Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán chi phí xây lắp công trình cầu vượt lai cách tại công ty tnhh một thành ...

Tài liệu Kế toán chi phí xây lắp công trình cầu vượt lai cách tại công ty tnhh một thành viên nghĩa dương

.PDF
86
90
78

Mô tả:

Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................iii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết đề tài: ................................................................................................ 1 2.Mục tiêu cần giải quyết trong đề tài: ........................................................................ 2 3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................... 2 4.Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2 5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp. ............................................................................ 3 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ..................................................................................... 4 1.1 Cơ sở về lý luận kế toán chi phí ........................................................................... 4 1.1.1 Một số khái niệm ................................................................................................ 4 1.1.2 Phân loại chi phí ................................................................................................. 5 1.1.3 Yêu cầu quản lý trong chi phí xây dựng ............................................................. 6 1.1.4 Nhiệm vụ kế toán trong chi phí xây dựng .......................................................... 7 1.1.5 Đôi tƣợng và phƣơng pháp xây dựng trong kế toán chi phí xây lắp .................. 8 1.2 Nội dung nghiên cứu kế toán chi phí xây dựng công trình. .................................. 9 1.2.1 Kế toán chi phí sản xuất theo chuẩn mực kế toán .............................................. 9 1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất theo chế độ kế toán ................................................. 10 1.2.2.4 Sổ kế toán ...................................................................................................... 15 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY LẮP CÔNG TRÌNH CẦU VƢỢT LAI CÁCH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NGHĨA DƢƠNG ............................................................................................ 18 2.1 Tổng quan tình hình chi phí sản xuất và ảnh hƣởng của nhân tố môi trƣờng tới vấn đề chi phí tại công ty TNHH một thành viên Nghĩa Dƣơng ............................................... 18 2.1.1 Tổng quan về chi phí sản xuất cầu vƣợt Lai Cách ........................................... 18 2.1.2 Ảnh hƣởng của nhân tố môi trƣờng đến vấn đề chi phí tại Công ty ................ 20 TNHH một thành viên Nghiã Dƣơng. ....................................................................... 20 2.2 Thực trạng kế toán chi phí xây lắp công trình cầu vƣợt Lai Cách tại công ty TNHH một thành viên Nghĩa Dƣơng. ....................................................................... 22 2.2.1 Kế toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp......................................................... 22 GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải i MSV: 11H150260 Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú 2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.................................................................. 25 2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công. ................................................ 27 2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. .......................................................... 31 2.2.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất công trình cầu vƣợt Lai Cách .................... 33 CHƢƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NGHĨA DƢƠNG. ...................................................................................................... 35 3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu. ......................................................... 35 3.2. Đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH một thành viên Nghĩa Dƣơng .......................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO KẾT LUẬN GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải ii MSV: 11H150260 Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú DANH MỤC VIẾT TẮT QĐ : Quyết định QĐ-BTC : Quyết đinh- Bộ tài chính DN : Doanh nghiệp DT : Doanh thu TSCĐ : Tài sản cố định KD : Kinh doanh VKD : Vốn kinh doanh CCDV : Cung cấp dịch vụ TNHH : Trách nhiệm hữu hạn BHYT : Bảo hiểm y tế BHXH : Bảo hiểm xã hội NVL : Nguyên Vật liệu GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải iii MSV: 11H150260 Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết đề tài: Xây dựng là ngành sản xuất vật chất góp phân tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế nhằm thực hiện quá trình công nhiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Hoạt động của ngành hình thành lên năng lực lƣợng sản xuất cho các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp không chỉ ảnh hƣởng tới nội bộ công ty, ngành mà còn ảnh hƣởng lớn tới nên kinh tế. Chính vì thế để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh xây lắp ngoài việc quản lý đầu tƣ doanh nghiệp phải tìm cách quản lý tốt chi phí, hạ thấp chi phí thông qua việc sử dụng tiết kiệm đầu vào, tận dụng tốt những năng lực sản xuất hiện có, kết hợp các yếu tố sản xuất một cách tối ƣu. Muốn thực hiện đƣợc điều đó, các nhà quản lý kinh tế phải sử dụng rất nhiều công cụ kinh tế trong đó có kế toán - một công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu nhất mà trong nền kinh tế thị trƣờng nó đƣợc coi nhƣ ngôn ngữ kinh doanh, nhƣ nghệ thuật để ghi chép, phân tích, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó hạch toán chi phí sản xuất là bộ phận quan trọng hàng đầu, ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả hoạt động, sự thành công và phát triển của doanh nghiệp. Qua số liệu bộ phận kế toán chi phí sản xuất cung cấp, các nhà quản lý theo dõi đƣợc chi phí từng công trình theo từng giai đoạn, từ đó đối chiếu, so sánh với số liệu định mức, tình hình sử dụng lao động, vật tƣ, chi phí dự toán để tìm ra nguyên nhân chênh lệch, kịp thời ra các quyết định đúng đắn, điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu đã đề ra. Trong thời gian gần đây chế độ kế toán có rất nhiều thay đổi đòi hỏi kế toán của các doanh nghiệp phải có những điều chỉnh cho phù hợp với chế độ và quy định, chuẩn mực kế toán hiện hành. Trên thực tế kế toán chi phí sản xuất xây lắp của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập, bộc lộ những tồn tại chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý và xu hƣớng hội nhập. Xuất phát từ thực tiễn đó, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH một thành viên Nghĩa Dƣơng với sự giúp đỡ của các anh (chị) trong phòng kế toán, cùng với sự hƣớng dẫn nhiệt tình của T.s Lê Thị Thanh Hải em đã quyết định nghiên cứu về “ Kế toán chi phí xây lắp công trình cầu vượt Lai Cách tại Công ty TNHH một thành viên Nghĩa Dương”. GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải 1 MSV: 11H150260 Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú 2.Mục tiêu cần giải quyết trong đề tài: Thông qua quá trình nghiên cứu giữa mặt lý luận và thực tiễn công tác chi phí xây lắp tại Công ty TNHH một thành viên Nghĩa Dƣơng. Từ đó có những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí xây lắp công trình cầu vƣợt Lai Cách tại Công ty TNHH một thành viên Nghĩa Dƣơng. - Mục tiêu lý luận: Nhằm hệ thống hóa làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của kế toán chi phí sản xuất nói chung và kế toán chi phí sản xuất nói riêng theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. - Mục tiêu thực tiễn: Qua thời gian thực tập và khảo sát thực tế tại Công ty TNHH một thành viên Nghĩa Dƣơng dựa vào những thông tin tìm hiểu để đánh giá thực trạng, chỉ ra đƣợc các ƣu nhƣợc điểm của công tác kế toán tại công ty, làm rõ những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó để đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí xây lắp tại công ty. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng: Công tác kế toán chi phí xây lắp tại công trình cầu vƣợt Lai Cách gồm quá trình: thu thập số liệu ban đầu, hoạch toán, quản lý chi phí tại công ty Phạm vị: tại công ty TNHH một thành viên Nghĩa Dƣơng, thời gian từ 04/03 đến 20/4/2013. Số liệu năm quý IV năm 2012 4.Phương pháp nghiên cứu Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Để tìm hiểu về công tác kế toán của công trình cầu vƣợt Lai Cách em sử dụng hai phƣơng pháp là phƣơng pháp điều tra trắc nhiệm thông qua phiếu điều tra và phƣơng pháp phỏng vấn. Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp: Em đã tiến hành phỏng vấn Chị Cao Thị Thanh- kế toán trƣởng, chị Đinh Thu Hƣờng- Nhân viên kế toán của công ty để có nhũng thông tin cần thiết cho việc viết đề tài của mình.(Phụ lục 1) Phƣơng pháp điều tra là phƣơng pháp thu thập thông tin bằng các phiếu câu hỏi dạng trắc nghiệm nhằm thu thập thêm một số thông tin cần thiết do em tự thiết kế (Phụ lục 2). Sử dụng phƣơng pháp này tiến hành 3 bƣớc sau: - Bƣớc 1: Chuẩn bị điều tra bằng việc thiết kế mẫu phiếu với những câu hỏi trắc nghiệm - Bƣớc 2: Tiến hành điều tra, ở bƣớc này em tiến hành phát phiếu điều tra cho GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải 2 MSV: 11H150260 Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú các cán bộ phòng kế toán và hẹn thời gian thu lại phiếu. Bƣớc 3: Xử lý kết quả. Sau khi thu lại phiếu em tiến hành tổng hợp và phân tích kết quả thu đƣợc làm tài liệu luận văn. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: là phƣơng pháp tập hợp các thông tin có sẵn phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài thông qua các tài liệu chuyên môn nhƣ: Bài giảng kế toán tài chính 1 và 2 của trƣờng Đại Học Thƣơng mại. Sách “Kế toán sản xuất” của trƣờng ĐH Thƣơng Mại do TS, Đặng Thị Hoà - chủ biên, Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp của trƣờng Đại học kinh tế quốc dân, 26 chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC, BCTC, các thông tin trong các sổ kế toán cũng nhƣ qua các bài luận văn chuyên đề cùng nội dung nghiên cứu ở các khóa trƣớc. Dựa trên các thông tin trên các sổ kế toán chi tiết, sổ cái các tài khoản 621, 622, 623, 627 của công ty, sổ nhật ký chung, bảng lƣơng và bảng thanh toán tiền lƣơng của công trình cầu vƣợt Lai Cách năm 2012. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu. Sử dụng hai phƣơng pháp là phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp tổng hợp dữ liệu sử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. 5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp. Khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng I: Cơ sở lý lận về kế toán chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Chƣơng II: Thực trạng về tình hình kế toán chi phí xây lắp công trình cầu vượt Lai Cách tại Công ty TNHH một thành viên Nghĩa Dương Chƣơng III: Kết luận và đề xuất hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất xây lắp tại Công ty TNHH một thành viên Nghĩa Dương GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải 3 MSV: 11H150260 Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1 Cơ sở về lý luận kế toán chi phí 1.1.1 Một số khái niệm Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó hao phí về lao động sống là các khoản tiền công mà doanh nghiệp trả cho cán bộ nhân viên. Còn hao phí về lao động vật hóa là những khoản hao phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, hao mòn máy móc, thiết bị, công cụ…Các khoản hao phí này phát sinh có tính chất thƣờng xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất Chi phí sản suất của doanh nghiệp xây lắp bao gồm chi phí sản xuất xây lắp và chi phí sản xuất ngoài xây lắp.Chi phí sản xuất xây, lắp là toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh trong lĩnh vực hoạt động xây lắp, nó là bộ phận cơ bản để hình thành giá thành sản phẩm xây lắp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí nguyên liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu khác...đƣợc sử dụng trực tiếp để sản xuất, thi công xây lắp nhƣ xi măng, sắt thép, cát, đá… Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ các khoản chi phí trả cho nhân công trực tiếp sản xuất, thi công xây lắp nhƣ tiền lƣơng, các khoản phụ cấp, các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đoàn trích theo tiền lƣơng của nhân công trực tiếp sản xuất, thi công xây lắp. Chi phí máy thi công: Là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động của máy thi công nhƣ nhiên liệu, tiền lƣơng, phụ cấp của công nhân điều khiển máy, khấu hao, bảo dƣỡng, sửa chữa,.. Chi phí sử dụng máy thi công không bao gồm khoản trích BHXH, bảo hiểm y tế, KPCĐ của công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công. Chi phí sản xuất chung: Là chi phí quản lý và phục vụ sản xuất, xây lắp phát sinh trong phạm vi công trƣờng xây dựng, nhƣ tiền lƣơng nhân viên quản lý xây GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải 4 MSV: 11H150260 Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú dựng, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí điện nƣớc, tài liệu kỹ thuật, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên điều khiển máy và nhân viên quản lý… 1.1.2 Phân loại chi phí Theo khoản mục chi phí Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí nguyên liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu khác...đƣợc sử dụng trực tiếp để sản xuất, thi công xây lắp nhƣ xi măng, sắt thép, cát, đá… Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ các khoản chi phí trả cho nhân công trực tiếp sản xuất, thi công xây lắp nhƣ tiền lƣơng, các khoản phụ cấp, các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đoàn trích theo tiền lƣơng của nhân công trực tiếp sản xuất, thi công xây lắp. Chi phí máy thi công: Là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động của máy thi công nhƣ nhiên liệu, tiền lƣơng, phụ cấp của công nhân điều khiển máy, khấu hao, bảo dƣỡng, sửa chữa,.. Chi phí sử dụng máy thi công không bao gồm khoản trích BHXH, bảo hiểm y tế, KPCĐ của công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công. Chi phí sản xuất chung: Là chi phí quản lý và phục vụ sản xuất, xây lắp phát sinh trong phạm vi công trƣờng xây dựng, nhƣ tiền lƣơng nhân viên quản lý xây dựng, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí điện nƣớc, tài liệu kỹ thuật, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên điều khiển máy và nhân viên quản lý… Ý nghĩa của việc phân loại: Phân loại chi phí sản xuất, xây lắp theo cách này giúp doanh nghiệp quản lý định mức chi phí, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.  Theo yếu tố chi phí Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế dùng cho hoạt động sản xuất, thi công xây lắp công trình trình. Yếu tố tiền lương và các khản trích theo lương: Phản ánh toàn bộ chi phí tiền lƣơng, các khoản phụ cấp mang tính chất lƣơng và các khoản trích theo lƣơng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ phải trả cho công nhân viên. GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải 5 MSV: 11H150260 Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng trong quá trình sản xuất, thi công xây lắp trong kỳ. Yếu tố chi phí dịch mua mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí phải trả cho các dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất, thi công xây lắp của doanh nghiệp nhƣ tiền điện, nƣớc.. Yếu tố chi phí bằng tiền khác: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chƣa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất, thi công xây lắp trong kỳ Ý nghĩa của việc phân loại: Phân loại theo tiêu thức này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng chi phí sản xuất, thi công xây lắp mà doanh nghiệp đã chi ra đẻ lập bản thuyết minh báo cáo tài chính, phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí cho kỳ sau.  Phấn loại chi phí sản xuất, xây lắp theo các tiêu chí khác Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và đối tượng chịu chi phí: gồm chi phí trực tiếp là chì phí trực tiếp tạo ra giá trị sản phẩm công trình xây lắp (nguyên vật liệu, tiền lƣơng công nhân sản xuất trực tiếp…) và chi phí gián tiếp là những chi phí liên quan đến việc sản xuất, xây lắp nhiều sản phẩm, công trình khác nhau (chi phí quản lý doanh nghiệp, phân xƣởng…) Phân loại theo cách ứng sử của chi phí: gồm biến phí là nhƣng chi phí có thể thay đổi về lƣợng tƣởng quan tỉ lệ với sự thay đổi của khối lƣợng xây lắp trong kỳ, định phí là những khoản chi phí không thay đổi khi mức độ hoạt dộng thay đổi và chi phí hỗn hợp là chi phí mà bản thân nó bao gồm cả định phí và biến phí, ở một mức độ hoạt động nhất định thì chi phi hỗn hợp thể hiện đặc điểm của định phí, khi qua mức đó nó lại mang đặc điểm của biến phí. Phân loại theo khả năng kiểm soát chi phí: chi phí có thể kiểm soát đƣợc và chi phí không thể kiểm soát đƣợc 1.1.3 Yêu cầu quản lý trong chi phí xây dựng Việc tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm là yếu tố quyết định sự sống còn của các đơn vị xây lắp, đảm bảo mỗi công trình, khối lƣợng công việc phải mang lại một mức lãi tối thiểu do đó yêu cầu đặt ra với công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp là phải: Phân loại chi phí theo từng tiêu thức hợp lý nhƣ phân loại theo yếu tố chi phí GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải 6 MSV: 11H150260 Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú kết hợp với phân loại theo khoản mục trong giá thành để nắm đƣợc nguyên nhân tăng giảm của từng yếu tố trong các khoản mục và có kế hoạch điều chỉnh. Mỗi công trình hạng mục công trình đều phải đƣợc lập dự toán chi tiết theo từng khoản mục, từng yêu tố chi phí, theo từng loại vật tƣ tài sản. Thƣờng xuyên đối chiếu chi phí thực tế với dự toán đẻ tìm nguyên nhân vƣợt chi so với dự toán và có hƣớng khắc phục. - Phản ánh kịp thời thƣờng xuyên liên tục tình hình thực hiện các dự án, kiểm tra các mức dự toán công chi phí và tình hình thực hiện chi phí SXKD - Hang ngày kế toán theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho NVL để có những thông tin - chính xác phục vụ cho việc SXKD có hiệu quả. - Thanh toán và phân bổ chính xác các khoản chi phí phát sinh cho từng đối tƣợng cụ thể 1.1.4 Nhiệm vụ kế toán trong chi phí xây dựng Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng nên việc quản lý về đầu tƣ xây dựng rất khó khăn phức tạp, trong đó tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ hết sức quan trọng của doanh nghiệp. Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng cơ chế đấu thầu, giao nhận thầu xây dựng. Vì vậy, để trúng thầu, đƣợc nhận thầu thi công thì doanh nghiệp phải xây dựng đƣợc giá thầu hợp lý, dựa trên cơ sở đã định mức đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nƣớc ban hành, trên cơ sở giá thị trƣờng và khả năng của bản thân doanh nghiệp. Mặt khác, phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Để thực hiện các yêu cầu đòi hỏi trên thì cần phải tăng cƣờng công tác quản lý kinh tế nói chung, quản lý chi phí giá thành nói riêng, trong đó trọng tâm là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đảm bảo phát huy tối đa tác dụng của công cụ kế toán đối với quản lý sản xuất. Trƣớc yêu cầu đó, nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là: - Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh. - Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tƣ, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải 7 MSV: 11H150260 Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú thiệt hại, mất mát, hƣ hỏng…trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời. - Tính toán hợp lý giá thành công tác xây lắp, các sản phẩm lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả. - Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lƣợng công tác xây dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lƣợng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định. - Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công tổ đội sản xuất…trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây lắp, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp 1.1.5 Đôi tượng và phương pháp xây dựng trong kế toán chi phí xây lắp Đối tƣợng: Đối tƣợng của kế toán chi phí sản xuất, xây lắp chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí gồm nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Vậy đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất có thể là:  Từng phân xƣởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp  Từng giai đoạn (bƣớc) công nghệ hay toàn bộ quy trình công nghệ  Từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng hạng mục công trình  Từng nhóm sản phẩm, bộ phận, chi tiết sản phẩm Phƣơng pháp tập hợp chi phí chi phí sản xuất, xây lắp Phương pháp tập hợp chi phí ghi nhận trực tiếp: đƣợc áp dụng để tập hợp các khoản chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tƣợng, theo phƣơng pháp này chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tƣợng nào thì đƣợc tập hợp trực tiếp cho đối tƣợng đó. (nhƣ một phân xƣởng, một bộ phận, từng công trình, hạng mục công trình) Phương pháp phân bổ gián tiếp: đƣợc áp dụng đối với khoản chi phí phát GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải 8 MSV: 11H150260 Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú sinh liên quan đến nhiều đối tƣợng khác nhau mà không thể tổ chức ghi chép ban đầu theo từng đối tƣợng. Phƣơng pháp này đòi hỏi kế toán phải tổ chức ghi chép ban đầu đối với chi phí liên quan đến nhiều đối tƣợng sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ các chi phí nguyên vật liệu cho các đối tƣợng khác liên quan. Tỷ lệ phân bổ chi phí cho từng đối tƣợng nhƣ nhau: Tổng chi phí cần phân bổ Chi phí chung phân bổ cho  = từng đối tƣợng Tiêu thức phân bổ cho từng đối trƣợng Tổng tiêu thức phân bổ 1.2 Nội dung nghiên cứu kế toán chi phí xây dựng công trình. 1.2.1 Kế toán chi phí sản xuất theo chuẩn mực kế toán Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp tuân thủ theo chuẩn mực kế toán VAS 01, VAS 02, VAS 15. Theo VAS 01: Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp phải tuân tuân thủ các nguyên tắc sau. Kế toán ghi nhận doanh thu và chi phí phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: Cơ sở dồn tích, hoạt dộng liên tục, giá gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng và trọng yếu. Trong đó:  Doanh thu và chi phí phải đƣợc ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ ào thời điểm thực tế thu, thực tế chi tiền.  Tài sản phải ghi nhận theo giá gốc, và có khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế trong tƣơng lai và giá trị của tài sản đó phải đƣợc xác định một cách đáng tin cậy.  Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau  Việc ghi nhận nợ phải trả phải có điều kiện chắc chắn doanh nghiệp sẽ phải dùng một lƣợng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp, và khoản nợ đó phải đƣợc xác định một cách đáng tin cậy. Tuân thủ theo chuẩn mực kế toán VAS02 “Hàng tồn kho” Chuẩn mực kế toán số 02 quy định trị giá hàng tồn kho đƣợc tính theo giá gốc. Trƣờng hợp giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải 9 MSV: 11H150260 Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú liên quan trực tiếp phát sinh để có đƣợc hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm nhƣ: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên vật liệu thành thành phẩm. Bị chi phối bởi chuẩn mực kế toán số 15 “Hợp đồng xây dựng” Hợp đồng xây dựng: là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài sản hoặc tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về mặt thiết kế công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng. - Chi phí của hợp đồng xây dựng bao gồm: Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng: chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng, có thể phân bổ cho từng hợp đồng cụ thể và các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng. - Chi phí không liên quan đến hoạt động của hợp đồng hoặc không thể phân bổ cho hợp đồng xây dựng thì không đƣợc tính trong chi phí của hợp đồng xây dựng. - Chi phí của hợp đồng đƣợc ghi theo 2 trƣờng hợp: Trƣờng hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu đƣợc thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng đƣợc ƣớc tính một cách đáng tin cậy, thì chi phí liên quan đến hợp đồng đƣợc ghi nhận tƣơng ứng với phần công việc đã hoàn thành, do nhà thầu tự xác định và ngày lập báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chƣa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu. Trƣờng hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu đƣợc thanh toán theo giá trị khối lƣợng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng đƣợc xác nhận một cách đáng tin cậy và đƣợc khách hành xác nhận, thì chi phí liên quan đến hợp đồng đƣợc ghi nhận tƣơng ứng với phần công việc đã hoàn thành đƣợc khách hàng xác nhận trong kỳ đƣợc phản ánh trên hóa đơn đã lập. 1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất theo chế độ kế toán Kế toán chi phí sản xuất xây lắp theo chế độ kế toán ban hành theo QĐ số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính: 1.2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí SXXL. GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải 10 MSV: 11H150260 Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú Bảng chấm công (01a-LĐTL), bảng thanh toán tiền lƣơng (02-LĐTL), phiếu xác nhận công việc hoàn thành (05-LĐTL), hợp đồng giao khoán (08-LĐTL), bảng kê trích nộp các khoản theo lƣơng (10-LĐTL), bảng phân bổ tiền lƣơng và BHXH (11-LĐTL), phiếu xuất kho (02-VT), biên bản kiểm kê vật tƣ, công cụ (03-VT)..., bảng phân bổ NVL, CCDC (07-VT), phiếu thu (01-TT), phiếu chi (02-TT), giấy đề nghị tạm ứng (03-TT), giấy thanh toán tiền tạm ứng (04-TT), biên lai thu tiền(06-TT),..., bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (06-TSCĐ). Cùng các chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản Pháp luật khác nhƣ: Hoá đơn GTGT (01GTKT-3LL), phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03PXK-3LL),.... 1.2.2.2 Tài khoản sử dụng trong kế toán chi phí SXXL Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm XL sử dụng các tài khoản: Tài khoản 621- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản 623- Chi phí sử dụng máy thi công. Tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung. Các tài khoản này thuộc nhóm tài khoản tập hợp, phân phối và có kết cấu giống nhau cụ thể: Tài khoản 623 - Chi phí sử dụng máy thi công , có 6 tài khoản cấp 2: Tài khoản 6231 - Chi phí nhân công Tài khoản 6232 - Chi phí vật liệu Tài khoản 6233 - Chi phí dụng cụ sản xuất. Tài khoản 6234 - Chi phí khấu hao máy thi công. Tài khoản 6237 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. Tài khoản 6238 - Chi phí bằng tiền khác. Tài khoản 627 có 6 tài khoản cấp 2: Tài khoản 6271 - Chi phi nhân viên phân xƣởng. Tài khoản 6272 - Chi phí vật liệu. Tài khoản 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất. Tài khoản 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ. Tài khoản 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. Tài khoản 6278 - Chi phí bằng tiền khác GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải 11 MSV: 11H150260 Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác nhƣ: Tài khoản 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, phục vụ chi việc tính giá thành sản phẩm xây lắp. Tài khoản này đƣợc mở chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí, theo từng công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình. Ngoài ra kế toán chi phí sản xuất, xây lắp còn sử dụng các tài khoản: TK 111 “Tiền mặt”; TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”; TK131 “Phải thu của khách hàng”; TK 141 “Tạm ứng”;TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”; TK 153 “Công Cụ,dụng cụ”;TK 155 “Thành phẩm”; TK 214 “Hao mòn tà sản cố định”; TK 331 “Phải trả cho ngƣời bán”; TK 334 “Phải trả ngƣời lao động”; TK 336 “Phải trả nội bộ”; TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”; TK 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ”; TK 632 “Gía vốn hàng bán”...... 1.2.2.3 Trình tự hạch toán kế toán chi phí sản xuất, xây lắp (theo phương pháp kê khai thường xuyên) Do đặc thù của hoạt động xây lắp nên các doanh nghiệp sản xuất, xây lắp chủ yếu hạch toán theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. - Trình tự hạch toán về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khi mua NVL chuyển thẳng hoặc xuất kho NVL đƣa vào sử dụng cho hoạt động xây lắp kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT (nếu có), phiếu xuất kho để ghi” Nợ TK 621, TK 133 và ghi Có TK liên quan nhƣ TK 152, 111, 112, 331... Trƣờng hợp NVL sử dụng không hết nhập lại kho căn cứ vào phiếu nhập kho và biên bản kiểm kê kế toán ghi Nợ TK 152 và Có TK 621. Nếu không nhập lại kho mà tiếp tục sử dụng cho kỳ sau thì kế toán ghi âm. Trƣờng hợp giao khoán cho đơn vị trực thuộc không tổ chức hạch toán kế toán riêng. Khi tạm ứng tiền hay vật liệu cho đơn vị nhận khoán, ghi: Nợ TK 141, Có TK 111, 152,...Khi quyết toán tạm ứng về giá trị khối lƣợng xây lắp giao khoán nội bộ hoàn thành đã bàn giao đƣợc duyệt thì ghi:Nợ TK 621, 133 .Có TK 141 Trƣờng hợp số vật liệu xuất ra không sử dụng hết cho hoạt động xây lắp, cuối kỳ nhập lại kho, ghi: Nợ TK 152 ,Có TK 621 Nếu không nhập lại kho mà tiếp tục sử dụng cho kỳ sau, ghi âm (...):Nợ TK 621,Có TK 152 GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải 12 MSV: 11H150260 Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú Chi phí NVL TT vƣợt trên mức bình thƣờng đƣợc kế toán ghi Nợ TK 632 và Có TK 621. Cuối kỳ hạch toán, kế toán kết chuyển NVLTT ghi Nợ TK 154(1541), Có TK 621. Trình tự hạch toán chi phí NVLTT đƣợc khái quát theo sơ đồ 3 ở phần phụ lục. Trình tự hạch toán về chi phí nhân công trực tiếp. Các khoản trích theo tiền lƣơng của công nhân trực tiếp xây lắp (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) đƣợc tính vào chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp. Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lƣơng và BHXH, ghi nhận số tiền lƣơng phải trả, các khoản trích theo lƣơng gồm BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp. Kế toán ghi Nợ TK 622 và Có các TK liên quan nhƣ TK 334. Khi công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép, ngừng sản xuất theo mùa vụ, kế toán ghi :Nợ TK335, Có TK 334. Cuối kỳ kế toán, tính phân bổ và kết chuyển chi phí NCTT cho từng công trình, hạng mục công trình theo PP trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp để ghi Nợ TK 154(1541) và Có TK 622. Trình tự hạch toán chi phí NCTT đƣợc khái quát theo sơ đồ 4 ở phân phụ lục. - Trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Trường hợp doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt: Toàn bộ chi phí nhân công, chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất, chi phí khâu hao máy thi công và chi phí dịch vụ mua ngoài hay chi phí bằng tiền khác...liên quan đến tổ đội máy thi công. Kế toán căn cứ vào bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lƣơng, phiếu nhập, xuất kho, bảng tính và phân bổ khấu hao, hoá đơn GTGT... Để ghi Nợ TK 623 và ghi Có các TK liên quan nhƣ: TK 334, TK 152, TK 153, TK 142, TK 242, TK 214, TK 111, TK 112, TK 331, TK 133...Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào giá thành sản phẩm (chi phí sử dụng máy thi công theo đúng định mức), kết chuyển vào giá thành sản xuất đƣợc ghi nhận vào giá vốn hàng bán ghi Nợ TK 154, TK 632 và Có TK 623. Các khoản trích theo tiền lƣơng của nhân viên điều khiển máy, đội máy (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) đƣợc tính vào chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp. GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải 13 MSV: 11H150260 Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú Trường hợp doanh nghiệp xây lắp có đội máy thi công riêng biệt: Khi phát sinh các chi phí liên quan đến hoạt động của đội máy thi công căn cứ vào các chứng từ có liên quan kế toán ghi Nợ TK 621, TK 622, TK 627 và ghi Có TK liên quan khác nhƣ TK 152, TK 153, TK 334, TK 111, TK 112, TK 331, TK 214....Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí của đội máy thi công để tính giá thành khối lƣợng đã hoàn thành kế toán ghi Nợ TK 154 và Có TK 621, TK 622, TK 627. Trƣờng hợp đội máy thi công không tổ chức kế toán riêng thì ghi Nợ TK 623 và Có TK 154. Trƣờng hợp đội máy thi công có tổ chức kế toán riêng và thực hiện theo phƣơng thức bán lao vụ máy cho các đơn vị xây lắp có nhu cầu theo giá bán nội bộ. Quan hệ giữa đội máy thi công và doanh nghiệp xây lắp đƣợc coi là quan hệ thanh toán nội bộ trong doanh nghiệp. Kế toán của đội máy thi công căn cứ vào phiếu nhập, xuất kho, bảng tính và phân bổ khấu hao..., để tập hợp toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động của đội máy thi công vào TK 621, TK 622, TK 627 và khi doanh nghiệp thanh toán khối lƣợng máy hoàn thành kế toán căn cứ vào giấy tờ thanh toán để ghi nhận doanh thu nội bộ và số thuế phải nộp ghi Nợ TK 111, 112, 136(1368) và ghi Có TK 521, 333(3331). Sau đó kế toán đội máy thi công tiến hành kết chuyển tổng giá thành thực tế máy đã cung cấp để ghi Nợ TK 632 và Có TK 154. Kế toán doanh nghiệp xây lắp căn cứ vào hợp đồng giao khoán, giấy thanh toán, để ghi nhận khối máy thi công đã hoàn thành bàn giao Nợ TK 623, TK 133(nếu đƣợc khấu trừ thuế) và Có TK 111, 112, 336. Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 154 và Có TK 623. Trƣờng hợp doanh nghiệp xây lắp thuê ngoài ca máy thi công thì căn cứ vào hợp đông thuê và giấy thanh toán kế toán ghi Nợ TK 623(6238), TK 133(nếu đƣợc khấu trừ thuế) và ghi Có cho các TK thanh toán nhƣ TK 111, 112, 331...Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Nợ TK 154(1541) và Có TK 623(6238). Trình tự hạch toán chi phí máy thi công đƣợc khái quát theo sơ đồ 5và sơ đồ 6 ở phần phụ lục GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải 14 MSV: 11H150260 Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú - Trình tự hạch toán về chi phí sản xuất chung. Hàng tháng khi tính tiền lƣơng, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của đội xây dựng, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN công nhân trực tiếp xây, lắp, công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý hay khi xuất dùng NVL, CCD; khi phân bổ CC,DC cho quản lý đội xây dựng, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền khác..dùng cho hoạt động xây lắp, xác định số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp.. Kế toán căn cứ vào bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lƣơng, bảng kê trích nộp các khoản theo lƣơng, bảng phân bổ tiền lƣơng và các khoản BHXH, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hoá đơn GTGT... Để ghi Nợ TK 627, TK 133(nếu đƣợc khấu trừ thuế), Nợ TK142, TK 242(loại phân bổ nhiều lần) và ghi Có TK liên quan nhƣ: TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338, 352,331,... Nếu phát sinh các khoản giảm chi phí SXC kế toán căn cứ vào phiếu thu tiền mặt, giấy báo có ngân hàng... Ghi Nợ TK 111, 112, 138....Ghi Có TK 627. Cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổ chi phí SXC cho công trình, hạng mục công trình để ghi Nợ TK 154 và ghi Có TK 627. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung đƣợc khái quát theo sơ đồ 7 ở phần phụ lục - Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất, xây lắp và kết chuyển. Theo chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp việc tổng hợp chi phí sản xuất, xây lắp đƣợc thực hiện trên TK 154. Cuối kỳ căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp trong kỳ kế toán tiến hành ghi Nợ TK 154 và ghi Có TK 621, 622, 623, 627. Đối với công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc đã hoàn thành bàn giao cho bên chủ đầu tƣ kế toán ghi Nợ TK 632 và Có TK 154, đối với những công trình xây dựng đã hoàn thành nhƣng chƣa bàn giao thì ghi Nợ TK 155 và Có TK 154. Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất, xây lắp và kết chuyển đƣợc khái quát theo sơ đồ 8ở phần phụ lục 1.2.2.4 Sổ kế toán Theo QĐ số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính thì doanh nghiệp đƣợc áp dụng một trong 5 hình thức kế toán sau: Hình thức kế toán Nhật ký GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải 15 MSV: 11H150260 Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú chung; Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái; Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; Hình thức kế toán Nhật ký-Chứng từ; Hình thức kế toán trên máy vi tính. Mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lƣợng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự...Tuỳ theo đặc điểm, điều kiện mà các doanh nghiệp lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị mình. - Hình thức kế toán Nhật ký chung: Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải đƣợc ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Các loại sổ dùng trong hình thức kết toán Nhật ký chung: Sổ Nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt nhƣ: Nhật ký thu, chi tiền mặt;.... Sổ cái các TK 621, 622, 623, 627 ; Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Bảng cân đối phát sinh; Sổ quỹ tiền mặt; Sổ tiền gửi NH; Sổ chi tiết vật liệu; Sổ TSCĐ; Sổ chi phí SXKD dùng cho các TK 621, 622, 623, 627; …  Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ: là tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ, kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản), kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép, sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. Các loại sổ dùng trong hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ: Nhật ký chứng từ số 7 ; Bảng kê; Sổ cái dùng cho hình thức nhật ký chứng từ; Sổ hoặc các thẻ kế toán chi tiết: Vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, TSCĐ, Khấu hao TSCĐ, chi phí sản xuất kinh doanh dùng cho các TK 621, 622, 623, 627 - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải 16 MSV: 11H150260 Khóa luận tôt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thú  Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.  Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ đƣợc đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải đƣợc kế toán trƣởng duyệt trƣớc khi ghi sổ kế toán. Các loại sổ dùng trong hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ: Chứng từ ghi sổ; Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ; Sổ cái TK 621, 622, 623, 627; Các sổ, Thẻ kế toán chi tiết: Bảng cân đối phát sinh; Sổ quỹ tiền mặt; Sổ tiền gửi NH; Sổ chi phí SXKD dùng cho các TK 621, 622, 623, 627; Sổ theo dõi Thuế GTGT...  Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái là các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đƣợc kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Các loại sổ dùng trong hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ cái: Nhật ký - sổ cái, Các sổ TK 621, 622, 623, 627; Thẻ kế toán chi tiết: Sổ quỹ tiền mặt; Sổ tiền gửi NH; Sổ chi phí SXKD chi tiết cho các TK 621, 622, 623, 627; Sổ theo dõi Thuế GTGT...  Hình thức kế toán trên máy vi tính Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán đƣợc thực hiện theo một chƣơng trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán đƣợc thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhƣng phải in đƣợc đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Phần mềm kế toán đƣợc thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhƣng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải 17 MSV: 11H150260
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan