Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Huyện phú bình tỉnh thái nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945...

Tài liệu Huyện phú bình tỉnh thái nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945-1954)

.PDF
102
337
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHAN THỊ SEN HỒNG HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954) LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Thái Nguyên, năm 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHAN THỊ SEN HỒNG HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã ngành: 60220313 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh Thái Nguyên, năm 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Xuân Minh, người thầy đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo khoa Lịch sử, khoa Sau đại học - trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên, Trường THPT Phú Bình, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Trung tâm Lưu trữ Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên, Huyện ủy Phú Bình, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phú Bình đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu để hoàn thành luận văn. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, Tổ Văn - Sử, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viện, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Phan Thị Sen Hồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu i http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan ........................................................................................................ Lời cảm ơn .......................................................................................................... i Mục lục ............................................................................................................... ii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ............................................................................................. 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài. .................................................... 7 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. .................................................................. 7 5. Đóng góp của luận văn. .................................................................................................. 8 6. Bố cục của luận văn. ....................................................................................................... 8 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC HUYỆN PHÚ BÌNH. ................................................. 9 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. ............................................................................ 9 1.2. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình. .. 16 Chƣơng 2. QUÂN, DÂN HUYỆN PHÚ BÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ, XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ NHÂN DÂN, TÍCH CỰC CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN (1945 - 1950) ................................................................ 30 2.1. Quân, dân huyện Phú Bình đấu tranh bảo vệ, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. .. 30 2.2. Quân, dân huyện Phú Bình tích cực chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. .......................................................................................................................... 40 Chƣơng 3. QUÂN, DÂN HUYỆN PHÚ BÌNH TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ QUÊ HƢƠNG, XÂY DỰNG HẬU PHƢƠNG, CHI VIỆN TIỀN TUYẾN ( 1950 - 1954) ............................................................. 58 3.1. Quân, dân huyện Phú Bình trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương, góp phần bảo vệ cửa ngõ phía nam của An Toàn Khu Trung ương........................................................ 58 3.2. Quân, dân huyện Phú Bình tích cực xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến (1950 - 1954)... 65 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 85 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ii http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Phú Bình là huyện trung du, miền núi, có vị trí địa lí nằm ở vùng địa đầu phía Đông - Nam tỉnh Thái Nguyên. Do nằm trên địa bàn trung tâm của vùng chiến lược phía Bắc sông Hồng, nên trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, địa bàn Phú Bình đã từng là nơi tranh chấp quyết liệt giữa quân, dân ta với giặc ngoại xâm. Từ xa xưa, ông cha ta đã từng coi địa bàn Thái Nguyên (trong đó có huyện Phú Bình) là phên giậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Hà Nội, là điểm xuất phát để triển khai lực lượng chống giặc ngoại xâm ở miền biên giới. Chính vị trí chiến lược và địa bàn dụng võ mà lịch sử giành cho Thái Nguyên nói chung, huyện Phú Bình nói riêng đã hun đúc cho người dân huyện Phú Bình sớm có truyền thống anh hùng, bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống cường quyền, áp bức. Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945, từ ngày Căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn - Võ Nhai ra đời, cả nước biết đến Phú Bình, một địa danh của An Toàn Khu 2 nổi tiếng. Vùng quê này đã đi vào lịch sử với những “địa chỉ đỏ” - nơi nuôi dưỡng, đùm bọc, che chở cho nhiều cán bộ cấp cao của Đảng những năm còn trong bóng tối đầy gian nan, thách thức. Nêu cao truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, nhân dân các dân tộc Phú Bình đã hăng hái tham gia các đoàn thể Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh. Trong Cao trào chống Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, chớp lấy thời cơ thuận lợi, nhân dân huyện Phú Bình đã tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Thắng lợi này của Phú Bình đã góp phần cùng với nhân dân cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, đưa tới sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỉ nguyên độc lập, tự do. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), Phú Bình là cửa ngõ, là vùng giáp ranh giữa Căn cứ Việt Bắc với vùng địch tạm chiếm, một địa bàn mà kẻ địch coi là trọng điểm đánh phá bằng không quân, biệt kích, tập kích. Kẻ địch thường lấy địa bàn Phú Bình làm bàn đạp tấn công lên tỉnh lị Thái Nguyên và Căn cứ Việt Bắc. Tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân, dân trong huyện luôn làm tròn những nhiệm vụ thiêng liêng: Đấu tranh bảo vệ, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân; tích cực chuẩn bị kháng chiến; trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương, góp phần bảo vệ cửa ngõ phía nam của An Toàn Khu Trung ương; xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến. Sự đóng góp đáng kể sức người, sức của của nhân dân Phú Bình đã góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Với những thành tích vẻ vang đó, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Phú Bình đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kì kháng chiến chống Pháp cho đơn vị huyện và 8 xã trong huyện. Tìm hiểu, nghiên cứu về Huyện Phú Bình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) vừa có ý nghĩa khoa học và vừa có ý nghĩa thực tiễn. Nội dung của Luận văn góp phần dựng lại toàn cảnh bức tranh lịch sử về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân, dân huyện Phú Bình. Qua đó góp phần bổ sung tài liệu vào việc nghiên cứu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) của dân tộc, làm sâu sắc hơn lịch sử dân tộc. Luận văn góp phần cung cấp nguồn tài liệu để giảng dạy lịch sử địa phương tại các trường phổ thông trong huyện, tô thắm thêm truyền thống cách mạng của vùng quê đã được Đảng ta chọn làm An Toàn Khu 2. Vì những lí do trên, tôi quyết định chọn vấn đề: Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) làm đề tài Luận văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Hơn một nửa thế kỉ đã trôi qua nhưng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) còn in đậm trong lịch sử dân tộc. Cho đến nay, đã có nhiều công trình lịch sử viết về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) của dân tộc với những đóng góp của các địa phương trong đó có tỉnh Thái Nguyên. Trong các cuốn: “Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam”, Nhà xuất bản Sự thật - Hà Nội, xuất bản năm 1985; cuốn “Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954)” gồm 6 tập, Viện Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng xuất bản năm 1985, đã trình bày chi tiết về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta trên các lĩnh vực, làm nổi bật những chiến thắng quân sự vẻ vang gắn liền với các địa phương trong Căn cứ địa Việt Bắc. Cuốn “Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam (1945 - 1975)”, Viện Lịch sử quân sự, xuất bản năm 1995 đã đề cập đến nghệ thuật quân sự của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp với các chiến dịch nổi tiếng: Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947, Chiến dịch Biên giới 1950, Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954… Các cuốn giáo trình lịch sử Việt Nam viết về giai đoạn 1945 - 1954 tiêu biểu: Cuốn “Đại cương lịch sử Việt Nam”, tập III của các tác giả Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1997; cuốn “ Lịch sử Việt Nam (1945 - 2000)” của tác giả Nguyễn Xuân Minh, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2006; các cuốn sách đó đã trình bày sâu sắc, toàn diện về lịch sử dân tộc và đề cập đến đóng góp của Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954). Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 4/6/1945 Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, là căn cứ cách mạng lớn nhất của cả nước trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Tiếp đó hình thành Khu 1, Chiến khu 1, Liên khu 1, Liên khu Việt Bắc, Quân khu Việt Bắc (ngày nay là Quân khu I). Việt Bắc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ là nơi ra đời Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc vừa là căn cứ địa vững chắc của cả nước, vừa là chiến trường diễn ra nhiều chiến dịch, nhiều trận đánh vang dội gây cho kẻ thù những thất bại nặng nề, làm phá sản các âm mưu chiến lược, các thủ đoạn chiến tranh của chúng. Những đóng góp của quân, dân Thái Nguyên nói chung và huyện Phú Bình nói riêng đã được trình bày trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học: Cuốn “Bắc Thái 40 năm đấu tranh và xây dựng (1945 - 1985)” - Sở Văn hóa Thông tin Bắc Thái xuất bản năm 1985, đã tập hợp những bài tham luận của các tác giả, làm rõ những đóng góp của nhân dân Bắc Thái trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuốn sách đã cung cấp những tư liệu quý giá về địa lí, lịch sử của Bắc Thái nói chung và các huyện nói riêng, trong đó có huyện Phú Bình. Cuốn “Bắc Thái trong căn cứ địa Việt Bắc” - Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Bắc Thái xuất bản 1987, đã làm rõ vai trò của nhân dân các dân tộc Bắc Thái đối với quá trình hình thành, phát triển của Việt Bắc, trong đó có đóng góp của Phú Bình với vai trò là cửa ngõ phía Đông - Nam của Căn cứ Việt Bắc. Từ năm 1990, thực hiện Nghị quyết của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về công tác khoa học quân sự, tổng kết chiến tranh, đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu sắc, toàn diện về Căn cứ Việt Bắc trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc: Trong cuốn “Việt Bắc 30 năm chiến tranh cách mạng (1945 - 1975)”- Nhà xuất bản Quân đội nhân dân gồm 2 tập, tập 1 xuất bản năm 1990, đã trình bày đầy đủ về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam, những đóng góp của Việt Bắc trên các lĩnh vực, trong đó có đóng góp của nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình như: Công tác tiếp cư, đánh bại cuộc hành quân Phôcơ năm 1950 của Pháp, chi viện tiền tuyến... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cuốn “Bắc Thái lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Thái, xuất bản năm 1990, đã phản ánh đầy đủ, trung thực, cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện của nhân dân và các lực lượng vũ trang trên địa bàn Bắc Thái trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuốn “Tổng kết chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chiến lược quân sự của Liên khu Việt Bắc (1945 - 1954)” - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tập 1 xuất bản năm 1990, tập 2, tập 3 xuất bản năm 1991 do Bộ Tư lệnh Quân khu I biên soạn, làm rõ hơn vai trò của Liên khu Việt Bắc về chính trị, quân sự, hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đề tài nghiên cứu cấp bộ: “Tìm hiểu An Toàn Khu Trung ương (ATK) trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, năm 1994, do các tác giả Nguyễn Xuân Minh (chủ biên), Hoàng Ngọc La, Đỗ Hồng Thái biên soạn. Đề tài nghiên cứu đã chỉ rõ vị trí, vai trò của An Toàn Khu Trung ương trong kháng chiến chống Pháp với sự đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc Việt Bắc. Trong cuốn “Thái Nguyên lịch sử đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống Pháp (1941 -1954)” - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên xuất bản năm 1999, đã phản ánh một cách tương đối đầy đủ và sinh động cuộc đấu tranh vũ trang toàn dân, toàn diện của nhân dân và các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời kì Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), trong đó huyện Phú Bình đã được đề cập đến trên các lĩnh vực. Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Kha Sơn (1938 - 1995)” - Đảng bộ xã Kha Sơn xuất bản năm 1999, các tác giả đã dựng lại quá trình xây dựng, trưởng thành của Đảng bộ Kha Sơn qua từng thời kì cách mạng. Đó là quá trình đấu tranh anh dũng, vẻ vang của nhân dân Kha Sơn - vùng đất sớm được chọn làm An Toàn Khu của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kì. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tập 1(1936 - 1965)” - Ban Chấp hành Đảng bộ Thái Nguyên, xuất bản năm 2003 đã kế thừa, phát huy những công trình nghiên cứu trước đó và đưa ra những đánh giá mới nhất về các vấn đề lịch sử Thái Nguyên. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Bình (1930 - 2005) - Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Bình, xuất bản năm 2005 đã dựng lại quá trình xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ, ghi lại những thành tựu mà Đảng bộ đã lãnh đạo cán bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện giành được trong suốt chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc, tiêu biểu là những đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Trong cuốn “Huyện Phú Bình: Lịch sử kháng chiến chống xâm lược và xây dựng - bảo vệ tổ quốc (1945 - 2000)” - Ban Chỉ huy quân sự huyện Phú Bình, xuất bản năm 2007, đã làm nổi bật truyền thống đấu tranh vũ trang kiên cường, bất khuất của nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình trong cuộc vận động giải phóng dân tộc, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Cuốn “Từ A.T.K Thái Nguyên đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, xuất bản năm 2009 đã tập hợp những bài tham luận trong Hội thảo khoa học “Từ A.T.K Thái Nguyên đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”, nhằm khẳng định vị thế, vai trò và ý nghĩa của An toàn khu Thái Nguyên trong 9 năm trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp, nói rõ những đóng góp to lớn của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Các công trình trên đây đã phản ánh ở những mức độ khác nhau những đóng góp của nhân dân Thái Nguyên nói chung và nhân dân huyện Phú Bình nói riêng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 1954). Những công trình trên là nguồn tài liệu quý giúp chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài Luận văn: “Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Luận văn tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 1954). 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Về không gian: Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. - Về thời gian: Đề tài tập trung chủ yếu trong giới hạn từ năm 1945 đến năm 1954. Tuy nhiên, để làm rõ yêu cầu của đề tài, một số nội dung về huyện Phú Bình trước năm 1945 đã được đề cập trong Luận văn. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống, tương đối hoàn chỉnh cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân huyện Phú Bình 1945 - 1954 với các nội dung sau: - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình. - Quân, dân huyện Phú Bình đấu tranh bảo vệ, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tích cực chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1945 đến 1950. - Quân, dân huyện Phú Bình trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương, góp phần bảo vệ cửa ngõ phía nam của An Toàn Khu Trung ương, tích cực xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến từ 1950 đến 1954. - Vị trí, vai trò của huyện Phú Bình trong căn cứ địa Việt Bắc. 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. 4.1. Nguồn tài liệu. Để hoàn thành đề tài này, Luận văn đã khai thác các nguồn tài liệu sau: - Các tác phẩm của Mác - Ăngghen, Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân là cơ sở lí luận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Các văn kiện Đảng và Nhà nước trong thời kì Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954); các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ Thái Nguyên và huyện Phú Bình trong kháng chiến chống Pháp là nguồn tư liệu gốc. - Các công trình nghiên cứu về Căn cứ địa Việt Bắc, Bắc Thái, Thái Nguyên, huyện Phú Bình trong cuộc kháng chiến chống Pháp là nguồn tài liệu tham khảo giúp tôi hoàn thành Luận văn. 4.2. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả Luận văn đã sử dựng các phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra các phương pháp : Phân tích, so sánh, thống kê, phỏng vấn cũng được vận dụng. 5. Đóng góp của luận văn. Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu có trước, Luận văn trình bày một cách hệ thống, toàn diện những hoạt động của nhân dân Phú Bình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), khẳng định đóng góp to lớn của quân và dân Phú Bình vào thắng lợi chung của cả dân tộc. Luận văn góp phần giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, lòng tự hào cho thế hệ trẻ Phú Bình về một vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Luận văn góp phần bổ sung nguồn tài liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông và góp phần làm phong phú nguồn tư liệu lịch sử dân tộc. 6. Bố cục của luận văn. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của Luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình. Chƣơng 2: Quân, dân huyện Phú Bình đấu tranh bảo vệ, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tích cực chuẩn bị kháng chiến (1945 - 1950). Chƣơng 3: Quân, dân huyện Phú Bình trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương, xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến (1950 - 1954). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN PHÚ BÌNH Nguồn: Địa chí Thái Nguyên Chƣơng 1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC HUYỆN PHÚ BÌNH. 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Tư Nông là tên gọi xa xưa nhất của huyện Phú Bình ngày nay. Thời Lí, huyện Tư Nông thuộc châu Thái Nguyên; thời Minh thuộc phủ Thái Nguyên; thời Lê thuộc Thái Nguyên thừa tuyên, Ninh sóc thừa tuyên. Đến thế kỉ XIX, huyện Tư Nông thuộc phủ Phú Bình (xứ Thái Nguyên) có 8 tổng, 51 xã, phường: 1- Tổng La Đình gồm 9 thôn, xã: Bằng Cầu, La Sơn, Mai Sơn, Úc Sơn, Kha Sơn Thượng, Kha Sơn Hạ, Khai Nhi, Phương Độ, La Cao. 2- Tổng Đức Lân gồm 5 xã, thôn: Đức Lân, Loa Lâu, Nỗ Dương, Thôn Nội, Thôn Ngoại. 3- Tổng Phao Thanh gồm 6 xã: Phao Thanh, Phú Xuân, Lương Trình, Thanh Lương, Ngô Xá, Lương Hạ. 4- Tổng Lý Nhân gồm 6 xã: Lý Nhân, Đương Tạc, Thố Mê, Kim Lĩnh, Cổ Dạ, Lũ An. 5- Tổng Tiên La gồm 4 xã thôn: Tiên La, Vân Đồn, Bạch Thạch, Điều Khê. 6- Tổng Thượng Đình gồm 7 xã: Nhã Lộng, Úc Kỳ, Triều Dương, Cống Thượng, Điềm Thụy, Ngọc Sơn. Trong đó xã Ngọc Sơn có hai thôn là Ngọc Sơn và Ngọc Long. 7- Tổng Mạt Hương gồm 3 xã: Vân Dương, Trang Ôn, Mạt Ôn. 8- Tổng Bảo Nang gồm xã Bảo Nang và các thôn Làng Rồi, Thanh Huống, các phường Thủy Cơ, Bến Hanh. Ngoài ra, trên địa bàn của huyện Tư Nông còn có 3 xã phiêu bạt là Lữ Vân (tổng Đức Lân), Lương Tạ (tổng Thanh Phao), La Đình (tổng La Đình) [3, tr.10]. 9 Dưới thời Pháp thuộc, vào những năm cuối thế kỉ XIX, vùng đất Phú Bình ngày nay vẫn gọi là huyện Tư Nông thuộc phủ Phú Bình. Năm 1904, chính quyền thực dân giải thể phủ Phú Bình đổi tên các huyện: Huyện Tư Nông thành phủ Phú Bình, huyện Phổ Yên thành phủ Phổ Yên, huyện Vũ Nhai thành châu Vũ Nhai; các huyện, châu khác trong tỉnh Thái Nguyên giữ nguyên tên gọi. Các phủ, châu, huyện trở thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh. Từ đó đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 phủ Phú Bình gồm 9 tổng, 46 xã, 7 thôn và 1 phường: Tổng Nhã Lộng (5 xã, 2 thôn), tổng Thượng Đình (7 xã, 2 thôn), tổng Nghĩa Hương (2 xã, 2 thôn), tổng La Đình (9 xã, 2 thôn), tổng Thanh Phao (6 xã), tổng Đức Lân (1 xã, 2 thôn), tổng Tiên La (4 xã ), tổng Lý Nhân (6 xã), tổng Bảo Vang (3 xã, 1 phường) [34, tr.5]. Ngày 25/3/1948, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 148/SL quy định bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận, các danh từ trên cấp xã dưới cấp tỉnh thống nhất gọi là cấp huyện. Từ đó, phủ Phú Bình được gọi là huyện Phú Bình. Phú Bình là huyện trung du, miền núi, có vị trí địa lí nằm ở vùng địa đầu phía Đông - Nam tỉnh Thái Nguyên, nơi tiếp giáp giữa vùng trung du Bắc Bộ và vùng miền núi phía Bắc, huyện lị đặt tại thị trấn Hương Sơn cách thành phố Thái Nguyên 28 km theo Quốc lộ số 37 và cách thủ đô Hà Nội 50 km. Huyện Phú Bình có tọa độ địa lí từ 21o23’ đến 21o35’ vĩ Bắc và 105o51’ đến 106o02’ kinh Đông. Địa giới của huyện được xác định: Phía bắc và tây bắc giáp huyện Đồng Hỷ. Phía tây và tây nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên. Phía đông giáp huyện Yên Thế (Bắc Giang). Phía nam giáp huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang). 10 Nằm kề sát với trung tâm tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Giang, huyện Phú Bình có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, là chiếc cầu nối giữa vùng đồng bằng châu thổ có những đô thị buôn bán sầm uất, có các khu công nghiệp với miền núi non hiểm trở phía Bắc. Địa hình Phú Bình khá đa dạng, có cả miền núi, trung du và đồng bằng, độ dốc giảm dần theo hướng đông bắc - tây nam. Độ cao so với mặt nước biển trung bình là 14 mét, thấp nhất là 10m (xã Dương Thành); đỉnh đèo Bóp (xã Tân Kim) là nơi cao nhất: 250m so với mặt biển. Địa hình trên tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và cho các hoạt động quân sự trong thời chiến cũng như trong thời bình. Trên địa bàn của huyện có 2 con sông chính: Sông Cầu và sông Đào. Sông Cầu thuộc hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ xã Bằng Phúc (huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn). Đoạn chảy qua địa phận Phú Bình dài 29 km, lòng sông rộng khoảng 120m, chảy từ đập Thác Huống (xã Đồng Liên) qua 9 xã rồi đổ về Chã (Phổ Yên). Sông Đào còn có tên gọi là kênh Bích Động hay sông Máng được khởi công xây dựng năm 1922 và hoàn thành năm 1928 với mục đích cung cấp nước tưới cho hệ thống đồn điền suốt từ Phú Bình sang Bắc Giang. Sau này, Sông Đào đóng vai trò quan trọng trong kinh tế và giao thông của huyện Phú Bình cung cấp nước tưới ruộng cho huyện Phú Bình và 3 huyện của Bắc Giang (Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên). Đoạn chảy qua địa bàn huyện dài 33km từ xã Đồng Liên qua xã Đào Xá, Bảo Lý, Xuân Phương, thị trấn Hương Sơn, vùng giáp ranh xã Lương Phú và Tân Hòa, xã Tân Đức xuống huyện Tân Yên (Bắc Giang). Với địa hình tương đối bằng phẳng, nguồn nước tưới tiêu dồi dào cùng với khí hậu miền núi, trung du, độ ẩm cao, Phú Bình có những điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp hơn các huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 11 Phú Bình là huyện kinh tế thuần nông. Nhân dân huyện Phú Bình sống chủ yếu bằng nghề nông trồng lúa nước. Từ xưa đến nay, Phú Bình vẫn được coi là vựa lúa, kho người, kho của ở Thái Nguyên. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Phú Bình cũng có nhiều nghề thủ công. Đáng chú ý là nghề làm gốm ở Lang Tạ, nghề đan lát đồ mây, tre đều có rải rác ở các thôn xã. Dân cư huyện Phú Bình do nhiều bộ phận hợp thành: Phần lớn là dân bản địa định cư từ lâu đời; một bộ phận dân tự do mà bọn điền chủ người Pháp và người Việt mộ vào làm thuê cho chúng ở các đồn điền; một bộ phận khác là đồng bào ở các tỉnh miền xuôi lên tản cư sau ngày Toàn quốc kháng chiến rồi ở lại định cư lâu dài; một bộ phận là đồng bào các địa phương tự do di cư đến địa bàn huyện sinh cơ, lập nghiệp. Dân số của huyện Phú Bình trong thời Pháp thuộc theo số liệu thống kê vào những năm 1939 - 1940 có khoảng 19.120 người. Trên địa bàn huyện có 14 thành phần dân tộc anh em cùng chung sống; phần lớn là người Kinh, còn lại là các dân tộc khác bao gồm: Tày, Nùng, Hoa, Trại, Sán Dìu, Tày, Thái, Khơ Me, Mường, Mông, Dao, Sán Chay… [35, tr.11]. Mặc dù các dân tộc ở Phú Bình có những đặc điểm riêng về ngôn ngữ, trình độ sản xuất, nét văn hóa…song đều có “Tập tục cần kiệm, không xa hoa” [20, tr.154] có những nét tương đồng, hòa nhập trong một thể thống nhất chung sống trên cùng một lãnh thổ. Dưới thời Pháp thuộc nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình sống trong cảnh lầm than, khổ cực. Cùng với việc thiết lập bộ máy cai trị, thực dân Pháp tăng cường việc vơ vét, cướp bóc nhân dân. Thuế đinh (còn gọi là thuế thân) là thứ thuế bất công có từ thời phong kiến nay được bọn thực dân tiếp tục duy trì và tăng mức đóng ngày càng cao để đánh vào đầu người đàn ông từ 18 tuổi trở lên. Năm 1930, mỗi suất đinh phải nộp 2,5 đồng, tương đương với một tạ thóc; năm 1939 tăng lên 3,79 đồng, gấp hơn 7 lần so với thời gian đầu Pháp mới xâm lược nước ta. Thuế điền là loại thuế đánh vào ruộng đất canh tác của 12 người nông dân. Năm 1932, mỗi mẫu ruộng đất ở Phú Bình phải nộp 1,87 đồng đến năm 1935, tăng lên 2,7 đồng [34, tr.15,16]. Ngoài ra, hằng năm người nông dân Phú Bình còn phải đóng các thứ thuế bất công khác: Thuế nuôi trâu bò, thuế chợ, thuế môn bài…Với chế độ thuế khóa này, mỗi năm thực dân Pháp đã thu về một nguồn lợi lớn trong đó: thuế thân là 24.000 đồng, thuế điền là 19.000 đồng, các loại thuế khác hơn 4.000 đồng. Trong khi đó, giá gạo thời kì này là 6 hào một gánh (khoảng 40 kg) [35, tr.17]. Ngoài thuế khóa và phu phen tạp dịch, nhân dân trong huyện còn bị địa chủ người Pháp và người Việt cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền. Ngay từ năm 1887, tức là ba năm sau ngày Pháp đánh chiếm Thái Nguyên, dù chưa thiết lập được bộ máy thống trị từ tỉnh xuống các làng, xã nhưng tên thực dân Boadam đã dựa vào họng súng, lưỡi lê cướp không của nông dân Phú Bình 300 ha để lập đồn điền. Từ năm 1887 đến năm 1912, thực dân Pháp đã chiếm hữu trên 50% diện tích đất canh tác của nông dân Phú Bình. Từ năm 1919 trở đi, việc cướp đất lập đồn điền của thực dân Pháp diễn ra ở Phú Bình quyết liệt và tàn bạo khiến cho hàng ngàn nông dân trong huyện rơi vào cảnh tay trắng. Trong số hàng chục đồn điền ấy, điển hình là đồn điền Hàn Lân chiếm 300 ha, đồn điền Sec Nay chiếm 222 ha, riêng đồn điền của hai anh em Ghiôm đã chiếm đoạt 720 ha đất canh tác ở hai huyện Phú Bình và Phổ Yên. Hình thức và thủ đoạn bóc lột của bọn điền chủ rất đa dạng, vừa tinh vi, vừa trắng trợn. Hình thức bóc lột chủ yếu và phổ biến nhất là phát canh thu tô, cho vay nặng lãi. Thông thường, mức tô từ 50% đến 70% sản lượng, bất kể tốt hay xấu, được mùa hay mất mùa. Có chủ đồn điền còn tính chắc ăn bằng cách ép buộc tá điền muốn lĩnh canh phải vay nợ để nộp tô trước (ứng tô, vay thì phải chịu lãi suất cao). Ngoài tô chính còn các khoản tô phụ như lễ lạt, biếu xén trong các ngày giỗ, tết…Ngoài ra, chúng còn bóc lột người nông dân bằng cách mướn nhân công làm thuê với giá rẻ mạt nhất là lúc tháng ba ngày tám, có khi một 13 ngày làm thuê chỉ được trả một bát gạo. Người nông dân chân lấm tay bùn làm lụng quần quật một nắng hai sương để nộp cho bọn chủ đồn điền mức tô cắt cổ nên cảnh đói nghèo, túng thiếu xảy ra thường xuyên: “Trước năm 1945 xã Tân Khánh có 129 hộ thì 100 hộ thiếu ăn quanh năm; xã Lương Phú có 287 hộ thì 248 hộ thiếu ăn; xã Thanh Ninh có tới 30% số người lao động nghèo khổ phải đi ở cho bọn nhà giàu, có gia đình ba đời đi ở cho bọn địa chủ vẫn không trả hết nợ [4, tr. 8]. Tại xã Kha Sơn trước Cách mạng tháng Tám, nông dân chiếm đến hơn 90% dân số trong xã nhưng chỉ có 30% ruộng đất để cấy cày. Hầu hết ruộng đất đã bị chủ đồn điền người Pháp và địa chủ chiếm đoạt. Vì tô cao, tức nặng nên trong xã Kha Sơn có hơn 555 hộ thì chỉ có 22 hộ giàu, hơn 40% số hộ thuộc loại nghèo đói [21, tr.10]. Được sự nâng đỡ của chính quyền thực dân, các chủ đồn điền lập bộ máy cai trị khép kín: Sinh hoạt chính trị, kinh tế riêng, tự đặt ra luật lệ, nhà giam riêng. Tại Phú Bình, chúng chia thành hai khu cai trị riêng rẽ: Vùng đồn điền, quyền hành tập trung trong tay bọn chủ người Pháp hoặc người Việt. Việc tổ chức bộ máy trong đồn điền hay ấp, trại có Lí trưởng hay Ấp trưởng để quản lí chặt người nông dân - tá điền, bên trên có Chánh tổng, Phó tổng, Chủ chiêu, Quản lí, Thầy kí … tạo thành một hệ thống chính quyền có những quy chế (luật lệ) riêng của đồn điền. Vùng “dân sứ” là vùng cư trú của nông dân tự do ngoài đồn điền, chịu sự cai trị trực tiếp của bộ máy thống trị hành chính gồm: Chánh tổng, Phó tổng, Lí trưởng, Phó lí [35, tr.19]. Cả hai bộ máy thống trị đó đều tăng cường bóc lột, đàn áp tá điền đồng thời xúi giục tá điền chèn ép dân sứ. Người ngoài đồn điền vì thế không sống nổi, phải bỏ ruộng vườn mà phiêu bạt hoặc trở thành tá điền. Trong cả hai trường hợp, đất đai của đồn điền đều được mở rộng. 14 Thực dân Pháp còn tăng cường lực lượng quân sự để bảo vệ bộ máy hành chính tay sai, đàn áp sự phản kháng của nhân dân. Hệ thống đồn bốt, điếm canh được xây dựng ở khắp nơi. Ở các làng có bọn Tổng đoàn, Xã đoàn, Trương tuần và những tên tay sai, chỉ điểm. Lực lượng này không chỉ đàn áp sự phản kháng của nhân dân mà còn thường xuyên càn quét, cướp bóc, thúc giục sưu thuế, khiến cho không khí chính trị của các thôn, xóm luôn căng thẳng. Nhằm đè bẹp ý chí phản kháng của nhân dân ta và dễ bề cai trị, bóc lột, ngoài việc đàn áp, khủng bố tàn bạo, thực dân Pháp áp dụng hai thủ đoạn thâm độc: Một là ra sức bần cùng hóa, hai là thực hiện chính sách ngu dân, hạn chế trường học, khuyến khích tệ nạn, tập tục, chia rẽ dân tộc. Tại Phú Bình trong suốt những năm đô hộ từ năm 1884 đến tháng 8/1945, thực dân Pháp chỉ mở hai trường học: Một trường sơ học toàn cấp (từ lớp 1 đến lớp 3) ở Phương Độ và một trường sơ học bán cấp (từ lớp 1 đến lớp 2) ở Hà Châu. Chỉ có con em địa chủ, hào lí, gia đình khá giả mới có điều kiện đi học, do đó trên 95% dân số Phú Bình mù chữ [34, tr. 16]. Chính quyền thực dân còn ra sức thực hiện chính sách “chia để trị” nhằm phá vỡ khối đoàn kết các dân tộc trong huyện, chia rẽ giữa người Kinh với các dân tộc khác…Đáng chú ý nhất là chúng lợi dụng đạo Thiên Chúa để mê hoặc giáo dân, chia rẽ lương và giáo. Trên thực tế số giáo dân của huyện chỉ chiếm khoảng 2,5% dân số nhưng năm 1870, chúng cho thành lập xứ đạo tại Nhã Lộng. Chính quyền thực dân còn ra sức đầu độc nhân dân bằng rượu cồn, thuốc phiện. Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cưỡng bức nhân dân phải mua rượu của các công ti Đông - Pháp. Tại các làng xã đều có đại lí bán lẻ rượu và thuốc phiện. Chúng đặt ti rượu tại phủ lị. Một bộ phận “sở đoan” đóng ở Phương Độ để kiểm soát giữ độc quyền nấu rượu và bán rượu của nhà nước thực dân. Ai vi phạm dù chỉ là một nắm men, một li rượu lậu trong nhà hay góc vườn, là bị tù đày, khuynh gia bại sản. Bàn đèn thuốc phiện và sòng bạc gần như làng nào, ấp nào cũng có 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan