Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh cát vàng...

Tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh cát vàng

.PDF
63
290
81

Mô tả:

Khoa Kế toán - ĐH KTQD Trang 1 Chuyên đề TN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3 PHẦN 1: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH CÁT VÀNG ................................................................. 5 1.1. Tổng quan về Công ty TNHH Cát Vàng .................................................... 5 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Cát Vàng.............. 5 1.1.1.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Cát Vàng .............................. 5 1.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................... 7 1.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ ..................................................................... 7 1.1.2.2. Ngành, nghề kinh doanh ................................................................ 7 1.1.2.3. Thị trường đầu vào, đầu ra............................................................. 7 1.1.2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ......................................... 8 1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Cát Vàng .............. 8 1.1.3.1. Đặc điểm chung về bộ máy quản lý .............................................. 8 1.1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ....................................................... 9 1.1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận ....................................... 9 1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty TNHH Cát Vàng .................................................................... 11 1.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán ............................................................... 11 1.1.4.2. Tổ chức công tác kế toán ............................................................. 12 1.1.4.3. Đánh giá khái quát về bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty TNHH Cát Vàng ......................................................................... 18 1.2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Cát Vàng ....... 21 1.2.1. Đặc điểm, phân loại và tính giá nguyên vật liệu ....................................... 21 1.2.1.1. Đặc điểm của nguyên vật liệu ...................................................... 21 Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6 Khoa Kế toán - ĐH KTQD Trang 2 Chuyên đề TN 1.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu ............................................................. 22 1.2.1.3. Tính giá nguyên vật liệu .............................................................. 23 1.2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu................................................................. 26 1.2.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu ............................................................. 40 1.2.3.1. Kế toán nhập kho nguyên vật liệu ............................................... 41 1.2.3.2. Kế toán xuất kho nguyên vật liệu ................................................ 44 PHẦN 2: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH CÁT VÀNG ............................... 48 2.1. Ưu điểm và nhược điểm của công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Cát Vàng..................................................................... 48 2.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Cát Vàng..................................................................... 50 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 61 Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6 Khoa Kế toán - ĐH KTQD Trang 3 Chuyên đề TN LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào WTO nói riêng, và Việt Nam hội nhập vào thế giới nói chung, tình hình thực tế đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cũng như cơ hội phát triển và khẳng định thương hiệu của mình cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đây chính là giai đoạn chuyển đổi quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Một mặt, nó tạo ra những cơ hội kinh doanh đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Mặt khác, nó cũng tạo ra những thách thức và rủi ro khó lường theo quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, việc quản lý có hiệu quả các hoạt động kinh tế tài chính và sản xuất kinh doanh đã trở thành một yếu tố không thể thiếu của các doanh nghiệp để duy trì sự tồn tại, khẳng định tên tuổi của mình và phát triển. Và kế toán là một công cụ hữu hiệu và quan trọng để phục vụ cho công tác quản lý của doanh nghiệp ở cả tầm vĩ mô và tầm vi mô. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng nói riêng và trong ngành sản xuất công nghiệp nói chung, do tính chất đặc thù của sản phẩm sản xuất, chi phí về nguyên vật liệu luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Mặt khác, do thời gian sản xuất và hoàn thành sản phẩm thường kéo dài nên sự biến động về giá cả của những mặt hàng theo thị trường thường có ảnh hưởng lớn đến chi phí về nguyên vật liệu và các chi phí khác liên quan. Điều này có ảnh hưởng lớn đến tổng giá thành sản phẩm. Vì vậy, trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như Công ty TNHH Cát Vàng, việc phấn đấu thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ hoàn thành công trình là một thách thức đối với doanh nghiệp. Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6 Khoa Kế toán - ĐH KTQD Trang 4 Chuyên đề TN Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Cát Vàng, trên cơ sở những kiến thức đã được học và sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Hữu Đồng cùng như toàn bộ nhân viên của phòng Kế toán của công ty, em chọn đề tài "Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Cát Vàng" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 2 phần: Phần 1: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Cát Vàng. Phần 2: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Cát Vàng. Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6 Khoa Kế toán - ĐH KTQD Trang 5 Chuyên đề TN PHẦN 1 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH CÁT VÀNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CÁT VÀNG 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Cát Vàng 1.1.1.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Cát Vàng Tên công ty: Công ty TNHH Cát Vàng. Tên giao dịch: Cat Vang Company Limited. Tên viết tắt: Cat Vang Co., Ltd. Loại hình: Là công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0202000390 ký ngày 31 tháng 08 năm 2001 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng. Vốn điều lệ: 1.600.000.000 Vnđ (Bằng chữ: Một tỷ sáu trăm triệu đồng). Địa chỉ trụ sở chính: Số 15B Bạch Đằng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Mã số thuế: 0200445535. Điện thoại: (84-31)-3.216968. Fax: (84-31)-3.581480. 1.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Với sự giúp đỡ của UBND thành phố Hải Phòng và Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng, Công ty TNHH Cát Vàng được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0202000390 được ký ngày 31 tháng 08 năm 2001 với số vốn điều lệ là một tỷ sáu trăm triệu đồng. Công ty bao gồm 3 thành viên: Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Huy Đức và Nguyễn Thị Hường. Người đại diện theo pháp luật của công ty là Ông Nguyễn Văn Chung Chức vụ: Giám đốc của công ty TNHH Cát Vàng. Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6 Khoa Kế toán - ĐH KTQD Trang 6 Chuyên đề TN Năm 2001, khi công ty mới được thành lập và đi vào hoạt động, do nguồn vốn kinh doanh còn hạn chế, công ty phải thuê địa điểm hoạt động và giao dịch tại địa chỉ số 15B, Bạch Đằng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Do sự năng động, sáng tạo và nắm bắt đúng cơ hội kinh doanh, Ban giám đốc công ty đã quyết định đầu tư 01 dây truyền công nghệ sản xuất tấm lợp cách âm, cách nhiệt và dây truyền công nghệ sản xuất thanh thép lõi giày - một sản phẩm dùng nhiều trong một ngành khá phát triển ở Việt Nam - ngành giầy dép. Năm 2003, công ty đã được UBND xã Anh Dũng, huyện Kiến Thụy giao cho sử dụng 01 khu đất tại xã Anh Dũng - huyện Kiến Thụy, với diện tích mặt bằng là 6.312m2 để mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh (theo Quyết định số 410/QĐ-UBND ngày 21/02/2003). Từ năm 2003 đến 2004, các sản phẩm chủ yếu của công ty là: các phụ kiện ngành giầy dép như thanh thép, đế giầy, tấm lợp cách âm cách nhiệt. Năm 2005, các sản phẩm chủ yếu của công ty là: thanh thép lõi giầy, nhận gia công đế giầy, tấm lợp cách âm cách nhiệt, bồn chứa dầu và các sản phẩm cơ khí như kèo, cấu kiện, vì kèo.... dùng cho các công trình công nghiệp. - Thanh thép đế giầy: 367.776 đôi. - Tôn PU: 23.441 m2. - Tôn phụ kiện: 5.258m2. - Téc chứa dầu và các sản phẩm cơ khí như xà gồ, kèo... Từ năm 2006 đến nay, xưởng gia công đế giầy của công ty cũng chịu ảnh hưởng chung như các công ty giầy da khác ở Hải Phòng và Việt Nam, cũng gặp rất nhiều khó khăn về đơn hàng. Và Ban Giám đốc quyết định tạm dừng hoạt động của xưởng gia công đế, chỉ chú trọng vào việc sản xuất thanh thép lõi giầy và tình hình của xưởng đã được cải thiện. Số lượng thanh thép lõi giày: 650.000 đôi. Trong giai đoạn này, ngoài các sản phẩm trên, công ty bắt đầu nhận thi công, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng như Nhà máy dệt nhuộm Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6 Khoa Kế toán - ĐH KTQD Trang 7 Chuyên đề TN Tân Vĩnh Hưng...., cung cấp tấm lợp cách âm cách nhiệt cho các đơn vị xây dựng khác như Nhà máy giầy Aurora, Nhà máy Seiyo, Công ty CP Kiến Lương...... 1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ Hiện nay, công ty TNHH Cát Vàng chuyên sản xuất, lắp dựng các sản phẩm cơ khí như các cấu kiện và kết cấu thép xây dựng, bồn chứa dầu,.... sản xuất các thanh thép đế giày phục vụ cho ngành giày dép, sản xuất tấm lợp cách nhiệt và xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng khác như Nhà máy dệt nhuộm Tân Vĩnh Hưng.... 1.1.2.2. Ngành, nghề kinh doanh Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng ký, công ty kinh doanh các ngành, nghề sau: - Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng cơ sở; - Lắp đặt thiết bị điện nước; - Kinh doanh, chế tạo, gia công, lắp ráp sản phẩm cơ khí, cấu kiện; - Kinh doanh, sản xuất các phụ liệu ngành giầy dép, may mặc; - Nuôi trồng thuỷ sản. 1.1.2.3. Thị trường đầu vào, đầu ra Thị trường đầu vào: Thép tấm, tôn mạ màu, hoá chất Diphenylmethane và màng nhựa PVC Polyvinyl chloride, xi măng, gạch, cát, đá, cọc tre, sắt thép, kính xây dựng, đinh, thép buộc...... Thị trường đầu ra: Tấm lợp cách nhiệt, tấm lợp không cách nhiệt, bồn chứa dầu, nhà xưởng.... và thanh thép đế giày các loại (phụ kiện của ngành giầy). Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6 Khoa Kế toán - ĐH KTQD Chuyên đề TN Trang 8 1.1.2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu Đvt Năm 2005 Năm 2006 Vốn đầu tư của chủ sở hữu triệu đồng 4.234 8.800 Tổng doanh thu triệu đồng 4.184 17.719 Lợi nhuận trước thuế triệu đồng 30 57 người 116 254 triệu đồng 85 204 Số lượng lao động Nộp Ngân sách Nhà nước 1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Cát Vàng 1.1.3.1. Đặc điểm chung về bộ máy quản lý Công ty TNHH Cát Vàng là một doanh nghiệp mới thành lập từ cuối năm 2001, nên hiện nay bộ máy quản lý của công ty vẫn đang được hoàn thiện hơn dựa trên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của công ty, để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2007, công ty có tổng số người lao động là 264 người. Trong đó: (a) Tình hình sử dụng lao động: + Số lượng lao động trực tiếp: 223 người. - Nam: 186 người. - Nữ: 37 người. + Số lượng lao động gián tiếp: 41 người. - Nam: 29 người. - Nữ: 12 người. (b) Trình độ của người lao động: + Tốt nghiệp đại học, cao đẳng: 32 người. + Tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp: 28 người. + Từ PTTH trở xuống: 204 người. (c) Độ tuổi của người lao động: + Từ 18 đến 29 tuổi: 98 người. Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6 Khoa Kế toán - ĐH KTQD Trang 9 Chuyên đề TN + Từ 30 đến 44 tuổi: 149 người. + Từ 45 đến dưới 60 tuổi: 17 người. + Từ 60 tuổi trở lên: 0 người. Do tính chất đặc thù của loại hình kinh doanh, Công ty TNHH Cát Vàng không sử dụng người lao động là người tàn tật, lao động vị thành niên và người hết tuổi lao động. 1.1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý PHÒNG KẾ TOÁN KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG VẬT TƯ PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG HÀNH CHÍNH CÁC TỔ, ĐỘI SẢN XUẤT 1.1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận + Giám đốc: Là người có quyền lực cao nhất trong công ty, là người trực tiếp điều hành những hoạt động chung của công ty. Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6 Khoa Kế toán - ĐH KTQD Trang 10 Chuyên đề TN + Phó Giám đốc kỹ thuật: Là người giúp việc cho Giám đốc, phụ trách về kỹ thuật, tiến độ sản xuất, trực tiếp theo dõi các phòng ban sau: Phòng kỹ thuật, phòng vật tư, các tổ đội sản xuất như tổ nề, tổ cốp pha, tổ tôn PU, tổ sắt…. + Phó Giám đốc tổ chức hành chính: Là người giúp việc cho Giám đốc, phụ trách về tổ chức hành chính nhân sự, trực tiếp theo dõi các phòng ban sau: Phòng tổ chức, phòng hành chính, phòng kế toán. + Kế toán trưởng: Là người phụ trách phòng kế toán. + Phòng kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi quản lý mọi hoạt động tài chính của công ty, thông qua việc tổng hợp và phân tích các số liệu tài chính để tham mưu cho Ban giám đốc công ty. + Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ điều hành, tổ chức sử dụng người lao động đúng vị trí; theo dõi và thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp khác cho người lao động; theo dõi và kiểm tra các tổ bảo vệ do công ty thuê đơn vị bạn bảo vệ tài sản của công ty. + Phòng vật tư: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất nhập kho; cung cấp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…. theo yêu cầu công việc của các tổ đội sản xuất và các phòng ban có liên quan. + Phòng kỹ thuật: Phụ trách về mặt kỹ thuật sản xuất, quy trình công nghệ, xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật, giám sát kỹ thuật ở các công trình, cũng như kỹ thuật và chất lượng công việc ở các tổ đội sản xuất. + Phòng hành chính: Phục vụ công tác văn phòng, lưu trữ công văn giấy tờ của công ty, quản lý con dấu, tổ chức chăm sóc sức khoẻ của công nhân làm việc tại các công trường của công ty, cũng như tại xưởng làm việc. + Các tổ, đội sản xuất: Có nhiệm vụ sản xuất theo đúng yêu cầu kỹ thuật, bao gồm các tổ đội như: tổ xây, tổ cốp pha, tổ sắt, tổ bê tông, tổ sắt, tổ tôn PU, tổ cơ khí, tổ đột dập….. Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6 Khoa Kế toán - ĐH KTQD Trang 11 Chuyên đề TN 1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty TNHH Cát Vàng 1.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty TNHH Cát Vàng được tổ chức theo mô hình tập trung, hay còn gọi là tổ chức kế toán một cấp. Phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận chứng từ kế toán (chứng từ gốc), ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của công ty. Nhưng do tính chất hoạt động kinh doanh của công ty mà tại mỗi công trình xây dựng của công ty sẽ có một kế toán công trường. Kế toán công trường chỉ có nhiệm vụ thu nhận các chứng từ kế toán liên quan đến hoạt động thu chi nhỏ tại công trường, và gửi về phòng kế toán. Mọi hoạt động ghi sổ, hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp, lập báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh, tính giá thành, lập báo cáo tài chính…. sẽ do phòng kế toán của công ty thực hiện. Sơ đồ Bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Cát Vàng KẾ TOÁN THUẾ, TIỀN LƯƠNG KẾ TOÁN CP, VẬT TƯ, TSCĐ KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ QUỸ KẾ TOÁN TGNH, THANH TOÁN KẾ TOÁN CÔNG TRƯỜNG Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6 Khoa Kế toán - ĐH KTQD Trang 12 Chuyên đề TN Trong đó: + Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm về tình hình kế toán tài chính trước Giám đốc (theo quy định tại Nghị định số 26-HĐBT ngày 18/03/2989 của Hội đồng Bộ trưởng). Kế toán trưởng phụ trách chung về công tác kế toán và có quyền yêu cầu các phòng ban có liên quan như phòng vật tư, phòng tổ chức… phối hợp thực hiện các công việc có liên quan. + Kế toán thuế, tiền lương: Phụ trách tổng hợp và lập các báo cáo kê khai thuế hàng tháng, thu nhập các bảng chấm công, bảng xác nhận công việc hoàn thành… để thanh toán các khoản lương cho người lao động cũng như các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. + Kế toán chi phí, vật tư, TSCĐ: Theo dõi các khoản chi phí của công ty, vật tư, công cụ lao động và TSCĐ, trích và phân bổ khấu hao TSCĐ; Theo dõi các sản phẩm hoàn thành và lập thẻ tính giá thành sản phẩm + Thủ quỹ: Theo dõi, quản lý quỹ tiền mặt của công ty; thu tiền và chi tiền. Hàng ngày phải khoá sổ và định kỳ đối chiếu với kế toán thanh toán để kịp thời phát hiện ra những sai xót. + Kế toán tiền gửi ngân hàng và thanh toán: Theo dõi tài khoản tiền Việt Nam và tiền USD của công ty tại Ngân hàng, theo dõi các thủ tục vay vốn, tính lãi vốn vay; theo dõi các khoản thanh toán như thanh toán với nhà cung cấp, thanh toán với người lao động…. + Kế toán công trường: Theo dõi các khoản thu chi nhỏ tại công trường, thực hiện thanh toán với kế toán thanh toán và bàn giao các chứng từ kế toán có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. 1.1.4.2. Tổ chức công tác kế toán Công ty TNHH Cát Vàng tính thuế GTGT (VAT) theo phương pháp khấu trừ. Hiện nay, sản phẩm đầu ra của công ty tính thuế GTGT theo 2 mức thuế suất là 5% và 10%. Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6 Khoa Kế toán - ĐH KTQD Chuyên đề TN Trang 13 Đơn vị tiền tệ công ty sử dụng là: tiền Việt Nam đồng và tiền USD. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hạch toán hàng tồn kho. Công ty sử dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng (hay còn gọi là phương pháp khấu hao theo thời gian hay khấu hao tuyến tính). Công thức tính mức khấu hao TSCĐ là: Mức khấu hao bình quân năm của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao bình quân năm của TSCĐ Nguyên giá của tài sản cố định = Số năm ước tính sử dụng TSCĐ (a) Hệ thống chứng từ kế toán: Công ty TNHH Cát Vàng thực hiện và xây dựng hệ thống chứng từ kế toán của theo đúng quy định của Pháp lệnh Kế toán và Thống kê, theo Quyết định 1177/TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 23/12/1996, Quyết định số 144/2001/QĐBTC ban hành ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện khác có liên quan. Chứng từ kế toán của công ty được lập, ký, luân chuyển và kiểm tra.... một cách khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế của công ty, đáp ứng được nhu cầu quản lý cũng như tăng cường được khả năng thu thập và xử lý các thông tin kinh tế tài chính để lập báo cáo tài chính. Các chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ, hạch toán. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đến hoạt động của doanh nghiệp đều được lập chứng từ kế toán. Các nghiệp vụ kế toán kết chuyển cuối kỳ cũng được thực hiện và được minh chứng trên các chứng từ kế toán. Và kế toán trưởng luôn kiểm tra, kiểm soát các chứng từ kế toán này để đảm bảo tính rõ ràng, trung thực, hợp pháp, hợp lệ…. Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán công ty áp dụng bao gồm: - Bảng chấm công (Mẫu số 01a-LĐTL); Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6 Khoa Kế toán - ĐH KTQD Trang 14 Chuyên đề TN - Bảng chấm công thêm giờ (Mẫu số 01b-LĐTL); - Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL); - Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 05-LĐTL); - Giấy xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Mẫu số 06-LĐTL); - Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08-LĐTL); - Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán; - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương; - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Mẫu số 22SKT/DNN); - Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT); - Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT); - Phiếu vận chuyển; - Biên bản kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm (Mẫu số 08-VT); - Bảng kê mua hàng; - Phiếu thu (Mẫu số 01-TT); - Phiếu chi (Mẫu số 02-TT); - Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số 03-TT); - Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu số 04-TT); - Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu số 05-TT); - Bảng kiểm kê quỹ (Mẫu số 07a-TT; 07b-TT); - Bảng kê chi tiền; - Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01-TSCĐ); - Thẻ TSCĐ (Mẫu số 02-TSCĐ); - Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 03-TSCĐ); - Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 05-TSCĐ); - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06-TSCĐ); - Hoá đơn giá trị gia tăng; - ……. Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6 Khoa Kế toán - ĐH KTQD Trang 15 Chuyên đề TN Ngoài hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc theo quy định của Bộ tài chính, Công ty TNHH Cát Vàng còn sử dụng một số chứng từ kế toán hướng dẫn một cách linh hoạt để phù hợp với tình hình thực tế của công ty. (b) Hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán Hình thức sổ kế toán mà công ty TNHH Cát Vàng áp dụng hình thức Nhật ký chung. Sổ kế toán gồm 2 loại sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, trong đó: + Sổ kế toán tổng hợp: - Sổ Nhật ký chung (Mẫu số S05-SKT/DNN); - Sổ Nhật ký thu tiền (Mẫu số S05-SKT/DNN); - Sổ Nhật ký chi tiền (Mẫu số S05-SKT/DNN); - Sổ cái (Mẫu số S06-SKT/DNN); - Sổ quỹ tiền mặt (Mẫu số S08-SKT/DNN); - …… + Sổ kế toán chi tiết: - Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt (Mẫu số S21-SKT/DNN); - Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm (Mẫu số S13-SKT/DNN); - Sổ tài sản cố định (Mẫu số S15-SKT/DNN); - Thẻ kho (Mẫu số S12-SKT/DNN); - Sổ chi tiết thanh toán với người mua/người bán (Mẫu số S17-SKT/DNN); - Sổ chi tiết thanh toán với người bán bằng ngoại tệ (Mẫu số S17SKT/DNN); - Sổ chi tiết tiền vay (Mẫu số S18-SKT/DNN); - Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh (Mẫu số S20-SKT/DNN); - Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ (Mẫu số S25-SKT/DNN); - …… Chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán. Một số sổ chi tiết được mở và theo dõi cho từng đối tượng có liên quan như sổ chi tiết thanh toán với khách hàng, sổ chi tiết thanh toán với nhà cung cấp…… Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6 Khoa Kế toán - ĐH KTQD Trang 16 Chuyên đề TN Sơ đồ hạch toán, ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung: CHỨNG TỪ GỐC Sổ Nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ (thẻ) kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết TK Bảng cân đối tài khoản BÁO CÁO KẾ TOÁN Chú ý: Ghi hàng ngày. Ghi định kỳ hoặc cuối tháng. Đối chiếu số liệu, kiểm tra. (c) Hệ thống tài khoản kế toán Công ty TNHH Cát Vàng sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành đã được sửa đổi theo Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ban hành ngày 21/12/2001 và Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cùng các văn bản hướng dẫn thực hiện khác. Để đáp ứng yêu cầu hạch toán của kế toán tài chính và kế toán quản trị, cũng như nhu cầu quản lý, ra quyết định kinh doanh, hệ thống tài khoản của công ty có 10 loại tài khoản (bao gồm các tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết) sau: Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6 Khoa Kế toán - ĐH KTQD Trang 17 Chuyên đề TN - Tài khoản loại 1: Tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động). - Tài khoản loại 2: Tài sản dài hạn (tài sản cố định). - Tài khoản loại 3: Nợ phải trả. - Tài khoản loại 4: Vốn chủ sở hữu. - Tài khoản loại 5: Doanh thu. - Tài khoản loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh. - Tài khoản loại 7: Thu nhập khác. - Tài khoản loại 8: Chi phí khác. - Tài khoản loại 9: Xác định kết quả kinh doanh. - Tài khoản loại 0: Tài khoản ngoài bảng. (d) Báo cáo kế toán Cuối tháng, cuối quý và kết thúc năm tài chính, phòng Kế toán của Công ty TNHH Cát Vàng lập các báo cáo kế toán theo các biểu mẫu đã được ban hành và sửa đổi theo Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ban hành ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (dùng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ). + Hàng tháng, lập các báo cáo kế toán như sau: - Tờ khai thuế giá trị gia tăng (Mẫu số 01/GTGT); - Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra (Mẫu số 02/GTGT); - Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào (Mẫu số 03/GTGT); - Bảng giải trình tờ khai thuế GTGT (nếu có) (Mẫu số PL 02/GTGT); + Hàng quý và cuối năm, lập các báo cáo kế toán như sau: - Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01-DNN); - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DNN); - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN); - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN); - Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN); - Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước (Mẫu số F02-DNN); Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6 Khoa Kế toán - ĐH KTQD Trang 18 Chuyên đề TN 1.1.4.3. Đánh giá khái quát về bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty TNHH Cát Vàng * Về bộ máy kế toán: Tuy là một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động chưa lâu, nhưng Công ty TNHH Cát Vàng đã xây dựng được một bộ máy kế toán khá tốt, tương đối phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của mình, mặc dù bộ máy kế toán của Công ty chưa thật sự được hoàn chỉnh. Do công ty áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung đã tạo điều kiện cho kế toán trưởng kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ, đảm bảo sự lãnh đạo kịp thời và thống nhất với các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của từng nhân viên kế toán cụ thể và rõ ràng. Đặc biệt là do đặc thù công việc nên tại mỗi địa điểm thi công của công trường có một kế toán công trường riêng, kiêm luôn vị trí thủ kho. Mỗi kế toán đều được trang bị các thiết bị tính toán riêng, đảm bảo việc thực hiện công tác kế toán nhanh chóng như máy tính, máy vi tính. Do công ty chưa có phần mềm kế toán riêng, công tác kế toán chỉ được thực hiện trên bảng tính Microsoft Excel và các thiết bị tính toán thủ công. Vì vậy, điều này đòi hỏi các nhân viên kế toán phải tốn khá nhiều công sức và không tránh khỏi những sai sót. Công ty nên xây dựng một chương trình kế toán máy cho riêng công ty. Các nhân viên kế toán trừ kế toán công trường đều được đào tạo chính quy nên trình độ chuyên môn tương đối tốt. Bên cạnh đó, trình độ của các kế toán công trường không được tốt lắm. Dù kế toán công trường chỉ có nhiệm vụ thu và chi các khoản chi phí nhỏ lẻ ở công trường, nhưng do trình độ chuyên môn của các kế toán công trường hạn chế, chưa được tốt nên vẫn có sai sót trong cách lập các chứng từ kế toán. Bên cạnh đó, đội ngũ các nhân viên kế toán còn khá trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm trong công tác kế toán. Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6 Khoa Kế toán - ĐH KTQD Trang 19 Chuyên đề TN * Về công tác kế toán: Công ty TNHH Cát Vàng đã sử dụng hệ thống chứng từ theo đúng biểu mẫu của Bộ Tài chính. Các chứng từ được lập với nội dung rõ ràng và luân chuyển khá hợp lý, có đầy đủ các chữ ký bắt buộc theo quy định. Các chứng từ kế toán được lưu trữ và bảo quản cẩn thận tại phòng Kế toán. Hệ thống chứng từ kế toán, sổ sách kế toán của Công ty cũng chưa có tính đồng nhất, một số biểu mẫu lại áp dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Nhưng hiện nay công ty vẫn áp dụng hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán theo Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 01/11/1995 và Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ban hành ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Công ty nên sửa, áp dụng và in lại hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán mới - được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính như sau: - Bảng chấm công (Mẫu số 01a-LĐTL); - Bảng chấm công thêm giờ (Mẫu số 01b-LĐTL); - Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL); - Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 03-LĐTL); - Giấy xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Mẫu số 05-LĐTL); - Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08-LĐTL); - Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán (Mẫu số 09-LĐTL); - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (Mẫu số 10-LĐTL); - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Mẫu số 11-LĐTL); - Phiếu xuất kho (Mẫu số 01-VT); - Phiếu nhập kho (Mẫu số 02-VT); - Phiếu vận chuyển; - Biên bản kiểm kê NVL, CCDC, sản phẩm (Mẫu số 05-VT); - Bảng kê mua hàng (Mẫu số 06-VT); - Phiếu thu (Mẫu số 01-TT); Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6 Khoa Kế toán - ĐH KTQD Trang 20 Chuyên đề TN - Phiếu chi (Mẫu số 02-TT); - Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số 03-TT); - Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu số 04-TT); - Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu số 05-TT); - Bảng kiểm kê quỹ (Mẫu số 08a-TT; 08b-TT); - Bảng kê chi tiền (Mẫu số 09-TT); - Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01-TSCĐ); - Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02-TSCĐ); - Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 05-TSCĐ); - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06-TSCĐ); - Hoá đơn giá trị gia tăng; - ....... Nguyễn Thanh Nhàn Lớp KTB2K6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan