Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Kế toán thu, chi thường xuyên của hoạt động sự nghiệp tại trường đại học hùng vư...

Tài liệu Kế toán thu, chi thường xuyên của hoạt động sự nghiệp tại trường đại học hùng vương, phú thọ

.PDF
212
1
90

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KINH TẾ & QTKD TRẦN THỊ THANH HUYỀN KẾ TOÁN THU, CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG, PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Kế toán Phú Thọ, 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KINH TẾ & QTKD TRẦN THỊ THANH HUYỀN KẾ TOÁN THU, CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG, PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Kế toán Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lại Văn Đức Phú Thọ, 2020 i MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài............................................................................ 2 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 4 2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 4 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.................................................................... 5 4.2. Phương pháp thống kê kinh tế........................................................................ 5 4.3. Phương pháp chuyên gia ................................................................................ 5 4.4. Phương pháp kế toán ...................................................................................... 6 5. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 6 B. NỘI DUNG ...................................................................................................... 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THU, CHI THƯỜNG XUYÊN HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP................................................................ 7 1.1. Một số vấn đề chung về đơn vị sự nghiệp công lập ....................................... 7 1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập ......................................................... 7 1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập ........................................................... 8 1.1.3. Đặc điểm quản lý và hoạt động tại đơn vị sự nghiệp công lập ................... 9 1.1.4. Đặc điểm quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập ........................ 11 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập ................ 20 1.3. Kế toán thu, chi thường xuyên hoạt động sự nghiệp từ dự toán ngân sách nhà nước .............................................................................................................. 22 1.3.1. Nguyên tắc kế toán thu, chi hoạt động thường xuyên từ dự toán ngân sách nhà nước .............................................................................................................. 22 ii 1.3.2. Kế toán các nghiệp vụ về dự toán ngân sách nhà nước ............................ 24 1.3.3. Kế toán các nghiệp vụ tạm ứng từ dự toán ngân sách nhà nước .............. 28 1.3.4. Kế toán các nghiệp vụ thực chi từ dự toán ngân sách nhà nước............... 32 1.3.5. Kế toán thanh toán tạm ứng chi hoạt động từ dự toán ngân sách nhà nước.... 34 1.3.6. Kế toán một số nghiệp vụ thường xuyên khác từ dự toán ngân sách nhà nước ..................................................................................................................... 35 1.3.7. Lập sổ sách, báo cáo và đối chiếu số liệu thu, chi thường xuyên hoạt động sự nghiệp từ dự toán ngân sách nhà nước ........................................................... 39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU, CHI THƯỜNG XUYÊN HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG .............................................................................................................. 42 2.1. Khái quát chung về Trường Đại học Hùng Vương ...................................... 42 2.1.1. Thông tin cơ bản về đơn vị ....................................................................... 42 2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển ............................................................. 42 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị............................................................... 42 2.1.4. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị ...................................... 44 2.1.5.Tình hình lao động của đơn vị ................................................................... 46 2.1.6. Tình hình tài chính của Trường Đại học Hùng Vương ............................. 49 2.1.7. Tổ chức công tác kế toán tại Trường Đại học Hùng Vương..................... 50 2.2. Thực trạng công tác kế toán thu, chi thường xuyên hoạt động sự nghiệp tại Trường Đại học Hùng Vương ............................................................................. 55 2.2.1. Đặc điểm thu, chi hoạt động thường xuyên từ dự toán ngân sách nhà nước tại Trường Đại học Hùng Vương ........................................................................ 55 2.2.2. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng và quy trình xử lý nghiệp vụ.......... 57 2.2.3. Quy trình xử lý nghiệp vụ thanh toán ....................................................... 62 2.2.4. Kế toán các nghiệp vụ về dự toán ngân sách nhà nước ............................ 63 2.2.5. Kế toán các nghiệp vụ tạm ứng từ dự toán ngân sách nhà nước .............. 70 2.2.6. Kế toán các nghiệp vụ thực chi từ dự toán ngân sách nhà nước............... 78 2.2.7. Kế toán thanh toán tạm ứng chi hoạt động từ dự toán ngân sách nhà nước ........................................................................................................................... 105 iii 2.2.8. Kế toán một số nghiệp vụ thu, chi thường xuyên khác từ dự toán ngân sách nhà nước .................................................................................................... 110 2.2.9. Lập sổ sách, báo cáo và đối chiếu số liệu thu, chi thường xuyên hoạt động sự nghiệp từ dự toán ngân sách nhà nước ......................................................... 113 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ...................................... 123 3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán thu, chi thường xuyên hoạt động sự nghiệp tại Trường Đại học Hùng Vương .......................................................... 123 3.1.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 123 3.1.2. Những tồn tại ........................................................................................... 125 3.2. Phương hướng hoạt động của trường Đại học Hùng Vương trong thời gian tới ....................................................................................................................... 127 3.3. Cơ sở đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thu, chi thường xuyên hoạt động sự nghiệp tại Trường Đại học Hùng Vương.......................... 128 3.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế công tác kế toán thu, chi thường xuyên hoạt động sự nghiệp tại Trường Đại học Hùng Vương.......................... 129 C. KẾT LUẬN .................................................................................................. 133 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 135 PHỤ LỤC iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa đầy đủ 1 CBCNV Cán bộ công nhân viên 2 CCDC Công cụ dụng cụ 3 CN Chủ nhật 4 CTCT&HSSV Công tác chính trị & Học sinh sinh viên 5 ĐHSP Đại học sư phạm 6 GTGT Giá trị gia tăng 7 HCSN Hành chính sự nghiệp 8 HTSV Hỗ trợ sinh viên 9 HTQT Hợp tác Quốc tế 10 KBNN Kho bạc nhà nước 11 KHCN Khoa học công nghệ 12 KHTC Kế hoạch – Tài chính 13 KTCN Kỹ thuật Công nghệ 14 NCKH Nghiên cứu khoa học 15 NLĐ Người lao động 16 NSNN Ngân sách nhà nước 17 QTKD Quản trị kinh doanh 18 TK Tài khoản 19 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 20 TMCP Thương mại cổ phần 21 TT-TL-TV Thông tin – Tư liệu – Thư viện 22 TSCĐ Tài sản cố định 23 QTKD Quản trị kinh doanh 24 XDCB Xây dựng cơ bản 25 UBND Ủy ban nhân dân v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình lao động của Trường Đại học Hùng Vương ...................... 47 Bảng 2.2. Tình hình tài chính của Trường Đại học Hùng Vương ...................... 50 Bảng 2.3. Các khoản chi cho công tác giảng dạy, học tập................................. 56 Bảng 2.4 : Bảng tổng hợp tiền lương tháng 10/2019 ......................................... 89 vi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán phòng Kế hoạch – Tài chính ..................... 51 Sơ đồ: 2.3: Quy trình luân chuyển chứng từ ....................................................... 59 Sơ ồ 2.4. Quy trình xử lý nghiệp vụ tạm ứng...................................................... 62 Sơ đồ 2.5. Quy trình xử lý nghiệp vụ thanh toán ............................................... 62 vii DANH MỤC GIAO DIỆN Giao diện 2.1: Phân hệ Kho bạc trên phần mềm MISA MIMOSA.NET ........... 65 Giao diện 2.2: Nhập dự toán nhận đầu năm ........................................................ 66 Giao diện 2.3: Hạch toán tăng dự toán ngân sách được cấp bổ sung ................. 68 Giao diện 2.4 Giao diện hạch toán điều chỉnh dự toán ....................................... 70 Giao diện 2.5: Phiếu thu rút dự toán nhập quỹ ................................................... 73 Giao diện 2.6: Nhập liệu Giấy rút dự toán NST/GR -332 .................................. 76 Giao diện 2.7: Chuyển tiền điện tử theo Giấy rút dự toán số NST/GR -332 ...... 77 Giao diện 2.8: Phiếu chi NST/PC – 124 ............................................................. 81 Giao diện 2.9: Phiếu Chi số NST/PC -134.......................................................... 82 Giao diện 2.10: Phiếu chi số NST/PC -133 ........................................................ 83 Giao diện 2.11: Chứng từ nghiệp vụ khác số NST/TU-004 ............................... 84 Giao diện 2.12: Phiếu chi số NST/PC-059 ......................................................... 85 Giao diện 2.13: Phiếu chi số NST/PC-127 ........................................................ 86 Giao diện 2.14: Giao diện hạch toán chi tiết lương phải trả người lao động tháng 10 năm 2019 vào chứng từ nghiệp vụ khác ........................................................ 90 Giao diện 2.15: Giao diện hạch toán giấy rút dự toán số NST/GR-486 ............. 91 Giao diện 2.16: Hạch toán tiền được chuyển về tài khoản của trường từ tài khoản của Kho bạc Nhà nước ............................................................................. 92 Giao diện 2.17: Hạch toán tiền chuyển đến tài khoản trung chuyển tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam để chuyển về tài khoản người lao động............ 92 Giao diện 2.18: Chuyển khoản Kho bạc NV Chuyển Bảo hiểm ........................ 93 Giao diện 2.19: Chuyển khoản kho bạc số NST/GR-488 ................................... 94 Giao diện 2.20: Chuyển khoản Kho bạc NV chuyển KPCĐ .............................. 95 Giao diện 2.21: chuyển khoản kho bạc NV chuyển chế độ phụ cấp .................. 96 Giao diện 2.22: Chuyển khoản kho bạc chi NV chuyên môn............................. 98 Giao diện 2.23: Chuyển khoản kho bạc số NST/GR-555 ................................... 99 Giao diện 2.24: Chuyển khoản kho bạc NV trích lập bổ sung thu nhập .......... 103 Giao diện 2.25: Chuyển khoản kho bạc số NST/GR-579 ................................. 105 Giao diện 2.26: Bảng kê chứng từ thanh toán số NST-BK-008 ....................... 107 viii Giao diện 2.27: Phiếu chi số NST/PC-081 ....................................................... 108 Giao diện 2.28: Chứng từ nghiệp vụ khác NST-TƯKB-001 ............................ 108 Giao diện 2.29: Giấy rút dự toán NSNN số NST/GR-443 ............................... 109 Giao diện 2.30: Chứng từ nghiệp vụ khác NST-TƯKB-003 ............................ 110 Giao diện 2.31: Sổ cái Tài khoản 111111 ......................................................... 114 Giao diện 2.32: Sổ cái tài khoản 11112 ............................................................ 114 Giao diện 2.33: Sổ cái Tài khoản 331 ............................................................... 115 Giao diện 2.34: Sổ cái Tài khoản 337 ............................................................... 115 Giao diện 2.35: Sổ cái Tài khoản 5111 ............................................................. 116 Giao diện 2.36: Sổ cái Tài khoản 6111 ............................................................. 116 Giao diện 2.37: Sổ cái Tài khoản 008211 ......................................................... 117 Giao diện 2.38: Sổ cái Tài khoản 008212 ......................................................... 118 Giao diện 2.39: Sổ cái Tài khoản 00822 ........................................................... 118 Giao diện 3.1: Các bút toán thanh toán tạm ứng đã hạch toán năm 2019 ........ 126 Giao diện 3.2: Chứng từ nghiệp vụ khác .......................................................... 131 1 A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, trong xu thế chung của toàn thế giới là“toàn cầu hóa“, để hội nhập và phát triển Việt Nam không ngừng đẩy mạnh Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước, đổi mới toàn diện nền kinh tế và tích cực tìm kiếm những chính sách, những công cụ kinh tế quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cải cách quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt quan trọng là cải cách về lĩnh vực hành chính, về tổ chưc bộ máy cũng như việc nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tài chính, kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong các đơn vị hành chính sự nghiệp thì việc nắm vững công tác kế toán thu, chi hoạt động cũng như quá trình tiến hành thu, chi hết sức quan trọng. Nó đảm bảo công tác kế toán được thực hiện đúng quy định của pháp luật, thực hiện theo đúng các chỉ tiêu, định mức cho phép và dự toán được giao. Đối với việc hạch toán kế toán thu, chi hoạt động phải đảm bảo thống nhất công tác lập dự toán và đảm bảo sự khớp đúng, thống nhất giữa sổ kế toán với chứng từ báo cáo tài chính. Trường Đại học Hùng Vương là một đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập, trực thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có chức năng thực hiện đào tạo trình độ đại học, sau đại học và các trình độ thấp hơn thuộc các lĩnh vực: Sư phạm, Nông- lâm nghiệp, Kinh tế- Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật- Công nghệ, Du lịch,... nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho Tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận. Là một đơn vị sử dụng chủ yếu nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ, Trường Đại học Hùng Vương luôn nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của Tỉnh và Nhà nước giao cho. Trong công tác quản lý tài chính, Ban Giám hiệu Nhà trường luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực hiện có của đơn vị và nguồn kinh phí do Ngân sách nhà nước 2 cấp trong thực hiện nhiệm vụ, đề ra các biện pháp kiểm soát nhằm phòng chống tham nhũng, lãng phí trong sử dụng tài sản công. Thêm vào đó, trong bối cảnh, Nhà nước ban hành những chủ trương, chính sách mới nhằm thực hiện xã hội hóa giáo dục và đào tạo, tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị sự nghiệp phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Trường Đại học Hùng Vương dã xác định rõ phương hướng phát triển của đơn vị đó là: mở rộng quy mô hoạt động, tiến tới tự đảm bảo một phần chi thường xuyên. Để phát triển Nhà trường theo phương hướng đã đặt ra, Ban giám hiệu nhà trường cần có một lộ trình cụ thể trong sắp xếp, tổ chức nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, trong đó chú trọng đến công tác thu, chi thường xuyên. Nhận thức tầm quan trọng của công tác kế toán thu, chi hoạt động trong đơn vị hành chính sự nghiệp, đặc biệt là trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại trường Đại học Hùng Vương em đã lựa chọn đề tài“ Kế toán thu, chi thường xuyên của hoạt động sự nghiệp tại trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ“ làm khóa luận thực tập tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về chủ đề Kế toán thu, chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Có thể tóm tắt các vấn đề nổi bật đã được đề cập trong một số nghiên cứu tiêu biểu như sau: Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện công tác quản lý Thu- Chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn Quận Kiến An, thành phố Hải Phòng“ của tác giả Vũ Văn Cường (2018) Trường Đại học Dân lập Hải Phòng. Trong luận văn đã đề cập thực trạng thu – chi Ngân sách tại phường Ngọc Sơn, Quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. Luận văn đã khái quát cơ sở lý thuyết của Kế toán Thu- Chi, về tổ chức bộ máy, thực trạng quản lý thu chi ngân sách và đánh giá được công tác thu chi ngân sách, đánh giá được tình hình cân đối ngân sách tại phường Ngọc Sơn. Sau đó, tác giả đã đưa ra được một số giải pháp hoàn thiện. 3 Tuy nhiên, luận văn chỉ mới chú trọng nhiều vào phần cơ sở lý luận và đề ra các giải pháp mà chưa chỉ ra thực trạng trong cơ chế quản lý tài chính như: nhiệm vụ thu, nhiệm vụ chi, quy trình quản lý tài chính: công tác lập dự toán sử dụng kinh phí, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí đã sử dụng. Luận văn thạc sĩ:“ Hoàn thiện công tác kế toán phục vụ Kiểm soát Thu, chi tại các đơn vị hành chính sự nghiệp của Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình“ của tác giả Nguyễn Hoàng Nhân (2016) trường Đại học Lao động - xã hội. Trong luận văn, tác giả nêu rõ nội dung Ngân sách Nhà nước và Kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc, hệ thống kế toán phục vụ công tác kiểm soát chi, thực trạng công tác kế toán phục vụ kiểm soát chi và từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán phục vụ kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước tại kho bạc Cao Phong. Tuy nhiên, về cơ sở lý thuyết, luận văn chưa đi sâu phân tích công tác Thu tại đơn vị, vì vậy nên chưa khắc phục đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến hoàn thiện công tác kế toán phục vụ kiểm soát Thu NSNN tại Kho bạc Cao Phong. Đề tài“ Thực trạng công tác Thu chi ngân sách tại Ủy ban nhân dân xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An“ của tác giả Cao Thị Hẳng (2015), trường Đại học Huế. Đề tài đã đề cập đến những vấn đề chung trong thu chi ngân sách xã, chức năng nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán ngân sách xã, kê toán Thu chi và nêu ra thực trạng công tác kế toán thu chi NS tại xã Diễn An. Tuy nhiên, đề tài chưa đề cập đến cơ chế quan lý tài chính tại đơn vị, nội dung thu, nhiệm vụ chi tại đơn vị. Vì thế, đề tài cũng chưa đưa ra được thực trạng của cơ chế thu chi ngân sách tại đơn vị. Bên cạnh đó còn nhiều tác giả khác cũng lựa chọn đề tài hoàn thiện công tác Thu chi hoạt động NSNN cấp tại các đơn vị sự nghiệp công lập như: Tác giả Phạm Quang Huy với luận án Tiến sĩ kinh tế“ Hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi ngân sách Nhà nước tại Việt Nam“ (2014) trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ:“ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên 4 Ngân sách Nhà nước tại kho bạc Nhà Nước Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình“ (2018) của tác giả Hoàng Thị Xuân Hương hay đề tài“ Hoàn thiện công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp thuộc sở xây dựng thành phố Đà Nẵng“ của tác giả Đặng Thị Thảo Nguyên, trường Đại học Đà Nẵng năm 2015. Các đề tài trên đều khái quát những vấn đề lý thuyết về công tác Thu chi NSNN tại các đơn vị sự nghiệp công lập, nêu ra được những thực trạng trong thu chi Ngân sách và từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể để khắc phục các tồn tại ở đơn vị. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán thu, chi thường xuyên của hoạt động sự nghiệp tại Trường Đại học Hùng Vương, từ đó hiểu sâu hơn về lý thuyết và có cái nhìn thực tế hơn về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Trường Đại học Hùng Vương. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu cơ sở lý luận về công tác kế toán thu, chi thường xuyên của hoạt động sự nghiệp. - Phản ánh và đánh giá thực trạng công tác kế toán thu chi thường xuyên của hoạt động sự nghiệp tại Trường Đại học Hùng Vương. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu chi thường xuyên hoạt động sự nghiệp tại Trường Đại học Hùng Vương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Kế toán thu, chi thường xuyên của hoạt động sự nghiệp tại Trường Đại học Hùng Vương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán thu chi, thường xuyên của hoạt động sự nghiệp, tập trung chính vào hoạt động thu chi từ nguồn kinh phí dự toán ngân sách nhà nước. 5 - Về không gian: Đề tài được thực hiện tại Trường Đại học Hùng Vương. Địa chỉ: Trường Đại học Hùng Vương phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. - Về thời gian: Số liệu nghiên cứu này được thu thập từ năm 2017-2019, tập trung chủ yếu vào quý 3 năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp nghiên cứu lý luận là phương pháp sử dụng thống nhất quan điểm duy vật biện chứng. Mọi sự vật hiện tượng liên quan đến nhau, tuân theo những quy luật nhất định và có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. 4.2. Phương pháp thống kê kinh tế - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: + Tài liệu sơ cấp: Tìm hiểu, phỏng vấn trực tiếp nhân viên trong công ty, đặc biệt là nhân viên kế toán có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần nghiên cứu. + Tài liệu thứ cấp: Điều tra, thu thập tài liệu từ các báo cáo, hệ thống sổ sách của công ty, tài liệu sẵn có từ sách, báo, tạp chí, các trang web thuộc chuyên ngành kinh tế và các báo cáo được thư viện trường Đại học Hùng Vương lưu trữ,….. - Phương pháp so sánh: Trên cơ sở những tài liệu, thông tin sẵn có và thu thập được, xác định kết quả giữa giá trị của chỉ tiêu kỳ phân tích với kỳ gốc, biểu hiện dưới dạng số tương đối và số tuyệt đối, từ đó phản ánh được quy mô, tốc dộ phát triển của hiện tượng nghiên cứu. 4.3. Phương pháp chuyên gia Là phương pháp được thực hiện qua những lời đối thoại, những câu hỏi giữa ngừoi nghiên cứu với người cung cấp thông tin nhằm tìm kiếm thông tin, kinh nghiệm, nhận thức và đánh giá của ngừoi cung cấp thông tin. Trong nghiên cứu này em đã tham khảo ý kiến của thầy cô trong trường để có nhận định đúng nhất về vấn dề nghiên cứu. Đồng thời trao đổi với nhân viên kế toán trong công 6 ty để có thể biết rõ hơn về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 4.4. Phương pháp kế toán Là công cụ quan trọng của kế toán trong việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích thông tin về tình hình tài chính của đơn vị cho các đối tượng sử dụng. - Phương pháp chứng từ kế toán: Là phương pháp kế toán được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh hoạt động đó vào các chứng từ kế toán, phục cụ cho công tác kế toán, công tác quản lý. - Phương pháp tài khoản kế toán: Là phương pháp kế toán được sử dụng để phân loại đối tượng kế toán từ đối tượng chung tới đối tượng cụ thể để ghi chép, phản ánh, kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình hiện có và sự biến động của từng đối tượng cụ thể nhằm cung vấ thông tin về các hoạt động kinh tế của đơn vị, phục vụ cho lãnh đâọ trong quản lý kinh tế, tổ chức và lập báo cáo tài chính. - Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán: Là phương pháp kế toán được sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ vốn có của đối tượng nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý các hoạt động kinh tế tài chính trong và ngoài đơn vị. - Phương pháp tính giá: Là phương pháp kế toán sử dụng thước do tiền tệ để xác định giá trị thực tế của tài sản theo nguyên tắc nhất định. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán thu, chi thường xuyên hoạt động sự nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thu, chi thường xuyên hoạt động sự nghiệp tại Trường Đại học Hùng Vương 7 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thu chi thường xuyên hoạt động sự nghiệp tại Trường Đại học Hùng Vương B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THU, CHI THƯỜNG XUYÊN HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề chung về đơn vị sự nghiệp công lập 1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập Theo Điều 2 nghị định 16/2015/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 14/02/2015 “Quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”,“đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”[3, tr1] Theo Giáo trình “Quản trị tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp”,đơn vị sự nghiệp công lập là “đơn vị được Nhà nước thành lập để thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính, đảm bảo anh ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội, các đơn vị này được Nhà nước cấp kinh phí và hoạt động theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp” [10, tr29-tr30] Theo giáo trình “Tài chính Hành chính sự nghiệp”: đơn vị sự nghiệp Nhà nước (Đơn vị sự nghiệp công lập) là “ các đơn vị có hoạt động cung cứng các hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội và các hàng hóa, dịch vụ khác trong các lĩnh vực giáo dục, y tế văn hóa thông tim, thể dục thể thao, nông - lâm ngư nghiệp, kinh tế..., nhằm duy trì hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. Đặc tính chủ yếu của các đơn vị sự nghiệp là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, mang tính chất phục vụ cộng đồng là chính” [8, tr13] Các khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập được đưa ra đều có sự tương đồng. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, khái niệm “đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị được Nhà nước thành lập để thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính, đảm bảo anh ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội, các đơn vị này 8 được Nhà nước cấp kinh phí và hoạt động theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp” đã chỉ ra khái quát về đặc điểm hoạt động và đặc điểm tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. 1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập Các đơn vị sự nghiệp công lập được phân loại theo các tiêu chí sau: - Căn cứ vào mức độ tự đảm bảo chi hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp được chia thành: + Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động thường xuyên: là các đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp luôn ổn định nên bảo đảm được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN không phải cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị. + Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một kinh phí hoạt động thường xuyên: là những đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhưng chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước phải cấp một phần cho hoạt động thường xuyên của đơn vị. + Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: là những đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng , nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động. - Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động, các đơn vị sự nghiệp được phân thành: + Các đơn vị sự nghiệp giáo dục gồm: các trường học từ mầm non đến đại học (không bao gồm các trường tư) + Các đơn vị sự nghiệp y tế bao gồm: Các bệnh viên, các cơ sở khám chữa bệnh, các trung tâm y tế dự phòng (không bao gồm các bệnh viện tư) + Các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao: bao gồm các viện nghiên cứu về văn hóa, trung tâm chiếu phim, thư viện, đài phát thanh truyền hình, báo chí xuất bản, các trung tâm huấn luyện thể dục thể thao, các viện bảo tàng,... + Các đơn vị sự nghiệp kinh tế: bao gồm các viên nghiên cứu kinh tế, các trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi,... 9 - Căn cứ theo phân cấp quản lý tài chính tại đơn vị sử dụng NSNN, theo giáo trình kế toán hành chính sự nghiệp trường Đại học Lao động xã hội [12,tr13], các đơn vị sự nghiệp công lập được chia thành: + Đơn vị dự toán cấp I: là đơn vị trực tiếp nhận và quyết toán kinh phí với cơ quan quản lý ngân sách trung ương như các Bộ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,... Các đơn vị dự toán cấp I được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý và cấp phát ngân sách cho các đơn vị dự toán cấp II. + Đơn vị dự toán cấp II: là các đơn vị nhận và quyết toán kinh phí được ngân sách cấp với các đơn vị dự toán cấp I và trực tiếp quản lý ngân sách của các đơn vị dự toán cấp III . Đơn vị dự toán cấp II là các đơn vị thuộc đơn vị dự toán cấp I và là đơn vị trung gian thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh phí nối liền giữa đơn vị dự toán cấp I với đơn vị dự toán cấp III. + Đơn vị dự toán cấp III: là đơn vị trực tiếp chi tiêu kinh phí cho hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí với đơn vị dự toán cấp trên theo quy định. 1.1.3. Đặc điểm quản lý và hoạt động tại đơn vị sự nghiệp công lập 1.1.3.1. Đặc điểm hoạt động: Các đơn vị sự nghiệp công lập gồm nhiều hoạt động trong nhiều lĩnh vực với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, các đơn vị sự nghiệp công lập có đặc điểm hoạt động chung là: - Thứ nhất, mục đích hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là không vì lợi nhuận, chủ yếu phục vụ lợi ích cộng đồng. - Thứ hai, sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp công lập tạo ra chủ yếu là những sản phẩm, dịch vụ có giá trị về sức khỏe, tri thức, văn hóa, đạo đức, xã hội,… Đây là các sản phẩm, dịch vụ mang lại lợi ích chung có tính bền vững, lâu dài cho xã hội. - Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, thực thi các chính sách xã hội của Nhà nước. 10 1.1.3.2. Đặc điểm quản lý Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập được các cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền phê duyệt và quyết định sao cho phù hợp với loại hình, chức năng, nhiệm vụ được giao của từng đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế thủ trưởng, nghĩa là luôn có một người đứng đầu mỗi đơn vị. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được pháp luật trao rất nhiều nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng, quyết định về tài chính, nhân sự, điều hành hoạt động thường xuyên của đơn vị. Tùy thuộc vào loại hình, phân cấp và chức năng nhiệm vụ được giao mà các đơn vị sự nghiệp công lập có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau. Một số kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại các đơn vị sự nghiệp công lập như sau: - Cơ cấu trực tuyến: Cơ cấu trực tuyến là một mô hình tổ chức, quản lý, trong đó nhà quản trị ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới và ngược lại, mỗi người cấp dưới chỉ nhận được sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên.Cơ cấu chức năng: Cơ cấu theo chức năng là loại hình cơ cấu tổ chức trong đó từng chức năng quản lý được tách riêng do một bộ phận, một cơ quan đảm nhận. Cơ cấu này có đặc điểm là những nhân viên chức năng phải là người am hiểu chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ trong phạm vi quản lý của mình. - Cơ cấu trực tuyến - chức năng: Cơ cấu này là sự kết hợp của cơ cấu theo trực tuyến và theo cơ cấu chức năng. Theo đó, mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên là một đường thẳng còn các bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị những lời chỉ dẫn, những lời khuyên và kiểm tra sự hoạt động của các bộ phận trực tuyến. - Cơ cấu trực tuyến - tham mưu: Cơ cấu này có đặc điểm là người lãnh đạo ra mệnh lệnh và chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình, khi gặp các vấn đề phức tạp, người lãnh đạo phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia ở
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan