Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kap sxh hs thcs o mon...

Tài liệu Kap sxh hs thcs o mon

.PDF
133
411
143

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG Nguyễn Hải Đăng KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN Ô MÔN NĂM 2012 Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng Hà Nội, 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG Nguyễn Hải Đăng KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH CẤP II Ở QUẬN Ô MÔN NĂM 2012 Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng Mã số: 60.72.03.01 Hướng dẫn khoa học PGS.TS. Vũ Sinh Nam Hà Nội, 2012 i MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv DANH MỤC BẢNG...................................................................................................v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .........................................................................................1 ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................5 1.1. Vi rút gây bệnh và véc tơ truyền bệnh .........................................................5 1.1.1. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue ...............................................5 1.1.2. Véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue ...............................................5 1.2. Lịch sử và tình hình sốt xuất huyết Dengue.................................................6 1.2.1. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới.................................6 1.2.2. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue ở Việt Nam .................................8 1.2.3. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue ở thành phố Cần Thơ ..................9 1.2.4. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue ở quận Ô Môn...........................10 1.3. Bệnh sốt xuất huyết Dengue ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội ....................10 1.4. Phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue............................................................11 1.4.1. Vắc xin dự phòng ....................................................................................11 1.4.2. Phòng chống véc tơ truyền bệnh SXHD .................................................11 1.4.3. Phòng chống véc tơ chủ động .................................................................15 1.5. Các công trình nghiên cứu về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue............19 1.5.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở khu vực Đông Nam Á .....19 1.5.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam..................................................................28 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................39 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................39 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................39 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu và loại trừ ...........................................39 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ...............................................................................39 2.1.4. Thời gian nghiên cứu ..............................................................................39 ii 2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................39 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................39 2.2.2. Cỡ mẫu ....................................................................................................39 2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu ..................................................................................40 2.2.4. Biến nghiên cứu ......................................................................................42 2.2.5. Tiêu chuẩn và cách đánh giá ...................................................................47 2.2.6. Phương pháp thu thập số liệu..................................................................50 2.2.7. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ........................52 2.2.8. Xử lý và phân tích số liệu .......................................................................52 2.3. Đạo đức trong nghiên cứu..........................................................................52 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................53 4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ...............................................53 4.2. Kết quả nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh SXHD ...........................................................................................................................55 4.2.1. Kiến thức về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue ...................................55 4.2.2. Thái độ về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue.......................................60 4.2.3. Thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue ..................................63 3. Nguồn cung cấp thông tin về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue ...............66 4.4. Tỷ lệ nhà của học sinh có loăng quăng Aedes ...........................................67 4.5. Một số yếu tố liên quan tới thực hành về phòng bệnh SXHD của học sinh THCS.................................................................................................................68 Chương 4 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................83 4.1. Đặc tính chung của ĐTNC và nguồn thông tin về bệnh SXHD ................83 4.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng bệnh SXHD của học sinh THCS ...........................................................................................................................85 4.3. Một số yếu tố liên quan kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của học sinh THCS ............................................................92 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..........................................................96 5.1. Kết luận ......................................................................................................96 iii 5.1.1. Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của học sinh trung học cơ sở quận Ô Môn........................................................96 5.1.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh SXHD của học sinh ...........................................................................................................................97 5.2. Khuyến nghị ...............................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................100 PHỤ LỤC................................................................................................................109 Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phát vấn....................................................................109 Phụ lục 2: Khung lý thuyết của nghiên cứu ....................................................122 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cấp II, III TL Trường cấp II, III Thới Long CBYT Cán bộ Y tế DCCN Dụng cụ chứa nước DCPT Dụng cụ phế thải ĐTV Điều tra viên ĐTNC Đối tượng nghiên cứu HGD Hộ gia đình HS Học sinh MLQ Mối liên quan SXH Sốt xuất huyết SXHD Sốt xuất huyết Dengue SD/SXHD Sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue THCS Trung học cơ sở THCS CVL Trung học cơ sở Châu Văn Liêm THCS LL Trung học cơ sở Lê Lợi THCS NT Trung học cơ sở Nguyễn Trãi THCS NQ Trung học cơ sở Ngô Quyền TTGDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng VSMT Vệ sinh môi trường WHO Tổ chức Y tế thế giới v DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Tình hình SXH Dengue các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 9 tháng đầu năm 2007 .....................................................................................7 Bảng 1.2. Tình hình mắc và chết SXHD ở Việt Nam từ 2000 – 10/2011. .................8 Bảng 1.3. Số trường hợp mắc và chết do SXHD của thành phố Cần Thơ từ năm 2008 đến 9 tháng đầu 2011 .........................................................................................9 Bảng 1.4. Số trường hợp mắc và chết do SXHD của quận Ô Môn từ năm 2007 đến 9 tháng đầu 2011 .......................................................................................................10 Bảng 3.1. Kiến thức về phòng bệnh SXHD của học sinh THCS..............................55 Bảng 4.2. Thái độ của học sinh về phòng bệnh SXHD ............................................60 Bảng 4.4. Thực hành của học sinh về kiểm tra, xúc rửa DCCN...............................63 Bảng 4.5. Thực hành của học sinh về xử lý khi có người mắc SXHD .....................64 Bảng 4.6. Nguồn cung cấp thông tin về SXHD cho học sinh THCS (n = 399) .......66 Bảng 4.7. Mối liên quan giữa các đặc tính của mẫu và kiến thức về phòng bệnh SXHD ........................................................................................................................68 Bảng 4.8. Mối liên quan giữa các đặc tính của mẫu và thái độ về phòng bệnh SXHD ...................................................................................................................................70 Bảng 4.9. Mối liên quan giữa các đặc tính của mẫu và thực hành PHÒNG BỆNH SXHD ........................................................................................................................71 Bảng 4.10. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ về phòng bệnh SXHD ............73 Bảng 4.11. Mối liến quan giữa kiến thức và thực hành về phòng bệnh SXHD........74 Bảng 4.12. Mối liến quan giữa thái độ và thực hành về phòng bệnh SXHD............74 Bảng 4.13. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh SXHD với nhà có loăng quăng của khối lớp 6 .....................................................................75 Bảng 4.14. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh SXHD với nhà có loăng quăng của khối lớp 7 .....................................................................76 Bảng 4.15. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh SXHD với nhà có loăng quăng của khối lớp 8 .....................................................................77 vi Bảng 4.16. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh SXHD với nhà có loăng quăng của khối lớp 9 .....................................................................78 Bảng 4.17. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh SXHD với nhà có loăng quăng theo giới tính.......................................................................79 Bảng 4.18. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh SXHD với nhà có loăng quăng theo trường học...................................................................80 Bảng 4.19. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh SXHD với nhà có loăng quăng theo khối lớp .......................................................................81 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính .......................................53 Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trường học....................................53 Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo khối lớp học.................................54 Biểu đồ 3.4. Phân bố số thành viên trong gia đình của đối tượng nghiên cứu..........54 Biểu đồ 3.5. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu ................................................55 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ học sinh THCS biết véc tơ truyền bệnh của bệnh SXHD ...........58 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ học sinh THSC biết về nơi loăng quăng thường sống.................58 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ kiến thức chung của học sinh THCS về phòng bệnh SXHD ......59 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ học sinh trả lời đồng ý (đồng ý và rất đồng ý) phần thái độ Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ thái độ đạt của HS THCS về phòng bệnh SXHD theo trường ....61 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ thái độ đạt của HS THCS về phòng bệnh SXHD theo trường ..62 Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ thái độ chung của học sinh THCS về phòng bệnh SXHD ........62 Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ thực hành đạt của học sinh về phòng bệnh SXHD phân theo khối lớp......................................................................................................................64 Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ thực hành đạt của HS về phòng bệnh SXHD phân theo trường học .............................................................................................................................65 Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ thực hành chung của học sinh THCS về phòng bệnh SXHD....65 Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ nhà học sinh có loăng quăng trong DCCN................................67 Biểu đồ 4.16. Tỷ lệ nhà học sinh có loăng quăng giữa các khối lớp................. Error! Bookmark not defined. viii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm có thể gây dịch lớn, lưu hành quanh năm ở Việt Nam. Trong tổng số 63.618 trường hợp mắc và 59 trường hợp tử vong tính đến 30/11/2011 tại Việt Nam, thì miền Nam – Việt Nam chiếm đến 87% trường hợp mắc và 97% số trường hợp tử vong. Riêng quận Ô Môn năm 2010 dịch SXHD cũng bùng nổ với số trường hợp mắc/chết là 254/1, tỷ lệ mắc/100.000 dân là 188,33; tăng 57 trường hợp so với năm 2009. Trong đó, số mắc chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi dưới 15 chiếm từ 80% đến 83% tổng số trường hợp mắc bệnh SXHD hàng năm của quận Ô Môn. Qua một số nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe trên đối tượng học sinh cho thấy kiến thức, nhận thức của các em học sinh được nâng cao, từ đó dẫn đến thực hành phòng bệnh SXHD cũng tốt hơn mà điển hình là các chỉ số về loăng quăng ở tại nhà các em học sinh đã giảm rõ rệt. Cho thấy hiệu quả của can thiệp truyền thông trên đối tượng học sinh về phòng bệnh SXHD. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue và một số yếu tố liên quan của học sinh trung học cơ sở ở quận Ô Môn năm 2012” nhằm mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh SXHD của học sinh trung học cơ sở và một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh SXHD của học sinh trung học cơ sở. Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích, phát vấn 399 học sinh, được chọn theo phương pháp phân tầng tỷ lệ từ học sinh các khối lớp học của các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Ô Môn. Qua nghiên cứu cho thấy có 85,7% ĐTNC có kiến thức đúng, chỉ có 47,6% ĐTNC có thái độ tích cực và 58,6% ĐTNC có thực hành đạt về phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue. Nguồn thông tin về phòng, chống sốt xuất huyết Dengue mà học sinh tiếp cận chủ yếu qua các kênh truyền thông như: ti vi (89,2%), thầy cô giáo (85,2%), cán bộ y tế, tranh ảnh, tờ rơi, khẩu hiệu, loa đài xã/phường và sách báo (từ 63,9% đến 71,2%). Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ và kiến thức với thực hành có ý nghĩa thống kê . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Dengue thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae gây ra, vi rút Dengue gồm 4 típ huyết thanh (DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4) và gây dịch do muỗi truyền. Muỗi Aedes aegypti (Aedes aegypti) và Aedes albopictus (Aedes albopictus) là véc tơ truyền bệnh, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti [2], [3], [5], [72]. Ở Việt Nam bệnh sốt xuất huyết Dengue luôn luôn là vấn đề y tế quan trọng. Những năm gần đây số mắc và chết do sốt xuất huyết Dengue có xu hướng tăng lên, từ năm 1991 – 2000 bệnh sốt xuất huyết Dengue đứng thứ 4 trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất và đứng thứ 3 trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ chết cao nhất Việt Nam, ở miền Trung và miền Nam bệnh lưu hành cao và tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu ở nhóm tuổi dưới 15 tuổi [31]. Mỗi năm có hàng trăm ngàn người mắc và hàng trăm người chết. Tần suất các vụ dịch ngày càng gia tăng, với sự lưu hành của nhiều típ vi rút và những trường hợp sốt xuất huyết Dengue trong các vùng địa lý mới. Năm 2009, các tỉnh phía Nam chiếm 85,1% các trường hợp tử vong do SXHD, lứa tuổi dưới 15 tuổi (74%) [1]. Trong tổng số 63.618 trường hợp mắc và 59 trường hợp tử vong tính đến 30/11/2011 tại Việt Nam, thì miền Nam – Việt Nam chiếm đến 87% trường hợp mắc và 97% số trường hợp tử vong [70]. Tại Cần Thơ, sốt xuất huyết Dengue là bệnh lưu hành địa phương; hàng năm có khoảng trên 1.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue. Điều đáng quan tâm là năm 2010 có 4 trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết Dengue. Riêng quận Ô Môn năm 2010 dịch sốt xuất huyết Dengue cũng bùng nổ với số trường hợp mắc/chết là 254/1, tỷ lệ mắc/100.000 dân là 188,33; tăng 57 trường hợp so với năm 2009. Mặc dù ngay từ khi có các trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue rải rác trên địa bàn thì Trung tâm Y tế dự phòng quận kết hợp trạm Y tế các phường tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống dịch như: giám sát phát hiện ca bệnh, tổ chức các chiến dịch tổng vệ sinh môi trường diệt loăng quăng, phun hóa 2 chất, tuyên truyền vận động ban ngành đoàn thể và người dân tham gia phòng chống sốt xuất huyết Dengue, nhưng dịch vẫn bùng phát và lan rộng [33]. Đến cuối tháng 11/2011, số trường hợp mắc/chết do sốt xuất huyết Dengue là 84/0, tỷ lệ mắc/100.000 dân là 62,28; tỷ lệ mắc này mặc dù thấp hơn năm 2009 và 2010 rất nhiều lần nhưng vẫn luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bất cứ lúc nào. Số trường hợp mắc này giảm là do quận Ô Môn thực hiện phun thuốc diệt côn trùng diện rộng với 3 đợt phun từ đầu năm 2011 đến nay. Nhưng song song đó, tồn tại mối lo ngại tính kháng thuốc của muỗi Aedes aegypti. Vũ Sinh Nam và cộng sự (2010) qua nghiên cứu cho thấy: muỗi Aedes aegypti kháng hoặc có khả năng kháng với DDT 4% và có khả năng kháng với malathion 5%. Độ nhạy cảm của muỗi Aedes aegypti với hóa chất diệt côn trùng không đồng đều ở các điểm nghiên cứu và với các loại hóa chất khác nhau. Qua đó, tác giả khuyến nghị tiếp tục sử dụng các loại hóa chất diệt côn trùng còn nhạy cảm và tăng nồng độ trong giới hạn cho phép dựa trên những kết quả thử nghiệm sinh học tại thực địa đối với những hóa chất mà muỗi Aedes aegypti đã có khả năng kháng. Không sử dụng những loại hóa chất đã bị kháng [20]. Hiện nay, chương trình phòng, chống sốt xuất huyết Dengue tại Ô Môn ngoài sự tham gia có vai trò to lớn của trung tâm Y tế dự phòng quận và trạm y tế các phường thì còn dựa vào một lực lượng duy nhất đó là các cộng tác viên sức khỏe cộng đồng; còn ban ngành đoàn thể chỉ tham gia khi có chiến dịch và sự tham gia của lực lượng này cũng không được tốt như: còn bỏ sót nhà, bỏ sót dụng cụ chứa nước, không hướng dẫn người dân đầy đủ,… Và qua nghiên cứu của Lương Chấn Quang và cộng sự (2002) cho thấy: hoạt động của cộng tác viên hoạt động hiệu quả, nhưng hiệu quả đó chưa rõ lắm, tỷ lệ hộ có loăng quăng ở xã điểm chỉ thấp hơn xã chứng 10%, hành vi diệt loăng quăng của xã điểm không cao hơn nhiều. Qua đó đề nghị cần tổ chức các chiến dịch diệt loăng quăng, huy động sự tham gia của nhà trường [26]. Kết quả giám sát tại Khoa Kiểm soát dịch bệnh, HIV/AIDS – Trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn qua năm 2008 đến 9 tháng đầu năm 2011 cho thấy độ tuổi mắc sốt xuất huyết Dengue tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi dưới 15, với tỷ lệ lần 3 lượt hàng năm là 80% đến 83%. Đỗ Nguyễn Thùy Nhi (2009) kiến nghị cần xem xét đưa mô hình cộng tác viên vào trường học với một cách khác: mỗi học sinh là một “cộng tác viên”, kiểm tra và diệt loăng quăng trong chính gia đình mình [22]. Trần Vũ Phong và cộng sự (2010) qua nghiên cứu cho thấy vai trò của nhà trường đã tác động tích cực đến ý thức của các em học sinh trong trường [23]. Qua nghiên cứu của Nguyễn Lâm (2009) [15], Trần Thị Cẩm Nguyên và Nguyễn Đỗ Nguyên (2010) [21] cho thấy hiệu quả trong can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng bệnh SXHD trên đối tượng học sinh THCS, tỷ lệ học sinh có kiến thức, thái độ và thực hành đúng có gia tăng. Vậy hiện tại muỗi Aedes đã có khả năng kháng hoặc kháng với một số loại thuốc diệt côn trùng, và hiệu quả hoạt động của lực lượng cộng tác viên chưa rõ ràng. Từ đó, cho thấy biện pháp phòng bệnh dựa vào cộng đồng là lựa chọn tỏ ra ưu thế nhất hiện nay. Nhưng cần có một hướng tiếp cận mới trong công tác phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue: đó là sử dụng học sinh như là “cộng tác viên” để mỗi học sinh tự kiểm tra và diệt loăng quăng tại gia đình của mình. Trước khi sử dụng lực lượng học sinh thì chúng ta cần phải biết được: kiến thức, thái độ và thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của các em ở độ tuổi này như thế nào và đặc biệt là các em học sinh trung học cơ sở? Và yếu tố nào liên quan đến thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của các em học sinh? Để từ đó đưa ra những khuyến nghị và có những giải pháp can thiệp và truyền thông hiệu quả trên nhóm đối tượng này. Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue và một số yếu tố liên quan của học sinh trung học cơ sở ở quận Ô Môn năm 2012”. 4 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu được thực hiện với 2 mục tiêu cụ thể sau: 1. Xác định tỷ lệ học sinh trung học cơ sở ở quận Ô Môn có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue năm 2012. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của học sinh trung học cơ sở ở quận Ô Môn năm 2012. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU : a. Nhân khẩu xã hội học (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thu nhập hộ gia đình, kiến thức và thái độ về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue) có mối liên quan với các hành vi phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue. b. Kiến thức về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue (nơi sinh sản của muỗi, ấu trùng muỗi, phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue, kiểm soát bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh sốt xuất huyết Dengue, xử trí khi bị bệnh?,…) có mối liên quan với thái độ và hành vi phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue. c. Thái độ đối với bệnh sốt xuất huyết Dengue (niềm tin, cảm xúc, sự quan tâm, đồng thuận,…) có mối liên quan với hành vi phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue. d. Các yếu tố tiếp cận, tiếp nhận thông tin và hỗ trợ từ giáo viên có mối liên quan đến các hành vi phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue. KHUNG LÝ THUYẾT KAP PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE (Phụ lục 2) 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vi rút gây bệnh và véc tơ truyền bệnh 1.1.1. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue Do vi rút Dengue thuộc nhóm Flavivirus, học Flaviviridae với 4 típ huyết thanh DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4 [2], [3]. 1.1.2. Véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt người bệnh rồi truyền vi rút sang người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti [3]. Muỗi Aedes bị nhiễm vi rút, khi đốt người sẽ truyền vi rút qua vết đốt. Muỗi bị nhiễm vi rút thường sau 8 – 12 ngày sau hút máu có thể truyền bệnh và truyền bệnh suốt đời [3]. Nhiều nghiên cứu về véc tơ truyền bệnh SXHD đã được tiến hành trong nhiều năm của nhiều tác giả khác nhau đều khẳng định Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh chính trong các vụ dịch SXHD ở Việt Nam. Hình 1. Muỗi Aedes aegypti Hình 2. Muỗi Aedes albopictus Đặc điểm sinh lý, sinh thái của muỗi Aedes aegypti: ở các tỉnh phía Nam, Aedes aegypti phân bố rộng khắp các tỉnh, các vùng; trừ một số nơi thuộc các huyện miền núi cao, tỉnh Lâm Đồng, có thể gặp Aedes aegypti ở mọi nơi; đặc biệt là những thành phố, thị xã đông dân, các vùng đồng bằng ven biển, nơi thiếu nước ngọt người dân phải dùng nhiều vật chứa nước dự trữ suốt mùa khô. Chúng rất thích hút 6 máu người và thường sống ở trong nhà gần người, đậu nghỉ ở những nơi tối, trên quần áo sẫm màu treo trên móc áo. Muỗi thường hoạt động đốt người vào ban ngày, hoạt động cao điểm là lúc sáng sớm và chiều tối. Hình 3. Vòng đời của muỗi Những đặc điểm sinh học của loài muỗi này cần chú ý là: sự tồn tại khá lâu của trứng, chịu đựng được nhiều tháng trong mùa khô. Các ổ chứa loăng quăng (bọ gậy) thông thường là: ổ chứa tự nhiên như hốc cây, thân tre, vỏ ốc, kẽ bẹ lá (thơm, chuối, môn,...) ít khi gặp trên hốc đá. Ổ chứa nhân tạo như lu, khạp, hồ, phuy, chai lọ, chân chén chống kiến, lọ hoa, những vật dụng phế thải xung quanh nhà có chứa nước,... 1.2. Lịch sử và tình hình sốt xuất huyết Dengue 1.2.1. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, gây dịch do muỗi truyền. Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút có véc tơ là muỗi truyền lây lan nhanh nhất thế giới. Trong 50 năm qua, tỷ lệ đã tăng lên 30 lần với sự mở rộng địa lý ngày càng tăng ở các nước mới, và trong thập niên hiện nay, từ thành thị đến nông thôn. Ước tính có 50 triệu người nhiễm Dengue hàng năm và 2,5 tỷ người sống trong các vùng có nguy cơ cao về Dengue [72]. Đại dịch SXHD bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ 20 với số mắc hàng năm khoảng 10 triệu người, trong đó có hơn 90% trường hợp mắc là trẻ em dưới 15 tuổi. 7 Tỷ lệ chết trung bình là 5% với khoảng 240.000 trường hợp mỗi năm. Trong 40 năm qua, SXHD đã vượt ra khỏi Đông Nam Á, lan sang Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, phía Đông Địa Trung Hải và cuối cùng là Châu Phi và vùng biển Ca-ri-bê và có mặt trên 100 nước và lãnh thổ. Vào ngày 13/10/2011 trên trang web của Tổ chức y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương, WHO đã kêu gọi các nước cam kết và phối hợp hành động chống lại sốt xuất huyết; và Tiến sĩ Shin cũng nói rằng: “Sự tham gia của cộng đồng là một yếu tố quan trọng trong công tác kiểm soát và phòng chống bệnh sốt xuất huyết và mỗi người đều có vai trò quan trọng trong việc này” [69]. Những khu vực có khí hậu nhiệt đới đều là những vùng có nguy cơ cao của dịch SXHD với cả 4 típ vi rút. Trong thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, SXHD tăng đáng kể trong 5 năm đầu của thập niên của thế kỷ này và đã phát hiện 925.896 ca gần gấp 2 lần so với cùng kỳ 1990 – 1999 (479.848 ca). Theo Tổ chức Y tế thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tình hình SXHD năm 2007 ở các nước trên thế giới và trong khu vực diễn biến phức tạp. Bảng 1.1. Tình hình SXH Dengue các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 9 tháng đầu năm 2007 Nước, vùng lãnh thổ Mắc Chết M/100.000 dân Chết/mắc So sánh với cùng kỳ năm 2006 Inđônêsia 68.636 748 28,4 1,08% Số mắc tăng gấp 3 lần Thái Lan 21.251 14 32,5 0,08% Số mắc tăng 36% Malaysia 31.279 67 130,6 0,2% Số mắc tăng 48% Singapore 3.597 3 81,2 0,08% Số mắc tăng 89% Campuchia 30.431 327 223,6 1,07% Số mắc tăng gấp 3 lần Lào 2.270 4 36,5 0,18% Không có so sánh Philippines 7.361 73 8,4 0,99% Không có so sánh Việt Nam 75.233 64 90,05 0,085% Số mắc tăng 51% chết tăng 45% (Nguồn: Báo cáo của Dự án phòng chống SD/SXHD Quốc gia 2007) 8 1.2.2. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue ở Việt Nam Bệnh sốt xuất huyết Dengue lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1958. Dengue là một trong 10 căn bệnh truyền nhiễm hàng đầu tại Việt Nam. Tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh cao nhất xảy ra vào thập kỷ qua, từ 1999 – 2007. Có khoảng 70 triệu người sống ở vùng có nguy cơ sốt xuất huyết tại Việt Nam [73]. Trung bình hàng năm có khoảng 75.700 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với trung bình 170 trường hợp tử vong. Dịch bùng phát nghiêm trọng vào những năm 1983, 1987, 1991 và 1998. Trên 80% các trường hợp tử vong là ở trẻ em dưới 15 tuổi [73]. Bệnh SXHD lưu hành rộng rãi ở vùng châu thổ sông Hồng (miền Bắc), đồng bằng sông Cửu Long (miền Nam) và dọc theo bờ biển miền Trung; bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vùng nông thôn, nơi có muỗi véc tơ truyền. Trong những năm gần đây chỉ số mắc bệnh cao nhất được thông báo ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh ven biển miền Trung; tuy nhiên những số liệu mới đây đã chỉ ra rằng bệnh đã phát triển đến vùng cao nguyên Trung bộ, nơi đang phát triển đô thị mới với điều kiện cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường kém. Dịch SXHD bùng nổ theo chu kỳ với khoảng cách trung bình từ 4 – 5 năm và vụ dịch lớn mới xảy ra; năm 1998, có số mắc và chết cao (mắc 234.920, chết 377). Bảng 1.2. Tình hình mắc và chết SXHD ở Việt Nam từ 2000 – 10/2011. [68], [70] Năm Số mắc Tỷ lệ mắc/100.000 dân Số chết Tỷ lệ chết/mắc (%) 2000 25.269 32,55 51 0,20 2001 42.878 54,49 80 0,19 2002 31.760 39,84 52 0,16 2003 49.751 61,50 72 0,14 2004 78.692 95,93 114 0,15 2005 56.980 68,56 48 0,08 9 2006 68.532 81,43 53 0,08 2007 104.393 122,52 88 0,08 2008 96.451 110,74 97 0,10 2009 105.370 119,64 87 0,08 2010 128.831 144,69 55 0,04 30/11/2011 63.618 - 59 0,09 Ghi chú: số liệu được tính đến tuần thứ 52 hàng năm. Trẻ em dễ bị nhiễm hơn người lớn; ở trẻ em nhiễm vi rút Dengue thường biểu hiện nhẹ, trong khi ở người lớn thường gây ra nhiều triệu chứng, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa nặng. Từ năm 2000 – 2005 tỷ lệ người lớn (> 15 tuổi) chiếm khoảng 30% tổng số mắc hàng năm. Trong tổng số trường hợp mắc và tử vong tính đến 30/11/2011 tại Việt Nam, thì miền Nam – Việt Nam chiếm đến 87% trường hợp mắc (55.565 trường hợp) và 97% số trường hợp tử vong (57 trường hợp) [70]. 1.2.3. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue ở thành phố Cần Thơ Bảng 1.3. Số trường hợp mắc và chết do SXHD của thành phố Cần Thơ từ năm 2008 đến 9 tháng đầu 2011 Năm Mắc Chết Mắc/100.000 dân 2008 1.200 1 104,34 2009 1.280 1 111,3 2010 975 4 125,5 9 tháng 2011 578 0 - (Nguồn: Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Cần Thơ) Hàng năm số trường hợp mắc SXHD của thành phố Cần Thơ dao động ở mức từ 1.000 đến 1.300 trường hợp và đặc biệt năm 2010 có 4 trường hợp tử vong do SXHD tại Tp. Cần Thơ. Mặc dù địa phương và ngành y tế đã triển khai các hoạt động phòng chống và hàng năm có ít nhất 2 chiến dịch ra quân dọn dẹp vệ sinh môi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan