Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán kết quả kinh doanh tại tổng công ty rau quả, nông sản....

Tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại tổng công ty rau quả, nông sản.

.PDF
53
517
84

Mô tả:

Sửa lỗi font chữ, các tiêu đề cần đƣợc đánh việt in nghiêng hoặc in đậm, bảng biểu để trong một trang, sơ đồ bị lỗi nhiều Mục lục để lộn xộn Nội dung cơ bản đã hoàn thành , sửa lại những chỗ đánh dấu PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Vì vậy, kế toán kết quả kinh doanh là một bộ phận quan trọng của kế toán doanh nghiệp. Hiện nay trong các doanh nghiệp, kế toán kết quả kinh doanh đều vận dụng theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Nhƣng tùy theo quy mô, loại hình kinh doanh cũng nhƣ công tác tổ chức kế toán doanh nghiệp mà kế toán kết quả kinh doanh tại mỗi đơn vị đƣợc hạch toán sao cho phù hợp nhất. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp đƣợc tiến hành một cách khoa học, hợp lý, để từ đó cung cấp các thông tin về tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác. Kế toán kết quả kinh doanh cho ta cái nhìn tổng hợp và chi tiết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ đắc lực cho các nhà quản trị trong quá trình quản lý và phát triển doanh nghiệp. Việc xác định đúng kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy đƣợc ƣu và nhƣợc điểm, những vấn đề còn tồn tại, từ đó đƣa ra các giải pháp khắc phục, đề ra các phƣơng án kinh doanh chiến lƣợc, đúng đắn và thích hợp hơn cho các kỳ tiếp theo. Số liệu kế toán càng chi tiết, chính xác, nhanh chóng và kịp thời càng hỗ trợ các nhà quản trị tốt hơn trong việc cân nhắc để đƣa ra những quyết định phù hợp nhất với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Việc xác định tính trung thực, hợp lý, chính xác và khách quan của các thông tin về kết quả kinh doanh trên các Báo cáo tài chính là sự quan tâm đầu tiên của các đối tƣợng sử dụng thông tin tài chính đặc biệt là các nhà đầu tƣ. Do đó cần thiết phải hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán kết quả kinh doanh. Trên thực tế hiện nay, việc thực hiện kế toán kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp bên cạnh những điểm thuận lợi và hợp lý thì vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế. Trong quá trình thực tập tại Tổng công ty rau quả, nông sản, kết quả tổng hợp thực tập đã cho thấy công tác kế toán kết quả kinh doanh về cơ bản đã thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Phƣơng pháp kế toán, hệ thống tài khoản, sổ sách, chứng từ sử dụng tại công ty là tƣơng đối đầy đủ và phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị. Nhƣng do hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là thƣơng mại và dịch vụ nên hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đang bán và cung ứng trên thị trƣờng rất phong phú, đa dạng nhƣ: xuất nhập 1 khẩu rau quả; chế biến rau quả, thuỷ sản; bán buôn, bán lẻ, bán đại lý hạt giống rau, củ quả…làm cho việc theo dõi trên sổ sách kế toán là khó khăn, phức tạp. Những tồn tại kể trên đã phần nào gây khó khăn cho công tác kế toán trong quá trình thực hiện và làm cho con số kết quả kinh doanh đƣa ra còn chƣa thực sự chính xác và hợp lý. Chính vì vậy việc hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh là vấn đề quan trọng và rất cần thiết đối với công ty hiện nay, để các nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp có những đánh giá chính xác nhất phục vụ cho việc ra quyết định, chiến lƣợc kinh doanh tại doanh nghiệp. 2. Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài Về mặt lý luận Luận văn đi sâu nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về kế toán kết quả kinh doanh và hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan về kế toán kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp theo chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ – BTC) và chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành. Về mặt thực tiễn Luận văn đi sâu tìm hiểu, khảo sát và phân tích tình hình kế toán kết quả kinh doanh tại Tổng công ty rau quả, nông sản để thấy đƣợc thực trạng công tác kế toán, sự khác nhau giữa những quy định của Chuẩn mực, Chế độ, các quy định của Nhà nƣớc với thực tế áp dụng tại Tổng công ty. Từ đó, đƣa ra những đánh giá ƣu, nhƣợc điểm, những việc đã làm đƣợc cũng nhƣ những khó khăn và tồn tại cần giải quyết trong công tác kế toán kết quả kinh doanh tại Tổng công ty rau quả, nông sản, đồng thời đƣa ra các quan điểm, giải pháp khắc phục nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán kết quả kinh doanh tại Tổng công ty, để đề tài nghiên cứu trở thành một tài liệu mà công ty có thể tham khảo, nghiên cứu và áp dụng. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. (Nội dung nghiên cứu?) Về không gian Luận văn tập trung nghiên cứu kết quả kinh doanh tại Tổng công ty rau quả, nông sản trong điều kiện doanh nghiệp áp dụng Chế độ kế toán theo quyết định số 48/QĐ – BTC Địa điểm: Số 2 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa – Hà Nội Về thời gian Từ ngày 15/2/2012 đến ngày 21/5/2012 4. Phƣơng pháp nghiên cứu dề tài Các phƣơng pháp sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài: phƣơng pháp thu thập số liệu, phân tích số liệu, các phƣơng pháp kế toán trong nghiệp vụ bán hàng nhƣ: Kế toán bán hàng theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên, kế toán bán hàng theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ…và một số phƣơng pháp khác. 2 5. Kết cấu khóa luận Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại Tổng công ty rau quả, nông sản Chương3: Kết luận và đề xuất để hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh tại Tổng công ty rau quả, nông sản. 3 Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI 1.1 Các khái niệm và yêu cầu quản lí KQKD 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1 Nhóm khái niệm về kết quả kinh doanh: Kết quả kinh doanh: là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh tế đã đƣợc thực hiện trong một kỳ nhất định, đƣợc xác định trên cơ sở tổng hợp tất cả các kết quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc xác định theo từng kỳ kế toán (tháng, quý, năm), là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán đó. Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp có lãi, nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí thì doanh nghiệp bị lỗ.1 Kết quả hoạt động kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu tài chính với trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính. 2 Kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác ngoài dự tính của doanh nghiệp, hay những khoản thu không mang tính chất thƣờng xuyên, hoặc những khoản thu có dự tính nhƣng ít có khả năng xảy ra do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mang lại. 3 1.1.1.2 Nhóm khái niệm về doanh thu, thu nhập. Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thƣờng của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. (VAS 14). 4 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu đƣợc, hoặc sẽ thu đƣợc từ các hoạt động từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu nhƣ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). 5 1 Ths. Nguyễn Phú Giang, Kế toán thƣơng mại và dịch vụ, NXB Tài chính, năm 2006, trang 322. 2 Học viện Tài chính, Kế toán doanh nghiệp, NXB Thống kê, năm 2004, trang 302. 3 Học viện Tài chính, Kế toán doanh nghiệp, NXB Thống kê, năm 2004, trang 316. 4 Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Thống kê, 2006, trang 56. 5 Học viện Tài chính, Kế toán doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2004, trang 308. 4 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ (là các khoản nào) trong kỳ kế toán, là căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.6 Doanh thu hoạt động tài chính: phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức lợi nhuận đƣợc chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. 7 Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: 8 - Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lƣợng lớn. (VAS 14) - Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho ngƣời mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. (VAS 14) - Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lƣợng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. (VAS 14) Thu nhập khác: là những khoản góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. (VAS 14) Nhóm khái niệm về chi phí. Chi phí: là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dƣới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông và chủ sở hữu. (VAS 01) 9 Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tƣ, giá thành của các sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ.10 Chi phí quản lý kinh doanh gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng: là chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ. 11 6 Bộ Tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp, NXB lao động xã hội, 2007, trang 636. 7 Bộ Tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp, NXB Bộ Tài chính, 2006, trang 300. 8 Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Thống kê, 2006, trang 56. 9 Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính, NXB Tài chính, 2006, trang 78. 10 Chế độ kế toán doanh nghiệp, Bộ Tài chính, NXB Tài chính, 2006, trang 317. 5 Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí hành chính và chi phí quản lý chung của doanh nghiệp. Chi phí tài chính: phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm: các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tƣ tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh liên kết, chi phí giao dịch bán chứng khoán, lỗ tỷ giá hối đoái… Chi phí khác: là các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thƣờng của doanh nghiệp, nhƣ: chi phí về thanh lý, nhƣợng bán tài sản cố định, các khoản tiền do khách hàng vi phạm hợp đồng… (VAS 01) Thuế thu nhập doanh nghiệp: bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế TNDN, đƣợc xác định theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành. (VAS 17) 12 Chi phí thuế TNDN: là số thuế TNDN phải nộp đƣợc tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành.13 Nhƣ vậy, có thể hiểu kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế trong một kỳ kế toán. 1.1.1.3 Nhóm khái niệm về thu nhập. Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập khác là thu nhập nào? Thu nhập chịu thuế = Doanh thu thực thu – Chi phí liên quan đến thu nhập chịu thuế Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế đƣợc xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập đƣợc miễn thuế và các khoản lỗ đƣợc kết chuyển từ các năm trƣớc. 1.2Nội dung kế toán KQKD 1.2.1 Kế toán Kết quả kinh doanh trong qui định của VAS VAS 02 – Hàng tồn kho (Chuẩn mực này áp dụng theo nguyên tắc nào?) 11 Bộ Tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, NXB Thống kê, 2006, trang 366. 12 Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính, NXB Thống kê, 2006, trang 238. 13 Bộ Tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, NXB Thống kê, 2006, trang 382. 6 Kết quả kinh doanh muốn đƣợc xác định và phản ánh một cách chính xác thì phải xác định đƣợc chính xác các yếu tố tham gia vào quá trình này. Trong đó yếu tố giá gốc hàng tồn kho là một chỉ tiêu quan trọng đối với kế toán kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đƣợc hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Trong đó: - Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm: giá mua, các loại thuế không đƣợc hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thƣơng mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất đƣợc trừ (-) khỏi chi phí mua. - Chi phí chế biến bao gồm: bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm. - Chi phí không đƣợc tính vào giá gốc hàng tồn kho gồm: chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thƣờng; một số chi phí bảo quản hàng tồn kho; chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác: Chỉ tiêu doanh thu và thu nhập đóng một vai trò rất quan trọng trong kế toán kết quả kinh doanh. Do vậy, doanh thu phải đƣợc xác định một cách chính xác. Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc. Xác định doanh thu: doanh thu đƣợc xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu đƣợc. Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng: (Nguồn) doanh thu bán hàng đƣợc ghi nhận khi đồng thời thõa mãn tất cả năm điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho ngƣời mua. - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhƣ ngƣời sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. - Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn. - Doanh nghiệp đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. - Xác định đƣợc chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ: doanh thu cung cấp dịch vụ đƣợc ghi nhận khi thõa mãn tất cả bốn điều kiện: - Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn. - Có khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó. - Xác định đƣợc phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán. 7 - Xác định đƣợc chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Đối với doanh thu hoạt động tài chính: (Nguồn )doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia. Việc ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau: - Có khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế từ các giao dịch đó. - Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn. Đối với thu nhập khác: thu nhập khác bao gồm(dựa vào đâu để có): thu về thanh lý, nhƣợng bán tài sản cố định; thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; thu tiền bảo hiểm đƣợc bồi thƣờng; thu đƣợc các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trƣớc; khoản nợ phải trả nay mất chủ đƣợc ghi tăng thu nhập; thu các khoản thuế đƣợc giảm, đƣợc hoàn lại và các khoản thu khác. VAS 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo chuẩn mực số 17 và Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuế TNDN đƣợc hạch toán là một khoản chi phí khi xác định kết quả tài chính của doanh nghiệp. Chi phí thuế TNDN là số thuế TNDN phải nộp đƣợc tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành. Trên đây là một số nội dung của một số chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành liên quan đến kế toán kết quả kinh doanh, là nền tảng cho quá trình thực hiện công tác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2 Kế toán Kết quả kinh doanh theo qui định của Tổng công ty rau quả, nông sản. 1.2.2.1 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Trong tháng khi phát sinh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì từ chứng từ kế toán liên quan, kế toán tiến hành lập bảng kê chi tiế TK 641, TK 642 sau đó sẽ lên chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 641, TK 642 (Vẽ sơ đồ trình tự như thế nào, phát sinh ra sao…) 1.2.2.2 Kế toán doanh thu, chi phí hoạt động tài chính Khi phát sinh các nghiệp vụ về doanh thu và chi phí hoạt động tài chính, kế toán tập hợp chứng từ lên sổ cái TK 515 và TK 635 (Vẽ sơ đồ..) 1.2.2.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh Cuối tháng, kế toán tiến hành tổng hợp doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, thu nhập khác và chi phí khác để xác định kết quả kinh doanh. Từ các chứng từ ghi sổ đã lập ở trên, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ kết chuyển sang TK 911 sau đó lên sổ cái TK 911, TK 421 (Vẽ sơ đồ…) 8 Chƣơng II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN. 2.1 Tổng quan về Tổng công ty rau quả, nông sản (Tổng quan về về công ty…. Nêu đặc điểm tổ chức hoạt động , quản lí hoạt đông KD và tổ chức kế toán tại công ty) 2.1.1 Tổng quan về về Tổng công ty rau quả, nông sản.  Giới thiệu Tổng công ty rau quả, nông sản Tên công ty: Tổng công ty rau quả nông sản, công ty TNHH một thành viên. Tên giao dich quốc tế: VietNam National Vegetable, Fruit $ Agricultural product Corporation ( Vegetexco VietNam ) Trụ sở: Số 2, Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 0435744592. Fax: 0438523926 Website: http://www.vegetexcovn.com.vn Email: [email protected] Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Sản xuất rau quả, giống rau quả và các nông sản khác Dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi và trồng rừng Dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ và phát triển ngành rau quả. Chế biến rau quả, thủy sản, đƣờng kính, đồ uống ( nƣớc hoa quả các loại, nƣớc có cồn, không có cồn…) Bán buôn, bán lẻ, bán đại lý giống rau quả, đồ uống, máy móc thiết bị, phụ tùng chuyên dùng, nguyên vật liệu, hóa chất, hàng tiêu dùng. Xuất nhập khẩu: Xuất khẩu trực tiếp rau quả tƣơi, rau quả chế biến, hoa và cây cảnh, gia vị, giống rau quả, nông lâm sản…; Nhập khẩu trực tiếp rau, hoa quả, giống rau hoa quả, máy móc, vật tƣ, thiết bị… Kinh doanh vận tải, kho cảng và giao nhận. Sản xuất bao bì Các loại hàng hóa khác Mọi hoạt động kinh doanh của Tổng công ty chủ yếu nhằm cung cấp rau quả và một số sản phẩm khác cho nhu cầu trong và ngoài nƣớc.  Chức năng: Tổng công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai và các nguồn lực khác của nhà nƣớc giao cho theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. 9 Tổng công ty đƣợc ủy quyền cho các doanh nghiệp tiến hành việc hạch toán độc lập nhân danh Tổng công ty theo phƣơng án đƣợc Hội đồng quản trị phê duyệt. Tổng công ty có quyền cho thuê, thế chấp, nhƣợng bán tài sản thuộc quyền quản lý của tổng công ty để tái đầu tƣ, đổi mới công nghệ ( trừ những tài sản đi thuê, đi mƣợn, giữ hộ, nhận thế chấp ). Tổng công ty đƣợc chủ động thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, không còn nhu cầu sử dụng, tài sản hƣ hỏng không thể phục hồi đƣợc và tài sản đã hết thời gian sử dụng đƣợc. Tổng công ty đƣợc quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc kinh doanh và điều hòa vốn nhà nƣớc giữa doanh nghiệp thành viên thừa với doanh nghiệp thành viên thiếu tƣơng ứng với nhiệm vụ của Tổng công ty phê duyệt.  Nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh các sản phẩm rau quả và liên doanh với các tổ chức nƣớc ngoài về các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến công nghiệp và xuất khẩu rau quả. Có trách nhiệm không ngừng phát triển vốn đƣợc giao và có trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Có nghĩa vụ thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ kế toán, kiểm toán. Thực hiện việc công bố kết quả hoạt động tài chính hàng năm theo hƣớng dẫn của Bộ tài chính và tự chịu trách nhiệm về nội dung đã công bố. Phải có tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đồng thời đào tạo bồi dƣỡng cán bộ và công nhân phục vụ cho việc kinh doanh rau quả.  Quá trình hình thành và phát triển Giai đoạn 1: Từ năm 1988 – 2002: Tổng công ty rau quả Việt Nam + Thời kỳ 1988 – 1990: Đây là thời kì cuối của cơ chế quan liêu bao cấp, sự ra đời của Tổng công ty trong giai đoạn này nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi giữa chính phủ Việt Nam và Liên Bang Nga, và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đều hƣớng theo quỹ đạo này. + Thời kỳ 1991 – 1995: Thời kỳ này cả nƣớc bƣớc vào giai đoạn mới là cơ chế thị trƣờng, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của thị trƣờng nói chung và Tổng công ty nói riêng đều vận động theo cơ chế thị trƣờng. Trong thời gian này, chƣơng trình hợp tác rau quả Việt – Xô không còn nữa và với sự ra đời của doanh nghiệp cùng kinh doanh mặt hàng này là những khó khăn hết sức to lớn đối với Tổng công ty. + Từ năm 1996 – 2002: Thời kỳ Tổng công ty hoạt động theo mô hình “ Tổng công ty 90 “ của chính phủ. 10 Giai đoạn 2: Từ năm 2003 đến nay: Tổng công ty rau quả, nông sản. + Từ năm 2003 – 2005: Từ ngày 01/07/2003 Tổng công ty rau quả, nông sản ra đời trên cơ sở sát nhập Tổng công ty rau quả Việt Nam với Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và chế biến, tiếp tục hoạt động theo mô hình Tổng công ty. + Từ 2005 đến nay: Tổng công ty rau quả nông sản, Công ty TNHH một thành viên ra đời. Chuyển đổi mô hình hoạt động sang hình thức Công ty mẹ - con nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh và hội nhập, từ đó xây dựng phát triển Tổng công ty thành tập đoàn. Công ty mẹ gồm Văn phòng tổng công ty rau quả nông sản, công ty TNHH một thành viên và các đơn vị hạch toán phụ thuộc.  Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tổng công ty rau quả, nông sản. Tổng công ty rau quả, nông sản là doanh nghiệp nhà nƣớc hàng đầu chuyên về sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả, nông sản với kim ngạch xuất khẩu rau quả hàng năm chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.  Đặc điểm về sản phẩm. Là một Tổng công ty kinh doanh đa ngành trong phạm vi toàn quốc và thế giới, ngay từ khi mới thành lập Tổng công ty đã đặc biệt quan tâm xây dựng chất lƣợng sản phẩm, nên đã đầu tƣ nhiều dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến đƣợc nhập khẩu từ Châu Âu.(Có bn nhà máy, chuyên sản xuất gì, thị trường tiêu thụ chủ yếu) Với mục tiêu phát triển bền vững, Tổng công ty có chiến lƣợc liên tục đổi mới, giới thiệu ra thị trƣờng thế giới nhiều mặt hàng mới, đảm bảo chất lƣợng cao và giá cả hợp lý.  Đặc điểm tổ chức quản lý đơn vị Tổ chức quản lý của công ty bao gồm: - Hội đồng quản trị: Thực hiện các chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ của Nhà nƣớc giao. Hội đồng quản trị bao gồm 5 thành viên là Chủ tịch Hội đồng quản trị, phó chủ tịch Hội đồng quản trị và 3 quản trị viên ( 1 thành viên kiêm Tổng giám đốc và 2 thành viên kiêm nhiệm là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, miễn nhiễm theo đề nghị của Bộ trƣởng Bộ phát triển và nông thôn). Tiêu chuẩn để đƣợc bổ nhiệm làm thành viên của Hội đồng quản trị tuân theo quy định tại điều 32 – Luật Doanh nghiệp. - Tổng giám đốc: là đại diện pháp nhân của Tổng công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, thƣơng mại, dịch vụ và thực hiện theo quy chế, chế độ một thủ trƣởng có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ, có hiệu quả phù hợp với từng thời kỳ. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các phó tổng giám đốc bao gồm các phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất và kinh doanh, phó tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực nghiên cứu khoa 11 học…, những cán bộ này đƣợc sự ủy quyền của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc và pháp luật trong phạm vi công việc đƣợc giao. - Khối sản xuất: Bao gồm các doanh nghiệp hạch toán độc lập là thành viên của Tổng công ty có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ trong lĩnh vực tài chính, tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ và cam kết của mình trong phạm vi số vốn của nhà nƣớc do doanh nghiệp quản lý, chịu sự quản lý ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng công ty. Các đơn vị này có kế toán riêng, hạch toán độc lập bao gồm 24 đơn vị trực thuộc là các công ty xuất – nhập khẩu và các nông trƣờng xí nghiệp và liên doanh. - Bộ phận văn phòng: bao gồm các phòng kinh doanh và khối hành chính sự nghiệp. Bộ phận này có vai trò chỉ đạo, quản lý các thành viên và trực tiếp kinh doanh xuất – nhập khẩu. - Bộ phận nghiên cứu khoa học: phụ trách việc nghiên cứu giống mới để tạo ra cây có năng suất cao, chất lƣợng hiệu quả tốt. - Ban kiểm soát: Là bộ phận có nhiệm vụ thanh tra kiểm soát việc tuân thủ về quản lý vốn, tài sản và giám sát việc ghi chép của kế toán. 12 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ CÁC PHÓ TỔNG KHỐI VĂN PHÒNG CÁC PHÒNG QUẢN LÝ CÁC PHÒNG KINH DOANH 1.Phòng tổ chức cán bộ 1.Phòng kinh doanh XNK 1 2.Văn phòng 2.Phòng kinh doanh XNK 2 3.Phòng kinh tế tổng hợp. 3.Phòng kinh doanh XNK 3 4.Phòng kế toán tài chính 4.Phòng kinh doanh tổng hợp 4 5.Phòng tƣ vấn đầu tƣ 5Phòng kinh doanh tổng hợp 5 6.Phòng kỹ thuật 6.Phòng kinh doanh tổng hợp 6 7.Phòng kinh doanh tổng hợp 7 7.Trung tâm KCS 8.Phòng kinh doanh tổng hợp 8 9.Phòng kinh doanh tổng hợp 9 10.Phòng kho CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN PHỤ THUỘC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP ĐƠN VỊ LIÊN DOANH ( 5 ĐƠN VỊ ) ( 21 ĐƠN VỊ ) (8 ĐƠN VỊ ) Sơ đồ 4. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty rau quả, nông sản. 13  Tổ chức bộ máy kế toán đơn vị Kế toán trƣởng Phó phòng khối Phó phòng khối quản lí văn phòng các đơn vị thành viên Kế Kế toán toán hàng hóa tiền mặt Kế toán ngân hàng (nội tệ) Kế Thủ Kế toán Kế toán toán quỹ tổng hợp xây các đơn dựng cơ vị thành bản ngân hàng (ngoại viên tệ ) Sơ đồ 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty rau quả, nông sản. Bộ máy kế toán của Tổng công ty đƣợc đặt tại Văn phòng Tổng công ty, đƣợc hạch toán theo hình thức kế toán vừa tập trung, vừa phân tán. - Kế toán trƣởng kiêm trƣởng phòng kế toán là ngƣời phụ trách và điều hành mọi hoạt động kế toán của Tổng công ty. Kế toán trƣởng là ngƣời trực tiếp chịu trách nhiệm giao dịch với cơ quan thuế, ngân hàng và các hoạt động tài chính, chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban giám đốc công ty. - Phó phòng khối văn phòng: phụ trách tổng hợp về công nợ, ngoại hối, tổng hợp thanh toán của các kế toán tiền mặt, kế toán ngân hàng, kế toán quản trị, thủ quỹ. Đồng thời theo dõi tình hình biến động nguồn vốn. - Phó phòng quản lý các đơn vị thành viên: phụ trách tổng hợp báo cáo của các kế toán tổng hợp tại các đơn vị thành viên, kế toán xây dựng cơ bản theo tháng, quý hoặc năm. Đồng thời phụ trách các công việc chung khi kế toán trƣởng đi vắng. 2.1.2 Ảnh hƣởng của nhân tố môi trƣờng đến kế toán kết quả kinh doanh. (Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán KQKD(lưu ý phải phân tích sự ảnh hưởng đến kế toán KQKD) Môi trường bên ngoài Môi trường bên trong) 14 2.1.2.1 Môi trƣờng bên ngoài  Ảnh hƣởng của môi trƣờng ngành: (Đối với mỗi ngành nêu đặc điểm kế toán đặc trưng của ngành đó) Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề nào thì sẽ chịu tác động bởi những đặc trƣng của môi trƣờng ngành đó. Theo đó hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán, phƣơng pháp kế toán ở các doanh nghiệp sẽ phải đƣợc xây dựng để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp thƣơng mại với nghiệp vụ chính là mua bán hàng hoá sẽ không sử dụng hệ thống các tài khoản tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm, các sổ sách theo dõi chi phí sản xuất nhƣ một doanh nghiệp sản xuất. Đối với một doanh nghiệp dịch vụ thì sẽ không sử dụng TK 5212 – Hàng bán bị trả lại, bởi đặc trƣng của sản phẩm dịch vụ là không thể dự trữ, bởi vậy khi kế toán xác định kết quả thì sẽ không có nghiệp vụ kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại để xác định doanh thu thuần. Hay đối với doanh nghiệp xây lắp thì doanh thu và chi phí đƣợc theo dõi cho từng công trình, từng dự án để phục vụ cho việc nghiệm thu, quyết toán công trình cũng nhƣ việc xác định, đánh giá lợi nhuận của từng công trình. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, do ảnh hƣởng của các đặc trƣng khác nhau của từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà hệ thống tài khoản sử dụng, phƣơng pháp kế toán, trình tự kế toán nói chung và kế toán kết quả kinh doanh nói riêng cũng khác nhau.  Sự khác nhau của chế độ kinh tế ở mỗi thời kỳ: Kế toán có vai trò (vai trò gì) quan trọng trong doanh nghiệp. Nó chịu sự tác động của các yếu tố thuộc môi trƣờng vĩ mô nhƣ chế độ chính trị, xã hội, hệ thống pháp luật và trình độ phát triển của nền kinh tế. Khi các yếu tố này thay đổi thì kế toán cũng phải có sự điều chỉnh để phù hợp với môi trƣờng mới, hay nói cách khác, kế toán sẽ thay đổi khi môi trƣờng mà nó phục vụ thay đổi. Trong xu thế hội nhập nhƣ hiện nay, đòi hỏi hệ thống kế toán Việt Nam phải có sự thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, đồng thời hoà nhập với thông lệ kế toán quốc tế. Và tất nhiên những thay đổi này sẽ ảnh hƣởng đến kế toán kết quả kinh doanh. Trong những năm về trƣớc để đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của nền kinh tế mới với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế thì Thủ Tƣớng Chính Phủ đã ra quyết định 1177TC/QĐ/CĐKT ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng thống nhất trên cả nƣớc từ ngày 1/1/1997 và Quyết định sửa đổi, bổ sung số 144/2001/QĐ – BTC. Qua nhiều năm phát triển của nền kinh tế và đƣa vào thực hiện thì Chính Phủ ban hành chế độ kế toán mới theo Quyết định 48/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 14/09/2006 thay thế cho quyết 15 định cũ để đáp ứng sự thay đổi của nền kinh tế đang hội nhập và để chế độ kế toán Việt Nam đến gần hơn với chế độ kế toán quốc tế. Theo quyết định 1177TC/QĐ/CĐKT và quyết định 144/2001/QĐ- BTC (Sửa đổi, bổ sung) thì tài khoản loại 5: “Doanh thu” chỉ gồm doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu. Theo quyết định này thì doanh nghiệp sẽ không có doanh thu tài chính mà chỉ có chi phí tài chính. Do sự phát triển của nền kinh tế nên các doanh nghiệp ngày càng có nhiều hoạt động kinh doanh, và hoạt động tài chính cũng trở thành một hoạt động đem lại thu nhập lớn cho doanh nghiệp. Vì vậy, theo quyết định 48/2006/QĐ- BTC thì thu nhập từ hoạt động tài chính là một khoản doanh thu của doanh nghiệp bên cạnh chi phí tài chính và đƣợc phản ánh vào TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. (Nêu rõ thay đổi ntn?, hiện tại áp dụng cái j) – Chi phí thuế TNDN. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đƣợc xác định là một khoản chi phí và đƣợc hạch toán vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vào cuối kỳ: Số thuế phải nộp Nhà nƣớc đƣợc ghi nhƣ sau: Nợ TK 821: Chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK 3334: Thuế TNDN Cuối kỳ kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 821: Chi phí thuế TNDN hiện hành Nhƣ vậy, việc ban hành Quyết định 48/2006/QĐ – BTC đã đánh dấu sự hoàn thiện hơn của chế độ kế toán đồng thời với sự ra đời của chuẩn mực kế toán. Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ (Quyết định 48) đƣợc xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ 7 chuẩn mực kế toán thông dụng trong đó kế toán kết quả kinh doanh sẽ áp dụng đầy đủ 2 chuẩn mực sau: VAS 01 – Chuẩn mực chung và VAS 14 - Doanh thu và thu nhập khác; áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực kế toán, trong đó kế toán kết quả kinh doanh áp dụng không đầy đủ 2 chuẩn mực: VAS 02 – Hàng tồn kho (nội dung không áp dụng: phân bổ chi phí sản xuất chung cố định theo công suất bình thƣờng máy móc thiết bị) và VAS 17 – Thuế TNDN (nội dung không áp dụng: Thuế thu nhập hoãn lại); không áp dụng 7 chuẩn mực kế toán do không phát sinh ở doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc do quá phức tạp không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2.1.2.2 Môi trƣờng bên trong Tổng công ty rau quả, nông sản có sự phát triển ổn định và kinh doanh khá hiệu quả. Công ty đã xây dựng đƣợc một mạng lƣới khách hàng sâu rộng và số lƣợng mặt hàng kinh doanh phong phú, đa dạng, đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Chính vì vậy, Tổng công ty luôn chú trọng đến hiệu quả hoạt động quản lý, đặc biệt là công tác kế toán. 16 Với mong muốn đạt đƣợc nền tài chính lành mạnh và hiệu quả cao, Tổng công ty luôn tạo điều kiện đầu tƣ cơ sở vật chất làm việc cho bộ phận kế toán. Các trang thiết bị nhƣ máy tính, mạng internet, máy in, máy photo…đƣợc Tổng công ty trang bị đầy đủ. Nhờ vậy, các nhân viên kế toán làm việc hiệu quả hơn và kéo theo kế toán kết quả kinh doanh cũng đƣợc thực hiện tốt hơn. Đồng thời, việc Tổng công ty đầu tƣ phần mềm j?kế toán hiện đại đã tiết kiệm đƣợc sức lao động, đồng thời nâng cao chất lƣợng của thông tin và số liệu kế toán rất nhiều. Mặt khác, hiện nay công tác kế toán tại Tổng công ty đang đƣợc thực hiện theo đúng các quy định của luật kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán theo quyết định số 48. Đội ngũ nhân viên kế toán của Tổng công ty là những ngƣời có trình độ chuyên môn vững vàng, có trách nhiệm cao trong công việc. Đồng thời, lãnh đạo Tổng công ty luôn tạo điều kiện để các nhân viên kế toán thực hiện đúng luật, phản ánh đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, xác định đúng kết quả hoạt động của Tổng công ty trong từng kỳ kế toán. Chính vì vậy mà Tổng công ty luôn đạt đƣợc kết quả kinh doanh là tốt nhất. (Ngoài những điểm lợi thế này thì có khó khăn j trong moi trường bên trong k?) 2.2 Thực trạng kế toán Kết quả kinh doanh tại Tổng công ty rau quả, nông sản. Tổng công ty rau quả, nông sản thực hiện nhiệm vụ chính là: quản lý chung và kinh doanh các mặt hàng về rau quả. Hàng hoá của Tổng công ty rau quả, nông sản đƣợc nhập từ các đơn vị trực thuộc Tổng công ty quản lý, các đơn vị nằm ngoài sự quản lý không đƣợc đầu tƣ về vốn và các đơn vị ngoài Tổng công ty nhƣng lại đƣợc Tổng công ty đầu tƣ về vốn và kỹ thuật. Do đó với hoạt động tiêu thụ hàng hoá, kế toán của Tổng công ty rau quả, nông sản không có quá trình tập hợp các chi phí đầu vào cấu thành nên sản phẩm, hàng hoá nhƣ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung... để tính giá thành sản phẩm, mà chỉ cần tập hợp giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Tổng công ty có 4 nhóm hàng tiêu thụ chủ yếu và xuất khẩu chính đó là: - Rau quả hộp: dứa rẻ quạt, dứa miệng nhỏ, chôm chôm, xoài, thanh long, nấm hộp, dƣa chuột và các loại rau quả nhiệt đới đóng hộp - Rau quả đông lạnh: dứa, xoài, long nhãn, vải... - Rau quả sấy khô: chuối, xoài, long nhãn, vải... - Rau quả sấy muối: dƣa chuột, gừng, nấm... Ngoài ra, Tổng công ty còn kinh doanh một số mặt hàng rau tƣơi, hạt giống rau, qủa tƣơi, gia vị... Công tác ghi chép, hạch toán kế toán bán hàng tại Tổng công ty rau quả, nông sản khá phức tạp (lý do) 17 Hiện nay, Tổng công ty rau quả, nông sản thƣờng áp dụng hình thức bán hàng bán buôn giao hàng trực tiếp nhƣ bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng và bán hàng xuất khẩu để đem lại hiệu quả tối đa cho công tác bán hàng ở Tổng công ty rau quả, nông sản. Các phƣơng thức thanh toán mà công ty áp dụng: - Đối với khách hàng trong nƣớc: Thanh toán bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản. - Đối với khách hàng nƣớc ngoài: thanh toán bằng L/C và giao dịch chủ yếu thông qua FAX 2.2.2.1 Khái quát về vận dụng hệ thống kế toán trong kế toán kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Các phần hành kế toán của công ty đều đƣợc tin học hóa, sử dụng phần mềm kế toán máy IT – Soft liên tục cập nhật các phiên bản mới cho phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp. Phần mềm kế toán này cho phép công ty thực hiện các bút toán trên máy và xử lý các dữ liệu một cách nhanh nhất giúp doanh nghiệp giảm tải đƣợc khối lƣợng công việc, cung cấp thông tin kịp thời nhanh nhạy. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty: - Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam (VNĐ).  Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: - Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài Chính. - Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp, tuân thủ theo quy định của Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung  Các chính sách kế toán áp dụng: - Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền ……….. - Nguyên tắc ghi nhận Hàng tồn kho………………… - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho…. - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho….. - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ….. - Phương pháp khấu hao TSCĐ………………. - Phương pháp tính thuế GTGT…………..  Chế độ chứng từ: 18 Công ty áp dụng chế độ chứng từ theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài Chính. Tại Tổng công ty rau quả, nông sản do có 2 hình thức bán buôn trong nƣớc và bán hàng xuất khẩu do đó các chứng từ sử dụng là: Với hình thức bán buôn trực tiếp trong nƣớc: hợp đồng bán hàng, hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu thu… Với hình thức bán hàng xuất khẩu: hợp đồng bán hàng, hoá đơn thƣơng mại, phiều xuất kho, tờ khai hải quan, giấy báo có…  Sổ kế toán Tƣơng ứng với các chứng từ đó, Kế toán tại Tổng công ty sử dụng các loại sổ sau: Nhật ký chung Nhật ký bán hàng Sổ chi tiết các tài khoản TK 131, TK 333, TK 511, TK 632, TK 156 Sổ cái các tài khoản TK 131, TK 333, TK 511, TK 632, TK 156 Báo cáo chi tiết phải thu khách hàng Báo cáo doanh thu Báo cáo nhập xuất tồn hàng hoá… 19  Trình tự ghi số Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Nhập vào phần mềm kế toán máy Số thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính 2.2.2.2 Qui trình kế toán kết quả kinh doanhViết các bƣớc B1- Kế toán doanh thu bán hàng B2- Các loại doanh thu của Tổng công ty . . . Doanh thu bán hàng hoá: doanh thu bán hàng nội địa, doanh thu bán hàng xuất khẩu. Doanh thu bán sản phẩm: Hàng nông lâm sản chế biến Doanh thu cung cấp dịch vụ: Cho thuê kho - Quy trình bán hàng Khi khách hàng có nhu cầu về hàng hoá của Tổng công ty thì liên hệ với phòng kinh doanh thông qua điện thoại, fax hoặc gặp trực tiếp cán bộ phòng kinh doanh để yêu cầu. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan