Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Just in time...

Tài liệu Just in time

.PDF
60
166
67

Mô tả:

JUST IN TIME NHÓM 4 NỘI DUNG TRÌNH BÀY 1 Phần 1: KHÁI NIỆM 2 Phần 2: CÁC YẾU TỐ CHÍNH 3 Phần 3: SO SÁNH MRP VÀ KANBAN 4 Phần 4: LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG JIT 5 Phần 5: CHUYỂN SANG HỆ THỐNG JIT 6 4 Phần 6: VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Khái niệm JIT Là hình thức quản lý dựa trên sự cải tiến không ngừng và giảm thiểu tối đa sự lãng phí trong tất cả các bộ phận của công ty. Mục đích của JIT là chỉ sản xuất ra những mặt hàng cần thiết trong số lượng cần thiết tại một thời điểm nhất thiết nào đó. Lịch sử hình thành Taiichi Ohno • Do ông Taiichi Ohno, Phó tổng giám đốc sản xuất hãng Toyota Motor cùng nhiều đồng nghiệp triển khai. • Nước Nhật là nước đông dân ít tài nguyên  nhạy cảm với lãng phí và kém hiệu quả. • Việc phá hỏng và làm lại là lãng phí • Tồn kho  chiếm chỗ và hao phí nguồn tài nguyên. 2. CÁC YẾU TỐ CHÍNH Mức độ sản xuất đều và cố định Lắp đặt nhanh và chi phí thấp Sản xuất với mức chất lượng cao Tồn kho thấp Sửa chữa và bảo trì định kỳ Tinh thần hợp tác YẾU TỐ CHÍNH Người bán tin cậy Kích thước lô hàng nhỏ Hệ thống đẩy-> kéo Kích thước lô hàng nhỏ Những công nhân đa năng Giải quyết vấn đề và cải tiến liên tục 1. Mức độ sản xuất đều và cố định JIT đòi hỏi một dòng sản phẩm đồng nhất khi đi qua hệ thống thì các hoạt động khác nhau sẽ thích ứng với nhau Lịch trình sản xuất phải được cố định (thườLg là 1 tháng) 2. Tồn kho thấp • Tiết kiệm được không gian nhà kho, không gian nơi làm việc và tiết kiệm do không ứ đọng vốn • Đệm dự trữ để giúp công ty tránh gặp nguy hiểm • Ít tồn kho phản ánh yêu cầu cơ bản của hệ thống JIT 3. Kích thước lô hàng nhỏ • Lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ ít hơn so với kích thước lô hàng lớn • Ít bị cản trở hơn tại nơi làm việc • Chi phí kiểm tra và sửa lại nhỏ • Cho phép có nhiều linh động hơn trong việc hoạch định 4. Lắp đặt nhanh với chi phí thấp • Hỗn hợp sản phẩm thay đổi và những lô hàng nhỏ cần xây dựng thường xuyên • Công cụ và thiết bị cũng như quá trình lắp đặt phải đơn giản và đạt được tiêu chuẩn hóa 5. Bố trí mặt bằng hợp lý • Bố trí mặt bằng theo đối tượng, dựa trên nhu cầu về sản phẩm • Thiết bị được sắp xếp để điều khiển những dòng sản phẩm giống nhau có nhu cầu lắp ráp hay xử lý giống nhau • Ít hoặc không có thời gian chờ và ít tồn kho sản phẩm dở dang • Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu cũng giảm và không gian cần cho đầu ra cũng giảm • Các nhà máy có khuynh hướng nhỏ lại nhưng có hiệu quả hơn và máy móc thiết bị có thể xếp gần nhau hơn 6. Sửa chữa và bảo trì định kỳ JIT có ít hàng tồn kho Thiết bị hư hỏng có thể gây ra nhiều rắc rối Doanh nghiệp áp dụng bảo trì định kỳ Công nhân có trách nhiệm bảo trì thiết bị máy móc của mình. 7. Sử dụng công nhân đa năng • Công nhân đa năng được huấn luyện để điều khiển tất cả những công việc từ việc điều khiển quy trình sản xuất, vận hành máy đến việc bảo trì, sửa chữa • Công nhân không chuyên môn hóa mà được huấn luyện để thực hiện nhiều thao tác, do vậy họ có thể giúp những công nhân không theo kịp tiến độ. 8. Đảm bảo sản xuất với mức chất lượng cao • Thiết kế chất lượng cho sản phẩm và quá trình sản xuất • Yêu cầu các nhà cung cấp giao nguyên vật liệu và các bộ phận sản phẩm có chất lượng cao • Công nhân có trách nhiệm sản xuất những hàng hóa có chất lượng cao 9. Tinh thần hợp tác • Đánh giá đúng tầm quan trọng của hợp tác. • Duy trì tinh thần hợp tác giữa công nhân, quản lý và nhà cung cấp. 10. Người bán tin cậy • Giao hàng hóa có chất lượng cao. • Các lô hàng nhỏ. • Thời điểm giao hàng tương đối chính xác. 11. Thay thế hệ thống “Đẩy” bằng hệ thống “Kéo” • Hệ thống “Kéo”: công việc được luân chuyển để đáp ứng yêu cầu của công đoạn kế tiếp theo của quá trình sản xuất. • Hệ thống “Đẩy”: công việc được đẩy ra khi nó hoàn thành mà không cần quan tâm đến khâu kế tiếp theo đã sẵn sàng cho công việc hay chưa. 11. Thay thế hệ thống “Đẩy” bằng hệ thống “Kéo” • Hệ thống JIT dùng phương pháp kéo để kiểm soát dòng công việc, mỗi công việc sẽ gắn đầu ra với nhu cầu của khâu kế tiếp. • Có nhiều cách để truyền tin giữa các công đoạn nhưng cách thông thường là dùng công cụ Kanban Kanban • Kanban là thuật ngữ Nhât nghĩa là dấu hiệu. • Khi một công nhân cần nguyên vật liệu hoặc công việc từ trạm trước, họ dùng thẻ Kanban để thông tin điều này. • Số thẻ Kanban được tính theo công thức: Kanban Trong đó: • N: Tổng số container = tổng số Kanban. • D: Mức nhu cầu kế hoạch của trạm công việc. • T: Tổng thời gian chờ bổ sung trung bình cộng thời gian sản xuất trung bình một container phụ tùng. • X: Hệ số phản ánh mức không hiệu quả trong hệ thống (càng gần 0 càng hiệu quả). • C: Khả năng chứa của một container tiêu chuẩn (thường không quá 10% nhu cầu phụ tùng hàng ngày). Chú ý: D và T phải có cùng đơn vị thời gian (phút hay ngày) 12. Giải quyết vấn đề và cải tiến liên tục • Mục tiêu của JIT là loại bỏ càng nhiều sự cố thì hiệu quả càng cao. • Cải tiến liêu tục trong hệ thống JIT: Giảm tồn kho; Giảm chi phí lắp đặt; Giảm thời gian sản xuất; Cải tiến chất lượng; Tăng năng suất; Cắt giảm lãng phí; Nâng cao hiệu quả sản xuất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan