Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty tnhh dịch vụ thương mại hải chiến...

Tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty tnhh dịch vụ thương mại hải chiến

.PDF
52
146
107

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, kế toán ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, trong việc quản lí vốn, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế của nhà nƣớc. Ở nƣớc ta hiện nay, khi nền kinh tế đang chuyển sang kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa thì yêu cầu đổi mới hệ thống công cụ quản lí kinh tế ngày càng trở nên quan trọng. Và kế toán, với vai trò là một công cụ thu thập, xử lí và cung cấp thông tin tài chính cho nhiều đối tƣợng trong và ngoài doanh nghiệp, cũng cần có những cải biến kịp thời để phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay và góp phần tích cực cho sự phát triển của các hoạt động kinh tế. Trong đó kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Vì vậy, kế toán kết quả kinh doanh là một bộ phận quan trọng của kế toán doanh nghiệp. Hiện nay các chế độ kế toán Việt Nam đã có những đổi mới sâu sắc với Luật kế toán đƣợc quốc hội thông qua ngày 17/06/2003; 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và các thông tƣ hƣớng dẫn; Ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp; quyết định 48/2006/QĐ-BTC áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng với các thông tƣ sửa đổi, bổ sung để ngày càng phù hợp với tình hình hiện tại, giúp cho công tác kế toán đƣợc khoa học, hợp lý và chính xác hơn. Tuy nhiên, một số thông tƣ hƣớng dẫn chƣa thực sự rõ ràng, dễ hiểu khiến cho các doanh nghiệp còn lúng túng trong quá trình thực hiện. Trên thực tế hiện nay, việc thực hiện kế toán kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp bên cạnh những điểm thuận lợi và hợp lý thì vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế. Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH dịch vụ thƣơng mại Hải Chiến cho thấy công tác kế toán kết quả kinh doanh về cơ bản đã thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Phƣơng pháp kế toán, hệ thống tài khoản, sổ sách, chứng từ sử dụng tại công ty là tƣơng đối đầy đủ và phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị. Nhƣng do hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là thƣơng mại và dịch vụ nên hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đang bán và cung ứng trên thị trƣờng rất phong phú, đa dạng nhƣ: các loại thiết bị điện tử, điện lạnh, vật liệu xây dựng, nội ngoại thất xây dựng …làm Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 1 MSV: 10F150387 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng cho việc theo dõi trên sổ sách kế toán là khó khăn, phức tạp. Ngoài ra, kế toán chỉ ghi nhận nghiệp vụ bán hàng của tất cả các mặt hàng vào chung một tài khoản là TK511 và TK632 mà chƣa chi tiết cho từng mặt hàng để tiện cho công tác quản lý. Nhƣ vậy, những tồn tại kể trên đã phần nào gây khó khăn cho công tác kế toán trong quá trình thực hiện và làm cho con số kết quả kinh doanh đƣa ra còn chƣa thực sự chính xác và hợp lý. Chính vì vậy việc hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh là vấn đề quan trọng và rất cần thiết đối với công ty hiện nay, để các nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp có những đánh giá chính xác nhất phục vụ cho việc ra quyết định, chiến lƣợc kinh doanh tại doanh nghiệp. Với những vai trò quan trọng kể trên của công tác kế toán kết quả kinh doanh và qua quá trình khảo sát tình hình thực hiện kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH dịch vụ thƣơng mại Hải Chiến, em quyết định chọn nghiên cứu đề tài khóa luận: “Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH dịch vụ thƣơng mại Hải Chiến” 2. Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài Mục tiêu lí luận: Khóa luận đi sâu nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về kế toán kết quả kinh doanh và hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan về kế toán kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp theo chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ – BTC) và chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành. Mục tiêu thực tiễn: Thông qua việc khảo sát thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH dịch vụ thƣơng mại Hải Chiến để thấy đƣợc những thành công đã đạt đƣợc cũng nhƣ những vấn đề còn tồn tại trong công tác kế toán kết quả kinh doanh của công ty, kết hợp và so sánh với lí luận, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh trong công ty TNHH dịch vụ thƣơng mại Hải Chiến, các giải pháp này có thể áp dụng cho các doanh nghiệp thƣơng mại dịch vụ nói chung. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tƣợng nghiên cứu: Kế toán kết quả kinh doanh trong công ty TNHH dịch vụ thƣơng mại Hải Chiến - Không gian nghiên cứu: Tại công ty TNHH dịch vụ thƣơng mại Hải Chiến - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2012 đến tháng 5/2012 - Số liệu nghiên cứu trong đề tài: Số liệu quý 4 năm 2011 Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 2 MSV: 10F150387 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng 4. Phƣơng pháp thực hiện đề tài Phương pháp thu thập dữ liệu  Phƣơng pháp phỏng vấn: Thực hiện việc thu thập thông tin thông qua việc hỏi, phỏng vấn trực tiếp các nhân viên kế toán của công ty nhƣ anh hân - kế toán trƣởng, anh huân– kế toán tổng hợp, chị Hằng – kế toán thuế,… về các thông tin liên quan đến hoạt động kế toán đặc biệt là kế toán kết quả kinh doanh của công ty, từ đó thu đƣợc thông tin và giải đáp những khúc mắc về chế độ kế toán áp dụng cũng nhƣ sổ sách, số liệu của công ty, đồng thời cũng hiểu đƣợc qui trình kế toán của công ty.  Phƣơng pháp sử dụng phiếu điều tra: sử dụng các phiếu điều tra trắc nghiệm nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến công tác kế toán tại công ty, đặc biệt là kế toán kết quả kinh doanh. Nội dung các câu hỏi liên quan đến tổ chức công tác kế toán tại công ty, công tác hạch toán kế toán đặc biệt là kế toán kết quả kinh doanh. Từ đó có những thông tin thích hợp để phân tích và đƣa ra các giải pháp hợp lý.  Phƣơng pháp quan sát: Thực hiện thu thập dữ liệu, thông tin bằng việc theo dõi, quan sát quá trình làm việc của nhân viên kế toán của công ty trong việc luân chuyển chứng từ, hạch toán kế toán, từ đó có đƣợc những thông tin khách quan về công tác kế toán tại doanh nghiệp.  Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập dữ liệu từ việc nghiên cứu các sổ sách của công ty, các báo cáo kế toán của công ty, đồng thời nghiên cứu các tài liệu liên quan đến kế toán kết quả kinh doanh nhƣ: các chuẩn mực 01, 14, 17, chế độ kế toán theo quyết định 48/QĐ – BTC, các khóa luận khóa trƣớc cùng đề tài và một số sách chuyên ngành. Qua đó có những căn cứ lí luận và thực tiễn phục vụ cho việc hoàn thành đề tài. Phương pháp phân tích dữ liệu Các thông tin thu đƣợc qua việc thu thập dữ liệu đƣợc tổng hợp lại và thực hiện phân tích dựa trên sự thống kê, đối chiếu, so sánh giữa lí luận với thực tiễn, đồng thời cũng xem xét các thông tin có liên quan từ đó có những nhận xét tổng thể về kế toán doanh nghiệp và đƣa ra những đề xuất góp phần hoàn thiện nội dung kế toán kết quả kinh doanh mang tính khả thi và phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Ý nghĩa của các phương pháp nghiên cứu Các phƣơng pháp nghiên cứu trên đƣợc thực hiện đan xen, phối hợp lẫn nhau nhằm thu đƣợc những thông tin cần thiết một cách hiệu quả cho việc phân tích và xử lý thông tin, nhằm đem lại hiệu quả cao cho việc nghiên cứu đề tài. Việc kết hợp các phƣơng pháp thu thập và phân tích dữ liệu nhƣ trên sẽ giúp chúng ta có thể thu thập thông tin có độ tin Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 3 MSV: 10F150387 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng cậy cao và phù hợp với thời gian nghiên cứu, từ đó có cái nhìn tổng quan cũng nhƣ chi tiết về kế toán kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Khóa luận gồm 3 chƣơng với nội dung khái quát nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Chƣơng này nghiên cứu các nội dung lí thuyết cơ bản liên quan đến kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp, các nội dung và phƣơng pháp kế toán kết quả kinh doanh theo các qui định, và chuẩn mực hiện hành. Đồng thời cũng tóm lƣợc kết quả nghiên cứu của một số công trình cùng đề tài của các năm trƣớc để thấy đƣợc những kết quả đã đạt đƣợc cũng nhƣ những mặt còn chƣa thỏa đáng của các công trình đã thực hiện. Chƣơng 2: Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH dịch vụ thƣơng mại Hải Chiến Nội dung chƣơng này đề cập đến các kết quả đánh giá tổng quan về ảnh hƣởng của môi trƣờng bên trong cũng nhƣ bên ngoài đến kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH dịch vụ thƣơng mại Hải Chiến. Bên cạnh đó cũng đƣa ra tình hình thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty về nội dung, phƣơng pháp xác định và phƣơng pháp kế toán kết quả kinh doanh tại công ty. Chƣơng 3: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH dịch vụ thƣơng mại Hải Chiến. Thông qua các kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn của chƣơng 1 và chƣơng 2, chƣơng này đƣa ra các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu, đƣa ra các ƣu nhƣợc điểm trong kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH dịch vụ thƣơng mại Hải Chiến, từ đó đƣa ra quan điểm thực hiện kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp đồng thời đƣa ra các đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh tại công ty. Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 4 MSV: 10F150387 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Lý luận chung về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh -  Nhóm khái niệm về doanh thu, thu nhập Doanh thu: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đƣợc trong kì kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thƣờng của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. 1 Theo chuẩn mực kế toán quốc tế: Doanh thu là luồng thu nhập gộp của các lợi ích kinh tế trong kì; phát sinh trong quá trình hoạt động thông thƣờng; làm tăng vốn chủ sở hữu chứ không phải phần đóng góp của những ngƣời tham gia góp vốn cổ phần. Doanh thu không bao gồm những khoản thu cho bên thứ ba, ví dụ nhƣ VAT.2 Tuy có khác nhau về cách diễn đạt nhƣng về cơ bản, khái niệm doanh thu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam khá thống nhất với chuẩn mực kế toán quốc tế về bản chất và nội dung của doanh thu. - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu nhƣ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vị cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí phụ thêm bên ngoài giá bán (nếu có).3 - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ (chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế theo phƣơng pháp trực tiếp) trong kì kế toán.4 - Doanh thu hoạt động tài chính: là những khoản doanh thu do hoạt động đầu tƣ tài chính hoặc do kinh doanh vốn.5 Chuẩn mực kế toán số 14, mục 03 trong “26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (2001 – 2006)”, Bộ Tài chính, NXB Tài chính 2008 trang 56 2 Các chuẩn mực kế toán quốc tế, Hennie Van Greuning & Marius Koen, NXB Chính trị quốc gia 2002, trang58 3 Kế toán doanh nghiệp, Học viện Tài chính, NXb thống kê 2004, trang 308 4 Chế độ kế toán doanh nghiệp, quyết định 15/QĐ – BTC, Bộ Tài chính ban hành ngày 20.3.2006, NXB Lao động xã hội năm 2006, trang 607 5 Kế toán tài chính – TS. Nguyễn Phú Giang, NXB Tài chính 2008, trang 351 1 Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 5 MSV: 10F150387 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng Các khoản giảm trừ doanh thu - Chiết khấu thƣơng mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lƣợng lớn.6 - Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho ngƣời mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. 6 - Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lƣợng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.6 - Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.6  Nhóm khái niệm về chi phí Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam: Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dƣới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.7 Theo quan điểm của các trƣờng đại học khối kinh tế: Chi phí của doanh nghiệp đƣợc hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kì nhất định.8 Các khái niệm trên tuy có khác nhau về cách diễn đạt, mức độ khái quát nhƣng đều thể hiện bản chất của chi phí là những hao phí phải bỏ ra để đổi lấy sự thu về lƣợng sản phẩm hoặc dịch vụ đƣợc phục vụ. - Giá vốn hàng bán: Là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kì – đối với doanh nghiệp thƣơng mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành và đã đƣợc xác định là tiêu thụ và các khoản khác đƣợc tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kì.9 - Chi phí bán hàng: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình tiêu thụ.10 6 Chuẩn mực kế toán số 14, mục 03 trong “26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (2001 – 2006)”, Bộ Tài chính, NXB Tài chính 2008 trang 56 7 Chuẩn mực kế toán số 01, mục 31 trong 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (2001 – 2006) của Bộ Tài chính, NXB Tài chính 2008 trang 78 8 Giáo trình Kế toán quản trị, Đại học Thƣơng Mại, NXB Thống kê 2006, trang 30 9 Kế toán tài chính, PGS.TS Võ Văn Nhị, NXB Tài chính năm 2005, trang 307 10 Giáo trình kế toán tài chính, TS. Nguyễn Tuấn Duy, TS.Đặng Thị Hòa, ĐHTM, NXB Thống Kê 2010, trang 258 Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 6 MSV: 10F150387 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác liên quan đến toàn doanh nghiệp. 10 - Chi phí tài chính: là các chi phí phát sinh liên quan đến các hoạt động đầu tƣ tài chính và các nghiệp vụ tài chính.11 - Chi phí khác: Là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thƣờng của các doanh nghiệp.12 - Thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp13 Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh và phần thu nhập của doanh nghiệp sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến thu nhập của đơn vị, đây là công cụ để điều tiết, kích thích tiết kiệm, tăng đầu tƣ nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng giá trị của thuế hiện hành và thuế hoãn lại đƣợc tính đến khi xác định lợi nhuận hoặc lãi, lỗ ròng của một kì.  Khái niệm về kết quả kinh doanh - Theo kế toán tài chính: kết quả kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập và chi phí của doanh nghiệp sau một kì kinh doanh nhất định. Kết quả kinh doanh là lãi nếu doanh thu lớn hơn chi phí và ngƣợc lại kết quả kinh doanh là lỗ nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí.14 - Theo kế toán quản trị: Kết quả kinh doanh là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ các khoản chi phí tƣơng xứng để tạo nên doanh thu. Trong đó, chi phí gắn liền với việc tạo nên doanh thu đƣợc phân loại và tình theo 2 phƣơng pháp khác nhau là phƣơng pháp chi phí toàn bộ và phƣơng pháp chi phí trực tiếp.15 Nhƣ vậy, kết quả kinh doanh dƣới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị đều đƣợc biểu hiện bằng phần chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập và chi phí nhƣng do đối tƣợng và tính chất cung cấp thông tin khác nhau, trong kế toán quản trị, kết quả kinh doanh thƣờng là kết quả kinh doanh trƣớc thuế, còn kết quả kinh doanh trong kế toán tài chính là kết quả kinh doanh sau thuế. Giáo trình kế toán tài chính, Đại học kinh tế TP.HCM, NXB GTVT 2008, trang 217 Giáo trình kế toán tài chính, TS.Nguyễn Tuấn Duy, TS.Đặng Thị Hòa, ĐHTM, NXB Thống Kê 2010 trang 321. 13 Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp, Đại học Thƣơng mại, NXB Giáo dục Việt Nam 2009, trang 185 14 Giáo trình kế toán tài chính, TS.Nguyễn Tuấn Duy, TS.Đặng Thị Hòa, ĐHTM, NXB Thống Kê 2010 trang 319 15 Kế toán quản trị - TS. Huỳnh Lợi, Đại học Kinh tế TP.HCM, NXB GTVT 2009, trang 151 11 12 Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 7 MSV: 10F150387 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng 1.1.2. Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh 1.1.2.1. Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh theo kế toán tài chính Theo kế toán tài chính, kết quả kinh doanh bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động khác a. Kết quả hoạt động kinh doanh - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu thuần về Tổng doanh thu bán hàng bán hàng = và cung cấp và cung cấp dịch vụ dịch vụ trong kì Chiết - khấu thƣơng mại Doanh thu Giảm - giá hàng bán - Thuế TTĐB, thuế hàng bán bị trả lại XK, thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp phải nộp - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận gộp về bán Doanh thu thuần về bán = hàng và cung cấp DV hàng và cung cấp DV - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận Lợi nhuận thuần từ gộp về bán = hoạt động hàng và cung kinh doanh cấp dịch vụ b. Kết quả hoạt động khác Lợi nhuận khác c. Kết quả kinh doanh + - Trị giá vốn hàng bán Doanh thu Chi phí hoạt động tài chính tài chính = Thu nhập khác - Chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp Chi phí khác Kết quả kinh doanh trƣớc thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế TNDN x Thuế suất thuế TNDN Kết quả kinh doanh sau thuế = Kết quả kinh doanh trƣớc thuế + - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 8 MSV: 10F150387 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng Theo phƣơng pháp này, chi phí đƣợc phân loại theo chức năng hoạt động, trong đó, các chi phí liên quan trực tiếp đến xác định kết quả kinh doanh bao gồm: - Giá vốn hàng bán: bao gồm trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tƣ bán ra trong kì; các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tƣ. - Chi phí tài chính: Bao gồm các chi phí, các khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài chính nhƣ chi phí kinh doanh ngoại tệ, chi phí trong quá trình cho thuê TSCĐ,…Sơ đồ1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính( phụ lục) - Chi phí bán hàng: Bao gồm chi phí nhân viên bán hàng; chi phí vật liệu bao bì; chi phí dụng cụ đồ dùng; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí bảo hành sản phẩm hàng hóa; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng( phụ lục) Chi phí quản lí doanh nghiệp: Bao gồm chi phí nhân viên quản lí; chi phí vật liệu quản lí; chi phí đồ dùng văn phòng; chi phí khấu hao TSCĐ; thuế phí và lệ phí; chi phí dự phòng; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác. Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp ( phụ lục) - Chi phí khác: Chi phí khác là những khoản chi phí do các sự kiện hay nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thƣờng của doanh nghiệp gây ra, cũng có thể là những khoản chi phí bỏ sót từ năm trƣớc - Chi phí khác bao gồm các chi phí nhƣ chi phí thanh lí, nhƣợng bán TSCĐ; tiền phạt bồi thƣờng do vi phạm hợp đồng kinh tế. Sơ đồ 1.4:Sơ đồ hạch toán chi phí khác(phụ lục) 1.1.2.2. Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh theo kế toán quản trị Kết quả kinh doanh trong kế toán quản trị đƣợc xác định nhƣ sau: Kết quả kinh doanh = Số dƣ đảm phí – Định phí hoạt động Trong đó: Số dƣ đảm phí = Tổng doanh thu – Tổng biến phí Trong kế toán quản trị, chi phí đƣợc phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. Theo đó, chi phí bao gồm - Biến phí: là những chi phí thay đổi về tổng số, tỉ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động. - Định phí: Là những khoản chi phí không thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 9 MSV: 10F150387 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng 1.1.3. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán kết quả kinh doanh a. Đối với kế toán tài chính, kế toán kết quả kinh doanh có nhiệm vụ - Tổ chức chặt chẽ, theo dõi phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời và giám sát chặt chẽ vè tình hình thực hiện và sự biến động của từng loại hàng hóa trên cả hai mặt: hiện vật (số lƣợng và kết cấu chủng loại) và giá trị ghi chép doanh thu bán hàng theo từng nhóm mặt hàng, theo từng đơn vị trực thuộc. - Ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác các khoản thu nhập, chi phí theo đúng quy định hiện hành của nhà nƣớc. Đồng thời, tổ chức kế toán chi tiết theo từng khoản thu nhập và chi phí phát sinh, đảm bảo đánh giá đúng đắn kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Tính giá mua thực tế của hàng hóa đã tiêu thụ nhằm xác định kết quả bán hàng. - Xác định chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết về doanh thu, thu nhập và kết quả kinh doanh phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, cung cấp thông tin cho các đối tƣợng cần thông tin để ra quyết định b. Đối với kế toán quản trị, bên cạnh những yêu cầu về đảm bảo tính xác thực và kịp thời của thông tin nhƣ đối với kế toán tài chính, kế toán kết quả kinh doanh còn có nhiệm vụ - Thu thập, xử lý, cung cấp thông tin cụ thể về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của từng nhóm hoạt động theo các nội dung của kế toán quản trị, giúp cho việc lập các dự toán kinh doanh. - Kiểm soát việc thực hiện và giải trình các nguyên nhân chênh lệch giữa dự toán với thực tế - Phân tích và cung cấp các thông tin cần thiết thông qua các báo cáo kế toán quản trị, giúp nhà quản trị doanh nghiệp đƣa ra các quyết định kinh doanh và lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp 1.2. Nội dung về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.2.1. Kế toán kết quả doanh thu theo qui định của các chuẩn mực kế toán Việt Nam a. Ghi nhận doanh thu, thu nhập, chi phí theo chuẩn mực 01 và chuẩn mực 14 Kế toán kết quả kinh doanh cũng nhƣ các phần hành kế toán khác, trƣớc hết phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán cơ bản đƣợc nêu trong chuẩn mực 01. Trong đó, những nguyên tắc có ảnh hƣởng nhiều nhất đến kế toán kết quả kinh doanh là: nguyên tắc cơ sở Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 10 MSV: 10F150387 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng dồn tích, nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc nhất quán và nguyên tắc thận trọng. Nội dung căn bản của các nguyên tắc này nhƣ sau: Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải đƣợc ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tƣơng đƣơng tiền. Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tƣơng ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phƣơng pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải đƣợc áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trƣờng hợp có thay đổi chính sách và phƣơng pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hƣởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Nguyên tắc thận trọng: Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi: Phải lập các khoản dự phòng nhƣng không lập quá lớn; Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; Doanh thu và thu nhập chỉ đƣợc ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế, còn chi phí phải đƣợc ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.  Theo chuẩn mực 01 và chuẩn mực 14, việc ghi nhận doanh thu phải đảm bảo: - Doanh thu bán hàng đƣợc ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện:  Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho ngƣời mua;  Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhƣ ngƣời sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;  Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn;  Doanh nghiệp đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;  Xác định đƣợc chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. - Doanh thu cung cấp dịch vụ đƣợc xác định khi thỏa mãn tất cả 4 điều kiện sau:  Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn;  Có khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;  Xác định đƣợc phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán; Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 11 MSV: 10F150387 Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng Xác định đƣợc chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.  Theo chuẩn mực 01, ghi nhận chi phí phải đảm bảo: - Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác đƣợc ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tƣơng lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định đƣợc một cách đáng tin cậy. - Các chi phí đƣợc ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. - Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu đƣợc trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác đƣợc xác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan đƣợc ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ. - Một khoản chi phí đƣợc ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau. b. Thuế thu nhập doanh nghiệp (theo chuẩn mực 17) Việc ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực 17 cần đảm bảo: - Thuế thu nhập hiện hành của kỳ hiện tại và các kỳ trước, nếu chưa nộp, phải được ghi nhận là nợ phải trả. Nếu giá trị đã nộp trong kỳ hiện tại và các kỳ trước vượt quá số phải nộp cho các kỳ đó, thì phần giá trị nộp thừa sẽ được ghi nhận là tài sản. - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phải đƣợc ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, trừ khi nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hƣởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch. Theo thông tƣ Số 20/2006/TT-BTC, việc ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực 17 đƣợc thực hiện nhƣ sau: - Hàng quý, kế toán xác định và ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong quý. Thuế thu nhập tạm phải nộp từng quý đƣợc tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của quý đó. - Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số và ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Thuế thu nhập doanh nghiệp thực phải nộp trong Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 12 MSV: 10F150387 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng năm đƣợc ghi nhận là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó. - Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp cho năm đó, thì số chênh lệch giữa số thuế tạm phải nộp lớn hơn số thuế phải nộp được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi giảm trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. - Trƣờng hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trƣớc liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trƣớc, doanh nghiệp đƣợc hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trƣớc vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót. Khi có những sai sót không trọng yếu xảy ra ở năm trƣớc sẽ làm ảnh hƣởng tới việc xác định kết quả kinh trong kỳ này của doanh nghiệp nhƣ sau: + Nếu phát hiện số thuế TNDN của doanh nghiệp phải nộp năm trƣớc tăng thì khi hạch toán số thuế phải nộp này vào năm phát hiện sai sót sẽ khiến cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm đó bị giảm xuống. Còn nếu số phải nộp năm trƣớc giảm thì lợi nhuận sau thuế năm nay tăng lên. Điều đó ảnh hƣởng tới việc báo cáo và chia lợi nhuận sau thuế cho các cổ đông của doanh nghiệp trong năm đó. Đồng thời cũng khiến cho việc hạch toán của kế toán dễ xảy ra nhầm lẫn do có thể trong năm nay doanh nghiệp đang lỗ nhƣng do có thêm phần phải nộp của năm ngoái thì doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế TNDN. + Việc làm tăng giảm số thuế TNDN của năm nay do số thuế phải nộp năm ngoái tăng giảm sẽ khiến cho các nhà quản trị trong công ty khó có thể đƣa ra quyết định chính xác cho việc có nên đầu tƣ thêm hay tạm ngừng đầu tƣ vào lĩnh vực kinh doanh đó. + Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trƣớc phải nộp bổ sung, kế toán ghi: Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần sai sót nộp bổ sung Có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần sai sót nộp bổ sung Khi thực hiện nộp số thuế này: Nợ TK 3334 – Thuế TNDN Có TK 111, 112… + Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trƣớc đƣợc ghi giảm, kế toán ghi: Nợ TK 3334 – Thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm Có TK 8221 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm Thuế suất thuế TNDN đƣợc quy định là 25%(từ ngày 01/01/2009) Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 13 MSV: 10F150387 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng 1.2.2. Kế toán kết quả kinh doanh theo quy định hiện hành (quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 14/09/2006)  Chứng từ sử dụng Kế toán kết quả kinh doanh chủ yếu sử dụng các chứng từ tự lập nhƣ: - Bảng tính kết quả kinh doanh - Các phiếu kế toán về kết chuyển doanh thu, chi phí - Các chứng từ gốc phản ánh doanh thu, chi phí và hoạt động khác nhƣ: Phiếu thu; Phiếu chi; Giấy báo Nợ, Có của ngân hàng; Hóa đơn bán hàng, Hóa đơn GTGT,… - Chứng từ thuế TNDN nhƣ: Tờ khai thuế TNDN tạm tính, Tờ khai quyết toán thuế TNDN,…  Tài khoản kế toán sử dụng Kế toán kết quả kinh doanh sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: TK 511-Doanh thu bán hàng và CCDV TK 711-Thu nhập khác TK 521-Các khoản giảm trừ doanh thu TK 811-Chi phí khác TK 632-Giá vốn hàng bán TK 821-Chi phí thuế TNDN TK 515-Doanh thu hoạt động tài chính TK 911-Xác định kết quả kinh doanh TK 635-Chi phí tài chính TK 421-Lợi nhuận chƣa phân phối TK 642-Chi phí quản lý kinh doanh  Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 911, TK421 - TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh: Dùng để xác định kết quả của toàn bộ hoạt động trong kỳ, bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. TK 911 – Xác định KQKD - Trị giá vốn của hàng hóa, sản phẩm. - Doanh thu bán hàng thuần của sản phẩm, - Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ. thƣờng. - Doanh thu hoạt động tài chính và doanh -CPBH và CPQLDN. - Kết chuyển số lãi trƣớc trong kỳ. thu bất thƣờng. - Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ. TK 911 không có số dƣ cuối kỳ. - TK 421 – Lợi nhuận chƣa phân phối: Dùng để phản ánh số lợi nhuận sau thuế TNDN hay số lỗ từ các hoạt động và tình hình phân chia lợi nhuận sau thuế hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp. Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 14 MSV: 10F150387 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng TK 421 – Lợi nhuận chƣa phân phối - Số lỗ và coi nhƣ lỗ từ các hoạt động của - Số lợi nhuận và coi nhƣ lợi nhuận thu đƣợc doanh nghiệp. từ các hoạt động trong kỳ. - Phân chia lợi nhuận cho các lĩnh vực. - Xử lý số lỗ từ hoạt động kinh doanh. - Dư nợ (nếu có): Phản ánh số lỗ chƣa - Dư có: Phản ánh số lợi nhuận sau thuế đƣợc xử lý. chƣa phân chia hoặc chƣa sử dụng. TK 421 đƣợc chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2: * Phƣơng pháp hạch toán: Sơ đồ hạch toán kết quả kinh doanh: TK 632 TK 911 Kết chuyển GVHB TK 511,512,515,711 Kết chuyển DTT về tiêu thụ hàng hóa, DTHDTC, TNHĐ khác TK 641, 642 Kết chuyển CPBH TK 635, 811, 821(1) TK 421 Kết chuyển chi phí HĐ tài chính Kết chuyển lỗ CP khác, CP thuế thu nhập DN Kết chuyển lãi  Vận dụng tài khoản  Kế toán xác định kết quả trước thuế của hoạt động kinh doanh: Cuối kì, kế toán căn cứ vào số phát sinh của các tài khoản doanh thu, chi phí phản ánh trên sổ chi tiết và sổ cái, thực hiện các nghiệp vụ sau: - Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thƣơng mại… để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi Nợ cho tài khoản 511, đối ứng ghi Có cho tài khoản 521. - Tính thuế GTGT phải nộp của hoạt động bán hàng theo phƣơng pháp trực tiếp, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng bán, kế toán ghi Nợ TK 511 và đối ứng ghi Có cho các TK 3331, 3332, 3333. Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 15 MSV: 10F150387 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng - Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi Nợ cho TK 511 và đối ứng ghi Có cho TK 911 - Kết chuyển trị giá vốn hàng bán trong kì, kế toán ghi Nợ cho TK 911 và đối ứng ghi Có cho TK 632 - Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp phân bổ cho hàng bán ra trong kì, kế toán ghi Nợ cho TK 911, đối ứng ghi Có cho TK 642 ( chi tiết 6421, 6422) Đồng thời, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính để xác định lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh - Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính, kế toán ghi Nợ TK 515 và đối ứng ghi Có cho TK 911 - Kết chuyển chi phí tài chính, kế toán ghi Nợ TK 911 và đối ứng ghi Có cho TK 635  Kế toán xác định kết quả trước thuế của hoạt động khác Cuối kì, kế toán căn cứ vào số phát sinh của các TK 711, 811, thực hiện: - Kết chuyển thu nhập khác, kế toán ghi Nợ cho TK 711 và đối ứng ghi Có cho TK 911 - Kết chuyển chi phí khác, kế toán ghi Nợ cho TK 911, đối ứng ghi Có cho TK 811  Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc phản ánh vào tài khoản 821 Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ và số phát sinh của TK 821 kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi: Nếu TK 821 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch đƣợc ghi Nợ cho TK 911 và đối ứng ghi Có cho TK 821. Ngƣợc lại, nếu TK 821 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch đƣợc ghi Nợ cho TK 8211 và đối ứng ghi Có cho TK 911  Kế toán xác định kết quả kinh doanh sau thuế Cuối kì, căn cứ số phát sinh của TK 911 xác định kết quả kinh doanh sau thuế: Nếu lãi: Kế toán ghi Nợ cho TK 911 và đối ứng ghi Có cho TK 421 Nếu lỗ: Kế toán ghi Nợ cho TK 421 và đối ứng ghi Có cho TK 911  Sổ kế toán Để phản ánh kết quả kinh doanh trong kì của doanh nghiệp, kế toán mở sổ theo dõi tùy theo hình thức kế toán đơn vị áp dụng. Theo quyết định 48, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong 4 hình thức ghi sổ sau: Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 16 MSV: 10F150387 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng - Theo hình thức Nhật kí chung (phụ lục sơ đồ 1.5): Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải đƣợc ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Với hình thức này, kế toán sử dụng các sổ chi tiết và tổng hợp sau: Sổ chi tiết và sổ cái các TK 911, 421, 811, 635, 711, 515, 511,… Sổ Nhật kí chung, Nhật kí chuyên dùng Kế toán căn cứ chứng từ gốc phản ánh các khoản doanh thu, chi phí, thu nhập nhƣ phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT để vào sổ Nhật kí chung và các Nhật kí chuyên dùng. Đồng thời mở sổ chi tiết các TK 911, 421, 811, 635, 711, 515, 511,… Sau đó, căn cứ vào sổ Nhật kí chung và các nhật kí chuyên dùng ghi vào sổ cái các TK 911, 421, 811, 635, 711, 515, 511…. - Theo hình thức chứng từ ghi sổ (phụ lục sơ đồ 1.6), Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Với hình thức này, kế toán sử dụng các sổ sau: - Chứng từ ghi sổ; Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ - Sổ chi tiết và sổ cái các TK 511, 515, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 911, 421,… Hàng ngày, kế toán căn cứ chứng từ gốc, lập các chứng từ ghi sổ, và ghi sổ chi tiết. Sau đó căn cứ chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ và sau đó ghi sổ cái. - Theo hình thức Nhật kí – Sổ cái (phụ lục sơ đồ 1.7) Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái là: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đƣợc kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Với hình thức này, kế toán sử dụng: - Nhật kí sổ cái TK 511, 515, 632, 635, 711, 811, 911,… - Sổ, thẻ chi tiết các TK liên quan Hàng ngày kế toán căn cứ chứng từ gốc ghi vào Nhật kí – Sổ cái. Cuối kì kiểm tra, đối chiếu số liệu phần Nhật kí và phần Sổ cái. Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 17 MSV: 10F150387 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng - Theo hình thức Nhật ký chứng từ ( phụ lục sơ đồ 1.8) Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký-Chứng từ (NKCT): Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. - Theo hình thức kế toán trên máy vi tính ( phụ lục sơ đồ 1.9) Đặc trƣng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán đƣợc thực hiện theo một chƣơng trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán đƣợc thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Với hình thức này, hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc, nhập số liệu vào bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại và nhập số liệu vào phần mềm. Sau đó, phần mềm sẽ xử lí số liệu và cập nhật vào các sổ tổng hợp. Cuối kì, kế toán in sổ và báo cáo cuối năm để lƣu trữ Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 18 MSV: 10F150387 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƢƠNG MẠI HẢI CHIẾN 2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hƣởng của nhân tố môi trƣờng đến kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty Hải Chiến 2.1.1. Tổng quan về Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Hải Chiến 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty - Tên công ty: Công ty TNHH Dịch Vụ Thƣơng Mại Hải Chiến - Địa chỉ: Kênh Đào – An Mỹ - Mỹ Đức – Hà Nội - Năm thành lập: 2009 - Giấy đăng ký kinh doanh: Số 0104008183 do sở kế hoạch và đầu tƣ thành phố Hà Nội cấp ngày 07 tháng 10 năm 2009 - Mã số thuế : 0104200317 - Giám đốc: Nguyễn Ngọc Hải - Điện thoại: 0433 846 336 - Vốn pháp định: 1.500.000.000 đồng - Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và PT Nông Thôn huyện Mỹ Đức Số TK: 2205205043639 - Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ; chuyên cung cấp các thiết bị điện tử, điện lạnh, điện dân dụng. Ngoài ra, công ty còn cung cấp các vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng........ 2.1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của công ty Công ty có 4 phòng chức năng khác nhau gồm : Phòng kinh doanh; Phòng Tổ chức hành chính; Phòng Tài chính kế toán và Phòng kỹ thuật Công ty có tất cả 18 nhân viên trong đó có 1 tổng giám đốc, 1 phó giám đốc, phòng Kinh doanh có 6 nhân viên, phòng tổ chức hành chính có 1 nhân viên, phòng tài chính kế toán có 4 nhân viên, phòng kỹ thuật có 5 nhân viên. Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 19 MSV: 10F150387 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thành Hưng Giám Đốc Công Ty Phó Giám Đốc Công Ty Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng Kỹ Thuật Phòng Kinh Doanh Sơ đồ1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong bộ máy quản lý: - Giám đốc công ty: Là ngƣời tổ chức, quản lý và chỉ đạo chung trong mọi hoạt động của Công ty. Là ngƣời đề ra đƣờng lối hoạt động khai thác thị trƣờng cho Công ty đồng thời là ngƣời chịu trách nhiệm trực tiếp trƣớc Pháp luật Nhà nƣớc về mọi mặt hoạt động của Công ty. - Phó giám đốc: Là ngƣời giúp giám đốc điều hành các mảng hoạt động mà giám đốc giao phó đồng thời thay mặt giám đốc để điều hành, quản lý công việc khi đƣợc ủy quyền và là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về toàn bộ công tác từ lựa chọn đơn vị cung ứng, tổ chức và cân đối việc cung ứng sản phẩm. - Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng quản lý lao động, tiền lƣơng tổ chức đời sống cho cán bộ công nhân viên, tổ chức các hoạt động về y tế, thực hiện các hoạt động về quản lý hành chính cho doanh nghiệp. - Phòng tài chính kế toán: Tham mƣu cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính, mọi lĩnh vực liên quan đến nghiệp vụ kế toán. Quản lý, theo dõi và giải quyết mọi hoạt động thu, chi và quyết toán của doanh nghiệp. Tiến hành các hoạt động quản lý tính toán hiệu quả kinh tế trong kinh doanh, cân đối giữa vốn và nguồn vốn, kiểm tra việc sử dụng tài sản, vật tƣ tiền vốn và lập các báo cáo tài chính. - Phòng kinh doanh: Nhận toàn bộ vật liệu, hàng hóa do công ty mua về đem đi tiêu thụ theo giá mà ban giám đốc đã quyết định. Đồng thời tiếp nhận các đơn đặt hàng của khách hàng và thu hồi công nợ đem tiền về nộp cho phòng kế toán. Trần Thị Thu Thảo - Lớp SB14C2 20 MSV: 10F150387
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan