Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xi măng tiên sơn...

Tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xi măng tiên sơn

.DOC
56
134
96

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự đổi mới của cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ tạo tiền đề cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển đó là thành công của nghành xây dựng cơ bản, mà trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các công ty xi măng. Trong cơ chế thị trường, với quy luật ngày càng cạnh tranh khắc nghiệt, tồn tại và phát triển là một vấn đề mang tính sống còn của tất cả các doanh nghiệp. Muốn thắng thế trong cạnh tranh và có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận và tích luỹ. Vì điều đó doanh nghiệp không những phaỉ chú trọng tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn phải tăng cường công tác quản lý giám sát chặt chẽ việc sử dụng vật tư, tiền vốn, lao động..... Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu chế độ hạch toán kế toán. Chính vì vậy công tác kế toán nguyên vật liệu luôn được coi là công tác trọng tâm của kế toán. Vì nó cung cấp thông tin chính xác vì những chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất đồng thời đưa ra các biện pháp, phương hướng hoàn thiện để nâng cao vai trò quản lý chi phí và giá thành, thực hiện tốt các chức năng “là công cụ phục vụ đắc lực cho quản lý” của kế toán. Nhận thức được vai trò kế toán nói chung, kế toán nguyên vật liệu nói riêng trong doanh nghiệp sản xuất, Qua thời gian nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Xi măng Tiên Sơn để học hỏi kinh nghiệm thực tế cũng như vận dụng những kiến thức đã học tôi xin chọn đề tài: 2 “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Xi măng Tiên Sơn” ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề gồm 3 phần chính: Phần 1. Tổng quan về Công ty Cổ Phần Xi măng Tiên Sơn Phần 2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Xi măng Tiên Sơn Phần 3. Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Xi măng Tiên Sơn Do thời gian và trình độ còn hạn chế, tầm nhận thức còn mang nặng tính lý thuyết chưa nắm bắt được nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đề khó có thể tránh khỏi sai sót rất mong ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và những người quan tâm đến đề tài để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. 3 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TIÊN SƠN HÀ TÂY 1. Đặc điểm kinh tế kỹ thụât và tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần xi măng Tiên Sơn có ảnh hưởng đến kế toán nguyên vật liệu: 1.1 . Lịch sử hình thành và phát triển Công ty CP xi măng Tiên Sơn ngày nay tiến thêm lên là Xí nghiệp vôi đá Tiên Sơn và công trường khai thác Vĩnh Sơn sát nhập ngày 10/3/1996 mang tên là Xí nghiệp vôi đá Tiên Sơn dưới sự quản lý trực tiếp Công ty kiến trúc Hà Sơn bình. Năm 1978 được UBND tỉnh Hà Sơn Bình cho phép đầu tư xây dựng 2 lò xi măng dạng lò đứng có công xuất 1 vạn tấn / năm. Năm 1978 - 1991 sản xuất cầm chừng khoảng 2 – 3 ngàn tấn /năm. Tháng 6 năm 1995 nhà máy đi vào hoạt động với tổng số vốn do ngân sách nhà nước cấp đâù tư xây dựng cơ bản là: 37.600.000.000đ. Công ty xi măng Tiên Sơn là một doanh nghiệp nhà nước được quyết định thành lập ngày 24/10/1995 theo quyết định số: 593 QĐ/UB của Sở xây dựng tỉnh Hà tây. Năm 2003 Công ty xi măng Tiên Sơn đầu tư xây dựng một dây truyền sản xuất xi măng lò đứng có công xuất 120.000 tấn/ năm. Năm 2005 thực hiện quyết định số: 1401/QĐ/UB ngày 10/12/2004 của UBND tỉnh hà tây chuyển doanh nghiệp nhà nước: Công ty xi măng Tiên Sơn hà tây thành Công ty Cổ phần Xi măng Tiên Sơn Hà tây từ ngày 01/01/2005 Tên công ty: Công ty Cổ phần Xi măng Tiên Sơn Hà tây Địa điểm: Xã Hống quang - Ứng hoà – hà tây 4 Điện thoại số: 034.775.130 – 775136 fax: 034.775.259 Ngành nghề kinh doanh: sản xuất xi măng PCB - 30 và vật liệu xây dựng. Vốn điều lệ: 29.600.000.000đ Là đơn vị hạch toán độc lập. Quá trình xây dựng và trưởng thành của công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển vững chắc Tốc độ tăng trưởng bình quân: 15 – 25% Sản lượng xi măng tăng bình quân: 20 – 25% Thu nộp ngân sách đầy đủ Đời sống lao động tăng từ 10 – 20% Hàng năm công ty được các cấp, các ngành tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua. Năm 2000 được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng huân chương lao động hạng ba. Năm 2003 được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương lao động hạng hai. Đến nay công ty có đội ngũ hơn 500 cán bộ công nhân viên đã vượt qua nhiều thử thách, đoàn kết nhất trí, xây dựng công ty ngày càng phát triển. 1.2: Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh: Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là một quá trình liên tục và phức tạp, để đảm bảo cho các bộ phận, các quá trình sán xuất diễn ra được liên tục, nhịp nhàng đồng nhất thì nhất thiết phải tổ chức quản lý điều hành, phối kết hợp giữa các công đoạn đều hướng vào thực hiện một mục tiêu chung đó là sản phẩm hoàn thành phải đảm bảo chất lượng, số lượng phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hiện nay phương pháp tổ chức quản lý của công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn Hà Tây quản lý theo cơ cấu trực tiếp, bộ máy quản lý của công ty hiện có 32 cán bộ, công nhân lao động trực tiếp có 500 lao động được bố trí phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Cơ cấu quản lý của công ty bao gồm: 5 * Ban Giám đốc công ty: -Tổng Giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động, tổ chức quản lý lãnh đạo cán bộ công công nhân viên trong toàn công ty. Định hướng ra kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm của công ty. Tổ chức chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên phát huy năng lực công tác sáng tạo, tham gia quản lý công ty. Thường xuyên tổ chức chỉ đạo kiểm tra đôn đốc các phòng ban chức năng nghiêm chỉnh chấp hành thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đã được đề ra. Thường xuyên đúc rút kinh nghiệm trong công tác phát triển của công ty để tăng cường công tác quản lý. - Phó giám đốc phụ trách sản xuất, kỹ thuật: Là người chịu trách nhiệm tham gia cho giám đốc, thay mặt giám đốc phụ trách và giải quyết những công việcliên quan đến sản xuất, kỹ thụât được giám đốc uỷ quyền. Lập kế hoạch sản xuất sản phẩm của công ty đồng thời phụ trách thực hiện kế hoạch, kỹ thuật vật tư đưa vào sản xuất. Giám sát quy trình kỹ thuật của dây truyền công nghệ sản xuất đúng theo tiêu chuẩn đã được quy định. Kiểm tra, đôn đốc các phân xưởng thực hiện và hoàn thiện các nhiệm vụ được giao. - Phó giám đốc phụ trách về tài chính và tiêu thụ sản phẩm: Là người chịu trách nhiệm về tài chính, bố trí và tổ chức lao động trong công ty đồng thời chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm, thay mặt giám đốc giải quyết các công việc liên quan đến tài chính và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng kế hoạch chi tiêu tài chính và chịu trách nhiệm về chỉ đạo mua nguyên vật liệu đầu vào để đưa vào sản xuất, bố trí lao động trong công ty. 6 Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty. Kiểm tra đôn đốc các phòng ban chức năng thực hiện hoàn thiện các nhiệm vụ được giao. * Các phòng ban chức năng: - Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác bố trí lao động, bổ nhiệm cán bộ phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty và tổ chức quản lý lao động + tiền lương, tiền thưởng thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động trong công ty. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch về lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, đào tạo... dựa trên cơ sở định mức lao động và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công ty. Tổ chức quản lý nhân sự trong công ty và bổ sung hồ sơ nhân sự, giải quyết các thủ tục về tuyển dụng, điều động nội bộ..... trình lên giám đốc duyệt đảm bảo đúng chính sách ban hành. Xây dựng định mức lao động, cấp bậc công việc, đơn giá tiền lương, phân phối tiền lương cho toàn công ty và thực hiện giải quyết các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lương, khen thưởng theo đúng quy định của nhà nước. Cung cấp các loại tài liệu và lưu trữ hồ sơ trong công ty - Phòng vật tư: Tham mưu cho phó giám đốc trong công tác cung ứng, quản lý cấp phát và giám định chất lượng vật tư. Tổ chức chỉ đạo và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu, phụ tùng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lập kế hoạch, xây dựng các định mức vật tư chủ yếu, ký hợp đồng mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, vận chuyển hàng đến các đại lý tiêu thụ sản phẩm. 7 Theo dõi cung ứng vật tư, máy móc, thiết bị cho sản vuất như: Tổng hợp và cân đối nhu cầu vạt tư hàng năm, mua sắm vật tư thiết bị, nghiệm thu vật tư hàng hoá mua sắm. Lập báo cáo thực hiện kế hoạch theo đúng quy định, đảm bảo duy trì hệ thống quản lý chất lượng của công ty. - Phòng kế hoạch, điều độ sản xuất: Tham mưu cho phó giám đốc để lập ra kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hàng tháng, quý, năm. Tổ chức điều hành sản xuất và kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch, tổng hợp kết quản sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm... theo tháng, quý , năm. Tổ chức bảo quản, quản lý, lưu trữ các tài liệu kế hoạch, giữ gìn bì mật các tài liệu, số liệu kế hoạch theo quyết định. - Phòng kỹ thuật công nghệ: Quản lý kỹ thuật công nghệ sản xuất xi măng, đảm bảo xi măng sản xuất ra đảm bảo chất lượng theo quy định, quản lý chặt chẽ các quy trình sản xuất sản phẩm. Kiểm tra đánh giá chất lượng đầu vào từ khâu nhập nguyên vật liệu, các phụ tùng thay thế và đánh giá chất lượng đầu ra của sản phẩm hàng hoá. Kiểm tra giám sát chất lượng, quy cách hàng hoá nhập - xuất. Quản lý tài liệu kỹ thuật được giao, đảm bảo bí mật công nghệ của công ty. Thường xuyên nắm bắt nhu cầu thị trường của người tiêu dùng, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. - Phòng kế toán thống kê: Quản lý tài chính và giám sát mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty: Chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán theo quy định của nhà nước ban hành: 8 Chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan chức năng về báo cáo các số liệu của mình. Thực hiện mọi chính sách chế độ kế toán kiểm tra ghi chép cập nhật số liệu, phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán. Lập kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm và lập báo cáo kế toán, thốnh kê và báo cáo quyết toán của công ty theo quy định và theo yêu cầu. Bảo đảm nguyên tắc tài chính, đảm bảo tính an toàn và tính chính xác cao. Lưu giữ toàn bộ chứng từ, sổ sách có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty. - Ban ISO: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng có đúng tiêu chuẩn ISO 9001 2000. Có trách nhiệm xử lý các chất thải để tránh gây ra ô nhiễm môi trường. * Các phân xưởng sản xuất: Các quản đốc phân xưởng có trách nhiệm trực tiếp quản lý sản xuất, theo dõi công việc sản xuất của đơn vị được giao. Báo cáo tình hình sản xuất hàng ngày và những sự kiện xaỷ ra trong phân xưởng mà mình quản lý cho lãnh đạo kịp thời xử lý. - Phân xưởng khai thác đá: Bộ phận khai thác đá: có trách nhiệm khoan bắn nổ mìn khai thác, pha bổ thành đá nhỏ có kích cỡ theo quy định cho vừa hàm kẹp máy đập đá. Bộ phận đập đá máy hàn kẹp đập nhỏ thành đá mạt đủ tiêu chuẩn để làm xi măng - Phân xưởng liệu: Có trách nhiệm phơi, sấy cho khô đủ độ ẩm <5% để đưa vào nghiền thành bột liệu. Vận hành máy nghiền nhỏ các nguyên vật liệu đầu vào thành bột liệu. 9 - Phân xưởng lò nung: Nung luyện bột liệu thành clinke - Phân xưởng thành phẩm: Có trách nhiệm nghiền nhỏ clinke và các phụ gia thành xi măng bột và đóng thành bao xi măng thành phẩm. - Phân xưởng cơ điện: Có trách nhiệm trực tiếp quản lý vận hành hệ thống điện, máy móc thiết bị trong toàn công ty. Sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị. Bộ máy quản lý của công ty thể hiện qua sơ đồ sau :| Sơ đồ1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty Giám đốc phụ trách chung Phó GĐ phụ trách tài chính và tiêu thụ Phòng Kế toán Phòn g TC hành chính Phòng vật tư Ph òng KH điều độ sx Phó giám đốc phụ trách sản xuất Ban ISO Phòng KT CN Phòng tiêu thụ PX cơ điện PX Liệ u PX lò nung PX khai thácđ á PX thành phẩm 10 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bồ số kế toán tại Công ty Cổ phần xi măng Tiên Sơn 2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công ty CP xi măng Tiên Sơn đã áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Mọi chứng từ kế toán đều chuyển về phòng kế toán. Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức như sau: * Kế toán trưởng: Làm công tác chỉ đạo giám sát chung do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc .... là người đứng đầu phòng kế toán, người chịu trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn công tác kế toán thống kê trong công ty. Đồng thơì chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên về các vấn đế liên quan đến tài chính và duyệt báo cáo tài chính lên giám đốc vả cơ quan có thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin số liệu đã báo cáo. * Phó phòng: Chịu trách nhiệm: kế toán tiêu thụ, công nợ, tính giá thành, tổng hợp có trách nhiệm theo dõi công tác tiêu thụ sản phẩm, vào sổ chi tiết công nợ, lên doanh thu bán hàng, làm báo cáo thuế GTGT. Cuối tháng căn cứ vào chi phí đã được tổng hợp để tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo kế toán, báo cáo tài chính thông qua kế toán trưởng sau đó trình lên lãnh đạo. * Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT kiêm kế toán TSCĐ Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, bảng nghiệm thu sản phẩm hoàn thành tính lương và phân bổ tiền lương BHXH cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Phản ánh chính xác tình hình tăng giảm TSCĐ trong doanh nghiệp, phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán và 11 phân bổ khấu hao chính xác vào chi phí sản xuất kinh doanh đồng thời tham gia kiểm kê TSCĐ và đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết. * Kế toán vật tư kiêm kế toán nội bộ Có trách nhiệm ghi chép nhập xuất kho để vào sổ chi tiết vật tư, lên bảng phân công, đối chiếu số lượng tồn kho và thủ kho, tham gia kiểm nghiệm vật tư khi có yêu cầu của ban kiểm nghiệm vật tư đồng thời phản ánh các nghiệp vụ thanh toán nội bộ tanh toán với người bán. * Thủ quỹ kiêm kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Có trách nhiệm thu tiền bán hàng và hàng tháng căn cứ vào phiếu thu – chi đã được trưởng phòng, phó phòng xem xét và được lãnh đạo phê duyệt, thủ quỹ thực hiện thu – chi, phiếu thu – chi sau khi thanh toán phải có đầy đủ chữ ký, cuối ngày kế toán vào sổ để theo dõi thu – chi. Phản áng tình hình và sự biến động của các loại tiền mặt tại quỹ của công ty sử dụng số quỹ tiền mặt. Theo dõi tình hình kế toán các khoản tiền gửi, tiền vay của công ty để lên sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay. Bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.Sơ đồ Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Kế toán trưởng Phó phòng Kế toán tiền Kế toán vật tư Thủ trách thưởng kiêm thanh toán kiêm kế toán nhiệm kế toán, TSCĐ nội bộ tiền mặt chịu kiêm tiêu thụ, công nợ, giá thành tổng hợp 2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán. quỹ 12 Công ty cổ phần xi măng Tiên sơn áp dụng hình thức “Nhật ký chung” để ghi sổ sách kế toán nguyên vật liệu trình tự ghi vào sổ kế toán được tiến hành như sau: Hàng ngày căn cứ vào các chúng từ như: hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư... được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái TK 152 và các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh ghi vào sổ kế toán, thẻ kho, nhật ký mua hàng. Cuối tháng: kế toán căn cư vào số liệu ở sổ cái TK:152 ghi vào bảng cân đối TK:152 đồng thời căn cứ vào số liệu trên thẻ kho, sổ chu tiết vào bảng tổng hợp chi tiết vầt tư Kế toán tiến hành khoá sổ, cộng số liệu trên sổ cái, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết từ đó căn cứ số liệu để lập báo cáo tài chính. Quá trình ghi sổ kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xi măng Tiên sơn được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3.Sơ đồHình thức kế toán nhật ký chung 13 Chứng từ: hoá đơn mua hàng, phiếu nhập xuất, bản kiểm nghiệm vật tư Nhật ký muahàng Nhật ký chung Sổ cái TK: 152 Bảng cân đối TK Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đổi chiều Thẻ kho, sổ chi tiết TK:152 Bảng tổng hợp chi tiết 14 PHẦN 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TIÊN SƠN 2.1 - Thực trạng kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xi măng Tiên sơn. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu ở công ty cổ phần xi măng tiên sơn được kết hợp giữa thủ kho và phòng kế toán nhằm theo dõi tình hình nhập xuất - tồn kho của từng loại nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Việc theo dõi được tiến hành trên các mặt như: số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị Hiện nay Công ty cổ khần xi măng Tiên sơn đang áp dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Theo phương pháp ghi thẻ song song công việc ghi chép cụ thể tại kho và tại phòng kế toán được tiến hành tại kho sau: 21.1 Tại kho Công ty cổ phần xi măng Tiên sơn có 4 xưởng sản xuất và 1 phân xưởng sửa chữa, công ty có sự tách riêng theo dõi tình hình hoạt động từng phân xưởng, mỗi phân xưởng có kho nguyên vật liệu khác nhau để theo dõi tình hình nguyên vật liệu ở phân xưởng mình. Hàng ngày khi phát sinh các nghiệp vụ nhập - xuất vật tư, hàng hoá thủ kho thực hiện thu, phát vật tư hàng hoá và ghi sổ số lượng nhập - xuất thực tế vào các chứng từ tương ứng có liên quan. Căn cứ vào chứng từ nhập - xuất ơ mỗi kho thủ kho mở thẻ kho cho từng loại nguyên vật liệu ,thủ kho tiến hành ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho của từng thứ vật tư có liên quan. Mỗi chứng từ được ghi một dòng trên thẻ kho.Cuối ngày hoặc sau mỗi 15 nghiệp vụ phát sinh thủ kho tính ra số tòn kho trên từng thẻ kho với số tồn vật liệu, hàng hoá thực tế có trong kho. Thẻ kho được thủ kho sắp xếp trong hòm thẻ kho theo loại, nhóm vật liệu hàng hoá để tiện cho việc kiểm tra và đối chiếu. Định kỳ từ 3 – 5 ngày, sau khi ghi chép các nghiệp vụ phát sinh nhâp xuất vào thẻ kho xong, thủ kho tập hợp các chứng từ nhập - xuất và tiến hành phân loại theo nhóm, theo quy định, căn cứ vào kết quả phân loại chứng từ, thủ kho lập phiếu giao nhận chứng từ nhập - xuất và kê rõ số lượng và số liệu các chứng từ của từng loại vật liệu, phiếu này được lập riêng cho phiếu nhập kho 1 bản, phiếu xuất kho 1 bản sau đó đính kèm với các phiếu nhập kho, xuất kho để giao cho phòng kế toán. Cụ thể hàng ngày khi có chừng tư nhập –xuất như sau: 16 - chừng từ nhập kho than cám: BIỂU SỐ 1 Công ty Cổ Phần Xi Mẫu số 01-VT măng Tiên Sơn (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 05/6/2008 Số:315 Nợ TK: Có TK: Theo HĐ số: 2311 ngày 05/6/2008 của Công ty Cổ Phần kinh doanh than Hà Nội. Nhập tại Họ tên người giao hàng: Ngô Văn Trực kho: Phân xưởng liệu. STT Tên, nhãn hiệu, quy Mã số ĐVT cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm hàng hoá) A B C D 1 Than cám 4A 001 tấn Cộng Số lượng Theo Thực chứng nhập từ 1 2 443 443 Đơn giá (đ/kg) Thành tiền 3 4 752.000 333.136.000 333.136.000 Viết bằng chữ: Ba trăm ba mươi ba triệu một trăm ba mươi sáu nghìn Phụ trách Người giao Thủ kho cung tiêu hàng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) - phiếu xuất kho than cám : Kế toán Thủ trưởng trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 17 BIỂU SỐ 2 Công ty cổ phần xi măng Mẫu số:02-VT Tiên Sơn Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐBTC của Bộ trưởng bộ Tài Chính PHIẾU XUẤT KHO Ngày 1 tháng 6 Năm 2006 Số 499 Nợ TK: Có TK : Họ tên người giao hàng: Trần Văn Nghinh Lý do xuất kho: Nghiền bột liệu Xuất tại kho: Phân xưởng liệu STT A 1 Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật Mã số tư (sản phẩm hàng hoá) B C Than cám 4A 001 ĐVT Số lượng Yêu cầu Thực xuất Đơn giá (đ/kg) Thành tiền D 1 2 3 Tấn 70 70 752.000 52.640.000 Cộng 4 52.640.000 Số tiền viết bằng :Năm hai triếu sáu trăm bốn mươi nghàn đồng chẵn Thủ trưởng Kế toán Phụ trách Người đơn vị trưởng cung tiêu nhận (ký họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) 18 Đơn vị: Công ty CP xi măng Tiên Sơn Kho: Phân xưởng liệu Mẫu số: 12(Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC) BIỂU SỐ 3 THẺ KHO Ngày lập thẻ: 1/6/2008 Tờ số: 1 Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: than cám 4A Đơn vị tính: Tấn Mã số:001 Số Chứng từ Ngày Diễn giải T Nhậ Xuất nhập T p xuất 1 2 3 4 5 6 499 500 501 315 502 1/6 3/6 5/6 5/6 8/6 Số lượng Nhập xuất Tồn đầu tháng 6 Trần xuân Nghinh Trần Xuân Nghinh Trần Xuân Nghinh Công ty KD than Hà Nội Trần Xuân Nghinh ………………. 73 350 280 200 135 578 505 ………. ……….. …… …… 70 80 75 443 … … tồn ……………… ............................. Cộng phát sinh 2.250 2.253 Dư cuối tháng Thủ kho (ký, họ tên) 2.1.1.Tại phòng kế toán Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 347 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Ký XN của KT 19 Định kỳ kế toán nguyên vật liệu xuống kho để kiểm tra việc ghi chép của thủ kho và trực tiếp nhận các chứng từ nhập xuất kho khi thủ kho bàn giao. Sau khi kiểm tra kế toán ký vào phiếu giao nhận chứng từ. Khi có được các chứng từ đó kế toán kiểm tra lại và hoàn chỉnh chứng từ, phân loại chứng từ. Sau khi thực hiện tập hợp các chứng từ nhập - xuất kế toán ghi vào sổ chi của từng loại vật tư cuối tháng lên bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư đồng thời đối chiếu kiểm tra giữa sổ chi tíêt với thẻ kho của từng loại nguyên vật liệu. Kế toán vật liệu ở công ty lập sổ chi tiết vật tư dựa trên phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và các chứng từ có liên quan do thủ kho nộp lên để ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu. Sổ chi tiết có kết cấu giống như thẻ kho nhưng có thêm cột để ghi chép các chỉ tiêu giá trị. Trên sổ chi tiết, kế toán nguyên vật liệu tính ra số tiền của mỗi lần nhập - xuất. Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết vật liệu, kiểm tra đối chiếu với thẻ kho xem số lượng nhập - xuất - tồn có khớp không, nếu không khớp thì phải kiểm tra lại. Sổ chi tiết nguyên vật liệu chính được đóng thành quyển còn nguyên vật liệu phụ ở dạng tờ rơi. Cụ thể tại phòng kế toán . Hàng ngày khi nhận được chứng từ Nhậpxuất kho do thủ kho gửi nên kế toán nguyên vật liệu căn cứ ghi vào sổ chi tiết .trích sổ chi tiết than cám 4A được lập như sau : BIỂU SỐ 4 20 Đơn vị: Công ty Cổ phần xi măng Tiên Sơn Sổ chi tiết vật liệu,Dụng cụ hàng hoá Tài khoản: 152 Tên kho: phân xưởng liệu Tên vật liệu (dụng cụ, sản phẩm, hàng): than cám Đơn vị tính: kg Mã số: 001 ĐVT: 1.000đ Chứng từ Sổ NT 499 500 501 315 503 1/6 3/6 5/6 5/6 8/6 … … … Diễn giải Tồn đầu tháng Xuất dung sxsp Xuất dùng sxsp Xuất dùng sxsp CTKD than HN Xuất dùng sxsp ……… ………. …………. …………. Cộng phát sinh Tài khoản ĐƯ Đơn giá đ/tấn 621 621 621 331 621 752 752 752 752 752 ……. … Nhập SL 443 …… .. 2.25 0 TT Xuất SL TT 70 80 75 52.640 60.160 56.400 73 54.896 SL 350 TT 263.200 347 260.944 333.136 …….. …… …….. . 1.692.00 2.25 1.694. 0 3 256 Dư cuối tháng Người ghi sô (ký ,họ tên ) Tồn Kế toán trưởng (ký,họ tên) Giám đốc (ký , họ tên ) Cuối tháng sau khi đã đối chiếu số liệu trên các sổ chi tiết với thẻ kho, kế toán căn cứ vào sổ chi tiết để lập bảng tỏng hợp nhập - xuất - tồn theo từng loại nguyên vật liệu ở mỗi kho. Bảng tổng hợp dùng để tổng hợp phần giá trị từ các trang số của sổ kế toán chi tiết vật liệu nhằm đối chiếu số liệu với kế toán tổng hợp vật liệu trên tài khoản: 152
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan