Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Mầm non KẾ HOẠCH NH 17-18 THEO THÔNG TƯ MỚI...

Tài liệu KẾ HOẠCH NH 17-18 THEO THÔNG TƯ MỚI

.DOCX
18
416
63

Mô tả:

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC 2017-2018 ĐỐI TƯỢNG MẪU GIÁO 5-6 TUỔI I. MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất: - Trẻ khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thuờng theo lứa tuổi. - Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế và có một số tố chất vận động nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo và bền bỉ. - Bật xa tối thiểu 50cm. - Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu - Đập và bắt bóng được bằng 2 tay - Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút - Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản. - Thực hiện được một số việc đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày. - Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. - Tự mặc, cởi được quần áo - Thực hiện được một số việc đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày. - Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. - Tự mặc, cởi được quần áo - Có một số thói quen, hành vi tốt trong ăn uống và vệ sinh phòng bệnh. - Biết tránh những vật dụng gây nguy hiểm, nơi không an toàn. - Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép. 2. Phát triển nhận thức: - Thích tìm hiểu khám phá MTXQ. Hay đặt câu hỏi: Tại sao? Để làm gì? Làm thế nào? Khi nào? - Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán và diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau như: + Phân loại được một số đối tượng theo 2-3 dấu hiệu cho trước. Tự tìm ra dấu hiệu phân loại. + Nhận biết được phía phải , phái trái của người khác. + Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc + Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày; + Có biểu tượng về số trong phạm vi 10, thêm bớt trong phạm vi 10. + Phân biệt được các hình khối. + Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất lượng và công dụng + So sánh và sử dụng được các từ: To nhất-nhỏ hơn-nhỏ nhất, cao nhất-thấp hơn-thấp nhất, rộng nhất-hẹp hơn-hẹp nhất, nhiều nhất-ít hơn-ít nhất. - Có một số hiểu biết ban đầu về con người và sự vật, hiện tượng xung quanh: + Phân biệt bản thân với bạn cùng tuổi. + Phân biệt được một số công cụ, sản phẩm, công việc, ý nghĩa của một số nghề phổ biến, nghề truyền thống ở địa phương. + Biết được một số công việc của các thành viên trong gia đình, của cô giáo và trẻ trong lớp, trường mầm non. + Nhận biết được một vài nét đặc trưng về danh lam thắng cảnh của địa phương và quê huơng đất nước. - Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề bằng các cách khác nhau. - Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau - Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra - Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường 3. Phát triển ngôn ngữ: - Biết lắng nghe và hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày. - Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp - Diễn đạt được mong muốn, nhu cầu và suy nghĩ bằng nhiều loại câu. - Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, suy nghĩ và kinh nghiệm của bản thân - Không nói tục, chửi bậy - Hiểu được một số từ trái nghĩa. - Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện. - Tham gia có sáng tạo trong các hoạt động ngôn ngữ: đóng kịch, kể chuyện… - Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việtvà phát âm được các âm đó. - „Đọc“ và sao chép được một số kí hiệu. - Mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp. - Giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày. - Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh - Thể hiện sự thích thú với sách. 4. Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội: - Có ý thức về bản thân. - Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân - Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình - Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người và sự vật hiện tượng xung quanh: + Hợp tác, chia sẻ với bạn bè trong các hoạt động. + Có hành vi ứng xử đúng với bản thân và những người xung quanh. + Có hành vi, thái độ thể hiện sự quan tâm đến những người gần gũi. +Nhận biết trạng thái cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ của người khác; + Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi;. + Có nhóm bạn chơi thường xuyên; + Lắng nghe ý kiến của người khác + Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè + Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, và xưng hô lễ phép với người lớn + Biết kiểm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích + Vui vẻ nhận và thực hiện công việc được giao đến cùng. + Chủ động làm một số công việc đơn giản hàng ngày - Thực hiện một số quy định trong gia đình, trường, lớp mầm non, nơi công cộng. - Giũ gìn, bảo vệ môi trường, có ý thức tiết kiệm. 5. Phát triển thẩm mĩ: - Thích tìm hiểu và biết bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, các tác phẩm nghệ thuật. - Thích nghe nhạc, nghe hát và nghe đọc thơ, kể chuyện. - Chăm chú lắng nghe và nhận ra những giai điệu khác nhau của các bài hát, bản nhạc và vần điệu của bài thơ. - Hát đúng và biết thể hiện sắc thái tình cảm qua các bài hát mà trẻ yêu thích. - Biết vận động nhịp nhàng, phù hợp với nhịp điệu bài hát, bản nhạc. - Biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo các tiết tấu của bài hát, bản nhạc một cách phù hợp. - Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc - Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ - Biết lựa chọn và sử dụng các dụng cụ, vật liệu đa dạng; biết phối hợp màu sắc, hình dạng, đường nét để tạo ra sản phẩm tạo hình có nội dung và bố cục cân đối, màu sắc hài hoà. Biết phối hợp giữa màu sắc, hình khối và đường nét trong trang trí. - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp, giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. - Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau. II. NỘI DUNG 1. Giáo dục phát triển thể chất: - Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. - Các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất vận động. - Các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ. - Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm. - Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống; Ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất, sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật. - Tập luyện kĩ năng: đánh răng, lau mặt; rửa tay bằng xà phòng, đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách. - Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe. - Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người. - Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng. - Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ. 2. Giáo dục phát triển nhận thức: - Khám phá khoa học về: các bộ phận cơ thể con người, đồ vật, động vật và thực vật, một số hiện tượng tự nhiên, đồ dùng đồ chơi, phương tiện giao thông. - Đếm trên trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. - Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10. - Gộp/tách các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm. - Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. - Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan. - So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc. Tạo ra quy tắc sắp xếp. - Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau. Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo. - Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo. - Nhận biết gọi tên khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật và nhận dạng các khối hình đó trong thực tế. - Chắp ghép các hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu. Tạo ra một số hình hình học bằng các cách khác nhau. - Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với bạn khác, với một vật nào đó làm chuẩn (phía trên- phía dưới, phía trước-phía sau, phía phải-phía trái). - Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai. - Gọi tên các thứ trong tuần. - Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân và vị trí của trẻ trong gia đình. - Các thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của bố mẹ; sở thích của các thành viên trong gia đình; qui mô gia đình (gia đình nhỏ, gia đình lớn). Nhu cầu của gia đình, địa chỉ gia đình. - Những đặc điểm nổi bật của trường, lớp mầm non, công việc của các cô bác trong trường. - Đặc điểm, sở thích của các bạn; các hoạt động của trẻ ở trường. - Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương. - Đặc điểm nổi bật của một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, ngày lễ hội, sự kiện văn hóa của quê hương, đất nước. 3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ: - Nghe các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các từ biểu cảm, từ khái quát. - Nghe lời nói trong giao tiếp hằng ngày, - Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi. - Phát âm rõ các tiếng của tiếng việt. - Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng. - Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hằng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi. - Sử dụng các từ biểu cảm, hình tượng - Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngưc, hò vè. Kể lại truyện đã được nghe theo trình tự. Kể lại chuyện theo đồ vật, theo tranh. Kể lại sự việc theo trình tự - Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống. - Nhận dạng các chữ cái. Sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình. - Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách, ”đọc” truyện qua các tranh vẽ. Giữ gìn, bảo vệ sách. 4. Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội: - Sở thích, khả năng của bản thân. - Điểm giống và khác nhau của mình với người khác. - Ví trí, trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học. - Thực hiện công việc được giao. - Chủ động và độc lập trong một số hoạt động. - Mạnh dạn, tự tin và bày tỏ ý kiến. - Nhận biết một số trạng thái cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc. - Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau. - Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác. - Kính yêu Bác Hồ, quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước. - Một số quy định ở lớp và gia đình và nơi công cộng. 5. Giáo dục phát triển thẩm mĩ: - Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, trong cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật. - Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca, cổ điển). - Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc. - Hát đúng gia điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát. - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc. Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu. - Lựa chon, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm. - Phối hợp các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/đường nét và bố cục. Nói lên ý tưởng tạo hình của mình. III. CÁC CHỦ ĐỀ Chủ đề Thời gian Từ ngày… đến ngày… Rèn nền nếp, thói quen đầu năm Chủ đề1: Trường Mầm non Chủ đề 2: Bản thân + Tết trung thu Chủ đề: Bản thân 1 tuần 2 tuần 3 tuần 2 tuần Chủ đề lễ hội: Tết trung thu Chủ đề 3: Gia đình Nhánh 1: Gia đình tôi Nhánh 2: Nhu cầu của gia đình Nhánh 3: Gia đình sống chung 1 ngôi nhà Chủ đề 4: Một số nghề phổ biến Chủ đề 5: Thế giới động vật Nhánh 1: Một số động vật nuôi trong GĐ Nhánh 2: Một số con vật sống trong rừng Nhánh 3: Một số con vật sống dưới nước Nhánh 4: Các loài động vật khác Chủ đề 6: Thế giới thực vật Nhánh 1: Cây xanh Nhánh 2: Một số loại hoa Nhánh 3: Một số loại quả Nhánh 4: Một số loại rau Chủ đề lễ hội: Tết và mùa xuân Chủ đề 7: Giao thông+ Ngày vui 8/3 Chủ đề lễ hội: Ngày vui 8/3 Nhánh 1: Một số PTGT Nhánh 2: Một số luật giao thông đường bộ Chủ đề 8: Nước và các hiện tượng tự nhiên 1 tuần 3 tuần 1 tuần 1 tuần 1 tuần 4 tuần 4 tuần 1 tuần 1 tuần 1 tuần 1 tuần 4 tuần 1 tuần 1 tuần 1 tuần 1 tuần 3 tuần 3 tuần 1 tuần 1 tuần 1 tuần 2 tuần Từ 05/9- 08/9/2017 Từ 11/9- 22/9/2017 Từ 25/9- 13/10/2017 Từ 25/9-29/9/2017 và từ 09/10-13/10/2017 Từ 02/10-06/10/2017 Từ 16/10- 03/11/2017 Từ 16/10- 20/10/2017 Từ 23/10-27/10/2017 Từ 30/10- 03/11/2017 Từ 06/11- 01/12/2017 Từ 04/12- 29/12/2017 Từ 04/12- 08/12/2017 Từ 11/12- 15/12/2017 Từ 18/12- 22/12/2017 Từ 25/12- 29/12/2017 Từ 02/01- 26/01/2018 Từ 02/01- 05/01/2017 Từ 08/01- 12/01/2017 Từ 15/01- 19/01/2018 Từ 22/01- 26/01/2018 Từ 29/01- 02/3/2018 Từ 05/3 - 23/3/2018 Từ 05/3- 09/3/2018 Từ 12/3- 16/3/2018 Từ 19/3-23/3/2018 Từ 26/3- 06/4/2018 Chủ đề 9: Quê hương - Đất nước- Bác HồLễ hội Đền Hùng Nhánh 1: Quê hương, đất nước, phố phường Nhánh 2: Lá cờ Việt Nam Chủ đề Lễ hộiĐền Hùng Nhánh 3: Thành phố Vĩnh Yên Nhánh 4: Thủ đô Hà Nội + Bác Hồ Nhánh 5: Trường Tiểu học 7 tuần Từ 09/4 - 25/5/2018 1 tuần 1 tuần 1 tuần 2 tuần 1 tuần 1 tuần Từ 09/4 - 13/4/2018 Từ 16/4- 20/4/2018 Từ 23/4-27/4/2018 Từ 02/5- 11/5/2018 Từ 14/5- 18/5/2018 Từ 21/5-25/5/2018 ************************************************* THỰC HIỆN RÈN NỀ NẾP, THÓI QUEN ĐẦU NĂM (Thời gian thực hiện 1 tuần: Từ 05/9- 08/9/2017) I. ĐÓN TRẺ: - Cô đứng ở cửa đón trẻ với thái độ niềm nở, thể hiện sự quan tâm đến trẻ, trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ. - Cô nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ, cất đồ dùng đúng nơi quy định. - Trò chuyện cùng trẻ về một số nội dung của chủ đề. - Hướng trẻ vào các trò chơi dân gian, vào các góc chơi - Khuyến khích trẻ cùng cô chuẩn bị đồ dùng dạy học. - Cô lưu ý trẻ bị ốm, mệt. - Chuẩn bị cho trẻ ăn sáng. II. THỂ DỤC SÁNG. 1. Mục đích - yêu cầu: - Tạo điều kiện cho trẻ được hít thở không khí trong lành, được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. - Rèn cho trẻ thói quen tập thể dục buổi sáng. - Góp phần phát triển cơ thể cân đối hài hòa. - Trẻ biết nghe theo hiệu lệnh của cô. - Tập chính xác các động tác theo cô, theo nhạc. 2. Chuẩn bị: - Địa điểm: Sân tập sạch sẽ, khô ráo không có chướng ngại vật. - Trang phục: Quần áo gọn gàng, giày dép đầy đủ dễ vận động. 3. Hướng dẫn: - Cô cho từng tổ lấy dép ra sân trường, đứng đúng nơi quy định của lớp để tập thể dục buổi sáng. a. Khởi động: Cho trẻ đi, chạy các kiểu theo nhạc bài: “Đồng hồ báo thức”. - Cho trẻ đi thường kết hợp với các kiểu đi: Đi bằng gót chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường- chạy chậm- chạy nhanh- đi thường. - Chuyển đội hình. b. Trọng động: Tập các động tác theo bài: “Bình minh đi học” - Hô hấp: Hít vào đưa hai tay lên cao rồi thở ra đưa tay xuống thấp đồng thời nhún chân theo nhịp - Tay: Lần lượt đưa áp từng tay vào ngực sau đó giơ hai tay lên cao. - Chân: Cuộn hai tay và chống gót chân sang bên phải và ngược lại. - Lườn bụng 1: Bước chân trái sang ngang, hai bàn tay chạm vai và đưa lên cao nghiêng sang trái. Sau đó đổi bên. - Lườn bụng 2: Hai tay giang ngang, xoay người sang trái rồi sang phải. - Bật: Bật co duỗi từng chân. * Hồi tĩnh: Cho trẻ thả lỏng tay, chân, đưa lên xuống nhẹ nhàng theo bài “Con công hay múa ****************************************** Thứ ba ngày 5 tháng 9 năm 2017 A. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Làm quen cô giáo và các bạn trong lớp I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết tên cô và các bạn, biết tự giới thiệu về mình với cô và các bạn, cảm nhận được tình cảm của cô giao và bạn bè - Trẻ biết tên lớp, các khu vực xung quanh lớp. - Trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc các câu hỏi của cô. - Trẻ biết yêu cô, yêu các bạn và thích đi học. Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè II. CHUẨN BỊ: - Tranh vẽ các bạn mẫu giáo với những hình ảnh về các hoạt động trong ngày. - Đàn. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - ổn định tổ chức - Cô yêu cầu trẻ hát bài “Cháu đi mẫu giáo” ST: Phạm Minh Tuấn. Cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát. 2. Hoạt động 2: Làm quen cô giáo và các bạn trong lớp - Trò chuyện với trẻ về ngày lễ khai giảng: + Hôm nay con đi học vui không? Được dự lễ khai giảng con cảm thấy như thế nào? + Trong buổi lễ khai giảng hôm nay con thấy những ai? Những gì? + Con thích điều gì nhất? + Con biết năm nay các con học lớp mấy tuổi không? - Giới thiệu tên lớp Cô giới thiệu về tên lớp( 5A5), biển hiệu lớp, địa điểm lớp cho trẻ. - Giới thiệu về cô giáo và các bạn mới + Cô hỏi trẻ về tên từng trẻ, cô tự giới thiệu tên mình cho trẻ biết, sau đó cô yêu cầu lần lượt trẻ tự giới thiệu tên mình cho cô và các bạn cùng biết. + Giới thiệu cho trẻ biết những bạn mới đến lớp: Cho trẻ mới lên tự giới thiệu về mình với cô và các bạn. - Cô cho trẻ lần lượt xem tranh ảnh về các hoạt động cùng nhau trong lớp và cùng trẻ trò chuyện về nội dung của các bức tranh đồng thời giáo dục và dặn dò trẻ về một số quy định của lớp. - Cô yêu cầu trẻ cùng cô hát lại một số bài hát mà trẻ biết: “ Ngày vui của bé”, “ Vui đến trường”, 3. Hoạt động 3: Luyện tập cũng cố Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: - Trò chơi 1: “Nói nhanh tên bạn” + Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 tổ khi các bạn trong tổ lần lược đứng lên thì tổ kia nhanh chóng nói đúng tên bạn đó. - Trò chơi 2: “Bắn tên lên hát” * Kết thúc hoạt động: - Cũng cố, nhận xét, tuyên dương. B. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI GÓC: - Tổ chức theo kế hoạch chủ đề, nâng cao kĩ năng ở góc sách truyện. - Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi ở các góc - Tổ chức cho trẻ hoạt động theo kế hoạch của chủ đề - Bao quát nhắc nhở trẻ trong khi chơi - Khuyến khích động viên trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, phối kết hợp cùng với các nhóm chơi khác. C. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI. * Quan sát có mục đích: Quan sát khung cảnh xung quanh trường. * Trò chơi vận động: Tìm bạn thân. * Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có sẵn trên sân trường và đồ chơi mang theo: Vòng, bóng, phấn. 1. Chuẩn bị. - Sắc xô - Một số đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo: Bóng bay, vòng. 2. Tiến hành * Quan sát có mục đích: Quan sát khung cảnh xung quanh trường. - Trước khi ra ngoài trời, cô nói về địa điểm, mục đích của buổi dạo chơi. - Cô kiểm tra quần áo, trang phục của trẻ xem có gọn gàng phù hợp với thời tiết. - Trẻ xếp thành 2 hàng cùng đi dạo và quan sát khung cảnh xung quanh trường. - Cô đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời về khung cảnh xung quanh trường: Đồ chơi, đồ vật, cây cối … + Chúng mình thấy sân trường hôm nay có đẹp không? + Vì sao cháu thấy đẹp? Con nhìn thấy những gì ở xung quanh trường? + Chúng mình quan sát xem sân trường hôm nay có gì lạ? + Vì sao sân trường lại được trang trí như vậy? + Để sân trường lúc nào cũng đẹp thì các cháu phải làm gì? * Trò chơi vận động: Tìm bạn thân. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi: + Luật chơi: Bạn trai phải tìm bạn là bạn gái và ngược lại. + Cách chơi: Cô và trẻ vừa đi vừa hát theo nhạc bài hát: Tìm bạn thân, khi có hiệu lệnh “Tìm bạn thân” thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một người bạn khác giới. Sau đó, các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát đến khi cô nói “đổi bạn” thì trẻ phải tách và tìm cho mình một bạn khác theo đúng luật chơi. - Tổ chức cho trẻ 3-4 lần. Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát nhận xét, tuyên dương trẻ kịp thời. * Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có sẵn trên sân trường và đồ chơi mang theo: Vòng, bóng, phấn. - Cô giới thiệu khu vực chơi, giới thiệu đồ chơi, phân khu vực chơi cho từng nhóm trẻ. - Cho trẻ chơi theo ý thích, cô bao quát xử lý kịp thời các tình huống xảy ra, đảm bảo an toàn cho trẻ. D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU. 1.Dạy kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ( Rửa tay). - Chuẩn bị: Chậu nước sạch, khăn lau tay , xà bông... - Cô trò chuyện với trẻ: Vì sao cần phải giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ? - Phải làm gì để có cơ thể khoẻ mạnh và sạch sẽ thơm tho. - Cô đưa chậu nước sạch, khăn lau, xà bông rử tay ra cho trẻ quan sát: - Cô có gì đây? Với những vật dụng này chúng ta sẽ làm gì? - Cô hướng dẫn lại cách rửa tay sạch sẽ bằng xà bông cho trẻ quan sát. - Cô cho từng trẻ lên thực hành. - Cô bao quát, gợi ý cho những trẻ chưa làm được. 2. Chơi tự chọn - Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ. 3. Trả trẻ - Trẻ biết giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng. - Cho trẻ tự tham gia vào các hoạt động mà trẻ yêu thích. - Nhắc nhở trẻ chào cô, bố, mẹ khi đến lớp và khi ra về. - Trao đổi với phụ huynh về một ngày hoạt động của trẻ. ************************************** Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2017 A. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Rèn trẻ thực hiện nề nếp theo tổ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết tên tổ mình, tên bạn tổ trưởng và các bạn trong tổ. Biết vị trí ngồi của tổ mình - Trẻ biết được một số qui định chung của lớp. - Rèn luyện kỷ năng giao tiếp, ôn một số bài hát và trò chơi mà trẻ đã biết. - Trẻ có nề nếp thói quen tốt trong các hoạt động - Hợp tác, chia sẻ với bạn bè trong các hoạt động. II. CHUẨN BỊ: - Lớp học sạch sẽ, đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng đẹp mắt, ghế đủ cho trẻ cả lớp, 4 vòng tròn và 4 ký hiệu bằng 4 chữ số 1,2,3, 4 cho 4 tổ. - Sắc xô 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - ổn định tổ chức - Cô và trẻ hát bài: “ Vui đến trường” ST: Phạm Minh Tuấn. Cùng trẻ trò chuyện đến lớp các con học và chơi những gì?. 2. Hoạt động 2: Rèn trẻ thực hiện nề nếp theo tổ - Cô nói cho trẻ hiểu lớp chúng ta phải được phân ra thành 4 tổ để thực hiện tốt các hoạt động trong lớp. - Sau đó cô chia trẻ ra thành 4 tổ rồi yêu cầu trẻ nhớ tên của tổ mình là tổ mấy, có những bạn nào. - Cô giao nhiệm vụ làm tổ trưởng cho 4 bạn nhanh nhẹn rồi giao nhiệm vụ cho các bạn tổ trưởng, giải thích cho trẻ hiểu nhiệm vụ của tổ trưởng là làm gì. * Giáo dục trẻ phải biết giúp đỡ bạn bè trong lớp, trong tổ của mình, bạn lớn giúp bạn nhỏ và các bạn mới đến trường. 3.Hoạt động 3 : * Luyện tập cũng cố: - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: * Trò chơi 1: “Tổ nào nhanh hơn” + Cách chơi: Cô đặt 4 vòng, trong vòng có ký hiệu số của tổ đó rồi yêu cầu trẻ vừa đi vừa hát khi nghe cô gõ sắc xô và nói hãy về đúng tổ của mình thì trẻ nhanh tìm về đúng vòng có số của tổ mình, tổ nào các bạn về nhanh và đúng thì tổ đó thắng. (Cho trẻ chơi 2-3 lần. Lần 3 bỏ vòng cho trẻ tự về tổ) * Kết thúc hoạt động: - Cũng cố, nhận xét, tuyên dương B. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI THEO CÁC GÓC. - Tổ chức theo kế hoạch chủ đề, nâng cao kĩ năng ở góc xây dựng - Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi ở các góc - Tổ chức cho trẻ hoạt động theo kế hoạch của chủ đề - Bao quát nhắc nhở trẻ trong khi chơi - Khuyến khích động viên trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, phối kết hợp cùng với các nhóm chơi khác. C. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI. * Quan sát có mục đích: Quan sát đồ chơi ngoài trời. * Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột. * Chơi tự chọn. 1. Chuẩn bị. - Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, bằng phẳng, an toàn. - Trang phục: Gọn gàng, dễ vận động. - Đồ dùng- đồ chơi: Một số đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo: Bóng bay, vòng. 2. Tiến hành. - Trước khi ra ngoài trời, cô nói rõ địa điểm, mục đích của buổi dạo chơi. Nhắc trẻ một số qui định trước khi ra sân: Không chạy nhảy, xô đẩy nhau, không hái hoa bẻ cành... * Quan sát có mục đích: Quan sát đồ chơi ngoài trời. - Cho trẻ xếp hàng vừa đi vừa hát bài “ Trường mâm non Hoa Sen” - Cô cho trẻ đứng vòng quanh vừa quan sát và kết hợp hỏi trẻ về các đồ chơi: Đây là đồ chơi gì? Nó có đặc điểm như thế nào? Con có nhận xét về đồ chơi này? Đồ chơi này chơi như thế nào? - Hướng dẫn và giáo dục trẻ cách chơi an toàn * Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi: + Cách chơi: Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát. “Mèo đuổi chuột. Mời bạn ra đây. Tay nắm chặt tay. Đứng thành vòng rộng. Chuột luồn lỗ hổng. Mèo chạy đằng sau. Thế rồi chú chuột. lại đóng vai mèo. Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột”. Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục. - Trẻ đứng vòng tròn chơi “ Mèo đuổi chuột”, cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi. Đảm bảo an toàn cho trẻ. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, tuyên dương trẻ chơi tốt. * Chơi tự chọn. - Cô giới hạn khu vực chơi và phát đồ chơi mang theo cho trẻ. - Cho trẻ chơi theo ý thích, cô bao quát giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Nhắc nhở trẻ chơi an toàn, biết chờ đến lượt khi chơi đồ chơi ngoài trời. D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU. 1. Hướng dẫn trẻ làm quen Trò chơi vận động: Kéo co. - Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi: + Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. + Cách chơi: Chia trẻ làm hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một trẻ khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm sợi dây thừng và các trẻ khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô, tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. - Cho trẻ chơi: Cô bao quát, hướng dẫn động viên khuyến khích trẻ sau mỗi lần chơi. 2. Chơi tự chọn - Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ. 3. Trả trẻ - Trẻ biết giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng. - Cho trẻ tự tham gia vào các hoạt động mà trẻ yêu thích. - Nhắc nhở trẻ chào cô, bố, mẹ khi đến lớp và khi ra về. - Trao đổi với phụ huynh về một ngày hoạt động của trẻ. ********************************* Thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2017 A. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP. Làm quen đội hình đội ngũ theo tổ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết xếp hàng và ngồi theo tổ - Trẻ biết các bạn trong tổ của mình, biết xếp hàng theo đúng tổ của mình. - Rèn luyện kỷ năng giao tiếp, ôn một số bài hát và trò chơi mà trẻ biết - Trẻ biết thực hiện theo các hiệu lệnh về đội hình, đội ngũ của cô, của bạn - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức. - Trẻ biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động. II. CHUẨN BỊ: - Lớp học sạch sẽ, đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng đẹp mắt, sân rộng sạch sẽ an toàn III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - ổn định tổ chức - Cô và trẻ chơi trò chơi cùng trẻ trò chuyện các hoạt động của trẻ trước khi đến lớp 2. Hoạt động 2: Làm quen đội hình - Cô yêu cầu trẻ xếp hang dọc theo 4 tổ đúng vị trí cô yêu cầu, sau đó cô cùng trẻ cùng vừa đi vừa hát bài: “ Trường chúng cháu là trường mầm non”. - Cô yêu cầu trẻ xếp lại về hàng thành 4 tổ sau mỗi bài hát, sau đó cô cùng trẻ kiểm tra tổ bạn xem các bạn đã xếp hàng đúng chỗ của mình chưa. - Cô cho trẻ làm quen với các khẩu lệnh của cô: “ Các con đứng”, “ Nghiêm”, …. - Giáo dục trẻ phải biết giúp bạn bè trong lớp, trong tổ của mình, bạn lớn giúp bạn nhỏ và các bạn mới đến trường. biết trật tự trong quá trình hoạt động. 3.Hoạt động 3: Luyện tập cũng cố: - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: * Trò chơi 1: “Rồng rắn” - cô phổ biến cách chơi, luật chơi : - Cách chơi : cho một trẻ làm "thầy thuốc" đứng đối diện (hoặc ngồi) với những người làm "rồng rắn". Các trẻ khác túm đuôi áo nhau (hoặc tay ôm lưng nhau) thành " rồng rắn", tư thế này giúp trẻ cảm nhận các hướng của người khác. Trẻ đứng " rồng rắn" đi lượn vòng vèo, vừa đi vừa đọc đồng dao: Rồng rắn lên mây Có cây núc nắc Có nhà hiển binh Thầy thuốc có nhà hay không? Đến câu cuối cùng thì dừng lại trước mặt thay thuốc". "Rồng rắn" và "thầy thuốc" đối thoại nhau: - Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu? - Rồng rắn: rồng rắn đi lấy thuốc cho con - Thầy thuốc: con lên mấy? - Rồng rắn: con lên một - Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon - Rồng rắn: con lên hai - Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon - Rồng rắn: con lên ba - Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon - Rồng rắn: con lên bốn - Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon - Rồng rắn: con lên năm - Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon - Rồng rắn: con lên sáu - Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon - Rồng rắn: con lên bảy - Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon - Rồng rắn: con lên tám - Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon - Rồng rắn: con lên chín - Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon - Rồng rắn: con lên mười - Thầy thuốc: thuốc ngon vậy, xin khúc đầu - Rồng rắn: cùng xương cùng xẩu. - Thầy thuốc: xin khúc giữa. - Rồng rắn: cùng máu cùng me. - Thầy thuốc: xin khúc đuôi - Rồng rắn: tha hồ mà đuổi. "Thầy thuốc" đuổi bắt "rồng rắn", trẻ đứng đầu dang tay cản "thầy thuốc", " Thầy thuốc" tìm mọi cách để bắt được " khúc đuôi" (trẻ cuối cùng). - Luật chơi : Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi thì bạn khúc đuôi bị loại khỏi cuộc chơi. Trò chơi lại bắt đầu cứ chơi như thế đến khi rồng rắn ngắn dần vì mất bạn chơi. Nếu " rồng rắn" bị đứt khúc hoặc bị ngã thì cũng bị thua. - Tổ chức trẻ chơi theo nhóm từ 5-7 bạn chơi. * Kết thúc hoạt động: - Cũng cố, nhận xét, tuyên dương. B. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI THEO CÁC GÓC: - Tổ chức theo kế hoạch chủ đề, nâng cao kĩ năng ở góc phân vai - Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi ở các góc - Tổ chức cho trẻ hoạt động theo kế hoạch của chủ đề - Bao quát nhắc nhở trẻ trong khi chơi - Khuyến khích động viên trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, phối kết hợp cùng với các nhóm chơi khác. C. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI. * Quan sát có mục đích: Quan sát nhà bếp. * Trò chơi vận động: Kéo co. * Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có sẵn trên sân trường và chơi với vòng, bóng. 1. Chuẩn bị. - Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, bằng phẳng, an toàn. - Trang phục: Gọn gàng, dễ vận động. - Đồ dung, đồ chơi: Một số đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo: Chạc, bóng, vòng 2. Tiến hành 1. Quan sát có mục đích: Quan sát nhà bếp. - Cô giới thiệu nhà bếp là nơi chế biến món ăn, nấu các món ăn... - Cô hỏi trẻ về các dụng cụ, đồ dùng có trong nhà bếp. + Các cháu biết trong nhà bếp có những đồ dùng, dụng cụ nào? + Những chiếc nồi, soong, chảo… trong bếp như thế nào so với soong, chảo ở nhà chúng ta? - Cô hướng dẫn trẻ quan sát công việc của các cô các bác nhà bếp khi nấu các món ăn. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng các bác làm trong nhà bếp. 2. Trò chơi vận động: Kéo co. - Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi: + Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. + Cách chơi: Chia trẻ làm hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một trẻ khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm sợi dây thừng và các trẻ khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô, tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. - Cho trẻ chơi( 3-4 lần): Cô bao quát, hướng dẫn động viên khuyến khích trẻ sau mỗi lần chơi. 3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có sẵn trên sân trường và chơi với vòng, bóng. - Cô giới thiệu khu vực chơi, giới thiệu đồ chơi, phân khu vực chơi cho từng nhóm trẻ và cho trẻ chơi. - Khi trẻ chơi cô quan sát, theo dừi để đảm bảo an toàn cho trẻ . - Cô cùng chơi với trẻ. D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU. 1. Ôn các số đã học qua trò chơi: Tìm số 1,2,3,4,5 - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi: + Cách chơi: Trẻ chọn các số trong các ký hiệu của trẻ mà cô giáo đã ghi trên tờ giấy. Cô dành thời gian cho trẻ đếm số trong từ của bạn và nhận biết mặt các chữ số1,2,3,4 đó. Sau đó, cô gọi từng trẻ lên nói tên các số có trong giấy của bạn và đọc các chữ số đó. - Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần. 2. Chơi tự chọn - Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ. 3. Trả trẻ - Trẻ biết giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng. - Cho trẻ tự tham gia vào các hoạt động mà trẻ yêu thích. - Nhắc nhở trẻ chào cô, bố, mẹ khi đến lớp và khi ra về. - Trao đổi với phụ huynh về một ngày hoạt động của trẻ. *************************************** Thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2017 A. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Làm quen với các kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết một số quy định của lớp. - Trẻ có nhận thức ban đầu về một số việc tự phục vụ: tự thực hiện một số công việc vệ sinh cá nhân như: Đi vệ sinh, lau miệng, rửa tay, uống nước, cất đồ dùng cá nhân... -Trẻ gọi đúng tên và sử dụng đúng công dụng của một số đồ dùng đồ chơi trong lớp học. - Trẻ biết xếp các đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định theo sự hướng dẫn của cô. - Rèn luyện kỷ năng quan sát, lắng nghe, sự khéo léo tự treo đặt đồ dùng cá nhân. - Trẻ vui tươi vào lớp, tham gia vui chơi cùng các bạn. II. CHUẨN BỊ: - Lớp học sạch sẽ, đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng đẹp mắt, các giá móc, treo, đặt đồ dùng của trẻ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - ổn định tổ chức - Cô cùng trẻ hát bài “Cháu đi mẫu giáo”. Cùng trẻ trò chuyện các hoạt động của trẻ khi đến lớp. 2. Hoạt động 2: Làm quen với các kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp - Cô dạy trẻ một số quy định của lớp học: Đến lớp chào tạm biệt bố mẹ, chào cô giáo, để đồ dùng cá nhân của mình đúng nơi mà cô giáo đã quy định, sau đó cùng chơi với các bạn, khi có hiệu lệnh của cô phải nhanh chóng tập trung và làm theo yêu cầu của cô, trong các hoạt động không nói chuyện riêng tích cực tham gia các hoạt đông, khi muốn nói, trả lời thì phải giơ tay, khi muốn ra ngoài thì phải xin phép cô... - Trò chuyện với trẻ về các đồ dùng, đồ chơi trong lớp. - Cô dẫn trẻ đến từng góc, phòng để đồ. Hướng dẫn trẻ cách sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp. - Cho trẻ quan sát hình ảnh thực hiện sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp. 3. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập cũng cố: - Cô yêu cầu trẻ thực hiện lại các quy định trên * Kết thúc hoạt động: - Cũng cố, nhận xét, tuyên dương. B. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI THEO CÁC GÓC: - Tổ chức theo kế hoạch chủ đề, nâng cao kĩ năng ở góc sách truyện. - Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi ở các góc - Tổ chức cho trẻ hoạt động theo kế hoạch của chủ đề - Bao quát nhắc nhở trẻ trong khi chơi - Khuyến khích động viên trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, phối kết hợp cùng với các nhóm chơi khác. C. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI. * Hoạt động có mục đích: Quan sát bầu trời, quang cảnh mùa thu. * Trò chơi vận động: Ném bóng qua dây. * Chơi tự do. 1. Chuẩn bị: -Địa điểm: Sân rộng bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. -Trang phục: Cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động. -Đồ chơi: dây, bóng, dây, một số đồ chơi ngoài trời. 2. Cách tiến hành: -Trước khi ra ngoài trời cô cho trẻ ăn mặc quần áo gọn gàng, phù hợp với thời tiết, đi giày, dép và đi thành 2 hàng. - Cô nói rõ địa điểm, mục đích của buổi đi dạo: Quan sát bầu trời và quang cảnh của mùa thu. Cô nhắc nhở trẻ 1 số qui định khi đi dạo: không được chạy lộnxộn, xô đẩy nhau, đi theo hàng, không được hái hoa, bẻ cành, khi nghe hiệu lệnh của cô phải tập trung lại. * Hoạt động có mục đích: Quan sát bầu trời, quang cảnh mùa thu. +Các con biết là ở miền bắc chúng mình có mấy mùa? Đó là những mùa nào? - Cô giới thiệu cho trẻ nghe về các mùa. +Bây giờ đang là mùa gì? => Các con hãy quan sát xem bầu trời, cây cỏ, thời tiết của mùa thu có đặc điểm như thế nào nhé. - Trong quá trình quan sát cô đặt các câu hỏi để thu hút sự chú ý của trẻ: + Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? có cao và trong xanh không? + Thời tiết thì như thế nào? (nóng lạnh hay mát mẻ?) Các con thấy có dễ chịu không? Con có thích thời tiết của mùa thu không? + Cây cối trong mùa thu như thế nào? ... => Cô khái quát lại đặc điểm thời tiết, khí hậu, quang cảnh của mùa thu. * Trò chơi vận động: Ném bóng qua dây. Cô hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi sau đó tổ chức cho trẻ chơi. - Cách chơi: Trẻ cầm bóng trên tay, theo hiệu lệnh của cô, trẻ ném bóng qua dây. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ chạy lại nhặt bóng để vào rổ và đi về cuối hàng. - Cô bao quát, giúp đỡ trẻ chơi khi cần thiết. - Tổ chức cho trẻ chơi 3 lần. * Chơi tự do. -Cô giới hạn khu vực chơi. - Khi trẻ chơi cô bao quát chung để đảm bảo an toàn cho trẻ. - Cô nói rõ địa điểm, mục đích của hoạt động và nhắc nhở trẻ 1 số qui định khi tham gia hoạt động: không được chạy lộn xộn, xô đẩy nhau. D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU. I. Vệ sinh các góc chơi. 1.Mục đích- yêu cầu: - Luyện tập thói quen dọn dẹp đồ dùng đồ chơi gọn gàng. - Trẻ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, hiểu được ý nghĩa của công việc và hào hứng tham gia. 2. Chuẩn bị: Khăn, chổi lông, chậu nước, bao tay, thau, sọt rác.. 4. Tiến hành: + Cô giới thiệu họat động và phân công công việc cho các nhóm. + Trẻ thực hiện, cô theo dõi hướng dẫn và giúp đỡ trẻ kịp thời. - Trò chuyện để trẻ thấy được ý nghĩa của việc gĩư gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi. + Kết thúc: Nhận xét – tuyên dương những trẻ hoàn thành tốt công việc và thm gia tích cực, nhắc nhở những trẻ chưa nghiêm túc khi thực hiện. 2. Chơi tự chọn - Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ. 3. Hoạt động nêu gương, trả trẻ: - Cô yêu cầu trẻ kể những hoạt động mà trẻ đã thực hiện trong ngày và nêu lên những công việc tốt lời nói hay của mình và bạn đã thực hiện được trong ngày. Cô và trẻ công nhận tuyên dương. - Giáo dục trẻ biết làm việc tốt, lời nói hay. - Cắm cờ: Cô tặng cờ cho trẻ và tuyên dương. * Trả trẻ: Cô dặn trẻ: - Chào hỏi khi ra về, về đến nhà, trước khi ăn, vệ sinh thân thể, lễ phép, trước khi đi ngủ và ngày mai làm gì trước khi đến trường. - Cho trẻ chơi tự do, cô quan sát trẻ chơi cho đến khi có bố mẹ đến đón.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan