Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm” tại công ty tnhh lạc hồng...

Tài liệu Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm” tại công ty tnhh lạc hồng

.DOC
70
497
59

Mô tả:

Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I : ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH LẠC HỒNG 3 1.1. Đặc điểm sản phẩm của công ty TNHH Lạc Hồng 3 1.1.1 Danh mục sản phẩm 3 1.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng 3 1.1.3 Tính chất của sản phẩm 4 1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm tại công ty TNHH Lạc Hồng 5 1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn gia súc tại công ty TNHH Lạc Hồng 5 1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất sản phẩm tại công ty TNHH Lạc Hồng 1.3 Quản lý chi phí sản xuất của công ty TNHH Lạc Hồng 7 8 PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI CÔNG TY TNHH LẠC HỒNG 10 2.1 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Lạc Hồng 10 2.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất10 2.1.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 10 2.1.3 Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành 2.1.4 Phương pháp tính giá thành 11 2.2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12 2.2.1 Nội dung Chi phí NVLTT 12 2.2.2 Chứng từ sử dụng 12 2.2.3 Tài khoản sử dụng13 2.2.4 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết 2.2.5 Quy trình ghi sổ tổng hợp 2.3 Hạch toán chi phí NCTT 23 2.3.1 Nội dung chi phí NCTT 23 2.3.2 Chứng từ sử dụng 25 SV: Hoa Thị Luyến 20 14 10 Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD 2.3.3 Tài khoản sử dụng25 2.3.4 Hạch toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp 27 2.3.5 Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp 32 2.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung 36 2.4.1 Nội dung chi phí sản xuất chung 36 2.4.2 Chứng từ sử dụng 36 2.4.3 Tài khoản sử dụng36 2.4.4 Hạch toán chi tiết tập hợp chi phí sản xuất chung 38 2.4.5 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung 41 2.5 Tập hợp chi phí sản xuất và tính gía sản phẩm dở dang 46 2.6 Tính giá thành sản phẩm 54 PHẦN III : CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TẬP HỢP CHI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI CÔNG TY TNHH LẠC HỒNG56 3.1 Đánh giá về hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Lạc Hồng 56 3.1.1 Ưu điểm 56 3.1.2 Hạn chế 59 3.2 Một số các kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại công ty TNHH Lạc Hồng 60 3.2.2.1 Đối với công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3.2.2.3 Đối với chi phí sản xuất chung 61 KẾT LUẬN 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO SV: Hoa Thị Luyến 63 60 Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 : Danh mục sản phẩm của công ty TNHH LạcHồng Bảng 2-1 : bảng kê thu mua Bảng 2- 2 : lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất kho Bảng 2-3: Bảng tập hợp chi phí NVL – SPA13 Bảng 2-4 : sổ chi phí sản xuất kinh doanh- TK 621 Bảng 2-5 : Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu để sản xuất Bảng 2-6 : Chứng từ ghi sổ số 60 Bảng 2-7: Trích sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng 2-8: Sổ cái TK 621 Bảng 2-9 : Bảng chấm công tháng 3 Bảng 2-10 : Bảng thanh toán tiền lương tháng 3 Bảng 2-11: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Bảng 2-12: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh- TK622 Bảng 2-13 : Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp Bảng 2- 14: Chứng từ ghi sổ số 61 Bảng 2-15 : Trích sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng 2-16 : Sổ cái TK 622 Bảng 2-17: Bảng tính và phân bổ TSCĐ Bảng 2-18 : Sổ chi phí sản xuất kinh doanh –TK 627 Bảng 2-19 : Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Bảng 2- 20: Chứng từ ghi sổ số 62 Bảng 2-21 : Trích sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng 2- 22: Sổ cái TK 627 Bảng 2-23 : Sổ chi phí sản xuất kinh doanh- TK 154 Bảng 2-24 : Bảng tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm dở dang Bảng 2-25 : Chứng từ ghi sổ số 63 SV: Hoa Thị Luyến Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD Bảng 2-26 : Chứng từ ghi sổ số 64 Bảng 2-27 : Trích sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng 2-28 : Sổ cái TK 154 Bảng 2-29 : Bảng tớnh gớa thành sản phẩm SV: Hoa Thị Luyến Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH Lạc Hồng Sơ đồ 1.2 : Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty TNHH Lạc Hồng Sơ đồ 2.1 : Hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ 2-2 : Quy trình hạch toán chi tiết chi phí NVL trực tiếp Sơ đồ 2-3 : Quy trình ghi sổ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ 2-4 : Hạch toán chi phí NCTT Sơ đồ 2-5 : Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết TK 622 Sơ đồ 2-6 : Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp TK 622 Sơ đồ 2-7 : Hạch toán chi phí SXC Sơ đồ 2-8 : Quy trình hạch toán chi tiết tập hợp chi phí SXC Sơ đồ 2-9 : Quy trình ghi sổ tổng hợp chi phí sản xuất chung Sơ đồ 2-10 : Trình tự hạch toán chi phí sản phẩm dở dang SV: Hoa Thị Luyến Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CP NVLTT CP NCTT CP SXC CPSXKDDD Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất kinh doanh dở CMKTVN BTC BCTC TSCĐ CCDC MMTB HTK KKTX TNHH TK NXT BPSX CNTTSX CNV PXK HĐ GTGT BHXH BHTNBảo dang Chuẩn mực kế toán Việt Nam Bộ tài chính Báo cáo tài chính Tài sản cố định Công cụ dụng cụ Máy móc thiết bị Hàng tồn kho Kê khai thường xuyên Trách nhiệm hữu hạn Tài khoản Nhập xuất tồn Bộ phận sản xuất Công nhân trực tiếp sản xuất Công nhân viên Phiếu xuất kho Hóa đơn giá trị gia tăng Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm thất nghiệp hiểm y tế BHYT KPCĐ TNHH SP Công ty Kinh phí công đoàn Trách nhiệm hữu hạn Sản phẩm Công ty trách nhiệm hữu hạn Lạc Hồng SV: Hoa Thị Luyến Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành công rực rỡ. Hiện nay, trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất đang ra sức cạnh tranh, tìm chỗ đứng vững chắc trên thị trường bằng các sản phẩm và hàng hoá của mỡnh. Cỏc sản phẩm muốn cạnh tranh được thì phải phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng và giá bán phải cạnh tranh, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn phấn đấu và tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Một công cụ không thể thiếu cho vấn đề này là công tác kế toỏn,trong đú việc tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất, vì đó là vấn đề quan trọng của cả kế toán tài chính và kế toán quản trị. Chi phí sản xuất được quản lý và thực hiện tốt ngay từ khâu tập hợp và phân bổ sẽ kéo theo việc tính giá thành chính xác và đơn giản. Việc xác định đúng từng khoản mục chi phí, quản lý tốt chi phí và có những biện pháp tiết kiệm chi phí một cách tối ưu góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thông tin của các chỉ tiêu về chi phí sản xuất giỳp cỏc nhà quản lý biết được tình hình sản xuất, thực hiện các định mức chi phí, từ đó có kế hoạch sản xuất và xác định đúng mức chi phí cần thiết cho kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo. Vì vậy công tác kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đều chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất theo chuẩn mực và chế độ, đó là cơ sở để việc hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đem lại hiệu quả cao nhất và đạt mức lợi nhuận như mong muốn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy vẫn còn không ít doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán, đặc biệt SV: Hoa Thị Luyến 1 Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD là kế toán chi phí sản xuất còn khá nhiều mặt hạn chế và bất cập, thiếu chính xác từ việc xác định đối tượng tập hợp chi phí cho đến tổng hợp, phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng và nhất là kém sự linh hoạt với những thay đổi về chế độ, về việc ban hành thêm các thông tư hướng dẫn của BTC. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Lạc Hồng, với những kiến thức thu nhận được trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường và với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các anh chị phòng kế toán của Công ty TNHH Lạc Hồng em chọn đề tài : “ Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm” tại Công ty TNHH Lạc Hồng để nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận gồm: - Phần I : Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Lạc Hồng - Phần II : Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lạc Hồng - Phần III : Một số kiến nghị nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lạc Hồng Trong thời gian thực tập, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn–ThS.Đàm Thị Kim Oanh và các anh, chị cán bộ nhân viên phòng kế toán Công ty TNHH Lạc Hồng đã giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin về công ty và những nghiệp vụ kế toán áp dụng.Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu và công việc thực tế và hạn chế về nhận thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về Công ty TNHH Lạc Hồng nên rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn! Em xin chân thành cảm ơn! SV: Hoa Thị Luyến 2 Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD PHẦN I : ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH LẠC HỒNG 1.1. Đặc điểm sản phẩm của công ty TNHH Lạc Hồng 1.1.1 Danh mục sản phẩm Hiện nay, Công ty TNHH Lạc Hồng đã sản xuất các loại thức ăn chủ yếu sau: Bảng 1-1 : Danh mục sản phẩm của Công ty TNHH Lạc Hồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ….. Tên loại sản phẩm Mã SP ĐVT Cám lợn lái mang thai Cám lợn lái nuôi con Cám lợn từ tập ăn – 15kg Cám lợn 15kg – 45kg Cám lợn 45kg – bán Cám gà mới nở - 21 ngày Cám gà 21 ngày – 35 ngày Cám gà 35 ngày – bán Cỏm cá mới nở - 1 tháng Cỏm cá 1 tháng – bán ………………………... A10 A11 A12 A13 A14 B10 B11 B12 C10 C11 ………. Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg ….. Khối lượng 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 ….. 1.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm đã qua chế biến công nghiệp có nguồn gốc động vật, thực vật, vi sinh vật, hóa chất, khoáng chất cung cấp cho vật nuôi các chất dinh dưỡng để bảo đảm cho hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Về chất lượng: Công ty đã thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa Về đo lường: SV: Hoa Thị Luyến 3 Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD - Công ty đã kiểm định đầy đủ phương tiện đo (cân khối lượng và áp kế). - Công ty được kiểm tra đóng gói sản phẩm đủ định lượng theo Quyết định 30/QĐ-BKHCN. - Công ty đã ghi nhãn hàng hóa đầy đủ và phù hợp với Quyết định 178/1999/QĐ- TT và Nghị định 89/2006/NĐ-CP: ghi tháng sản xuất, hạn sử dụng, ghi đúng ký hiệu đơn vị đo khối lượng và sử dụng ngôn ngữ nước ngoài. Qua việc được một tổ chức chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn, Công ty sẽ đem đến cho khách hàng sự tin tưởng rằng sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với các yêu cầu về chất lượng an toàn của một tiêu chuẩn cụ thể. Niềm tin này được đảm bảo vững chắc thông qua một quy trình đánh giá tổng thể của Trung tâm tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, bao gồm: đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng, thử nghiệm mẫu điển hình và hoạt động giám sát định kỳ. Sản phẩm sau khi chứng nhận được quyền mang dấu hợp chuẩn, đáp ứng yêu cầu luật định, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn của sản phẩm, gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường, có được niềm tin của khách hàng. 1.1.3 Tính chất của sản phẩm Tính chất của sản phẩm là phức tạp. Sản phẩm mà Công ty sản xuất ra một mặt hàng đó là cám nhưng là các loại cám có tính chất khác nhau dùng để làm thức ăn cho các vật nuôi khác nhau như thức ăn cho lợn, gà, vịt, ngan … Do tính chất của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đó là sản phẩm làm ra có thời hạn sử dụng ngắn. Vì vậy yêu cầu của sản phẩm không được để lưu trong kho quỏ lõu, sản phẩm làm ra đến đâu phải tiêu thụ đến đấy để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì những đặc điểm như vậy mà hoạt động sản xuất kinh SV: Hoa Thị Luyến 4 Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD doanh của Công ty luôn phải căn cứ vào các yếu tố sau để tiến hành kế hoạch sản xuất : + Căn cứ vào số lượng bán hàng bình quân của từng loại sản phẩm. + Căn cứ vào các đơn đặt hàng của các đại lý. + Căn cứ vào nhu cầu của thị trường 1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm tại công ty TNHH Lạc Hồng 1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn gia súc tại công ty TNHH Lạc Hồng Công ty có 2 phân xưởng với chức năng sản xuất sản phẩm như nhau. Sản phẩm của công ty rất đa dạng nhiều mẫu mã chủng loại với trên 100 sản phẩm khác nhau được chia thành hai nhóm thức ăn chính là thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp. Quy trình sản xuất sản phẩm là một quy trình liên tục khép kín từ lúc đưa nguyên liệu vào sản xuất đến lúc tạo ra thành phẩm nhập kho và chỳng cú chung một quy trình công nghệ sản xuất nhưng tại một thời điểm nhất định chỉ sản xuất một loại cám. Chu kỳ sản xuất ngắn, kể từ khi nạp nguyên vật liệu vào đến khi cho ra sản phẩm chỉ kéo dài khoảng 2 giờ. Khi kết thúc mỗi ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành và không có sản phẩm dở. Do đó để xác định chi phí sản xuất một cách hợp lý nhất, kế toán Xe ca nhập Công tyliệu đã Thùng chứa NL xác định sản xuất là toàn bộ quy trình Máyhợp sấy chi phí Máy Tồnđối khotượng tập nghiền sản xuất sản phẩm. Cân phối liệu Kho thành phẩm Sơ đồ 1-1: Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH Lạc Hồng Máy đóng gói Máy sàng Máy hỗn hợp Máy xay SV: Hoa Thị Luyến Máy cắt 5 Máy làm nguội Máy tạo hạt Thùng chỉ tạo hạt Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD NVL thô sau khi xuất kho được đưa đi sàng lọc để loại bớt tạp chất, sau đó được chuyển đến bộ phận hít tạp chất kim loại (dùng nam châm) rồi được sấy khô, sau đó nghiền nát dưới dạng bột. NVL tiếp tục được sàng lọc lại một lần nữa rồi đổ vào thùng chứa NVL. Tại đây các NVL được cân đong chính xác theo một tỷ lệ đã được lập sẵn trên máy tính dựa vào thiết bị cân phối liệu, sau đó được đưa vào thiết bị trộn để trộn NVL thành dạng hỗn hợp. Đối với thức ăn dạng bột, NVL từ dạng hỗn hợp sẽ chuyển sang máy xay để xay vật liệu dưới dạng bột, sau đó chuyển vào máy sàng. Đối với thức ăn dạng viên, từ dạng hỗn hợp NVL được đưa vào máy tạo hạt để chế biến thành dạng ống, sau đó làm nguội và cắt thành từng ống rồi chuyển tiếp đến máy sàng. Thức ăn dạng viên hay dạng bột đều được sàng lại một lần nữa trước khi chuyển vào thiết bị cân để đóng thành từng bao theo các kích cỡ khác nhau, sau đó được xếp vào các thùng chứa và vận chuyển về kho thành phẩm. SV: Hoa Thị Luyến 6 Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD 1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất sản phẩm tại công ty TNHH Lạc Hồng Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, một lĩnh vực kinh doanh khá phát triển hiện nay khi nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển. Hiện nay, Công ty cú cỏc sản phẩm dịch vụ như: Sản phẩm thức ăn gia súc cho lợn, gà, vịt, ngan bao gồm: Thức ăn đậm đặc dang bột, thức ăn hỗn hợp dạng viên. Việc tổ chức sản xuất dựa trên các đơn đặt hàng, hợp đồng đã ký và dự kiến nhu cầu thị trường. Công ty có một phân xưởng sản xuất được chia thành các tổ đội như sơ đồ sau: SV: Hoa Thị Luyến 7 Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD Sơ đồ 1-2: Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công tyTNHH Lạc Hồng Phân xưởng sản xuất Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 Các tổ sau khi thực hiện chức năng, nhiện vụ của mình, đều phải có những thông tin phản hồi lên Giám đốc giúp Giám đốc đề ra các chính sách, kế hoạch hợp lý phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.Chức năng, nhiệm vụ của các tổ là: Tổ 1: lấy nguyên vật liệu từ kho NVL cho vào máy nghiền Tổ 2: đưa NVL đã được qua nghiền hoặc chưa qua nghiền vào máy trộn đảo Tô 3: đưa NVL từ mỏy trụn đảo đi ộp viờn ra sản phẩm Tổ 4: mang sản phẩm đi đóng bao và nhập kho 1.3 Quản lý chi phí sản xuất của công ty TNHH Lạc Hồng Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức SV: Hoa Thị Luyến 8 Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đòi hỏi phải tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ trung thực kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiờm vụ này. Họ chính là những người tổ chức sản xuất của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. Và từ đó tập hợp và phân bổ từng loại chi phí mụt cỏch hợp lí, xác định đúng đắn chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ. Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện khả năng tiền tàng đề xuất biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm. Công tác quản lí chi phí sản xuất có sự tham gia của nhiều bộ phận nhưng đóng vai trò quan trọng nhất vẫn là bộ phận kế toán tính giá thành của sản phẩm. Để hình thành nên giá thành của sản phẩm phải trải qua một quy trình tập hợp chi phí. Dựa theo các định mức chi phí và kế hoạch sản xuất của kỳ mà các nhà quản lý xây dựng để hình thành nờn cỏc khoản mục chi phí nhất định. Bộ phận kế toán có liên quan: bộ phận kế toán vật tư, bộ phận kế toán tiền lương, bộ phận kế toán phân xưởng sản xuất, bô phận kế toán TS, và các bộ phận kế toán khỏc cú liờn quan…cung cấp số liệu, bảng biểu để bộ phận kế toán giá thành tính giá thành của sản phẩm như bảng phân bổ vật tư, CCDC, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ khấu hao… Từ những yếu tố chi phí được cung cấp kế toán chi phí sản xuất tập hợp tính giá thành, lập bảng kê tập hợp chi phí sản xuất và bảng tính giá thành sản phẩm đưa ra giá thành cho sản phẩm SV: Hoa Thị Luyến 9 Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI CÔNG TY TNHH LẠC HỒNG 2.1 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Lạc Hồng 2.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm và các yêu cầu tổ chức quản lý sản xuất mà Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chớ phớ sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ. Công ty áp dụng phương pháp tập hợp trực tiếp đối với chi phí nguyên vật liệu theo công thức phần trăm từng NVL có trong sản phẩm đã được lập trước khi sản xuất và phương pháp phân bổ gián tiếp đối với chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung theo khối lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho. 2.1.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trong công tác kế toán hàng ngày chính là việc kế toán mở các thẻ ( hoặc sổ ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng,hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. 2.1.3 Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành Đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng đem nhập kho và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành sản phẩm là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Giỏ thành thực tế chỉ có thể tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành SV: Hoa Thị Luyến 10 Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD đơn vị. Giỏ thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, kỹ thuật và công nghệ, để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giỏ thành sản phẩm thực tế cũng là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước cũng như bên liên quan 2.1.4 Phương pháp tính giá thành Công ty TNHH Lạc Hồng áp dụng phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm theo phương pháp trực tiếp là phương pháp áp dụng khi CPSX có quan hệ trực tiếp với từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt. Phương pháp này đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng, trên cơ sở đó kế toán tập hợp số liệu theo từng đối tượng liên quan và ghi trực tiếp vào sổ kế toán theo đúng đối tượng. Phương pháp này đảm bảo việc hạch toán chi phí sản xuất chính xác. Tổng giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng cách: Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản xuất + xuất phát - xuất dở dang dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm được tính bằng cách: Giá thành đơn Vị sản phẩm Tổng giá thành sản phẩm = SV: Hoa Thị Luyến Số lượng sản phẩm hoàn thành 11 Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD 2.2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2.1 Nội dung Chi phí NVLTT CPNVLTT là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ. Trong ngành sản xuất thức ăn gia súc do có nhiều chủng loại thức ăn cho nhiều loại gia súc gia cầm khác nhau nên NVL rất đa dạng. Đối với công ty TNHH Lạc Hồng, tất cả các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đều là NVL chính, phân theo đặc điểm dinh dưỡng của vật liệu, ví dụ phân theo protein thực vật có hạt đậu nành, bã hạt cải, bã dừa,…, theo protein động vật có bột xương thịt, bột cá, bột huyết tương, …, theo các chất có nhiều lipit như dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu dừa, mỡ cá, …, theo loại vitamin thì sử dụng các loại vitamin như A,B,C,E, choline, …, Ngoài ra NVL dùng cho sản xuất sản phẩm cũn cú cỏc loại khoáng chất và các chất phụ gia như hương cá, bột chống mốc, bột ngọt, các loại enzim, các chất hóa học và aminoaxit. Chi phí NVLTT chiếm 86% trong tổng giá thành sản phẩm, là một tỷ lệ tương đối lớn, vì vậy việc tập hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời chi phí vật liệu có tầm quan trọng trong việc quản lý và đánh giá tình hình sử dụng vật liệu đối với từng loại sản phẩm của công ty. Do đặc điểm của ngành chế biến thức ăn gia súc nên NVL chủ yếu để sản xuất tại công ty là các loại sản phẩm nông sản được mua trực tiếp từ người nông dân như ngô, sắn, đậu tương, cá, xương,…. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do phòng sản xuất theo dõi và lập kế hoạch sản xuất dựa trên tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các kỳ trước. 2.2.2 Chứng từ sử dụng - Phiếu đề nghị xuất NVL( hay phiếu lãnh hàng, PXK NVL), do bộ phận sản xuất lập làm 3 liên, một liên do bộ phận sản xuất giữ, một liên gửi SV: Hoa Thị Luyến 12 Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD cho thủ kho và 1 liên gửi lên phòng kế toán, căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng. - Hóa đơn GTGT do nhà cung cấp lập, liên 2 gửi cho công ty, phản ánh số tiền hàng công ty phải trả nhà cung cấp và số tiền thuế GTGT của hàng hóa. - Phiếu chi do kế toán thanh toán lập 3 liờn, liờn 2 chuyển cho thủ quỹ và liên 3 gửi cho người nhận tiền. 2.2.3 Tài khoản sử dụng Hạch toán chi phí NVLTT chủ yếu sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”. TK này dùng để phản ánh chi phí NVL xuất trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm. + Kết cấu TK 621 Bên Nợ: - Trị giá NVL thực tế xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm. Bên Có: - Kết chuyển trị giá NVL thực tế sử dụng cho sản xuất trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ”. - Trị giá NVLTT sử dụng không hết được nhập lại kho. TK 621 không có số dư cuối kỳ. Thực tế Công ty TNHH Lạc Hồng, tất cả các chi phí NVL đều tập hợp vào TK 621 và được chi tiết theo từng sản phẩm khác nhau TK 621A13: Chi phí NVLTT sản phẩm A13 TK 621A28: Chi phí NVLTT sản phẩm A28 TK 621A30: Chi phí NVLTT sản phẩm A30 …………………….. SV: Hoa Thị Luyến 13 Báo cáo chuyên đề Trường Đại học KTQD Sơ đồ 2-1 : Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 621 TK 152 TK 152 Trị giá NVL Xuấtkho dùng Trực tiếp sản xuất Trị giá NVL chưa SD Và phế liệu thu hồi TK 154 TK 111,112,331 Tri giá NVL mua ngoài Dùng SX trực tiếp TK 133 KC Chi phí NVLTT thuế GTGT được KT 2.2.4 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Trước khi tiến hành sản xuất, bộ phận sản xuất căn cứ kế hoạch sản xuất đã lập, lập kế hoạch sản xuất cho từng mặt hàng về số lượng và lập sẵn tỷ lệ phần trăm từng loại nguyên liệu có trong sản phẩm. Do đó khối lượng NVL xuất dùng cho sản xuất cũng được tính toán kỹ trước khi sản xuất, vì vậy công ty hầu như không có NVL thừa nhập lại kho hay NVL vượt định mức. SV: Hoa Thị Luyến 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng