Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Ngư nghiệp kế hoạch khảo soát môi trường biển Hải Phòng - Quảng Ninh...

Tài liệu kế hoạch khảo soát môi trường biển Hải Phòng - Quảng Ninh

.PDF
109
499
124

Mô tả:

Chúng ta đang sống trong thời đại mà biến đổi khí hậu và khủng hoảng môi trường đã trở thành những vấn đề được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện truyền thông. Không chỉ vậy, vấn đề bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững được ưu tiên đưa vào hoạt động của các cấp từ chính phủ, doanh nghiệp, trường học đến cộng đồng dân cư. Những nỗ lực này sẽ chỉ có hiệu quả khi những cá nhân trong cộng đồng cùng chung tay hành động và hướng đến phát triển bền vững. Trong khuôn khổ dự án “Hợp tác hỗ trợ và phát triển giáo dục không chính thức và không chính quy nhằm vận động lối sống sinh thái, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu tại các trường đại học Việt Nam và Lào”, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) với sự hỗ trợ từ Rosa Luxemburg Stiftung Văn phòng Đông Nam Á bước đầu xây dựng bộ công cụ giáo dục và truyền thông về lối sống sinh thái thân thiện với môi trường cho đối tượng thanh niên. Lối sống sinh thái được giới thiệu đến các bạn trẻ thông qua nhiều hình thức như cuộc thi, tập huấn, trải nghiệm thực tế… với mong muốn đưa đến đầy đủ thông tin kiến thức một cách bổ ích và hấp dẫn nhất hướng đến mục đích cuối cùng là xây dựng mạng lưới giới trẻ cùng thực hiện lối sống sinh thái trong công việc, học tập cũng như cuộc sống hằng ngày. Tài liệu “Sách hướng dẫn về lối sống sinh thái” được biên soạn nhằm đưa đến cho các bạn trẻ những gợi ý cụ thể và thực tế hơn về các hành động bền vững có thể thực hiện trong gia đình, tại trường học cũng như nơi làm việc. Nhóm biên soạn mong nhận được những nhận xét góp ý của các tổ chức và cá nhân để tài liệu được hoàn thiện và phổ biến rộng rãi hơn trong thời gian tới.
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN Dự án : Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động kinh tế - xã hội vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng, Đà Nẵng Quảng Nam và Bà Rịa Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN KHU VỰC QUẢNG NINH – HẢI PHÒNG (Dự thảo) HÀ NỘI, NĂM 2013 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG BIỂN Dự án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động kinh tế - xã hội vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng, Đà Nẵng - Quảng Nam và Bà Rịa Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN KHU VỰC QUẢNG NINH – HẢI PHÒNG Đơn vị thực hiện: Cục Điều tra và Kiểm soát tài nguyên – môi trường biển HÀ NỘI, NĂM 2013 i CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD : Nhu cầu ô xy sinh học BVMT : Bảo vệ Môi trường Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ KH&CN : Bộ Khoa học và Công nghệ BT : Bảo tồn CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn ĐTM : Đánh giá tác động môi trường HCBVTV : Hóa chất bảo vệ thực vật ISO : Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế KCN : Khu công nghiệp KSON : Kiểm soát ô nhiễm KHHĐ : Kế hoạch hành động KHQGKSON : Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm KTXH Kinh tế-xã hội : KHQGKSONB : Kế hoạch Quốc gia Kiểm soát ô nhiễm PEMSEA Chương trình Đối tác Khu vực về Quản lý : Môi trường các biển Đông Á PTBV : Phát triển bền vững QA/QC : Đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng QTMTQG : Quan trắc môi trường quốc gia QLTH : Quản lý tổng hợp QPPL : Quy phạm pháp luật QLTHĐB : Quản lý Tổng hợp Đới bờ TN&MT : Tài nguyên và môi trường TSS : Tổng lượng chất rắn lơ lửng TCCP : Tiêu chuẩn cho phép UBND : Uỷ ban Nhân dân UNEP : Chương trình Môi trường Liên hợp quốc ii MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................................................ii DANH MỤC HÌNH .........................................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................................vii GIỚI THIỆU KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT Ô NHIỄM BIỂN KHU VỰC QUẢNG NINH – HẢI PHÒNG ......................................................................................................................1 Quá trình xây dựng Kế hoạch........................................................................................................4 Phương pháp xây dựng.....................................................................................................4 Tổ chức thực hiện xây dựng Kế hoạch .........................................................................5 PHẦN I. THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT Ô NHIỄM BIỂN KHU VỰC QUẢNG NINH - HẢI PHÒNG ĐẾN 2020 ...........................................................................................................................9 1.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực .......................................................................................9 1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................9 1.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................................10 1.1.3. Chế độ thuỷ, hải văn.........................................................................................12 1.1.4. Khí hậu, biến đổi khí hậu ................................................................................14 1.2. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội Khu vực ................................................15 1.2.1. Đặc điểm dân số ................................................................................................15 1.2.2. Các hoạt động phát triển kinh tế ...................................................................17 1.2.3. Định hướng phát triển kinh tế của Khu vực đến 2020 ............................22 1.3. Hiện trạng và tiềm năng ô nhiễm môi trường biển của Khu vực.....................23 1.3.1. Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ ...................................................23 1.3.2. Thực trạng các hệ sinh thái biển ...................................................................29 1.3.3. Các nguồn, tiềm năng gây ô nhiễm môi trường biển của khu vực .......34 1.3.4. Xác định các vấn đề ô nhiễm biển chính của khu vực .............................48 1.4. Đánh giá thực trạng công tác Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển của khu vực .....................................................................................................................................................49 1.4.1. Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến KSONB khu vực 49 1.4.2. Tổ chức triển khai KSONB trên thực tế ......................................................53 1.5. Nhu cầu triển khai và tăng cường hoạt động KSONB khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng ........................................................................................................................................61 1.6. Các kế hoạch, chương trình, dự án liên quan hiện có...........................................62 1.7. Kinh nghiệm quốc tế về KSONB cấp liên tỉnh, liên vùng .................................62 iii PHẦN II.KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT Ô NHIỂM BIỂN KHU VỰC QUẢNG NINH - HẢI 2.1. Căn cứ pháp lý xây dựng Kế hoạch .............................................................................65 2.2. Quan điểm chỉ đạo ..............................................................................................................66 2.3. Tầm nhìn, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể .............................................................66 2.4. Phạm vi Kế hoạch ...............................................................................................................68 2.5. Đề xuất các dự án /kế hoạch hành động KSONB ..................................................68 2.5.1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách, luật pháp và cơ cấu tổ chức .......68 2.5.2. Tăng cường công tác điều tra cơ bản về chất lượng môi trường biển, xây dựng hệ thống thông tin môi trường tổng hợp của khu vực phục vụ kiểm soát ô nhiễm biển ..........................................................................................................69 2.5.3. Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm biển có nguồn gốc từ đất liền, chủ yếu từ các hệ thống sông và từ các khu đô thị, khu công nghiệp, khu khai thác khoáng sản ven biển ............................................................................................70 2.5.4. Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm biển có nguồn gốc từ biển, chú trọng ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm biển do dầu do các phương tiện vận tải, khai thác hải sản, du lịch bằng tàu thuyền và các sự cố tràn dầu ............72 2.5.5. Đào tạo, nâng cao năng lực cho các cấp quản lý, tăng cường hoạt động thanh tra trên biển khu vực ..............................................................................73 2.5.6. Thúc đẩy hợp tác quốc tế và khu vực ...........................................................74 2.6. Lựa chọn các dự án, hành động ưu tiên .....................................................................75 2.6.1. Các tiêu chí lựa chọn ưu tiên .........................................................................75 2.6.2. Đề xuất các Kế hoạch hành động ưu tiên ...................................................77 2.7. Giải pháp thực hiện ............................................................................................................92 2.7.1. Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về BVMT ........................................92 2.7.2. Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho KSONB ..............92 2.7.3. Áp dụng các công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật .........................................92 2.7.4. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng nhân dân vùng ven biển ...............................................................................................93 2.7.5. Giải pháp quy hoạch ........................................................................................94 2.8. Tổ chức thực hiện Kế hoạch ...........................................................................................94 2.8.1. Cơ chế thực hiện ...............................................................................................94 2.8.2. Phân công thực hiện .........................................................................................95 2.8.3. Dự kiến tài chính cho các dự án, hành động đề xuất ..............................96 2.9. Giám sát/đánh giá thực hiện Kế hoạch .......................................................................97 iv 2.9.1. Giám sát thực hiện Kế hoạch- các tiêu chí giám sát ...............................97 2.9.2. Đánh giá, báo cáo, điều chỉnh Kế hoạch ....................................................97 Kết luận, kiến nghị ...........................................................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................99 v DANH MỤC HÌNH Hình 1. Quy trình xây dựng Kế hoạch KSONB khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng Hình 2. Khung cấu trúc Kế hoạch KSONB Hình 3. Khu vực biển Quảng Ninh – Hải Phòng Hình 4. Tổng sản phẩm quốc nội của Quảng Ninh 2005-2011 Hình 5. Tổng sản phẩm quốc nội của TP Hải Phòng 2005-2011 Hình 6. Hàm lượng TSS tại các điểm quan trắc nước biển khu vực Quảng Ninh 2002-2011 (mùa khô) Hình 7. Hàm lượng TSS tại các điểm quan trắc nước biển khu vực Quảng Ninh 2002-2011 (mùa mưa) Hình 8. Hàm lượng dầu tại các điểm quan trắc biển Quảng Ninh –2002-2011 (mùa khô) Hình 9. Hàm lượng dầu tại các điểm quan trắc biển Quảng Ninh –2002-2011 (mùa mưa) Hình 10. Hàm lượng dầu tại các điểm quan trắc biển khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng 2004-2011 Hình 11. Hàm lượng TSS tại các điểm quan trắc biển khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng 2005-2011 Hình 12 . Sự phân bố thảm cỏ biển ở Việt Nam Hình 13. Diễn biến tình trạng rạn san hô Hình 14. Tỷ lệ đóng góp COD từ các nguồn vào vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh Hình 15. Tỷ lệ đóng góp BOD từ các nguồn vào vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh Hình 16. Tỷ lệ đóng góp N-T từ các nguồn vào vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh Hình 17. Tỷ lệ đóng góp N-P từ các nguồn vào vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh Hình 18. Tỷ lệ đóng góp TSS từ các nguồn vào vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh 6 7 9 18 18 24 25 25 26 29 29 32 33 46 46 46 46 47 vi DANH MỤC BẢNG Nội dung Trang Bảng 1. Dân số và mật độ dân số vùng ven biển Quảng Ninh 15 Hải Phòng Bảng 2. Diện tích nuôi trồng thủy sản của Quảng Ninh – Hải 20 Phòng 2011 Bảng 3. Số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản của Quảng Ninh 21 2000-2011 Bảng 4. Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Quảng Ninh đến 2020 22 Bảng 5. Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Hải Phòng đến 2020 23 Bảng 6. Nước thải từ hoạt động khai thác than 38 Bảng 7. Tổng tải lượng ô nhiễm đưa vào biển từ các nguồn giai 45 đoạn 2008-2010 Bảng 8. Dự báo tổng tải lượng ô nhiễm đưa vào Vịnh Hạ Long từ 47 các khu vực năm 2020 Bảng 9. Bảng xét điểm ưu tiên thực hiện các Dự án/KHHĐ Bảng 10. Các nhiệm vụ /KHHĐ ưu tiên đề xuất 75 77 vii GIỚI THIỆU KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT Ô NHIỄM BIỂN KHU VỰC QUẢNG NINH – HẢI PHÒNG Khu vực Quảng ninh - Hải Phòng có vùng biển tương đối rộng lớn với bờ biển dài trên 350 km từ cửa sông Thái Bình tới Trà Cổ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam. Các huyện, thị ven biển của Quảng ninh bao gồm: Quảng Yên, Tiên Yên, Vân Đồn, Hoành Bồ, Cô Tô, Quảng Hà, thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và thị xã Móng Cái với dân số là 854.311 người chiếm khoảng 72,8 % dân số toàn tỉnh. Các quận, huyện, thị ven biển của Hải Phòng gồm: Thuỷ Nguyên, Hải An, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Cát Hải, đảo Bạch Long Vĩ và thị xã Đồ Sơn với dân số là 903.710 người chiếm khoảng 48% dân số Thành phố Hải Phòng. Khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng có khu di sản thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long, có Vịnh Bái Tử Long, đảo Cát Bà cùng hàng ngàn đảo lớn nhỏ, tạo nên vùng biển có kỳ quan đẹp có một không hai trên thế giới. Vùng biển Khu vực có đa dạng sinh học phong phú, giàu tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hoá và lịch sử, thích hợp phát triển các ngành kinh tế dựa vào biển, đặc biệt là ngành du lịch biển đảo. Hiện tại và trong tương lai, Khu vực này vẫn là vùng du lịch quan trọng cấp quốc gia và quốc tế. Những năm gần đây, hoạt động phát triển kinh tế xã hội và phát triển đô thị diễn ra mạnh mẽ nhờ vào vị thế của Khu vực. Trong đó phát triển về công nghiệp khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng; phát triển về cảng biển và hoạt động giao thông vận tải biển; hoạt động khai thác, nuôi trồng hải sản trên biển và vùng ven biển và các hoạt động du lịch,… đã đóng góp lớn vào sự phát triển chung của đất nước và của Khu vực nhưng đồng thời cũng tạo ra áp lực ngày càng lớn đối với môi trường biển. Các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền tải ra biển của khu vực được đánh giá chiếm khoảng 60-70% tổng thải lượng chất ô nhiễm. Còn lại là các nguồn từ biển do các hoạt động trực tiếp trên biển như tàu thuyền vận tải, khai thác hải sản, du lịch và các hoạt động của ngư dân, của khách du lịch tham quan trên biển. Với áp lực ngày càng tăng, một số khu vực trên vùng biển đã có biểu hiện ô nhiễm và ngày càng gia tăng do chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, kim loại nặng, coliform và dầu mỡ, đặc biệt tại các khu vực có khai thác khoáng sản (than) và vật liệu xây dựng (cả ở Quảng Ninh và Hải Phòng), khu vực chế 1 biến hải sản, khu nuôi trồng hải sản, khu cảng cá và cảng vận tải,… Nước biển khu vực Di sản Vịnh Hạ Long cũng đã có biểu hiện ô nhiễm do dầu mỡ. Các hệ sinh thái đặc thù trên biển khu vực cũng đã bị suy thoái và suy giảm đa dạng sinh học (rừng ngập mặn, san hô, thảm cỏ biển, bãi ngập triều,…) mà nguyên nhân một phần cũng do ô nhiễm biển gây ra. Những rủi ro đối với hệ sinh thái và con người do các chất ô nhiễm trong môi trường biển là hiện hữu, đòi hỏi phải có những nỗ lực trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, bảo tồn các giá trị tự nhiên của khu vực và đảm bảo phát triển bền vững. Với mục tiêu bảo vệ môi trường biển và phát triển bền vững các vùng biển của Khu vực, nhu cầu đặt ra là phải kiểm soát được các nguồn gây ô nhiễm biển, trong đó đặc biệt chú trọng đến các nguồn từ lục địa và các nguồn từ biển. Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 của các tỉnh Hải Phòng và Quảng Ninh mới chỉ tập trung giải quyết các vấn đề ô nhiễm trên đất liền và một số vùng duyên hải, nhưng nhiều nhiệm vụ liên quan kiểm soát ô nhiễm trên biển chưa được chú trọng hoặc chưa được cụ thể hoá, như việc kiểm tra, giám sát việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đối với tàu, thuyền, cơ sở, công trình khai thác khoáng sản ven biển và kiểm soát, xử lý việc xả, thải bất hợp pháp trên biển,… Việc kiểm soát ô nhiễm hiện nay thường tổ chức thực hiện theo từng địa phương và chưa kết nối hai tỉnh liền kề giáp biển với nhau, chưa chú trọng đến kiểm soát ô nhiễm biển nên hiệu quả chưa cao vì ảnh hưởng ô nhiễm trên biển khác hẳn trên đất liền do tính chất lan toả, do dòng chảy, gió nên ảnh hưởng rộng, không những chỉ trên khu vực biển của địa phương mà còn lan toả sang địa phương khác, khu vực khác, thậm chí là ảnh hưởng đến các quốc gia liền kề như sự cố tràn dầu năm 2007, xả thải nước ballást mang từ vùng này sang vùng khác,.... Mặt khác, các tỉnh chưa xây dựng Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm biển của tỉnh và cũng chưa xây dựng Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm biển theo khu vực/vùng để thực sự bảo đảm việc bảo vệ môi trường biển, góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển của Việt Nam. Việc chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ, việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý, lực lượng thực thi luật pháp trên biển, lực lượng tham gia kiểm 2 soát ô nhiễm biển của các Bộ, ngành, địa phương chưa gắn kết chặt chẽ, còn nhiều bất cập do trên biển liên quan nhiều cơ quan quản lý khác nhau. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình quản lý kiểm soát ô nhiễm biển hoàn toàn thụ động và không thường xuyên, do còn thiếu các quy định một cách cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của họ nên chưa tận dụng được kiến thức bản địa, lợi ích, nguyện vọng và công việc của chính họ. Lôi cuốn cộng đồng địa phương tham gia vào quản lý tài nguyên biển chính là góp phần thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ để tăng cường dân chủ ở cơ sở theo nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Đây là một trong những giải pháp trong việc xã hội hoá hoạt động quản lý kiểm soát ô nhiễm biển. Ở cấp Trung ương, hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổng cục Môi trường) và ở cấp địa phương trong Sở TN&MT (Chi cục BVMT và Chi cục Biển và Hải đảo) với nhau và với các cơ quan chuyên môn khác liên quan đến nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm biển ở trung ương và địa phương và nhất là với các lực lượng tham gia BVMT trên biển chưa được làm rõ. Hiện tại, Hải Phòng và Quảng Ninh cũng đã xây dựng Kế hoạch và Quy hoạch BVMT của tỉnh mình đến 2020, trong đó đã chú trọng và có một số kế hoạch hành động nhằm bảo vệ môi trường biển. Tuy nhiên các Kế hoạch và quy hoạch này chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải, chưa chú trọng đến các hoạt động điều phối, hợp tác trong giải quyết các vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới, liên địa phương như ô nhiễm biển do sông lan truyền ra biển, các sự cố môi trường (tràn dầu, thiên tai, biến đổi khí hậu), các hoạt động thanh tra, kiểm tra trên biển,… Vì vậy việc triển khai xây dựng Kế hoạch Kiểm soát ô nhiễm biển cho khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng là vô cùng cần thiết, để có thể giải quyết được các vấn đề môi trường biển của khu vực này. Căn cứ pháp lý xây dựng Kế hoạch: • • Luật Bảo vệ môi trường, 2005 Nghị quyết số 09/NQ/TW, ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020; 3 • • • • Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Các Công ước quốc tế mà Việt nam tham gia như: Công ước MARPOL, CLC92; Quyết định số 120/QĐ-TCBHĐVN ngày 11 tháng 06 năm 2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam về việc phê duyệt dự án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động kinh tế - xã hội vùng biển Quảng Ninh-Hải Phòng, Đà Nẵng-Quảng Nam, Bà RịaVũng Tàu-TP. Hồ Chí Minh”. Kế hoạch Kiểm soát ô nhiễm biển khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng đặt ra mục tiêu chung là: Xác định các vấn đề ô nhiễm môi trường biển của khu vực và đưa ra các hành động nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm biển của Khu vực, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vùng biển khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng. Phạm vi không gian của Kế hoạch KSONB Khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng : Về phần đất liền, bao gồm toàn bộ các quận/huyện giáp biển của tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hải Phòng. Về phía biển, gồm toàn bộ vùng biển thuộc phạm vi quản lý của hai tỉnh Thành phố, trong đó chú trọng vùng biển ven bờ, là nơi cần tập trung quan tâm giải quyết các vấn đề ô nhiễm biển do sử dụng, khai thác tài nguyên và chịu tác động tiêu cực của các ngành, địa phương. Vùng biển khơi, chủ yếu tập trung quan tâm giải quyết các vấn đề ô nhiễm biển do vận tải biển, đánh bắt xa bờ,…và các vấn đề về tài nguyên, môi trường mang tính liên quốc gia. Phạm vi thời gian: Kế hoạch được xây dựng và thực hiện đến 2020. Quá trình xây dựng Kế hoạch Phương pháp xây dựng - Thu thập, phân tích, kế thừa các thông tin có liên quan đến môi trường biển tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng. 4 - Thu thập, phân tích, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học, các dự án quốc tế có liên quan tại Tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng. - Nghiên cứu các tài liệu về pháp luật, các chính sách, các qui định và các chương trình hành động ưu tiên bảo vệ môi trường quốc gia để áp dụng cho tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng. - Phương pháp hội thảo, chuyên gia, phân tích và thảo luận – đã tổ chức hai hội thảo tại Hà Nội và Quảng Ninh nhằm thảo luận, lấy ý kiến các chuyên gia ở Trung ương và địa phương và các bên liên quan để hoàn thiện về cấu trúc và nội dung Kế hoạch KSONB khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng. - Phương pháp điều tra xã hội học nhằm tìm ra các vấn đề môi trường liên quan đến biển khu vực. Tổ chức thực hiện xây dựng Kế hoạch - Thành lập nhóm xây dựng Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm biển khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng. - Xác định quy trình xây dựng và khung cấu trúc Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm biển khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng. (Hình 1 và Hình 2). - Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu, dữ liệu liên quan về điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng. + Thu thập, tổng hợp các tài liệu về điều kiện tự nhiên. + Thu thập, tổng hợp các tài liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội. + Thu thập, tổng hợp số liệu quan trắc và giám sát chất lượng môi trường. + Thu thập, tổng hợp số liệu về công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường Tỉnh (tổ chức, kiểm tra, kiểm soát, quan trắc...). + Thu thập số liệu về hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường. + Thu thập các bản đồ, sơ đồ sẵn có (bản đồ hành chính; bản đồ, sơ đồ hiện trạng chất lượng môi trường, bản đồ quy hoạch bảo vệ môi trường,...). 5 - Nghiên cứu xây dựng các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm biển của khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng. Hình 1. Quy trình xây dựng Kế hoạch KSONB khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng Thu thập số liệu Củng cố số liệu Nhóm xâydựng Kế hoạch Các ban, ngành, cơ quan, cộng đồng Xây dựng cấu trúc Kế hoạch Phác thảo Kế hoạch Chuyên gia Hoàn thiện Kế hoạch Hội thảo Địa phương Hội thảo TW các bên liên quan mở rộng Họp Chuyên gia Ban Điều phối UBND Tỉnh QN, HP Phê chuẩn Kế hoạch 6 Hình 2. Khung cấu trúc Kế hoạch KSONB Rà soát các văn bản pháp quy và thực trạng về KSON biển cấp trung ương và địa phương Rà soát các vấn đề / rủi ro môi trường biển của Tỉnh, TP Xây dựng mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể để giải quyết các vấn đề, rủi ro môi trường đã xác định Rà soát các chương trình / kế hoạch liên quan đang thực hiện hoặc đã được duyệt Đề xuất các kế hoạch hành động trên cơ sở mục tiêu đã xác định Sắp xếp ưu tiên kế hoạch hành động theo năng lực thực hiện của địa phương Lựa chọn và cụ thể hóa các KHHĐ ưu tiên ngắn, trung, dài hạn Các giải pháp thực hiện Kế hoạch Kế hoạch Các bước xây dựng Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm biển như sau: • Bước 1: Rà soát văn bản pháp quy và thực trạng công tác KSON biển cấp trung ương và địa phương. • Bước 2: Xác định các rủi ro / vấn đề môi trường biển ưu tiên để xác định các lĩnh vực quản lý ưu tiên trong Kế hoạch KSONB. • Bước 3: Đề xuất các mục tiêu / giải pháp KSON nhằm giải quyết các vấn đề / rủi ro môi trường. • Bước 4: Rà soát các chương trình / dự án / đề tài đã và đang được triển khai tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng. • Bước 5: Đề xuất các nhiệm vụ, KHHĐ, các giải pháp thực hiện KSONB 7 • Bước 6: Đánh giá ưu tiên các KHHĐ trên cơ sở năng lực của địa phương (tài chính, nhân lực, kỹ thuật, các tiêu chí khác). • Bước 7: Danh mục các hành động ưu tiên ngắn hạn, trung hạn, dài hạn (phác thảo Kế hoạch). Nội dung Kế hoạch đề xuất Các Kế hoạch đề xuất dựa trên cơ sở phân tích các vấn đề ô nhiễm biển của khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng, năng lực thực hiện và khả năng lồng ghép với các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án hiện đã được phê duyệt đến 2020 liên quan đến môi trường biển của hai tỉnh và thành phố. Các Kế hoạch hành động và nội dung chính được trình bày trong bảng 10 của Bản Dự thảo Kế hoạch này. 8 PHẦN I. THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT Ô NHIỄM BIỂN KHU VỰC QUẢNG NINH - HẢI PHÒNG ĐẾN 2020 1.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực 1.1.1. Vị trí địa lý Vùng biển khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng nằm phía Tây vịnh Bắc Bộ. Phía bắc giáp vùng biển của Trung Quốc, phía nam giáp vùng biển tỉnh Thái Bình. Bờ biển có hướng Đông bắc - Tây nam và nằm trong vị trí có toạ độ 20o40'N - 21o40'N và 106o30'E - 108000'E. Hình 3. Khu vực biển Quảng Ninh – Hải Phòng 9 1.1.2. Địa hình, địa mạo 1 a. Địa hình Địa hình bờ biển Hải Phòng-Quảng Ninh phát triển trên nền cấu trúc địa chất thuộc miền uốn nếp Caledonit Katazia và miền trũng chồng Mênôzôi Kainôzôi Hà Nội. Đặc điểm địa hình bờ biển Quảng Ninh về phía lục địa là vùng núi thấp và vùng đồi bát úp. Vùng núi thấp được cấu tạo bởi đá cứng, tuổi chủ yếu là giới Mênôzôi, bao gồm hệ tầng Trias chứa than Hòn Gai, hệ tầng Jura Hà Cối và giới Palezôi thuộc hệ tầng đá vôi Cacbon-Pecmi, hệ tầng tấn mài. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng bờ biển từ Quảng Yên đến Hòn Gai-Cẩm Phả. Địa hình đồi bát úp được cấu tạo bởi đất đá tuổi Jura Hà Cối. Chúng phân bố từ Tiên Yên - Đầm Hà đến Móng Cái. Địa hình bờ biển Hải Phòng chủ yếu là đồng bằng tích tụ, bằng phẳng, cấu tạo bờ là đất đá bở rời đệ tứ, nguồn gốc sông-biển và sông biển-đầm lầy hỗn hợp. Phân cách giữa đồng bằng bồn trũng Hải Phòng với đồng bằng Thái bình là Bán đảo Đồ Sơn, cấu tạo bờ bằng đá cứng thuộc hệ tầng Đồ Sơn. Bờ biển khúc khuỷu, bị phân cắt bởi hệ thống sông suối dày đặc. Các sông suối ở bờ biển Quảng Ninh ngắn và dốc, lưu lượng nhỏ. Tiêu biểu cho các sông suối Khu vực này là sông Ka long, Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Mông Dương. Các cửa sông ở bờ biển đồng bằng Hải Phòng thường rộng và có nhiều bãi triều, dạng hình phễu (estuary) như cửa Văn Úc và châu thổ (delta) như các Cửa Lạch Huyện, Nam Triệu, Cửa Cấm. b. Các kiểu bờ biển - Bờ biển vụng vịnh - Đanmát. Kiểu bờ này có các đảo dài ven bờ và song song với đường bờ. Các đảo dài tạo với bờ thành các vụng vịnh tương đối kín. Chúng phân bố từ bờ biển Móng Cái đến Cửa Ông. - Bờ biển karst nhiệt đới núi sót. Kiểu bờ này đặc trưng bởi các vịnh có hàng nghìn hòn đảo đá vôi lớn nhỏ khác nhau. Đó là các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long. Chúng phân bố từ bờ biển Cửa Ông đến Bãi Cháy. Các bờ biển và hải đảo thường có sườn dốc vách dốc đứng. Các đảo có độ cao 25m, 50m, 70m, 150 và 200m. Trên một số đảo và bờ biển còn xuất hiện 1 Phạm Văn Ninh và nnk: Cơ sở Khoa học lập Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng 10 một số hang động karst và ngấn nước biển cổ. Vịnh Hạ Long với vô số đảo và hang động kỳ thú, đã được UNESCO công nhận là di sản Thiên nhiên Thế giới. - Bờ biển cửa sông hình phễu (estuary). Bờ biển kiểu này được phát triển trên bờ biển của bồn trũng Hải Phòng. Cửa sông rộng hình phễu. Các bãi triều phát triển và rộng. Có nhiều rạch triều dày đặc, chằng chịt và bãi triều rộng. - Bờ biển kiểu cửa sông delta. Bờ biển kiểu này phân bố chủ yếu ở nam Đồ Sơn Hải Phòng. Đặc trưng vùng cửa sông và mép cửa phát triển các cồn cát. Đó là các cửa sông Văn úc, Thái Bình. c) Các vụng vịnh ven biển Bờ biển Hải Phòng - Quảng Ninh có độ khúc khuỷu lớn, nhiều đảo ven bờ, kín gió, tạo ra nhiều vụng vịnh khác nhau, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển. - Các vụng vịnh bán kín do có các đảo dài chắn ngoài phía biển. Chúng thông ra biển bởi các eo biển Cửa Đại, Cửa Tiểu, Cửa Bò Vàng. Điển hình cho các vụng vịnh này là vịnh Móng Cái, Tiên Yên, Đầm Hà. Các vịnh này có bờ vịnh bất đối xứng. Bờ phía lục địa thoải, phát triển rừng ngập mặn. Bờ phía các đảo Vĩnh Thực, Cái Chiên, Bò Vàng thì dốc và không phát triển rừng ngập mặn. Đáy vịnh thường có đá ngầm. Trầm tích đáy là cát và bùn. - Vụng vịnh bán kín bởi nhiều đảo che chắn bên ngoài biển. Đây là các vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Các vịnh này thường sâu hơn và có bờ đảo đá vôi vách dốc đứng. Vịnh được hình thành trong quá trình bị nhấn chìm của vùng cánh đồng karst nhiệt đới vào cuối thời kỳ biển tiến Fladian. Đáy vịnh còn để lại các dấu ấn của các thung lũng karst cổ bị nhấn chìm. Các thung lũng karst cổ này có độ sâu 5-6m, đôi chỗ sâu đến 10m so với mặt đáy vịnh. Trầm tích dưới đáy thung lũng karst cổ là cát cuội sỏi, phía trên là bùn sét. - Vụng vịnh kín nằm sâu trong lục địa như vịnh Cửa Lục, hầu như không bị sóng tác động. Vịnh Cửa Lục có hình dạng là tam giác gần như khép kín. Vịnh này thông ra vịnh Hạ Long qua eo Bãi Cháy - Hòn Gai rộng khoảng 200m. Bờ vịnh phát triển các rạch triều và rừng ngập mặn. Cửa vịnh sâu. 11 Phần bờ bên trong của vịnh được cấu tạo bởi đá gắn kết yếu, tuổi Neôgen thuộc hệ tầng Nà Dương (N1 nd) gồm cuội kết, sỏi kết và sét than. 1.1.3. Chế độ thuỷ, hải văn2 a) Mạng lưới sông suối: Toàn Khu vực có trên 30 con sông có chiều dài trên 10km. Phần lớn sông suối đều chảy theo hướng Tây bắc - Đông Nam. Quảng Ninh có một hệ thống sông ngòi dày đặc, các sông đều nhỏ, ngắn và dốc và đều có cửa sông đổ trực tiếp ra biển nên vừa chịu ảnh hưởng của chế độ dòng chảy thượng nguồn vừa chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều vịnh Bắc Bộ (ở vùng cửa sông). Trong khu vực có 2 con sông là hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình là sông Kinh Thầy và sông Đá Bạch. Ngoài ra, còn có nhiều sông lớn là các sông Diễn Vọng, Mông Dương, Ba Chẽ, Tiên Yên và Ka Long. Mỗi khi có mưa lũ, lượng đất đá bị bào mòn từ vùng đất nông nghiệp, rừng và các khu khai thác than trên thượng nguồn theo các dòng chảy sông thoát xuống biển, làm gia tăng các chất ô nhiễm vào vùng nước biển ven bờ. Hải Phòng do địa hình bị chia cắt mạnh nên có nhiều sông suối nhỏ chảy qua các vùng có cấu trúc địa chất khác nhau, mật độ sông suối từ 11,9km/km2, có nơi đến 2,4km/km2. Các sông lớn là các sông Thái Bình, Văn úc, Lạch Tray đổ ra biển qua các Cửa Cấm, Cửa Nam Triệu, Cửa Lạch Huyện. Do lượng mưa trung bình trong khu vực rất cao, trên 2000mm/năm, độ dốc cao nên thường xuất hiện lũ thất thường, đặc biệt là tại khu vực Miền Đông Quảng Ninh. Dòng chảy mùa lũ chiếm từ 75 - 85% lượng dòng chảy toàn năm. Tốc độ dòng đạt từ 3-4m/s tới 6m/s; Cường suất lũ có thể từ 150cm/h đến 350cm/h; biên độ lũ lớn nhất tới 6-8m. Các sông thường mang nhiều chất rắn do các quá trình rửa trôi và sạt lở đổ thẳng ra biển, đặc biệt là tại những khu vực có khai thác khoáng sản từ Đông triều đến Mông Dương (Quảng Ninh). Tại các khu vực này, hàm lượng bùn cát tới 50g - 100g/m3. Các sông ở Hải Phòng có chế độ sông đồng bằng rõ rệt. Nhìn chung có nhiều phù sa, lưu lượng không chênh lệch lớn giữa hai mùa mưa và mùa khô, ít tính chất cuồng lưu vào mùa mưa. 2 Phạm Văn Ninh và nnk: Cơ sở Khoa học lập Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng