Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán - Kiểm toán Kế toán Ke toan quan tri moi truong ema ...

Tài liệu Ke toan quan tri moi truong ema

.DOCX
37
381
56

Mô tả:

Bài viết này hướng đến việc trình bày một bức tranh lý luận chung về kế toán quản trị môi trường và việc áp dụng tại một số nước trên thế giới, qua đó rút ra những giá trị và lợi ích của kế toán quản trị môi trường trong việc vận dụng tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................2 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG....................3 1.1. Giới thiệu về kế toán quản trị môi trường................................................................3 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến kế toán quản trị môi trường.................................3 1.1.2. Các cấp độ của kế toán quản trị môi trường...........................................................4 1.1.3. Lợi ích của kế toán quản trị môi trường..................................................................4 1.1.4. Nội dung của kế toán quản trị môi trường..............................................................7 1.1.5. Các bước thực hiện của kế toán quản trị môi trường..............................................9 1.2. Kế toán chi phí- doanh thu môi trường...................................................................12 1.2.1. Kế toán chi phí môi trường....................................................................................12 1.2.2. Phân loại chi phí môi trường.................................................................................13 1.2.3. Nhận diện và phân bổ chi phí môi trường.............................................................15 1.2.4. Kế toán doanh thu môi trường...............................................................................16 PHẦN 2: CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC ỨNG DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TRONG MỘT SỐ DOANH NGHIỆP..............................................................17 2.1. Nghiên cứu về EMA tại các doanh nghiệp ở Nhật Bản.........................................17 2.2. Nghiên cứu về ứng dụng EMA tại công ty cổ phần gạch men COSEVCO...........19 2.2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần gạch men COSEVCO...........................................19 2.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty.................................................................19 2.2.3. Kế toán doanh thu- chi phí môi trường tại công ty...............................................20 2.2.4. Nghiên cứu áp dụng kế toán quản trị môi trường cho CTCP gạch men COSVECO:.........................................................................................................................22 2.2.5. Đánh giá ảnh hưởng của EMA đối với hoạt động của công ty………………... 25 2.3. Nghiên cứu ứng dụng EMA tại công ty cổ phần xi măng VICEM Hải Vân.........27 2.3.1. Giới thiệu về công ty cổ phần xi măng VICEM Hải Vân.....................................27 2.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty.................................................................27 2.3.3. Kế toán doanh thu- chi phí môi trường tại công ty...............................................28 2.3.4. Áp dụng kế toán quản trị môi trường cho CTCP xi măng VICEM Hải Vân.......29 2.3.5. Đánh giá ảnh hưởng của kế toán quản trị môi trường đối với hoạt động của công ty…………………………………………………………………………………………31 Phần 3: Điều kiện vận dụng kế toán quản trị môi trường vào Việt Nam...........................34 KẾT LUẬN.........................................................................................................................36 Page 1 Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................37 LỜI MỞ ĐẦU Từ trước đến nay, môi trường luôn là một vấn đề quan trọng tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới vì nó không chỉ ảnh hưởng tới con người mà còn tới tất cả các sinh vật. Do vậy, bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ cấp bách của từng đất nước, của từng doanh nghiệp và của từng cá nhân trong xã hội. Đặc biệt vấn đề môi trường trong các doanh nghiệp cần được xem xét và giải quyết sao cho vừa đảm bảo mục tiêu lợi nhuận kinh tế vừa song hành với mục tiêu tác động của môi trường. Vì vậy, các đơn vị tổ chức kinh doanh cần có những giải pháp trong quá trình kinh doanh để có thể xác định rõ những yếu tố thu nhập, chi phí phát sinh do trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, đồng thời cũng cần ghi nhập những nhân tố này vào thông tin trên sổ sách kế toán. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều sản phẩm và dịch vụ môi trường chưa được đánh giá đúng và chưa được hạch toán đầy đủ vào hệ thống kế toán hiện hành. Điều này có thể dẫn đến hậu quả là nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định quản lý sai lầm dựa trên những số liệu thiếu chính xác và thông tin không đầy đủ. Chính vì vậy, kế toán quản trị môi trường (EMA) là một công cụ cần thiết không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường mà còn cải thiện hiệu quả kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bài viết này hướng đến việc trình bày một bức tranh lý luận chung về kế toán quản trị môi trường và việc áp dụng tại một số nước trên thế giới, qua đó rút ra những giá trị và lợi ích của kế toán quản trị môi trường trong việc vận dụng tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Bài viết gồm có 3 phần chính: Phần 1: Cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị môi trường Phần 2: Các nghiên cứu về việc ứng dụng kế toán quản trị môi trường trong một số doanh nghiệp Phần 3: Điều kiện vận dụng kế toán quản trị môi trường vào Việt Nam Page 2 Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG 1.1. Giới thiệu về kế toán quản trị môi trường 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến kế toán quản trị môi trường a. Kế toán quản trị (MA) Kế toán quản trị được Hiệp hội kế toán Mỹ định nghĩa: "là quá trình định dạng, đo lường, tổng hợp, phân tích, lập báo biểu, giải trình và thông đạt các số liệu tài chính và phi tài chính cho ban quan trị để lập kế hoạch, theo dõi việc thực hiện kế hoạch trong phạm vi nội bộ một doanh nghiệp, đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các tài sản này". Kế toán quản trị đặt trọng tâm giải quyết các vấn đề quản trị của doanh nghiệp. b. Hệ thống kế toán môi trường (EAS) Là cơ chế quản trị kinh doanh, cho phép doanh nghiệp đo lường, phân tích và tổng hợp các chi phí và hiệu quả bảo vệ môi trường (theo đơn vị tiền tệ và đơn vị vật chất) trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường thiên nhiên và duy trì mối quan hệ thân thiện với cộng đồng xã hội theo nguyên tắc phát triển bền vững. c. Kế toán quản trị môi trường (EMA) Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IAFC, 2005) thì kế toán quản trị môi trường được định nghĩa như sau: "Kế toán quản trị môi trường là quản lý hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển khai và thực hiện hệ thống kế toán và hoạt động thực tiễn phù hợp có liên quan đến vấn đề môi trường. Trong khi điều này có thể bao gồm các báo cáo và kiểm toán tại một số Doanh nghiệp thì kế toán quản trị môi trường thường liên quan đến chi phí vòng đời, kế toán chi phí đầy đủ, đánh giá lợi ích và lập kế hoạch chiến lược quản lý môi trường" Theo Ủy ban Liên hiệp quốc về phát triển bền vững (UNDSD, 2001) lại đưa ra định nghĩa như sau: "Kế toán quản trị môi trường là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng hai loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ: Thông tin vật chất về việc sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên vật liệu (bao gồm chất thải) và thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường". Page 3 Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh 1.1.2. Các cấp độ của kế toán quản trị môi trường EMA là công cụ hỗ trợ cho việc nhận dạng, thu thập phân tích các dòng thông tin tài chính trong nội bộ doanh nghiệp nhằm mục đích cải thiện hiệu quả hoạt động về kinh tế và môi trường của doanh nghiệp. Trong EMA có các cấp độ như sau: Bảng 1: Các cấp độ EMA Cấp độ hạch Phạm vi hạch toán môi toán trường Hạch toán thu Quốc gia nhập quốc dân Hạch toán tài Doanh nghiệp chính Hạch toán nội Doanh nghiệp bộ Tác dụng Thúc đẩy việc sử dụng nguồn tài nguyên bền vững, phát triển kinh tế một cách bền vững. - Giảm chi phí môi trường nhờ đầu tư vào công nghệ sạch, thay đổi nguyên liệu đầu vào. - Nhiều chi phí môi trường đòi hỏi không lớn nhưng hiệu quả kinh tế lại cao (như đầu tư sản xuất sạch hơn, công nghệ thân thiện với môi trường,…). - Cải thiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhờ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường,…). -Quản lý tốt chi phí môi trường, nhờ đó có tác động tích cực đến môi trường và sức khoẻ con người. -Tính toán chi phí sản phẩm chính xác hơn. 1.1.3. Lợi ích của kế toán quản trị môi trường • EMA khắc phục nhược điểm của hạch toán truyền thống Kế toán truyền thống là một phương pháp được sử dụng lâu đời, nó cung cấp thông tin tài chính một cách truyền thống, trình bày cho những người không nằm trong trong doanh nghiệp thấy được vị thế tài chính của doanh nghiệp và những thay đổi trong từng giai đoạn cụ thể. Nó được thừa nhận khắp nơi trên thế giới và có ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, hệ thống kế toán truyền thống xuất hiện nhiều hạn chế: - Không tách biệt rõ khía cạnh môi trường: Các tác động môi trường của Doanh nghiệp thường xảy ra bên ngoài ranh giới giao dịch của một Doanh nghiệp và do đó các tác động môi trường thường coi là “các yếu tố bên ngoài” và chúng chỉ được Doanh Page 4 Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh nghiệp tính toán trong một vài trường hợp nhất định. Nghĩa là hệ thống kế toán truyền thống không phản ánh các tác động môi trường mà Doanh nghiệp gây ra trực tiếp hay gián tiếp. Ví dụ: một số nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh gây tác động xấu đến nguồn nước và Doanh nghiệp bị xử phạt hành chính, thì nó được thể hiện trong tài khoản của Doanh nghiệp, nhưng có trường hợp khách hàng kiện Doanh nghiệp hoặc phạt tiền Doanh nghiệp một cách gian tiếp như tẩy chay sản phẩm hại đến môi trường và sức khỏe của con người thì những thiệt hại này không được đề cập đến. - Không cung cấp thông tin về thiệt hại môi trường. Nghĩa là, các loại tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên môi trường bị thiệt hại bao nhiêu, các chi phí xã hội cao như thế nào, …không được phản ánh trong báo cáo tài chính. Do đó, các hậu quả về tài chính, các vấn đề sức khỏe sẽ không được chi trả và đưa vào để tính giá thành sản phẩm. Do vậy, gây ra các ngoại ứng tiêu cực, các thiệt hại cho môi trường, sinh thái và sức khỏe con người mà xã hội phải chi trả. Do đó hệ thống kế toán hiện hành sẽ không bao giờ có thể phản ánh được các tác động đến môi trường và cũng không đủ năng lực để ước lượng được các rủi ro sẽ xảy ra trong tương lai. Trong hệ thống kế toán truyền thống, giới hạn của nguồn tài chính không dùng từ “đủ”, nghĩa là nguồn tài chính luôn được rót ra miễn là nó tạo được giá trị gia tăng về kinh tế, nhưng môi trường tự nhiên thì có giới hạn. Nếu như không xem xét đến những tác động đến môi trường mà cứ nỗ lực để tạo ra thu nhập cao và sự giàu có hơn nữa thì sớm hay muộn những tác động tiêu cực của môi trường sẽ gây ra thiệt hại không lường trước được cho toàn xã hội và và điều này không bao giờ được đề cập đến trong hệ thống kế toán truyền thống. • Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp EMA được áp dụng sẽ khắc phục được tình trạng thiếu thông tin cho việc ra quyết định quản lý môi trường do hệ thống kế toán truyền thống mới chỉ thừa nhận một số chi phí mà chưa phát hiện ra các chi phí môi trường ẩn trong các chi phí chung hay phân bổ không đúng chi phí chung vào quá trình sản xuất sản phẩm và các hoạt động dẫn đến sử dụng không hiệu quả, lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng. Tình trạng thiếu thông tin và các dữ liệu liên quan đến các tác động môi trường sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí thật và những chi phí không cần thiết cũng như các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai mà bản thân doanh nghiệp không lường trước được. Page 5 Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh Thực hiện tốt EMA sẽ đưa các thông tin về chi phí môi trường có ích cho doanh nghiệp trong quá trình ra quyết định quản lý. Ví dụ, khi có đầy đủ thông tin về chi phí môi trường sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định về thiết kế, cải tiến sản phẩm phù hợp, thiết kế dây chuyền sản xuất hợp lý, lựa chọn thiết bị, đưa ra các quyết định thu mua nguyên vật liệu, nhiên liệu nào là phù hợp, điều hành các quá trình để quản lý rủi ro một cách có hiệu quả hơn. Tuân thủ các chiến lược môi trường mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hoặc đưa ra các quyết định đầu tư vốn hợp lý, phân bổ chi phí và quản lý chất thải kết hợp với các bộ phận để thực hiện một cách có hệ thống, hiệu quả hơn trước. Đây chính là cách thức quản lý hiệu quả các chi phí môi trường để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Mặt khác, EMA sẽ giúp đưa ra các tính toán chính xác những chi phí sản xuất thực tạo ra sản phẩm, bóc tách các chi phí ẩn không tạo ra sản phẩm, các chi phí xử lý chất thải và những chi phí môi trường khác. Từ đó, để các bộ phận đưa ra những sáng kiến cải tiến hoạt động kinh doanh, giảm thiểu các chi phí không cần thiết. Hơn nữa, EMA có thể giúp đưa ra các quyết định đem lại doanh thu môi trường và lợi nhuận được bù lại từ các khoản khác. Ví dụ về các khoản chi phí doanh nghiệp có thể tiết kiệm được như: tiền tiết kiệm được nhờ giảm chi phí bảo hiểm, chi phí sức khỏe, khám chữa bệnh của lao động, tiền tiết kiệm được nhờ giảm các chi phí phạt, bồi thường, kiện tụng,… • Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp EMA giúp cung cấp các thông tin chính xác và toàn diện hơn để đo lường quá trình thực hiện, từ đó cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp với các cổ đông cũng như khách hàng, người dân địa phương, người lao động, chính phủ và các bên liên quan khác. Từ đó, tránh được các chi phí tiền phạt, tiền trách nhiệm, tiền bảo hiểm pháp lý môi trường, dự phòng chi phí làm sạch, chi phí rủi ro khắc phục, chi phí tuân thủ luật pháp,… Mặt khác, nếu như thực hiện tốt EMA, giảm được các đầu vào của nhân công, năng lượng, nguyên vật liệu bị mất đi trong quá trình tạo ra ô nhiễm, làm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, tăng lợi thế cạnh tranh do giảm được giá thành. • Làm hài lòng và củng cố lòng tin đối với các bên liên quan Các bên liên quan không chỉ là những người lao động trong doanh nghiệp, chịu tác động và ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường làm việc mà còn là các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như cộng đồng dân cư bị chịu ô nhiễm, các nhóm hoạt động về môi trường, Page 6 Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh các cơ quan chính phủ, các nhà đầu tư, các cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp và những bên liên quan đến môi trường khác. Nếu như doanh nghiệp có thái độ và hành vi tốt với môi trường thì đây sẽ là một thuận lợi rất lớn trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, nâng vị thế của doanh nghiệp đối với thị trường trong nước và toàn cầu, giúp doanh nghiệp hòa nhập vào thị trường quốc tế một cách dễ dàng hơn. Một ví dụ, đó là đối với doanh nghiệp nào có chứng chỉ ISO 14001 thì sẽ rất thuận lợi khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước như EU, Nhật Bản, Mỹ,… vì chứng chỉ này thể hiện đạo đức môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nó như một tấm giấy thông hành giúp doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường quốc tế, nhất là ở những quốc gia có đòi hỏi về môi trường cao. • Tạo ra những lợi thế mang tính chiến lược Như là giảm được các chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng khi quản lý phù hợp. Dẫn đến giảm giá thành sẽ có ưu thế cạnh tranh về giá bán và lợi nhuận cao hơn. Lợi thế trong việc cải thiện hình ảnh của công ty, sản phẩm tốt mang đến cơ hội trên thị trường tốt hơn, cải thiện mối quan hệ với cộng đồng và giảm được các vấn đề về Pháp luật và trách nhiệp pháp lý. 1.1.4. Nội dung của kế toán quản trị môi trường a. Kế toán quản trị môi trường tiền tệ (MEMA) MEMA (Monetary Environmental Management Accounting) là hệ thống hạch toán liên quan đến thông tin môi trường tiền tệ, nghĩa là các thông tin môi trường tiền tệ ghi lại tất cả các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp như vốn tài chính trong quá khứ, hiện tại, hay tương lai và dòng vốn của doanh nghiệp thể hiện trong các đơn vị tiền tệ. Thông tin môi trường tiền tệ có thể được xem như các chi phí về nguyên vật liệu, năng lượng, nước ... mà doanh nghiệp đã sử dụng nó cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các tài nguyên môi trường này được định giá bằng tiền. MEMA là một công cụ trung tâm, rộng khắp, cung cấp cơ sở thông tin cho hấu hết những quyết định quản lý nội bộ cũng như các vấn đề liên quan đến việc làm thế nào để theo dõi và phát hiện, xử lý các chi phí, doanh thu xuất hiện do tác động đến môi trường của công ty. MEMA đóng góp cho việc lập kế hoạch chiến lược và hoạt động cung cấp cơ sở quan trọng cho việc ra quyết định để đạt được mục tiêu mong đợi. b. Kế toán quản trị môi trường vật chất (PEMA) PEMA (Physical Environmental Management Accounting) là việc hạch toán các hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến thông tin môi trường vật chất (hay phi tiền Page 7 Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh tệ), bao gồm tất cả dòng nguyên vật liệu, năng lượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai có tác động lên hệ sinh thái. PEMA cũng ñược xem như một công cụ thông tin cho việc ra quyết định nội bộ. Tuy nhiên, trái với MEMA, PEMA lại tập trung vào tác động của doanh nghiệp lên môi trường tự nhiên đuợc thể hiện ở các thuật ngữ vật lý như tấn, kg, m3... Những tác động môi trường được đo đạc theo các đơn vị vật lý và phải được định giá theo đại lượng phi tiền tệ. Mục đích của PEMA được thiết kế ra là để: - Tìm ra những mặt mạnh và những nhược điểm sinh thái học. - Kiểm soát trực tiếp và gián tiếp các hậu quả môi trường. - Hỗ trợ cho việc ra quyết định đến chất lượng môi trường nổi bật. - Đo lường hiệu quả sinh thái. - Cung cấp thêm thông tin cho việc ra quyết định nội bộ và gián tiếp cho công tác truyền thông ra bên ngoài. Như vậy, có thể nói việc xác định EMA là tương tự với việc xác định kế toán quản trị truyền thống, nhưng tóm lại có một vài điểm khác biệt cơ bản sau: - EMA nhấn mạnh hạch toán các chi phí môi trường. - EMA không chỉ bao gồm thông tin thông thường, thông tin môi trường và thông tin chi phí khác mà còn bao gồm cả thông tin về dòng nguyên vật liệu, nước, năng lượng. - Thông tin EMA có thể được sử dụng cho bất kỳ loại hoạt động quản lý nào hoặc việc ra quyết định trong một số tổ chức, nhưng còn có lợi ích cho các hoạt động và các quyết định liên quan đến thành phần môi trường cụ thể. Khi xem xét nội dung EMA, các công cụ hạch toán có thể được phân biệt theo độ dài chu kỳ thời gian: ngắn hạn và dài hạn và được xem xét tới theo quá khứ hay tương lai bởi các cấp quản lý khác nhau trong công ty sẽ có yêu cầu về thông tin khác nhau và do vậy, trong một số trường hợp các nhà quản lý quan tâm đến thông tin trong quá khứ hoặc tương lai. Ngoài ra, các công cụ EMA còn được phân biệt theo thông tin thường xuyên và thông tin không dự tính trước (hay còn gọi là thông tin không thường xuyên) như khi tính toán chi phí hay hạch toán nguyên vật liệu là một thông tin thường xuyên, còn khi đánh giá đầu tư lại cần cả thông tin thường xuyên và thông tin không thường xuyên mang tính rủi ro. EMA như đã nói ở trên không phải là một công cụ riêng lẻ mà là một bộ phận rất nhiều các công cụ khác nhau gồm kế toán chi phí, lợi ích, thẩm định đầu tư, lập ngân sách, lập kế hoạch, kiểm kê vòng đời sản phẩm,… Trong số các công cụ này, kế toán chi Page 8 Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh phí, lợi ích là một công cụ tương đối đơn giản và dễ thuyết phục các doanh nghiệp trong việc đem lại những lợi ích cụ thể dễ dàng nhận thấy cho mỗi doanh nghiệp. Khi áp dụng EMA vào thực tế, có thể áp dụng cho một hay nhiều loại công cụ cho một công ty tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu cũng như thực tế về tình hình tài chính và môi trường của mỗi doanh nghiệp. Thông tin EMA có thể sử dụng cho bất kỳ loại hoạt động quản lý nào hoặc việc ra quyết định trong một tổ chức, mà còn còn có ích cho các hoạt động và quyết định với các thành phần môi trường cụ thể hoặc các kết quả. 1.1.5. Các bước thực hiện của kế toán quản trị môi trường Để thực hiện áp dụng các công cụ EMA ở một công ty, theo kinh nghiệm của các chuyên gia nghiên cứu điển hình có thể đưa ra một cái nhìn tổng quát về các bước mà một tổ chức có thể tiến hành khi thực hiện EMA như sau: • Đạt được sự hỗ trợ và cam kết từ nhà quản trị cấp cao Để thực hiện EMA thành công thì yêu cầu trước hết phải có sự ủng hộ và chấp thuận của ban lãnh đạo cấp cao nhất. Vì EMA không chỉ đòi hỏi năng lực của chuyên gia quản lý môi trường mà còn cần sự phối hợp của người làm công tác tài chính, kế toán và các kỹ sư. Do đó, nhà quản trị cấp cao sẽ thông báo cho các cấp quản lý sản xuất và toàn bộ người lao động trong công ty được biết và tham gia cung cấp thông tin. • Xác định quy mô, giới hạn của hệ thống Nghĩa là phải căn cứ vào tình hình thực tế của tổ chức để xác định quy mô và giới hạn thực hiện. Có thể hạch toán một sản phẩm, một bộ phận, một dây chuyền sản xuất hoặc toàn bộ tổ chức. Ngoài ra, cần phải cân nhắc rõ ràng về phạm vi nghiên cứu, vì môi trường là một khái niệm rất rộng, do đó, trong khuôn khổ có thể hạch toán được thì phải xác định được phạm vi đến đâu là đủ. • Xác định thông tin môi trường quan trọng trong doanh nghiệp Các thông tin bao gồm: Báo cáo tài chính, số liệu đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất, thông tin về dòng vật chất và năng lượng, thông tin về tiền tệ và phi tiền tệ,… • Nhận dạng các chi phí môi trường Từ khái niệm đưa ra về chi phí môi trường, để có thể xác định rõ các chi phí môi trường, có thể tổng hợp chi phí môi trường thành năm dạng chi phí cơ bản cụ thể sau: - Dạng 1: Các chi phí trực tiếp cho sản xuất. Page 9 Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh - Dạng 2: Các chi phí ẩn tiềm năng và chi phí gián tiếp cho sản xuất (ví dụ: Chi phí sử dụng vốn, chi phí dịch vụ có nguồn gốc từ bên ngoài, các chi phí quan trắc ô nhiễm, giải phóng mặt bằng, các chi phí quảng cáo,…). - Dạng 3: Các chi phí tương lai và trách nhiệm pháp lý ngẫu nhiên (ví dụ: chi phí phạt do vi phạm hợp đồng, không tuân thủ các quy định về môi trường, các chi phí về trách nhiệm làm sạch trong tương lai, chi phí kiện cáo, tố tụng do là hư hại tài sản và sức khỏe cá nhân, chi phí bồi thường thiệt hại tài nguyên thiên nhiên,….). - Dạng 4: Chi phí vô hình nội tại và chi phí quan hệ (bao gồm các chi phí khó định lượng được như: sự chấp thuận của người tiêu dùng, sự trung thành, tín nhiệm của khách hàng, uy tín thương hiệu sản phẩm, tinh thần làm việc và kinh nghiệm quý báu của công nhân, các quan hệ đoàn thể, hình ảnh doanh nghiệp và quan hệ cộng đồng). - Dạng 5: Các chi phí ngoại ứng (hay còn gọi là các chi phí xã hội) (Các chi phí xã hội phải gánh chịu bao gồm: sự suy thoái môi trường do phát tán các chất ô nhiễm phù hợp với các quy định tương ứng hiện hành hay sự thiệt hại môi trường gây ra bởi tổ chức mà chúng không được hạch toán, hoặc các tổ chức đã tạo ra các chất phát thải có hại cho sức khỏe mà không phải chịu trách nhiệm). • Thành lập nhóm thực hiện EMA yêu cầu sự hợp tác của nhiều lĩnh vực khác nhau gồm: - Một cá nhân có chuyên môn kế toán, là người am hiểu về hệ thống kế toán hiện tại; - Một các nhân am hiểu làm thế nào để EMA được sử dụng trong khuôn khổ một tổ chức mà và những cơ hội nào mà hạch toán có thể mang lại; - Một người có chuyên môn về môi trường để giải thích các tác động môi trường đối với tổ chức; - Một kĩ sư chuyên về công nghệ để đưa ra ý kiến xem xét các đề xuất chuyên sâu về công nghệ có thực tế và khả thi không; - Một kĩ sư chuyên về tiêu thụ nguyên, nhiên, vật liệu và chi phí môi trường sẽ phát sinh trong quá trình sản xuất hoặc hoạt động cần phải nghiên cứu; - Một người thuộc ban giám đốc để bảo vệ dự án trong khuôn khổ tổ chức Tóm lại, để thực hiện EMA thành công cần phải có sự phối hợp giữa các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà người đóng vai trò cầm lái chính là chuyên gia bên quản lý môi trường. Page 10 Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh • Đánh giá các chi phí và doanh thu được xử lý như thế nào trong hệ thống kế toán hiện hành Trong hệ thống kế toán hiện hành các chi phí và doanh thu môi trường sẽ được tính toán như thế nào? Được phân bổ riêng cho các sản phẩm hay các quá trình. Nó có được nêu ra đầy đủ trong bảng hạch toán chi phí giá thành hay được ẩn đi trong hạch toán chi phí tổng? Đánh giá xem các chi phí như chất thải, năng lượng, nước, nguyên vật liệu, … được xử lý như thế nào? Có đạt hiệu quả về môi trường hay không, và có thể giảm được chi phí nhiều hơn không? Doanh thu có thể thu thêm nhiều hơn và đem lại lợi ích hiệu quả cao hơn không? Có tạo ra được sự khuyến khích để cải thiện môi trường được hay không? Do đó, để có được đánh giá chính xác và đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp cần phải có phương pháp tính toán hợp lý. Điều này thể hiện chức năng và vai trò quan trọng của EMA. Đó là bóc tách các chi phí môi trường ra khỏi chi phí sản xuất và phân bổ chúng vào các tài khoản phù hợp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể thúc đẩy người quản lý và nhân viên có năng lực tìm ra các giải pháp phòng chống ô nhiễm và có thể giảm chi phí và tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh. Mấu chốt vấn đề là phải bóc tách được chi phí môi trường và phải phân bổ chính xác, nếu không có thể sẽ dẫn đến sản phẩm có giá thành cao hơn thực tế, có sản phẩm lại có giá thành thấp hơn mức thực tế, ảnh hưởng đến việc xác định giá và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, có một số chi phí khác lại không được phản ánh trong giá thành và giá bán của sản phẩm. Nguyên lý phân bổ: - Trong kế toán truyền thống: phân bổ dựa trên nguyên tắc bình quân. Đưa chi phí môi trường và các khoản chi phí khác vào tổng chi phí, sau đó chia đều cho các loại sản phẩm. - Trong EMA thì điều này được điều chỉnh. Các chi phí môi trường sẽ được phân bổ vào đúng sản phẩm của nó. Bằng cách cắt giảm chi phí môi trường ra khỏi khoản tổng chi phí và đưa nó vào giá thành sản phẩm. • Xác định các doanh thu tiềm năng bất kỳ hay các cơ hội cắt giảm chi phí Doanh thu môi trường bao gồm các khoản doanh thu do tái chế, các khoản tiền thưởng, trợ cấp hay bất cứ khoản doanh thu nào liên quan đến vấn đề chi phí môi trường. Ví dụ như: thu nhập từ việc bán vật liệu thải, doanh thu từ việc bán bùn cặn, doanh thu từ việc sử dụng nhiệt của sản phẩm phụ, doanh thu từ thiết bị xử lý để xử lý nước thải cho Page 11 Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh khách hàng bên ngoài, doanh thu từ bán cota ô nhiễm, doanh thu từ bán khí nhà kính, ….có thể chia ra như sau: - Tiền trợ cấp, tiền thưởng: Là những khoản thu nhập của công ty nhờ các hoạt động đầu tư bảo vệ môi trường, các khoản tiền từ các sáng kiến, các dự án quản lý kinh doanh có khả thi được xét trợ cấp,… - Các khoản khác: Ví dụ: tiền thu được từ bán vật liệu tái chế, bán chất thải, bán khí thải, doanh thu bán cota ô nhiễm,…. - Xác định cơ hội cắt giảm chi phí . Ví dụ: Doanh nghiệp có thể thực hiện cải tiến ở đâu, có thể phân loại, tái chế chất thải tốt hơn được không? Có phải chất thải được tạo ra là do mua những nguyên vật liệu kém phẩm chất? Có phải việc bao gói hiện nay sẽ được tái chế?...Từ đó hình thành nên các sáng kiến làm giảm chi phí. • Xây dựng các giải pháp Các giải pháp có thể là: giải pháp cải tiến công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn, áp dụng EMA để phân bổ lại giá thành sản phẩm,…Ngoài ra, các bên phân xưởng liên quan có thể đưa ra những kiến nghị, sáng kiến để cắt giảm các hoạt động không cần thiết để giảm chi phí và giảm những tác động tiêu cực đến môi trường. • Đánh giá các giải pháp, đề xuất thay đổi hệ thống và thực hiện Sau khi xây dựng các giải pháp thì cần phải đánh giá tính khả thi của giải pháp. Khắc phục những hạn chế, đưa ra những thay đổi nếu các giải pháp đó là không khả thi. Ngược lại, sẽ lập kế hoạch thực hiện những giải pháp đó. • Theo dõi kết quả Sau khi áp dụng EMA cần thường xuyên theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện, và kịp thời đưa ra phương án điều chỉnh nếu có sai sót và thực hiện không hiệu quả. 1.2. Kế toán chi phí- doanh thu môi trường 1.2.1. Kế toán chi phí môi trường Kế toán chi phí môi trường (ECA – Environmental Cost Accounting) là công cụ đặc biệt quan trọng trong EMA, đây là bước đầu tiên và trọng tâm cần thiết để thực hiện EMA thành công. Mục đích của ECA là xác định các loại chi phí môi trường và tìm cách phát hiện, phân tích nguyên nhân phát sinh ra chúng, phân tích các chi phí ẩn của doanh nghiệp và tìm cách phân bổ riêng lẽ thay vì đưa vào các chi phí chung khác.. Các chi phí môi trường theo quan điểm truyền thống là các chi phí xử lý cuối đường ống như các chi phí làm sạch sau khi sản xuất, chi phí xử lý chất thải... Thuật ngữ "chi phí môi trường" theo quan điểm hiện đại thường sử dụng những cụm từ "đầy đủ", "toàn bộ"; bao hàm cả chi phí nguyên liệu, năng lượng đã sử dụng cho sản xuất hàng Page 12 Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh hóa (dịch vụ), các chi phí đầu vào khác kết hợp với chất thải được tạo ra (bao gồm chi phí vốn, lao động, nguyên vật liệu, năng lượng đã sử dụng tạo ra chất thải) cộng với những chi phí xử lý, bảo hiểm trách nhiệm môi trường, phí, lệ phí, tiền phạt ... 1.2.2. Phân loại chi phí môi trường Theo Ủy ban Liên hiệp quốc về phát triển bền vững thì chi phí môi trường có thể chia thành bốn loại như sau: Chi phí xử lý chất thải: Là các chi phí để xử lý chất thải là những đầu ra không phải là sản phẩm của doanh nghiệp như khí thải, chất thải, nước thải, phế phẩm… Các chi phí này bao gồm: Khấu hao các thiết bị có liên quan: như máy ép rác, coongtener thu gom, xe tải, các thiết bị lọc chất ô nhiễm khí, nhà máy xử lý nước thải, các thiết bị liên quan đến quá trình bảo vệ cảnh quan cần khôi phục lại hay những chỗ bị ô nhiễm phải làm sạch… Bảo dưỡng vật liệu vận hành và dịch vụ: là các chi phí bảo dưỡng, sữa chữa, thanh tra… hàng năm đối với các thiết bị và đầu tư liên quan đến môi trường để đảm bảo nó được vận hành liên tục và ổn định. Nhân lực: được tính bằng số giờ lao động tiêu tốn cho công tác xử lý nước thải, chất thải…và thời gian tiêu tốn cho những hoạt động quản lý môi trường nói chung được nêu ra ở mọi nơi trong quy trình sản xuất( như nhân lực ở phòng thu gom chất thải, nhân lực trong quy trình kiểm soát phát tán không khí, nước thải, chất thải…trong quá trình sản xuất). Các dịch vụ bên ngoài: gòm các khoản tiền trả cho các tổ chức bên ngoài liên quan đến việc xử lý chất thải, nước thải…như các hợp đồng chôn lấp, thải bỏ, khử chất thải độc hai… Các loại lệ phí, thuế: gồm lệ phí chôn lấp chất thải, thu gom, phân loại, tiêu hủy chất thải, các lệ phí liên quan đến nước thải bị ô nhiễm, sử dụng nước ngầm, ô nhiễm không khí, sử dụng chất phá hủy tầng ô zôn, khai thác tài nguyên…; các loại thuế như thuế đất nông nghiệp lâu dài hay tạm thời, thuế tài nguyên, thuế trồng rừng, thuế môi trường, và các chi phí liên quan về giấy phép… Các khoản tiền phạt và bồi thường thiệt hại: khi doanh nghiệp không tuân thủ các quy định của luật pháp thì phải chi trả các khoản tiền phạt như phạt tiền, bắt buộc đưa môi trường trở về nguyên trạng, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nếu có…Đối với các vi phạm các nghĩa vụ từ việc kết thúc hợp đồng, vi phạm hợp đồng thì phải trả tiền thiệt hại gây ra cho các đối tượng bị tác động do ô nhiễm của công ty gây nên. Page 13 Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh Đảm bảo nghĩa vụ pháp lý về môi trường: Công ty có thể tham gia đóng bảo hiểm để phòng tránh các rủi ro về trách nhiệm pháp lý, khắc phục những thiệt hại thông thường đối với người, cơ sở vật chất, đa dạng sinh học gây ra bởi những hoạt động nguy hiểm hoặc nguy hiểm tiềm năng. Các khoản đóng bảo hiểm cho rủi ro cháy nổ, vận chuyển chất nguy hại, quá trình sản xuất chất nguy hại…mà thường trong hạch toán truyền thống nó được phân bổ vào chi phí khác. Dự phòng chi phí làm sạch, chi phí cải tạo khôi phục địa điểm. Chi phí ngăn ngừa và quản lý môi trường: Bao gồm các chi phí sau: Các dịch vụ bên ngoài đối với quản lý môi trường như dịch vụ tư vấn, đào tạo, kiểm toán, truyền thông…liên quan đến môi trường và thường được liệt kê vào chi phí khác trong bảng hạch toán truyền thống vì chúng bao phủ toàn bộ các hoạt động của công ty. Nhân lực đối với hoạt động quản lý môi trường nói chung, không liên quan trực tiếp tới bộ phận xử lý, công nhân trực tiếp đảm nhận các vị trí trong quy trình thực hiện như chi phí đào tạo, chi phí đi lại, tiền lương cán bộ quản lý… Nghiên cứu và phát triển: là tiền chi trả cho các dự án nghiên cứu và phát triển liên quan đến môi trường, những dự án có tác dụng giảm thiểu, tiết kiệm nhiên liệu, xử lý chất thải…, các chi phí đầu tư như vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị…liên quan đến hoạt động quản lý môi trường. Chi phí ngoại lệ đối với công nghệ sạch hơn: gọi là chi phí ngoại lệ bởi vì nó được áp dụng cho phép quy trình sản xuất được hiệu quả hơn, giảm thiểu và ngăn ngừa phát tán ô nhiễm tại nguồn, sử dụng ít năng lượng hơn, năng suất nhiều hơn và nhanh hơn, do đó chi phí đầu tư sẽ cao hơn. Chi phí quản lý môi trường khác: là các chi phí khác liên quan đến bảo vệ môi trường như chi phí mua các vật liệu thân thiện với môi trường, chi phí cho biện pháp phòng ngừa, chi phí thông tin ra bên ngoài…mà không được nêu vào các mục ở trên. Chi phí phân bổ cho chất thải: Chát thải ở đây là các phế phẩm, chất thải, khí thải…không chỉ mất chi phí để xử lý chúng mà bản thân doanh nghiệp còn mất tiền để tạo ra chúng, tức là doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để mua nguyên vật liệu, nhiên liệu, tiêu tốn năng lượng, nhân lực…như đối với các sản phẩm bình thường nhưng lại tạo ra chất thải. Đây chính là chi phí không hiệu quả của quá trình sản xuất nhưng không thể tránh khỏi. Page 14 Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh Chi phí tái chế: Là chi phí đối với một phần đầu ra không phải là sản phẩm sẽ được đưa vào gia công lại hoặc sẽ trở thành đầu vào của một quy trình khác. Chẳng hạn như chi phí lao động, chi phí khấu hao máy móc, đầu tư công nghệ và thiết bị… 1.2.3. Nhận diện và phân bổ chi phí môi trường a. Nhận diện chi phí môi trường Chi phí môi trường giống như một tảng băng ngầm, phần nổi của tảng băng chính là chi phí môi trường dễ dàng nhìn thấy tuy nhiên nó chỉ chiếm một phần nhỏ so với các chi phí ẩn chính là phần chìm của tảng băng. Kế toán truyền thống chỉ mới hạch toán các chi phí dễ nhìn thấy mà không nhận ra các chi phí “chìm” lớn hơn rất nhiều so với chi phí “nổi”. Chi phí môi trường hữu hình có thể nhận thấy ngay, ví dụ chi phí xử lý chất thải, thiêu đốt rác,... nhưng thật ra chi phí này chỉ là một phần nhỏ trong tổng chi phí liên quan đến môi trường. Bởi lẽ, chất thải không phải tự nhiên sinh ra mà cần phải mất năng lượng, tiền để mua nguyên vật liệu và qua quá trình sản xuất mới tạo ra chất thải. Chi phí môi trường ẩn như chi phí năng lượng tạo ra chất thải, chi phí mua nguyên vật liệu phát thải, chi phí quản lý quá trình xử lý chất thải, chi phí nhân công xử lý chất thải, chi phí hao mòn máy móc thiết bị xử lý chất thải, trách nhiệm pháp lý ... b. Phân bổ chi phí môi trường Vấn đề quan trọng của kế toán chi phí môi trường là làm sao phân bổ chi phí môi trường vào sản phẩm/dịch vụ chính xác và hợp lý. Giả sử, doanh nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm A và B mà lượng chất thải, nước thải, ... các chi phí đầu vào cũng khác nhau. Sản phẩm A là sản phẩm "sạch", sản phẩm B là sản phẩm "bẩn", nghĩa là sản phẩm A không tạo ra chất thải còn sản phẩm B là sản phẩm tạo ra chất thải. Trong hạch toán truyền thống thì chi phí chung (bao gồm cả chi phi môi trường) được phân bổ theo số lượng sản phẩm tiêu thụ, hoặc vật liệu là chưa chính xác. Bởi lẽ, yếu tố môi trường trong sản phẩm A khác với yếu tố môi trường trong sản phẩm B. Do đó, việc phân bổ theo cách truyền thống sẽ dẫn đến việc xác định giá thành từng loại sản phẩm là chưa chính xác. Trong EMA thì vấn đề này được điều chỉnh bằng cách các chi phí môi trường sẽ được phân bổ vào đúng sản phẩm của nó. Nhận diện và tách các chi phí môi trường ra khỏi những tài khoản chi phí chung và đưa nó vào từng sản phẩm tương ứng. Page 15 Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh 1.2.4. Kế toán doanh thu môi trường Doanh thu môi trường bao gồm các khoản doanh thu do tái chế, khoản tiền trợ cấp, tiền thưởng hay bất kỳ khoản doanh thu liên quan đến vấn đề môi trường. Tiền trợ cấp, tiền thưởng: là những khoản thu nhập của doanh nghiệp nhờ các hoạt động đầu tư bảo vệ môi trường, khoản tiền từ sáng kiến, dự án quản lý kinh doanh khả thi được xét duyệt trợ cấp ... Các khoản khác: tiền thu từ việc bán vật liệu thải, bán chất thải... hoặc các khoản tiền thu được từ việc xử lý nước thải cho khách hàng ... Các cơ hội cắt giảm chi phí: cải tiến ở khâu nào đó trong quy trình sản xuất, hoặc có thể phân loại, tái chế chất thải tốt hơn ... Page 16 Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh PHẦN 2: CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC ỨNG DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TRONG MỘT SỐ DOANH NGHIỆP 2.1. Nghiên cứu về EMA tại các doanh nghiệp ở Nhật Bản Nhật Bản là quốc gia có chương trình hạch toán môi trường phát triển nhất trong các quốc gia Châu á. Tại Nhật Bản, sự phát triển của EMA được thể hiện trong sự phát triển của EA nói chung với mục đích phục vụ cho nội bộ DN. Năm 1997, Bộ Môi trường Nhật Bản (MOE) đãt iến hành những dự án nghiên cứu đầu tiên về EA. Năm 1998 Viện Kế toán công chứng Nhật Bản đã công bố báo cáo sử dụng thông tin chi phí môi trường để quản trị các vấn đề môi trường. Tháng 12/1998, Báo cáo này đã chỉ ra rằng kế toán công cũng chủ động ghép nối với EA. Năm 1999 được coi là năm đầu tiên về EA tại Nhật. Hướng dẫn đo lường và báo cáo chi phí môi trường được thông qua bởi ủy ban môi trường vào tháng 3/1999 đã thu hút được sự chú ý của các DN Nhật Bản.Tháng 9/1999 lễ ra mắt của ủy ban EA thuộc Bộ Công nghiệp và Thương nghiệp(METI) đã được thực hiện. Văn phòng chính của ủy ban là Hiệp hội quản trị môi trường cho công nghiệp (JEMAI). Hiệp hội đã tiến hành dự án nghiên cứu trong 3 năm để phát triển công cụ EMA cho phù hợp với các DN Nhật Bản. Năm 2000, Bộ Môi trường Nhật Bản (MOE) công bố hướng dẫn EA nhằm mục đích khuyến khích các công ty Nhật Bản công bố thông tin EA cho công chúng một cách tự nguyện thông qua các Báo cáo môi trường. Hướng dẫn này đã chỉ ra được chức năng quản trị của EA nhưng nó vẫn đặt trọng tâm hơn vào công bố các báo cáo môi trường ra bên ngoài. Bên cạnh hướng dẫn EA, năm 2001 MOE còn công bố hướng dẫn Báo cáo môi trường tự nguyện áp dụng cho các DN Nhật Bản. Đối với bộ phận tư nhân, Hiệp hội quản trị Nhật Bản đã thành lập nhóm nghiên cứu về EA từ 7/1999 với sự tham gia của 12 công ty dẫn đầu của Nhật. Nhóm nghiên cứu đã phát triển phương pháp EA với mục đích sử dụng cho nội bộ DN thực chất đó chính là EMA. Tháng 5/2000 nhóm đã công bố hướng dẫn thực hành “Kế toán chi phí môi trường” cho các DN Nhật Bản. Cuốn sách này được xây dựng dựa trên“Hướng dẫn kế toán chi phí môi trường” được công bố bởi Bộ Môi trường Đức. Thông qua quá trình phát triển EMA tại Nhật Bản cho thấy một số đặc điểm nổi bật trong quá trình áp dụng tại các DN như sau: Page 17 Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh Thứ nhất: Sự phát triển EA tại Nhật Bản có sự thúc đẩy lớn của các cơ quan Chính phủ cụ thể là những hành động của MOE và METI. Trong khi những hoạt động của MOE đặt tầm quan trọng hơn vào EA cho mục đích công bố thông tin phục vụ các đối tượng bên ngoài (Kế toán tài chính môi trường) thì METI nhấn mạnh đến chức năng quản trị của EA trong các công ty (EMA). Trong giai đoạn đầu các dự án của METI được tiến hành ở các công ty có quy mô lớn sau đó METI tập trung vào nghiên cứu và phát triển các phương pháp đơn giản cho các DN nhỏ vừa. Thứ hai: Là nước đi sau trong nghiên cứu và áp dụng kế toán môi trường nói chung và EMA nói riêng, Nhật Bản đã có sự vận dụng tối đa kinh nghiệm của Mỹ và Đức Đặc biệt, phương pháp kế toán dòng vật liệu (MFCA) có nguồn gốc phát triển từ Đức nhưng được vận dụng rất thành công tại Nhật. Tuy nhiên, sự vận dụng này có tính đặc thù là tại Nhật Bản, MFCA chỉ tập trung vào 1 sản phẩm hoặc một quá trình sản xuất do vậy cho phép phân tích chi tiết quá trình cải tiến sản phẩm. Thứ ba: Trong EA nói chung và EMA nói riêng chiphí môi trường bị giới hạn trong chi phí bảo vệ môi trường và không bao gồm chi phí vật liệu và chi phí xã hội. Tại Nhật Bản, EMA được áp dụng trong các DN không chỉ phục vụ cho mục đích kiểm soát chi phí, trợ giúp cho quyết định chiến lược về thiết kế và phát triển sản phẩm, lựa chọn dự án đầu tư dài hạn mà còn phục vụ cho việc lập báo cáo môi trường bao gồm báo cáo môi trường thường niên bắt buộc theo quy định và báo cáo môi trường tự nguyện của DN. EA nói chung và EMA nói riêng đã được áp dụng khá phổ biến ở các DN Nhật Bản. Năm 2001, trong số 1203 DN cổ phần và niêm yết trên thị trường tài chính (không bao gồm các công ty tài chính) hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực như công nghiệp ô tô, điện tử, giấy, cao su, thiết bị vận tải, hóa học, dệt may, thực phẩm, điện và gas… thì có 208 công ty đã lập báo cáo môi trường của mình trong BCTC, có 140 công ty đã thực hiện công khai hạch toán chi phí môi trường trong đó có tập đoàn Toyota và tập đoàn Canon là 2 tập đoàn hàng đầu tại Nhật thực hiện hạch toán chi phí môi trường có hiệu quả. Áp dụng EMA đã giúp các DN Nhật Bản thu được lợi ích hàng tỷ Yên mỗi năm do cắt giảm năng lượng và vật liệu sử dụng, giảm thiểu chi phí xử lý chất thải và lựa chọn công nghệ và sản phẩm thân thiện với môi trường. Điển hình cho những thành công trong việc áp dụng EMA có thể kể đến tập đoàn Canon. Canon là tập đoàn dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất máy ảnh, thiết bị nghe nhìn, máy phôtô và thiết bị máy tính cũng như các thiết bị văn phòng khác đã áp dụng MFCA vào hoạt động từ năm 2001 dưới sự Page 18 Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh tài trợ của MOE và METI qua đó cắt giảm các chất thải (cũng là cắt giảm chi phí môi trường)và làm tăng sản phẩm có ích từ 78% năm 2003 lên 90% năm 2007. Đầu tiên, Canon tiến hành MFCA cho một dây chuyền sản xuất cho một loại thấu kính máy ảnh tại nhà máy chính. Mặc dù, quá trình sản xuất mục tiêu được xem như là sản xuất không rác thải trước khi áp dụng MFCA. Những phân tích MFCA đã khởi điểm cho một loạt sự cắt giảm trong cả những ảnh hưởng môi trường và chi phí phân loại lại rác kính như là hao hụt (phí tổn) vật liệu. Trước đó rác thải kính được coi như kết quả không thể tránh được của quá trình sản xuất và không thể ngăn chặn.Dựa trên phân tích MFCA, Canon đã giới thiệu vật liệu kính mới mỏng hơn trongmối quan hệ với nhà cung cấp kính. Sau những thành công ban đầu, Canon đã mở rộng mô hình MFCA trong toàn bộ tập đoàn. 2.2. Nghiên cứu về ứng dụng EMA tại công ty cổ phần gạch men COSEVCO 2.2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần gạch men COSEVCO Công ty Cổ phần Gạch men Cosevco tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước, thuộc Tổng Công ty Miền Trung – Bộ Xây dựng. Công ty Cổ phần Gạch men Cosevco là công ty chuyên sản xuất, kinh doanh sản phẩm gạch ốp lát Ceramic. Sản phẩm của Công ty Cổ phần Gạch men Cosevco tham gia nhiều công trình xây dựng lớn như: công trình Trung tâm đo lường – thử nghiệm khu vực Miền Trung, nhà làm việc Cơ sở công nghệ và môi trường Đà Nẵng, sân bay quốc tế Đà Nẵng, … 2.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty • Quy trình công nghệ sản xuất Sản phẩm gạch ceramic tại Công ty được sản xuất theo hai loại sản phẩm: Gạch lát và Gạch ốp. Việc sản xuất hai loại sản phẩm này được thực hiện tại hai phân xưởng riêng biệt (Phân xưởng gạch lát và Phân xưởng gạch ốp) bao gồm 5 công đoạn chính: chuẩn bị bột xương, ép và sấy gạch, tráng men, nung gạch đã tráng men, phân loại và đóng gói. • Tổ chức sản xuất Việc tổ chức sản xuất tại Công ty được thực hiện qua các công đoạn như sau: kiểm tra nguyên liệu nhập kho; sơ chế nguyên liệu; nghiền xương; sấy phun; ép sấy; nung xương (đối với gạch ốp); chuẩn bị men màu in; tráng men, in lưới; nung men; chọn lựa. • Đặc điểm công nghệ- tổ chức sản xuất và quản lý môi trường - Những chất thải chính trong sản xuất: chất thải rắn (gạch vụn, đất đá vụn...); nước thải; chất độc hại trong nước thải; bụi tổng; khí thải. Page 19 Bài tập nhóm: Đề tài 14: Kế toán quản trị môi trường GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh - Ảnh hưởng của chất thải đến môi trường: Chất thải rắn: gạch vụn, đất đá vụn, xỉ than, ... Lượng chất thải rắn tại Công ty phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong quá trình sản xuất và sinh hoạt cần phải có biện pháp quản lý, giảm thiểu. Nếu không sẽ trực tiếp gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, lây lan bệnh truyền nhiễm … Nước thải: nước rửa lò, nước từ khu xả lò, sấy, khu thải ... Nước thải tại Công ty thường có lưu lượng lớn, nhiệt độ cao, chứa các chất độc hại và kim loại nặng …Nếu không được xử lý sẽ có tác động lớn, gây ô nhiễm nguồn nước mặt, hệ thống nước ngầm, đe dọa đến sức khỏe của người dân ở khu vực xung quanh. Khí thải: SO2, NO2, CO và bụi thải sau quá trình đốt lò và sự phát thải bụi từ kho than. Khí thải và bụi phát sinh tại Công ty có khả năng khuếch tán đi xa, khả năng pha loãng thấp, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người lao động và xung quanh, dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp, tác động đến môi trường tự nhiên đặc biệt khi có gió và điều kiện thời tiết mưa, lạnh. - Thực trạng quản lý môi trường tại công ty: Hiểu đặc thù của ngành gạch ceramic khi sản xuất thường sinh ra bụi, tác động xấu đến môi trường, Công ty đã đề ra nhiều biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm. Công ty trang bị đầy đủ hệ thống hút bụi có công suất lớn, coi trọng công tác vệ sinh công nghiệp trong và ngoài khu vực sản xuất tại từng nhà máy, từng khu vực, tùy theo đặc thù công việc và mức độ phát sinh ô nhiễm mà Công ty có sự đầu tư hợp lý các thiết bị hỗ trợ, hạn chế tối đa các tác động ảnh hưởng đến người lao động. Đối với chất thải rắn, Công ty đã hợp đồng với công ty môi trường đô thị thu gom hàng ngày, tránh tình trạng gây ô nhiễm. Đối với nước thải, Công ty đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để trang bị hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra, Công ty còn tổ chức trồng và quy hoạch vành đai cây xanh có tổng diện tích quy hoạch đến 15% diện tích mặt bằng, góp phần làm trong sạch môi trường. 2.2.3. Kế toán doanh thu- chi phí môi trường tại công ty a. Kế toán chi phí môi trường tại công ty • Tổ chức hạch toán ban đầu và tổ chức tài khoản kế toán: Các chi phí môi trường theo quan điểm của doanh nghiệp qua quá trình tìm hiểu thì họ cho rằng chi phí môi trường là nhỏ, không đáng kể. Một số khoản mục chi phí liên quan đến yếu tố môi trường dễ nhận thấy thì được Công ty đưa vào một khoản mục riêng, còn các chi phí môi trường khác lại thường bị ẩn đi hoặc tính gộp vào trong các khoản khác nằm ở chi phí sản xuất chung hay chi phí quản lý doanh nghiệp. Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan