Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kap hfmd giao vien mn 2014...

Tài liệu Kap hfmd giao vien mn 2014

.PDF
83
192
59

Mô tả:

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HUYỆN THỚI LAI BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ TÊN ĐỀ TÀI KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở GIÁO VIÊN TRỰC TIẾP CHĂM SÓC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON, MẪU GIÁO VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HUYỆN THỚI LAI NĂM 2014 Thới Lai - 2014 SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HUYỆN THỚI LAI BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ TÊN ĐỀ TÀI KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở GIÁO VIÊN TRỰC TIẾP CHĂM SÓC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON, MẪU GIÁO VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HUYỆN THỚI LAI NĂM 2014 Chủ nhiệm đề tài : Lý Ngọc Trung Cộng sự : Nguyễn Minh Luân; Đặng Chí Linh. Thới Lai - 2014 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................. iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................. vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3 1.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh tay chân miệng ............................................. 3 1.2. Lịch sử và tình hình bệnh tay chân miệng ........................................ 5 1.3. Phòng, chống bệnh tay chân miệng .................................................. 8 1.4. Các công trình nghiên cứu về bệnh tay chân miệng........................ 12 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 18 2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 18 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................. 18 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu và loại trừ ................................ 18 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ................................................................... 18 2.1.4. Thời gian nghiên cứu................................................................... 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................ 18 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................... 18 2.2.2. Cỡ mẫu........................................................................................ 18 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ............................................................... 19 2.2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................... 19 2.2.5. Kỹ thuật và phương pháp thu thập số liệu.................................... 26 2.2.6. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục .............. 27 2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu............................................................ 28 2.3. Đạo đức trong nghiên cứu .............................................................. 28 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ........................................................ 29 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .................................... 29 3.2. Kết quả nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành ...................... 30 3.2.1. Kiến thức..................................................................................... 30 3.2.2. Thái độ ........................................................................................ 41 3.2.3. Thực hành ................................................................................... 45 3.3. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ và thực hành của giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ về phòng bệnh tay chân miệng.................... 50 KẾT LUẬN.................................................................................................. 56 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ PHỤ LỤC: Bảng câu hỏi phỏng vấn................................................................. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CDC Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ CA16 Coxsackievirus A16 ĐTNC Đối tượng nghiên cứu EV71 Enterovirus 71 PB Phòng bệnh TCM Tay chân miệng THPT Trung học phổ thông TTGDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe TTYT Trung tâm Y tế TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng VS Vệ sinh VSMT Vệ sinh môi trường VSPB Vệ sinh phòng bệnh VSDTTƯ Vệ sinh dịch tễ trung ương WHO Tổ chức Y tế thế giới DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Tình hình bệnh tay chân miệng các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đến ngày 31/12/2013.......................................................... 7 Bảng 3.1. Phân bố tuổi của giáo viên tham gia nghiên cứu........................... 29 Bảng 3.2. Phân bố trình độ học vấn của giáo viên tham gia nghiên cứu ....... 29 Bảng 3.3. Phân bố thu nhập trung bình hàng tháng của giáo viên tham gia nghiên cứu.................................................................................................... 30 Bảng 3.4. Số giáo viên mầm non, mẫu giáo biết về bệnh tay chân miệng ..... 30 Bảng 3.5. Kiến thức về triệu chứng của bệnh tay chân miệng....................... 31 Bảng 3.6. Kiến thức về bệnh tay chân miệng có gây nguy hiểm cho trẻ ....... 32 Bảng 3.7. Kiến thức về mức độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng ........... 33 Bảng 3.8. Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng .................... 33 Bảng 3.9. Kiến thức về sự lây truyền của bệnh tay chân miệng .................... 34 Bảng 3.10. Kiến thức về thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh tay chân miệng.... 35 Bảng 3.11. Kiến thức về vắc xin phòng bệnh tay chân miệng....................... 35 Bảng 3.12. Kiến thức về đường lây truyền của bệnh tay chân miệng............ 36 Bảng 3.13. Kiến thức về cách xử trí phân khi trẻ đi ngoài ............................ 37 Bảng 3.14. Kiến thức về cách xử trí khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh tay chân miệng ..................................................................................................................... 38 Bảng 3.15. Kiến thức về yếu tố thuận lợi hay nguy cơ mắc bệnh TCM ........ 39 Bảng 3.16. Thái độ của giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ về mức độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng .............................................................................. 41 Bảng 3.17. Thái độ của giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ về vệ sinh phòng bệnh tay chân miệng..................................................................................... 42 Bảng 3.18. Thái độ của giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ về ủng hộ phòng bệnh tay chân miệng ............................................................................................. 43 Bảng 3.19. Thực hành của giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ về bệnh TCM ... 45 Bảng 3.20. Nguồn cung cấp thông tin về bệnh tay chân miệng cho giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ ................................................................................... 49 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa các đặc tính của mẫu nghiên cứu và kiến thức về phòng bệnh tay chân miệng ..................................................................... 50 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa các đặc tính của mẫu nghiên cứu và thái độ về phòng bệnh tay chân miệng .......................................................................... 51 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa các đặc tính của mẫu nghiên cứu và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng ..................................................................... 52 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ về phòng bệnh tay chân miệng ........................................................................................................... 53 Bảng 3.25. Mối liến quan giữa kiến thức và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng ........................................................................................................... 54 Bảng 3.26. Mối liến quan giữa thái độ và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng ........................................................................................................... 54 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ kiến thức chung của giáo viên về bệnh tay chân miệng ... 40 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thái độ chung của giáo viên về bệnh tay chân miệng ....... 44 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thực hành chung của giáo viên về bệnh tay chân miệng .. 48 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch do vi rút, lây truyền theo đường tiêu hóa và thường gặp ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Tuy nhiên, cũng có khi biến chứng với nhiễm trùng thần kinh trung ương như viêm não, viêm màng não, bại liệt, ngoài ra còn có viêm cơ, phù phổi cấp có thể dẫn đến tử vong. Các trường hợp biến chứng nặng thường do Enterovirus 71 (EV71) [2], [3]. Trước đây, các vụ dịch xảy ra do tay chân miệng thường là do Coxsackievirus A16. Thời gian gần đây xuất hiện nhiều vụ dịch bệnh tay chân miệng trên một phạm vi rộng lớn ở nhiều nơi và quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á, nguyên nhân được xác định do Enterovirus 71. Vấn đề này làm gia tăng mối lo ngại ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2002. Tại các tỉnh phía Nam bệnh có xu hướng tăng cao vào thời điểm tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 [2], [3]. Giai đoạn 2005 – 2010 bệnh có xu hướng gia tăng mạnh về số mắc và chết, trên phạm vi của nhiều tỉnh thành trên cả nước [4]. Đến ngày 31/12/2013 cả nước có 78.141 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng ở khắp 63 tỉnh thành trên cả nước, trong đó có 20 trường hợp tử vong. Tại Cần Thơ, tính đến ngày 31/12/2013 đã có 936 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng và 01 trường hợp tử vong, chỉ riêng huyện Thới Lai năm 2013 đã có 207 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng và chủ yếu các trường hợp mắc bệnh nằm ở độ tuổi dưới 5 tuổi, độ tuổi mầm non, mẫu giáo. Đến nay, bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Tình hình bệnh diễn biến phức tạp trên phạm vi cả 2 nước, mặc dù số người mắc bệnh tay chân miệng năm 2013 giảm 49,3% so với năm 2012 và số trường hợp tử vong giảm 55,6% so với cùng kỳ năm 2012. Và các chuyên gia về y tế và Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế cũng khuyến cáo dịch bệnh tay chân miệng vẫn có thể bùng phát thành dịch lớn do tính chất lây truyền, lứa tuổi mắc và tính miễn dịch trong cộng đồng. Hiện tại các biện pháp phòng ngừa chủ yếu tập trung vào công tác vệ sinh môi trường. Hiện tại vấn đề nghiên cứu phòng, chống bệnh tay chân miệng với đối tượng là các giáo viên tại các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện Thới Lai chưa được thực hiện. Với những lý do trên và để góp phần vào công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng hiệu quả hơn; vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh tay chân miệng ở giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ ở các trường mầm non, mẫu giáo và một số yếu tố liên quan tại huyện Thới Lai năm 2014”. Mục tiêu của đề tài: 1. Xác định tỷ lệ giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ tại các trường mầm non, mẫu giáo ở huyện Thới Lai có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về phòng bệnh tay chân miệng. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thực hành đúng về phòng bệnh tay chân miệng của giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ tại các trường mầm non, mẫu giáo ở huyện Thới Lai. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh tay chân miệng 1.1.1. Tác nhân gây bệnh tay chân miệng Bệnh tay chân miệng (TCM) do nhóm vi rút đường ruột (enterovirus) gây nên. Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thông thường gây ra bởi một nhóm Enterovirus, bao gồm Coxsackievirus A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71) [7], [28]. Bệnh TCM do các chủng Enterovirus khác thường ở thể nhẹ, ít có biến chứng; còn nhiễm EV71 được quan tâm đặc biệt vì nó có thể gây các biến chứng thần kinh nặng ở trẻ em, đôi khi dẫn đến tử vong [2], [3]. Vi rút Coxsackie được phân lập lần đầu tiên vào năm 1948 và Enterovirus 71 vào năm 1969 tại California, Hoa Kỳ [35]. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh TCM là Coxsackievirus A16 [1], [2]. Bệnh TCM gây nên bởi Coxsackievirus A16 có diễn biến lâm sàng nhẹ, lành tính, hầu hết đều tự khỏi và có thể hồi phục trong vòng 7 – 10 ngày [4]. Enterovirus 71 là nguyên nhân phổ biến đứng hàng thứ 2 gây bệnh TCM trên người. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tác nhân gây bệnh TCM là Enterovirus 71 có liên quan đến các biến chứng về thần kinh như: Viêm não, viêm thân não, viêm não tuỷ, viêm màng não, bại liệt kiểu polio. Các biến chứng tim mạch và hô hấp như: viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch. Bệnh nhân chuyển sang diễn biến nặng và rất dễ dẫn đến tử vong [21]. Một nghiên cứu về gen cũng chỉ ra rằng có khả năng có sự kiện tái tổ hợp trong các loài Enteroviruses liên quan với bệnh TCM xảy ra thường xuyên trong tự nhiên. Việc này có thể dẫn đến những vụ dịch nguy hiểm do EV71 ở khu vực Châu Á [27]. 4 Tại Việt Nam, Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 là hai tác nhân chủ yếu [3]. Nói chung, bệnh TCM do nhóm vi rút đường ruột (enterovirus)gây nên, với 2 tác nhân gây bệnh chủ yếu là Coxsackievirus A16 và EV71. Các nhóm enterovirus có nhiều chủng với cấu tạo khác nhau. Trong đó, EV71 là thủ phạm nguy hiểm gây ra những biến chứng thần kinh, biến chứng tim mạch, hệ hô hấp và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 1.1.2. Phương thức lây truyền bệnh tay chân miệng Bệnh TCM có thể lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất tiết từ mũi, họng, nước bọt, mụn nước hoặc phân của người bị nhiễm. Nhưng bệnh TCM không lây truyền cho vật nuôi, động vật khác và ngược lại [31]. 1.1.3. Đặc điểm về tuổi mắc bệnh tay chân miệng Mọi người đều có nguy cơ bị nhiễm vi rút gây TCM nhưng không phải ai bị nhiễm cũng có biểu hiện bệnh [2]. Trẻ em dưới 10 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh TCM cao hơn nhóm tuổi khác, đặc biệt nhóm tuổi có nguy cơ mắc cao nhất là trẻ dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh [7]. Ở Đài Loan, xảy ra dịch bệnh TCM do EV71 vào năm 1998 và 92% trường hợp mắc là trẻ em dưới 4 tuổi [23]. Từ năm 2001 đến 2007 ở Singapore, nhóm tuổi dưới 4 tuổi có tỷ lệ mắc TCM cao nhất [20]. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của Bệnh Viện Nhi Đồng 1, Tp. HCM trong năm 2005 trẻ từ 1 – 2 tuổi chiếm 71,5%, và hiện nay bệnh TCM đã lây sang cả người lớn. Tóm lại, bệnh TCM có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm ở trẻ dưới 10 tuổi, và ở nước ta bệnh xảy ra cao nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. 1.1.4. Đặc điểm mắc bệnh tay chân miệng theo giới tính Các nghiên cứu chỉ ra rằng không có sự khác biệt rõ ràng về giới của những trẻ mắc bệnh TCM. Một số báo cáo cho thấy tỷ lệ mắc bệnh TCM giữa 5 nam/nữ là 1,2 – 1,3/1 [33]. TCM xảy ra tại Singapore từ năm 2001 – 2007, tỷ lệ mắc theo giới nam/nữ = 1,7/1 [21] hoặc là trai nhiều hơn gái 1,5 lần [7]. 1.1.5. Phân bố bệnh tay chân miệng theo mùa Bệnh TCM thường xảy ra cao điểm vào tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12 hàng năm [2], [3]. 1.1.6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch của bệnh tay chân miệng Sau khi mắc bệnh, trẻ em có thể có miễn dịch đặc hiệu với chủng vi rút đã bị nhiễm, nhưng không có miễn dịch với những chủng vi rút khác. Trẻ sơ sinh có kháng thể do mẹ truyền và giảm nhanh sau khi sinh khoảng 1 tháng. Miễn dịch tạo ra từ những lần phơi nhiễm trước riêng biệt với mỗi loại vi rút, nhưng vẫn có thể bị nhiễm với chủng loại vi rút khác [2]. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh [3], nhìn chung trẻ mắc bệnh TCM điển hình thể nhẹ và tự khỏi. Thời gian tự khỏi thường là dưới 10 ngày. Ngoài ra hầu hết người đến tuổi trưởng thành có miễn dịch bền vững và không bị mắc bệnh trở lại. 1.2. Lịch sử và tình hình bệnh tay chân miệng 1.2.1. Lịch sử bệnh tay chân miệng trên thế giới Bệnh TCM đã được phát hiện từ lâu và gặp ở nhiều nước trên thế giới. Năm 1969, lần đầu tiên người ta phát hiện ra bệnh tay chân miệng mà tác nhân là Enterovirus 71 (EV71) trên trẻ em bị viêm màng não ở California, Hoa Kỳ [35]. Tiếp theo trong những năm 1972, 1973, 1975 và 1978 bệnh TCM cũng được phát hiện tại Mỹ, Úc, Thụy Điển, Nhật Bản, Bungari và Hungari. Vào năm 1985, 1987 và 1988 bệnh TCM được phát hiện tại Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore và Brazil. Trong các năm 1990, 1997 và 1998 bệnh TCM được phát hiện tại Malaysia, Nhật Bản, Canada, Đài Loan, Singapore và Úc. Năm 2000, 2001, 2003 – 2009 bệnh TCM được phát hiện tại Đài Loan, Malaysia, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam [35]. 6 Cho đến nay bệnh TCM được phát hiện ở hầu khắp các nơi trên thế giới, đặc biệt tại nhiều nước hiện nay ở Châu Á đã xảy ra các vụ dịch lớn gây nên số mắc và chết do bệnh TCM đang có chiều hướng gia tăng và trở thành vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng. Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới cho rằng bệnh TCM là một trong những bệnh truyền nhiễm khẩn cấp phải được thông báo [35]. 1.2.2. Tình hình bệnh tay chân miệng trên thế giới Từ khi tác nhân gây bệnh là EV71 lần đầu tiên được phát hiện ra ở Mỹ năm 1969, bệnh lây lan sang nhiều nước và gây thành những vụ dịch lớn nhỏ tại các nước Châu Âu, trong đó có Úc và Thụy Điển. Vào những năm 1970 của thế kỷ trước, dịch xuất hiện ở Bulgari và Hungari mà tác nhân cũng do EV71 gây nên. Những nước khác như Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Rumani, Brazin, Canada, Đức cũng thường xuyên xuất hiện dịch EV71 [35]. Nhật Bản là nước có lịch sử bệnh TCM sớm hơn đã xuất hiện một số vụ dịch lớn do EV71 vào năm 1973 và 1978. Từ năm 1997 – 2000, EV71 đã hoạt động trở lại Nhật Bản [27]. Tại Trung Quốc, năm 2008 có tổng cộng 488.995 trường hợp mắc bệnh TCM, trong đó có 126 trường hợp tử vong [37]. Nghiên cứu trong 1 thời gian dài, các nhà khoa học phát hiện ra rằng EV71 không xảy ra chỉ ở 1 nước mà còn là vấn đề chung của toàn cầu. Trong những năm gần đây, nhiều vụ dịch TCM được thông báo xảy ra ại các nước khác thuộc Châu Á và Đông Nam Á như: Đài Loan (1997 – 2008), Nhật Bản (2002 – 2004), Malaysia (1997 – 2008), Singapore (1997 – 2002), Thái Lan (2006 – 2008 và 2009), Việt Nam (2005),... mà nguyên nhân chủ yếu do Enterovirus 71 gây nên [27]. Năm 1999 tại Úc xảy ra dịch TCM với hơn 6.000 ca mắc; Năm 2008 tại Trung Quốc xảy ra dịch TCM với hơn 25.000 ca mắc, 26 ca tử vong. Năm 2008 tại Phần Lan cũng xảy ra dịch TCM do CA16 gây ra [29]. Kết quả cập nhật tình hình dịch tay chân miệng trên thế giới của WHO đến ngày 31/12/2013 số liệu cụ thể được mô tả trong bảng dưới đây: 7 Bảng 1.1. Tình hình bệnh tay chân miệng các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đến ngày 31/12/2013 Số trường hợp báo cáo 2013 2012 2011 2010 Trung Quốc 1.855.457 2.198.442 1.638.743 1.734.457 Hồng Kông 1.630 514 427 883 Ma Cao 2.166 2.005 1.181 1.023 Nhật Bản 300.314 71.144 346.164 150.693 Singapore 31.780 37.125 20.687 30.878 Việt Nam 78.141 153.550 110.897 (Nguồn: Văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới) 1.2.3. Tình hình bệnh tay chân miệng ở Việt Nam Tại Việt Nam bệnh TCM được xếp vào loại bệnh truyền nhiễm mới nổi. Bệnh gặp quanh năm ở hầu hết các địa phương trong cả nước, gây ra dịch tại các tỉnh phía Nam và miền Trung. Tại miền Nam dịch bệnh TCM trầm trọng hơn miền Trung do số tử vong cao. Số mắc bệnh TCM tập trung từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Theo báo cáo của bệnh viện Nhi Đồng 1 – Tp.HCM, bệnh TCM bắt đầu xuất hiện vào năm 2002. Trong năm 2003 xảy ra vụ dịch TCM với hơn 1.000 trẻ mắc, 20 trường hợp tử vong. Trong năm 2006 có 2.284 trường hợp mắc bệnh, 2007 là 5.719 trường hợp. Năm 2008, theo báo cáo của Bộ y tế, bệnh xảy ra sớm hơn mọi năm (tháng 4, 5) và xảy ra ở nhiều tỉnh thuộc cả 3 miền với 10.958 trường hợp mắc, 25 trường hợp tử vong; riêng năm 2009 có 10.632 trường hợp mắc và 23 trường hợp tử vong và chủ yếu các trường hợp xảy ra tại các tỉnh khu vực phía Nam. Năm 2010, theo báo cáo của Bộ Y tế có hơn 10.000 trường hợp mắc. Năm 2011, bệnh TCM bùng phát ở nhiều tỉnh thành, số mắc và tử vong gia tăng cao hơn gấp nhiều so với các năm trước. Theo báo cáo của Tổ chức 8 Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương đến ngày 28/12/2011 cả nước đã ghi nhận 110.897. trường hợp mắc bệnh TCM tại 63 tỉnh thành, có 166 trường hợp tử vong [36]. Người lớn dương tính với vi rút TCM, nguy cơ bùng phát bệnh càng cao bởi thường những người này không có biểu hiện ra bên ngoài, nên rất khó kiểm soát. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao nhiều địa phương không có bệnh ở trẻ em nhưng bỗng nhiên bùng phát bệnh rất nhanh. Tóm lại, bệnh TCM tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp, xu hướng gia tăng số mắc và tử vong qua các năm. Ước tính tổng số mắc TCM tích lũy từ năm 2003 – 2011 khoảng 150.000 trường hợp. Riêng năm 2011, số trường hợp mắc và tử vong do TCM gia tăng đột biến ở mức báo động. Và bệnh đã xuất hiện ở 63/63 tỉnh thành, các trường hợp mắc và tử vong tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam, chiếm hơn 70% số mắc và trên 90% số tử vong của cả nước. Bộ Y tế cho biết, dịch TCM ở nước ta sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, sẽ có thêm nhiều người mắc và tử vong do dịch bệnh tay chân miệng này. 1.3. Phòng, chống bệnh tay chân miệng Theo “Hướng dẫn quản lý lâm sàng và đáp ứng y tế công cộng đối với bệnh tay chân miệng” của Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương [35] cho thấy để phòng, chống bệnh tay chân miệng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau: (1)- Xây dựng mạng lưới và tăng cường giám sát bệnh tay chân miệng. (2)- Thực hiện các chiến dịch thông tin và giáo dục về giữ vệ sinh tốt và vệ sinh cơ bản. (3)- Hỗ trợ cho trường mẫu giáo, cơ sở trông trẻ và trường học trong dịch TCM. (4)- Tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng (lây nhiễm) trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và trong cộng đồng. 9 (5)- Cải thiện các dịch vụ quản lý trường hợp lâm sàng, đặc biệt là cho các biểu hiện bệnh nặng cần phải chăm sóc y tế chuyên sâu. (6)- Trao đổi thông tin và phổ biến thực hành tốt nhất liên quan đến phản ứng, chuẩn bị và quản lý khi có trường hợp bệnh TCM xảy ra, đặc biệt là trong điều kiện bùng phát dịch. (7)- Cung cấp các khuôn khổ hành chánh cần thiết cho các cơ quan quốc gia/cơ quan để hỗ trợ thực hiện, quản lý các tùy chọn dự phòng và kiểm soát, bao gồm: + Ủy quyền phải hành động của các bộ chủ chốt. + Cơ chế để thiết lập và hỗ trợ sự hợp tác liên ngành. + Phối hợp truyền thông các nguy cơ bệnh tay chân miệng. (8)- Giám sát và đánh giá. Trong tương lai cần phải: thực hiện tuyên truyền nâng cao kiến thức về các triệu chứng của bệnh tay chân miệng và nghiên cứu phát triển vắc xin. Bộ Y tế cho biết, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu. Cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây [2], [3]. Các biện pháp xử lý trường hợp bệnh/ổ dịch [2]: phải tiến hành xử lý ngay trong vòng 48 giờ khi phát hiện trường hợp bệnh/ổ dịch. Các biện pháp chung - Sở Y tế tham mưu cho chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực tiếp chỉ đạo, huy động nguồn lực và các ban, ngành, đoàn thể triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại địa phương. - Quản lý và điều trị bệnh nhân sớm theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng ban hành kèm theo Quyết định số 2554/QĐ-BYT ngày 19/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế để hạn chế tối đa biến chứng nặng và tử vong. - Tuyên truyền tới từng hộ gia đình, đặc biệt là bà mẹ, người chăm sóc trẻ tại các hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi, giáo viên các trường học, nhà trẻ, 10 mẫu giáo, nhóm trẻ gia đình, lãnh đạo chính quyền, đoàn thể tại địa phương về bệnh TCM và các biện pháp phòng, chống bằng nhiều hình thức như họp tổ dân phố, họp dân, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa đài, phát thanh, báo chí, truyền hình. - Củng cố hệ thống giám sát và báo cáo dịch tại tất cả các tuyến. - Nội dung tuyên truyền cần làm rõ các nội dung sau; + Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. + Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu, nên việc mỗi người dân phải tự giác thực hiện các biện pháp vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi sinh hoạt là việc làm hết sức cần thiết. + Tuyên truyền các triệu chứng chính của bệnh TCM, các dấu hiệu chuyển bệnh nặng: sốt, loét miệng, phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối đặc biệt kèm theo dấu hiệu thần kinh hoặc tim mạch như sốt cao, giật mình, lừ đừ, run chi, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều, rung giật cơ, đi loạng choạng, da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh để người dân/người chăm sóc trẻ/cô giáo có thể tự phát hiện sớm bệnh nhân và đưa đến cơ sở y tế kịp thời. + Thực hiện 3 sạch: ăn (uống) sạch; ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch. - Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. - Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, 11 mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng. - Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. - Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. - Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. - Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất. - Tổ chức các đội tự quản tại chỗ (phối hợp ban, ngành, đoàn thể) để hàng ngày kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại từng hộ gia đình, đặc biệt gia đình bệnh nhân và những gia đình có trẻ em dưới 5 tuổi [2]. Xử lý tại hộ gia đình và cộng đồng Phạm vi xử lý - Ca tản phát: nhà bệnh nhân. - Ổ dịch: nhà bệnh nhân và các gia đình có trẻ em dưới 5 tuổi trong bán kính 100 mét tính từ nhà bệnh nhân [2]. Các biện pháp cụ thể - Thực hiện triệt để các biện pháp phòng, chống chung. - Nếu bệnh nhân được điều trị tại nhà theo quy định thì phải được cách ly ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi phát bệnh. Hướng dẫn người nhà theo dõi bệnh nhân, khi thấy trẻ có các biểu hiện biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như giật mình, rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh, sốt cao (≥ 39,50C), thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. - Đảm bảo có đủ xà phòng rửa tay tại hộ gia đình - Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống chín. 12 - Hướng dẫn hộ gia đình tự theo dõi sức khỏe các thành viên trong gia đình, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi, nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế xử lý, điều trị kịp thời. - Khuyến cáo những thành viên trong hộ gia đình bệnh nhân không nên tiếp xúc, chăm sóc trẻ em khác và không tham gia chế biến thức ăn phục vụ các bữa ăn tập thể. Xử lý tại nhà trẻ, mẫu giáo - Thực hiện triệt để các biện pháp phòng, chống chung. - Trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nước. - Cô nuôi dậy trẻ/thầy cô giáo cần theo dõi tình trạng sức khỏe cho trẻ hàng ngày. Khi phát hiện trong lớp, trong trường có trẻ nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo cho gia đình và cán bộ y tế để xử lý kịp thời. - Đảm bảo có đủ xà phòng rửa tay tại từng lớp học. - Tùy tình hình và mức độ nghiêm trọng của dịch, cơ quan y tế địa phương tham mưu cho cấp có thẩm quyền tại địa phương quyết định việc đóng cửa lớp học/trường học/nhà trẻ, mẫu giáo. Thời gian đóng cửa lớp học/trường học/nhà trẻ, mẫu giáo là 10 ngày kể từ ngày khởi phát của ca bệnh cuối cùng [2]. Phòng chống lây nhiễm tại nơi điều trị bệnh nhân Thực hiện triệt để các biện pháp phòng, chống lây nhiễm trong cơ sở y tế theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng ban hành kèm theo Quyết định số 2554/QĐ-BYT ngày 19/07/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 1.4. Các công trình nghiên cứu về bệnh tay chân miệng 1.4.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở khu vực Peter Charles (2003) qua nghiên cứu cho thấy: hiện dịch TCM do EV71 gây ra có sự gia tăng đáng kể trong thời gian vừa qua ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nghiên cứu EV71 cho thấy có 7 kiểu gene khác biệt đang lưu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan