Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cn công ty cp xâ...

Tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cn công ty cp xây dựng và sản xuất vật liệu

.DOCX
91
269
106

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG BÁO CÁO THỰC TÂÂP TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CN CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU Ngành : KẾ TOÁN Chuyên ngành : KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn : Th.s Thái Thị Nho Sinh viên thực hiện : Phạm Đỗ Như Quỳnh MSSV:1212481021 Lớp: 12CKKT02 TP. Hồ Chí Minh, 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG BÁO CÁO THỰC TÂÂP TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CN CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU Ngành : KẾ TOÁN Chuyên ngành : KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn : Th.s Thái Thị Nho Sinh viên thực hiện : Phạm Đỗ Như Quỳnh MSSV:1212481021 Lớp: 12CKKT02 TP. Hồ Chí Minh, 2015 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại công ty, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 ( Ký tên) Phạm Đỗ Như Quỳnh LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn giảng viên Thái Thị Nhongười đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành báo cáo thực tập này. Em cũng xin gửi lời cảm 2 ơn tới Ban giám đốc cùng các anh chị trong Công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em tiếp cận thực tế công việc, đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và chia sẻ cho em những kinh nghiệm thực tiễn quý báu trong suốt quá trình thực tập. Em xin kính chúc Cô, Ban giám đốc, các anh chị lời chúc dồi dào sức khỏe, luôn vui vẻ và thành công trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm2015 (Ký và ghi rõ họ tên) Phạm ĐỗNhư Quỳnh 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................ii LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................iii MỤC LỤC...................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................x DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................xi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH................................xii LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 CHƯƠNG 1..................................................................................................................3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU............3 1.1Lịch sử hình thành...................................................................................................3 1.2 Bộ máy tổ chức của công ty...................................................................................3 1.2.1 Sơ đồ bộ máy của công ty...........................................................................3 1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận...................................................5 1.2.3 Bộ máy tổ chức của công ty với yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay........6 1.3. Tình hình nhân sự, đánh giá sự đáp ứng với tình hình kinh doanh hiện nay........6 1.3.1Tình hình nhân sự........................................................................................6 1.3.2 Đánh giá ưu, nhược điểm của tình hình nhân sự.......................................7 1.4 Doanh số.................................................................................................................7 1.5 Giới thiệu phòng kế toán tài vụ..............................................................................8 1.5.1 Bộ máy tổ chức....................................................................................................8 1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên................................................9 1.5.3 Đánh giá ưu, nhược điểm.....................................................................10 1.6 Hệ thống thông tin kế toán trong doanh nhiệp.....................................................10 1.6.1 Cách thức tiến hành..................................................................................11 1.6.2 Nhân xét ưu, nhược điểm.........................................................................11 1.7 Tổ chức nghiệp vụ kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết..........................................12 1.7.1 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty......................................................12 1.7.2 Một số chính sách kế toán áp dụng.........................................................14 1.8 Nghiệp vụ lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp.............................................14 1.9 Tổ chức kế toán quản trị tại doanh nghiệp ..........................................................16 1.9.1 Cách tổ chức kế toán quản trị tại doanh nghiệp.......................................16 1.9.2 Đánh giá ưu, nhược điểm.........................................................................17 1.10Kết luận về công tác kế toán tại doanh nghiệp...................................................17 1.10.1 Những mặt tốt.........................................................................................17 1.10.2 Những tồn tại yếu kém...........................................................................17 1.10.3 Những kiến nghị với công ty về công tác kế toán...............................18 CHƯƠNG 2................................................................................................................19 THỰC HIỆN PHỎNG VẤN LÃNH ĐẠO, CÁC CHUYÊN VIÊN LÀM VIỆC CÔNG TÁC KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY..........................................19 2.1 Thực hiện phỏng vấn............................................................................................19 4 2.1.1 Đối tượng phỏng vấn 1.............................................................................19 2.1.1.1 Chi tiết công việc của người được phỏng vấn..................................19 2.1.1.2 Kiến thức kỹ năng cần thiết tạo vị trí...............................................20 2.1.1.3Thuận lợi trong công việc..................................................................20 2.1.1.4 Thách thức trong công việc...........................................................20 2.1.1.5 Điều tâm đắc của lãnh đạo được phỏng vấn.....................................21 2.1.1.6 Những kiến thức kỹ năng cần phải hoàn thiện sau khi tốt nghiệp.. .21 2.1.1.7 Nhận định sự phát triển của ngành nghề..........................................21 2.1.1.8 Lời khuyên cho sinh viên sắp tôt nghiệp........................................21 2.1.2 Đối tượng phỏng vấn 2.............................................................................22 2.1.2.1 Chi tiết công việc của người được phỏng vấn..................................22 2.1.2.2 Kiến thức kỹ năng cần thiết tại vị trí...............................................23 2.1.2.3 Thuận lợi trong công việc.................................................................23 2.1.2.4 Thách thức trong công việc...........................................................23 2.1.2.5 Điều tâm đắc của chuyên gia được phỏng vấn.................................24 2.1.2.6 Những kiến thức kỹ năng phải hoàn thiện sau khi tốt nghiệp..........24 2.1.2.7 Nhận định về sự phát triển của nghề ghiệp......................................24 2.1.2.8 Lời khuyên cho sinh viên sắp tốt nghiệp..........................................24 2.2 Bài học kinh nghiệm.............................................................................................25 2.2.1 Bài học về xin thực tập.............................................................................25 2.2.2 Bài học về thu thập thông tin....................................................................25 2.2.3 Bài học về tổ chức nghiệp vụ kế toán......................................................25 2.2.4 Bài học về giao tiếp và tổ chức phỏng vấn..............................................25 2.2.5 Bài học rút ra từ hai cuộc phỏng vấn.......................................................25 2.2.6 Nguyện vọng về kế toán...........................................................................26 2.3 Đề xuất cho ngành học tại trường HUTECH, khoa KT-TC-NH.........................26 2.3.1 Đề xuất kiến nghị về các môn học...........................................................26 2.3.2 Đề xuất về cách tổ chức thực tập..............................................................26 CHƯƠNG 3................................................................................................................27 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CN CÔNG TY CP XÂT DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU............................................................................................................................27 3.1 Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất.......................................................27 3.1.1 Đặc điểm...................................................................................................27 3.1.2 Phân loại chi phí sản xuất.........................................................................27 3.2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.....27 3.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.......................................................27 3.2.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm..........................................................28 3.2.3 Kỳ tính giá thành......................................................................................28 3.3 Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty CP xây dựng và sản xuất vật liệu.....................................................................................28 3.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.............................................28 5 3.3.1.1 Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu.............................................28 3.3.1.2 Hệ thống luân chuyển chứng từ và sổ sách sử dụng........................29 3.3.1.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh...................................................30 3.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp......................................................31 3.3.2.1 Đặc điểm và phân loại chi phí nhân công trực tiếp..........................31 3.3.2.2 Hệ thống luân chuyển chứng từ và sổ sách sử dụng........................31 3.3.2.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh..................................................32 3.3.3.1 Đặc điểm và phân loại chi phí máy thi công....................................33 3.3.3.2 Hệ thống luân chuyển chứng từ và sổ sách sử dụng........................33 3.3.3.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh...................................................34 3.3.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung.............................................................34 3.3.4.1 Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất chung.................................34 3.3.4.3 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh...................................................36 3.3.5 Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại CN Công ty CP xây dựng và sản xuất vật liệu............................37 3.3.5.1 Tổng hợp chi phí sản xuất.................................................................37 3.3.5.2 Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty và tính giá thành sản phẩm tại CN Công ty CP xây dựng và sản xuất vật liệu..............................38 3.4 Nhận xét và kiến nghị...........................................................................................40 3.4.1 Nhận xét....................................................................................................40 3.4.1.1 Ưu điểm.............................................................................................40 3.4.1.2 Nhược điểm.......................................................................................42 3.4.2 Kiến nghị...................................................................................................43 KẾT LUẬN.................................................................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................47 PHỤ LỤC....................................................................................................................48 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP TSCĐ BTC GTGT TSNH TSDH BCTC TK NVL CSGT CTGS SXC XD SXVL Cổ phần Tài sản cố định Bộ tài chính Giá trị gia tăng Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Báo cáo tài chính Tài khoản Nguyên vật liệu Cảnh sát giao thông Chứng từ ghi sổ Sản xuất chung Xây dựng Sản xuất vật liệu 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng kê khai năng lực cán bộ quản lý,chuyên môn kỹ thuật của công ty. Bảng 1.2: Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh. Bảng 1.3: Phân tích cấu trúc tài sản. Bảng 1.4: Phân tích cấu trúc nguồn vốn. 8 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty CP xây dựng và sản xuất vật liệu. Sơ đồ 1.2: Phòng kế toán tài vụ. Sơ đồ 1.3: Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”. 9 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Thái Thị Nho LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” là hai chỉ tiêu phản ánh tổng quát các mặt kinh tế, kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như việc sử dụng và quản lý tài nguyên của doanh nghiệp. Xét theo tính hệ thống của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh thì chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định hiệu quả kinh tế nội bộ hay nói cách khác là quyết định đến quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với vai trò quyết định và quan trọng như vậy “Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” luôn là vấn đề trăn trở của tất cả các nhà quản lý trong hiện tại và tương lai. Cùng với thời gian thực tập ở CN Công ty CP xây dựng và sản xuất vật liệu, theo chuyên nghành Kế toán được đào tạo, em thấy vấn đề chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề nổi bật, cần phải được nghiên cứu, quan tâm và được cập nhật thường xuyên. Tuy còn nhiều thiếu sót và hạn chế, song với vốn kiến thức đã được học và tích luỹ trong nhà trường, kết hợp với các tài liệu đọc thêm, em quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm” tại CN Công ty CP xây dựng và sản xuất vật liệuđể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu của chuyên đề này là tìm hiểu kế toán xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng được nghiên cứu: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại CN Công ty CP xây dựng và sản xuất vật liệu. Phạm vi nghiên cứu: Tại CN Công ty CP xây dựng và sản xuất vật liệu. Thời gian nghiên cứu: Từ 29/06/2015 đến 17/08/2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Số liệu nghiên cứu: Quý 4/ 2014 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng ở đây là thu thập tài liệu, phân tích số liệu và quan sát thực tế tại công ty. SVTH: Phạm Đỗ Như Quỳnh 1 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Thái Thị Nho 5. Kết cấu đồ án. Kết cấu đồ án này gồm 3 chương: Chương I : Giới thiệu về Công ty CP xây dựng và sản xuất vật liệu. Chương II: Thực hiện phỏng vấn lãnh đạo, các chuyên viên làm công tác kế toán tại CN Công ty CP xây dựng và sản xuất vật liệu. Chương III:Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CN Công ty CP xây dựng và sản xuất vật liệu. SVTH: Phạm Đỗ Như Quỳnh 2 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Thái Thị Nho CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU 1.1 Lịch sử hình thành - Tên Công ty : Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu. Tên giao dịch: Countruction and Production Materrial Joint Stock Company. - Tên viết tắt : CPMCo. - Địa chỉ : 57 Phố Hàng Chuối – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. - Điện thoại : (04)39 716.833 - Fax : (04)38 219.749 - Mã số thuế : 0100103369 - Vốn điều lệ : 15.000.000.000 đ Công ty được thành lập vào năm 1898 và được chuyển đổi thành Công ty cổ phần theo quyết định số 89/2000/QĐ/BNN – TCCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 15 tháng 8 năm 2000. Là Công ty xây dựng nên ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm:  Xây dựng các công trình công nghiệp, công cộng, dân dung, giao thông và thủy lợi.  Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.  Thi công xây lắp các công trình điện thế đến 35KV.  Giám sát thi công công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.  Thí nghiệm hiện trường nén tĩnh thử tải cọc bê tông cốt thép, thí nghiệm hiện trường PIT, siêu âm. PDA, và đo điện trở đất (không bao gồm khảo sát công trình).  Tư vấn đấu thầu ( không bao gồm tư vấn về tài chính và tư vấn về pháp luật).  Xuất nhập khẩu và sản xuất các mặt hàng Công ty kinh doanh. 1.2 Bộ máy tổ chức của công ty. 1.2.1 Sơđồ bộ máy của công ty. SVTH: Phạm Đỗ Như Quỳnh 3 SƠ ĐỒ 1.1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU HỘI ĐỒỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỒỐC KHỒỐI NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ Phòng kếế hoạch kỹỹ thuật Phòng tài chính kếế toán Phòng tổ chức hành chính KHỒỐI SẢN XUẤỐT KINH DOANH Ban quản lý dự án Ban ĐHDA 1 Xí nghiệp 1 Ban ĐHDA 2 Đội CT1 Độ i CT 2 Xí nghiệp 2 Đội CT 1 Độ i CT2 Xí nghiệp 3 Độ i CT 1 Độ i CT2 Chi nhánh Gia Lai Độ i CT1 Độ i CT2 Chi nhánh Đắk Lắk Chi nhánh Bắếc Cạn ĐộiC Đội CT T1 Độ i CT1 Độ i CT2 2 ĐẠI HỘI CỔ ĐỒNG SVTH: Phạm Đỗ Như Quỳnh 4 1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận. Đại hội cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị để quản trị công ty giữa hai nhiệm kỳ đại hội, bầu ra ban kiểm soát để kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty, phục vụ tốt nhất lợi ích của công ty. Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất, đại diện pháp nhân duy nhất của doanh nghiệp, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty. Kiểm tra tính trung thực, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cuả công ty, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính kế toán Ban giám đốc công ty: Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và các loại hợp đồng khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của Công ty. Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của người lao động. Phòng kế hoạch kỹ thuật: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng các công trình, đề ra các phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, theo dõi đôn đốc và điều chỉnh tiến độ sản xuất. Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán tài sản cũng như các quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Với chức năng giám sát bằngđồng tiền mọi hoạt động kinh tế, quản lý tài sản của công ty, tổ chức sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quả nhất. Tổ chức công tác hạch toán kế toán trong đơn vị theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành. Lập báo cáo tài chính để tập hợp, cân đối tình hình tài sản của công ty trong kỳ hoạt động.Tính kết quả sản xuất kinh doanh (lãi, lỗ) và việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của công ty. Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, về tiền lương, giải quyết các chế độ về BHXH, bảo hộ lao động, các công tác về khen thưởng, kỷ luật, hành chính, quản lý quỹ tiền mặt… Các đội sản xuất và các ban chỉ huy, chi nhánh: Chịu trách nhiệm trực tiếp thi công các công trình theo đúng hồ sơ thiết kế và hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, báo cáo các khối lượng thực hiện và quyết toán các công trình. 1.2.3 Bộ máy tổ chức của công ty với yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay. Trongthời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, bộ máy tổ chức của côngty đã đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế.Bộ máy tổ chức đã được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định theo những cấp bậc, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đã xác định của doanh nghiệp. Từ những yếu tố trên đã giúp bộ máy tổ chức của doanh nghiệp từng bước hoàn thiện và góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững trên mọi phương diện của thực tiễn. 1.3. Tình hình nhân sự, đánh giá sự đáp ứng với tình hình kinh doanh hiện nay. 1.3.1Tình hình nhân sự Công ty có đội ngũ 92 Thạc sỹ, Kỹ sư, Kiến trúc sư, Cử nhân kinh tế, Tài chính, Luật…Bao gồm nhiều ngành nghề: Xây dựng, kiến trúc, địa chất, thủy lợi, giao thông, cấp thoát và xử lý nước, điện, cơ khí, kinh tế, tài chính…và nhiều cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao. Bảng 1.1:Bảng kê khai năng lực cán bộ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật của công ty ST CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN T MÔN VÀ KỸ THUẬT SỐ THÂM NIÊN CÔNG LƯỢNG <5 I II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 III 1 2 3 4 5 V Cao học Đại học Kỹ sư xây dựng Kiến trúc sư Kỹ sư thủy lợi Kỹ sư giao thong Kỹ sư địa chất và khảo sát Kỹ sư điện máy Kỹ sư cấp thoát nước- MT Kỹ sư cơ khí Kỹ sư kinh tế Cử nhân tài chính Cử nhân tài chính kế toán Cao đẳng, trung cấp Xây dựng Thủy lợi Giao thông Tài chính kế toán Thống kê – hạch toán Tổng cộng TÁC(NĂM ) 5-10 10>20 20 02 2 67 17 2 4 5 6 03 1 1 1 12 2 3 4 3 06 1 3 2 05 2 2 1 05 1 2 1 1 05 1 2 2 03 1 2 05 1 2 2 03 2 1 03 2 1 23 07 1 3 2 1 04 2 1 1 04 1 2 1 05 2 2 1 03 2 1 92 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính-2014) 1.3.2 Đánh giá ưu, nhược điểm của tình hình nhân sự Ưu điểm:  Cơ cấu nhân sự chặt chẽ đáp ứng được nhu cầu công việc của công ty.  Trình độ lao động phù hợp với vị trí được phân bổ. Nhược điểm:  Còn tình trạng một người kiêm nhiều vị trí, làm cho công việc không khách quan, vượt quá khả năng của nhân viên.  Một số bộ phận còn thiếu nguồn nhân lực. 1.4 Doanh số Bảng 1.2 Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 DTT 54.851 65.512 LNST 1.756 1.849 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính-2015) 2013 – 2014 Số tiền % 10.661 19,4 93 5,3 Nhìn chung, từ bảng 1.2 ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển theo chiều hướng tích cực. Doanh thu và lợi nhuận của công ty đang có xu hướng tăng, cụ thể: Doanh thu thuần của năm 2014 so với năm 2013 tăng 10.661 triệu đồng (19,4%) và lợi nhuận sau thuế tăng 93 triệu đồng (5,3%). Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ hoạt kinh doanh của công ty phát triển thuận lợi. Doanh thu của công ty đa phần là từ hoạt động xây dựng và sản xuất vật liệu, điều này có thể suy ra sự biến động trong các nguồn thu này có thể ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu của công ty. Nói cách khác, sự tăng trưởng của hoạt động xây dựng và sản xuất vật liệu có tác động mạnh mẽ tới sự tăng trưởng của tổng doanh thu và ngược lại. Do đó, công ty cần chú trọng đầu tư và phát triển cho các hoạt động của 2 hoạt động này. 1.5 Giới thiệu phòng kế toán tài vụ. 1.5.1 Bộ máy tổ chức. Sơ đồ 1.2: Phòng kế toán Tài vụ Kếế toán trưởng Kếế toán tổng hợp Kếế toán thanh toán, kếế toán tiếền lương Kếế toán TSCĐ và vật tư Kếế toán tiếền mặt kiếm thủ quỷ Kếế toán chi phí và giá thành Nhân viến kinh tếế tại các đội 1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên. Kế toán trưởng :Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt toàn bộ công tác kế toán, phụ trách chung, phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kế toán của Công ty, theo dõi đôn đốc việc thực hiện quyết toán của công ty. Giúp Giám đốc công ty chấp hành các chính sách chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, chấp hành kỉ luật và chế độ lao động, tiền lương, tín dụng và các chính sách tài chính. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan thuế về các thông tin Tài chính. Kế toán tiền lương và thanh toán: Hàng tháng lập Bảng tạm ứng; Bảng thanh toán lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp cho người lao động. Tính và trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Kinh phí công đoàn cho người lao động theo qui định. Đồng thời lập các phiếu thu- chi trên cơ sở các chứng từ gốc đã kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ và được Giám đốc, kế toán trưởng phê duyệt. Định kỳ kiểm tra đối chiếu với thủ quỹ, theo dõi công nợ nội bộ, chi trả hộ các đội. Kế toán Vật tư và TSCĐ: Theo dõi và quản lý về mặt số lượng và giá trị tài sản của công ty. Tổ chức theo dõi, tính khấu hao, phân bổ chi phí khấu hao Tài sản cố định cho từng công trình, hạng mục công trình, tiến hành tổ chức thanh lý tài sản cố định, theo dõi nguồn hình thành tài sản, tiến hành cho thuê những tài sản của công ty khi chưa có nhu cầu sử dụng. Đồng thời theo dõi tình hình Vật tư theo công trình, hạng mục công trình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng