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Hằng ngày hay định kỳ 3-5 ngày, nhân viên kế toán xuống kho kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho và nhận chứng từ nhập xuất về phòng kế toán. Cuối tháng cộng sổ chi tiết thành phẩm và kiểm tra đối chiếu thẻ kho nhằm đảm bảo tính chính xác số liệu trước khi lập báo cáo nhanh thành phẩm. 9 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ chi tiết thành phẩm theo phương pháp ghi thẻ song song + Ưu điểm: ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu. + Nhược điểm: việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán có sự trùng lặp về mặt số lượng. Việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng do vậy hạn chế về chức năng kiểm tra kịp thời của kế toán.  Phương pháp đối chiếu luân chuyển - Ở kho: thủ kho cũng phải mở thẻ để theo dõi về mặt số lượng của từng loại, nhóm thành phẩm giống như phương pháp thẻ song song. - Ở phòng kế toán: kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập xuất tồn từng loại thành phẩm theo từng kho. Sổ được mở cho cả năm, mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ chi tiết thành phẩm theo phương pháp đối chiếu luân chuyển 10 + Ưu điểm: giảm bớt khối lượng ghi chép và tránh bớp trùng lặp. Công việc thường được dồn vào cuối kỳ cung cấp thông tin cho quản trị kịp thời. + Nhược điểm: việc ghi sổ vẫn còn trùng lặp, kiểm tra đối chiếu vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra trong công tác quản lý.  Phương pháp sổ số dư - Ở kho: Ngoài việc sủ dụng thẻ kho để ghi chép, thủ kho còn sử dụng sổ số dư để ghi số tồn kho của từng thứ vật tư, hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng. - Ở phòng kế toán: kế toán mở sổ số dư theo từng kho chung cho cả năm để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm. Sơ đồ 1.3: Sơ đồ chi tiết thành phẩm theo phương pháp sổ số dư + Ưu điểm: Giảm bớt khối lượng ghi sổ kế toán, công việc được tiến hành đều trong tháng. + Nhược điểm: Số liệu kế toán không cho phép nhận biết được sự biến động và số hiện có của thành phẩm. Khi cần lập báo cáo tuần kỳ về vật tư, hàng hoá phải căn cứ trực tiếp vào số liệu trên các thẻ kho. 1.3.4 Hoạch toán thành phẩm a. Tài khoản sử dụng  TK 155_ Thành phẩm: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại thành phẩm trong doanh nghiệp.  TK 157_ Hàng gửi bán: phản ánh giá trị thành phẩm đã gửi hoặc chuyển đến cho khách hàng hoặc gửi bán đại lý, ký gửi, trị giá dịch vụ đã hoàn thành bàn giao 11 cho khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.  TK 632_ Gía vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn của thành phẩm đã bán. b. Phương pháp kế toán Hoạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ - Đầu kỳ kế toán kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ vào TK 632: Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán Có TK 155- Thành phẩm Có TK 157- Hàng gửi đi bán - Căn cứ vào phiếu nhập kho trong kỳ kế toán phản anhs giá thành thực tế của thành phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ: Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán Có TK 631- Giá thành sản phẩm - Căn cứ phiếu xuất kho thành phẩm, phản ánh giá trị vốn thực tế thành phẩm xuất kho trong kỳ: Xuất bán: Nợ TK 911 Có TK 632 - Cuối kỳ kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thành phẩm tồn kho (thành phẩm tồn kho, thành phẩm gửi đi bán chưa được chấp nhận thành toán) kế toán ghi sổ định khoản Nợ TK 155- Thành phẩm Nợ TK 157- Hàng gửi đi bán Có TK 632- Giá vốn hàng bán Hoạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: - Nhập kho thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công đã hoàn thành, căn cứ phiếu nhập kho kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 155- Thành phẩm Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Thành phẩm xuất ra, xuất giao bán trực tiếp cho khách hàng không qua kho, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán Có TK154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Căn cứ phiếu xuất kho thành phẩm để bán cho khách hàng, trả lương cho công nhân viên, kế toán phản ánh giá vốn của thành phẩm xuất bán: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan