Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vật tư hậu ...

Tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vật tư hậu giang (hamaco)

.PDF
115
540
146

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH SV THỰC HIỆN: ĐOÀN NGUYỄN NGỌC NGÂN MSSV:4114133 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG (HAMACO) Cần Thơ, Tháng 08/2014 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH SV THỰC HIỆN: ĐOÀN NGUYỄN NGỌC NGÂN MSSV:4114133 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG (HAMACO) GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN VÕ THÀNH DANH Cần Thơ, Tháng 08/2014 2 LỜI CẢM TẠ -----o0o----Giảng đường đại học là nơi đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu trên tất cả các phương diện của cuộc sống. Bốn năm được ngồi trên giảng đường đại học, một quãng thời gian khá dài, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tụy và nhiệt tình của tất cả các thầy cô, tiếp thu được rất nhiều kiến thức về cả chuyên môn và kinh nghiệm sống trong xã hội. Giờ đây, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng. Cám ơn các Thầy, các Cô đã dạy dỗ, đã cho em hành trang để em có thể tự tin vững bước trên con đường tương lai. Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy Võ Thành Danh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ ra những khuyết điểm giúp em hoàn thành tốt luận văn này. Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang đã tạo cơ hội cho em được thực tập và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em tìm hiểu tình hình thực tế tại đơn vị, và em cũng chân thành cảm ơn các anh, chị làm việc tại Phòng Kế Toán của Công ty đã tận tình giúp đỡ và cung cấp đầy đủ số liệu làm cho đề tài của em hoàn thiện hơn. Sau cùng, em xin chúc quý Thầy Cô, cùng các cô, chú, anh, chị trong Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc. Xin chân thành cám ơn! Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực hiện Đoàn Nguyễn Ngọc Ngân 3 LỜI CAM ĐOAN ----o0o---Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực hiện Đoàn Nguyễn Ngọc Ngân 4 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014 Thủ trưởng đơn vị 5 MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU............................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2 1.3.1 Không gian .......................................................................................... 2 1.3.2 Thời gian ............................................................................................ 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 3 2.1 Cơ sở lý luận ......................................................................................... 3 2.1.1 Những vấn đề cơ bản về tiền lương ..................................................... 3 2.1.1.1 Khái niệm và bản chất kinh tế của tiền lương.................................... 3 2.1.1.2 Chức năng của tiền lương ................................................................ 5 2.1.1.3 Đặc điểm của tiền lương .................................................................. 6 2.1.1.4 Nguyên tắc tổ chức tiền lương ......................................................... 6 2.1.1.5 Phương pháp tính lương.................................................................... 6 2.1.2 Lao động ............................................................................................ 7 2.1.2.1Khái niệm .......................................................................................... 7 2.1.2.2 Phân loại........................................................................................... 7 2.1.3 Hình thức trả lương ............................................................................ 8 2.1.3.1 Hình thức trả lương theo thời gian ................................................... 8 2.1.3.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm ................................................ 10 2.1.4 Quỹ lương và các khoản trích theo lương .......................................... 11 2.1.4.1 Quỹ lương ...................................................................................... 11 2.1.4.2 Các khoản trích theo lương ............................................................. 12 2.1.5 Tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương . 14 6 2.1.5.1 Chứng từ kế toán ........................................................................... 14 2.1.5.2 Sổ sách kế toán .............................................................................. 14 2.1.5.3 Nội dung của kế toán tiền lương .................................................... 19 2.1.5.4 Hạch toán tổng hợp ......................................................................... 20 2.1.5.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ....................................................... 29 2.1.5.6 Yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương .......................................................................................................... 32 2.2 Lược khảo tài liệu ................................................................................. 32 2.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 32 2.3.4 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 33 2.3.5 Phương pháp phân tích đánh giá ....................................................... 33 Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG ............................................................................................ 36 3.1 Lịch sử hình thành ................................................................................ 36 3.2 Ngành nghề kinh doanh ....................................................................... 38 3.3 Cơ cấu tổ chức ..................................................................................... 39 3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy ........................................................................ 39 3.3.2 Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban .......................................... 41 3.4 Tổ chức bộ máy kế toán........................................................................ 42 3.4.1 Sơ đồ tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán................ 42 3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán .................................................. 44 3.4.3 Phương pháp kế toán ......................................................................... 46 3.5 Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh ................................................. 46 Chương 4: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG .................... 53 4.1 Khái quát tình hình quản lý lao động của xí nghiệp ............................. 53 4.1.1 Tình hình lao động............................................................................. 53 4.1.2 Cơ cấu lao động ................................................................................. 54 4.2 Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương .. 57 7 4.2.1 Quỹ lương ........................................................................................ 57 4.2.2 Hình thức trả lương .......................................................................... 58 4.2.3 Phương pháp tính lương ................................................................... 59 4.2.4 Chứng từ, sổ sách kế toán ................................................................. 60 4.2.5 Hệ thống tài khoản............................................................................. 60 4.2.6 Trình tự hạch toán ............................................................................ 61 4.2.7 Trình tự ghi sổ .................................................................................. 68 4.3 Phân tích tình hình quỹ lương của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang .. 68 4.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang ............................................................................... 68 4.3.2 Phân tích tỷ suất chi phí lương ........................................................... 75 Chương 5: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG .................................................................. 77 5.1 Đánh giá chung .................................................................................... 77 5.1.1 Đánh giá về công tác quản lý lao động của xí nghiệp ......................... 77 5.1.2 Đánh giá tình hình kế toán, thanh toán tiền lương và các khoản trích theo Lương ........................................................................................................ 77 5.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại xí nghiệp .................................................................................... 78 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 80 6.1 Kết luận ............................................................................................... 80 6.2 Kiến nghị.............................................................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 82 PHỤ LỤC .................................................................................................. 83 Phụ luc 1 .................................................................................................... 83 Phụ lục 2 ................................................................................................... 93 Phụ lục 3 .................................................................................................... 98 8 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1 Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dụng từ giai đoạn 2014 trở về sau.............................................................................................................. 14 Bảng 3.1a: Bảng tóm tắt kết quả hoat động kinh doanh 2010-2013 ............ 47 Bảng 3.1b: Bảng tóm tắt kết quả hoat động kinh doanh giữa 3 niên độ ........... 2012-2014 .................................................................................................. 50 Bảng 4.1a: Cơ cấu lao động theo trình độ tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang ......................................................................................................... 54 Bảng 4.1b: Cơ cấu lao động theo giới tính tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang ......................................................................................................... 55 Bảng 4.1c: Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang ......................................................................................................... 56 Bảng 4.2a: Số liệu về các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí lương năm 2011 – 2012 ....................................................................................... 70 Bảng 4.2b: Các nhân tố ảnh hưởng tới tổng quỹ tiền lương năm 2011 -2012 ................................................................................................................... 71 Bảng 4.3a: Số liệu và các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí lương năm 2012 – 2013 ............................................................................................... 73 Bảng 4.3b: Các nhân tố ảnh hưởng tới tổng quỹ tiền lương năm 2012 – 2013 ................................................................................................................... 74 Bảng 4.4: Tỷ suất chi phí lương của doanh nghiệp ..................................... 76 9 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký chung ......................... 16 Hình 2.2 Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái ...................... 17 Hình 2.3 Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ....................... 18 Hình 2.4 Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký Chứng từ.................... 19 Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán Tài khoản 334 .................................................... 24 Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo tiền lương .......................... 27 Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán Tài khoản 335 .................................................... 29 Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy xí nghiệp ............................................................... 40 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ...................................................... 43 Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ ..................................... 45 Hình 4.1 Lưu đồ quy trình thanh toán tiền lương của công ty ..................... 66 Hình 4.2 Sơ đồ trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương ....... 68 10 DANH MỤC VIẾT TẮT BHXH :Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp QCĐ :Quỹ công đoàn TSCĐ: Tài sản cố định VLXD: Vật liệu xây dựng ĐBSCL: Đồng bằng song Cửu Long QLDN: Quản lý doanh nghiệp NSLĐBQ: Năng suất lao động bình quân TLBQ: Tiền lương bình quân 11 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Với cơ chế thị trường mở cửa ngày nay đã làm thúc đẩy sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung, doanh nghiệp muốn phát triển tốt thì cần có chiến lược kinh doanh hiệu quả. Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành sự phát triển của doanh nghiệp chính là con người. Con người có khả năng từ các vật thể tự nhiên có sẳn kết hợp với sự lao động chăm chỉ, cần cù và sự sáng tạo làm ra những sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và phần công sức mà người lao động bỏ ra được đền bù xứng đáng. Đó là số thù lao mà người sử dụng lao động trả cho nhân viên của mình để bù đắp lại hao phí sức lao đông mà họ đã bỏ ra trong quá trình lao động được gọi là tiền lương. Ngoài ra, người lao động còn đươc hưởng các khoản trợ cấp như: bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tiền thưởng ,... đảm bảo quyền lợi cho người lao động và cũng góp một phần trong chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, đối với mỗi doanh nghiệp nếu hạch toán đúng, hợp lý và tính đúng chi phí tiền lương cho người lao động, đồng thời thanh toán tiền lương đúng thời điểm sẽ kích thích khả năng sáng tạo tinh thần hăng say làm việc người lao động. Chí phí tiền lương là một trong những chi phí cấu thành nên giá thành của sản phẩm, nếu làm tốt khoản mục tiền lương sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý chi phí phát sinh một cách có hiệu quả và các thông tin cung cấp đáng tin cậy hơn. Góp phần mang lại sự chính xác cho các quyết định quản trị cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty. Từ đó thấy được kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp chiếm một vị trí vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhận thức được điều đó em đã chọn đề tài “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang” cho luận văn của mình với mong muốn được góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sao cho đúng với chế độ kế toán và điều kiện của công ty. 12 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang. Từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty Cổ phần vật tư Hậu Giang. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương . 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang. 1.3.2 Thời gian - Thời gian thu thập số liệu: từ 01/01/2011 đến 30/06/2014. - Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu: từ 08/2014 đến 11/2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang. 13 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Những vấn đề cơ bản về tiền lương 2.1.1.1 Khái niệm tiền lương và bản chất của tiền lương Khái niệm Tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động nhằm bù đắp lại hao phí sức lao động của họ đã bỏ ra trong quá trình lao động và nó cũng là một khoản chi phí sản xuất hình thành nên giá thành sản phẩm. Từ khái niệm trên cho thấy bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động. Tiền công là một tên gọi khác của tiền lương, gắn với các quan hệ thỏa thuận, mua bán sức lao động và thường sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các hợp đồng thuê lao động có thời hạn. Tiền công còn được hiểu là tiền trả cho một đơn vị lao động cung ứng, tiền trả theo khối lượng công việc được thực hiện phổ biến trong những thỏa thuận thuê nhân công trên thị trường tự do. Trên thực tế, cái mà người lao động yêu cầu không phải là một khối lượng tiền lương lớn, mà họ quan tâm đến khối lượng tư liệu sinh hoạt mà họ nhận được thông qua tiền lương. Vấn đề này liên quan đến hai khái niệm về tiền lương đó là: Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. Tiền lương danh nghĩa: là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào NSLĐ và hiệu quả làm việc của người lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc… ngay trong quá trình lao động. Tiền lương thực tế: được hiểu là số lượng các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của họ. Mối quan hệ giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa thể hiện qua công thức sau đây: 14 Tiền lương danh nghĩa Tiền lương thực tế = (2.1) (2.1) Chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng Tiền lương thực tế giúp chúng ta có thể so sánh mức sống giữa các loại lao động ở các vùng hay quốc gia khác nhau. Tiền lương thực tế là một chỉ số về mức sống dựa trên các dạng tiêu dùng của người lao động và gia đình họ. Liên quan đến tiền lương ở Việt nam còn có một số khái niệm như: Tiền lương cơ bản: Là tiền lương được chính thức ghi trong các hợp đồng lao động, các quyết định về lương hay qua các thỏa thuận chính thức. Tiền lương cơ bản phản ánh giá trị của sức lao động và tầm quan trọng của công việc mà người lao động đảm nhận. Trong khu vực Nhà nước Tiền lương cơ bản được xác định như sau: Tiền lương cơ bản = Tiền lương tối thiểu * Hệ số lương (2.2) Tiền lương tối thiểu: Là tiền lương trả cho lao động giản đơn nhất trong điều kiện bình thường của xã hội. Tiền lương tối thiểu được pháp luật bảo vệ và là nền tảng để xác định mức lương trả cho các loại lao động khác. Nó còn là công cụ để nhà nước quản lý và kiểm tra việc trao đổi mua bán sức lao động. Tiền lương tối thiểu còn nhằm điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế. Bản chất của tiền lương Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng người lao động. Để bù đắp phần hao phí lao động đó họ cần có một lượng nhất định các vật phẩm tiêu dùng cho nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại… và người sử dụng lao động phải đáp ứng nhu cầu đó đúng mức hao phí mà người lao động đã bỏ ra thông qua tiền lương. Do đó sức lao động có thể là hàng hoá phụ thuộc vào sự biến động cung cầu và chất lượng hàng hoá sức lao động trên thị trường tức là chịu sự chi phối của các quy luật giá trị đóng vai trò chủ đạo. Tiền lương đảm bảo cho người lao động có thể tái sản xuất lao động để họ có thể tham gia vào quá trình tái sản xuất tiếp theo. Vì vậy, tiền lương bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, để thu nhập là nguồn sống chủ yếu của bản thân người lao động và của gia đình họ. Việc trả lương cho người lao động không chỉ căn cứ vào hợp đồng mà căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của người lao động mà họ nhận được sau một thời gian lao động mà họ bỏ ra. 15 2.1.1.2 Chức năng của tiền lương • Chức năng tái sản xuất sức lao động Quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho người lao động thông qua tiền lương. Sức lao động là sản phẩm chủ yếu của xã hội, nó luôn luôn được hoàn thiện và phát triển nhờ thường xuyên được duy trì và khôi phục. Như vậy bản chất của tái sản xuất sức lao động nghĩa là đảm bảo cho người lao động có một số lượng tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể: - Duy trì và phát triển sức lao động của chính mình. - Sản xuất ra sức lao động mới. - Tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ để hình thành kỹ năng lao động, tăng cường chất lượng lao động. • Chức năng là đòn bẩy kinh tế Ở một mức độ nhất định thì tiền lương là một bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị và uy tín của người lao động trong gia đình, trong doanh nghiệp cũng như ngoài xã hội. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện công việc đánh giá năng lực và công sức của người lao động đối với sự phát triển của doanh nghiệp một cách đúng đắn, để tính tiền lương trở thành một công cụ quản lý khuyến khích người lao động nâng cao khả năng làm việc. • Chức năng là điều tiết lao động Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển cân đối giữa các ngành, nghề ở các vùng trên toàn quốc, nhà nước thường thông qua hệt thống thang bảng lương, các chế độ phụ cấp cho từng ngành nghề, từng vùng để làm công cụ điều tiết lao động. Nhờ đó tiền lương đã góp phần tạo ra một cơ cấu hợp lý tạo điều kiện cho sự phát triển của xã hội. • Chức năng thước đo hao phí lao động xã hội Khi tiền lương được trả cho người lao động ngang với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra trong quá trình thực hiện công việc thì xã hội có thể xác định chính xác hao phí lao động của toàn thể cộng đồng thông qua tổng quỹ lương cho toàn thể người lao động. Điều này có nghĩa trong công tác thống kê, giúp nhà nước hoạch định các chính sách điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo hợp lý thực tế luôn phù hợp với chính sách của nhà nước. • Chức năng công cụ quản lý nhà nước 16 Bộ luật lao động ra đời, trong đó có chế độ tiền lương, bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động đồng thời bảo vệ quyền lợi người lao động và lợi ích hợp pháp của người lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, tăng hiệu quả sử dụng và quản lý lao động. Với các chức năng trên ta có thể thấy tiền lương đóng một vai trò quan trọng việc thúc đẩy sản xuất và phát triển phát huy tính chủ động, sáng tạo của người lao động, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.1.1.3 Đặc điểm của tiền lương - Tiền lương là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, là vốn ứng trước và đây là khoản chi phí trong giá thành sản phẩm. - Đối với các nhà quản lý thì tiền lương là một trong những công cụ quản lý doanh nghiệp. - Tiền lương là một trong những tiền đề vật chất có khả năng tái tạo sức lao động trên cơ sở bù lại sức lao động đã hao phí, thông qua sự thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của người lao động. 2.1.1.4 Nguyên tắc tổ chức tiền lương Điều 90, chương VI về tiền lương của Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau: Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc và phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Áp dụng trả lương ngang nhau cho lao động cùng một đơn vị sản xuất kinh doanh, không phân biệt tuổi tác, dân tộc, giới tính. - Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương. - Đảm bảo mối tương quan hợp lý về tiền lương giữa những người làm nghề khác nhau trong lĩnh vực nền kinh tế quốc dân. 2.1.1.5 Phương pháp tính lương Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012 thì tiền lương trả cho người lao động được tính theo chế độ cấp bậc. Tiền lương cấp bậc là tiền lương áp dụng cho công nhân căn cứ trên số lượng và chất lượng lao động. 17 Theo chế độ này doanh nghiệp phải áp dụng hoặc vận dụng các thang lương, mức lương hiện hành của nhà nước. - Thang lương: là biểu hiện xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương theo rình tự và theo cấp bậc giữa các công nhân cùng nghề hoặc nhiều nghề giống nhau. Mỗi thang lương đều có hệ số cấp bậc và tỷ lệ tiền lương ở các cấp bậc khác nhau so với lương tối thiểu. - Mức lương: là lượng tiền trả cho người lao động cho một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng...) phù hợp với các cấp bậc trong thang lương. Thông thường nhà nước chỉ quy định mức lương bậc I hoặc mức lương tối thiểu với hệ số lương của cấp bậc tương ứng. - Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đó phải gì về mặt chuyên môn và phải làm được gì về mặt thực hành. Ngoài ra, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp được thực hiện chế độ tiền lương theo chức vụ thông qua các bảng lương chức vụ do nhà nước quy định. Bảng lương chức vụ quy định các nhóm chức vụ, bậc lương, hệ số lương và mức lương cơ bản. Theo quy định hiện hành tại Nghị định 66/2013/ NĐ-CP, mức lương tối chung áp dụng chính thức kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2013 là 1.150.00 đồng/người/ tháng. 2.1.2 Lao động 2.1.2.1 Khái niệm Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động. 2.1.2.2 Phân loại lao động Trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau thì việc phân loại lao động không giống nhau tùy thuộc vào yêu cầu quản lý lao động trong điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể phân chia lao động như sau: • Phân loại theo thời gian lao động: - Lao động thường xuyên: là lực lượng do doanh nghiệp quản lý và trực tiếp trả lương. 18 - Lao động thời vụ: là lực lượng làm tại doanh nghiệp do các ngành khác. • Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất: - Lao động trực tiếp: Là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay thực hiện các công việc nhiệm vụ nhất định. Trong lao động trực tiếp được phân loại như sau: Theo nội dung công việc: lao động sản xuất kinh doanh chính, lao động sản xuất kinh doanh phụ trợ, lao động phụ trợ khác. Theo năng lực và trình độ chuyên môn: Lao động có tay nghề cao, lao động có tài nghề trung bình, lao động phổ thong - Lao động gián tiếp: là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động gián tiếp được phân loại như sau: Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn: nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. Theo năng lực và trình độ chuyên môn: chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và nhân viên. 2.1.3 Hình thức trả lương Tùy từng tính chất công việc mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho mình các hình thức trả lương khác nhau. Nhưng tổng quan lại, doanh nghiệp thường áp dụng 2 hình thức trả lương chính đó là trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. 2.1.3.1 Hình thức trả lương theo thời gian Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian lao động, lương cấp bậc để tính lương cho công nhân viên. Hình thức này được áp dụng chủ yếu cho cán bộ công nhân viên chức, quản lý, y tế giáo dục, sản xuất trên dây chuyền tự động, trong đó có 2 loại: • Trả lương theo thời gian đơn giản. • Trả lương theo thời gian có thưởng. a) Trả lương theo thời gian đơn giản Đây là số tiền trả cho người lao động căn cứ vào bậc lương và thời gian thực tế làm việc không xét đến thái độ và kết quả lao động. 19 Lương tháng: Tiền lương trả cho người lao động theo thàng bậc quy định gồm lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có). Thường áp dụng cho nhân viên hành chính, quản lý và nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. Hệ số lương x Mức lương tối thiểu x Số ngày làm Tiền lương cơ bản = tháng Số ngày làm việc theo chế độ (2.3) việc thực tế Lương ngày: Trả cho người lao động căn cứ vào mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Lương ngày thường áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính lương cho người lao động trong những ngày hội họp, học tập hoặc làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH. Tiền lương tháng Lương ngày = (2.4) Số ngày làm việc theo chế độ Lương giờ: Được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày theo chế độ. Lương giờ thường được dùng làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ. Tiền lương ngày (2.5) Lương giờ = Số giờ làm việc theo chế độ b) Trả lương theo thời gian có thưởng Thực chất của chế độ này là sự kết hợp giữa việc trả lương theo thời gian đơn giản và tiền thưởng khi công nhân vượt mức những chỉ tiêu số lượng và chất lượng đã quy định. Hình thức này được áp dụng cho công nhân phụ (công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị) hoặc công nhân chính làm việc ở những nơi có trình độ cơ khí hoá, tự động hoá, công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng. Mức lương = Lương tính theo thời gian giản đơn + Tiền thưởng (2.6) Hình thức trả lương theo thời gian mặc dù đã tính đến thời gian làm việc thực tế song vẫn tồn tại nhiều hạn chế do nó chưa gắn liền với chất lượng và kết quả lao động. Vì vậy, các doanh nghiệp cần kết hợp các biện pháp khuyến khích vật chất, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật nhằm tạo điều kiện cho người lao động tự giác làm việc một cách có trách nhiệm và năng suất cao. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan