Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty tnhh kiên long...

Tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty tnhh kiên long

.DOC
45
154
123

Mô tả:

MỤC LỤC Trang PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TM-DV BẢO VỆ KIÊN LONG I. II. III. KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1. Mục tiêu thành lập công ty 2. Hồ sơ pháp lý 3. Chức năng thành lập công ty CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY TNHH TM-DV KIÊN LONG 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty 1.1 Sơ đồ 1.2 Chức năng 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 2.1 Sơ đồ bộ máy kế toán 2.1.1 Về phòng kế toán tài vụ của công ty 2.1.2 Về mặt hạch toán 2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 3. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 3.1 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty 3.2 Tổ chức luân chuyển chứng từ 3.3 Hệ thống tài khoản 3.4 Hệ thống chứng từ, sổ sách 3.5 Hệ thống báo cáo tài chính 4. Các phương pháp kế toán 1 1 1 2 2 2 2 2 3 6 6 6 6 6 9 9 10 10 11 11 11 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG I. II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1. Khái niệm kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG 1. Tiền lương theo thời gian 2. Các hình thức tiền lương theo thời gian 12 12 12 13 13 14 2.1 Tiền lương theo thời gian giản đơn 2.2 Tiền lương theo thời gian có thưởng 3. Tiền lương theo sản phẩm 4. Quỹ tiền lương 5. Các khoản trích theo lương III. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG 1. Khái niệm 2. Nội dung và phương pháp hạch toán 14 14 14 14 15 16 16 16 PHẦN III: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY I. II. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG 1. Thu nhận kiểm tra chứng từ và trình tự luân chuyển 1.1 Bảng chấm công 1.2 Bảng thanh toán tiền lương 2. Sổ sách kế toán 3. Tài khoản sử dụng 3.1 Nội dung 3.2 Kết cấu tài khoản 4. Sơ đồ hạch toán tiền lương 5. Quy trình hạch toán 6. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh KẾ TOÁN BHXH, BHYT, KPCĐ 1. Chứng từ ban đầu và trình tự luân chuyển 2. Sổ sách kế toán 3. Tài khoản sử dụng 3.1 Nội dung 3.2 Kết cấu tài khoản 4. Sơ đồ hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương 5. Quy trình hạch toán 6. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 19 19 19 19 19 20 20 20 21 21 22 25 25 25 25 25 26 26 27 27 PHẦN IV: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ I. II. NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ 36 36 KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU  Hiện nay nền kinh tế Việt Nam hòa nhập cùng nền kinh tế thế giới, các ngành thương mại và dịch vụ phát triển ngày càng lớn mạnh. Trong mọi chế độ xã hội tất cả các hoạt động để tạo ra của cải vật chất đều cần có tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Trong đó, sức lao động có tính chất quyết định. Có thể nói quá trình lao động là quá trình công nhân dùng trí tuệ và sức lực của mình để làm việc. Họ được bù đắp để tái sản xuất lao động hao phí mà họ đã bỏ ra, phần bù đắp đó chính là tiền lương. Trong giai đoạn hiện nay việc đảm bảo lợi ích cá nhân người lao động là một động lực cơ bản trực tiếp khuyến khích mọi người đem hết khả năng nổ lực phấn đấu sáng tạo trong sản xuất, là yếu tố quyết định sẽ thúc đẩy hay kìm hãm thậm chí làm tha hóa con người đó chính là vấn đề tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động. Qua đó có thể thấy tiền lương là một nhân tố rất quan trọng nó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì thế việc tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp hiện nay rất quan trọng. Hiểu được vai trò kế toán tiền lương trong công ty nên em đã chọn đề tài: “KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG” tại Công Ty TNHH TM-DV BẢO VỆ KIÊN LONG. Đề tài gồm 4 phần, cụ thể:  Phần I: Giới thiệu chung về Công Ty TNHH TM – DV BẢO VỆ KIÊN LONG  Phần II: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương  Phần III: Thực trạng công tác kế toán tiền lương tại công ty  Phần IV: Một số nhận xét – kiến nghị PHỤ LỤC  Tổng kết lương năm 2010  Bảng lương tổng hợp kỳ I tháng 12/2010           Bảng lương tạm ứng kỳ I tháng 12/2010 (N.V Văn Phòng) Bảng lương tạm ứng kỳ I tháng 12/2010 (N.V Phòng Nghiệp Vụ) Bảng lương tạm ứng kỳ I tháng 12/2010 (N.V Bộ phận GT (Bảo Vệ)) Bảng lương tạm ứng kỳ I tháng 12/2010 (N.V CT Bách Tùng) Bảng lương tạm ứng kỳ I tháng 12/2010 (N.V CT Kiến Hoa) Bảng lương tạm ứng kỳ I tháng 12/2010 (N.V Vàng Bạc Đá Quý SJC) Bảng lương tạm ứng kỳ I tháng 12/2010 (N.V VB ĐQ SJC Phú Lâm) Bảng lương tạm ứng kỳ I tháng 12/2010 (N.V Nốt Nhạc Vui) Bảng lương tạm ứng kỳ I tháng 12/2010 (N.V CT KONDO) Bảng lương tạm ứng kỳ I tháng 12/2010 (N.V BAR ECHO) Bảng lương tổng hợp kỳ II tháng 12/2010            Bảng lương kỳ II tháng 12/2010 (N.V Văn Phòng) Bảng lương kỳ II tháng 12/2010 (N.V Phòng Nghiệp Vụ) Bảng lương kỳ II tháng 12/2010 (N.V Bộ phận GT (Bảo Vệ)) Bảng lương kỳ II tháng 12/2010 (N.V CT Bách Tùng) Bảng lương kỳ II tháng 12/2010 (N.V CT Kiến Hoa) Bảng lương kỳ II tháng 12/2010 (N.V Vàng Bạc Đá Quý SJC) Bảng lương kỳ II tháng 12/2010 (N.V VB ĐQ SJC Phú Lâm) Bảng lương kỳ II tháng 12/2010 (N.V Nốt Nhạc Vui) Bảng lương kỳ II tháng 12/2010 (N.V CT KONDO) Bảng lương kỳ II tháng 12/2010 (N.V BAR ECHO)  Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp  Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh  Bảng tổng hợp thanh toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà Nước năm 2010  Bảng kê khai tổng hợp nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà Nước năm 2010  Bảng liệt kê tình hình nộp thuế  Bảng cân đối kế toán  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh  Lưu chuyển tiền tệ  Bảng thuyết minh báo cáo tài chính PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TM-DV BẢO VỆ KIÊN LONG I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1. Mục tiêu thành lập Công ty: Vào cuối thập niên chín mươi, đất nước Việt Nam có nhiều biến động cũng như ảnh hưởng đến những biến động của các nước trong khu vực về mặt kinh tế. Nắm bắt được nhu cầu trong xu thế phát triển kinh tế hiện nay, đất nước tiếp tục đổi mới theo hướng Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa, mở cửa hội nhập nên đã giành được nhiều thành tựu rất to lớn, đáng tự hào. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, song bên cạnh đó các nhà đầu tư luôn đặt vấn đề an toàn tài sản lên hàng đầu nên việc tiết kiệm chi phí đầu tư về công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh là vô cùng cần thiết. Vì thế sự ra đời của Công ty TNHH TM-DV BẢO VỆ KIÊN LONG là một tất yếu. Công ty TNHH TM-DV BẢO VỆ KIÊN LONG ra đời với mục đích dùng nguồn vốn huy động từ các cổ đông thành lập công ty để tìm kiếm lợi nhuận đồng thời tạo nguồn thu nhập lâu dài và ổn định cho cán bộ nhân viên đang làm việc cho công ty. Công ty TNHH TM-DV BẢO VỆ KIÊN LONG sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, đảm bảo lợi ích cho công ty và khách hàng. Công ty TNHH TM-DV BẢO VỆ KIÊN LONG có đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã từng công tác lâu năm trong ngành công an, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ an ninh trật tự, lực lượng nhân viên bảo vệ được đào tạo huấn luyện tinh nhuệ, bài bản theo giáo án chuyên ngành, có phương án bảo vệ an toàn nhất cho đủ các loại hình dịch vụ bảo vệ - vệ sĩ nam - nữ chuyên nghiệp theo yêu cầu. Nhằm từng bước đưa công tác quản lý, điều hành đi vào nề nếp và ổn định. Đảm bảo tính khoa học và chặt chẽ trong việc quản lý và điều hành hoạt động theo những định hướng và mục tiêu chung của công ty. 2. Hồ sơ pháp lý: Tên đăng ký : CÔNG TY TNHH TM-DV BẢO VỆ KIÊN LONG Tên giao dịch: KIEN LONG SECURITY COMPANY LIMITED Tên viết tắt : KIEN LONG SECURITY CO., LTD Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH có hai thành viên trở lên số: 4102038039. Đăng ký lần đầu ngày 31 tháng 03 năm 2006. Công An TP. Hồ Chí Minh – Phòng Cảnh Sát QLHC về TTXH cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để kinh doanh dịch vụ bảo vệ ngày 24 tháng 03 năm 2006. Hoạt động theo Luật doanh nghiệp của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Điều lệ công ty. Vốn điều lệ : 1.000.000.000 Trụ sở giao dịch : 195 Cô Giang, P. Cô Giang, Q1, TPHCM Điện thoại : (08) 38368420 E-mail : [email protected] 3. Chức năng thành lập công ty: Ngành nghề kinh doanh:  Hoạt động của các câu lạc bộ võ thuật  Dịch vụ bảo vệ  Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô  Quảng cáo thương mại  Đào tạo dạy nghề II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY  Kinh doanh các dịch vụ bảo vệ, nhận hợp đồng khách hàng về bảo vệ tài sản, bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ luân chuyển các hàng hóa đặc biệt, quý hiếm.  Mỗi hợp đồng được ký kết được gọi là một mục tiêu.  Đội ngũ nhân viên bảo vệ được học tập, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn, rèn luyện tính tự giác có trách nhiệm cao trong công việc, kịp thời phản ứng xử lý tình huống khi có xảy ra sự cố bất ngờ. III. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY TNHH TM-DV BẢO VỆ KIÊN LONG 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty 1.1 Sơ đồ GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG NGHIỆP VỤ 1.2 Chức năng Giám Đốc Là người lãnh đạo cao nhất, là người đại diện theo pháp luật của công ty do các thành viên góp vốn của công ty bầu nên, là người đại diện cho toàn công ty. Giám Đốc có các quyền hạn như sau:  Tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về toàn bộ tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty trước HĐTV, pháp luật.  Phụ trách chung cho toàn bộ hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm chính về mặt pháp lý.  Ra quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trưởng phòng và phó phòng các bộ phận.  Đại diện công ty để ký kết các hợp đồng kinh tế, dịch vụ với sự tham mưu, đề xuất của bộ phận kế hoạch nghiệp vụ hoặc của lãnh đạo các bộ phận, phòng ban khác.  Xử lý các công việc hằng ngày trong công ty, ký các báo cáo, văn bản, chứng từ của cấp dưới trình lên.  Ra quyết định tuyển dụng, kỷ luật và cho thôi việc nhân viên công ty.  Tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh cho HĐTV.  Nhân danh công ty trong các quan hệ với cơ quan Nhà nước quản lý, cơ quan pháp luật trong phạm vi quyền hạn quy định hoặc được HĐTV ủy quyền. Xét duyệt và ký bảng lương hàng tháng. Phòng Kinh Doanh  Lập kế hoạch kinh doanh cho bộ phận dịch vụ bảo vệ đem lại hiệu quả cao.  Quản lý điều hành, phân công khu vực cho tất cả nhân viên kinh doanh trong công ty.  Phân tích thị trường đưa ra chiến lược Marketing và chỉ tiêu kinh doanh.  Có chức năng tìm kiếm thị trường, khách hàng, tiến hành giao dịch đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng.  Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng tiềm năng, mở rộng thị phần nhằm phô trương thương hiệu.  Xây dựng chiến lược, kế hoạch tuyên truyền, quảng cáo cho thương hiệu Dịch Vụ Bảo Vệ của công ty được nhiều khách hàng biết đến.  Quản lý những hợp đồng đã ký, theo dõi và chăm sóc khách hàng chu đáo.  Xây dựng lịch công tác, hợp đồng, sinh hoạt định kỳ và bất thường.  Đề xuất khen thưởng nhân viên có thành tích tốt lên Giám Đốc công ty.  Báo cáo văn bản kết quả công việc của phòng cho Ban Giám Đốc.  Liên hệ khách hàng thường xuyên nắm bắt tình hình tại mục tiêu.  Giữ bí mật thông tin của công ty và khách hàng. Phòng Kế Toán  Quản lý về mặt tài chính của công ty, tuân thủ quy định của kế toán hiện hành, việc sử dụng về các loại vốn, nguồn vốn,…, hạch toán. Kế toán các khoản thu tham mưu cho Giám Đốc về mặt giá cả, phương thức thanh toán.  Xuất hóa đơn cho khách hàng khi đến hạn thanh toán.  Lập các báo cáo kinh tế ( báo cáo nhân sự, báo cáo thuế,…).  Tổ chức ghi chép tính toán, phản ánh các định khoản kinh tế cho cuối tháng và phân tích hiệu quả kinh doanh.  Kiểm tra, lưu trữ chứng từ theo đúng nguyên tắc kinh doanh.  Thực hiện kết toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho cấp trên theo quy định. Phối hợp với phòng kinh doanh kiểm tra, theo dõi hoạt động kinh doanh, tiến độ thực hiện hợp đồng kinh tế, phát hiện những sai sót và dấu hiệu vi phạm những điều khoản cam kết. Đồng thời đây còn là bộ phận cùng với phòng kinh doanh chịu trách nhiệm lập kế hoạch về tài chính, cùng theo dõi kiểm tra kế hoạch đó và khi cần thiết đề nghị lên Giám Đốc về những thay đổi trong kế hoạch. Phòng Hành Chính  Chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ, dữ liệu, thủ tục chế độ của cán bộ công nhân viên theo Luật lao động hiện hành.  Lập kế họach tuyển dụng nhân viên, thực hiện chính sách cho người lao động.  Theo dõi đề xuất chế độ nghỉ năm, BHXH, BHYT và các chế độ quyền lợi khác cho người lao động.  Tham mưu cho Ban Giám Đốc về tổ chức bộ máy nhân sự và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty.  Tổ chức quản lý nhân sự, lưu trữ hồ sơ tài liệu pháp lý tài sản của công ty.  Theo dõi chế độ thi đua khen thưởng.  Theo dõi giấy phép đăng ký kinh doanh, phòng cháy chữa cháy, quản lý mua bảo hiểm tài sản văn phòng, tài sản của khách hàng ký hợp đồng.  Quản lý công tác bảo vệ an ninh trật tự và bảo vệ nội bộ cơ quan. Phòng Nghiệp Vụ  Quản lý điều hành tất cả nhân viên bảo vệ trong công ty.  Ký quyết định điều động quân số bảo vệ theo từng mục tiêu.  Đề xuất khen thưởng nhân viên lên Ban Giám Đốc.  Xử lý nhân viên vi phạm nội quy của công ty.  Huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên mới.  Liên hệ khách hàng thường xuyên nắm bắt tình hình mục tiêu, chấn chỉnh nhân viên và giải quyết những sự cố xảy ra tại mục tiêu kịp thời.  Xây dựng lịch công tác giao ban, sinh hoạt định kỳ, bất thường.  Nhiệm vụ bảo vệ:  Tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh cấp trên.  Thực hiện nội quy, quy định của công ty đề ra.  Hoàn thành nhiệm vụ được giao, tinh thần trách nhiệm cao.  Phản ánh tình hình ra vào sổ trực, thực hiện công tác bàn giao ca cụ thể.  Thực hiện công tác giao nhận ca trước giờ quy định 15 phút.  Xây dựng, đoàn kết tốt, luôn giúp đỡ đồng sự.  Bảo quản giữ gìn các dụng cụ thiết bị được giao trong quá trình làm việc.  Giao tiếp lịch sự, tế nhị thể hiện tác phong chuyên nghiệp.  Xử lý vi phạm: Căn cứ vào biên bản vi phạm, tùy theo mức độ công ty có quyết định xử lý kỷ luật từ cảnh cáo, trừ lương, tiền thưởng đến cách chức.  Khen thưởng: Nhân viên có thành tích tốt trong công tác sẽ được khen thưởng (bằng vật chất ) từ tập thể, cá nhân…………. 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 2.1 Sơ đồ bộ máy kế toán Kế Toán Trưởng Kế Toán Tổng Hợp Kế Toán Tiền Mặt Kế Toán TGNH Kế Toán Công Nợ, Chi Phí 2.1.1 Về phòng kế toán tài vụ của công ty: Thủ Quỹ Công ty chọn hình thức công tác kế toán tập trung. Mọi chứng từ đều đưa về nhân viên kế toán kiểm tra, đánh giá ghi chép hạch toán ban đầu, phân loại xử lý chứng từ, ghi sổ chi tiết và tổng hợp. 2.1.2 Về mặt hạch toán: Dựa vào chứng từ kế toán hạch toán chi tiết vào nhật ký sổ cái. Cuối tháng kế toán tổng hợp kiểm tra đối chiếu số liệu với nhau, lập báo cáo kế toán cho kế toán công ty, kế toán trưởng kiểm tra lần cuối và báo cáo chính thức mang tính pháp lý. 2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận Kế toán trưởng Kế toán trưởng do Giám Đốc quyết định, bổ nhiệm, bãi nhiệm và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về việc thực hiện trách nhiệm được giao. Kế toán trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn:  Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công việc hàng ngày thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán. Tổ chức triển khai các công việc của phòng kế toán theo kế hoạch đã được Giám Đốc phê duyệt, tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động của phòng trong từng tháng, từng quý, từng năm để đối chiếu với nhiệm vụ kế hoạch được giao để báo cáo Giám Đốc công ty.  Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra nhân viên trong phòng, triển khai công việc đã được phân công cụ thể cho từng người.   Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý toàn bộ tài sản, hồ sơ tài liệu thuộc phòng kế toán ( trên cơ sở đó phân công người chịu trách nhiệm cụ thể từng phần việc ).  Có ý kiến đề xuất cho Giám Đốc về việc thay đổi bổ sung nhân sự bộ phận kế toán cho phù hợp với khối lượng và yêu cầu của phòng kế toán trong từng thời điểm hợp lý để Giám Đốc quyết định. Kế toán tổng hợp  Kiểm tra việc ghi chép sổ sách, hạch toán các nghiệp vụ theo đúng chế độ quy định.  Kiểm tra các số liệu và lập chứng từ kết chuyển chi phí, giá vốn, doanh thu.  Lập báo cáo quyết toán tháng, quý, năm cho công ty.  Thực hiện và hạch toán các nghiệp vụ về TSCĐ, phân bổ lao động trong kỳ.  Theo dõi chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.  Lập các chứng từ, hạch toán các nghiệp vụ về trích lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. Chi phí trả trước, phân bổ chi phí trả trước.  Lưu hồ sơ quyết toán, hồ sơ của trưởng phòng kế toán.  In báo cáo chi tiết cho các bộ phận kế toán khi có yêu cầu. Kế toán tiền mặt  Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thanh toán và thực hiện chính xác, kịp thời các nghiệp vụ bằng tiền mặt thanh toán cho khách hàng và nội bộ của công ty.  Đối chiếu với kế hoạch thu cho từng đợt được Giám Đốc phê duyệt để thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trên cơ sở kiểm tra các hồ sơ chứng từ được thanh toán, được phê duyệt hợp lệ.  Hạch toán đầy đủ chính xác và kịp thời các nghiệp vụ phát sinh theo đúng như quy định.  Lập báo cáo quỹ hàng ngày và tham gia các công tác kiểm quỹ theo quy định khi có yêu cầu.  Theo dõi và thực hiện báo cáo tình hình công nợ nội bộ và thanh toán tạm ứng nội bộ. Kế toán tiền gửi ngân hàng  Kiểm tra tính hợp lệ các hồ sơ thanh toán và thực hiện chính xác, lập kịp thời các nghiệp vụ về thanh toán qua ngân hàng, thanh toán tiền hàng, thuế và các khoản trích nộp khác.  Liên hệ với ngân hàng để giao nhận các chứng từ của ngân hàng ( giấy báo nợ, giấy báo có ) kịp thời.  Hạch toán đầy đủ, chính xác và kịp thời các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền gửi, tiền vay, thanh toán qua ngân hàng đúng theo quy định hiện hành.  Kiểm tra thường xuyên số dư tiền gửi và tài khoản tiền mặt, kiểm tra chi tiết mỗi loại tiền.  Đối chiếu và báo cáo cho kế toán trưởng hàng ngày các khoản tiền gửi ngân hàng, chi tiết từng nguồn tiền tồn, khoản thu, sổ phụ của các ngân hàng.  Cung cấp kịp thời các chứng từ kế toán, các khoản phí ngân hàng cho kế toán công nợ để sao giữ và đối chiếu công nợ khách hàng. Kế toán chi phí, công nợ  Theo dõi tình hình thanh toán và công nợ từng khách hàng.  Kết hợp với kế toán thanh toán qua ngân hàng, tiền mặt để theo dõi công nợ khách hàng.  Hạch toán đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ về công nợ, lập báo cáo công nợ theo đúng quy định.  Hỗ trợ với kế toán ngân hàng để giải quyết những lệnh chi gấp vào buổi chiều trong ngày. Thủ quỹ  Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt, ghi chép sổ quỹ, lập phiếu thu, phiếu chi, quản lý cơ sở vật chất, trang phục cho nhân viên.  Thực hiện chính xác kịp thời và ghi chép phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ thu chi qua ngân quỹ của công ty.  Giao dịch với các ngân hàng để thực hiện chính xác và đảm bảo trong các nghiệp vụ giao nhận tiền của công ty.  Kiểm tra cuối ngày, đối chiếu với báo cáo quỹ trong ngày.  Thực hiện kiểm quỹ cuối tháng theo định kỳ. 3. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 3.1 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là “ Nhật ký sổ cái “ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều căn cứ vào chứng từ gốc để phản ánh và phân loại ghi vào nhật ký sổ cái theo thứ tự thời gian, theo nội dung kinh tế, do đó nhật ký sổ cái vừa mang tính chất của một chứng từ ghi sổ. Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên chứng từ gốc được ghi thẳng vào nhật ký sổ cái. Cuối tháng số liệu tổng cộng trong nhật ký sổ cái được dùng để đối chiếu với sổ chi tiết trước khi lập báo cáo tài chính. Nhật ký sổ cái tập hợp về hệ thống mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đơn giản, dễ làm, dễ hiểu tuy nhiên do tập trung vào một sổ nên khó phân công công tác kế toán khi doanh nghiệp phát triển, không phù hợp với việc ghi chép trên máy vi tính. Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ chi tiết Sổ nhật ký – Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Chỉ dẫn: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Kế toán tổng hợp thành lập báo cáo có nghĩa là lên sổ chi tiết tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết, sổ quỹ. Sổ chi tiết dùng để ghi chép chi tiết cụ thể các đối tượng kế toán trong các nghiệp vụ phát sinh theo yêu cầu quản lý. Mẫu sổ chi tiết cho từng đối tượng sẽ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của đối tượng kế toán đó. Sổ chi tiết bao gồm : Sổ TSCĐ, sổ chi tiết vật liệu, hàng hóa, công cụ, dụng cụ; sổ chi tiết tiền mặt, TGNH, thanh toán với người bán người mua… Trước khi lập báo cáo tài chính sẽ đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết và nhật ký sổ cái từ đó lập ra bảng cân đối, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. 3.2 Tổ chức luân chuyển chứng từ Tổ chức luân chuyển chứng từ một cách hợp lý và khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Chứng từ ban đầu và trình tự luân chuyển chứng từ rất quan trọng và cần thiết, giúp kế toán kiểm soát chặt chẽ, thu thập số liệu, ghi chép một cách đầy đủ và chính xác. Chứng từ được lưu lại theo trình tự ghi sổ để dễ khi đối chiếu hoặc kiểm tra khi cần thiết. Nó cũng là cơ sở để thuyết minh cho việc định khoản kế toán và lập báo cáo. Các chứng từ trong công ty thông thường được lưu giữ ở phòng kế toán. 3.3 Hệ thống tài khoản Số TT SỐ HIỆU TK Cấp Cấp 1 2 TÊN TÀI KHOẢN LOẠI TK 1 TÀI SẢN NGẮN HẠN 01 02 03 04 05 111 112 131 133 138 Tiền mặt Tiền gửi Ngân hàng Phải thu của khách hàng Thuế GTGT được khấu trừ Phải thu khác 06 07 141 142 08 09 211 214 10 331 11 12 13 333 334 338 14 15 16 411 421 431 17 18 19 511 515 521 20 21 22 622 632 635 Tạm ứng Chi phí trả trước ngắn hạn LOẠI TK 2 TÀI SẢN DÀI HẠN Tài sản cố định hữu hình Hao mòn tài sản cố định LOẠI TK 3 NỢ PHẢI TRẢ Phải trả cho người bán Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Phải trả người lao động Phải trả, phải nộp khác LOẠI TK 4 VỐN CHỦ SỞ HỮU Nguồn vốn kinh doanh Lợi nhuận chưa phân phối Quỹ khen thưởng, phúc lợi LOẠI TK 5 DOANH THU Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Chiết khấu thương maỊ LOẠI TK 6 CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH Chi phí nhân công trực tiếp Giá vốn hàng bán Chi phí tài GHI CHÚ chín h 23 24 641 642 25 711 26 27 811 821 28 911 Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp LOẠI TK 7 Thu nhập khác LOẠI TK 8 CHI PHÍ KHÁC Chi phí khác Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp LOẠI TK 9 XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Xác định kết quả kinh doanh 3.4 Hệ thống chứng từ, sổ sách             Các chứng từ Các phiếu: Phiếu chi, Phiếu thu Hóa đơn: Thuế GTGT, Thuế TNCN Các Bảng: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương cơ bản, Bảng tổng hợp tiền lương, Bảng tổng hợp thanh toán BHXH, BHYT Các báo cáo: Báo cáo thuế, Báo cáo nhân sự, Báo cáo quyết toán Sổ quỹ tiền mặt Sổ cái TK 334, TK 338 Sổ doanh thu Sổ tiền gửi ngân hàng Sổ công nợ phải thu, phải trả Sổ tài sản cố định Sổ chi tiết các tài khoản: TK 334, TK 338, TK 641, TK 642… 3.5 Hệ thống báo cáo tài chính     Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính 4. Các phương pháp kế toán  Phương pháp tính thuế GTGT: Khấu trừ  Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ  Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Đường thẳng PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1. Khái niệm kế toán tiền lương và các khoản trích theo luơng. Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán là một công cụ phục vụ đắc lực cho công việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện ở việc phản ánh tình hình biến động của các loại tài sản, vật tư, tiền vốn của việc sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp. Qua đó, cung cấp các thông tin kinh tế cho việc định hướng điều chỉnh chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế hàng hóa thì lao động được đo bằng thước đo giá trị gọi là tiền lương. Đó là khoản tiền công trả cho người lao động phù hợp với số lượng và chất lượng, kết quả của người lao động. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả thì mức lương sẽ được năng lên. Ngoài ra, người lao động còn được nhận các khoản tiền thưởng từ những sáng kiến làm tăng doanh thu trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, người lao động còn được nhận tiền thưởng và các khoản trợ cấp phúc lợi xã hội: BHYT, BHXH, KPCĐ. Đặc biệt cùng với sự chuyển động của toàn nền kinh tế đất nước trong thời kỳ mở cửa, BHXH cũng có cơ hội thể hiện vai trò, vị trí với tầm hoạt động lớn và ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Do vậy việc hạch toán BHXH trong doanh nghiệp là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động vì vậy các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động. Tổ chức công tác hạch toán lao động và tiền lương giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt quỹ lương, đảm bảo việc trả lương và trợ cấp xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ. 2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.  Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách trung thực, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động.  Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách, chế độ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. Phản ánh kịp thời đầy đủ chính xác tình hình thanh toán các khoản trên cho người lao động.  Thực hiện việc kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. Tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.  Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh – Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong đơn vị thực hiện đầy đủ, đúng đắn chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT. Mở sổ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ đúng chế độ, đúng phương pháp kế toán.  Lập các báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, đề xuất các biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động. Đấu tranh chống những hành vi vô trách nhiệm, vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, chế độ sử dụng chi tiêu KPCĐ, chế độ phân phối theo lao động. II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG Tiền lương trả cho người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Việc trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động có ý nghĩa rất to lớn trong việc động viên, khuyến khích người lao động phát huy tinh thần dân chủ ở đơn vị, thúc đẩy họ hăng say lao động sáng tạo, nâng cao đời sống vật chất. Ở nước ta hiện nay việc tính lương cho người lao động thường được áp dụng chủ yếu hai hình thức tiền lương cơ bản sau: Tiền lương theo thời gian. Tiền lương theo sản phẩm. 1. Tiền lương theo thời gian. Là hình thức tính lương trả cho người lao động phụ thuộc vào thời gian làm việc thực tế và mức lương thời gian theo trình độ làm việc, chuyên môn tính chất của công việc của người lao động. Hình thức trả lương theo thời gian được quy định như sau:  Lương tháng: Là tiền lương phải trả cho công nhân viên theo đúng mức lương thỏa thuận. Mức lương được tính theo thời gian một tháng với số ngày công là 26 ngày. Mức lương tháng = Mức lương ngày * Số ngày làm việc thực tế  Lương ngày: Là tiền lương phải trả cho người lao động theo mức lương khởi điểm và số ngày công làm việc thực tế trong tháng. Lương ngày: Lương cơ bản tháng (kể cả các khoản phụ cấp thường xuyên) Lương bình quân 1 ngày = 26 ngày Lương tháng * 12 tháng Lương tuần = 52 tuần  Lương giờ: Căn cứ vào mức lưJơng giờ và số giờ làm việc thực tế trong một tháng. Lương giờ = Lương ngày / 8  Tiền lương phải trả cho công nhân trong một tháng = Mức lương một giờ * Số giờ làm việc trong một tháng.  Ngày lễ, tết, hội nghị quan trọng thì tiền lương một ngày công = 2 hoặc 3 ngày công bình thường.  Nếu nhân viên nào hoàn thành tốt nhiệm vụ, có thành tích tốt trong công tác, xử lý tốt tình huống như : bắt trộm, tai nạn gần nơi làm việc, giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực bảo vệ thì được khen thưởng. 2. Các hình thức tiền lương theo thời gian. 2.1 Tiền lương theo thời gian giản đơn:  Căn cứ vào thời gian làm việc, mức lương cơ bản, các khoản phụ cấp để tính trả cho người lao động theo tháng, ngày, giờ.  Lương theo thời gian giản đơn gồm: Lương cơ bản + Phụ cấp theo chế độ khi hoàn thành công việc và đạt yêu cầu về chất lượng. 2.2 Tiền lương theo thời gian có thưởng:  Hình thức này nhằm kích thích người lao động tăng chất lượng công việc và chú ý đến khối lượng công việc được giao.  Các khoản thưởng: Chi trả cho người lao động khi họ hoàn thành xuất sắc công việc được giao. 3. Tiền lương theo sản phẩm. Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng họ làm ra. 4. Quỹ tiền lương. Qũy tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng, thành phần quỹ lương bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc (theo thời gian, theo sản phẩm). Đứng trên góc độ hạch toán, quỹ tiền lương được phân làm 2 phần:  Quỹ lương chính: Là tiền lương phải trả cho người lao động tính theo khối lượng công việc hoàn thành hoặc tính theo thời gian làm nhiệm vụ chính tại đơn vị, bao gồm tiền lương theo sản phẩm, tiền lương theo thời gian và các khoản phụ cấp kèm theo.  Quỹ lương phụ: Là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian không làm tại công ty nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như: nghỉ phép, nghỉ lễ, học tập quân sự, đi làm nghĩa vụ xã hội, hội họp,… 5. Các khoản trích theo lương. Các khoản trích theo lương hiện nay bao gồm: Bảo Hiểm Xã Hội, Bảo Hiểm Y Tế, Kinh Phí Công Đoàn. Bảo Hiểm Xã Hội ( BHXH )  Quỹ BHXH được hình thành từ quỹ tiền lương để bảo hiểm cho người lao dộng trong thời gian người lao động không làm việc được như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, về hưu, mất sức lao động, chết, bệnh nghề nghiệp,…Để được hưởng khoản trợ cấp này, người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh tại đơn vị phải đóng vào quỹ BHXH theo quy định.  Theo chế độ hiện hành quỹ BHXH được hình thành với tỷ lệ 20% tính trên tổng tiền lương theo cấp bậc của ngành nghề người lao động. Quỹ BHXH 20% do hai đối tượng phải đóng góp: người lao động 5% và công ty 15%. Toàn bộ số tiền BHXH 20% này hàng tháng công ty có nhiệm vụ nộp cho cơ quan BHXH cấp trên bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,…  Khi người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông, …người lao động sẽ được lãnh tiền trợ cấp BHXH từ cơ quan này. Bảo Hiểm Y Tế ( BHYT )  Quỹ BHYT được hình thành theo tỷ lệ của quỹ tiền lương để bảo hiểm cho người lao động khi bị bệnh đi khám bệnh hoặc điều trị tại các bệnh viện không phải mất tiền hoặc mất tiền rất ít.  Theo chế độ BHYT hiện hành, quỹ BHYT được hình thành với tỷ lệ là 3% tính theo số tiền lương cấp bậc ngành nghề của người lao động. Chế độ BHYT 3% này do người lao động phải đóng góp là 1%, còn lại 2% do công ty đóng góp cho người lao động.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan