Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bình nước nóng tại công ty cổ phẩn prime – trư...

Tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bình nước nóng tại công ty cổ phẩn prime – trường xuân

.PDF
42
30080
97

Mô tả:

Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và cạnh tranh quyết liệt, khi quyết định lựa chọn phương án sản xuất một loại sản phẩm nào đó đều cần phải tính đến lượng chi phí bỏ ra để sản xuất và lợi nhuận thu được khi tiêu thụ. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp phải tập hợp đầy đủ và chính xác chi phí sản xuất. Điều này phụ thuộc vào quá trình tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu về chi phí sản phẩm các nhà quản lý sẽ biết được nguyên nhân gây biến động chi phí là do đâu và từ đó tìm ra biện pháp khắc phục. Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất là một trong những mục tiêu quan trọng không những của mọi doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Mục tiêu cụ thể cần đặt ra cần giải quyết trong đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm. - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bình nước nóng tại Công ty cổ phần Prime – Trường Xuân. - Đưa ra kết luận và các đề xuất về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bình nước nóng tại Công ty cổ phần Prime - Trường Xuân. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Các loại chi phí sản xuất: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu một số vấn đề liên quan tới kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bình nước nóng trong Công ty. - Về không gian: Tại Công ty cổ phần Prime – Trường Xuân là thành viên của Prime Group. - Về thời gian: + Đề tài tiến hành nghiên cứu từ 1/2013 đến 5/2013. + Thu thập số liệu nghiên cứu từ năm 2011 đến 2012 SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 1 Mã SV: 11F150315 Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu 3. Phƣơng pháp, cách thức thực hiện đề tài. Phương pháp thu thập số liệu Tài liệu thứ cấp: là các tài liệu được thu thập từ các sách chuyên ngành, các kết quả nghiên cứu trước đây và các số liệu, tài liệu của Công ty. Cụ thể trong đề tài nghiên cứu, em đã thu thập số liệu, thông tin ở các sách giáo trình như Kế toán doanh nghiệp, chế độ kế toán, các báo cáo, luận văn tốt nghiệp, các nội quy, quy chế và sổ sách kế toán của Công ty từ 2011-2012. Tài liệu sơ cấp: Là tài liệu, số liệu thu thập được thông qua các cách điều tra như quan sát, phỏng vấn trực tiếp, ghi chép các thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu tại các phòng ban trong Công ty. Phương pháp phân tích số liệu  Phương pháp thống kê - Phương pháp thống kê mô tả: Là dựa trên những việc thực tế để mô tả bằng văn viết của mình. Trong đề tài này, em đã mô tả cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty, của bộ máy kế toán, hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán sử dụng... - Phương pháp thống kê kinh tế: dùng để so sánh các kết quả nghiên cứu ở hiện tại đem so sánh với kết quả ở cùng thời điểm trước đó để xem có cái gì khác.. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm mang lại hiệu quả hơn cho Công ty.  Phương pháp so sánh Là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất, so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các biện pháp quản lý tối ưu trong từng trường hợp. Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực như cán bộ ở các phòng ban, bộ phận, cán bộ chủ chốt, các anh chị kế toán của công ty đồng thời tham khảo ý kiến của thầy cô giáo hướng dẫn về những vấn đề chuyên môn liên quan tới việc tập hợp chi phí sản phẩm. Từ đó rút ra những nhận xét đánh giá chung về tình hình hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm của Công ty. SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 2 Mã SV: 11F150315 Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu 4. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp. Qua thời gian thực tập tại Công ty, được tiếp xúc trực tiếp với công tác kế toán ở Công ty, thấy được tầm quan trọng của chi phí sản xuất sản phẩm, để hiểu sâu sắc hơn về nội dung này nên em đã lựa chọn đề tài: "Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bình nước nóng tại Công ty cổ phẩn Prime – Trường Xuân” Nội dung của đề tài gồm ba chương: Chương I: Lý luận về kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bình nước nóng tại Công ty cổ phần Prime - Trường Xuân. Chương 3: Các kết luận và đề xuất về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bình nước nóng tại Công ty cổ phần Prime - Trường Xuân. SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 3 Mã SV: 11F150315 Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu Chƣơng I: LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP. 1.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và nhiệm vụ kế toán. 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là quá trình tiêu dùng các nguồn lực (tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động) để tạo ra các sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Trong quá trình này, một mặt doanh nghiệp tiêu dùng một bộ phận nguồn lực làm phát sinh chi phí, mặt khác doanh nghiệp tạo ra nguồn lực mới dưới dạng sản phẩm, công việc, lao vụ. Ở đây, ta chỉ xét đến CPSX nên có thể hiểu CPSX của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình sản xuất biểu hiện bằng thước đo tiền tệ, được tính cho một thời kỳ nhất định. Vậy, bản chất của CPSX của doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định trong một thời kỳ nhất định. Trên góc độ của kế toán tài chính, CPSX được nhìn nhận như những khoản phí tổn đã phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền, các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, được kế toán ghi nhận trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứng chứng minh việc phát sinh của chúng. Trên góc độ của kế toán quản trị thì CPSX có thể là phí tổn thực tế đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất hàng ngày cũng có thể là chi phí ước tính khi thực hiện dự án hay giá trị lợi ích mất đi khi lựa chọn phương án này thay vì lựa chọn phương án khác. Khi đó, kế toán quản trị chi phí lại cần chú trọng đến việc nhận diện chi phí phục vụ cho việc so sánh, lựa chọn phương án tối ưu trong từng tình huống ra quyết định cụ thể mà ít chú ý hơn vào chứng minh chi phí phát sinh bằng các chứng từ kế toán. 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. CPSX của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí sản xuất cũng như phục vụ cho việc ra SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 4 Mã SV: 11F150315 Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu các quyết định sản xuất kinh doanh thì CPSX cần được phân loại theo những tiêu thức phù hợp. Dưới đây là một số cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu. a. Phân loại chi phí sản xuất căn cứ vào nội dung, tính chất của chi phí. Theo chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam thì khi quản lý và hạch toán CPSX, các doanh nghiệp phải theo dõi được chi phí theo năm yếu tố sau : - Chi phí nguyên liệu và vật liệu: bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ. - Chi phí nhân công: là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo lương của người lao động, số tiền phụ cấp,… tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. - Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ như : tiền điện, tiền nước, tiền bưu phí, …. - Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất ngoài các yếu tố đã nói trên. Phân loại chi phí theo nội dung,tính chất kinh tế có tác dụng cho biết nội dung, tỷ trọng của từng loại chi phí đã sử dụng vào quá trình sản xuất trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Số liệu CPSX theo yếu tố là cơ sở để xây dựng các dự toán CPSX, xác định nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch về lao động, vật tư, tài sản, … trong doanh nghiệp. b. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế của chi phí. Theo tiêu thức phân loại này thì CPSX của doanh nghiệp bao gồm: - CP NVLTT: là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp. - CP NCTT: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất. SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 5 Mã SV: 11F150315 Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu - CP SXC: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất. CP SXC bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí vật liệu + Chi phí dụng cụ + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí theo khoản mục, xây dựng định mức chi phí cho kỳ sản xuất tiếp theo. c. Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí sản xuất vào các đối tượng kế toán chi phí sản xuất. Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được chia thành hai loại sau: - Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí và chúng có thể được quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Loại chi phí này dễ nhận biết và hạch toán chính xác. - Chi phí gián tiếp: là các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí được, mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí khi chúng phát sinh, sau đó quy nạp cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp. Mức độ hợp lý của chi phí phân bổ cho từng đối tượng phụ thuộc vào tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn. Cách phân loại chi phí này có ý nghĩa về mặt kỹ thuật quy nạp chi phí vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Thông qua cách phân loại chi phí này, các kế toán viên quản trị có thể tư vấn cho để các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra và thực hiện một cơ cấu sản xuất hợp lý để đa số các khoản chi phí có thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Từ đó, giúp cho việc kiểm soát chi phí thuận lợi hơn. SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 6 Mã SV: 11F150315 Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu d. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được chia làm hai loại sau: - Chi phí cơ bản: là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm như CP NVLTT, CP NCTT,….. - Chi phí chung: là chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tính chất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng,…. Cách phân loại CPSX này có thể giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được phương hướng tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. e. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động. - Chi phí khả biến (biến phí): là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,…. - Chi phí cố định (định phí): là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Ví dụ: chi phí khấu hao tài sản cố định,…. - Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của chi phí cố định và chi phí biến đổi. Mỗi loại chi phí đòi hỏi sự quản lí khác nhau, việc quản lí thích hợp đối với biến phí là phải xây dựng định mức và kiểm soát tốt định mức. Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận, xác định điểm hòa vốn cũng như ra các quyết định kinh doanh quan trọng, giúp các nhà quản trị xác định phương hướng để nâng cao hiệu quả của chi phí, là cơ sở để xây dựng dự toán chi phí ứng với mọi mức hoạt động theo dự kiến. 1.1.3. Đặc điểm, yêu cầu quản lý, nhiệm vụ kế toán Đặc điểm quản lý chi phí sản xuất: Quản lý chi phí sản xuất là nội dung hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất. Nó cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố trong quá trình sản xuất nhằm nêu rõ chi phí cho việc gì, hết bao nhiêu ?. Nó giúp doanh nghiệp biết được tỷ trọng câc loại chi phí, dự toán chi phí làm cơ sở dự toán cho kỳ sau. Yêu cầu quản lí chi phí sản xuất. SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 7 Mã SV: 11F150315 Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu Mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh đều là tối đa hóa lợi nhuân. Muốn vậy thì thu nhập phải bù đắp được chi phí bỏ ra, bảo toàn vốn và có lãi. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì chi phí chủ yếu nằm ở khâu sản xuất sản phẩm và doanh thu cũng như lợi nhuận mang lại. Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng, góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Mặt khác tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm. Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo cho doanh nghiệp ưu thế cạnh tranh. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là làm cách nào để tập hợp một cách đầy đủ nhất những chi phí đã bỏ vào sản xuất và tính toán, đánh giá một cách chính xác, hợp lý nhất về giá thành sản phẩm trên cơ sở CPSX đã tập hợp được. Muốn vậy phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất, quản lý chặt chẽ các định mức chi phí, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất Trong quản trị doanh nghiệp, CPSX sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm vì CPSX là chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập hợp chi phí sản phẩm là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng của các phần hành kế toán khác cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Do đó, để tổ chức tốt công tác kế toán CPSX sản phẩm để đáp ứng tốt nhu cầu quản lý CPSX ở doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của kế toán CPSX sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán có liên quan. - Xác định đối tượng kế toán CPSX sản phẩm cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. - Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã áp dụng. - Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ CPSX theo đúng đối tượng kế toán SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 8 Mã SV: 11F150315 Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu tập hợp CPSX đã xác định theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. - Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học hợp lý, - Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí sản xuất sản phẩm để cung cấp những thông tin cần thiết giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. 1.2. Nội dung nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. 1.2.1. Quy định của chuẩn mực kế toán. Chuẩn mực kế toán số 01: Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thờng của doanh nghiệp và các chi phí khác. Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thờng của doanh nghiệp, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền,... Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đơng tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị. Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi phạm hợp đồng,... Chuẩn mực kế toán số 02: Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 9 Mã SV: 11F150315 Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua. Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm. Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể. Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho (a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường; (b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản. (c) Chi phí bán hàng; (d) Chi phí quản lý doanh nghiệp. Chuẩn mực số 03: Tài sản cố định hữu hình Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trên phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Chuẩn mực kế toán số 04: Tài sản cố định vô hình Chi phí liên quan đến tài sản vô hình phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước. Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ vô hình được xác định theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại. 1.2.2. Kế toán chi phí sản xuất theo chế độ kế toán hiện hành. 1.2.2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất. CPSX của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau, liên quan đến việc sản xuất, chế tạo các loại sản phẩm khác nhau. Vì vậy, CPSX phát SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 10 Mã SV: 11F150315 Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu sinh trong kỳ cần phải tập hợp theo một phạm vi, giới hạn nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản lý và phục vụ việc tính giá thành sản phẩm. Đối tượng kế toán CPSX là phạm vi và giới hạn để kế toán tập hợp CPSX theo các phạm vi và giới hạn đó. Như vậy, thực chất của việc xác định đối tượng kế toán CPSX là xác định nơi phát sinh chi phí ( phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ, …) hoặc đối tượng chịu chi phí ( sản phẩm,….). Tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình của từng doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp CPSX của mỗi doanh nghiệp có thể không giống nhau. Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX phụ thuộc vào các yếu tố sau: mục đích sử dụng của chi phí; đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh; quy trình công nghệ sản xuất; loại hình sản xuất sản phẩm; khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng tập hợp CPSX trong doanh nghiệp có thể là: bộ phận phân xưởng sản xuất, tổ đội sản suất hoặc từng giai đoạn công nghệ hay cả quy trình công nghệ hay từng sản phẩm, đơn đặt hàng, hạng mục công trình. Xác định đối tượng tập hợp CPSX một cách khoa học, hợp lý là cơ sở để tổ chức kế toán CPSX; kiểm tra, kiểm soát quá trình tập hợp CPSX; tăng cường trách nhiệm vật chất với các bộ phận, đồng thời cung cấp số liệu cần thiết cho việc tính các chỉ tiêu giá thành theo yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất a) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm phần lớn là chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan, căn cứ vào chứng từ xuất kho vật liệu và báo cáo sử dụng vật liệu ở nơi sản xuất. Trường hợp cần phân bổ thì phân bổ theo phương pháp gián tiếp. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu, kế toán sử dụng Tài khoản 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.  Bên nợ: trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán. SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 11 Mã SV: 11F150315 Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu  Bên có: - Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ vào tài khoản 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” hoặc tài khoản 631 – “Giá thành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản xuất, dịch vụ. - Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào tài khoản 632. -Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được hoàn nhập lại kho Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. Khi tính toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, cần phân bổ phần nguyên vật liệu chưa sử dụng hết, phần giá trị phế liệu thu hồi (nếu có), phần chi phí thực tế là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ = chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ – trị giá nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ – trị giá phế liệu thu hồi. TK 152/ TK 611 TK 621 Trị giá NVL xuất kho dùng TK 152,111,.... Trị giá NVL cuối kỳ và phế trực tiếp cho sản xuất liệu thu hồi nhập kho TK 154/TK 631 TK 111, 112, 331,…. Trị giá NVL mua dùng KC CP NVLTT theo đối ngay không nhập kho tượng tập hợp chi phí TK 632 TK 133 VAT được CP NVLTT trên khấu trừ mức bình thường Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 12 Mã SV: 11F150315 Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ , BHTN theo số tiền lương của công nhân sản xuất. Số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất, đối tượng lao động khác thể hiện trên bảng tính và thanh toán lương, tổng hợp, phân bổ cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương. Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN) tính vào chi phí nhân công trực tiếp theo quy định hiện hành. Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng Tài khoản 622 – chi phí nhân công trực tiếp . Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 622 – chi phí nhân công trực tiếp Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích theo lương theo quy định phát sinh trong kỳ. Bên có: -Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”. -Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK632. Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 13 Mã SV: 11F150315 Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán TK 334 GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu TK 622 TK 154 /TK 631 Lương phải trả cho KC CP NCTT theo đối công nhân sản xuất tượng tập hợp chi phí. TK 335 Trích trước tiền lương \ nghỉ phép TK 632 TK 338 CP NCTT trên mức Các khoản trích BHXH, bình thường BHYT,BHTN, KPCĐ THƯỜNG Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp c) Kế toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung. Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên Có: -Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 14 Mã SV: 11F150315 Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu -Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường. -Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên nợ TK 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, hoặc bên nợ TK 631 – “Giá thành sản xuất” TK 627 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 627 không có số dư và được mở 6 tài khoản cấp 2 để tập hợp theo yếu tố chi phí: - TK 6271: chi phí nhân viên phân xưởng. - TK 6272: chi phí vật liệu. - TK 6273: chi phí dụng cụ sản xuất. - TK 6274: chi phí khấu hao TSCĐ. - TK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài. - TK 6278: chi phí khác bằng tiền. SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 15 Mã SV: 11F150315 Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán TK 334,338 GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu TK 627 TK 152,111,.... Chi phí nhân viên quản lý phân Trị giá NVL cuối kỳ và phế xưởng liệu thu hồi nhập kho TK 152 /TK611 TK 154 /TK 631 Trị giá NVL xuất kho dùng KC CP SXC theo đối cho quản lý sản xuất tượng tập hợp chi phí TK 153,142,242 Chi phí công cụ, TK 632 CPSX chung cố định không dụng cụ được tính vào giá thành sản phẩm dụng cụ TK214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 111,112,141,331 Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền TK 133 Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nếu được tính vào CPSXC Sơ đồ 1.3: kế toán chi phí sản xuất chung. SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 16 Mã SV: 11F150315 Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu d, Tổng hợp chi phí sản xuất Sau khi đã hạch toán và phân bổ các loại chi phí sản xuất, cuối cùng, các chi phí đó phải được tổng hợp lại để tính giá thành sản phẩm. Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất là Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Kết cấu và nội dung tài khoản 154: Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm của các bộ phận sản xuất. Bên Nợ: - Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ. - Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ. -Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ) Bên Có: - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán. - Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần, hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ; hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp (cấp trên hoặc nội bộ); hoặc giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ. - Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho. - Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Đối với đơn vị sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc đơn vị có chu kỳ sản xuất sản phẩm dài mà hàng kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí sản xuất cố định vào TK 154 đến khi sản phẩm hoàn thành mới xác định được chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải hạch toán vào giá vốn hàng bán (Có TK 154, Nợ TK 632). SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 17 Mã SV: 11F150315 Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu - Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ) Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất dinh doanh còn dở dang cuối kỳ. Phương pháp hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau: . TK 621 TK 154 Kết chuyển CP NVLTT TK 152,138,.... Kết chuyển các khoản làm giảm giá thành TK 622 TK 155 Kết chuyển CP NCTT Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế sản phẩm nhập kho TK 627 TK 157 Kết chuyển giá thành sản phẩm Kết chuyển CP SXC thực tế không qua kho TK 632 Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế bán ngay không qua kho Sơ đồ 1.4: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 18 Mã SV: 11F150315 Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÌNH NƢỚC NÓNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PRIME – TRƢỜNG XUÂN. 2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hƣởng nhân tố môi trƣờng đến kế toán chi phí sản xuất tại công ty Prime – Trƣờng Xuân. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Prime - Trƣờng Xuân. Để thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước, đưa nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII tháng 03 năm 2001 đã chỉ rõ: Cần phát triển vững chắc khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ đặc biệt là khu vực công nghiệp thông qua các chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nhằm đưa nền công nghiệp của tỉnh nhanh chóng phát triển tương xứng với lợi thế về cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý, nguồn lao động của địa phương. Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, đời sống của người dân ngày càng nâng cao. Do vậy nhu cầu vật chất cũng không ngừng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, công ty cổ phần Prime -Trường Xuân chính thức được thành lập. Công ty cổ phần Prime – Trường Xuân là một Công ty thành viên của tập đoàn Prime Group - Một tập đoàn đầu tư kinh doanh đa ngành của Vĩnh Phúc. Trụ sở chính của Công ty Trường Xuân tại Phường Khai Quang -Thành phố Vĩnh Yên Tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một vị trí rất thuận tiện trong việc lưu thông hàng hoá trao đổi sản phẩm hàng hoá với thị trường ngoài tỉnh. Lịch sử hình thành và phát triển. + Tên công ty: Công ty cổ phần prime Trường Xuân. + Tên giao dịch quốc tế: Joint stock company Trường Xuân. + Tên viết tắt: Trường Xuân JSC. + Trụ sở đặt tại Phường Khai Quang -Thành phố Vĩnh Yên -Tỉnh Vĩnh Phúc. + Số đtện thoại: 02113726550. + Số fax; 02113728887. + Mã số thuế: 2500251358. SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 19 Mã SV: 11F150315 Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm Toán GVHD: PGS. TS. Phạm Đức Hiếu + Công ty có tài khoản tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Vĩnh Phúc số 102010000370206. Công ty cổ phần Prime - Trường Xuân được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4422QĐ/TLDN do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 18/06/1999. Công ty cổ phần prime - Trường Xuân với ngành nghề đăng ký là doanh nghiệp chuyên sản xuất bình nước nóng cao cấp trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Italia và Tây Ban Nha. 2.1.2. Kết quả đạt đƣợc của công ty trong hai năm 2011 -2012 Chỉ tiêu 1. Doanh thu bán hang 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp 6. Dthu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính 8. Chi phí bán hang 9. Chi phí quản lý DN 10. LN thuần từ HĐKD 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng LN trước thuế 15.Thuế thu nhập DN 16. Tổng lợi nhuận sau thuế (Đơn vị: đồng) Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 12/11 427.115.647.945 414.107,379,061 96,95 12.698.729.192 13.331.234,863 104,98 414.416.918.753 399.776.144.863 96,47 297.133.857.805 284.743.174.898 95,82 117.283.060.948 116.032.969.300 98,93 3.596.114.807 2.602.471.438 72,37 15.687.016.139 11.303.527.574 72,06 15.496.406.880 11.486.938.150 74,13 7.226.599.932 4.941.071.916 68,37 82.469.152.804 90.903.902.889 110,23 682.519.128 829.158.155 121,48 610.935.538 657.623.046 107,64 71.583.590 171.535.109 239,63 82.540.736.394 91.075.437.998 110,34 5.133.651.725 6.825.277.305 132,95 77.407.084.669 84.250.160.693 108,84 - Nguồn: Phòng kế toán tài chính- Biểu 1.1: Kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm 2011- 2012 Nhận xét và đánh giá: Năm 2012 doanh thu tuy có giảm xuống khoảng 414 tỷ đồng do trong năm này Công ty gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề thị trường và đối thủ cạnh tranh. Trước tình hình này ban lãnh đạo Công ty đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra các chiến lược, chính sách sản xuất kinh doanh. Không dừng lại ở đó, Công ty luôn luôn thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tìm ra các biện pháp giảm chi SV: Nguyễn Thị Mai Thanh 20 Mã SV: 11F150315
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan