Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ims và phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền ims...

Tài liệu Ims và phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền ims

.PDF
18
176
115

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- TRẦN ĐỨC THUẬN IMS VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN NỀN IMS NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ MÃ SỐ: 60.52.70 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT HÀ NỘI – 2011 Luận văn được hoàn thành tại: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: Phản biện 1: …………………………………………………… …………………………………………………… Phản biện 2: …………………………………………………… …………………………………………………… Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ............... Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông LỜI NÓI ĐẦU IMS, thuật ngữ viết tắt của IP Multimedia Subsystem, là một kiến trúc mạng nhằm tạo sự thuận tiện cho việc phát triển và phân phối các dịch vụ đa phương tiện đến người dùng, bất kể là họ đang kết nối thông qua mạng truy nhập nào. IMS hỗ trợ nhiều phương thức truy nhập như GSM, UMTS, CDMA2000, truy nhập hữu tuyến băng rộng như cáp xDSL, cáp quang, cáp truyền hình, cũng như truy nhập vô tuyến băng rộng WLAN, WiMAX. IMS tạo điều kiện cho các hệ thống mạng khác nhau có thể tương tác được với nhau. IMS hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho cả người dùng lẫn nhà cung cấp dịch vụ. Nó đã và đang được tập trung nghiên cứu cũng như thu hút được sự quan tâm lớn của giới công nghiệp. Tại Việt Nam, VNPT đang triển khai Softswitch trên mạng của mình và chắc rằng điểm cuối của lộ trình đó sẽ là IMS. IMS sẽ trở thành “lõi” cho NGN và là cơ sở cho hội tụ di động – cố định trong tương lai không xa. Việc tìm hiểu về IMS cũng như các ứng dụng trên IMS giúp cho chúng ta làm chủ công nghệ để có thể phát triển cũng như đầu tư các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền IMS hướng tới việc phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Được sự giúp đỡ của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Thanh, tôi lựa chọn đề tài tốt nghiệp cao học: "IMS và phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền IMS". Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về xu hướng hội tụ mạng Chương 2: Kiến trúc về IMS Chương 3: Xây dựng ứng dụng trên nền IMS Chương 1 TỔNG QUAN VỀ XU HƯỚNG HỘI TỤ MẠNG Chương này tìm hiểu về xu hướng hội tụ mạng viễn thông đồng thời đưa ra nguyên nhân hình thành ý tưởng xây dựng IMS, tìm hiểu về các chuẩn xây dựng IMS. 1.1. Xu thế phát triển mạng viễn thông 1.1.1. Phát triển dịch vụ Mạng Internet: Trong tương lai, nhu cầu sử dụng các dịch vụ Internet sẽ rất cao. Các trang web nhiều âm thanh, nhiều hình ảnh sẽ rất phổ biến. Người dùng sẽ được cung cấp các sản phẩm truyền thông đa phương tiện như giáo dục từ xa, hội nghị truyền hình, nhóm làm việc phân tán... Nhu cầu về giải trí trực tuyến cũng phát triển. Nội dung thông tin mang tính tổng hợp cao. Những điều này làm thay đổi căn bản bản chất lưu lượng thông tin. Mạng cố định: Trong số các công nghệ truy nhập băng rộng hiện nay, DSL là công nghệ truy nhập chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ băng rộng. Với lợi thế là tận dụng được cơ sở hạ tầng mạng cáp đồng và công nghệ DSL đã được chuẩn hoá và các thiết bị đã được kiểm chứng về độ tương thích, các quốc gia trên thế giới đều có thể đẩy nhanh sự phát triển truy nhập băng rộng một cách hiệu quả cả về kỹ thuật cũng như kinh tế. Mạng di động: Một số năm trước đây, dịch vụ “truyền số liệu trên di động” chỉ mới manh nha ở dạng gửi bản tin văn bản hay duyệt các nội dung đơn giản như thông tin cổ phiếu hay bản tin thời tiết trên Internet qua kết nối có tốc độ thấp. Ngày nay, khách hàng đã được sử dụng các ứng dụng đa phương tiện di động. 1.1.2. Phát triển mạng Trong khi đó, mạng Internet đang phát triển một cách hết sức nhanh chóng. Nhờ có cơ chế kỹ thuật lưu lượng của MPLS, công nghệ IP đã thực sự chiếm lĩnh thị trường viễn thông. Các công nghệ MPLS mới cho phép mạng IP/MPLS có khả năng mở rộng rất cao và đủ mềm dẻo để tích hợp tất cả các dịch vụ vào cùng một cơ sở hạ tầng mạng duy nhất, hoàn toàn không phụ thuộc vào loại hình dịch vụ cung cấp. 1.2. Xu hướng hội tụ mạng 1.2.1. Giới thiệu chung Ngày nay, các nhà khai thác mạng bắt đầu xem xét lại vấn đề hội tụ và coi đó là một cơ hội để giành khách hàng cũng như cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng. Ví dụ về các dịch vụ và công nghệ tích hợp hiện có là:  Dịch vụ khách hàng: thuê bao trọn gói cho dịch vụ cố định, di động và băng rộng, triple play, một số, một hộp thư thoại.  Thiết bị: đồng thời hỗ trợ WLAN/2G/3G, điện thoại di động sử dụng băng tần có phép và không phép, thiết bị di động có tính năng đa phương tiện và máy tính PC.  Mạng: kiến trúc nhiều lớp với IMS. Kiến trúc của mạng hội tụ mục tiêu như sau:  Sử dụng một cơ sở hạ tầng truyền tải chung dựa trên công nghệ IP.  Có kiến trúc báo hiệu IP chung cho các dịch vụ đa phương tiện có yêu cầu báo hiệu (các dịch vụ truyền số liệu sẽ không cần báo hiệu IP).  Môi trường kiến tạo dịch vụ mở, có giao diện chuẩn mở với phần báo hiệu IP, cho phép triển khai dịch vụ của nhà khai thác cũng như của bên thứ 3.  Cho phép truy nhập mạng bằng nhiều công nghệ truy nhập khác nhau Dịch vụ Báo hiệu IP Truyền tải IP Cố định Không dây Di động Hình 1.1: Kiến trúc mạng hội tụ Việc hội tụ dịch vụ hay hội tụ thiết bị đầu cuối nằm ngoài phạm vi của đề tài này. Tuy nhiên, lợi ích của hội tụ dịch vụ hay thiết bị có ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của dịch vụ mạng. Nhu cầu của khách hàng sẽ bị chi phối bới sự thay đổi trong cách sử dụng dịch vụ và đòi hỏi tối thiểu của khách hàng ngày nay. Các vấn đề có liên quan đến nhu cầu hội tụ cần xem xét là:  Sự thuận tiện về dễ dàng trong sử dụng  Luôn luôn kết nối với chất lượng tốt nhất  Độ tin cậy và bảo mật. Với sự cạnh tranh như hiện nay, các nhà khai thác phải tìm cách mở rộng kinh doanh và giảm chi phí dài hạn. Có nghĩa là cần tìm cách tích hợp dịch vụ một cách hợp lý nhằm giảm việc nhảy mạng và chi phí liên quan. Xu thế sử dụng công nghệ IP trong mọi lĩnh vực của viễn thông đã tương đối rõ ràng. Một mạng IP chung cung cấp các tính năng chung và do đó giảm chi phí khai thác và vận hành. Khả năng cắt giảm chi phí cho nhà khai thác cũng là một trong những động lực thúc đẩy việc hội tụ mạng. Ngoài ra, khi cấu trúc nền tảng mạng đã được chuẩn hoá, các dịch vụ mới dành riêng cho một phân đoạn thị trường nào đó sẽ được phát triển và triển khai một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Chương 2 KIẾN TRÚC IMS Chương này giới thiệu cấu trúc, chức năng của những thực thể trong một phân hệ IMS và mối quan hệ giữa chúng. Mỗi thực thể được trình bày trực quan theo mô hình phân lớp NGN. Lớp ứng dụng gồm máy chủ ứng dụng và HSS, đây chính là cơ sở dữ liệu về dịch vụ và người dùng của toàn hệ thống. Lớp điều khiển gồm các thành phần quản lý cuộc gọi và quản lý tài nguyên. Lớp này đóng vai trò quan trọng trong phân hệ IMS dùng để điều khiển, thiết lập phiên. Lớp truyền tải thể hiện mối quan hệ giữa phân hệ IMS và các hệ thống hiện có như PSTN, UMTS, GSM, mạng IP. Trên cơ sở phân lớp giúp người phát triển có kiến thức để xây dựng ứng dụng sau này. 2.1. Tổng quan về IMS IMS là một kiến trúc mạng nhằm tạo sự thuận tiện cho việc phát triển và phân phối các dịch vụ đa phương tiện đến người dùng, bất kể là họ đang kết nối thông qua mạng truy nhập nào. IMS hỗ trợ nhiều phương thức truy nhập như GSM, UMTS, CDMA2000, truy nhập hữu tuyến băng rộng như cáp xDSL, cáp quang, cáp truyền hình, cũng như truy nhập vô tuyến băng rộng WLAN, WiMAX. Hình 2.1: Kiến trúc IMS. Kiến trúc IMS được phân thành 3 lớp: lớp ứng dụng, lớp điều khiển (hay còn gọi là lớp IMS hay IMS lõi) và lớp truyền tải (hay lớp người dùng).  Lớp ứng dụng bao gồm các máy chủ ứng dụng AS (Application Server) và các máy chủ thuê bao thường trú HSS (Home Subscriber Server).  Lớp điều khiển bao gồm nhiều hệ thống con trong đó có hệ thống IMS lõi.  Lớp truyền tải bao gồm thiết bị người dùng UE (User Equipment), các mạng truy nhập kết nối vào mạng lõi IP. Hai thực thể chức năng NASS (Network Attachment Subsystem) và RACS (Resource & Admission Control Subsystem) định nghĩa bởi TISPAN có thể được xem như thuộc lớp truyền tải hay thuộc lớp điều khiển ở trên. 2.2. Lớp ứng dụng 2.2.1. Máy chủ ứng dụng Máy chủ ứng dụng (AS) là nơi lưu trữ và vận hành các dịch vụ IMS. AS tương tác với S-CSCF thông qua giao thức SIP để cung cấp dịch vụ đến người dùng. AS có thể thuộc mạng thường trú hay thuộc một mạng thứ ba nào đó. Nếu AS là một phần của mạng thường trú, nó có thể giao tiếp trực tiếp với HSS thông qua giao thức DIAMETER để cập nhật thông tin về hồ sơ người dùng. AS có thể cung cấp các dịch vụ như quản lý sự truy cập của người dùng trên mạng, quản lý quá trình hội nghị truyền hình, tính cước trực tuyến,… 2.2.2. Cơ sở dữ liệu 2.2.2.1. HSS Máy chủ quản lý thuê bao thường trú HSS có thể xem như là một cải tiến của bộ đăng ký định vị thường trú HLR và AuC trong mạng GSM. HSS là một cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin của tất cả thuê bao và những thông tin dịch vụ liên quan đến thuê bao. Nó chứa đựng các thông tin như nhận dạng người dùng, tên của S-CSCF gán cho người dùng, hồ sơ chuyển vùng, thông số chứng thực cũng như thông tin về dịch vụ thuê bao. Thông tin nhận dạng người dùng gồm khóa nhận dạng riêng và khóa nhận dạng chung. Khóa nhận dạng riêng được tạo ra bởi nhà khai thác mạng và được dùng với mục đích đăng ký và chứng thực. Khóa nhận dạng người dùng chung được sử dụng để truyền thông giữa các người dùng. HSS cũng đáp ứng địa chỉ một S-CSCF nếu có yêu cầu trong thủ tục đăng ký. Hơn nữa, HSS còn thực hiện những chính sách hệ thống như lưu trữ thông tin hoặc xóa thông tin những UE không hợp lệ. 2.2.2.2 SLF Trong trường hợp có nhiều HSS trong cùng một mạng, chức năng định vị SLF sẽ được thiết lập nhằm xác định HSS nào đang chứa hồ sơ của người dùng tương ứng. Để tìm được địa chỉ của HSS, I-CSCF hoặc S-CSCF phải gởi đến SLF bản tin yêu cầu LIR. Hình trên mô tả quá trình tìm ra địa chỉ HSS phù hợp khi I-CSCF nhận được bản tin INVITE trong trường hợp mạng có ba HSS. 2.3. Lớp điều khiển 2.3.1. Chức năng điều khiển cuộc gọi CSCF CSCF có 3 loại: Proxy-CSCF (P-CSCF), Serving-CSCF (S-CSCF) và Interrogating-CSCF (I-CSCF). Mỗi CSCF có chức năng riêng. Chức năng chung của CSCF là tham gia trong suốt quá trình đăng kí và thiết lập phiên giữa các thực thể IMS. Hơn nữa, những thành phần này còn có chức năng gởi dữ liệu tính cước đến Server tính cước. Có một vài chức năng chung giữa P-CSCF và S-CSCF trong hoạt động là cả hai có thể đại diện cho user để kết thúc phiên và có thể kiểm tra nội dung của bản tin trong giao thức SDP. 2.4. Lớp truyền tải 2.4.1. Thiết bị người dùng cuối Là thiết bị đầu cuối thực hiện các yêu cầu dịch vụ. Người dùng sử dụng các thiết bị này để giao tiếp với mạng và thực hiện các dịch vụ. Ở trạng thái bình thường, UE chứa thông tin về: địa chỉ của P-CSCF, tên miền mạng nhà (Home Network), thuật toán mã hóa, bảo mật, khóa nhận dạng thuê bao. Chúng ta sẽ tìm hiểu về khóa nhận dạng người dùng bao gồm: khóa nhận dạng người dùng chung và khóa nhận dạng người dùng riêng. 2.4.2. Khóa nhận dạng người dùng riêng Mỗi người dùng trong phân hệ IMS đều có một khóa nhận dạng người dùng riêng. Khóa này được cung cấp bởi nhà điều hành mạng (khóa này giống như IMSI trong mạng GSM), được sử dụng trong thủ tục đăng ký, chứng thực, quản lý thuê bao và tính cước. Khóa nhận dạng người dùng riêng có những đặc tính sau:  Không được sử dụng để định tuyến các bản tin SIP. 2.4.3. Khóa nhận dạng người dùng chung Mỗi người dùng trong phân hệ IMS có thể có một hoặc nhiều khóa nhận dạng người dùng chung. Khóa này được người dùng sử dụng khi truyền thông với các người dùng khác. Khóa này được công khai và có thể trao đổi với người dùng khác thông qua danh bạ, trang web hoặc business card. Trong giai đoạn đầu triển khai IMS, vẫn còn tồn tại những mạng khác nhau như PSTN/ISDN, GSM, Internet,… Chương 3 XÂY DỰNG ỨNG DỤNG GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN NỀN IMS Chương này sẽ khảo sát tình hình cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cũng như đề phương pháp xây dựng ứng dụng dịch vụ giá trị gia tăng trên nền IMS và khuyến nghị các vấn đề cần lưu ý khi triển khai dịch vụ này. 3.1. Dịch vụ giá trị gia tăng 3.1.1. Giới thiệu Dịch vụ gia tăng (VAS – Value Added Service) là dịch vụ mà nhà cung cấp đưa ra thêm bên cạnh các dịch vụ sẵn có của mình. Ví dụ khi sử dụng điện thoại di động mỗi người sẽ chọn cho mình một nhà cung cấp dịch vụ như Vinaphone, Mobifone hay Viettel… Khi đó người sử dụng sẽ được cung cấp các dịch vụ cơ bản như hiển thi số thuê bao gọi tới, gọi và nhận cuộc gọi, gửi và nhận tin nhắn ngắn (SMS), chặn cuộc gọi đi và đến, chờ cuộc gọi…tất cả các dịch vụ này đều miễn phì và được thực hiện tự động trên hệ thống ngay sau khi bạn hoà mạng. Ngoài các dịch vụ cơ bản cung cấp miễn phí cho người sử dụng các nhà cung cấp còn đưa ra một số dịch vụ như cung cấp thông tin hay giải trí như tải hình, nhạc chuông, game, ứng dụng…các dịch vụ này có thu phí và được gọi là các dịch vụ gia tăng. 3.1.2. Dịch vụ thoại Khi nói đến dịch vụ giá trị gia tăng chủ yếu là các dịch vụ trên mạng di động được phát triển còn các dịch vụ khác như IPTV hiện đang phát triển dịch vụ là chủ yếu chứ chưa được quan tâm đến các dịch vụ giá trị gia tăng. Dịch vụ giá trị gia tăng trên di động bao gồm các loại hình dịch vụ sau:  Tin nhắn (SMS)  Các dịch vụ đi kèm với hệ thống (gọi giấu số, gọi hội nghị, chuyển cuộc gọi, cuộc gọi chờ)  Các dịch vụ trả trước, nhạc chuông, hình ảnh, hộp thư thoại  Dịch vụ WAP  Dịch vụ Mobile IP – kêt nối Internet, truyền file  Thanh toán trực tuyến – M commerce (mobile commerce)  Mobile Gaming  … 3.1.3. Dịch vụ đa phương tiện Ngoài ra các dịch vụ IPTV thông thường như trên, với MiViewTV, các khách hàng IPTV dựa trên IMS sẽ có được: - Truyền thông kết hợp với trải nghiệm TV, nghĩa là:  Xem nội dung và truyền thông cùng một lúc  Xử lý các cuộc gọi đến và các tin nhắn qua máy thu hình  Duy trì một cuốn sổ địa chỉ tiện lợi có thể hiển thị. - Tính tương tác, có nghĩa là: một tính năng thăm dò và bầu cử, chẳng hạn như bỏ phiếu cho cầu thủ hay nhất khi xem một trận bóng đá trên TV. - Đem TV theo họ, cho phép  Tính di động của phiên với việc chuyển một phiên TV sang một thiết bị khác (chuyển chỗ).  Chọn khi nào, ở đâu, và trên thiết bị nào (máy thu hình, chiếc máy tính hay điện thoại di động) mà họ muốn thưởng thức nội dung. - Điều khiển từ xa các dịch vụ TV của họ qua các thiết bị di động cá nhân (điện thoại di động, PDA...)  Thiết lập các bộ ghi nhớ chương trình và các ghi chép công việc hàng ngày  Quyết định sự quản lý từ xa của cha mẹ  Kiểm tra ai đang xem nội dung gì. 3.2. Sơ lược về mô hình triển khai IMS tại Việt Nam Dựa trên những yêu cầu cơ bản từ VNPT, Alcatel-Lucent đã đưa ra kiến trúc mạng IMS tổng thể dựa trên TISPAN và 3GPP để thực hiện một hệ thống IMS mới, chuyển đổi các khách hàng PSTN hiện tại sang mạng IMS mới, và cung cấp nhiều dịch vụ IMS mới cho khách hàng. 3.3. Xây dựng ứng dụng giá trị gia tăng trên nền IMS 3.3.1. Kiến trúc giải pháp Hình 3.4: Kiến trúc ứng dụng IMS Như trên hình vẽ, việc xây dựng ứng dụng dịch vụ giá trị gia tăng chính là việc phát triển các Application Server(AS) nhằm cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Để phát triển ứng dụng trên nền IMS chủ yếu tuân thủ theo khuyến nghị của 3GPP. 3GPP đề ra các giao thức, API mà các nhà phát triển ứng dụng được khuyến nghị tuân theo khi phát triển SIP Application Server. 3.3.2. Cách thức phát triển một ứng dụng SIP Application Server 3.3.2.1. CPL (call processing language): Ứng dụng được tạo bởi người phát triển một cách dễ dàng, đơn giản và trực quan trên các giao diện đồ họa, độc lập hệ điều hành và giao thức báo hiệu. Nó phù hợp với các ứng dụng đơn giản, chạy trên server và không có khả năng chạy thêm các chương trình khác. 3.3.2.2. SIP CGI (SIP Common Gateway Interface) CGI là giao diện chung cho việc phát triển ứng dụng. Không giống như CPL, CGI cho phép can thiệp để phát triển ứng dụng ở mức thấp. Do đó SIP CGI cho phép thực hiện các vòng lặp phức tạp đồng thời cũng giảm thời gian thực hiện lệnh. Đây là một yếu tố quan trọng cho các nhà phát triển ứng dụng thương mại cho các dịch vụ cần thời gian đáp ứng nhanh như thiết lập cuộc gọi, hay yêu cầu về thời gian thực, độ tin cậy của ứng dụng cao. 3.3.2.3. SIP Servlet API Định nghĩa ra các phương thức để tương tác thông qua yêu cầu và đáp ứng của server. Nó được kế thừa từ HTTP Servlets API cho HTTP request và response. Các đặc tả của SIP Servlet API cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng trên phía ứng dụng SIP server. 3.3.2.4. OSA/Parlay application server Một ưu điểm quan trọng khác của Parlay/OSA chính là tính chuẩn hoá và tính mở. Parlay/OSA API được xây dựng với sự tham gia của hầu hết các tổ chức chuẩn hoá và các tập đoàn viễn thông lớn trong Parlay Group và được bổ sung bởi 3GPP/ETSI. Do được chuẩn hoá, Parlay API cho phép các ứng dụng của nhà phát triển thứ ba (3rd party), thay vì các ứng dụng nội bộ của nhà khai thác, có thể kết nối và tham gia cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, với sự hỗ trợ rất mạnh của công nghệ phần mềm, dựa trên Parlay API, công việc phát triển các dịch vụ viễn thông phức tạp được quy về quy trình thiết kế và phát triển các ứng dụng máy tính thuần tuý vốn đã và đang phát triển rất nhanh với nhiều công cụ hỗ trợ rất mạnh (công nghệ hướng đối tượng, công nghệ lập trình phân tán,…). 3.3.2.5. IMS-SSF(IMS Services Switching Function) IMS-SSF cung cấp tương tác với các bản tin SIP tương ứng với tùy biến của ứng dụng cho Mobile Networks Enhanced Logic(CAMEL), INAP, TCAP. 3.3.3. Lựa chọn mô hình phát triển ứng dụng Với các cách thức thực hiện, để đơn giản hóa việc phải can thiệp sâu vào hệ thống IMS, cũng như tính độc lập hệ điều hành cũng tùy biến trong quá trình phát triển ứng dụng, em xin đề xuất sử dụng giải pháp SIP Servlet API trong quá trình phát triển ứng dụng đặc biệt là các ứng dụng không yêu cầu về thời gian thực cao trong thiết lập cuộc gọi, chủ yếu là phát triển cho các dịch vụ giá trị gia tăng. SIP Servlet API là bộ API để phát triển ứng dụng SIP application server trên nền ngôn ngữ JAVA không phụ thuộc và hệ điều hành ứng dụng. Hơn nữa khi phát triển ứng dụng trên nền JAVA sẽ tận dụng được sức mạnh của cộng động mạng, các nhà phát triển trên thế giới với nhiều dự án Open Source. SIP Servlet API được biết đến với tên gọi JSR116 trong các bộ API của JAVA. SIP Servlet API là bộ các đặc tả mới, đang được phát triển và mở rộng mạnh mẽ. 3.4. Xây dựng ứng dụng DEMO Dịch vụ chặn cuộc gọi: dựa vào request INVITE, SIP Servlet sẽ check trong danh bạ của người sử dụng, nếu có sẽ trả về tín hiệu FORBIDDEN, nếu không sẽ thiết lập cuộc gọi như bình thường Dịch vụ chuyện cuộc gọi: nếu người dùng nằm trong list sẽ forward cuộc gọi. Trong dịch vụ này ta sử dụng phương thức back to back end user agent để thực hiện dịch vụ Dịch vụ nhạc chờ: Dịch vụ này cho phép người gọi đến nhận được nhạc chờ trước khi cuộc gọi được thiết lập. Khi có yêu cầu INVITE được gửi đến application server thì server sẽ gọi đến media server, media server sẽ thực hiện ring tone, SDP của media server sẽ trả về tín hiệu 183(session progress). Khi media server thực hiện xong ring tone thì cuộc gọi sẽ được thiết lập như bình thường  Hình 3.10: Mô hình phát triển dịch vụ KẾT LUẬN Trước sự phát triển mạnh mẽ của của mạng thế hệ sau và các dịch vụ giá trị gia tăng trên đó, với lộ trình chuyển đổi từ softswitch sang IMS đã trở nên rõ ràng nhằm hướng tới sự hội tụ giữa di động và cố định, internet- cung cấp nhiều loại hình dịch vụ hội tụ khác nhau, các nhà khai thác mạng nên bắt đầu đầu tư vào việc nghiên cứu và triển khai dịch vụ giá trị gia tăng trên IMS-NGN để mở rộng hơn nữa khả năng đáp ứng của dịch vụ. Luận văn đã có cái nhìn toàn cảnh về xây dựng ứng dụng trên nền IMS, cách thức phát triển một dịch vụ giá trị gia tăng chạy trên nền IMS, tìm hiểu thiết lập môi trường lập trình với IMS Core. Trong hướng nghiên cứu tiếp theo, tác giả sẽ nghiên cứu phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền IMS thành sản phẩm hoàn chỉnh … Đó cũng chính là nhu cầu của người dùng hướng đến cũng như doanh nghiệp viễn thông cần có trong tương lai sau khi triển khai IMS tại Việt Nam. KIẾN NGHỊ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Nếu có điều kiện, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển các vấn đề sau: 1. Xây dựng ứng dụng hoàn chỉnh để có thể áp dụng vào mạng lưới 2. Xây dựng hệ thống tính phí. Tính phí là một ưu điểm lớn của IMS so với các hệ thống khác. IMS cung cấp khả năng tính cước phức tạp hơn nhiều so với hệ thống tài khoản trả trước hay trả sau, ví dụ như việc tính cước theo từng dịch vụ sử dụng hay phân chia cước giữa các nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp mạng. Người sử dụng sẽ chỉ nhận một bảng tính cước phí duy nhất từ một nhà cung cấp mạng thường trú. 3. Bảo mật trong IMS: nghiên cứu vấn đề bảo mật trong IMS tránh các nguy cơ tấn công từ internet, tích hợp với đề tài hệ thống phát hiện và phòng chống xâm nhập IDP trên nên tảng mã nguồn mở 4. Mở rộng dịch vụ: Bổ sung thêm các dịch vụ khác như internet di động tốc độ cao, xem video trực tuyến,… 5. Nghiên cứu đánh giá hiệu năng của hệ thống khi triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng. Với phạm vi của một luận văn tốt nghiệp, tôi không thể trình bày hết mọi khía cạnh của IMS cũng như chi tiết về phát triển ứng dụng cụ thể trên nên IMS mà chỉ là đề xuất cách thức, phương pháp phát triển dịch vụ đa phương tiện trên nền IMS. Tuy vậy, tôi hi vọng rằng với những kết quả đạt được trong luận văn sẽ phần nào giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận công nghệ IMS cũng như cách thức xây dựng ứng dụng trên nền IMS tùy theo nhu cầu thực tế nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan