Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế hoạch phòng, chống bệnh lỵ tại tỉnh thừa thiên huế năm 2022...

Tài liệu Kế hoạch phòng, chống bệnh lỵ tại tỉnh thừa thiên huế năm 2022

.PDF
21
1
149

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC KẾ HOẠCH Kế hoạch phòng, chống bệnh lỵ tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 Môn: Y Học Thảm Hoạ Sinh viên thực hiện: 1. Võ Thành Nhân 2. Nguyễn Thị Ngọc Nhi 3. Trần Quang Phát 4. Trần Thị Quỳnh Huế, tháng 4 năm 2022 I MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH .............................................................................2 1.1. Tình hình bệnh lỵ ................................................................................................2 1.2. Những vấn đề cấp thiết trong cộng đồng-mối quan tâm của người dân .......3 1.3. Năng lực phòng-chống, ứng phó của cộng đồng ..............................................3 PHẦN 2. MỤC TIÊU ....................................................................................................5 2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................5 2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................5 PHẦN 3. CHỈ TIÊU ......................................................................................................6 PHẦN 4. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG ..........................................................................7 4.1. Công tác tổ chức, chỉ đạo ...................................................................................7 4.2. Công tác dự phòng ..............................................................................................7 4.3. Công tác an toàn thực phẩm ..............................................................................8 4.4. Công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh ...............................................8 4.5. Công tác hậu cần .................................................................................................9 PHẦN 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ............................................................................10 5.1. Trung tâm Y tế thành phố Huế .......................................................................10 5.2. Trạm Y tế xã, phường ......................................................................................10 PHẦN 6. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG .....................................12 6.1. Kinh phí thực hiện ............................................................................................12 6.2. Bảng kế hoạch thực hiện các hoạt động ..........................................................12 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................20 PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1.1. Tình hình bệnh lỵ - Bệnh lỵ trực trùng là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính ( ở đại tràng) do vi khuẩn Shigella gây ra. - Hiện nay vẫn còn là bệnh quan trọng tại các nước đang phát triển có tình trạng suy dinh dưỡng phổ biến. Theo WHO, hằng năm có khoảng 650 nghìn người tử vong, khoảng 200 triệu trường hợp mắc trên toàn thế giới, chủ yếu ở các nước phát triển (90%) và trẻ <5 tuổi . Ở các nước phát triển bệnh lỵ trực khuẩn thường giới hạn trong các tập thể nhở như nhà trẻ, bệnh viện… có các dịch nhỏ nhưng thường được dập tắt nhanh chóng. Tần suất mắc bệnh ở các nước đang phát triển khoảng 3.5 người/100 dân, các nước công nghiệp phát triển là 6.6 trường hợp/ 100.000 dân. Hai chunge phổ biến gây lỵ trực khuẩn ở các nước đang phát triển là S. dysenteria type 1 và S. flexneri. Gần đây có một loạt dịch lỵ đã xảy ra ở một số nước Đông, Trung và Nam Phi. - Nguồn bệnh : người là nguồn bệnh duy nhất, có thể là người bệnh, người đang thời kì hồi phục, người lành mang trùng. - Hình thức lây truyền: trực tiếp từ người sang người qua trung gian tay bẩn hoặc vật dụng bị nhiễm, gián tiếp qua thức ăn, nước uống. Ruồi đóng vai trò quan trọng trong cơ chế truyền bệnh. Trong vụ dịch lây giản tiếp thường là đường lây chính. Bệnh còn lây trực tiếp qua quan hệ tình dục đồng giới nam, qua nước hồ bơi, ao hồ bị nhiễm phân người bệnh. Miễn dịch dịch thể sau nhiễm Shigella (IgA) có tính chất đặc hiệu với từng týp huyết thanh và tồn tại trong máu 1-2 tuần. Đáp ứng miễn dịch tế bào trong và sau khi nhiễm Shigella chưa được nghiên cứu đầy đủ. - Yếu tố nguy cơ: vệ sinh kém, chỗ ở đông đúc, nơi có nhiều trẻ em suy dinh dưỡng, mệt mỏi, thay đổi thời tiết, thay đổi chế độ ăn… - Tuổi- giới: đối tượng mắc bệnh thường gặp là trẻ em 1-5 tuổi do ý thức vệ sinh chưa cao và miễn dịch còn yếu. Trong vùng lưu hành trẻ dưới 6 tháng bú mẹ ít mắc bệnh do sữa mẹ có kháng thể chống lipopolysaccharide. Không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh ở 2 giới, ngoại trừ độ tuổi 20-39 thường xảy ra ở nữ hơn nam. Có lẽ do tiếp xúc gần gũi với trẻ. - Mùa: thường xảy ra vào các tháng mùa nắng ở vùng khí hậu ôn đới, nhưng thường gặp mùa mưa ở các vùng nhiệt đới, thường gia tăng sau lũ lụt. - Hiện nay với sự phát triển của ngành y tế, công tác dự phòng bệnh, giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của rửa tay, vệ sinh phòng bệnh: xây hố xí hợp vệ sinh. Bảo vệ, lọc, clo hóa nguồn nước sinh hoạt. Trên thực địa, có thể dùng viên chloramin T để khử trùng nước hoặc khuyến cáo uống nước chín. Diệt ruồi, xử lý rác. Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là rau sống, sò. Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ. Cần đun sôi sữa và nước trước khi cho trẻ uống. Cấm những người mang khuẩn hành nghề chế biến thực phẩm hoặc chăm sóc bệnh nhân cho đến khi cấy phân 3 lần liên tiếp đều âm tính (mỗi lần cách nhau 1 tháng) và ít nhất 48 giờ sau khi điều trị kháng sinh, việc điều trị kháng sinh và bù dịch bằng oresol đã làm giảm tình trạng xuất hiện bệnh, giảm mức độ nặng và nguy cơ tử vong cho bệnh nhân. 1.2. Những vấn đề cấp thiết trong cộng đồng-mối quan tâm của người dân - Lỵ là một bệnh có nguy cơ lây lan rất nhanh trong cộng đồng, do đó công tác tuyên truyền, giáo dục người dân về nâng cao hiểu biết bệnh, cách phòng chống và xử trí kịp thời khi có bệnh là hết sức quan trọng. - Các đối tượng đều có nguy cơ bị bệnh, đặc biệt là trẻ em, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, người già suy kiệt, bị hạ thân nhiệt mất nước và rối loạn điện giải nặng, suy thận, vãng khuẩn huyết có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, nặng hơn và có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 1.3. Năng lực phòng-chống, ứng phó của cộng đồng - Giáo dục sức khoẻ, rửa tay bằng xà phòng, an toàn thực phẩm, nước uống sạch. - Không dùng kháng sinh để phòng lỵ trực khuẩn vì việc này không tỏ ra có kết quả mà còn làm tăng kháng thuốc và làm cho việc điều tra bệnh trở nên khó khăn. - Tại các bếp ăn tập thể như nhà trẻ cần phải có sự quản lí, kiểm tra thường xuyên, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. - Khởi động ngay tổ chức phòng, chống dịch lây lan ra cộng đồng, cách ly bệnh nhân khi có bệnh xảy ra. - Hiện nay, tại xã có 1 trạm y tế, UBND xã, các trưởng thôn có khả năng tuyên truyền, giáo dục cho từng hộ gia đình về bệnh lỵ trực trùng, mối nguy hại khi dịch bệnh xảy ra. - Khảo sát sự hiểu biết của người dân về bệnh lỵ trực trùng ở các thôn trong xã trước mùa lũ lụt hằng năm thì nhận thâý đa số người dân ý thức và thực hiện tốt hơn vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi. - Trạm y tế địa phương phải có sẵn dịch truyền NaCl 0,9%, thuốc điều trị lỵ trực trùng, xe vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên,… - Vaccin: đã được sản xuất và tỏ ra có hiệu quả dự phòng nhiễm lỵ trực trùng, tuy nhiên vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam. PHẦN 2. MỤC TIÊU 2.1. Mục tiêu chung - Thực hiện phòng chống ngăn chặn, giám sát phát hiện, sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả với dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế không để dịch bệnh lớn xảy ra và bảo vệ sức khoẻ cho người dân đặc biệt là sau mùa lũ lụt và các vùng thấp trũng, chú ý vào các đối tượng nguy cơ cao đặc biệt là trẻ em, người bị suy dinh dưỡng... - Nếu xảy ra dịch bệnh phải thông báo dịch cho cơ quan y tế cấp trên và y tế dự phòng, khống chế kịp thời không để dịch bệnh lan rộng, kéo dài. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nâng cao nhận thức của người dân thực hiện hành vi ăn chín, uống sôi, vệ sinh cá nhân, sử dụng thực phẩm an toàn, đặc biệt chú ý là rửa tay. - Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, đồ dùng sinh hoạt sau mùa lũ lụt. - Nâng cao sức đề kháng và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, đảm bảo nơi vui chơi, học tập, các dụng cụ sinh hoạt của trẻ phải được khử khuẩn và an toàn. - Giám sát dịch bệnh chặt chẽ nhằm phát hiện sớm ngay từ những trường hợp đầu tiên; cách ly và xử lý dịch bệnh triệt để, không để lây lan ra cộng đồng. - Điều tra dịch tễ để tìm nguồn gốc và xử trí ngăn chặn. - Tổ chức hệ thống cấp cứu và điều trị để xử trí kịp thời và hạn chế tử vong PHẦN 3. CHỈ TIÊU - 100% người dân hiểu rõ về bệnh lỵ trực trùng, cách phòng chống và vệ sinh sau mùa lũ lụt. - 100% trường hợp mắc bệnh được tiến hành bao vây, xử lý ổ dịch không để dịch lan rộng trong vòng 24h đầu. - 100% bệnh nhân được quản lý điều trị đúng quy định, không để xảy ra biến chứng nguy hiểm và tử vong. - 100% phát hiện nhanh ổ dịch , xử lý theo quy định. - Lấy mẫu bệnh phẩm của 100% các trường hợp đầu tiên mắc bệnh tiêu chảy nghi do lỵ trực trùng. - 100% các ca bệnh được điều tra trong vòng 24- 48 giờ sau khi nhận được thông báo. PHẦN 4. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 4.1. Công tác tổ chức, chỉ đạo - Chỉ đạo quyết liệt các đơn vị triển khai quyết liệt kiểm soát dịch bệnh lỵ, quyết liệt trong các hoạt động giám sát nhằm phát hiện sớm, kịp thời cách ly, xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lan rộng và kéo dài trong địa bàn, hạn chế đến mức thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong do dịch bệnh. - Nhanh chóng lấy mẫu xét nghiệm từ người bệnh, môi trường, nguồn nước nơi xảy ra dịch để xác định nguyên nhân gây bệnh. - Đẩy mạnh chỉ đạo các cơ sở điều trị trên toàn tỉnh đảm bảo đầy đủ nhân lực, cơ số thuốc, vật tư, trang thiết bị, kịp thời thu dung, phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị, phòng lây chéo tại cơ sở y tế. - Tăng cường theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh lỵ tại địa phương, đánh giá, dự báo khả năng dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn khác để kịp thời thông tin, xây dựng kế hoạch ứng phó; đồng thời thường xuyên tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế theo quy định. 4.2. Công tác dự phòng - Trong tình hình dịch, để chủ động phòng chống dịch bệnh tiêu chảy do lỵ trực khuẩn, không để dịch bệnh tiếp tục bùng phát và lây lan, cục y tế dự phòng đề chỉ đạo khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch; điều tra, lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, Sở Y tế giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh lỵ trực khuẩn và kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh. - Đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh tổ chức tốt việc chẩn đoán sớm, thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế biến chứng và tử vong; đồng thời thông báo kịp thời cho Trung tâm y tế dự phòng để điều tra, xử lý ổ dịch. Các cơ sở khám chữa bệnh rà soát, kịp thời tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị cho cán bộ y tế các tuyến, đặc biệt là tuyến quận, huyện,xã. - Trung tâm y tế dự phòng tỉnh tăng cường tuyên truyền về các biện pháp phòng chống bệnh lỵ trực khuẩn tại cộng đồng; hướng dẫn vận động xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; hướng dẫn cộng đồng tại khu vực có dịch. - Chuẩn bị sẵn sàng vật tư y tế cùng phương tiện hỗ trợ cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh nhân và xử lý ổ dịch; củng cố các đội chống dịch để sẵn sàng điều tra, xác minh, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế dịch, điều trị khi cần thiết. Sở Y tế đề xuất với Ủy ban Nhân dân triển khai các giải pháp đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh. 4.3. Công tác an toàn thực phẩm - Vệ sinh môi trường sống, nguồn nước, xử lý đúng chất thải, rác thải; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, cơ sở chế biến, cơ sở giết mổ; vệ sinh cá nhân đặc biệt là rửa tay thường xuyên với xà phòng. - Sử dụng các hóa chất diệt khuẩn theo đúng khuyến nghị và không được lạm dụng. Kết hợp các phương pháp diệt khuẩn khác nếu cần thiết - Thực hiện nguyên tắc điều trị, phát hiện sớm nguồn gốc lây nhiễm khuẩn để có hướng xử trí đúng đắn với người bệnh, nguồn bệnh, yếu tố truyền nhiễm và người lành có nguy cơ mắc bệnh khi có ngộ độc xảy ra. - Đảm bảo thực hiện “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn” hoặc áp dụng “5 chìa khóa an toàn thực phẩm” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo. Thực hiện ăn chín, uống sôi. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm của các cơ sở cung cấp thực phẩm, điểm cung cấp dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. 4.4. Công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh - Tăng cường nhận thức, ý thức, trách nhiệm và kỹ năng phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ và Nhân dân; khơi dậy lòng yêu thương, hỗ trợ, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn; có giải pháp, biện pháp thiết thực chăm lo, hỗ trợ người dân, nhất là những gia đình chính sách, gia đình có công với nước, gia đình khó khăn, yếu thế. - Chủ động, thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh, phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng, hệ thống thông tin và truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh. - Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh, lợi ích tiêm chủng để vận động nhân dân chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, phối hợp và tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh. - Tích cực tuyên truyền người dân thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng. 4.5. Công tác hậu cần - Cần có kế hoạch dự trù kinh phí địa phương cho phòng chống dịch bệnh đầy đủ và chủ động. - Dự trù vật tư hóa chất và trang thiết bị, thuốc, dịch truyền đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh các trạm y tế xã, phường. - Bổ sung trang thiết bị, hóa chất, thuốc phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh; Xác định nhu cầu sử dụng, lập kế hoạch tổ chức mua sắm nhanh chóng, dự trữ đủ trang thiết bị, hóa chất, thuốc để đáp ứng cho công tác dập dịch bệnh tại địa phương. PHẦN 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 5.1. Trung tâm Y tế thành phố Huế - Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện để sẵn sàng tiếp nhận ca bệnh trong cộng đồng. - Báo cáo tuyến trên về tình hình dịch bệnh và các hoạt động phòng chống dịch bệnh triển khai tại địa phương. - Đồng hành cùng Ban chỉ đạo Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân về các hoạt động phòng chống bệnh tả tại địa phương. - Xây dựng kế hoạch thu dung, cách ly và điều trị bệnh nhân và duy trì hoạt động thường xuyên của bệnh viện khi có dịch bệnh. - Tăng cường giám sát phòng chống bệnh tại các địa phương có nguy cơ cao và phát hiện kịp thời, khoanh vùng và xử lý triệt để. - Nhanh chóng phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh đầu tiên tại xã, phường, hộ gia đình để khoanh vùng và xử lý kịp thời. - Hướng dẫn người dân thực hiện phòng chống dịch bệnh. - Triển khai đến từng địa phương huyện xã hoạt động xử lý triệt để ổ dịch. - Tập huấn phác đồ cấp cứu, điều trị, hướng dẫn các trạm y tế xã và các cán bộ y tế trên địa bàn. - Đảm bảo đủ nguồn cung vật tư y tế và thuốc để phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh cũng như trang bị phòng hộ cá nhân cho cán bộ trực tiếp tham gia điều tra và xử lý dịch bệnh. 5.2. Trạm Y tế xã, phường - Thành lập đội đáp ứng nhanh phòng, chống dịch bệnh xã, phường để triển khai các biện pháp phòng chống, đặc biệt tại trường học và tại các hộ gia đình: Tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân các biện pháp phòng chống bệnh tả. - Thực hiện điều tra, giám sát, phát hiện cách ly, xử lý các ca bệnh kịp thời. - Thực hiện theo Ban chỉ đạo Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân xã, phường chỉ đạo hướng dẫn các hoạt động phòng chống bệnh tại địa phương. Theo dõi sát sao dịch bệnh để nắm tình hình, báo cáo về các cơ quan liên quan theo quy định, thông tin kịp thời cho Lãnh đạo chính quyền địa phương biết diễn biến tình hình hàng ngày. Bảo đảm kinh phí cho các cán bộ tham gia công tác chống dịch bệnh của địa phương. - Thực hiện công tác cấp cứu ban đầu và điều trị bệnh nhân khi mắc bệnh. Theo dõi, giám sát các trường hợp điều trị tại nhà. PHẦN 6. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG 6.1. Kinh phí thực hiện Do Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật cấp theo quy định. 6.2. Bảng kế hoạch thực hiện các hoạt động Mục Tiêu Mục tiêu 1: . Giám sát dịch bệnh chặt chẽ nhằm phát hiện sớm ngay từ những trường hợp đầu tiên; cách ly và xử lý dịch bệnh triệt để, không để lây lan ra cộng đồng. Thời Thời gian gian bắt đầu kết thúc Người Người Người Tiền, thực phối giám TTB hiện hợp sát Kết quả cần đạt được - 100 % Trường hợp mắc bệnh đầu tiên được giám sát phát hiện sớm và báo cáo kịp thời trong vòng 24h đầu để tiến hành bao vây, xử lý ổ dịch không để dịch lan rộng. - 100% ổ dịch lỵ được phát hiện, xử lý theo quy định. - 100% bệnh nhân được quản lý điều trị đúng quy định, không để xảy ra tử vong. GP1. Công tác tổ Cả năm Không chức, chỉ đạo đặc biệt thời hạn và thời HĐ : phổ biến gian lưu đồ chẩn đoán mùa hè, và xử trí rõ ràng, lũ lụt và đảm bảo phát khi phát hiện được ca hiện có bệnh mới. Lập kế ca mắc hoạch rõ ràng mới từng cấp độ dịch. Xây dựng ban chỉ đạo phòng chống dịch khi có ca nhiễm đầu tiên GP2.Công tác dự Xuyên phòng suốt và đặt biệt HĐ 1:Tăng chú ý cường giám sát khi có phối hợp giữa trường các cấp để phát hợp hiện sớm các Các Trưởn ban, g trạm ngành, y tế. đoàn Ban thể, lãnh các tổ đạo chức các sở chính y tế, trị xã Trung hội tâm trong Kiểm công soát tác Dịch chống bệnh dịch tỉnh bệnh Không Trưở Nhân thời hạn ng viên y trạm y tế tế CTV Đội phản - 100 % Trưởn Trường hợp g trạm mắc bệnh y tế. đầu tiên Ban 0 đồng được giám lãnh sát phát đạo hiện sớm các sở và báo cáo y tế kịp thời trong vòng 24h đầu để tiến hành bao vây, xử lý ổ dịch không để dịch lan rộng. - 100% ổ Trưởn dịch lỵ g trạm được phát y tế hiện, xử lý 0 đồng theo quy định. trường hợp lỵ và dịch lỵ nghi lỵ ở các cơ xảy ra sở y tế công và y tế tư nhân để báo lên tuyến trên kịp thời. Giám sát khoanh vùng điều trị tốt các ổ dịch cũ tránh lây lan sang các khu dân cư khác ứng nhanh HĐ 2: Thành lập đội xử lý ngay khi phát hiện ca mới để hỗ trợ khoanh vùng dập dịch GP3. Công tác điều trị bệnh nhân: HĐ 1: Phân loại bệnh nhân, đánh giá mức độ bệnh, để điều trị ở tuyến phù hợp phác đồ phù hợp HĐ 2: Các cơ sở xử lý chất thải bệnh nhân lỵ đúng quy trình, triệu để, tránh để mầm bệnh lây lan ra ngoài môi trường và lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế. 0 đồng Khi có trường hợp dịch lỵ xảy ra Khi dịch lỵ được kiểm soát Trạm y tế xã, phườn g, khoa khám bệnh, phòng khám tư nhân Trạm Các trưởng ban, trạm y ngành, tế đoàn 0 đồng thể, các tổ chức chính trị xã hội trong công Xin tác kinh chống phí hỗ dịch trợ từ bệnh xã và Trung Tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh - 100% bệnh nhân được quản lý điều trị đúng quy định, không để xảy ra tử vong. HĐ 3: Tổ chức trực, theo dõi cấp cứu bệnh nhân theo đúng hướng dẫn của Bộ Y Tế HĐ 4: Thông tin báo cáo kịp thời ca bệnh và ca nghi bệnh cho ban chỉ đạo chống dịch nếu có và Trung Tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh HĐ 5: Tổ chức tập huấn lại phác đồ xử trí cấp cứu, điều trị bệnh lỵ cho cán bộ trạm y tế. Mục tiêu 2: Điều tra dịch tễ để tìm nguồn gốc, nguyên nhân gây bệnh. 3.000. 000 đồng 0 đồng 0 đồng Xin chi phí hỗ trợ của Sở Y Tế tỉnh: 5.000. 000 đồng 100% các ca bệnh dịch lỵ được điều tra trong vòng 24- 48 giờ sau khi nhận được thông báo. GP1: Truy vết tìm nguồn lây, lịch trình của bệnh nhân mới để khoanh vùng dập dịch kịp thời Từ khi phá t hiện có dịch Xuyên suốt và đặt biệt chú ý khi có trường hợp dịch lỵ xảy ra Nhân viên y tế GP2: Xét nghiệm Từ Khi phân kịp thời để khi phá dịch lỵ tìm nguyên nhân t hiện được có dịch kiểm soát Nhân viên y tế Cộng tác viên Cộng tác viên ở các thôn và dân Trạm 0 đồng trưởng trạm y tế 100% các ca bệnh dịch lỵ được điều tra phát hiện ổ dịch Cộng tác viên Trạm 0 đồng trưởng trạm y tế 100% xác định tác nhân gây bệnh lỵ Đội phản ứng nhanh Đội phản ứng nhanh 3: Mục tiêu 3: Nâng cao nhận thức của người dân thực hiện hành vi ăn chín, uống sôi, vệ sinh cá nhân, sử dụng thực phẩm an toàn G GP1: Tuyên truyền dấu hiệu của bệnh và dấu hiệu nghi bệnh lỵ, cảnh báo về tính nguy hiểm và biến chứng của căn bệnh, tuyên truyền cho Khi có Khi ca lỵ dịch lỵ đầu tiên được kiểm soát Trưởn g thôn của các thôn xã Nhân Chủ 0 đồng Nâng cao viên y tịch xã nhận thức tế trạm hiểu biết về bệnh lỵ và mức độ nguy hiểm để phát hiện sớm dấu hiệu và người dân cách phòng tránh và báo cáo ngay khi bản thân hoặc người xung quanh có dấu hiệu nghi nhiễm GP2: Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch: HĐ 1: Tất cả các nước uống đều phải được sát khuẩn bằng hoá chất Chloramin B đi khám sớm nhất có thể Trước khi có dịch lỵ xảy ra Không Người Trạm Nhân 0 đồng Đảm bảo thời hạn dân trưởng viên y nguồn trạm y tế trạm nước tế sạch vệ sinh không nhiễm bệnh Trước khi có dịch lỵ xảy ra Không Người Nhân Trạm 0 đồng Tránh thời hạn dân viên y trưởng nhiễm tế trạm trạm y bệnh và tế lây lan nguồn bệnh HĐ2: Ngăn cấm việc thải chất bẩn, chất thải của người hoặc xây nhà vệ sinh gần nguồn nước. GP3: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm HĐ 1: Ăn chín, uống sôi HĐ2: Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi chế biến thực phẩm HĐ3: Đảm bảo cách ly người bệnh đúng và đủ thời gian. G GP4 : Vệ sinh cá Khi có nhân, vệ sinh môi dịch lỵ trường xảy ra + HĐ 1: Vệ sinh phòng bệnh bằng các chế phẩm vệ sinh y tế, đảm bảo phòng bệnh thoáng sạch. + HĐ 2: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh + HĐ 3: Hạn chế tập trung ăn uống tụ tập đông người + HĐ 4: Hạn chế người ra vào vùng có dịch Mục tiêu 4: Tổ chức hệ thống cấp cứu và điều trị để xử trí kịp thời và hạn chế tử vong Không Người Nhân thời hạn dân viên y vùng tế trạm dịch Trưởn g thôn của các thôn trong xã Đảm bảo Trưởn người dân g thôn tuân thủ phát dung dịch khử khuẩn cho các hộ gia đình, nguồn kinh phí xin hỗ trợ từ xã :4.000. 000 đồng HĐ 1: Cập nhật liên tục các lưu đồ xử trí cấp cứu của ở các tuyến, nhận biết các dấu hiệu cấp cứu và chuyển tuyến kịp thời Xuyên suốt và đặt biệt chú ý khi có trường hợp dịch lỵ xảy ra. Không Trạm Nhân thời hạn y tế xã viên y phườn tế trạm g HĐ 2: Xây dựng cơ sở vật chất thiết bị và vật dụng y tế đầy đủ để xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu Khi dịch lỵ xảy ra Khi dịch lỵ được kiểm soát Trạm y tế đưa ra nhu cầu Trạm 0 đồng Cảnh giác trưởng cao độ, trạm y điều trị tế bệnh nhân đúng, kịp thời giảm tỷ lệ tử vong Ủy Chủ ban tịch xã nhân dân xã Kinh phí Xin từ nguồn hỗ trợ từ xã và sự hỗ trợ từ các trung tâm y tế tuyến trên: 40.000. 000 đồng Bổ sung cung ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết, tiếp nhận bệnh nhân, dập dịch nhanh kịp thời ko để dịch lan rộng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan