Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kê biên tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp (tt)...

Tài liệu Kê biên tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp (tt)

.PDF
14
183
143

Mô tả:

TÓM TẮT Tài sản là vấn đề cốt lõi của mọi quan hệ xã hội. Quyền về tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, bảo vệ. Tài sản trên thực tế tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau, phong phú và đa dạng. Tuy nhiên mỗi loại tài sản lại có những đặc tính khác nhau cần phải có cơ chế pháp lý điều chỉnh riêng. Trong công tác thi hành án dân sự, để đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án được thi hành trên thực tế, ngoài biện pháp giáo dục thuyết phục, khuyến khích đương sự tự nguyện thỏa thuận thi hành án, thì cơ quan Thi hành án phải sử dụng các biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định. Trong các biện pháp cưỡng chế biện pháp thường được áp dụng đó là biện pháp kê biên tài sản để thi hành án. Cưỡng chế là biện pháp nghiêm khắc, quyết liệt, thể hiện rõ nhất tính quyền lực của Nhà nước buộc các chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Nhà nước muốn tồn tại, phát triển được, pháp luật của Nhà nước phải được công dân tuân thủ, trong đó có doanh nghiệp. Sự tuân thủ, hành động trong khuôn khổ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân vừa đảm bảo được quyền lợi của chính mình, vừa không xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Cưỡng chế thi hành án giữ vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, kỷ cương xã hội. Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, Nhà nước chỉ là người đứng ra đại diện cho nhân dân để cân bằng quyền và lợi ích của nhân dân trong xã hội, bảo vệ lợi ích chung của xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Việc áp dụng những biện pháp cưỡng chế là nhằm những mục đích này. Do đó, việc hạn chế quyền lợi, buộc thực hiện nghĩa vụ đối với chủ thể có nghĩa vụ là để đảm bảo cho quyền lợi chung của xã hội, quyền lợi chính đáng của mỗi công dân. Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản nói chung, kê biên tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp nói riêng, có tác dụng phòng ngừa, giúp công dân -iii- có ý thức thực hiện nghĩa vụ của mình để cùng xây dựng xã hội, phát triển đất nước. Kê biên tài sản nói chung, kê biên tài sản của người phải thi hành án là các doanh nghiệp nói riêng, vừa là công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình, vừa thể hiện ý chí của toàn dân, cân bằng quyền và lợi ích của tất cả mọi người, bảo vệ pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Cưỡng chế thi hành án bằng biện pháp kê biên tài sản nói chung, kê biên tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp nói riêng, liên quan đến nhiều ngành luật khác nhau, ảnh hưởng đến nhiều chủ thể về tài sản. Việc áp dụng biện pháp này có ý nghĩa về nhiều mặt, đáp ứng quyền của nhiều chủ thể. Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự nói chung, về kê biên tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp nói riêng, có ý nghĩa quan trọng đối với công tác lập pháp và thi hành pháp luật. Có như vậy, mới thực sự bảo đảm sự phù hợp với quy định của Hiến pháp; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan; gắn kết giữa hoạt động xét xử và thi hành án dân sự, phát huy hiệu quả những quy định của luật thi hành án dân sự và khắc phục những khó khăn, vướng mắc về kê biên tài sản; đảm tính khả thi cao của pháp luật thi hành án dân sự. -iv- ABSTRACT Asset is the core problem of any social relationship. Asset right is one of the citizen’s basic rights recognized by the Constitution and law. In reality, asset exits in different, various and plentiful forms. However, each asset type has different characteristics, must has legal mechanism for its private adjustment. In the work of executing the civil judgment, for ensuring the execution of the judgment and the decision of the Court in reality, besides the measures of educating convincing, and encouraging the interested persons to voluntarily agree with the judgment execution, the Judgment execution authorities must use the coercive measures stipulated by law. Among the coercive measures, the usually applied measure is seizing the asset for the judgment execution. Coercion is the strict, fierce measure, expresses most clearly the power of the State, forcing the subjects to have to implement their obligations according to law. The State wants to exist, develop, then the State law must be complied by the citizens, including the enterprises. The compliance and the acts in the law framework of the organizations, organs, individuals, shall ensure their own rights and benefits, and also not violate the other person’s rights and benefits. The judgment execution coercion plays an important role in the State management, the social, and social discipline management. The State of the Socialist Republic of Vietnam is the State “of the people, by the people, and for the people”, people shall implement their own right to mastery, the State shall be only the person representing people to balance the rights and benefits of people in society, to protect the common benefits of the society, protect people’s legitimate rights and benefits. The application of the coercion measures aims at these purposes. Therefore, the limitation of the rights and benefits, forcing the obligatory subjects to impleme.3nt their own obligations, are to ensure the common rights and benefits in the society, the legitimate rights and benefits of each citizen. -v- The coercion measure of seizing assets in general, and seizing assets of judgment debtors – the enterprise in particular, is effective for prevention, helping citizen to have sense of implementing their own obligations for together building society, developing country. Seizing assets in general, and seizing assets of judgment debtors – the enterprises in particular is the tool for the State to implement its own management function, and also express the will of people, balance the rights and benefits of everybody, protects law, and build the State of law. The judgment coercion measure of seizing assets in general, and seizing assets of judgment debtors – the enterprises in particular, is related to many different law branches, affecting a lot the subjects in term of assets. This measure application is meaningful in many aspects, satisfies the rights of many subjects. The completion of the civil judgment execution law in general, regarding to seizing the assets of the judgment debtors- the enterprises in particular, plays an important role for legislative and law enforcement works. So it really ensures the conformity with the Constitution; ensures the consistency, uniformity with the relevant legal documents; links between the judgment and the civil judgment execution, promotes the effectiveness of the civil judgment execution law and remedy difficulties, inquiries about seizing assets; ensures the high feasibility of the civil judgment execution law. -vi- MỤC LỤC Trang bìa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT ...............................................................................................................v DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 3. Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................4 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................4 3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5 5. Kết cấu của Luận văn ..........................................................................................6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KÊ BIÊN TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN LÀ DOANH NGHIỆP ...........................................................................7 1.1. Khái niệm về kê biên tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp ......7 1.2. Ý nghĩa của kê biên tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp.......11 1.3. Qui định của pháp luật Việt Nam về kê biên tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp từ năm 1945 đến nay ...................................................................13 1.3.1. Giai đoạn từ trước năm 2004 ....................................................................13 1.3.2. Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008 .....................................................15 1.3.3. Giai đoạn từ năm 2008 đến nay................................................................17 1.4. Quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về kê biên tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp ...........................................................................19 1.5. Kê biên tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành ...............................................................................................................23 -vii- 1.5.1. Kê biên tài sản của doanh nghiệp là động sản..........................................24 1.5.2. Kê biên tài sản của doanh nghiệp là bất động sản ....................................28 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THI HÀNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KÊ BIÊN TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN LÀ DOANH NGHIỆP ......................................................................................38 2.1. Thực tiễn thi hành ...........................................................................................38 2.1.1. Kết quả thi hành án trong thời gian qua ...................................................38 2.1.2. Nguyên nhân của những khó khăn trong kê biên tài sản để thi hành án dân sự .................................................................................................................41 2.1.3. Những khó khăn, vướng mắc chủ yếu trong việc áp dụng pháp luật về kê biên tài sản ..........................................................................................................43 2.2. Những bất cập và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp .................................................................50 KẾT LUẬN ..............................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61 PHỤ LỤC .................................................................................................................63 PHỤ LỤC 1 ...........................................................................................................63 PHỤ LỤC 2 ...........................................................................................................64 PHỤ LỤC 3 ...........................................................................................................65 -viii- DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT THADS: Thi hành án dân sự NĐ: Nghị định QĐ: Quyết định TT: Thông tư CP: Chính phủ PLTHADS: Pháp luật thi hành án dân sự THA: Thi hành án BLDS: Bộ luật dân sự -ix- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức sôi động và ngày càng đa dạng, phức tạp, biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hiệu lực các phán quyết dân sự về tài sản của Tòa án. Hiệu quả việc kê biên tài sản là cơ sở, là tiền đề cho thành công hiệu quả của một việc thi hành án về tài sản mà đương sự không tự nguyện thi hành. Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác này, Đảng và nhà nước đề ra các mục tiêu trong những năm tới đây là phải: Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh trong công tác thi hành án dân sự nâng cao hiệu quả công tác thi hành án. Điển hình là ngày 02/01/2002, Bộ chính trị ban hành nghị quyết số 08/NQ/TW “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” nêu rõ: công cuộc cải cách tư pháp đã được các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, đạt được nhiều kết quả, nhận thức và quan tâm đối với công tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, chất lượng hoạt động tư pháp đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xâ dựng và bảo vệ tổ quốc, ngày 02/6/2005 Bộ chính trị ban hành nghị quyết số 49/NQ/TW “về chiến lược cải cách tư pháp năm 2020” nêu rõ: Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự, nghiên cứu phát triển loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu nhập chứng cứ chứng minh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từng bước thực hiện việc xã hội hóa và qui định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi hành án nói chung, về kê biên tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp nói riêng là hết sức cấp thiết và quan trọng. Các quy định của pháp luật về kê biên tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp mặc dù đã được quy định trong Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa -1- đổi, bổ sung năm 2014 nhưng để triển khai và thi hành một cách hiệu quả, được thực tiễn đón nhận thì cần phải có những quy định, hướng dẫn cụ thể, trong đó có quy định, hướng dẫn về kê biên tài sản của người phải thi hành án là các doanh nghiệp để thi hành án dân sự. Bên cạnh đó việc sửa đổi, bổ sung một số điều luật ở một số luật liên quan đến kê biên tài sản mà đối tượng kê biên là bất động sản là cấp thiết, nhất là đặt trong bối cảnh hiện nay tỷ lệ thi hành án liên quan đến các doanh nghiệp đạt kết quả thấp so với các kết quả thi hành án liên quan đến tài sản khác mà nguyên nhân chính là pháp luật về vấn đề này chưa hoàn thiện, đầy đủ. Với lý do đó, tác giả chọn đề tài “Kê biên tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cao học luật của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trên mọi lĩnh vực, trong đó có Luật THADS nhằm thiết lập những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự. Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 ra đời đã khắc phục được những hạn chế, bất cập của pháp luật trước đó nhưng thực tiễn thi hành vẫn còn những bất cập, hạn chế mà các văn bản dưới luật phải bổ sung, hoàn thiện. Đề cập về kê biên tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu đã có những công trình liên quan như sau: Trần Thị Thụy Anh, “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng – thực trạng và hướng hoàn thiện”, Luận văn thạc sĩ luật học, (2006, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh); Lâm Minh Đức “Pháp luật về xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng” Luận văn thạc sĩ luật học, (2009, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh); Vũ Thị Kim Oanh “ Cơ sở pháp lý để xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi nợ cho các ngân hàng thương mại” Luận văn thạc sĩ luật học (2009, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh); - Luận văn thạc sỹ luật học: Hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Hiệp, năm 2003. Trong đề tài này, tác giả đã đánh giá toàn bộ hệ thống pháp luật thi hành án dân sự hiện hành (pháp lệnh Thi hành -2- án dân sự năm 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành). Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan quản lý cơ quan thi hành án dân sự từ trung ương đến địa phương. Tác giả có làm sáng tỏ cơ sở lý luận về thi hành án dân sự như đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, trình tự thủ tục thi hành án dân sự. Trong trình tự thủ tục thi hành án dân sự, tác giả đã tóm tắc và đánh giá sơ bộ về các thủ tục thi hành án dân sự, tác giả không đi sâu vào phân tích từng thủ tục tục thi hành án dân sự. Lê Anh Tuấn (2013), “Một số vấn đề về cưỡng chế kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án”, Dân chủ và pháp luật, (số 9), tr. 44-52. Tác giả đã nêu lên những khó khăn, phức tạp trong việc kê biên đối với đối tượng tài sản là quyền sử dụng đất, qua đó đã phân tích những khó khăn, bất cập trong áp dụng pháp luật về thi hành án cũng như pháp luật về dân sự, về đất đai để xác định chính xác quyền sử dụng đất nào được kê biên, quyền sử dụng đất nào không được kê biên; khó khăn trong kê biên quyền thuê đất, quyền cho thuê lại đất; vướng mắc trong kê biên nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất. Tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị định hướng chung để sửa đổi, bổ sung pháp luật và một số lưu ý trong tác nghiệp. - Hồ Quân Chính (2012), “Kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án đã chuyển quyền sở hữu kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (số chuyên đề tháng 2), tr.15-23. Tác giả đã nêu và phân tích những vướng mắc, trở ngại trong việc xác định chủ sở hữu tài sản để tiến hành kê biên trong trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 6, Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; khó khăn, bất cập trong xác định giao dịch sau khi có bản án sơ thẩm là giao dịch hợp pháp hay bất hợp pháp. Tác giả đã làm sáng tỏ việc chuyển quyền sở hữu tài sản của người phải thi hành án kể từ thời điểm có bản án, quyết định thông qua một hình thức phù hợp quy định của pháp luật vẫn là một giao dịch hợp pháp, khi mà chưa có cơ sở nào xác định giao dịch đó là bất hợp pháp; hậu quả pháp lý của việc kê biên, nếu giao dịch -3- được tòa án công nhận thì Chấp hành viên sai và ai là người bồi thường thiệt hại (nếu xảy ra) khi mà Chấp hành viên đã thực hiện đúng quy định của Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC. Tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ Luật dân sự theo hướng bổ sung thêm căn cứ “Giao dịch dân sự vô hiệu do người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng chưa thi hành xong”, để làm cơ sở Tòa án hủy bỏ các giao dịch dân sự quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 14, đồng thời cũng là cơ sở để Chấp hành viên tiến hành kê biên xử lý tài sản mà không gặp phải những vấn đề vướng mắc. Tuy nhiên tác giả chưa làm rõ những điểm bất cập của pháp luật về thi hành án với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 . Cho nên, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra kiến nghị, giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thiện pháp luật, nhất là trong lĩnh vực thi hành án dân sự (THADS). Nhiệm vụ của tác giả là làm sáng tỏ những bất cập từ kê biên tài sản của người phải thi hành án là các doanh nghiệp, tìm nguyên nhân của tình trạng thi hành án không đạt được như kỳ vọng để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 3. Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về kê biên tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp, luận văn nhằm làm rõ các vấn đề lý luận về kê biên tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp, thực tiễn thi hành, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng pháp luật và rút ra những kinh nghiệm nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án. 3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về kê biên tài sản của người thi hành án là doanh nghiệp, thực trạng pháp luật, thực tiễn thi hành và đề xuất một số giải hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này. Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu, luận văn chỉ đề cập tới việc kê biên tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp trong thi hành án dân sự. -4- 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu về kê biên tài sản của người thi hành án là doanh nghiệp để thi hành án dân sự, trong chương 1 - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kê biên tài sản của người thi hành án là doanh nghiệp để thi hành án dân sự và khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu trong luận văn, tại chương 1. - Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm đánh giá quy định của pháp luật về kê biên tài sản của người thi hành án là doanh nghiệp để THADS, trong chương 1. - Phương pháp liệt kê được thực hiện trong quá trình thu thập các số liệu cụ thể từ thực tiễn hoạt động kê biên tài sản của người thi hành án là doanh nghiệp để thi hành án dân sự, trong chương 2 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Nội dung chủ yếu của đề tài là trình bày những vấn đề cơ bản, có hệ thống, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về kê biên tài sản của người thi hành án là các doanh nghiệp để thi hành án. Thông qua thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc kê biên tài sản để thi hành án đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản của người thi hành án là doanh nghiệp để thi hành án dân sự. Do đó, luận văn có ý nghĩa sau: Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ lý luận về kê biên tài sản của người thi hành án là các doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp hoàn thiện và áp dụng thống nhất pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Về giá trị thực tiễn: Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự nói chung và kê biên tài sản thi hành án là các doanh nghiệp nói riêng. Từ việc đánh giá thực trạng pháp luật thi hành án dân sự, chỉ ra những bất cập đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự để nâng cao hiệu quả của hoạt động này, nhất là kê biên tài sản của người thi hành án là doanh nghiệp để thi hành án dân sự. -5- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hồ Quân Chính (2012), “Kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án đã chuyển quyền sở hữu kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề tháng 2), tr.15-23. [2]. Trần Hoàng Đoán (2010), “Cần xử lí triệt để hành vi chiếm lại đất sau khi cưỡng chế thi hành án”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (5), tr. 23-27. [3]. Trần Ngọc Đường (2004), “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức thực hiện pháp luật - Nhiệm vụ trung tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7), tr.3-10. [4]. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự. [5]. Bùi Thị Dung Huyền (2009), “Các biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự theo Luật Thi hành án dân sự”, Chuyên đề Khoa học xét xử, Tòa án nhân dân tối cao –Viện Khoa học xét xử, (1), tr. 49. [6]. Đinh Thị Thanh Mai (2011), “Áp dụng pháp luật thi hành án về kê biên tài sản chung”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (10), tr. 55-56. [7]. Nhà Pháp luật Việt Pháp (2006), Các mô hình tổ chức THA trên thế giới, Hội thảo quốc tế, Hà Nội, tr.135-tr.139 [8]. Nhà Pháp luật Việt Pháp (2006), Các mô hình tổ chức THA trên thế giới, Hội thảo quốc tế, Hà Nội, tr.140-146 [9]. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014. [10]. Quốc hội (2013), Luật đất đai năm 2013. [11]. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp 2014. [12]. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự 2015. -61- [13]. Quốc hội (2015), Luật Nhà ở được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 25/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015 [14]. Từ điển bách khoa Việt Nam 4, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, tr.32 [15]. Lê Anh Tuấn (2010), “Một số vấn đề về định giá tài sản trong thi hành án dân sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (9), tr. 45-47. [16]. Lê Anh Tuấn (2013), “Một số vấn đề về cưỡng chế kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (9), tr. 44-45. [17]. Hoài Thuận (2009), “Thi hành án liên quan đến đất đai – khó khăn do phần lớn các bản án tuyên chưa rõ”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (9), tr. 58. [18]. Nguyễn Thanh Thủy (2007), “Pháp lệnh THA dân sự năm 2004 sau ba năm thi hành”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (Số chuyên đề về THADS). [19]. Vũ Văn Tiếu (2008), “Một số ý kiến về xác định quyền sở hữu tài sản đối với người có liên quan khi thi hành án dân sự”, Tạp chí kiểm sát, (10), tr.42-44. [20]. Nguyễn Việt (2010), “Vướng mắc liên quan đến quyền sử dụng đất trong thi hành án”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (9), tr. 19- 29. [21]. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb Phương đông, Hà nội, tr.58. [22]. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr.1559. -62-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan