Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần happyco...

Tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần happyco

.PDF
56
1
126

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HAPPYCO Mã số: TR:2020-33/SKTC-SV Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Phương Trà My Đồng Nai, Tháng 04/2021 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HAPPYCO Mã số: TR:2020-33/SKTC-SV Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Phương Trà My Đồng Nai, Tháng 04/2021 2 DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA STT HỌ TÊN 1 Nguyễn Phương Trà My 2 Trần Thị Ngọc Ánh 3 Phạm Thị Hải Yến 4 Bùi Thị Lan Hương 5 ThS. Trần Thị Huyên ĐƠN VỊ VAI TRÒ Khoa Khoa học Sức Khỏe và Kế toán - Tài chính Khoa Khoa học Sức Khỏe và Kế toán - Tài chính Khoa Khoa học Sức Khỏe và Kế toán - Tài chính Khoa Khoa học Sức Khỏe và Kế toán - Tài chính Chủ nhiệm đề tài Khoa Khoa học Sức Khỏe và Kế toán - Tài chính Thành viên 3 Thành viên Thành viên Thành viên MỤC LỤC CHƯƠNG 1:MỞ ĐẦU...................................................................................................9 1.1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................9 1.2. Mục tiêu chọn đề tài .................................................................................................9 1.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................10 1.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 10 1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................10 1.6. Kết cấu đề tài ..........................................................................................................10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ................................................................................................ 11 2.1 Tiền lương ...............................................................................................................11 2.1.1 Khái niệm .............................................................................................................11 2.1.2 Ý nghĩa, nhiệm vụ và chức năng của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 11 2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương .................................................................11 21.4 Các nguyên tắc cơ bản trong tiền lương ................................................................ 11 2.1.5 Phân loại tiền lương ..............................................................................................12 2.2 Các hình thức trả lương và tính lương trong doanh nghiệp ....................................14 2.2.1 Trả lương theo thời gian .......................................................................................14 2.2.2 Khoán theo sản phẩm trực tiếp. ............................................................................15 2.2.3 Khoán theo khối lượng công việc.........................................................................16 2.2.4 Hình thức trả lương hỗn hợp ................................................................................16 2.2.5 Các hình thức đãi ngộ khác ngoài lương ..............................................................17 2.3 Quỹ tiền lương, Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ , BHTN, Thuế TNCN ......................17 2.3.1 Quỹ tiền lương ......................................................................................................17 2.3.2 Quỹ BHXH ...........................................................................................................17 2.3.3 Qũy BHYT ...........................................................................................................18 2.3.4 Kinh Phí Công Đoàn ............................................................................................18 2.3.5 Quỹ BHTN ...........................................................................................................18 2.3.5.1 Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp .................................................................18 2.3.5.2 Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp ........................................19 2.3.5.3 Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng.......................................................19 4 2.3.6 Thuế TNCN ..........................................................................................................20 2.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương..................................................21 2.4.1 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương................................ 21 2.4.2 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương ................................ 21 2.4.2.1 Chứng từ sử dụng ..............................................................................................21 2.4.2.2 Tài khoản sử dụng .............................................................................................22 2.4.3 Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép .............................................................23 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HAPPYCO ................................ 24 3.1 Tổng quan về công ty .............................................................................................24 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................................24 3.1.2 Đặc điểm về lao động, công tác quản lý lao động, công tác chi trả lương trong công ty ...........................................................................................................................31 3.1.3 Đánh giá khái quát tình hình của công ty .............................................................31 3.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán .......................................................................................31 3.1.5 Nội dung công tác kế toán tại công ty ..................................................................31 3.2. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Happyco ...........................................................................................................32 3.2.1 Quy định về cách chấm công, cách tính lương của công ty .................................32 3.2.2 Kế toán tiền lương tại công ty ..............................................................................34 3.2.2.1 Chứng từ sử dụng ..............................................................................................34 3.2.2.2 Tài khoản sử dụng .............................................................................................38 3.2.2.3 Hạch toán ...........................................................................................................39 3.2.2.4 sổ sách kế toán ...................................................................................................41 3.2.3 Kế toán các khoản trích theo lương ......................................................................44 3.2.3.1 Chứng Từ sử dụng .............................................................................................44 3.2.3.2 Tài khoản sử dụng .............................................................................................46 3.2.3.3 Hạch toán ...........................................................................................................46 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 54 3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty ......................................................54 3.2 Kiến nghị .................................................................................................................55 3.2.1 Về công tác kế toán nói chung .............................................................................55 5 3.2.2 Về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty ..........56 KẾT LUẬN ...................................................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................58 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ : Kinh phí công đoàn TSCĐ : Tài sản cố định XDCB : Xây dựng cơ bản DN : Doanh nghiệp BH : Bán hàng QLDN : Quản lý doanh nghiệp CNV : Công nhân viên TK : Tài khoản 7 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG (dùng cho Báo cáo tổng kết đề tài) 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần HappyCo - Mã số: TR:2020-33/SKTC-SV - Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Phương Trà My - Điện thoại: 0812347222 - Email: [email protected] - Đơn vị quản lý về chuyên môn (Khoa, Tổ bộ môn): Khoa Khoa học Sức Khỏe và Kế toán - Tài chính - Thời gian thực hiện: Từ tháng 09/2020 đến tháng 01/2021 2. Mục tiêu: Đề tài thực hiện nhằm mục đích chắt lọc và hoàn thiện cơ sở lý thuyết có liên quan và phù hợp với công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp. 3. Nội dung chính: Nội dung đề tài bao gồm 4 chương  Chương 1. Mở đầu  Chương 2. Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương  Chương 3. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Happyco  Chương 4. Nhận xét và kiến nghị 4. Kết quả chính đạt được (khoa học, đào tạo, kinh tế-xã hội, ứng dụng, ...) Triển khai hoạt động nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để giúp công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Happyco được hoàn thiện hơn. 8 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Với cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay thì tiền lương là một trong những vấn đề quan trọng vì đó chính là khoản thù lao cho công lao của người lao động. Trong doanh nghiệp lao động là yếu tố cơ bản quyết định quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, thường xuyên thì chúng ta phải tái tạo sức lao động hay ta phải trả thù lao cho người lao động trong thời gian mà họ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động tương ứng với thời gian chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Tiền lương chính là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Ngoài ra, người lao động còn được hưởng một số thu nhập khác như: trợ cấp, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng. Đối với doanh nghiệp thì chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động, thanh toán tiền lương và các khoản trích đúng thù lao của người lao động, thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương kịp thời sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời gian và chất lượng lao động. Từ đó, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sau khi thấy được tầm quan trọng của tiền lương và các khoản trích theo lương em đã tìm hiểu: "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty CP Happyco" để làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu chọn đề tài Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về cách tính lương của doanh nghiệp, hiểu biết them về bộ phận bán hàng tại Công Ty nhằm đưa ra những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong tổ chức kế toán tại công ty. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác bán hàng và xác định kết qủa kinh doanh tại Công Ty nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định quản lý, kinh doanh kịp thời, tối ưu và có hiệu quả. 9 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về cách tính lương của bộ phận bán hang, bộ phận phòng kế toán, các chi phí phát sinh trong kỳ kế toán… để tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các rủi ro liên quan đến Công ty. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Các số liệu kế toán tại công ty trong thời gian 2016-2017. Không gian: Tại phòng kế toán tại Công ty. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định tính: - Là hướng tiếp cận nhằm thăm dò, mô tả và giải thích dựa vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ thúc đẩy, dự tính, hành vi, thái độ. - Phương pháp này giúp hướng chúng ta đến việc xây dựng giả thuyết và các giải thích. Phương pháp định lượng: - Là tiếp cận định lượng xem xét hiện tượng theo cách có thể đo lường được trên các đối tượng nghiên cứu và thường được áp dụng đối với các hiện tượng có thể được diễn tả/ quy đổi bằng số. - Phương pháp này thường gắn liền với việc kiểm định (lý thuyết) dựa vào phương pháp suy diễn. Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác nhau để lượng hóa, đo lường và phản ánh, diễn giải các mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau 1.6. Kết cấu đề tài Chương 1: Mở đầu Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Chương 3: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Happyco Chương 4: Nhận xét và kiến nghị 10 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 2.1 Tiền lương 2.1.1 Khái niệm Tiền lương là giá cả của lao động, được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội biểu hiện bằng tiền được trả cho người lao động dựa trên số lượng và chất lượng lao động của mọi người dùng để bù đắp lại hao phí lao động của họ và nó là một vấn đề thiết thực đối với cán bộ công nhân viên. Tiền lương được quy định một cách đúng đắn, là yếu tố kích thích sản xuất mạnh mẽ, nó kích thích người lao động ra sức sản xuất và làm việc, nâng cao trình độ tay nghề, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động. Người lao động sau khi sử dụng sức lao động tạo ra sản phẩm thì được trả một số tiền công nhất định. Xét về hiện tượng ta thấy sức lao động được đem trao đổi để lấy tiền công. Vậy có thể coi sức lao động là hàng hoá, một loại hàng hoá đặc biệt. Và tiền lương chính là giá cả của hàng hoá đặc biệt đó, hàng hoá sức lao động. Vì hàng hoá sức lao động cần được đem ra trao đổi trên thị trường lao động trên cơ sở thoả thuận giữa người mua với người bán, chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cung cầu. Mặt khác giá tiền công có biến động như thế nào thì cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu để người lao động có thể tồn tại và tiếp tục lao động. 2.1.2 Ý nghĩa, nhiệm vụ và chức năng của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Tiền lương là yếu tố cơ bản để quyêt định thu nhập tăng hay giảm của người lao động, quyết định mức sống vật chất của người lao động làm công ăn lương trong doanh nghiệp. Vì vậy để có thể trả lương một cách công bằng chính xác, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì mới tạo ra sự kích thích, sự quan tâm đúng đắn của người lao động đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Có thể nói hạch toán chính xác đúng đắn tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để kích thích các nhân tố 11 tích cực trong mỗi con người, phát huy tài năng, sáng kiến, tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình của người lao động tạo thành động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế. Tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ là nguồn thu nhập chính, thường xuyên của người lao động, đảm bảo tái sản xuất và mở rộng sức lao động. Ngoài tiền lương người lao động còn được trợ cấp các khoản phụ cấp, trợ cấp BHXH, BHYT ... các khoản này cũng góp phần trợ giúp, động viên người lao động và tăng thêm cho họ trong các trường hợp khó khăn tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động. Trong trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, đó là khoản trợ cấp nhằm giảm bớt khó khăn hay tử tuất... sẽ được hưởng khoản trợ cấp nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, đó là khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội. BHXH chính là các khoản tính vào chi phí để hình thành lên quỹ BHXH, sử dụng để chi trả cho người lao động trong những trường hợp tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động. Khoản chi trợ cấp BHXH cho người lao động khi bị ốm đau, thai sản, tại nạn lao động .. được tính trên cơ sở lương, chất lượng lao động và thời gian mà người lao động đã cống hiến cho xã hội trước đó. Nhằm xã hội hoá việc khám chữa bệnh, người lao động còn được hưởng chế độ khám chữa bệnh không mất tiền bao gồm các khoản chi về viện phí, thuốc men, khi bị ốm đau. Điều kiện để người lao động khám chữa bệnh không mất tiền là người lao động phải có thẻ bảo hiểm y tế. Thẻ BHYT được mua từ tiền trích BHYT. Đây là chế độ chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Ngoài ra để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn được thành lập theo luật công đoàn, doanh nghiệp phải trích theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 2.1.5 Phân loại tiền lương a. Phân loại theo hình thức trả lương - Tiền lương theo thời gian ngày, tháng, giờ: Tiền lương theo tháng là khoản tiền lương trả cố định theo định kì hàng tháng cho người làm cố định được quy định trong hợp đồng, tháng lương, bậc lương cơ bản do nhà nước quy định. Tiền lương ngày là khoản tiền lương trả cho một ngày làm việc 12 và được xác định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo chế độ. Tiền lương giờ là tiền lương trả cho một người làm việc và tính bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày. - Tiền lương theo sản phẩm: Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp là khoản tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp cho sản phẩm người lao động đã hoàn thành theo đúng quy cách, kích cỡ, chất lượng và đơn giá tiền lương theo sản phẩm đã được quy định. Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp là khoản tiền lương trả cho người lao động ở bộ phận điều khiển các loại thiết bị, máy móc hoặc vận chuyển các nguyên vật liệu hay thành phẩm. Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng có phạt là khoản tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp, ngoài ra sẽ được thưởng thêm nếu chất lượng tốt, năng suất cao và tối ưu được khoản chi phí như: vật tư, nhiên liệu,...và sẽ bị phạt khi vi phạm các lỗi theo các quy định của công ty. - Tiền lương theo sản phẩm lúy tiến: Chế độ này áp dụng hai loại đơn giá để trả cho những sản phẩm thực tế đã hoàn thành và đơn giá lũy tiến dùng để tính trả cho những sản phẩm vượt mức - Tiền lương khoán theo khối lượng công việc: Được áp dụng cho những công việc nếu giao từng chi tiết bộ phận sẽ không có lợi, mà phải giao toàn bộ khối lượng cho công nhân(nhóm công nhân) hoàn thành trong một thời gian nhất định, chế độ này áp dụng cho cả cá nhân và tập thể. b. Phân loại theo tính chất lương: Tiền lương được chia thành hai loại - Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian trực tiếp làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất lương. - Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng chế độ được hưởng lương quy định như: nghỉ phép, hội họp, lễ, tết, ngừng sản xuất. c. Phân loại theo chức năng tiền lương Theo cách phân loại này tiền lương được chia thành hai loại: 13 - Tiền lương trực tiếp: là tiền lương trả cho người lao động trực tiếp sản xuất hay cung ứng dịch vụ - Tiền lương gián tiếp: là tiền lương trả cho người lao động tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. d. Đối tượng trả lương Được chia thành 3 loại: - Tiền lương sản xuất: là tiền lương trả cho các đối tượng thực hiện chức năng sản xuất. - Tiền lương bán hàng: là tiền lương trả cho các đối tượng thực hiện chức năng bán hàng. - Tiền lương quản lý: là tiền lương trả cho các đối tượng thực hiện chức năng quản lý. 2.2 Các hình thức trả lương và tính lương trong doanh nghiệp 2.2.1 Trả lương theo thời gian Khái niệm: Trả công theo thời gian là việc trả công dựa vào thời gian lao động thực tế của người lao động. Trong hình thức trả công theo thời gian , tiền công của người lao động được tính toán dựa trên cơ sở mức tiền công đã được xác định cho công việc và số đơn vị thời gian làm việc, với điều kiện họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc tối thiểu đã được xây dựng từ trước. a. Cách tính lương theo thời gian Thời gian tính và trả lương có thể theo tháng, ngày hay giờ nhưng DN hiện nay chủ yếu tính và trả lương theo tháng. Cách tính 1: Lương tháng = (lương + phụ cấp nếu có) / ngày công chính xác của tháng * số ngày làm việc thực tế Người lao động nghỉ bao nhiêu ngày thì bị trừ số lương tương ứng với số ngày nghỉ không hưởng lương theo công thức: Lương bị trừ khi nghỉ không lương = Lương tháng – lương tháng / ngày công chính xác của tháng * số ngày nghỉ không lương Cách tính 2: Lương tháng = (lương + phụ cấp nếu có) / 26 * số ngày làm việc thực tế 14 Ở cả 2 cách tính lương tháng ở trên chỉ khác nhau ở số ngày công chính xác của tháng hoặc cố định 1 ngày ở tất cả các tháng tính lương. Ví dụ: ở công thức 1 nếu tính lương cho tháng 1 thì số ngày công chính xác là 27 (trừ 4 ngày chủ nhật), còn tháng 2 thì số ngày công chính xác của tháng là 24 ngày (trử 4 ngày chủ nhật). Còn cố định ở công thức 2 thì luôn lấy con số 26 làm số ngày công chuẩn trong tháng. Người lao động sẽ cân nhắc nên nghỉ tháng nào để tiền lương của họ ít ảnh hưởng nhất. Ví dụ: nghỉ 2 ngày trong tháng 1 thì trong công thức sẽ nhân với con số 25, còn nghỉ 2 ngày trong tháng 2 thì trong công thức sẽ nhân với con số 22. Ví dụ: Tháng 1/N có 31 ngày, nghỉ 4 ngày chủ nhật, 27 ngày đi làm, Doanh nghiệp trả lương cho công nhân A là 5 triệu đồng (nếu đi làm đủ 27 ngày) Nếu tính lương theo cách 1: Lương tháng = 5.000.000/27*27 = 5.000.000 Nếu tính lương theo cách 2: Lương tháng = 5.000.000/26*27 = 5.192.308 Hai cách tính này có cho 2 kết quả khác nhau nếu giả sử các yếu tố tính lương giống nhau. Vì vậy, Doanh nghiệp tính lương cho người lao động theo cách nào thì phải ghi rõ trên hợp đồng lao động hoặc quy chế lương, thưởng của Doanh nghiệp. b. Trả lương theo sản phẩm Đây là hình thức trả lương phổ biến ở các doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo số lượng cũng như chất lượng sản phẩm hoặc theo công việc đã hoàn thành. Hình thức này nhằm khuyến khích người lao động làm việc thế nào cho hiệu quả, nâng cao năng suất lao động cho Doanh nghiệp thì mới được hưởng nhiều lương. Lương sản phẩm = Sản lượng SP * đơn giá SP c.Trả lương khoán Là hình thức trả lương theo mức độ hoàn thành công việc của khối lượng công việc được giao. Lương khoán = Mức lương khoán *% hoàn thành công việc 2.2.2 Khoán theo sản phẩm trực tiếp. Đối tượng áp dụng: Chế độ trả lương khoán áp dụng cho những công việc được giao khoán cho công nhân . chế độ này được thực hiện khá phổ trong ngành nông nghiệp , xây dựng 15 cơ bản và một số ngành khác khi công nhân làm các công việc mang tính đột xuất không thể định mức công việc một cách ổn định Đơn giá giao khoán có thể được tính theo đơn vị cần hoàn thành như hoàn thành một số lượng doanh thu , lợi nhuận bán hàng đã ghi trong phiếu giao khoán. Nếu đối tượng giao khoán là tập thể , tổ nhóm thì tiền công nhận được sẽ sẽ phân phối cho công nhân trong tổ nhóm giống như chế độ tiền công theo sản phẩm tập thể. 2.2.3 Khoán theo khối lượng công việc Là hình thức trả lương khi người lao động hoàn thành một khối lượng công việc theo đúng chất lượng được giao Lương = Mức lương khoán X tỷ lệ % hoàn thành công việc 2.2.4 Hình thức trả lương hỗn hợp Đây là hình thức kết hợp giữa trả lương theo thời gian với hình thức trả lương theo sản phẩm. Áp dụng hình thức trả lương này tiền lương của người lao động được chia thành hai loại: - Một bộ phận cứng: bộ phận này tương đối ổn định nhằm đảm bảo mức thu nhập tối thiểu cho người lao động. Ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ. Bộ phận này sẽ được quy định theo bậc lương cơ bản và ngày công cơ bản và ngày công làm việc của người lao động trong mỗi tháng. - Bộ phận thứ hai là bộ phận biến động: Tùy thuộc vào năng xuất, chất lượng và hiệu quả lao động của từng cá nhân người lao động và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hình thức trả lương hỗn hợp này hiện nay thường được áp dụng cho các doanh nghiệp thương mại.Theo hình thức trả lương này quỹ lương được tính như sau: Quỹ tiền lương phải trả = Thu nhập tính lương thực tế x Đơn giá tiền lương Đơn giá tiền lương = Tổng quỹ tiền lương kế hoạch Thu nhập tính lương kế hoạch Thu nhập tính lương kế hoạch = (Tổng doanh thu/ Kế hoạch) - (Tổng chi phí vật chất / Ngoài lương kế hoạch) Trên đây là các hình thức trả lương mà các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng. Nhận thức và hiểu rõ bản chất của tiền lương – kết hợp và hoàn thiện các hình 16 thức trả lương sẽ tạo động lực kinh tế mạnh mẽ thúc đẩy người lao động tang năng xuất lao động, quan tâm đến công việc, đạt hiệu quả cao, đảm bảo lợi ích cá nhân, tập thể cũng như toàn doanh nghiệp. 2.2.5 Các hình thức đãi ngộ khác ngoài lương Ngoài các khoản lương mà người lao động được nhận họ còn nhận được nhận một số đãi ngộ như: Tiền thưởng cho những ngày lễ lớn của đất nước, tiền thưởng quý, tiền thưởng cuối năm. Tổ chức đi tham quan, nghỉ mát cho người lao động Kiểm tra khám sức khoẻ định kỳ … 2.3 Quỹ tiền lương, Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ , BHTN, Thuế TNCN 2.3.1 Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Thành phần quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản như lương thời gian( tháng, ngày ,giờ), lương sản phẩm, phụ cấp ( cấp bậc, khu vực, chức vụ… ).Quỹ tiền lương bao gồm nhiều loại và có thể phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu như phân theo chức năng của lao động, phân theo hiệu quả của tiền lương. 2.3.2 Quỹ BHXH Theo chế độ hiện hành, quỹ BHXH được tính theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán. Trong đó, 17% người sử dụng lao động phải nộp và khoản này tính vào chi phí kinh doanh, còn 8% do người lao động trực tiếp đóng góp (trừ trực tiếp vào lương). Chi của quỹ BHXH cho người lao động theo chế độ căn cứ vào: +Mức lương ngày của người lao động +Thời gian nghỉ (có chứng từ hợp lệ) +Tỷ lệ trợ cấp BHXH. Trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện để sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn, bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác như ốm đau, tai nạn, tuổi già mất sức lao động... 17 nhưng những nhu cầu cần thiết của cuộc sống không những mất đi hay giảm đi mà thậm chí còn tăng lên, xuất hiện thêm những nhu cầu mới (khi ốm đau cần chữa bệnh...). Vì vậy, quỹ BHXH sẽ giải quyết được vấn đề này. 2.3.3 Qũy BHYT Quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích 4.5% trên số thu nhập của người lao động; trong đó người sử dụng lao động phải chịu 3%, khoản này được tính vào chi phí kinh doanh, người lao động trực tiếp nộp 1.5% (trừ vào thu nhập). Quỹ BHYT do Nhà nước tổ chức, giao cho một cơ quan là cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để tăng cường chất lượng trong việc khám chữa bệnh. Vì vậy, khi tính được mức trích BHYT, các nhà doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT. Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang…cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. 2.3.4 Kinh Phí Công Đoàn Là nguồn kinh phí mà hàng tháng, doanh nghiệp đã trích theo một tỉ lệ quy định với tổng số quỹ tiền lương tiền công và phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp độc hại, phụ cấp thâm niên…) thực tế phải trả cho người lao động- kể cả lao động hợp đồng tính vào chi phí kinh doanh để hình thành chi phí công đoàn. Tỷ lệ kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2% 2.3.5 Quỹ BHTN 2.3.5.1 Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp Chấm dứt hộp đồng lao động , trừ các trường hợp sau đây: - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động , hợp đồng làm việc trái pháp luật - Hưởng lương hưu , trợ cấp mất sức lao động hằng tháng . - Đã đóng BHTN từ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hộp đồng lao động (đối với các hợp đồng lao động xác định và không xác định thời hạn) 18 - Đã đóng bảo hiểm BHTN từ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động (đối với các hợp đồng lao động từ 3 tháng đến dưới 12 tháng ) - Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm. - Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày , kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN , trừ các trường hợp sau đây . - Thực hiện nghĩa vụ quân sự , nghĩa vụ công an - Đi học tập có thời hạn từ 12 tháng trở lên - Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù - Ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng - chết. - Tổ chức BHXH thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trợ cấp thất nghiệp. 2.3.5.2 Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp - Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền trước khi thất nghiệp - Nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định. Hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp động lao động. - Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. - Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp 2.3.5.3 Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng= Mức lương bình quân của 6 tháng liền kề có đóng BHTN trước khi thất nghiệp X 60% 19 Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A giao kết hợp đồng lao dộng có thời hạn 24 tháng với công ty C với mức lương như sau: - Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016 là 3.000.000 đồng/ tháng. - Từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2017 là 6.000.000 đồng/ tháng. - Tuy nhiên từ ngày 29/04/2017 đến ngày 29/09/2017, bà A nghỉ hưởng chế độ thai sản. Sau đó do điều kiện hoàn cảnh khó khăn nên bà không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động vì vậy bà A đã làm đơn xin nghỉ việc theo quy định của luật lao động và ngày 30/9/2017 công ty C ban hành quyết định nghỉ việc cho bà C , quyết định có hiệu lực kể từ ngày kí. -> Như vậy, mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà C là bình quân của 6 tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc mà có đóng bảo hiểm thất nghiệp. -> Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của bà C là (3.000.000 đồng X 2 Tháng + 6.000.000 đồng X 4 tháng)/6 X 60% = 3.000.000 đồng/ tháng. 2.3.6 Thuế TNCN - Căn cứ để tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh là: Thu nhập tính thuế, thuế suất và được tính theo biểu lũy tiến từng phần. - Các trường hợp tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu lũy tiến từng phần gồm: hợp đồng lao động > 3 tháng (kể cả trường hợp kí hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi, những cá nhân kí hợp đồng > 3 tháng nhưng nghỉ việc trước khi kết thúc hợp đồng lao động) - Thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân là thời điểm chi trả(ví dụ: trả lương tháng 12 năm 2017 vào ngày 05/01/2018 thì tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 01/02/2018. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân như sau: Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất TRONG ĐÓ: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ * Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế Đối với người nộp thuế: 9.000.000 đồng/ tháng, 108 triệu đồng/ năm Đối với mỗi người phụ thuộc là: 3.600.000 đồng/ tháng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan