Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Karst trong việc phát triển kinh tế - xã hội việt nam...

Tài liệu Karst trong việc phát triển kinh tế - xã hội việt nam

.PDF
95
512
78

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÝ HỌ VÀ TÊN SV TRẦN THỊ AN KARST TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÝ MÃ SỐ: 16 Cần Thơ, tháng 5 /2014 Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÝ TRẦN THỊ AN (6106523) KARST TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÝ MÃ SỐ: 16 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Th.s LÊ ĐÌNH QUẾ Cần Thơ, tháng5 /2014 Trang 2 LỜI CẢM ƠN    Trên thực tế không một sự thành công nào lại không gắn liền với sự hỗ trợ, hay giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù gián tiếp hay trực tiếp từ những người thân hay của những người xung quanh. Trong suốt khoảng thời gian em học tập tại trường đại học, em nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía quý thầy cô trong trường Đại học Cần Thơ và các bạn sinh viên. Sự giúp đỡ đó đã cung cấp cho em một vốn kiến thức cần thiết để em phát triển tư duy của mình, đủ để em trưởng thành và hoàn thành tốt khóa học tại trường Đại học, cho em một hành trang vô cùng quý giá để em vững bước trên con đường tương lai sau này. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến quý Thầy Cô Trường Đại Học Cần Thơ, các Thầy Cô ở bộ môn Sư phạm nói chung và Các Thầy Cô bộ môn Địa Lý nói riêng. Các Thầy Cô cùng với lòng nhiệt quyết và sự tâm huyết đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại và hoạt động tại trường. Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Thầy Lê Đình Quế đã tận tâm hướng dẫn em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực chuyên ngành, trong nghiên cứu khoa học của đề tài. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì luận văn của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy. Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian gần 5 tháng. Bước đầu đi vào thực tế và đã tìm hiểu về các lĩnh vực trong quá trình nghiên cứu khoa học, kiến thức của em vẫn còn hạn chế và còn nhiều bở ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy, quý Thầy Cô để kiến thức của em được hoàn thiện hơn nữa. Trang 3 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ............ Trang 4 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ............ Trang 5 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................................ 12 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 12 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 12 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 13 4.1. Phạm vi không gian ........................................................................................................... 13 4.2. Về thời gian......................................................................................................................... 13 5. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 13 6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 14 6.1. Quan điểm lãnh thổ ........................................................................................................... 14 6.2. Quan điểm tổng hợp .......................................................................................................... 14 6.3. Quan điểm lịch sử .............................................................................................................. 14 6.4. Quan điểm viễn cảnh......................................................................................................... 14 6.5. Quan điểm phát triển bền vững ...................................................................................... 14 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 15 7.1. Phương pháp phân tích biểu đồ, bảng số liệu ............................................................... 15 7.2. Phương pháp phân tích bản đồ ....................................................................................... 15 7.3. Phương pháp đánh giá tổng hợp và so sánh.................................................................. 15 7.4. Phương pháp thống kê xử lý số liệu.................................................................................. 4 NỘI DUNG ......................................................................................................................................... 16 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................. 16 1.1 KHÁI NIỆM KARST ............................................................................................................. 16 1.2. CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KARST ................................ 16 1.2.1. Các điều kiện hình thành karst ........................................................................................ 16 1.2.1.1. Điều kiện nham thạch và cấu trúc ................................................................................ 16 1.2.1.2. Điều kiện về thủy địa chất .............................................................................................. 16 1.2.1.3. Điều kiện hình thái ......................................................................................................... 19 1.2.1.4. Điều kiện khí hậu và thực vật ........................................................................................ 19 1.2.2. Qúa trình phát triển của cảnh quan karst...................................................................... 20 1.3. CÁC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KARST................................................................. 21 1.3.1. Qúa trình ăn mòn ............................................................................................................... 21 1.3.2. Qúa trình xâm thực ............................................................................................................ 21 1.3.3. Qúa trình phong hóa sinh hóa học ................................................................................... 22 1.4. ĐỊA HÌNH KARST ........................................................................................................... 22 1.4.1. Các dạng địa hình karst trên mặt .................................................................................... 22 1.4.1.1. Các dạng địa hình karst âm. .......................................................................................... 22 1.4.1.2. Các dạng địa hình karst dương ..................................................................................... 23 1.4.2. Các dạng địa hình karst ngầm.......................................................................................... 24 1.4.3. Các kiểu karst...................................................................................................................... 27 CHƯƠNG 2. KARST Ở VIỆT NAM ......................................................................................... 28 2.1. KHÁI QUÁT VỀ LÃNH THỔ VIỆT NAM .................................................................. 28 2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ....................................................................................... 28 2.1.1.1. Vùng đất ........................................................................................................................... 28 Trang 6 2.1.1.2. Vùng biển .......................................................................................................................... 29 2.1.2.3. Vùng trời ........................................................................................................................... 30 2.1.2. Các điều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 31 2.1.2.1. Khí hậu .............................................................................................................................. 31 2.1.2.2. Nguồn nước....................................................................................................................... 34 2.1.2.3. Thực vật ............................................................................................................................ 36 2.3. KARST Ở VIỆT NAM...................................................................................................... 38 2.3.1. Phân bố ................................................................................................................................. 38 2.3.1.1. Các vùng phân bố karst chủ yếu ................................................................................... 38 2.3.1.2. Những khu vực karst chính ở Việt Nam ...................................................................... 41 2.3.2. Điều kiện hình thành và phát triển .................................................................................. 45 2.3.3. Địa hình karst ...................................................................................................................... 46 2.3.3.1. Dạng địa hình ................................................................................................................... 46 2.3.3.2. Các dạng địa hình cảnh quan ........................................................................................ 48 2.3.3.3. Hang động ......................................................................................................................... 49 CHƯƠNG 3. KARST TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ............................................... 50 KINH TẾ - XÃ HỘI .................................................................................................................... 50 3.1. NHỮNG THẾ MẠNH CỦA KARST ............................................................................. 50 3.1.1. Karst trong phát triển nông nghiệp ................................................................................. 50 3.1.2. Karts trong phát triển du lịch........................................................................................... 50 3.1.2.1. Karst trong phát triển du lịch sinh thái. ...................................................................... 50 3.1.2.2. Karst trong phát triển du lịch mạo hiểm ..................................................................... 53 3.1.2.3. Karst trong du lịch tham quan danh lam thắng cảnh ............................................... 54 3.1.3. Karst trong các lĩnh vực khác (công nghiệp, y tế, khảo cổ, quốc phòng…) .............. 54 3.1.3.1. Karst trong công nghiệp ................................................................................................. 55 3.1.3.2. Karst trong lĩnh vực y tế................................................................................................. 56 3.1.3.3. Karst trong công tác cổ địa lý và khảo cổ .................................................................... 59 3.1.3.4. Karst trong lĩnh vực quốc phòng .................................................................................. 63 3.2. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA KARST ................................................................................. 64 3.2.1. Các dạng thiên tai của khu vực karst .............................................................................. 64 3.2.1.1. Lũ quét, lũ bùn đá ........................................................................................................... 64 3.2.1.2. Úng ngập ........................................................................................................................... 64 3.2.1.3. Hạn hán ............................................................................................................................. 64 3.2.1.4. Thiếu, thừa các nguyên tố vi lượng............................................................................... 65 3.2.1.5. Ô nhiễm nguồn nước karst ............................................................................................ 65 3.2.1.6. Rò rỉ mất nước hồ chứa .................................................................................................. 65 3.2.1.7. Sập lở ngầm ...................................................................................................................... 65 3.2.1.8. Xói mòn đất, hoang mạc đá hoá .................................................................................... 67 3.2.2. Khai thác quá mức, hủy diệt tài nguyên karst ............................................................... 67 3.2.2.1. Khai thác vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí ............................................................ 67 3.2.2.2. Phát triển du lịch không bền vững ............................................................................... 67 3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KT – XH TRONG VÙNG KARTS ....... 68 3.3.1. Quan trắc và đánh giá nguy cơ ở các vùng karst .......................................................... 68 3.3.2. Nâng cao nhận thức về nguy cơ ở các vùng karst ......................................................... 69 3.3.3. Giảm nhẹ các nguy cơ ở các vùng núi karst ................................................................... 69 3.3.3.1. Giảm nhẹ nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ...................................................................... 69 3.3.3.2. Giảm nhẹ nguy cơ thoái hóa mất nước vùng đất canh tác........................................ 70 3.3.3. 3. Giảm nhẹ nguy cơ xói mòn đất, hoang mạc đá hóa .................................................. 71 3.3.4. Cần chuyển đổi, thay thế nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp lạc hậu.............. 72 Trang 7 3.3.5. Cần một cách tiếp cận tổng thể, liên ngành .................................................................... 73 3.3.6. Cần kết hợp chặt chẽ giữa “khoa học hàn lâm” và “kiến thức địa phương” ........... 74 3.3.7. Cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương .............................................. 75 3.3.8. Một số biện pháp vận động người dân địa phương tham gia bảo tồn và phát triển bền vững các vùng karst .............................................................................................................. 77 3.3.9. Áp dụng những biện pháp mới tránh nguy cơ bị thiên tai tại các vùng karst phát triển ................................................................................................................................................. 78 3.3.10. Một số hoạt động theo định hướng bảo tồn và phát triển bền vững các vùng karts ở Việt Nam...................................................................................................................................... 79 KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 82 1. KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................................... 82 2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ............................................................................................................... 82 2.1. Đối với các cấp lãnh đạo ....................................................................................................... 82 2.2. Đối với chính quyền địa phương ......................................................................................... 83 2.3. Đối với người dân địa phương ............................................................................................. 84 3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................................................................. 84 Trang 8 DANH SÁCH GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ STT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 CHDCNN Cộng hòa dân chủ nhân dân. 2 QL8 Quốc lộ 8. 3 CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4 ĐB Đồng bằng. 5 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng. 6 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long. 7 ĐNB Đông Nam Bộ. 8 DH Duyên Hải. 9 XNNANLT Xâm nhập nông á núi lửa trẻ 10 KT - XH Kinh tế - xã hội 11 12 13 FFI UBND UNESCO Tổ chức Động Thực vật Quốc tế Ủy ban nhân dân Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc 14 ANAES Cơ quan uỷ nhiệm và đánh giá sức khoẻ của Pháp 15 DHMT Duyên Hải Miền Trung Trang 9 DANH MỤC BẢNG STT Bảng Tên Bảng Trang 1 2.1 Đặc trưng nhiệt - ẩm trung bình năm tại một số nơi có đá 31 vôi ở Việt Nam và Nam Trung Quốc 2 3.1 Đa dạng sinh học ở một số vùng đá vôi tiêu biểu ở Việt 41 Nam. Trang 10 DANH MỤC HÌNH STT 1 2 3 Hình 4 5 6 2.1 2.2 2.3. 1.1 1.2 1.3 Tên hình Sơ đồ phân bố nước karst trong một khối đá vôi Sơ đồ nguồn nước phun gián đoạn Phân bố các kiểu karst ở miền nhiệt đới (theo P.Birot, 1960). Bản đồ vị trí địa lý Việt Nam Sơ đồ mặt cắt vùng biển Việt Nam Bản đồ phân bố diện tích karst ở Việt Nam Trang 11 Trang 6 7 8 17 19 28 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhằm củng cố lại những kiến thức đã học, đồng thời đánh giá lại khả năng nhận thức của sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện, nghiên cứu ở giảng đường đại học cho nên việc thực hiện làm đề tài luận văn tốt nghiệp là một việc làm rất cần thiết và bổ ích. Luận văn được xem như là một công trình nghiên cứu mang tính khoa học của sinh viên cuối khóa nhằm hệ thống lại kiến thức đã học qua bốn năm vừa trải qua ở trường. Trong đó, đối với sinh viên sư phạm và đặc biệt là sinh viên ngành Địa Lý cần phải tìm hiểu thực tế về hoàn cảnh địa lý, tài nguyên thiên nhiên – kinh tế xã hội ở các vùng kinh tế của nước ta nhằm mục đích nghiên cứu và phục vụ cho công tác giảng dạy ở trường phổ thông sau này của bản thân. Ở nước ta, nguồn tự nhiên được đánh giá là phong phú và đa dạng. Hiện nay, nước ta đã và đang tiến hành khai thác tài nguyên để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tế của từng vùng trên đất nước ta còn có sự chênh lệch nên khả năng đánh giá và khai thác tự nhiên còn nhiều hạn chế. Tìm hiểu về karst ở nước ta là hết sức cần thiết cho sinh viên mà đặc biệt là sinh viên chuyên ngành Địa Lí, nên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của mình là “Karst trong việc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Một vấn đề lớn đặt ra là cần phải có một chiến lược khai thác và phát triển với những giải pháp sử dụng hợp lý đi kèm với việc bảo vệ môi trường nhằm phát huy lợi thế và tiềm năng của đất nước. Karst khá phổ biến ở nước ta, nhất là ở các tỉnh phía Bắc, song ở miền Nam lại rất ít gặp. Karst có ý nghĩa lớn đối với phát triển các ngành kinh tế như: nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá được karst của Việt Nam để từ đó phân tích được thực trạng và đưa ra các giải pháp cho việc khai thác và phát triển bền vững loại tài nguyên này trong tương lai. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Karst ở Việt Nam, karst trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Hiện trạng, giải pháp khai thác karst trong khu vực cả nước hiện nay. Trang 12 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Phạm vi không gian Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về karts nhiệt đới, mà karst ở Việt Nam là bộ phận của karst nhiệt đới. Ở Việt Nam karst tập trung chủ yếu ở miền Bắc và chúng mang nhiều đặc điểm chung với các quá trình karst nhiệt đới. 4.2. Về thời gian Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu tài nguyên karst từ lúc hình thành (trong giai đoạn Cổ kiến tạo cách đây 570 triệu năm) cho đến ngày nay và định hướng cho tài nguyên này phát triển ở những giai đoạn mới sau này. 5. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trước đây đã có nhiều tài liệu của các tác giả nổi tiếng trong ngành địa lí của nước ta nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên nhiên của Việt Nam như: Phân vùng địa lí tự nhiên và lãnh thổ Việt Nam. NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội – 1970; Khoáng sản miền Nam (1973) Trần Kim Thạch; Vũ Tự Lập (1978), Địa lí tự nhiên Việt Nam tập 1, 2, NXB Giáo dục; Lê Bá Thảo (2001), Việt Nam, lãnh thổ và các vùng địa lí, NXB Thế Giới, Hà Nội; ; Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững (2006) Huỳnh Thị Minh Hằng; Lê Đình Quế (2008), Bài giảng Địa lý tự nhiên 1, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ; ; Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thị Kim Chương, Đặng Văn Hương, Nguyễn Thục Nhu (2008), Giáo trình địa lí tự nhiên Việt Nam (phần khu vực), NXB Đại học sư phạm… Mặc dù trong quá trình nghiên cứu, đã đi khá sâu và đề cập vào từng yếu tố cụ thể nhưng tính chất đặc thù để khẳng định vị trí và vai trò của karst chưa thật cụ thể. Do đó, để hiểu rỏ vấn đề này đòi hỏi người làm phải tư duy, phân tích tổng hợp cao. Thật sự khi đến với công trình nghiên cứu này bản thân tôi cũng đã có quá trình tìm tòi và nghiên cứu một thời gian để có thể đánh giá thật chính xác hơn những thế mạnh, hạn chế của karst từ đó có hướng khai thác, bảo vệ, sử dụng hợp lý. Tuy nhiên để đạt được những mục tiêu trên nó còn có những khó khăn, tuy nhiên đó cũng là điểm thu hút của đề tài mà tôi đã chọn. Riêng đối với đề tài “Karst trong việc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”, thì tôi dựa trên những nghiên cứu đó để tìm hiểu karst của các vùng miền để có sự so sánh, đối chiếu xem chúng có những điểm gì nổi bật hơn. Trên cơ sở đó đi đến đánh giá tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Trang 13 6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 6.1. Quan điểm lãnh thổ Với vị trí địa lí trải dài trên nhiều vĩ độ (từ 23023’ Bắc đến 8034’Bắc), ảnh hưởng toàn diện đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đến dân cư kinh tế và xã hội. Để hiểu rỏ hơn những vấn đề liên qua đến karst thì quan điểm lãnh thổ là cần thiết cho điều tra nghiên cứu. Quan điểm này được sử dụng để biết thêm về nơi phân bố, cấu tạo của các hệ thống các dãy núi karst, tình hình khai thác phát triển kinh tế. 6.2. Quan điểm tổng hợp Địa lí KT – XH là một khoa học nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ không gian KT- XH liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó khi nghiên cứu về karst thì các yếu tố về tự nhiên, kinh tế xã hội chúng không tồn tại riêng biệt mà có mối quan hệ với nhau. Khi nghiên cứu về karst chúng ta cần nhìn nhận một cách tổng thể tất cả các yếu tố tác động đến đối tượng để có những nhận định, đánh giá và các giải pháp chính xác hơn. 6.3. Quan điểm lịch sử Quan điểm này cũng được vận dụng để nhận xét sự chuyển biến, phát triển và tình hình phân bố của tài nguyên karst trong quá khứ. Qua đó, đề ra những phương hướng, giải pháp để khai thác, sử dụng và bảo vệ chúng một cách hợp lí nhất. 6.4. Quan điểm viễn cảnh Với quan điểm này nguồn tài nguyên karst hiện tại của chúng ta sẽ được dự đoán, định hướng những bước phát triển tiếp theo trong việc khai thác, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên karst của cả nước nói chung và một số tỉnh nói riêng ở Việt Nam sau khi đã nhìn nhận một cách đúng đắn và đầy đủ ở hiện tại và trong tương lai. 6.5. Quan điểm phát triển bền vững Môi trường ngày càng biến đổi trước tác động của con người, vì thế mọi hoạt động hiện nay đều hướng đến sự phát triển bền vững. Quan điểm này xuất phát từ ba thành phần cơ bản: môi trường bền vững, xã hội bền vững, kinh tế bền vững. Môi trường bền vững đòi hỏi chúng ta cân bằng giữa bảo vệ môi trường với khai thác tài nguyên. Xã hội bền vững chú trọng phát triển, công bằng và tạo mọi điều kiện cho mọi người phát triển. Kinh tế trong phát triển đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và hoạt động kinh tế bình đẳng. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng cho tất cả mọi người và đảm bảo cho thế hệ sau phát triển. Vì thế, khi ngiên cứu đề Trang 14 tài này quan điểm phát triển bền vững cũng rất quan trọng, giúp cho người đọc, người viết hiểu rỏ vấn đề và có hướng nghiên cứu phù hợp. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phương pháp phân tích biểu đồ, bảng số liệu Với các tài liệu của các nhà nghiên cứu, giáo trình, báo cáo của huyện qua các năm từ đó vẽ biểu đồ dựa trên các nguyên tắc toán học nhằm biểu diễn trực quan một hoặc nhiều đối tượng nhất định từ bảng số liệu đã qua kiểm tra xử lí để thấy được việc khai thác karst qua các năm. Biểu đồ được xây dựng từ bảng số liệu thống kê và có tác dụng trực quan hóa số liệu. Nhìn vào các biểu đồ có thể nhận biết những đặc điểm của đối tượng, dễ hơn khi nhìn vào bảng số liệu. 7.2. Phương pháp phân tích bản đồ Thông qua các bản đồ hành chính, bản đồ phân bố lượng mưa, bản đồ khoáng sản, bản đồ phân bố đất, địa hình… để thấy được ưu thế của karst trong việc khai thác, bảo vệ cũng như đề ra những phương hướng khai thác hợp phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội dựa trên nền tảng môi trường và đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai. 7.3. Phương pháp đánh giá tổng hợp và so sánh Là phương pháp tìm kiếm tài liệu từ các sách báo, tài liệu liên quan từ các tạp chí sách báo, các trang web…Để ta có những tài liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu, từ đó xử lý và phân tích tổng hợp lại những kiến thức cần thiết phù hợp với đề tài nghiên cứu của mình. 7.4. Phương pháp thống kê xử lý số liệu Đây là phương pháp nhằm mục đích thống kê và xử lý số liệu có liên quan tới bài viết, bổ sung thêm cho bài viết những thông tin cần thiết từ việc cập nhật các số liệu thống kê. Trang 15 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 KHÁI NIỆM KARST Karst là tất cả các quá trình hình thành các dạng địa hình có liên quan đến sự lưu thông của nước trong các đá dễ hòa tan. Từ karst hay carxtơ trong tiếng Việt là phiên âm của Karst trong tiếng Đức. Thuật ngữ karst bắt nguồn từ một miền thuộc Nam Tư, nơi mà địa hình này được nghiên cứu lần đầu tiên. Karst là hiện tượng phong hóa đặc trưng của vùng núi đá vôi bị nước chảy ăn mòn. - Là hiện tượng nước mặt và nước dưới đất hòa tan và cuốn trôi đất đá dễ hòa tan tạo thành các khe rãnh, hang hốc trong tầng đất đá,… - Làm địa hình bị chia cắt mạnh, các khe rãnh và hang hốc mất tính liền khối, gây mất ổn định,… Địa hình carxtơ là địa hình của các kiểu phân rã đặc trưng, (thường) được đánh dấu bởi các hệ thống thoát nước theo hang động ngầm dưới đất. 1.2. CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KARST 1.2.1. Các điều kiện hình thành karst 1.2.1.1. Điều kiện nham thạch và cấu trúc Thứ nhất chúng ta sẽ nói về các điều kiện nham thạch và cấu trúc. Các điều kiện này bao gồm sự có mặt của các đá dễ hòa tan (đá vôi, đôlômit, đá phấn, thạch cao, muối mỏ) hay các đá có xi măng là đá vôi (cát kết vôi, sét vôi v.v…), độ tinh khiết, chiều dày và số lượng khe nứt trong các đá, cấu trúc, sự có mặt hay vắng mặt của một số tầng đá không hòa tan phủ trên đá vôi. 1.2.1.2. Điều kiện về thủy địa chất Nước ngầm karst chủ yếu tập trung và di chuyển trong hệ thống các khe nứt và hang động ngầm. Theo chiều thẳng đứng từ trên xuống, có thể phân chia ra 3 đới: (1) đới hấp thụ nước mặt; (2) đới nước chảy thẳng đứng; và (3) đới nước chảy ngang, chảy ra các sông, suối nước mặt ở các thung lũng lớn (mực nước này còn gọi là cơ sở xâm thực địa phương, quyết định độ sâu karst hóa của khu vực). Trang 16 Các dạng karst có thể được tao thành từ sự hòa tan của nước trên mặt cũng như của nước ngầm. Nước ngầm trong đá karst được chia làm ba tầng từ trên xuống dưới đó là tầng không khí, tầng trung gian và tầng nước đầy thường xuyên. Tầng không khí là tầng trong đó nước chỉ có vào thời kì mùa mưa hay tuyết tan và dịch chuyển theo chiều thẳng đứng hay gần như thẳng đứng. Tầng trung gian hay tầng chảy thường xuyên là tầng mà trong đó nước dịch chuyển theo chiều ngang. Giới hạn trên cùng của tầng này không cố định mà lên xuống tùy theo lượng mưa. Giới hạn dưới tương ứng với mực đáy thung lũng của địa phương hay với mặt lớp đá nằm cao hơn mực đáy thung lũng vừa nói tới. Tầng nước đầy thường xuyên là tầng mà giới hạn trên tương ứng với mực nước ngầm lúc xuống thấp nhất. Còn giới hạn dưới là mặt tầng không thấm nước dưới khối đá vôi. 5 6 I 4 2 3 1 II III Hình 1.1 – Sơ đồ phân bố nước karst trong một khối đá vôi: 1. đá không thấm nước; 2. đá vôi; 3. suối phụt; 4. nguồn nước thường xuyên; 5. giếng hoạt động; 6. giếng khô; I - tầng không khí; II – tầng nước chảy thường xuyên; III – tầng nước đầy thường xuyên. (Nguồn : violet.com.vn, Sinh viên Trần Thị An vẽ) Trang 17 Nơi mà nước ngầm trong khu vực karst lộ ra được gọi là nguồn nước karst. Dựa vào thời gian hoạt động có những loại nguồn nước sau đây: nguồn nước tạm thời, nguồn nước định kì và nguồn nước thường xuyên. - Nguồn nước tạm thời chỉ hoạt động sau thời kì mưa hay sau khi tuyết tan. Nguồn nước này đặc trưng cho đới thông khí. Miền nuôi dưỡng Hang Kênh tiêu thụ Kênh tiêu thụ Hình 1.2. – Sơ đồ nguồn nước phun gián đoạn (Nguồn: Phụ lục 34) - Nguồn nước định kì bao gồm hai loại: Loại thứ nhất thời kì hoạt động xen kẽ đều đặn với thời kì ngưng nghỉ. Nguyên nhân gây ra kiểu hoạt động này chính là cấu tạo đặc biệt của ống dẫn nước. Ống dẫn nước không có tiết diện đồng điều từ đầu đến cuối. Lúc đầu ống nhỏ, sau đó mở rộng thành hang và cuối cùng lại cong lên và nhỏ lại nhưng vẫn lớn hơn tiết diện của ống dẫn ở phần trên của hang. Còn loại thứ hai của nguồn nước định kì là lúc làm nhiệm vụ cung cấp lúc thì lại làm nhiệm vụ tiêu thụ. - Nguồn nước thường xuyên là nguồn nước có liên quan tới đới sâu. Loại nguồn nước này lại được chia thành các nguồn vôcluy, nguồn nước ngọt dưới biển và cối xay biển. Nguồn vôcluy là chỗ lộ của các suối ngầm của karst chảy thường xuyên với trữ lượng lớn. Trang 18 1.2.1.3. Điều kiện hình thái Các điều kiện hình thái có thể đẩy mạnh hay kéo dài quá trình hình thành địa hình karst thông qua độ dốc của sườn, mật độ chia cắt, độ cao tương đối, hướng sườn v.v… 1.2.1.4. Điều kiện khí hậu và thực vật Các điều kiện khí hậu và thực vật cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển của địa hình karst. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp qua lượng mưa, chế độ mưa, lượng CO2, cũng như gián tiếp thông qua sự tác động của thực vật. Cường độ của quá trình karst phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khí hậu, do đó mặc dù là địa hình karst gặp được từ cực cho đến xích đạo nhưng tương ướng với mỗi đới khí hậu, địa hình karst lại có những nét riêng biệt của nó. - Ở những miền khí hậu lạnh, nhờ có nhiệt độ thấp mà nước tuyết tan có khả năng ăn mòn rất mạnh. Theo J.Corbel (1963), nước với nhiệt độ từ 0 0 – 100 hòa tan mạnh gấp 4 lần nước ấm của miền nhiệt đới ẩm. Địa hình thường gặp ở đây là các luống đá vôi (caren). Các dạng karst dưới sâu không phát triển được vì băng hà tan ở các lớp rên mặt. - Ở miền ôn đới, mặc dù lượng CO2 trong nước giảm đi do nhiệt độ tăng lên nhưng nhờ lượng nước ở trạng thái lưu động phong phú hơn do không bị đóng băng và nhờ vào sự tham gia của axit nitric và các axit hữu cơ nên cường độ quá trình karst vẫn lớn. - Ở miền hoang mạc, do thiếu nước quá nên quá trình karst không thể phát triển được. Những rãnh đá vôi hóa thạch hay tái lộ là địa hình tàn dư của điều kiện khí hậu khác nhau ẩm ướt hơn. - Ở miền nhiệt đới, mặc dù do nhiệt độ cao nên lượng CO2 hòa tan trong nước ít hơn so với miền cực nhưng quá tình karst vẫn xúc tiến với cường độ rất lớn nhờ vào lượng mưa và nhất là hàm lượng axit hữu cơ rất là cao. Vòm karst Nón karst Tháp karst Bề mặt xâm thực hóa học Hình 1.3. – Phân bố các kiểu karst ở miền nhiệt đới (theo P.Birot, 1960). (Nguồn : violet.com.vn, sinh viên Trần Thị An vẽ). Trang 19 Đồng bằng ngoại vi karst là một bộ phận già của khối đá vôi bị san bằng do hòa tan. Hiện tượng san bằng này xảy ra mạnh vì đồng bằng ngoại vi tương ứng với khu vực ngập nước thường xuyên hay định kỳ. Bề mặt đồng bằng thường được hay phủ các xung kích có nguồn gốc ngoại lai hay tàn tích đá vôi làm cho khó nhận thấy ranh giới cũ của miền đá vôi. Nguyên nhân chủ yếu đưa đến việc hình thành các cảnh quan karst nhiệt đới này là tốc độ ăn mòn lớn liên quan tới điều kiện khí hậu nóng ẩm và sự phồn thịnh của thực vật ở nước ta chứ không phải là thời gian kéo dài của quá trình karst. Trên cơ sở chung của điều kiện khí hậu, các điều kiện khác như nham thạch, vận động dao động, sự thay đổi mực nước biển và tuổi địa mại của địa hình karst (các giai đoạn khác nhau trong tiến trình phát triển karst) đã đem lại cho địa hình karst của mỗi địa phương ở nước ta những màu sắc rất riêng biệt. 1.2.2. Qúa trình phát triển của cảnh quan karst Dựa vào sựu quan sát các giai đoạn phát triển riêng biệt trong thiên nhiên, bằng phương pháp quy nạp người ta đưa ra được quy trình phát triển của cảnh quan karst bao gồm các giai đoạn sau đây: - Giai đoạn đầu là: giai đoạn khối đá vôi lộ ra trên ngoài mặt, trên đó phát triển caren (rãnh đá vôi). - Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát triển mạnh mẽ những dạng karst ngầm, đồng thời ngoài mặt cũng xuất hiện những lũng karst. Các cao nguyên Tà Phìn, Sin Chải ở Tây Bắc Bắc Bộ có thể đang ở trong giai đoạn. - Giai đoạn thứ ba là giai đoạn sụt trần các trần hang, làm xuất hiện các lũng hình máng, cánh đồng karst và các cầu tự nhiên. Các khối đá vôi Kẽ Bàng, Đồng Văn đang ở trong giai đoạn này. Karst Cao Bằng cũng có thể được xếp vào đây nhưng ở trong một mức độ cao hơn. - Giai đoạn thứ tư là giai đoạn ưu thế của các cánh đồng karst, trên đó rải rác những núi sót. Các vùng karts ở thị xã Lạng Sơn, Bắc Sơn, Hòa Bình, Ninh Bình và Hạ Long là thuộc giai đoạn này. Các cao nguyên Mộc Châu, Sơn La, theo M.Dubasenco (1964) là những khu vực ở vào giai đoạn tột cùng của quá trình phát triển karst vì thế cũng có thể xếp vào đây với mức độ phát triển cao hơn. Cảnh quan karst có thể không đạt tới được giai đoạn cuối cùng không những do những nguyên nhân bên ngoài như thay đổi khí hậu, vận động nâng lên, v.v… mà còn có những Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan