Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty dệt hà nam...

Tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty dệt hà nam

.PDF
50
156
58

Mô tả:

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty dệt Hà Nam
Luận văn tốt nghiệp Khoa kế toán MỤC LỤC Trang Lời nói đầu CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT…………………………………………………………..………………..1 I. KHAÍ NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG vÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT………………………………………………………..……....…………..1 1. Khái niệm tiền lương……………………………………..………………… 1 1.1. Khái niệm……………………………………………..……....…………….1 1.2. Bản chất……………………………………………..………………………1 2. Chức năng, vai trò của tiền lương…………………..……………………… 2 2.1. Chức năng của tiền lương………………………..………………………. 2 2.2. Vai trò của tiền lương…………………………..………………………… 2 2.3. Các nhân tố ảnh hướng tới tiền lương………..………………………….. 3 3. Ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương……………………… 3 4. Nhiệm vụ của tiền lương và các khoản trích theo lương……………………. 4 5. Hình thức tiền lương, quỹ tiền lươngvà các khoản trích theo lương……….. 4 5.1. Các hình thức trả lương……………………………………………………. 4 5.2.Quỹ tiền lương …………………………………………………………….. 5 5.3. Quỹ BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn………………………………… 6 II. PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG…………………………………………………. 6 1.Theo quan hệ sản xuất……………………………………………………….. 6 1.1. Lao động trực tiếp…………………………………………………………. 6 1.2. Lao động gián tiếp…………………………………………………….…….6 2.Theo tổ chức quản lý, sử dụng thời gian lao động………………………....….6 SVTH: Lại Thanh Tùng 1 Lớp: 2LT 03 – 01T Luận văn tốt nghiệp Khoa kế toán 2.1. Lao động thường xuyên trong danh sách ……………………………… ... 6 2.2. Lao động thường xuyên mangtính chất thời vụ…………………………… 7 3. Theo chức năng lao động…………………………………………………… 7 III. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT…………….7 1.Chứng từ kế toán …………………………………………………………...…7 2.Tài khoản sử dụng………………………………………………………......…8 3.Phương pháp kế toán một số nghiệp vu kinh tế phát sinh chủ yếu….....……….... 10 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY DỆT HÀ NAM………………………………………………………………………..…..14 I.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DỆT HÀ NAM……………………………..... 14 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dệt Hà Nam……………... 14 2. Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty Dệt Hà Nam………………..… 16 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm công tác kế toán……………………..…. 17 3.1. Hình thức, đặc điểm của công tác kế toán ……………………………..…17 3.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Dệt Hà Nam ……………..…18 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Dệt Hà Nam………….....……19 5. Đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất……………………..….. 19 5.1. Đặc điểm sản phẩm……………………………………………………..…19 5.2. Quy trình công nghệ sản xuất …………………………………………….19 II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CÔNG TY DỆT HÀ NAM……………………20 1.Phương pháp tính lương tại Công ty………………………………………. 20 2.Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ………...…..25 SVTH: Lại Thanh Tùng 2 Lớp: 2LT 03 – 01T Luận văn tốt nghiệp Khoa kế toán CHƯƠNG III: Ý KIẾN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG…..……29 I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY DỆT HÀ NAM………………………………………………………………………...…29 1. Ưu điểm………………………………………………………………….…..32 2. Bên cạnh những ưu điểm kể trên, Công ty Dệt Hà Nam còn có một số hạn chế như sau:…………………………………………………………………….. …..33 II. NHỮNG Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CHO CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY DỆT HÀ NAM……….…..34 1.Về quản lý lao động…………………………………………………………..34 2.Về việc thanh toán tiền lương cho người lao động …………………………. 35 3. Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép ………………………………….. 35 4.Về công tác luân chuyển tiền lương……………………………………....….35 5.Về phần mềm kế toán ……………………………………………………… 36 Kết luận SVTH: Lại Thanh Tùng 3 Lớp: 2LT 03 – 01T Luận văn tốt nghiệp Khoa kế toán LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại hiện nay với cơ chế thị trường mở cửa thì tiền lương là một vấn đề quan trọng, đó là khoản thù lao của người lao động. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, ngoài ra người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như trợ cấp, BHXH, tiền thưởng… Đối với doanh nghiệp thì chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng hợp lý hạch toán tốt lao động và tính đúng thù lao của người lao động, thanh toán tiền lương và các khoản liên quan kịp thời sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, chất lượng lao động từ đó nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Qua quá trình thực tập, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS. TS LƯƠNG TRỌNG YÊM em đã quyết định chọn đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty dệt Hà Nam” làm đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung chính của bài luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 chương: Chương I: Những lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty dệt Hà Nam. Chương III: Ý kiến góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. SVTH: Lại Thanh Tùng 4 Lớp: 2LT 03 – 01T Luận văn tốt nghiệp Khoa kế toán CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP. I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1. Khái niệm tiền lương: 1.1. Khái niệm: Tiền lương được hiểu là giá cả sức lao động khi thị trường lao động đang dần được hoàn thiện và sức lao động được trở thành hàng hoá. Nó được hình thành do thoả thuận hợp pháp giữa người lao động (người bán sức lao động) và người sử dụng lao động (người mua sức lao động). Tiền lương hay giá cả sức lao động chính là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo công việc, theo mức độ hoàn thành công việc đã thỏa thuận. Trong mỗi giai đoạn nhất định của lịch sử xã hội, giá cả lao động có thể thay đổi nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu sức lao động trên thị trường. Trong cơ chế thị trường có quản lý của Nhà nước tiền lương còn tuân theo quy luật phân phối theo lao động. 1.2. Bản chất: Như đã đề cập ở trên, tiền lương thực chất là giá cả sức lao động. Trước hết sức lao động là hàng hoá của thị trường lao động. Tính chất của hàng hoá sức lao động không chỉ thể hiện đối với lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân mà cả công nhân viên chức làm việc trong lĩnh vực do Nhà nước quản lý. Mặt khác, tiền lương phải là trả cho sức lao động, tức là giá cả sức lao động mà người lao đông và người thuê lao động thoả thuận với nhau theo quy luật cung cầu, giá cả trên thị trường. Đối với chủ doanh nghiệp thì tiền lương là một phần chi phí, nên nó được tính toán và quản lý chặt chẽ. Đối với người lao động thì tiền lương là thu nhập SVTH: Lại Thanh Tùng 5 Lớp: 2LT 03 – 01T Luận văn tốt nghiệp Khoa kế toán chủ yếu từ lao động của họ. Do vậy phấn đấu nâng cao tiền lương là yêu cầu cao nhất của người lao động. Tiền lương và các khoản trích theo lương hợp thành chi phí về nhân công trong tổng chi phí của doanh nghiệp. 2. Chức năng, vai trò của tiền lương: 2.1. Chức năng của tiền lương: Tiền lương có năm chức năng như sau: - Chức năng tái sản xuất sức lao động: Vì nhờ có tiền lương người lao động mới duy trì được năng lực làm việc lâu dài và tái sản xuất sức lao động, cung cấp lao động cho người sử dụng lao động. - Chức năng đòn bẩy kinh tế: Tiền lương là khoản thu nhập chính là nguồn sống chủ yếu của người lao động. Vì vậy nó là động lực kích thích họ phát huy tối đa khả năng và trình độ làm việc của mình. - Chức năng công cụ quản lý Nhà nước: Trong thực tế, các doanh nghiệp luôn muốn đạt mục tiêu giảm tối đa chi phí sản xuất còn người lao động lại muốn được trả lương cao để tái sản xuất sức lao động. Vì vậy Nhà nước đã xây dựng các chế độ, chính sách lao động và tiền lương để làm hành lang pháp lý cho cả hai bên. - Chức năng thước đo giá trị: Tiền lương biểu thị giá cả sức lao động nên có thể nói là thước đo để xác định mức tiền công các loại lao động. - Chức năng điều tiết lao động: Vì số lượng và chất lượng sức lao động ở các vùng, ngành là không giống nhau nên Nhà nước phải điều tiết lao động thông qua chế độ, chính sách tiền lương. 2.2. Vai trò của tiền lương: - Tiền lương là phạm trù kinh tế phản ánh mặt phân phối của quan hệ sản xuất xã hội. Do đó chế độ tiền lương hợp lý góp phần làm cho quan hệ xã hội phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tiền lương giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý đời sống và chính trị xã hội, nó thể hiện ở ba vai trò cơ bản. - Tiền lương phải bảo đảm vai trò khuyến khích vật chất đối với người lao động. Tiền lương có vai trò như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động SVTH: Lại Thanh Tùng 6 Lớp: 2LT 03 – 01T Luận văn tốt nghiệp Khoa kế toán ngày càng cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng lao động. - Tiền lương có vai trò quan trọng trong quản lý người lao động: Doanh nghiệp trả lương cho người lao động không chỉ bù đắp sức lao động đã hao phí mà còn thông qua đó để kiểm tra giám sát người lao động làm việc theo mục tiêu, kế hoạch của doanh nghiệp đảm bảo công việc hoàn thành. - Tiền lương bảo đảm vai trò điều phối lao động: Tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế. Khi tiền lương được trả một cách hợp lý sẽ thu hút người lao động sắp xếp công việc hiểu quả. Tiền lương luôn được xem xét từ hai góc độ, trước hết đối với chủ doanh nghiệp tiền lương là yếu tố chi phí sản xuất, còn đối với người cung ứng lao động thì tiền lương là nguồn thu nhập. Mục đích của doanh nghiệp là lợi nhuận, mục đích của người lao động là tiền lương. Với ý nghĩa này tiền lương không chỉ mang tính chất là chi phí mà nó trở thành phương tiện tạo giá trị mới, là nguồn cung ứng sáng tạo sức sản xuất, năng suất lao động tạo ra các giá trị gia tăng. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương: Tiền lương không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế, vấn đề lợi ích mà nó còn là vấn đề xã hội liên quan trực tiếp đến chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Do vậy, tiền lương bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. - Nhóm yếu tố thuộc về doanh nghiệp: Chính sách của doanh nghiệp, khả năng tài chính, cơ cấu tổ chức, bầu không khí văn hoá trong doanh nghiệp. - Nhóm yếu tố thuộc về thị trường lao động: Chất lượng lao động thâm niên công tác, kinh doanh làm việc và các mối quan hệ khác. - Nhóm yếu tố thuộc về công việc: Lượng hao phí công việc trong quá trình làm việc, cường độ lao động, năng suất lao động. 3. Ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương: Tiền lương (tiền công) là số tiền các doanh nghiệp thanh toán cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc, số lượng, chất lượng lao động mà người lao động đã góp phần cho doanh nghiệp. Tiền lương là điều kiện để bù đắp hao phí lao động, để tái sản xuất sức lao động cho người lao động. SVTH: Lại Thanh Tùng 7 Lớp: 2LT 03 – 01T Luận văn tốt nghiệp Khoa kế toán Tiền lương được thanh toán đúng, đủ sẽ khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm, từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp giảm chi phí nhân công, hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác, theo chế độ quy định, ngoài tiền lương và phụ cấp lương người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp BHXH, BHYT. Các khoản nói trên góp phần giải quyết khó khăn cho người lao động, đặc biệt trong trường hợp người lao động bị ốm đau, thai sản, bị mất sức lao động …. 4. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có 3 nhiệm vụ sau đây: - Một là phải hạch toán đúng, đủ thời gian, số lượng, chất lượng của người lao động; Tính đúng, đủ tiền lương, các khoản trích theo lương và thanh toán đúng hạn cho người lao động; - Hai là tính toán phân bổ đúng, đủ chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan. - Ba là tiến hành phân tích tình hình quản lý và sử dụng lao động, tình hình quản lý và sử dụng quỹ lương, cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu của quản lý. 5. Hình thức tiền lương; quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương : 5.1. Các hình thức trả lương: Các doanh nghiệp có thể trả lương người lao động theo 2 hình thức: Lương thời gian và lương sản phẩm. * Hình thức trả lương theo thời gian: Doanh nghiệp trả lương cho người lao động dựa vào thời gian làm việc thực tế (ngày công thực tế) và mức lương thời gian (lương bình quân ngày). Doanh nghiệp áp dụng khi chưa định mức được lao động, chưa xây dựng được đơn giá lương sản phẩm và thường trả cho người lao động gián tiếp, nó không gắn kết quả lao động với tiền lương. SVTH: Lại Thanh Tùng 8 Lớp: 2LT 03 – 01T Luận văn tốt nghiệp Khoa kế toán * Hình thức trả lương theo sản phẩm: Doanh nghiệp trả lương dựa vào số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc, dịch vụ hoàn thành công nhập kho hoặc bàn giao và đơn giá lương sản phẩm, công việc, dịch vụ. Có thể kết hợp tiền lương sản phẩm với lương năng suất, chất lượng (gọi là tiền lương sản phẩm có thưởng) hoặc tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá lương sản phẩm tăng dần (gọi là lương sản phẩm luỹ tiến). * Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng tiền lương khoán: Khoán quỹ lương, khoán khối lượng, khoán sản phẩm cuối cùng. Trả lương theo sản phẩm, lương khoán gắn liền được tiền lương với kết quả lao động của người lao động. 5.2.Quỹ tiền lương: - Quỹ lương của doanh nghiệp bao gồm: Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương khoán, các khoản phụ cấp, lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc vì có lý do khách quan do người lao động làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định. - Để phục vụ cho kế toán và phân tích, tiền lương của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ. + Tiền lương chính: Lương trả theo nhiệm vụ chính của người lao động gắn với quá trình sản xuất ra sản phẩm. + Tiền lương phụ: Lương trả cho người lao động khi họ làm việc theo công việc do doanh nghiệp phân công không phải là nhiệm vụ chính của họ: đi tập quân sự, đi học tập bồi dưỡng… và nó không gắn với quá trình sản xuất ra sản phẩm. 5.3. Quỹ BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn: * Quỹ BHXH: Được trích hàng tháng trên lương cơ bản và các khoản phụ cấp chức vụ, khu vực (nếu có) theo tỉ lệ 15 % do doanh nghiệp nộp và tính vào CP SXKD của doanh nghiệp, 5 % trừ vào lương của người lao động. Quỹ được SVTH: Lại Thanh Tùng 9 Lớp: 2LT 03 – 01T Luận văn tốt nghiệp Khoa kế toán dùng để trả cho người lao động khi họ bị ốm đau, thai sản, tai nạn bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, và do cơ quan BHXH quản lý. * Quỹ BHYT: Được trích hàng tháng trên lương cơ bản và phụ cấp chức vụ, khu vực (nếu có) của người lao động theo tỉ lệ: 2 % do doanh nghiệp nộp và tính vào CP SXKD, 1 % người lao động đóng góp và trừ vào lương của họ. Quỹ được sử dụng để thanh toán tiền viện phí, chữa bệnh cho người lao động, Quỹ do BHYT quản lý. * Kinh phí công đoàn: Được trích hàng tháng trên tiền lương thực tế của người lao động (nơi có tổ chức công đoàn) với tỉ lệ 2 % tính vào CP SXKD, một phần nộp cho cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại cho hoạt động công đoàn doanh nghiệp. II. PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY: 1.Theo quan hệ sản xuất: 1.1. Lao động trực tiếp: Là những người CNV trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm: CNV ở các tổ, phân xưởng, các khu sản xuất,… 1.2. Lao động gián tiếp: Là những người CNV không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm: Cán bộ nhân viên, cán bộ nhân viên quản lý phòng ban, trưởng phó phòng nhân viên kỹ thuật. 2. Theo tổ chức quản lý, sử dụng theo thời gian lao động: 2.1. Lao động thường xuyên trong danh sách: Là toàn bộ CNV đã làm việc lâu dài trong doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp quản lý. 2.2. Lao động không thường xuyên mang tính chất thời vụ: Là công nhân viên chức bốc vác, lắp đặt sửa chữa, gò, hàn, sơn,…. 3. Theo chức năng lao động: Căn cứ vào chức năng lao động trong doanh nghiệp ta có thể chia làm 3 loại như sau: SVTH: Lại Thanh Tùng 10 Lớp: 2LT 03 – 01T Luận văn tốt nghiệp Khoa kế toán - Lao động thực hiện chức năng sản xuất: CNV ở các phân xưởng, tổ bộ phận sản xuất. - Lao động thực hiện chức năng bán hàng: Những công nhân bán hàng trên thị trường, nhân viên tiếp thị, nhân viên quảng cáo. - Lao động thực hiện chức năng quản lý: Là giám đốc, trưởng phó phòng ban bộ phận trong doanh nghiệp. III. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1. Chứng từ kế toán sử dụng: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng các chứng từ chủ yếu sau đây: - Bảng chấm công – mẫu 01- LĐTL - Bảng thanh toán tiền lương – mẫu 02 - LĐTL - Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH – mẫu 03 - LĐTL - Danh sách người lao động được hưởng trợ cấp – mẫu 04 - LĐTL - Bảng thanh toán tiền thưởng – mẫu 05 - LĐTL - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành – mẫu 06 - LĐTL - Phiếu báo làm thêm giờ – mẫu 07- LĐTL - Hợp đồng giao khoán – mẫu 08- LĐTL - Biên bản điều tra tai nạn lao động – mẫu 09- LĐTL 2. Tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương chủ yếu sử dụng TK 334 và TK 338: SVTH: Lại Thanh Tùng 11 Lớp: 2LT 03 – 01T Luận văn tốt nghiệp Khoa kế toán TK 334 – “Phải trả người lao động”. Tài khoản này dùng để phản ánh tiền lương, phụ cấp lương, thanh toán trợ cấp, tiền thưởng…Có liên quan đến thu nhập của người lao động và có kết cấu như sau: - Bên nợ: + Phản ánh tiền lương và các khoản khác đã thanh toán (trả) cho người lao động. + Các khoản khấu trừ vào lương + Tiền lương, các khoản chưa thanh toán được kết chuyển sang khoản phải trả phải nộp khác. - Bên có: Phản ánh tiền lương, thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản phải trả, phải chi phí khác cho người lao động. Dư có: Tiền lương, thưởng có tính chất lương và các khoản còn phải trả cho người lao động. - Tài khoản 334 có thể dư nợ: Số tiền trả thừa cho người lao động TK 334 có 2 TK cấp 2: TK3341: Phải trả công nhân viên TK3348: Phải trả người lao động khác Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác”. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp về BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn và các khoản cho vay, cho mượn, giá trị tài sản thừa chờ xử lí. Tài khoản này có kết cấu cơ bản như sau: + Kết cấu cơ bản: * Bên nợ: Phản ánh các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý. - BHXH phải trả người lao động - Các khoản đã chi về Kinh phí công đoàn - Xử lý giá trị tài sản thừa, đã trả và nộp khác * Bên có: SVTH: Lại Thanh Tùng 12 Lớp: 2LT 03 – 01T Luận văn tốt nghiệp Khoa kế toán - Trích BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn - Gía trị tài sản thừa chờ xử lý - Số đã nộp, đã trả lớn hơn được cấp bù - Các khoản phải nộp khác * Dư có: Số tiền còn phải trả, phải nộp khác, giá trị tài sản thừa phải xử lý. * Tài khoản này có thể dư nợ: Số đã trả thừa, nộp thừa… TK 338 có 6 TK cấp 2: - TK 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết. - TK 3382: Kinh phí công đoàn. - TK 3383: BHXH. - TK3384: BHYT. - TK3387: Doanh thu chưa thực hiện. - TK 3388: Phải trả phải nộp khác. Ngoài 2 TK chủ yếu nói trên, kế toán còn sử dụng các TK khác có liên quan: TK 335, 622, 627, 111, 112, 138, … Hàng tháng, kế toán tiền lương phải tổng hợp tiền lương phải trả theo từng đối tượng sử dụng, tính BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn… và tổng hợp các số liệu để lập “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” và được chuyển cho các bộ phận kế toán có liên quan; Kế toán thanh toán dựa vào đó để lập bảng tổng hợp tiền lương để thanh toán cho người lao động. 3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu: (1). Hàng tháng, khi tính lương, phụ cấp lương phải trả cho người lao động, tuỳ đối tượng sử dụng lao động, kế toán ghi: Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang. Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. SVTH: Lại Thanh Tùng 13 Lớp: 2LT 03 – 01T Luận văn tốt nghiệp Khoa kế toán Nợ TK 623 (1): Chi phí sử dụng máy thi công. Nợ TK 627 (1): Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641 (1): Chi phí bán hàng. Nợ TK642 (1): Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK334 ( 3341,3348): Phải trả người lao động. (2). Tiền thưởng phải trả người lao động - Khi xác định số tiền thưởng trả người lao động từ quỹ khen thưởng, kế toán ghi: Nợ TK 431 (1): (thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng) Nợ TK 622, 627, 641, 642:(thưởng tính vào CP SXKD) Có TK 334 - Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, kế toán ghi: Nợ TK 3341: Phải trả người lao động. Có TK 111: Tiền mặt. Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng. (3). Hàng tháng trích BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn, kế toán ghi: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641: Chi phí bán hàng. Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 334: Phần trừ vào thu nhập của người lao động. Có TK 338 (3382, 3383, 3384) (4). BHXH phải trả trực tiếp cho người lao động: Nợ TK 338 (3): Phải trả phải nộp khác. Có TK 334: Phải trả người lao động. SVTH: Lại Thanh Tùng 14 Lớp: 2LT 03 – 01T Luận văn tốt nghiệp Khoa kế toán (5). Đối với BHXH phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHXH, các khoản chi hộ (ứng hộ) cho cơ quan BHXH để trả cho người lao động và thanh quyết toán khi nộp các khoản kinh phí này đối với cơ quan BHXH, kế toán ghi: Nợ TK 138 (3) Có TK 334 (6). Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động, kế toán ghi: Nợ TK 334: Phải trả người lao động. Có TK 338 (338.8): Phải trả, phải nộp khác. Có TK 141: Tạm ứng. Có TK 138 (8): Phải thu khác. (7). Khi thanh toán lương, BHXH cho người lao động, kế toán ghi: Nợ TK 334 Có TK 111: Trả bằng tiền mặt Có TK 112: trả qua tài khoản ở ngân hàng (8). Trường hợp trả bằng sản phẩm, hàng hoá (8a). Kế toán phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hoá: Nợ TK 632 Có TK 155, 156 … (8b). Kế toán phản ánh doanh thu nội bộ (tiêu thụ nội bộ) - Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 334 Có TK 512 Có TK 333 (1) - Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 334 Có TK 512 (9). Khi chuyển tiền nộp BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn, kế toán ghi: Nợ TK 338 (3382,3383,3384) SVTH: Lại Thanh Tùng 15 Lớp: 2LT 03 – 01T Luận văn tốt nghiệp Khoa kế toán Có TK 111: Tiền mặt Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng (10). Đến kì lĩnh lương, kế toán ghi: Nợ TK 334 Có TK 338 (3) * Đối với việc trích trước tiền lương nghỉ phép: Đối với doanh nghiệp sản xuất, để đảm bảo tính ổn định của giá thành sản phẩm, doanh nghiệp có thể trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. * Mức trích trước tiền Tiền lương thực tế phải trả lương nghỉ phép hàng = cho công nhân trực tiếp sản xuất tháng theo kế hoạch x Tỉ lệ trích trước trong tháng Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch năm của CNSX Tỉ lệ trích trước = Tổng tiền lương phải trả theo kế hoạch năm của CNSX - Khi trích trước tiền lương nghỉ phép, kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 335 - Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả, kế toán ghi: Nợ TK 335 Có TK 334 - Cuối kì, nếu số trích lớn hơn số thực tế phải trả, kế toán ghi: Nợ TK 335 Có TK 622 - Trường hợp ngược lại, kế toán bổ xung và ghi: Nợ TK 622 SVTH: Lại Thanh Tùng 16 Lớp: 2LT 03 – 01T Luận văn tốt nghiệp Khoa kế toán Có TK 335 * Ví dụ: - Tổng tiền lương chính phải trả theo năm kế hoạch của CNSX là: 160.000 (đơn vị 1000 đồng). - Tổng tiền lương nghỉ phép theo năm kế hoạch của CNSX là 32.000 - Tiền lương thực tế phải trả cho CNSX trong tháng là 20.000 - Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả trong tháng là 3.600 Dựa vào số liệu trên, kế toán tính toán và ghi sổ như sau: Tỉ lệ trích trước = 32.000 x 100 % = 20 % 160.000 Mức trích trước tiền lương nghỉ phép trong tháng = 20.000 x 20% = 4.000 (1) Kế toán phản ánh việc trích trước tiền lương nghỉ phép: Nợ TK 622: 4.000 Có TK 335: 4.000 (2) Kế toán phản ánh tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh: Nợ TK 335: 3.600 Có TK 334: 3.600 (3) Do trích trước lớn hơn số thực tế phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 335: 400 Có TK 622: 400 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY DỆT HÀ NAM I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DỆT HÀ NAM: SVTH: Lại Thanh Tùng 17 Lớp: 2LT 03 – 01T Luận văn tốt nghiệp Khoa kế toán Tên doanh nghiệp: Công ty Dệt Hà Nam. Tên giao dịch: HANTEX.CO.LD. Trụ sở chính: Xã Châu Sơn – Phủ Lý – Hà Nam. Điện thoại: 0351.3.853.033 Fax: 0351.3.853.313 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty dệt Hà Nam: Công ty dệt Hà Nam được tách ra từ Công ty TNHH Trí Hường trở thành một Công ty sản xuất kinh doanh, được thành lập theo quyết định số 2214/ QĐUB do ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ký ngày 11/12/1996, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sửa đổi lần 5) số 050149 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nam cấp ngày 26/06/2006 là một trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, thuộc tốp đầu của ngành Dệt May. Năm 1999, Công ty đầu tư dây truyền kéo sợi OE của Cộng hoà liên bang Đức gồm 1152 Roto công suất 1.173 tấn kéo sợi/năm vốn đầu tư 15,5 tỷ đồng. Từ năm 2001 đến năm 2006, Công ty liên tục đầu tư thêm một loại dây truyền sản xuất sợi, thành lập dây chuyền 2 tại khu công nghiệp Châu Sơn – Phủ Lý - Hà Nam với diện tích trên 10 ha, mua một dây truyền kéo sợi tại Mỹ. Với quy mô kéo 10.000 cọc sợi với số vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Là một Công ty làm ăn có lãi, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 là 539 tỷ đồng. Đến năm 2008 đạt 671 tỷ đồng, trong đó khoảng 400 tỷ đồng là giá trị xuất khẩu, điều này mở ra một tương lai, một định hướng mới cho ngành dệt Hà Nam. Năm 2007, nắm bắt được sự phát triển của ngành Dệt May Việt Nam, sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) Công ty đầu tư thêm nhà máy sợi III với 124.000 cọc sợi tại khu công nghiệp Châu Sơn. Dự kiến dây chuyền này sẽ đi vào hoạt động từ tháng 4/2010. Cũng trong năm 2007, Công ty chuyển nhượng nhà máy dệt tại Thị trấn Quế cho đơn vị khác để tập chuyên sâu vào sản xuất sợi. Hiện nay tất cả các dây chuyền của công ty đều hoạt động hết công suất, cung cấp khoảng 13.000 MT sợi 100 % SVTH: Lại Thanh Tùng 18 Lớp: 2LT 03 – 01T Luận văn tốt nghiệp Khoa kế toán bông chải thô, chải kỹ và OE các loại cho thị trường. Dự kiến sau khi dây chuyền 124.000 cọc sợi tại khu công nghiệp Châu Sơn đi vào hoạt động, Công ty sẽ cung cấp cho thị trường trong nước, xuất khẩu khoảng 30.000 MT sợi 100 % bông chải thô, chải kỹ và OE các loại. * Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: Sản xuất sợi và vải Ngoài sản xuất sợi, vải, Công ty còn kinh doanh mua bán nguyên vật liệu sản xuất sợi, dệt vải, kinh doanh dịch vụ vui chơi, thể thao, giải trí, kinh doanh bất động sản… Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2010-2020, Công ty sẽ tập trung phát triển theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá, tạo ra bước nhảy vọt về giá trị gia tăng của sản phẩm (cả khối lượng, chất lượng) thông qua đầu tư công nghệ và bồi thường nguồn lực là những nhân tố quyết định sự phát triển bền vững, ổn định lâu dài, hướng đến mục tiêu đưa Dệt Hà Nam trở thành một Tập Đoàn Dệt May lớn của Việt Nam. Dệt Hà Nam chủ trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong, ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh, mở rộng thị trường và gọi vốn góp các nhà đầu tư để hợp tác lâu dài trên cơ sở bình đẳng, cùng phát triển. 2. Tình hình, kết quả kinh doanh của Công ty dệt Hà Nam: + Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: TT 1 2 3 4 Chỉ tiêu Năm 2007 Doanh thu (đồng) 485.246.368.275 Lợi nhuận (đồng) 815.203.319 Nộp ngân sách 4.800.713.617 (đồng) Vốn chủ sở hữu 179.909.082.109 (đồng) SVTH: Lại Thanh Tùng Năm 2008 Năm 2009 589.341.223.420 1.079.134.297 638.472.297.854 2.049.884.519 5.615.771.609 7.984.076.531 320.403.305.828 331.313.933.706 19 Lớp: 2LT 03 – 01T Luận văn tốt nghiệp 5 6 7 Tổng tài sản (đồng) Thu nhập bình Khoa kế toán 700.379.620 1.093.523.222.215 quân/người 1.295.059.510.876 1.588.125 1.658.315 1.849.537 870 960 1.050 (đồng) Số lượng lao động (người) * Nhận xét: Qua một số chỉ tiêu trong bảng trên ta thấy doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 8,34 % nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng là 2.368.304.922 đồng tổng lao động cũng như tổng thu nhập bình quân theo đầu người năm 2009 tăng lên đáng kể so với năm 2008. Điều này chứng tỏ Công ty đang trên đà phát triển và làm ăn có hiệu quả. * Tình hình nguồn vốn của Công ty: Việc hình thành nguồn vốn chủ yếu của Công ty là vốn tự có và vốn vay. Vốn tự có chiếm 53 % còn 47 % là vốn vay của Ngân hàng. Công tác kế hoạch tài chính của Công ty căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm trước, xét đoán đánh giá sự biến động của hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tới. Sau mỗi quý căn cứ vào số liệu thực tế đã thực hiện về các chỉ tiêu kế hoạch. Bộ phận kế toán Công ty tiến hành phân tích những mặt mạnh, mặt yếu còn hạn chế từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm công tác kế toán: 3.1.Hình thức và đặc điểm của công tác kế toán tại Công ty: Bộ máy kế toán của Công ty gồm 11 người, được tổ chức theo mô hình hỗn hợp tập trung chủ yếu tại phòng kế toán. Riêng kế toán tiền lương làm việc dưới phân xưởng nhà máy để thuận tiện theo dõi tình hình lao đông, sản lượng sản xuất của công nhân từng ngày. Cuối tháng kế toán tập hợp chứng từ gửi về SVTH: Lại Thanh Tùng 20 Lớp: 2LT 03 – 01T
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan